Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Vận tải đường Biển tại Cty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Thực trạng và Giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.68 KB, 67 trang )

Lời mở đầu
Ngày nay tồn cầu hố kinh tế, khu vực hoá kinh tế là xu hướng tất yếu mà
hầu hết các quốc gia đều tham gia vào quá trình này. Trong bối cảnh đó, thương
mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trị mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế
trong nước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam có điểu kiện
phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, khoa học
kỹ thuật công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngồi nhằn đẩy nhanh
q trình cơng nghiệp hố - Hiện đại hố đất nước.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta nhậ định phải mở rộng và phát triển
quan hệ kinh tế đối ngoại với tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới trên cơ sở
hợp tác bình đẳng cùng có lợi nhằm tranh thủ những cơ hội cũng như hạn chết các
tiêu cực có thể có của q trình tồn cầu hố và khu vực hố. Đây là chủ trương
hồn tồn đúng đắn và phủ hợp với thời đại, với xu thế phát triển của nền kinh tế
thế giới trong thời gian qua.
Thực tế cho thấy việc thực hiện các biện pháp bảo hộ, đóng cửa hay hạn chế
thương mại đều không phải là đối sách thích hợp với tiến trình này, ngược lại mở
cửa thị trường trên cơ sở có sự điều tiết của Nhà nước và hệ thống pháp luật là điều
kiện để phát triển kinh tế bền vững trong hiện tại và tương lai.
Việt Nam với xuất phát điểm là một nước còn nghèo nàn và lạc hậu, lực
lượng sản xuất nhỏ bé, trình độ khoa học kỹ thuật, năng suất lao động, hiệu quả
kinh doanh thấp…Vì vậy, để thực hiện mục tiêu về cơ bản trở thành một nước công
nghiệp vào năm 2020 như Đaị hội Đảng IX để ra thì việc giao nhận vận tải quốc tế,
trong chuyên đề của em tập trung nghiên cứu về vận tải đường thủy, là một hoạt
động tất yếu giúp lưu thơng hàng hố giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, tạo
điều kiện cho các quá trình xuất và nhập khẩu hàng hố quốc tế, góp phần tăng
cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất, phục vụ
nhu cầu trong nước và quá trình tái sản xuất mở rộng.

1



Trên cơ sở hoạt động thực tiễn kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế tại công
ty giao nhận kho vận ngoại thương – VIETRANS, với sự giúp đỡ của cô giáo
hướng dẫn Nguyễn Thuý Hồng và sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên phòng vận
tải quốc tế của Cơng ty, em nhận thấy việc hồn thiện cơng tác vạn tải đường Thuỷ
tại công ty là cần thiết. Do đó em đã chọn đề tại “Vận tải đường Biển tại công ty
giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS): Thực trạng và giải pháp”
Mục đích nghiên cứu đề tài:
Tìm ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động vận tải quốc tế bằng
đường biển của Cơng ty nói riêng và của Việt Nam nói chung, trong thời gian tới,
mà mục tiêu dài hạn là đến năm 2015.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của để tài là hoạt động giao nhận vận tải
quốc tế bằng đường biển của công ty trong giai đoạn 2001 – 2005, từ đó đề ra các
giải pháp phát triển của công ty trong thời gian tới (2015).
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau
- Phương phát duy kinh tế Mác – Lênin.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp dự báo
Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương
Chương I: Một số vấn đề lý luận về vận tải đường biển
Chương II: Thực trạng vận tải đường biển tại công ty giao nhận kho
vận ngoại thương (Vietrans).
Chương III: Thực trạng vận tải đường biển tại công ty giao nhận kho
vận ngoại thương (VIETRANS) từ nay tới 2015.

2



CHƯƠNG I:
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về chung về vận tải
Sự di chuyển về không gian và thời gian của công cụ sản xuất, sản phẩm
lao động và bản thân con người là một nhu cầu tất yếu của xã hội.
Theo nghĩa rộng, vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển
vị trí nào của con người và vật phẩm. Còn với ý nghĩa kinh tế, vận tải chỉ bao
gồm những sự di chuyển của con người và vật phẩm thoả mãn đồng thời hai tính
chất: Là hoạt động sản xuất vận tải và là một hoạt động kinh tế độc lập.
Vận tải là toàn bộ các hoạt động nhằm di chuyển đồ vật và con người trong
không gian và thời gian để phục vụ cho hoạt động sản xuất tiêu dùng.
Vận tải là sự di chuyển đồ vật nhưng không phải mọi di chuyển đều là vận
tải, khái niệm vận tải phải thoả mãn hai yếu tố:
- Đó là những di chuyển đồ vật, con người để phục vụ cho sản xuất tiêu
dùng.
- Đó là hoạt động kinh tế có tính chun mơn, độc lập nhất định và có tính
chun nghiệp.
Vì thế, vận tải với tư cách là hoạt động kinh tế, là phạm trù kinh tế kỹ thuật
chỉ khi nào vận tải trở thành hoạt động kinh tế độc lập.
Hoạt động vận tải gắn liền với đời sống kinh tế, với hoạt động sản xuất và
tiêu dùng của vật chất, cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi, vận tải
cũng hình thành và phát triển . Nhờ đó con người đã khắc phục những khoảng
cách về không gian và thời gian, làm cho các quá trình sử dụng của cải vật chất,
khai thác thêm nhiều thuận lợi, có hiệu quả ngày càng tăng lên. Chính vì vậy sự

3



phát triển của sản xuất - kinh tế và đời sống cũng đồng thời là lịch sử ra đời và
phát triển của vận tải .
Giống như mọi ngành sản xuất vật chất khác, quá trình lao động, sản xuất
của ngành vận tải cũng bao gồm ba yếu tố cơ bản: Lao động của con người, đối
tượng lao động và tư liệu lao động. Đó cũng là những hoạt động có mục đích của
con người để trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra của cải vật chất cho sự sinh tồn của
mình.
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất rất đặc trưng và độc lập như C. Mác đã
khẳng định: " Ngồi ngành khai khống, ngành nơng nghiệp và cơng nghiệp chế
biến ra, còn một ngành sản xuất thư tư nữa. Ngành đó cũng trải qua ba giai đoạn
sản xuất khác nhau là: Thủ công nghiệp, công trường thủ công và cơ khí. Đó là
ngành vận tải , khơng kể là vận tải người hoặc vận tải hàng hoá".
1.1.2. Khái niệm vận tải biển
Vận tải đường biển là một ngành vận tải, do đó cũng là ngành sản xuất vật
chất đặc biệt sản phẩm của ngành vận tải đường biển là tạo ra sự di chuyển hàng
hoá và hành khách bằng các đường giao thông trên biển với các phương tiện riêng
có của mình. Tầu thuỷ, thuyền bè nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Có thể
nói đã từ rất lâu - từ xa xưa loài người đã tạo ra được các đường giao thông trên
biển, đã chế tạo ra được các phương tiện vận tải trên biển và sử dụng chúng một
cách có hiệu quả.
Vận chuyển trên biển có thể chia ra làm 3 loại:
- Vận chuyển mang tính chất qn sự:
Tức là phục vụ chiến tranh, thơn tính hoặc tự vệ. Lịch sử đã chứng minh
rằng vận tải biển phục vụ mục đích qn sự đã có tính mở đường cho vận tải biển.
- Vận chuyển mang tính chất khám phá, nghiên cứu khoa học:

