Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích những điểm mới của Luật bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng trong quy định trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng so với các văn bản trước đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.19 KB, 12 trang )

Đặt vấn đề
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 ra đời không chỉ nâng cao địa vị pháp
lý của người tiêu dùng trong quan hệ mua bán hàng hóa mà còn cụ thể hóa trách nhiệm
của thương nhân khi tham gia vào quan hệ này. Một trong những sự khác biệt giữa luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 với các văn bản pháp luật trước đây là quy định
rõ ràng và chi tiết hơn về trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng. Dưới
đây là bài viết của em về vấn đề :” Phân tích những điểm mới của Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong quy định trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu
dùng so với các văn bản trước đây”.

Giải quyết vấn đề
I/ Tổng quan về bảo vệ NTD và pháp luật bảo vệ NTD
1. Khái niệm NTD
Trong những năm gần đây, khái niệm NTD được sử dụng rất nhiều trong đời
sống sinh hoạt cộng đồng, cũng như trong khoa học pháp lý ở nước ta, bởi lẽ nó là hạt
nhân trung tâm trong sự phát triển về mọi mặt của quốc gia, đặc biệt là sự phát triển
của nền kinh tế. Hiểu được NTD là ai, họ có vai trò như thế nào đối với xã hội… là
một việc làm hết sức quan trọng.
Khái niệm NTD được đưa ra ở khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi NTD:”
NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của
cá nhân, gia đình, tổ chức”.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về NTD, với pháp luật của các nước khác nhau
thì định nghĩa về NTD ít nhiều cũng khác nhau xong nhìn chung hầu hết pháp luật các
nước trên thế giới đều thống nhất đặc điểm quan trọng nhất trong khái niệm về NTD
đó là mục đích mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm là phục vụ nhu cầu tiêu
dùng cá nhân, gia đình, không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
=> Đặc điểm cơ bản của NTD là:
Thứ nhất, NTD có thể là: người mua hàng hóa, dịch vụ; hoặc người sử dụng hàng
hóa, dịch vụ; hoặc người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
1



Thứ hai, hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sử dụng nới mục đích tiêu dùng cá
nhân cho cá nhân, hộ gia đình, tập thể, không phục vụ mục đích kinh doanh nhằm mưu
cầu lợi nhuận.
2. Khái quát pháp luật NTD
2.1 Vai trò của pháp luật bảo vệ NTD
- Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là cơ sở pháp lý quan trọng để người dân thực hiện
các quyền năng tiêu dùng.
- Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước thực hiện
các chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD và tăng cường hiệu lực quản lý nhà
nước trong lĩnh vực bảo vệ NTD.
- Góp phần phát triển xã hội ổn định, bền vững, thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội,
phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Bồi dưỡng một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. NTD và cạnh tranh là động
phát triển nền kinh tế, việc quan tâm, đánh giá đúng vị trí, vai trò và bảo vệ NTD bởi
pháp luật bảo vệ NTD là cần thiết đối với sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước.
2.2 Pháp luật bảo vệ NTD ở Việt Nam
Bảo vệ NTD là việc sử dụng các biện pháp cần thiết tác động vào hành vi xử sự
của các chủ thể trong xã hội để đảm bảo không có các vi phạm pháp luật đối với NTD
khi họ thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình. Trong các biện pháp tác động đó, pháp
luật là công cụ hiệu quả và cần thiết nhất bảo đảm cho NTD có thể thực hiện các
quyền của mình trong thực tế.
Pháp luật bảo vệ NTD là một lĩnh vực pháp luật còn khá mới mẻ ở Việt Nam,
không chỉ đối với NTD mà còn đối với ngay cả cá cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Tuy nhiên, với nhu cầu của xã hội cần phải có pháp luật điều chỉnh trực tiếp
quan hệ bảo vệ quyền lợi NTD bảo vệ tất cả mọi người trong xã hội dưới góc đội là
NTD, cũng như nhu cầu quản lý lĩnh vực bảo vệ NTD bằng công cụ pháp luật là tất
yếu xã hội. Như nhiều ngành pháp luật khác, pháp luật bảo vệ là pháp luật chuyên
ngành – việc ra đời, vai trò, vị trí của nó là do nhu cầu xã hội quyết định và pháp luật
bảo vệ NTD ra đời cũng từ nhu cầu xã hội cần có pháp luật chuyên ngành điều chỉnh

