Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tìm hiểu vấn đề kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi với các nội dung sau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.48 KB, 16 trang )

Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế của chúng ta đang phát triển từng ngày, song vẫn có những con sâu
đang lợi dụng để đục khoét để kiếm lợi cho cá nhân, những kẻ lợi dụng chức quyền,
lách luật để mưu lợi bản thân. Chủ yếu là dựa vào những giao dịch, hợp đồng để
hưởng lợi cá nhân. Điều này không những làm xâm hại đến lợi ích của các thành viên
mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy, việc kiểm soát các
giao dịch tư lợi trên là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của các chủ sở hữu, bảo vệ
quyền bình đẳng về lợi ích cho tất cả các cổ đông trong công ty.
Từ những nhận thức trên cũng như kiến thức tìm hiểu thêm, nhóm chúng em xin
được chọn đề tài số 6: “Tìm hiểu vấn đề kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh
tư lợi với các nội dung sau:
1.

Khái niệm về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi

2.

Các loại giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi

3.

Các quy định pháp luật có mục đích kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh
tư lợi

4.

Một (hoặc một số) vụ việc thực tiễn”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm về kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.


1. Khái niệm giao dịch tư lợi.
Để tồn tại và phát triển, công ty phải tham gia các giao dịch với các chủ thể khác

nhau trong xã hội, đó có thể là giao dịch trong lĩnh vực kinh tế, dân sự, lao đông…
nhưng vì công ty mang tư cách pháp nhân nên nó không thể tự thiết lập giao dịch mà
phải thông qua người đại diện- người được trao quyền quản lý điều hành công ty.

1


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
Khái niệm giao dịch tư lợi là cách nói tắt để chỉ những giao dịch có sự tham gia
của công ty mà những giao dịch này có nguy cơ bị trục lợi bởi một hoặc một nhóm
thành viên hay cổ đông của công ty. Để trục lợi từ những giao dịch đó thì các cổ đông
này phải là người đảm nhiệm việc quản lí, điều hành công ty hoặc có cổ phần lớn
trong công ty, còn các cổ đông nhỏ không tham gia quản lí nên không có khả năng
thực hiện các giao dịch tư lợi. Sở dĩ các giao dịch này chứa đựng nguy cơ bị trục lợi vì
những người quản lí, điều hành hoặc những cổ đông lớn trong công ty có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp dùng ảnh hưởng hay địa vị của họ chi phối cách giao dịch đó để phục
vụ lợi ích của bản thân hoặc gia đình mình.
Qua thực tiễn hoạt động của các công ty cho thấy nhóm các giao dịch thường
có nguy cơ bị trục lợi bao gồm: Giao dịch giữa công ty và người quản lí công ty; giao
dịch giữa công ty và bố, mẹ, anh chị em ruột của những người quản lí công ti; giao
dịch giữa công ty và cổ đông lớn của công ty; giao dịch giữa các công ty con của
cùng một công ty mẹ; giao dịch giữa công ty và các công ty khác, trong đó người quản
lí công ty là cổ đông đa số hoặc bố, mẹ, anh chị em ruột của họ là cổ đông lớn hay
thành viên đa số trong công ty đó... Cần nhấn mạnh rằng bản thân các giao dịch này
nếu được thực hiện một cách trung thực vì lợi ích cho công ty thì vẫn được xem là
hợp pháp. Chúng chỉ bị coi là các giao dịch bất hợp pháp khi người xác lập giao dịch

đó có ý đồ tước đi lợi ích của công ty làm lợi ích của riêng mình.
2. Kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi.
Kiểm soát nghĩa là kiểm tra, giám sát, quản lý những giao dịch có liên quan đến
công ty. Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong doanh nghiệp là
nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các thành
viên, cổ đông trong doanh nghiệp và bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, công
bằng, luôn được sự quan tâm của Nhà nước, của doanh nghiệp và các thành viên, cổ
2