4


Loại hình này cũng chỉ mang tính chất phát sinh. Mọi sự đi lại trên biển

cũng chỉ là hình thức trung gian phục vụ cho mục đích kinh tế là tối cao. Mặc dù
loại hình này ngày một rõ nét trong điều kiện hiện đại.
- Vận tải biển phục vụ cho mục đích kinh tế:
Đây mới chính là nhiệm vụ chính của vận tải biển. Lúc đầu chỉ mang tính
chất giao thương cục bộ, giữa các vùng gần gũi trong một nước và khu vực láng
giềng có liền kề chung biển, dần dần được mở rộng ra các nơi xa xôi giữa các
nước vùng ven biển đại dương, rồi nối liền các đại dương với nhau.
Vận tải đường biển với tư cách là hoạt động kinh tế độc lập từ khi mầm
mống phôi thai chủ nghĩa Tư bản ở Tây âu với sự xuất hiện của các thương nhân
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh... Đó là thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa
trong lịch sử kinh tế gọi là thời kỳ chủ nghĩa trọng thương.
Vận tải biển thời kỳ này đã đóng vai trị rất quan trọng đối với thương mại
quốc tế, mặc dù thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa là một nền ngoại thương cướp bóc.
Như vậy, xét về phương diện kinh tế vận tải biển là sự hoạt động kinh
doanh bằng vận tải trên biển.
Vận tải biển quốc tế được phát triển thành một ngành kinh tế độc lập khi
thương mại quốc tế ra đời. Như vậy thương mại quốc tế đóng vai trị quan trọng
thúc đẩy sự ra đời và phát triển của vận tải biển. Ngược lại vận tải biển lại tác
động thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển .
Vận tải biển là một q trình phát triển từ thơ sơ đến hiện đại, ngày nay đã
mang tính chất cơng nghệ, tổng hợp, xét cả phương diện kỹ thuật lẫn phương diện
kinh tế.
Vận tải đường biển đã trở thành yếu tố quyết định nhất trong thương mại
quốc tế, trở thành nội dung, đối tượng nghiên cứu của kinh tế và công nghệ vận
tải thế giới.

5


Với sự phát triển của khoa học - công nghệ và tính ưu việt của đường biển

nên vận tải biển ngày càng đóng vai trị rất quan trọng.
Tóm lại, vận tải đường biển liên quan đến mấy yếu tố:
- Đường vận chuyển trên biển lợi dụng sức đẩy tự nhiên của nước biển,
dòng chẩy của biển để tạo ra các đường mòn trên biển.
- Phương tiện cơ bản để thực hiện: Thuyền bè, tầu các loại...
- Có các phương tiện hỗ trợ: Bến cảng, hệ thống sản xuất chế tạo thuyền,
tầu và các công cụ đi biển, các công cụ chở hàng vv...
- Lao động: Thuỷ thủ chuyên nghiệp, lao động của thuỷ thủ là một hình
thức chun mơn rất cao.
1.2. Vị trí, vai trị và đặc điểm của vận tải biển
1.2.1. Vị trí
1.2.1.1. Vận tải đường biển có một vị trí quan trọng trong việc vận
chuyển hàng hố.
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của đường biển : năng lực chuyên chở,
giá thành thấp...ta có thể thấy rất rõ vận tải đường biển giữ vị trí số một trong việc
phục vụ chun chở hàng hố bn bán trên thế giới. Bởi trước hết vận tải đường
biển thích hợp với chun chở hàng hố trong bn bán quốc tế.
Bn bán quốc tế và vận tải quốc tế là hai mắt xích có mối liên hệ hữu cơ
khơng thể tách rời. Xuất nhập khẩu là tiền đề của vận tải ngoại thương, còn vận
tải là khâu kết thúc của quá trình xuất nhập khẩu. Như vậy vận tải sẽ mở ra khả
năng xuất nhập khẩu với người tiêu dùng ở hai hay nhiều nước khác nhau.
Vận tải đường biển bảo đảm việc chuyên chở khoảng 80% khối lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu. Với khối lượng hàng hoá lớn như vậy, bất cứ sự biến động
nào trong thị trường vận tải biển cũng ảnh hưởng lớn tới công tác xuất nhập khẩu.
Vận tải biển với ưu thế là giá thành vận chuyển thấp, đặc biệt những đội tầu nào
càng hạ thấp cước phí càng có sức cạnh tranh hàng hố trên thị trường quốc tế.
6


Đây là một ưu thế rất quan trọng của vận tải biển bởi vì trong kinh doanh bên nào

có được giá rẻ hơn sẽ dễ dàng bán được hàng hơn và nắm được những thuận lợi
hơn khi bán.
Vận tải đường biển thích hợp với chun chở hàng hố có khối lượng lớn,
chun chở cự ly dài và khơng địi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.
Khối lượng hàng hố chun chở bằng đường biển quốc tế tăng nhanh liên
tục với ưu thế của vận tải đường biển là vận chuyển được nhiều những mặt hàng
cồng kềnh có khối lượng, trọng lượng lớn mà những ngành vận tải khác khó có
thể làm được.
1.2.1.2. Vận tải biển cùng với các phương thức vận tải khác tạo thành
một mạng lưới giao thông thông suốt trong vận tải hàng hố.
a. Đối với bn bán quốc tế.
Từ lâu, vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nhằm
thay đổi vị trí của con người là hàng hố từ nơi này đến nơi khác. Nhờ có vận tải
con người đã chinh phục được khoảng cách không gian và đã tạo ra khả năng sử
dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hoá và thoả mãn nhu cầu đi lại của con
người. Do vậy, lịch sử phát triển của vận tải gắn liền với lịch sử phát triển của xã
hội loài người.
Vai trị và vị trí của mỗi phương thức vận tải trong buôn bán quốc tế không
giống nhau. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của mỗi quan hệ buôn bán
và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng phương thức vận tải . Để có thể đảm bảo tối
đa hiệu quả của việc chuyên chở hàng hoá, cần phải nắm bắt những ưu nhược
điểm của từng phương thức vận tải .
- Vận tải đường ơ tơ thích hợp với chuyên chở lô hàng nhỏ, trên cự ly ngắn,
yêu cầu thời gian giao hàng nhanh, đặc biệt vận tải đường ô tô khá cơ động. Vận
tải ô tô thích hợp với chuyên chở trực tiếp " từ kho đến kho " trên cự ly gần, đồng
thời đóng vai trò hỗ trợ cho các phương thức vận tải khác.
7