quan hệ bảo vệ NTD.
2


Hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia bao gồm nhiều lĩnh vực pháp luật, mỗi lĩnh
vực pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất định, tuy nhiên pháp luật bảo
vệ NTD lại có đối tượng điều chỉnh rất rộng lớn, bao trùm hầu hết các quan hệ xã hội,
giao thoa đối tượng điều chỉnh với hầu hết các lĩnh vực pháp luật từ luật công đến luật
tư.
Pháp luật bảo vệ QLNTD là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ NTD.
II/ Những điểm mới của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD
1. Khái niệm thương nhân
Theo quy định tại khoản 1 điều 6 Luật thương mại:
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh.
Khái niệm về thương nhân hẹp hơn khái niệm cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh
doanh. Vì thương nhân là những chủ thể tiến hành kinh doanh nhưng có đăng kí kinh
doanh, tuy nhiên vẫn có những chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
thường xuyên nhưng không có đăng kí kinh doanh ( quy định tại Nghị định số
39/2007/NĐ-CP) như người bán hàng rong, quà vặt, có thu nhập thấp…
2. Về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với NTD.
Vấn đề trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định
tại chương 3 của pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD và được giải thích tại chương 2 của
nghị định 55/2008/ NĐ-CP. Theo đó, thương nhân kinh doanh có các nghĩa vụ cơ bản
sau:
- Trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác.
- Trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng
- Trách nhiệm bảo hành
- Trách nhiệm đảm bảo an toàn cho NTD

- Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của NTD
Pháp lệnh bảo vệ QLNTD và nghị định 55 không quy định quyền của thương nhân
sản xuất kinh doanh mà chỉ quy định trách nhiệm của họ đối với NTD. Sở dĩ như vậy,
bởi trong mối quan hệ với NTD, thương nhân luôn có nhiều lợi thế hơn, quyền lợi của
3


họ sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyê ngành khác. Pháp lệnh
và nghị định 55 hướng tới đảm bảo các quyền lợi của NTD nên tập trung quy định về
trách nhiệm của thương nhân sản xuất kinh doanh. Khi tiến hành hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các chủ thể kinh doanh luôn vì mục đích sinh lợi, nếu không quy định
cụ thể trách nhiệm của họ, họ sẽ dễ dàng bỏ qua lợi ích của NTD, lúc đó NTD sẽ là
người chịu thiêt thòi khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ không xứng với số tiền mà mình
bỏ ra. Mặt khác, quy định cụ thể trách nhiệm của các nhà sản xuất kinh doanh để các
cqan chức năng dễ dàng phát hiện, xử lý vi phạm, đảm bảo tốt nhất quyền lợi NTD.
Những quy định về trách nhiệm của thương nhân trong pháp lệnh và nghị định là
căn cứ pháp lý quan trọng ràng buộc trách nhiệm của thương nhân đối với NTD.
Quyền lợi NTD có được đảm bảo hay ko phụ thuộc vào việc thực hiện trách nhiệm
của thương nhân sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, trách nhiệm của thương nhân còn
dược quy định trọng bộ Luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005, Luật cạnh tranh
2004…
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có khá nhiều DN vô trách nhiệm với quyền lợi NTD.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải các vụ vi phạm nghiêm
trọng quyền lợi của NTD, sức khỏe, tính mạng của NTD có nguy cơ không được đảm
bảo bởi các hàng hóa; dịch vụ thiếu an toàn như các giao dịch điện tử, dịch vụ bảo
hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông… Việc NTD bị lừa dối về số lượng, chất
lượng, mẫu mã, bao bì… của hàng hóa diễn ra phổ biến tịa các hội chợ, các cửa hàng,
các trung tâm mua sắm… trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vô trách nhiệm với sản phẩm, dịch vụ do mình
cung cấp, không tiến hành các hoạt động bảo hành, bảo trì của NTD như đã cam kết.