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
đông trong công ty. Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong công ty
là hết sức cần thiết, tuy nhiên tìm ra cách thức kiểm soát vừa hợp lý, vừa hiệu quả mà
không hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, động viên các nguồn lực
trong xã hội lại không phải là vấn đề đơn giản. Đây là bài toán khó cho các nhà quản
lý cũng như hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
Phương thức để quản lý:
- Thứ nhất, pháp luật cấm những người quản lý và những người có liên quan của
họ thiết lập giao dịch với công ty và cấm công ty giao dịch với các công ty khác mà ở
đó người quản lý công ty, thành viên hoặc cổ đông có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp.
Phải xem xét loại trừ khả năng phát sinh các hành vi trục lợi, nhưng nó cũng có
nhược điểm là hạn chế quyền tài sản của thành viên hoặc cổ đông là người quản lý
công ty. Do đó sự cấm đoán này là rào cản, hạn chế quyền tự do kinh doanh của công
ty. Trên thực tế thì không phải giao dịch nào giữa công ty và người quản lý hay những
người có liên quan đều có mục địch tư lợi, mà càng cấm thì hành vi mưu lợi sẽ càng
tinh vi hơn khi đó Nhà nước càng khó quản lý, hậu quả sẽ càng tệ hại hơn.
- Thứ hai, pháp luật cho phép chủ thể tiến hành các giao dịch này hợp đồng thành
lập hoặc điều khoản công ty không cấm, tuy nhiên nó phải được giám sát chặt chẽ.
Phải xây dựng những quy phạm tương ứng để xác định những đối tượng bị giám

sát, cơ chế giám sát các đối tượng đó và kiểm soát giao dịch giữa các đối tượng đó với
công ty.
II. Các loại giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
Theo Luật doanh nghiệp năm 2005, có 2 nhóm giao dịch có nguy cơ phát sinh tư
lợi và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của công ty đó là:

3


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
giao dịch có liên quan đến giá trị tài sản lớn và các giao dịch được xác lập giữa công ti
với người có liên quan.
1. Các giao dịch liên quan đến giá trị tài sản lớn
Có thể nói rằng đây là những giao dịch có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến
vận mệnh và sự tồn tại của công ti. Vì vậy theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 những
giao dịch sau phải do tất cả các chủ sở hữu của công ti trực tiếp quyết định.
Những giao dịch được coi là có giá trị lớn được LDN quy định là những giao
dịch có gí trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài
chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại
điều lệ công ty tùy thuộc vào từng loại hình công ty cụ thể. Việc xác định giá trị lớn
trong các giao dịch trước hết sẽ do chính công ty quyết định trong điều lệ của công ty;
nếu điều lệ công ty không xác định giá trị lớn của các giao dịch thì sẽ áp dụng “mức”
do LDN quy định.
2. Các giao dịch của công ti với những người liên quan
Theo Khoản 17 Điều 4 LDN 2005 thì: Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có
quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người
quản lý đó đối với công ty con;
b) Công ty con đối với công ty mẹ;


h) Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc
lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
Đó là những chủ thể có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp. Trên
thực tế những người nắm quyền sở hữu cũng đồng thời nắm quyền chi phối quyết
định, người sở hữu càng nhiều thì nắm quyền càng lớn, do đó sự lệ thuộc về mặt sở
4


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
hữu dẫn đến sự lệ thuộc về quản lý. Vì không có sự tách bạch như vậy nên khi tham
gia gia dịch với các chủ thể này công ty phải chịu những sức ép nhất định về tài chính
cũng như quản lý là nguyên nhân làm cho các giao dịch có nguy cơ không được xác
lập một cách công bằng, bình đẳng.
Bản thân các giao dịch này nếu được thực hiện một cách trung thực vì lợi ích cho
công ty thì vẫn được xem là hợp pháp. Chúng chỉ bị coi là các giao dịch bất hợp pháp
khi người xác lập giao dịch đó có ý đồ tước đi lợi ích của công ty làm lợi ích của riêng
mình. Những giao dịch này có thể có giá trị không lớn và tính chất không nghiêm
trọng nhưng để đảm bảo lợi ích cho công ti cũng như cho chủ sở hữu công ti thì các
giao dịch này cũng là đối tượng cần phải kiểm soát. Tất cả đều phải được công khai và
được tập thể chấp thuận.
III. Các quy định pháp luật có mục đích kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát
sinh tư lợi.
1. Những quy định về đối tượng bị kiểm soát.
LDN đã xác định hai nhóm giao dịch phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các
thành viên, cổ đông trong công ty bao gồm:
a.