- Vận tải hàng không đang dần dần được sử dụng rộng rãi trong bn bán

quốc tế và có một số ưu thế nhất định như tốc độ vận chuyển rất cao và an tồn.
Vận tải hàng khơng thích hợp với chuyên chở các hàng khối lượng nhỏ, mau
hỏng, hàng có giá trị cao, hàng thời vụ...Vận tải hàng khơng thích hợp với chuyên
chở giữa các lục địa với nhau, trên cự li dài. Tuy nhiên, vận tải hàng không có
nhược điểm là cước rất cao và địi hỏi đầu tư lớn về sân bay, may bay, nhân lực.
Đặc biệt, vận tải hàng không bị hạn chế khi chở hàng khối lượng lớn do năng lực
chuyên chở thấp. Do đó, khối lượng hàng hố trong bn bán quốc tế vận chuyển
bằng đường hàng không chỉ chiếm 1% mặc dù trị giá khá cao 20-30%.
- Vận tải đường sắt thích hợp với chuyên chở tất cả các loại hàng, đặc biệt
hàng có khối lượng lớn. Vận tải đường sắt coi là kinh tế khi chuyên chở hàng hoá
trên cư ly trung bình và dài. Tuy nhiên, do những hạn chế về xây dựng nhà ga,
đường ray và đặc biệt đường biển phải chạy trên đường ray nên số lượng tàu hoả
vận hành cùng một lúc ít, do đó khối lượng hàng hố tính trên tổng thể vận
chuyển khơng nhiều. Hơn nữa xây dựng tuyến đường sắt bị cản trở nhiều bởi yếu
tố địa hình. Do những hạn chế này, vận tải đường sắt cũng chỉ đảm bảo phần nào
khối lượng hàng hố chun chở trong bn bán quốc tế.
- Vận tải đường sông chỉ hạn chế ở những nơi sống lớn chảy qua biên giới
các nước và có điều kiện khai thác chuyên chở như độ sâu, chiều rộng của sông,
cảng sông...Vận tải đường sông không được coi là phương thức vận tải chính
chun chở hàng hố trong bn bán quốc tế.
- Vận tải đường ống là phương tức vận tải đặc biệt, chỉ thích hợp với
chuyên chở hàng lỏng như dầu mỡ, sản phẩm dầu mỡ, hơi đốt...Vận tải đường
ống cũng có tính kinh tế cao, tuy nhiên chỉ trong trường hợp có nguồn hàng lớn.
- Cuối cùng là vận tải đường biển, đây là phương thức vận tải có đặc điểm
tổng hợp, nó có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hố trong bn bán
quốc tế. Đặc biệt vận tải biển thích hợp với chuyên chở trên cự li đường dài, khối
8


lượng lớn...với hàng loạt các ưu điểm đã kể ở trên của vận tải đường biển , có thể

thấy được rằng, đây là phương thức chuyên chở chủ yếu trong buôn bán quốc tế.
Thực tế vận tải đường biển bảo đảm chuyên chở khoảng 80% tổng khối lượng
hàng hoá trong buôn bán quốc tế và từ sau đại chiến thế giới lần thứ II đến nay,
khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển quốc tế tăng với tốc độ rất
nhanh cứ sau 10 năm lại tăng lên gấp đôi.
Như vậy, vận tải đường biển là ngành vận tải chủ chốt cùng với các phương
tức vận tải khác tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt trong buôn bán quốc
tế.
b. Đối với vận chuyển hàng hoá trong nước.
Ở nước ta, ra đời cùng với các phương tiện vận tải đường bộ, đường sông
và đường sắt, nhưng vận tải đường biển đã góp phần quan trọng trong vận chuyển
hàng hố trong nước cũng như vận chuyển hàng hoá giữa nước ta với các nước
trên thế giới (hàng hoá XNK).
Tất cả các phương thức vận tải : Đường sắt, đường biển , đường hàng
không, đường sông, đường ô tô, đường ống... tạo thành hệ thống vận tải thống
nhất trong một nước, một nhóm nước và trên tồn thế giới. Các phương thức vận
tải có mối quan hệ mật thiết với nhau đồng thời lại có mối quan hệ rất chặt chẽ
với các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ
thống vận tải thống nhất là phối hợp hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu chun
chở của tồn xã hội , sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vận
tải, hạ giá thành và giảm cước phí vận tải trong tồn xã hội ...trong đó vận tải
đường biển chiếm một vị trí quan trọng.
1.2.1.3. Vận tải đường biển góp phần thúc đảy mối liên hệ với nước
ngồi.
Đi ngược dịng lịch sử ta thấy, một đất nước, một quốc gia dù hùng mạnh
đến đâu muốn phát triển hơn, văn minh hơn, giầu có hơn càng địi hỏi phải giao
9


lưu rộng rãi với bên ngoài, phải mở cửa rộng rãi để trao đổi, thông thương với các

quốc gia khác. Sự giao lưu, trao đổi thông thương ấy được thể hiện qua sự đi lại
của con người, trao đổi buôn bán hàng hoá của các quốc gia khác nhau. Mỗi giao
lưu, trao đổi ấy gọi là mối liên hệ với nước ngồi, và nó được nối với nhau nhiều
cầu nối mà trong đó ngành vận tải là một cầu nối. Sự di chuyển con người hàng
hoá giữa các nước, các quốc gia với nhau được thực hiện qua các phương tiện vận
chuyển: ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay, thuyền bè...Và từ xa xưa, con người đã
biết vận dụng các phương tiện vận tải thơ xơ: xe bị kéo, xe ngựa, thuyền bè...để
vận chuyển hàng hoá và con người. Cho đến thời đại văn minh ngày nay, thì nhu
cầu vận chuyển , di chuyển hàng hoá và con người lại càng là một nhu cầu không
thể thiếu được. Sự giao lưu giữa các quốc gia đã trở thành toàn cầu hố: Khơng
một quốc gia nào khơng có sự giao lưu, trao đổi với nước ngồi. Chính vì vậy vai
trị là phương tiện vận chuyển, thực hiện mối giao lưu, liên hệ với nước ngoài của
vận tải ngày càng chiếm giữ vị trí số một. Bởi 3/4 trái đất chúng ta đang sống là
biển cả, mà vận tải đường biển với ưu thế tuyệt đối về năng lực vận chuyển , về
giá thành sản phẩm ( cước phí thấp ), càng khẳng định giá trị to lớn của nó trong
giao lưu và buôn bán quốc tế.
Đối với nước ta vận tải đường biển rất quan trọng không chỉ là vận chuyển
ở trong nước, giữ vai trò rất lớn trong lưu thơng hàng hố giữa các miền, vì chúng
ta có thuận lợi là biển Đông ôm lấy dải đất liền tạo ra đường biển dài hơn 3.200
km chạy suốt từ Bắc đến Nam, mà vận tải đường biển giữ vai trò rất lớn, là
phương tiện rất quan trọng và ngày càng có ý nghĩa chủ chốt trong giao dịch,
bn bán quốc tế. Chúng ta có chung biên giới với Trung Quốc và một số nước
ASEAN. điều đó có nghĩa là chúng ta có nhờ thơng qua vận tải đường biển dễ
dàng thiết lập được mối quan hệ buôn bán với nước ngoài, trước hết là với Trung
Quốc và ASEAN, với cùng Viễn Đông của Nga.