Vấn đề khiếu nại, bồi thường thiệt hại cho NTD, nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng,
lắng nghe, tiếp thu ý kiến và chậm trễ giải quyết khiếu nại của NTD.
Trên thị trường, khi giao dịch với thương nhân, NTD thường gặp bất lợi cơ bản về
vấn đề thông tin, khả năng đàm phán, khả năng chịu rủi ro… Tuy vậy, những quy định
trong các văn bản pháp luật trước đây còn thiếu, để khắc phục tình trạng này, một yêu
cầu đặt ra khi xây luật bảo vệ NTD là cần có những quy định bổ sung về trách nhiệm
vuẩ thương nhân đối với việc bảo vệ quyền lợi NTD.
4


Kế thừa những quy định của pháp lệnh 1999, đồng thời căn cứ trên tính hình kinh
tế về bảo vệ quyền lợi NTD, luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 đưa ra những quy định
mới và chặt chẽ về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với NTD. Cụ thể trách
nhiệm đó là:
2.1 Trách nhiệm của thương nhân trong việc thực hiên hợp đồng theo mẫu và
điều kiện giao dịch chung
Trước khi luật bảo vệ quyền lợi NTD ra đời BLDS 2005 đã có một số quy định liên
quan về vấn đề này, ví dụ điều 407. Tuy nhiên, các quy định của BLDS là chưa đầy đủ
và mang tích chất chung chung, thiếu những quy định cụ thể, trực tiếp bảo vệ quyền
lợi NTD khi giao kết, thực hiện các điều kiện giao dịch chung.
Theo quy định tại khoản 5 điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 và khoản 6 điều
3 quy định: thì “ hợp đồng theo mẫu” được coi như như một “ điều kiện giao dịch
chung”.
Có thể nói những quy định về trách nhiệm của thương nhân trong việc thực hiện
hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong luật bảo vệ quyền lợi NTD phù
hợp với thực tiễn cuộc sống. Điều đó được thực hiện như sau:
Thứ nhất, Luật bảo vệ NTD 2010 không chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp
đồng theo mẫu mà còn điều chỉnh các loại điều kiện giao dịch chung khác như quy
định nguyên tắc bán hàng, điều kiện bán hàng… Trước đây chưa từng có một quy định
nào để điều chỉnh những loại điều kiện giao dịch chung này. Đây chính là một trong

những nguyên nhân những năm qua tình trạng sử dụng các điều kiện giao dịch chung
một cách tràn lan, thiếu kiểm soát và vi phạm quyền lợi NTD.
Thứ hai, đối với vấn đề hợp đồng theo mẫu, Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 không
quy định lại tất cả các vấn đề về hợp đồng giao dịch. Đây là một điều hợp lý vì những
ấn đề chung về hợp đồng đã được quy định trong pháp luật dân sự, không nên quy
định lại trong luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 để tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo, gây
khó khăn trong việc áp dụng.
Thứ ba, xuất phát từ những đặc thù là sự “ bất bình đẳng” giữa tổ chức, các nhân
kinh doanh và NTD mà luật đã đưa ra một số nguyên tắc nhằm bổ sung cho vấn đề
5