10


Trong xu thế tồn cầu hố hiện nay, vận tải đường biển với những ưu việt

của nó càng có điều kiện phát huy hết khả năng, năng lực sở trường để vươn xa
hơn nữa đến các vùng xa xôi của khắp các châu lục trên thế giới. Châu Phi, châu
Mỹ, châu Âu, châu Á..cái " nhịp " cầu liên hệ " càng lớn thì hiệu quả của " mối
liên hệ nước gồi " càng cao, càng góp phần làm xích lại gần nhau giữa các quốc
gia không những về kinh tế mà cịn về trình độ văn minh, văn hố...
1.2.2. Vai trị
1.2.2.1. Vận tải đường biển thúc đẩy bn bán quốc tế và là một yếu tố
không tách rời buôn bán quốc tế.
Hiện nay theo số liệu của UNCTAD, tổng khối lượng hàng hố chun chở
trong bn bán quốc tế đạt tới con số hơn 7 tỷ tấn/ năm. Trong đó khoảng 80%
được thực hiện thơng qua vận tải đường biển . Như vạy vận tải đường biển có tác
dụng rất lớn thúc đẩy buôn bán quốc tế. Quy mô trao đổi phụ thuộc nhiều yếu tố
nhưng yếu tố giao thông là trước tiên. Chúng ta thấy rằng ở đâu là đầu mối giao
thơng thì ở đó dễ dàng hình thành nên chợ, nên các cửa hàng trao đổi, buôn bán,
hay nói cách khác là ở đâu thuận lợi về giao thơng thì ở đó dễ dàng trở thành các
trung tâm thương mại. Vì thế vận tải đường biển phát triển thì cũng đồng nghĩa
với mở rộng quy mơ bn bán quốc tế. Khối lượng hàng hoá chuyển giao giữa hai
nước phụ thuộc vào nhiều điều kiện: Tiềm năng kinh tế mỗi nước, sự chun mơn
hố hợp tác trong sản xuất, phân cơng lao động quốc tế, tình hình chính trị. Tuy
nhiên, yếu tố giao thông mà ở đây là vận tải đường biển sẽ chi phối rất lớn, nó cho
phép phát huy hoặc hạn chế các tiềm năng kinh tế giữa hai nước có quan hệ trao
đổi. Khoảng cách vận tải giữa hai nước có trao đổi với nhau càng ngắn thì chi phí
vận tải càng giảm. Bởi vì trong bn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm trung bình
khoảng 10-15% giá FOB hoặc 8-9% giá CIF của hàng hố bn bán quốc tế. Do
tiến bộ khoa học - công nghệ và năng xuất lao động trong vận tải biển quốc tế

11


tăng lên, nên giá cước có xu hướng ngày một giảm. Điều đó càng thúc đẩy hơn

nữa trao đổi bn bán thơng qua vận tải đường biển.
Chính vì vậy mà vận tải đường biển đóng vai trị quan trọng trong chiến
lược " khuyến khích xuất khẩu " một trong những chính sách góp phần thúc đẩy
bn bán quốc tế phát triển . Bởi vì các quốc gia muốn vươn mình ra thế giới,
muốn chiếm lĩnh thị trường quốc tế thì phải xuất khẩu càng nhiều hàng hố của
mình, thơng qua hàng hố của mình để thể hiện tiềm năng kinh tế kỹ thuật của đất
nước. Vận tải đường biển với xu thế giá cước ngày một giảm đã góp phần hạ giá
thành sản phẩm của hàng hoá xuất khẩu, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hố đó
với hàng hố cùng loại của các nước khác. Điều đó kích thích người tiêu dùng của
khách hàng làm cho việc tiêu thụ hàng càng nhanh chóng, thuận lợi với số lượng
hàng lớn, kích thích sản xuất và hoạt động mua bán phát triển . Như vậy vận tải
đường biển đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá
giữa các nước khi mà thị trường nội địa đã trở nên quá trật hẹp. Và như nhà
nghiên cứu kinh tế Anh Ulliam đã mô tả" " Khối lượng hàng hố lưu chuyển giữa
hai nước tỷ lệ thuận với tích số của tiềm năng kinh tế của hai nước, tỷ lệ nghịch
với khoảng cách chuyên chở giữa hai nước đó ". Khoảng cách chuyên chở ở đây
phải hiểu là khoảng cách kinh tế, tức là chi phí vận tải, mà chi phí vận tải ngày
một có xu thế giảm có nghĩa là khối lượng hàng hoá lưu chuyển càng cao. Điều
đó chứng tỏ vận tải đường biển đã góp phần thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
Trong buôn bán quốc tế, vận tải đường biển là hình thức chuyên chở hàng
hoá được tiến hành trực tiếp giữa hai nước bằng đường biển, vận tải đường biển
và buôn bán quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Vận tải đường
biển được phát triển trên cơ sở phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hố.
Ngược lại, hồn thiện hệ thống vận tải , giảm giá thành vận tải ( tức chi phí vận
tải - cịn gọi là cước phí ) sẽ tạo điều kiện mở rộng quan hệ buôn bán quốc tế.
Thực tế đã chứng minh rằng: vận tải là một yếu tố quan trọng có tác dụng khuyến
12


khích hoặc hạn chế bn bán giữa các nước. Như vậy là vận tải đường biển không

thể tách rời buôn bán quốc tế. Ngược lại khi buôn bán quốc tế phát triển lượng
hàng hoá trao đổi giữa các nước càng lớn địi hỏi khả năng vận tải càng cao thì
vận tải càng phát triển : Phải tăng cường đội tàu có khả năng chuyên chờ cao, khi
lượng hàng chuyên chở càng cao thì chi phí càng giảm và lại càng thúc đẩy bn
bán quốc tế phát triển hơn lên. Đó chính là mối quan hệ qua lại, tác động chặt chẽ
hữu cơ với nhau, cái này lôi kéo, tạo đà cho cái kia phát triển theo để đáp ứng nhu
cầu của nhau: Vận tải đường biển cần khối lượng hàng vận chuyển lớn đến nhiều
thị trường khác nhau, buôn bán quốc tế cần chi phí vận tải thấp, vận chuyển an
tồn, hiện đại, tốc độ chun chở nhanh...
Lấy ví dụ như ở Việt Nam vốn có tiềm lực về dầu mỏ, xuất khẩu dầu mỏ
chiếm 32 - 33% tổng kim ngạch xuất khẩu và dự báo khối lượng xuất khẩu tăng
hàng năm 8 - 10% nhưng chưa có đủ đội tàu chở dầu chuyên dụng mà phải thuê
của các hãng nước ngồi. Do đó sẽ làm tăng giá thành dầu mỏ của ta do bị ép giá,
không chủ động trong vận chuyển. Như vậy để có thể đẩy mạnh xuất khẩu dầu
thơ thì ngành vận tải đường biển phải có đội tầu đủ mạng để đảm bảo khai thác
hết năng lực xuất khẩu đó cả về khổi lượng, cước phí, cự ly vận chuyển... Đó
chính là mối quan hệ qua lại, hai yếu tố không tách rời nhau của việc xuất khẩu
dầu thô, là sản lượng dầu khai thác và vận tải đường biển. Chúng ràng buộc nhau
phải phát triển , phát triển để tồn tại, phát triển để cạnh tranh, để chiếm lĩnh nhau.
Hàng của chúng ta phải do phương tiện của ta, tàu của ta vận chuyển và ngược lại.
Điều đó khơng chỉ là mối quan hệ giữa hai ngành kinh tế mà còn là vấn đề lợi ích,
hiệu quả kinh tế của vận tải đường biển và buôn bán quốc tế.

1.2.2.2. Vận tải đường biển phát triển làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và
cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
13


Khi công cụ vận tải thô sơ, sức chở của phương tiện vận tải nhỏ, khả năng
đi biển kém chi phí vận tải lại cao, nên đã hạn chế việc mở rộng buôn bán nhiều

mặt hàng, đặc biệt là hàng nguyên, niên vật liệu, hàng có trọng lượng cao, cồng
kềnh...và do đó mà thị trường cũng bị thu hẹp, chỉ gồm những thị trường gần
(giữa các quốc gia trong cùng khu vực ) còn các thị trường xa hầu như là khơng
có khả năng vươn tới. Mặt khác chi phí vận tải lại quá cao mà chi phí vận tải
thường chiếm một tỷ trọng cao trong giá cả của hàng hố đặc biệt là trong nhóm
mặt hàng có giá trị thấp do vậy chun chở đi xa là khơng có hiệu quả kinh tế
thậm chí cịn q nhiều rủi ro do thiên tai đem lại. Vì vậy việc bn bán giữa các
nước thời kỳ đó tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thành phẩm và bán thành
phẩm. Sự ra đời của các công cụ vận tải chuyên dùng (đặc biệt phương thức
chuyên chở bằng Container ,tầu chở dầu...) có trọng tải lớn, rồi mạng lưới các
tuyến đường phát triển đã cho phép hạ giá thành vận tải. Điều này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc mở rộng chủng loại mặt hàng trong buôn bán quốc tế được
thể hiện rõ nét nhất là phát triển buôn bán mặt hàng lỏng, trong dó chủ yếu là dầu
mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ. Năm 1937 nhóm mặt hàng lỏng chỉ chiếm 22%
tổng khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển quốc tế . Những năm sau
đại chiến thế giới lần 2, tỷ trọng mặt hàng lỏng trong chuyên chở đường biển quốc
tế tăng lên đều đặn và chiếm tỷ lệ 50% . Ngun nhân chính của tình hình này,
một mặt do sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp dầu mỏ, mặt khác
do phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải đường biển của thế giới. Trong nhóm
mặt hàng lỏng cũng có sự thạy đơi về cơ cấu tăng tỷ trọng dầu thô, giảm tỷ trọng
mặt hàng sản phẩm dầu mỏ và xuất hiện nhiều mặt hàng lỏng mới trong buôn bán
quốc tế như hơi đốt ở thể lỏng, rượu bia, nước ngọt...Bn bán nhóm mặt hàng
thơ cũng đa dạng và phong phú hơn, bao gồm hàng thành phẩm có bao bì (gọi là
hàng bách hố = general cargo). Gần đây có xu hướng tăng tỷ trọng nhóm mặt

14


hàng bách hố, giảm tỷ trọng nhóm mặt hàng khơ có khối lượng lớn chun chở
khơng có bao bì.

Trước đây, khi vận tải quốc tế phát triển rộng khắp, thị trường tiêu thụ hàng
hoá thường diễn ra ở những thị trường gần nơi sản xuất. Ngày nay hệ thống vận
tải quốc tế phát triển , giá thành vận tải trên cự ly chuyên chở dài đã tạo điều kiện
mở rộng thị trường tiêu thụ, do đó làm thay đổi cơ cấu thị trường. Những nước
xuất khẩu có khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình ở những thị trường xa xơi.
Ngược lại, nước nhập khẩu có điều kiện chọn thị trường cung cấp hàng hoá rộng
rãi hơn. Sự mở rộng thị trương và thay đổi cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc
tế được thể hiện ở cự ly chuyên chở trung bình trong vận tải đường biển quốc tế
ngày một tăng lên.
1.2.2.3. Vận tải đường biển ảnh hưởng đến cán cân thanh tốn quốc tế
Vận tải đường biển có vai trò rất lớn đối với việc thay đổi cán cân mậu dịch
và cán cân thanh tốn, nó có thể có tác dụng bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi các
cán cân đó. Vận tải đường biển vừa có chức năng phục vụ, vừa có chức năng kinh
doanh vì nó là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Chức năng phục vụ thể hiện
ở chỗ vận tải đường biển đảm bảo nhu cầu chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu
của mỗi nước bằng đường biển . Chức năng kinh doanh thể hiện trong việc thực
hiện xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải đường biển . Xuất nhập khẩu sản phẩm vận
tải là một hình thức xuất nhập khẩu vơ hình rất quan trọng. Thu chi ngoại tệ về
vận tải đường biển và các dịch vụ khác liên quan đến vận tải đường biển là một
bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế.
Phát triển vận tải đường biển, đặc biệt là phát triển đội tàu buôn có tác dụng
tăng thêm nguồn thu ngoại tệ thơng qua việc xuất khẩu sản phẩm vận tải hoặc tiết
kiệm chi ngoại tệ bằng cách hạn chế nhập khẩu sản phẩm vận tải . Do đó, vận tải
đường biển có tác dụng bảo vệ cán cân thanh toán quốc tế . Nếu vận tải đường
biển của một nước không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hoá xuất nhập
15


khẩu của nước đó nói riêng và của quốc tế nói chung thì địi hỏi phải chi ra một
lượng ngoại tệ nhất định để nhập khẩu sản phẩm vận tải đường biển . Đó là cịn

chưa kể do khơng có xuất khẩu sản phẩm vận tải đường biển . Sự thiếu hụt trong
cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải đường biển có thể làm cho cán cân
thanh tốn quốc tế đã thiếu hụt lại càng thiếu hụt thêm. Trái lại, dư thừa trong cán
cân thanh toán về vận tải đường biển có thể bù đắp một phần thiếu hụt trong cán
cân mậu dịch nói riêng và trong cán cân thanh tốn quốc tế nói chung.
Tóm lại vận tải đường biển là một yếu tố không thể tách rời trong bn bán
quốc tế , nói đến bn bán quản lý là nói đến vận tải đường biển vì vận tải đường
biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng trong buôn bán quốc tế và vận
tải đường biển cịn có khả năng kinh doanh . Vì vậy vận tải đường biển vừa có tác
dụng thúc đẩy bn bán quốc tế , vừa có tác dụng bù đắp những thiếu hụt, hoặc
dư thừa trong cán cân thanh tốn quốc tế . Ngược lại, bn bán quốc tế lại tạo ra
những tiền đề cho vận tải đường biển phát triển khơng ngừng. Điều đó thể hiện ở
chỗ: vận tải đường biển luôn phải đổi mới không ngừng về chất lượng phục vụ,
khả năng đi biển và chuyên chở các đội tầu, khả năng xếp dỡ, khơi thông luồng
lạch của hệ thống cảng biển, đội ngũ thuyền viên có năng lực....đó chính là sự an
tồn về hàng hải.
Đối với Việt Nam, một nước luôn bị thiếu hụt trong cán cân mậu dịch, cán
cân thanh tốn: nhập siêu, thu khơng đủ chi thì càng địi hỏi ngành vận tải đường
biển phải phát triển hơn nữa mới có thể đáp ứng vai trị làm thay đổi sự thiếu hụt
đó.
1.2.3. Đặc điểm
Trước hết vận tải đường biển cũng là một ngành vận tải nó cũng mang đầy
đủ các đặc điểm chung của ngành vận tải .
- Sản xuất trong ngành vận tải là một q trình tác động về mặt khơng gian
chứ không phải là tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động.
16