hợp đồng mà BLDS 2005 và luật thương mại 2005 chưa quy định để có thể bảo vệ tốt
nhất quyền lợi NTD. Đó là các quy định về:
- Quy tắc giải thích ngôn ngữ của hợp đồng tiêu dùng.
Quy định tại khoản 2 điều 4 để giúp NTD hiểu rõ hơn nội dung của giao dịch giữa họ
với nhà sản xuất, kinh doanh lợi dụng ưu thế về kỹ năng giao dịch của mình gây hại
cho NTD.
Vấn đề này được vận dụng từ khoản 8 điều 409 BLDS 2005.
- Các tiêu chí đề đánh giá về tính vô hiệ trong các điều khoản của hợp đồng giao kết
với NTD, điều kiện giao dịch chung.
Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 đã xây dựng những tiêu chí cụ thể để đánh giá
tính vô hiệu trong các điều khoản hợp đồng giao kết với NTD, điều khoản giao dịch
chung. Những trường hợp đó được quy định tại khoản 1 điều 16 của luật. Theo đó có 9
trường hợp mà điều khoản của hợp đồng giao kết với NTD và điều khoản giao dịch
chung không có hiệu lực.
Sự xâm phạm của chủ thể sản xuất kinh doanh đến quyền lợi của NTD có thể là
không giới hạn vì mục đích lợi ích kinh tế. Trong khi giao kết hợp đồng với NTD, với
thế mạnh trong tay là những người có hiểu biết, thương nhân có thể lừa dối NTD thông
qua những điều khoản hợp đồng lắt léo, khó hiểu, nhiều vấn đề được đan xen một cách

cố ý nhằm đánh lạc hướng NTD. Từ thực tế đó, luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 đưua
ra điều luật loại trừ hiệu lực của nhuwngx điều khoản mà gây bất lợi cho NTD kể cả
khi điều khoản đó có được NTD đồng ý, chấp thuận.
- Về vấn đề thực hiện hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 đã quy định khá đầy đủ việc thực hiện hợp đồng theo
mẫu, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải giành thời gian để NTD nghiên cứu hợp đồng;
thương nhân phải lưu giữ hợp đồng cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực. Nếu hợp đồng
bị mất hoặc NTD giữ là bí mật thì thương nhân cấp cho NTD bản sao của hợp đồng;
thương nhân sử dụng điều kiện giao dịch chung có trách nhiệm thông báo công khai
điều kiện giao dịch chung trước khi thực hiện giao dịch với NTD; điều kiện giao dịch
chung phải xác định rõ thời điểm áp dụng và được niêm yết tại địa điểm giao dịch mà
NTD có thể nhìn thấy được.
6


2.2Trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ
kiện.
Trước khi Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 được ban hành, chế định bảo hành đã
được ghi nhận trong pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999 và nghị định 55/2008/NĐCP là một trách nhiệm của thương nhân. Ngoài ra bộ luật dân sự 2005 đã dành 4 điều
(từ điều 445-điều 448) để quy định về nghĩa vụ bảo hành. Tuy nhiên những quy định
đó không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Bộ luật dân
sự 2005 chủ yếu điều chỉnh các mối quan hệ dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự do thỏa
thuận. Chính vì vậy, các quy định (trong đó có quy định về chế độ bảo hành) cũng
được xây dựng dựa trên những nguyên tắc đó mà chưa tính đến việc bảo vệ quyền lợi
NTD là một bên yếu thế. Những quy định về trách nhiệm bảo hành hàng hóa của
thương nhân trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999 còn chung chung, không có
những quy định ràng buộc trách nhiệm thương nhân để họ thực hiện bảo hành nhanh
chóng, đảm bảo quyền lợi NTD. Thực tiễn cho thấy, không phải lúc nào NTD cũng
được thực hiện việc bảo hành một cách thuận tiện như đã thỏa thuận. Nhiều trường
hợp NTD phải dở khóc, dở cười khi mang hàng hóa đi bảo hành và thậm chí nhiều

người đành phải chấp nhận từ bỏ hàng hóa do việc bảo hành quá rắc rối và phức tạp.
Thông thường, khi chào bán hàng hóa, thương nhân luôn đưa ra những cam kết, hứa
hẹn hấp dẫn về chế độ bảo hành của mình. Tuy nhiên khi xác lập giao dịch và phát
sinh nghĩa vụ bảo hành thì không phải thương nhân nào cũng thực hiện cam kết một
cách nghiêm túc. Nhiều trường hợp thương nhân tìm mọi cách để từ chối nghĩa vụ bảo
hành hoặc đổ lỗi cho NTD và tìm lý do khác để trốn tránh nghĩa vụ bảo hành. Một
hình thức nữa là cố tình trì hoãn việc bảo hành hoặc thực hiện việc bảo hành nhiều lần
làm cho NTD chán nản và từ bỏ việc bảo hành. Nhiều trường hợp, NTD mua một hàng
hóa để sử dụng nhưng trên thực tế chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn còn hầu
hết thời gian còn lại là để thực hiện việc bảo hành. Trên thực tế, nhiều thương nhân cố
tình kéo dài thời gian thực hiện việc sửa chữa, khắc phục khuyết tật không chỉ để NTD
chán nản, từ bỏ yêu cầu bảo hành mà còn để hết thời hạn bảo hành và trốn tránh trách
nhiệm. Những trường hợp nói trên đã được quy định tại điều 21 luật bảo vệ quyền lợi
NTD.
7