- Sản xuất của ngành vận tải không phải là một sản phẩm hữu hình, mà là
một sản phẩm đặc biệt, sản phẩm vận tải là sự di chuyển vị trí của đối tượng

chun chở trong khơng gian. Sản phẩm vận tải khơng có hình dạng cụ thể nhưng
nó vẫn có hai thuộc tính của hàng hố: giá trị và giá trị sử dụng. Bản chất và hiệu
quả của sản xuất trong vận tải là thay đổi vị trí chứ khơng thay đổi hình dáng, tính
chất hố lý của đối tượng chuyên chở. Vì vậy khi kết thúc một quá trình vận tải
cũng tức là sản phẩm của được tiêu thụ ngay. Chính vì vậy sản phẩm của ngành
vận tải khác các ngành khác là nó khơng thể dự trữ sản phẩm được - nó là một
ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ trong quá trình sản xuất : giữa sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn liền với nhau, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó và
dự trữ trong vận tải là dự trữ năng lực vận tải có những nét đặc thù, di chuyển
hàng hố, con người trên biển. Chính vì lẽ đó nên vận tải biển có có những đặc
điểm kinh tế kỹ thuật riêng của nó:
- Đường vận tải: Đường giao thông trên biển hầu hết là dựa vào các đường
tự nhiên trên biển, chỉ trừ một ít đường giao thơng nối qua biển này với biển nọ là
những kênh đào ( Kênh Xuy Ê, Kênh đào Panama vv...). Do lợi dụng đường giao
thơng tự nhiên nên chi phí vận tải giảm đi rất lớn so với đường bộ hay đường
hàng khơng, hoặc so với cả đường sắt. Bởi vì nó vừa không phải đầu tư làm
đường, hơn nữa không phải tốn kém để duy tu bảo dưỡng đường như đối với
đường bộ và đường sắt.
- Khả năng chuyên chở bằng đường biển rất lớn, nó khơng bị hạn chế như
các phương thức khác về công cụ vận tải. Chẳng hạn như tầu biển không bị hạn
chế về năng lực chuyên chở. Trên cùng một tuyến đường biển có thể cho chạy
nhiều chuyến tầu cùng lúc đối với cả hai chiều, khơng phải lo tránh tầu như đường
sắt hay khó khăn về tắc đường như ơ tơ. Có khả năng thiết kế tầu biển trọng tải
lớn. Theo các số liệu cho nên trọng tải của tầu biển tăng nhanh và xu hướng tăng
lên với tất cả các nhóm tàu.
17


Chi phí vận tải biển thấp do mấy yếu tố chủ yếu hợp thành: Do tính đặc thù
của vận tải biển sử dụng được tàu trọng tải lớn. Với sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ đóng tàu, ngày càng có những con tàu vận tải lớn, hiện đại, đặc biệt là

những tàu khách đủ tiện nghi như những toà nhà khổng lồ di động trên biển. Tạo
đường đi trên biển có chi phí thấp, cự li vận tải trung bình dài. Khối lượng hàng
hố cần vận chuyển ngày càng lớn, cho phép lựa chọn phương thức đóng gói,
đường đi, thời gian vận chuyển hợp lý. Thêm vào đó cách thức tổ chức thực hiện
mua bán ( marketing ) ngày càng khoa học với sự trợ giúp của thông tin hiện đại (
Fax, Intenet, thư điện tử ( Emai), điện thoại ) đã dễ dàng tổ chức hợp lý đến mức
tối đa mọi khâu mua bán, thanh toán và chuyển hàng. Với sự phát triển của bảo
hiểm hàng hải cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy giao lưu hàng hố vận
chuyển được nhiều hơn. Từ đó giảm được giá cước vận tải. Xu hướng tất yếu là
cước phí vận tải ngày một giảm, những nước, những đơn vị nào nắm được tổng
hợp các yếu tố trên thì sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để chiến thắng trong
cạnh trang vận tải . Vì thế, về thực chất của cạnh tranh vận tải nói chung và vận
tải đường biển ở đây nói riêng là cạnh tranh về cước phí và phương thức phục vụ
an tồn, văn minh. Trong năm 2005 thương mại thường từ Âu sang Á cước phí
giảm xuống 1,5%.
Từ những đặc điểm chủ yếu trên, ta có thể thấy rằng vận tải đường biển có
những ưu thế rất lớn để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đặc biệt là giảm cước phí để
cạnh tranh có kết quả. Bởi vì nó có thể phục vụ chun chở tất cả các loại hàng
hố cồng kềnh có khối lượng lớn trong bn bán quốc tế và nó thích hợp với
chuyên chở trên cự ly rất xa.

18


1.3. Đánh giá chung về vận tải đường biển Việt Nam
1.3.1. Thuận lợi
Việt Nam là một quốc gia có biển nên Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát
triển mạnh lĩnh vực chuyên chở hàng hóa bằng đường biển bởi khơng có một lý
do gì để một quốc gia biển lại vắng mặt trong nhóm các cường quốc hàng hải như
hiện nay.

Biển Đơng có các tuyến đường biển nhộn nhịp vào loại nhất nhì thế giới
với lưu lượng tàu bè qua lại hàng ngày từ 150 – 200 chiếc. Trong đó có hơn 10%
là tàu có trọng tải trên 3 vạn tấn. Theo dự báo, khối lượng hàng hóa vận chuyển
qua biển đông của các nước trong khu vực Đông Nam Á có thể tăng thêm trong
những năm tới. Do vậy tất cả các nước ven Biển Đông đều đang tích cực chuẩn bị
đón nhận cơ hội này, và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những thuận lợi
của nước ta:
- Việt Nam nằm ở trung tâm Biển Đông – một biển lớn có tầm quan trọng
thứ hai trên thế giới (sau Địa Trung Hải) và là một bộ phận quan trọng của Châu
Á – Thái Bình Dương. Nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch
thông thương giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, trung Cận
Đông với Trung Quốc, Nhật bản và các nước trong khu vực, Biển Đơng đóng vai
trị là chiếc cầu nối cực kỳ quan trọng, là điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế
giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đặc biệt là Châu Á – Thái Bình Dương.
- Biển và vùng ven biển là cửa mở lớn, là mặt tiền quan trọng của đất nước
để thơng ra Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài. Với bờ biển dài
3.260 km bao lấy lãnh thổ ở cả ba hướng Đông, Nam và Tây Nam, trung bình cứ
khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới),
nơi cách xa biển nhất là 500 km. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các
tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa sẽ