2.3 Trách nhiệm của thương nhân trong việc thu hồi hàng hóa khuyết tật
Có thể nói, trước khi luật bảo vệ quyền lợi NTD ra đời, chưa có một quy định pháp
luật cụ thể nào liên quan đến trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật của thương nhân.
Đây là một khoảng trống pháp lý không chỉ gây ảnh hưởng cho công tác bảo vệ quyền
lợi NTD mà ngay chính bản thân thương nhân cũng lúng túng khi xử lý những vấn đề
này.
Ngày 6/10/2010, hãng Honda Việt Nam đã công bố quyết định thu hồi 2154 chiếc
xe tay ga Lead vì lỗi bu lông bình xăng. Theo đại diện của honda Việt Nam, việc bu
lông bình xăng bị lỗi hoàn toàn không ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng và
hoạt động xe. Tuy nhiên để khắc phục lỗi của xe cho khách hàng, hãng Honda đã
quyết định thu hồi 2154 chiếc honda Lead tem trắng và tem vàng (dòng chữ bên hông
xe chứ không phải màu xe). Sự việc này đã gây bất bình cho NTD bởi việc chỉ bị
phanh phui khi báo chí đã vào cuộc đưa tin về việc âm thầm thu hồi sửa chức lỗi ở

bình xăng này và Honda lúc đó mới đưa ra công bố chính thức.
Trước khi luật bảo vệ quyền lợi NTD ban hành hầu như không có quy định pháp
luật rõ ràng nào để buộc tội thương nhân phải thu hồi hàng hóa có khuyết tật đó như
trường hợp kể trên. Luật bảo vệ quyền lợi NTD quy định về trách nhiệm thu hồi hàng
hóa có khuyết (điều 22) đã giải quyết được nhiều vấn đề phát sinh trên thực tế không
chỉ bảo vệ được quyền lợi NTD mà còn tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thương
nhân làm tròn trách nhiệm của mình.
2.4 Trách nhiệm của thương nhân trong việc bồi thường thiệt hại do hàng hóa có
khuyết tật gây ra.
Bên cạnh bộ luật dân sự 2005, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007, nhiều văn
bản quy phạm pháp luật khác cũng đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại như
luật dược 2005, luật điện lực 2004… Tuy nhiên các quy định này cũng dựa trên yếu tố
lỗi để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra. Việc
chứng minh lỗi của thương nhân là một trong những cản trở lớn nhất để NTD có thể
thực hiện việc khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. NTD không đủ trình độ, kiến thức để
phát hiện ra những khuyết tật trong sản phẩm. Ví dụ: NTD không thể phát hiện chất
melamine trong sữa, chất 3-MCPD trong nước tương… Mặt khác, như đã đề cập ở
8


trên, NTD có quyền đòi hỏi về việc sản phẩm phải đảm bảo an toàn cho mình trong
quá trình sử dụng. Trong trường hợp một hàng hóa không đảm bảo an toàn cho NTD
thì đương nhiên phát sinh trách nhiệm của thương nhân kinh doanh sản phẩm đó.
Luật bảo vệ quyền lợi NTD quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa
có khuyết tật gây ra cho NTD:” Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của NTD, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó
không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật”.
Nhằm bảo vệ quyền lợi cho NTD một cách tuyệt đối, các nhà làm luật đã quy định
việc bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD, ngay cả khi tổ

chức cá nhân không biết, hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật. Tuy nhiên
bên cạnh vấn đề này, với vai trò tạo ra sự cân bằng cho xã hội, Luật bảo vệ quyền lợi
NTD cũng quy định trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có
khuyết tật gây ra tại điều 24 như sau: ” Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy
định tại Điều 23 của Luật này được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng
minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ
thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu
dùng”.
Lý do được phép miễn trách nhiệm bồi thương thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật
gây ra hoàn toàn là lý do khách quan ngoài ý muốn của các nhà sản xuất kinh doanh,
lý do này mang tính chất thời đại, bởi nó phản ánh trình độ khoa học kỹ thuật của cả
một thời kì. Áp dụng trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thời kỳ đó cũng
không tìm ra khuyết tật của hàng hóa thì thương nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa
khuyết tạt không có lý gì phải bồi thường. Đây là một quy định hợp lý của luật bảo vệ
quyền lợi NTD 2010.
III/ Một số kiến nghị nhằm thực thi luật bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010
1. Tiếp tục nghiên cứu và khảo sát thực tế để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện
pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
Luật bảo vệ quyền lợi NTD có tất cả 51 điều, nhưng tuy nhiên cái cần quy định
nhất là trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NTD thì luật lại quy định một cách chung chung,
9


như vậy coi như NTD chưa được bảo vệ một cách thỏa đáng, nhất định phải quy định
được những vấn đề cụ thể để bảo vệ quyền lợi NTD.
Luật bảo vệ quyền lợi NTD chỉ nặng về hàng hóa, không đề cập đáng kể đến việc
bồi thường thiệt hại cho NTD khi họ phải nhận dịch vụ kém chất lượng. Bởi vậy, Luật
bảo vệ quyền lợi NTD cần phải chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền lợi NTD trong các
hợp đồng dịch vụ.
Ngoài ra, luật bảo vệ quyền lợi NTD cũng chưa có cái nhìn tổng thể về các loại

hình kinh doanh. Đối với vấn đề này, một câu hỏi đặt ra là:” việc mua hàng của những
người bán rong, nếu hàng hóa kém chất lượng thì NTD sẽ được bảo vệ ra sao?” Trên
thực tế, những mặt hàng bán rong thường kém an toàn về vệ sụng, chất lượng, dễ gây
rất nguy hại về sức khỏe, tính mạng của NTD. Ví dụ: bán kem di động, trẻ con ăn xong
nếu bị ngộ độc cũng phải vài tiếng sau… Dù ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ
em, đặc biệt là trẻ em nông thôn, trẻ em mua quà rong ngoài cổng trường… nhưng luật
lại chưa đề cập rõ tới đối tượng bán hàng rong này. Đặc điểm kinh tế thị trường của
Việt namlà người bán hàng rong rất nhiều và nhiều người thích mua hàng hóa của
người bán hàng rong vì không phải ai cũng có điều kiện vào các cửa hàng lớn, các siêu
thụ mua hàng. Bởi vậy, pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cần xây dựng cho phù hợp
với điều kiện kinh tế đất nước chứ không nên dập khuôn theo các nước tiên tiến khác
trên thế giới.
2. Cần bổ sung các quy định một cách cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của nhà nước
trọng việc bảo vệ quyền lợi NTD và tăng cường ngân sách nhà nước đầu tư cho
công tác bảo vệ NTD.
Trách nhiệm quan trọng nhất về bảo quyền lợi NTD là nhà nước. Cần phải có các
quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
việc bảo vệ quyền lợi của NTD cũng như các thiết chế đảm bảo để các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có thể thực thi tốt nhất nhiệm vụ , quyền hạn của mình trong việc
bảo vệ quyền lợi NTD, như: về lực lượng, về trang thiết bị…
Hiện tại ngân sách dành cho động của lực lượng quản lý thị trường rất hạn chế. Do
vậy, lực lượng quản lý thị trường không những yếu về lực lượng mà còn thiếu cả về
phương tiện đi lại, phương tiện liên lạc và các trang thiết bị hoạt động tối thiểu cần
10


thiết khác để có đầy đủ khả năng phản ứng nhanh và có hiệu quả đối với nạn buôn bán
hàng giả, hàng kém chất lượng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Khẩn trương củng cố kiện toàn các thiết chế thực thi pháp luật.
Trong công tác bảo vệ NTD, bên cạnh những thành tựu đạt được, khi thực hiện hoạt