19


tạo ra khả năng chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu tới mọi miền đất nước và tới
Tây Nam Trung Quốc, Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia…
- Đội tàu: từ ngày 29 – 6 – 1992, cục hải quan Việt Nam được thành lập, là
một bước ngoặt đối với lịch sử phát triển tồn ngành hàng hải Việt Nam nói
chung và đội tàu biển nói riêng. Đội tàu biển ngày càng được chú trọng phát triển,
đổi mới cho phù hợp với tình hình kinh tế đất nước. Đội tàu do Trung ương quản

lý mà chủ yếu là đội tàu của các Công ty vận tải biển trực thuộc tổng công ty hàng
hải Việt Nam tuy chỉ chiếu khoảng 40% về số lượng nhưng lại chiếm tới trên 80%
về trọng tải. Những tàu này đang được khai thác tương đối tập trung và ổn định
đảm bảo nhận khối lượng hàng hóa vận chuyển từ 75 – 80% tổng khối lượng hàng
hóa vận chuyển của đội tàu biển Việt Nam. Vì vậy ta có thể hồn tồn n tâm về
khả năng giành quyền chủ động trong vận tải. Đó là một thuận lợi không nhỏ đối
với ngành vận tải đường biển Việt Nam.
- Hòa nhập với xu thế chung của thế giới Việt Nam với chính sách mở cửa
làm bạn với tất cả các nước trên thế giới đang dần dần từng bước tham gia vào
các tổ chức khu vực và Thế giới. Việc mở rộng quan hệ ngoại giao đã thúc đẩy
hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển đặc biệt là hoạt động trao đổi hàng hóa dịch
vụ, thơng tin giữa Việt Nam và thế giới thể hiện ở sự có mặt của hàng hóa Việt
Nam tại thị trường nhiều nước. Từ khi gia nhập ASEAN (tháng 8 năm 1995) thì
quan hệ bn bán giữa Việt Nam và ASEAN đã được tăng cường. Ngoài việc mở
rộng quan hệ với các nước ASEAN, việc tham gia tích cực và trở thành thành
viên của diễn đàn Hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương APEC (Asia pacific
Economic Cooperation) (tháng 11 năm 1998), và xúc tiến để trở thành thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO… sẽ tạo thêm thị trường xuất
khẩu cho hàng hóa Việt Nam, tạo điều kiện xúc tiền khôi phục lại thị trường
truyền thống, thiết lập quan hệ với thị trường mới.

20


Những lợi thế to lớn về mặt địa lý và thời cơ hội nhập với thế giới bên
ngồi cùng chính sách mở cửa đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại – những
nhân tố tích cực ảnh hưởng tới ngoại thương trong thời gian tới và đó cũng là một
trong những tiền đề để Việt Nam có thể đẩy mạnh giao lưu kinh tế với nước ngoài
phục vụ phát triển đất nước. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho vận tải
đường biển Việt Nam phát triển.

1.3.2. Khó khăn
1.3.2.1. Về đội tàu
Nhìn chung đội tàu biển Việt Nam ra đời khá sớm nhưng cùng với thời gian
vẫn chưa phát triển ngang tầm với vị trí đội tàu của một quốc gia. Khi nhắc đến
đội tàu biển của Việt Nam là nhắc đến những khó khăn, trở ngại: Đa phần là tàu
cũ, tuổi thọ trung bình khá cao (20 năm/chiếc), nhiều tàu đã hết niên hạn khai thác
hay không đủ tiêu chuẩn hàng hải. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng hoạt động một cách có hiệu quả vì chi phí bảo dưỡng sửa chữa lớn, đồng
thời năng suất bị giảm. Mặt khác do trang thiết bị của tàu khá cũ kỹ lạc hậu khó
lịng đảm bảo các yêu cầu về mặt chuyên chở đường dài và những loại hàng đặc
biện, do có tuổi thọ cao lại được đóng từ khi kỹ thuật đóng tàu cịn lạc hậu nên kỹ
thuật vận hành cũng như độ tự động hóa khơng cao, trong khi đội tàu của các
nước khác lại được hiện đại hóa, tự động hóa… nên độ an toàn hàng hải của đội
tàu biển Việt Nam thấp, khả năng cạnh tranh kém. Chẳng hạn như năm 2000 trên
thế giới đưa vào khai thác tàu container 8000 TEU hoặc 12.000 – 14.000 TEU,
tàu có kích thước 450 x 70m nhưng mớm nước chỉ 14m. Trong khi đó tàu Việt
Nam cịn có tàu bị phạt hàng chục ngàn USD ở cảng Singapore do không đảm bảo
về chất lượng.
Xét về quy mô và cơ cấu: Đội tàu biển Việt Nam có một cơ cấu rất bất hợp
lý vả về loại tàu lẫn trọng tải, đặc biệt là thiếu quá nhiều tàu chun dụng và tàu
trọng tải lớn. Chính vì thế mà đội tàu biển của Việt Nam mới chỉ có khả năng đảm
21


nhận vận chuyển được khoảng trên 25% nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu của cả
nước. Trên thực tế thì đội tàu biển Việt Nam cũng mới chỉ chiếm được trên 10%
thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, trên 15% khối lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu băng container.
Mặc dù có rất nhiều hạn chế về chất lượng tàu, độ an tồn hàng hải của đội
tàu, có cấu trọng tải bât hợp lý, khả năng vận chuyển lại thấp, song một thực tế

khách quan để khắc phục được tình trạng trên của vận tải đường biển Việt Nam là
khó khăn trầm trọng do thiếu vốn để đổi mới đội tàu. Theo tính tốn của các
chun gia, để mua được 1 tàu dầu cỡ 90.000 DWT, 4 – 5 tuổi thì cần khoảng 38
triệu USD, nếu đóng mới cũng cần mất 50 triệu USD. Cục hàng hải Việt Nam dự
kiến năm 2010 cần có 5 tỷ USD và năm 2015 là ít nhất 8 tỷ USD để lập một đội
tàu mạnh của quốc gia.
Ngồi ra cịn một số khó khăn:
- Về giá cước: Do sự cạnh tranh gay gắt của các hãng tàu nước ngoài nên
giá cước của đội tàu biển Việt Nam còn cao.
- Về tổ chức kinh doanh: Đội tàu của ta còn vận chuyển theo kiểu chạy từng
chuyến. Do đó khả năng khai thác tàu lại càng kém, trong khi đó các hãng nước
ngồi do khả năng về sức mạnh đội tàu, về vốn và về nghiệp vụ vận tải họ đã
dùng đủ mọi thủ thuật để giành thị phần của đội tàu Việt Nam làm cho chúng ta
thua ngay tại trên sân nhà.
- Về đội ngũ thuyền viên của đội tàu Việt Nam: nếu tính về lượng thì đội
tàu biển nước ta khơng thiếu. Có hơn 2 vạn thuyền viên trong đó có hơn 4.000 là
sĩ quan tàu biển các cấp. Nhưng về mặt chất thì thuyền viên Việt Nam còn rất lạc
hậu so với những tiến bộ mới trong ngành vận tải đường biển, thậm chí ngay cả
trình độ ngoại ngữ của đội ngũ thuyền viên Việt Nam cũng còn rất yếu kém so với
đội ngũ thuyền viên nước ngồi. Mặt khác, do chính sách cảu Nhà nước về lương,

22


phụ cấp, ưu đãi… vẫn chưa thực sự khuyến khích dẫn đến một số thuyền viên giỏi
chuyển nghề. Do đó đội ngũ thuyền viên Việt Nam thừa mà thiếu.
1.3.2.2. Về hệ thống cảng biển, trang thiết bị xếp dỡ
Hiện nay Việt Nam có khoảng gần 60 cảng biển lớn nhỏ với năng lực thông
qua cả nước khoảng gần 60 triệu tấn hàng hóa. Các cảng lớn tập trung ở những
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Vũng Tàu và Hải Phòng, Hải Ninh. Hai

cảng lớn nhất là cảng Hài phịng với cơng suất trên 4,9 triệu tân/năm và Thành
phố Hồ Chí Minh cơng suất trên 6,9 triệu tấn/năm. Hầu hết các cảng biển nước ta
đều còn lạc hậu và chưa có khả năng cập tàu có trọng tải lớn. Luồng lạch và điều
kiện bảo đảm an toàn hàng hải cịn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện cơ sở hạ tầng
chưa đồng bộ. Hơn nữa, Việt Nam chưa có một cảng trung chuyển cỡ quốc tế với
những trang thiết bị có cơng nghệ hiện đại, áp dụng các đây chuyền công nghệ
xếp dỡ container và vận tải đa phương thức để thu hút hàng hóa và tạo điểm xuất
phát cho tàu Việt Nam tới các khu vực và Châu lục khác.
Cảng xếp dỡ container chỉ có ở Hải Phịng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí
Minh với năng lực thơng qua cịn rất hạn chế so với cảng container của các nước
trong khu vực.
Do nhiều yếu tố về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng lạc hậu nên tàu thường phải
neo đầu vài ngày mới giải phóng xong hàng cũ và bốc hàng mới. Trong khi đó ở
Singapore hoặc Đài Loan chỉ cần mất khoảng 1/2 ngày. Do vậy, ở các cảng Việt
Nam chỉ có thể dùng tàu feeder để mang hàng ra ngoài cho tàu lớn. Những yếu
kém đó của hệ thống cảng gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của đội tàu
biển Việt Nam về nhiều mặt như cảng phí cao, năng lực xếp dỡ chậm. Đội tàu
biển muốn phát triển tàu trọng tải lớn do đó cũng gặp nhiều khó khăn. Yêu cầu tất
yếu là phải nâng cấp trang thiết bị trên cảng, nạo vét luồng lạch, phát triển nhiều
cảng lớn để phù hợp chính sách phát triển đội tàu biển Việt Nam.

23


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY VIETTRANS.
2.1. Khái qt về Cơng ty VIETRANS
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty
Tiền thân của công ty VIETRANS là Cục kho Vận kiêm Tổng Công ty giao

nhận ngoại thương. Là tổ chức giao nhận đầu tiên được thành lập ở Việt Nam theo
Quyết định số 554/QĐ-BNT ngày 13/8/1970 của Bộ Thương mại. Là một doanh
nghiệp Nhà nước hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế tự chủ tài chính. Theo
quyế định số 337/TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương mại, cơng ty chính thức
đổi tên là “Công ty giao nhận kho vận ngoại thương”, tên giao dịch là “'Viet Nam
National Foreign Trade Forwarding and Warehousing Corporation” và tên viết tắt
là VIETRANS.
Từ trước năm 1986, do chính sách Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương
nên VIETRANS là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận ngoại
thương, phục vụ tất cả các Công ty kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu trong cả
nước, nhưng hoạt động chủ yếu chỉ giới hạn ở các kho, cảng và cửa khẩu. Hoạt
động giao nhận kho vận ngoại thương được tập trung vào một đầu mối để tiếp nối
q trình lưu thơng hàng hố xuất nhập khẩu ngày càng tăng và cơ sở vật chất kỹ
thuật của VIETRANS ngày càng được Nhà nước đầu tư tăng thêm để đáp ứng nhu
cầu phục vụ khách hàng. Song thậm chí có những lúc do khối lượng hàng hố q
lớn, kho VIETRANS chỉ dàng riêng chứa bảo quản hàng xuất cịn hàng nhập được
tổ chức giao thẳng tại cảng vì thực tế khơng đủ diện tích kho để chứa hàng nhập và
cảng phải chủ động thu xếp kho bãi tại cảng để bảo quản an tồn hàng hố thời gian
chờ chuyển động thu xếp kho bãi tại cảng để bảo quản an tồn hàng hố trong thời
gian chờ chuyển chủ đề giải phóng tàu nhanh.

24


Sau đại hội Đảng VI, tình hình kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển mới.
Việc bn bán trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển.
Những mối liên hệ quốc tế được mở rộng, VIETRANS thấy cần phải mở rộng
phạm vi hoạt động và đã vươn lên trở thành một Công ty giao nhận quốc tế có quan
hệ đại lý rộng khắp trên thế giới đồng thời tiến hành cung cấp mọi dịch vụ giao
nhận kho vận đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước.

VIETRANS đã tham gia nhiều tổ chức, nhiều hội khác nhau và từ 1989 đã chính
thức trở thành hội viên của FIATA.
Từ 1989 tới nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường,
với nhiều thành phần kinh tế tham gia vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế kể cả
trong lĩnh vực ngoại thương. Trong bối cảnh đó, VIETRANS đã mất thế độc quyền
và phải bước vào cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với các tổ chức kinh tế khác hoạt động
trong lĩnh vực giao nhận kho vận. Những biến đổi to lớn về cơ chế kinh tế và môi
trường kinh tế xã hội của thời kỳ chuyển đổi mô hình kinh tế đã đem lại cho
VIETRANS những thuận lợi và cơ hội mới nhưng cũng đặt ra những khó khăn và
thách thức lớn cho bước phát triển. Để thích ứng với môi trường hoạt động kinh
doanh mới,VIETRANS đã tiến hành đổi mới toàn diện từ định hướng chiến lược,
phương thức hoạt động đến quy mơ, hình thức và cách tổ chức hoạt động, điều
hành. Công ty không chỉ chú ý đặc biệt tới tăng cường cơ sở vật chất mà còn chú ý
đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ cũng như uy tín của Cơng ty, phát huy truyền thống và kinh nghiệm sẵn có cùng
với những thay đổi của tình hình mới. VIETRANS vẫn nâng cao được khả năng
cạnh tranh của Công ty và giữ vững được vị trí là một trong những đơn vị hàng đầu
về giao nhận kho vận ngoại thương ở Việt Nam, xứng đáng với vai trò của doanh
nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực tổ chức giao nhận.
Như vậy trải qua hơn 30 năm, VIETRANS đã có nhiều thay đổi về mơ hình
tổ chức hoạt động cũng như tên gọi cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã
25


×