động bảo vệ NTD các thiết chế trên còn gặp nhiều bất cập. Thứ nhất là, sự chồng
chéo, mâu thuẫn về thẩm quyền của các cơ quan tham gia công tác bảo vệ quyền lợi
NTD. Thứ hai là, lực lượng tham gia bỏa vệ quyền lợi NTD chưa đủ mạnh. Thứ ba
là, tổ chức và hoạt động của các hội bảo vệ NTD của ngước ta còn nhiều bất cập. Thứ
tư là, việc phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị vào công tác bảo vệ quyền lợi
NTD còn nhiều bất cập. Ngoài ra, mức độ đầu tư cho công tác bảo vệ NTD của nhà
nước còn rất nhiều hạn chế.
Những bất cập kể trên, làm cho công tác bảo vệ NTD trong thời gian qua gặp
nhiều khó khăn. Để các thiết chế hoạt động hiệu quả, trong thời gian gần đây cần thực
hiện những công việc sau;
- Tăng cường năng lực cho các lực lượng làm công tác bảo vệ NTD. Trước mắt, cần
tăng biên chế và ngân sách hoạt động cho cục quản lý cạnh tranh đảm bảo cho Cục có
lực lượng cán bộ chuyên trách bảo vệ NTD có đủ năng lực cần thiết để thực hiện trách
nhiệm giúp Bộ trưởng bộ công thương thực hiện nhiệm vụ giúp Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về bảo vệ NTD.
- Tăng ngân sách cho công tác bảo vệ NTD để chi đầu tư phát triển mạnh hơn về công
tác truyền thông bảo vệ NTD, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo
vệ NTD.
- Sớm tháo gỡ các khó khăn tài chính để lực lượng quản lý thị trường đủ trang thiết bị,
phương tiện cần thiết phục vụ hoạt động của mình.
- Có chủ trương cụ thể về việc phát huy vai trò của các thiết chế trong hệ thống chính
trị trong công tác bảo vệ NTD.
- Quy định rõ hơn trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở trong công tác bảo vệ NTD
nói chung và công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng.
- Củng cố hệ thống mạng lưới bảo vệ NTD, tăng cường sự gắn kết trong hoạt động
giữa các cơ quan bảo vệ NTD với các hội bảo vệ NTD ở cả trung ương và địa phương.
11


4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền

lợi NTD.
Các cơ quan chức năng, đặc biệt là ủy ban nhân dân các cấp cần tăng cường công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD cho người dân.
Có nhiều phương tiện mà các cơ quan chức năng có thể sử dụng để tuyên truyền, giáo
dục pháp luật như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, các website về bảo vệ
quyền lợi NTD.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về bảo vệ NTD cần chú trọng đối với cộng
đồng doanh nghiệp, để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp của người bán hàng về
trách nhiệm của mình trước NTD.
Có nhiều cách thức mà cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội có thể thực hiện để
tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ NTD như phổ biến luật trên ddài truyền hình
trung ương và địa phương, đài truyền thanh của từng xã, phường, thành lập các trang
web mà ở đó NTD có thể tìm kiếm thông tin kiên qua nđế vấn đề bảo vệ NTD, tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.

Kết thúc vấn đề
Luật bảo vệ quyền lợi NTD ra đời là một dấu mốc quan trọng trong công tác bảo vệ
quyền lợi NTD. Tuy nhiên để làm tốt công tác bảo vệ quyền lợi NTD cần có sự nỗ lực
chung của các cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các
phương tiện thông tin đại chúng và của chính NTD. Hay nói cách khác, cần phát huy
sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội thì việc thực thi Luật bảo vệ quyền lợi NTD mới
có hiệu quả và bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng cũng như lợi ích chung của
toàn xã hội.

12



×