Các giao dịch có giá trị tài sản lớn


Như đã phân tích ở trên, LDN đã quy định giao dịch có giá trị tài sản lớn là đối
tượng phải bị kiểm soát. Điều 47, Điều 64, Điều 96, Điều 135 LDN quy định những
giao dịch này chỉ được thực hiện khi có quyết định của chủ sở hữu công ty. Việc quy
định này nhằm ngăn chặn người đại diện hợp pháp có thể nảy sinh ý đồ tư lợi, san sẻ
lợi ích của công ty vào “túi riêng” của họ, gây thiệt hại lớn về tài sản cho công ty và
các chủ nợ, thành viên khác của công ty.
b.

Các giao dịch với những người có “liên quan”
5


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
Đối với giao dịch này người được đại diện hợp pháp của công ty trước khi ký kết
phải công khai hoá nội dung các giao dịch này và được sự chấp thuận của cơ quan
quyết định cao nhất của công ty hay người trong ban điều hành công ty. Cụ thể:


Đối với công ti trách nhiệm hữu hạn (TNHH) từ hai thành viên trở lên:

Theo quy định của LDN, theo quy định tại Điều 59 thì hợp đồng giao dịch giữa công
ti với các đối tượng sau phải được hội đồng thành viên chấp thuận: thành viên, người
đại diện theo ủy quyền của thành viên, giám đốc (GĐ) hoặc tổng giám đốc (TGĐ)
công ti mẹ, người có thẩm quyền quản lí công ti mẹ.


Đối với công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên:


Đối với công ti TNHH một thành viên là tổ chức thì hợp đồng, giao dịch giữa công ti
với các đối tượng sau phải được hội đồng thành viên (HĐTV) hoặc chủ tịch công ti
(CTCT), GĐ hoặc TGĐ và kiểm soát viên (KSV) xem xét quyết định theo nguyên tắc
đa số, mỗi người một phiếu biểu quyết: chủ sở hữu công ti; người quản lí chủ sở hữu
công ti, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lí đó; người đại diện theo
ủy quyền, GĐ hoặc TGĐ và KSV; người có liên quan của những người nêu trên. Hợp
đồng giao dịch giữa công ti TNHH một thành viên là cá nhân với chủ sở công ti hoặc
người có liên quan của chủ sở hữu công ti phải được ghi chép và lưu giữ thành hồ sơ
riêng của công ti.


Đối với công ti cổ phần (CTCP):

Theo LDN, quy định tại Điều 120 quy định về các hợp đồng, giao dịch giữa các công
ti với các đối tượng sau đây phải được đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị
chấp thuận: cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ
phần phổ thông của công ti và những người có liên quan của họ; các doanh nghiệp mà
thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), thành viên ban kiểm soát, GĐ hoặc TGĐ công
ti và người quản lí khác của công ti có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; doanh
6


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
nghiệp mà những người liên quan của những người nêu trên cùng sở hữu hoặc sở hữu
riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ.
Như vậy, các giao dịch giữa các công ti với các thành viên , cổ đông hoặc giữa
công ti với những người quản lí công ti (người quản lí doanh nghiệp là chủ sở hữu,
giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ti hợp danh, chủ tịch
HĐTV, CTCT, thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ và các chức danh quản lí khác do

điều lệ công ti quy định (khoản 13 Điều 4 LDN) đã được xác định rõ ràng.
2. Những quy định về điều kiện và tiêu chuẩn của người tham gia quản lí doanh
nghiệp
Người tham gia quản lý doanh nghiệp là những người điều phối các hoạt động của
doanh nghiệp, cũng chính là người trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền trong việc thiết
lập các giao dịch của doanh nghiệp với các chủ thể khác. Vì yếu tố tư lợi trong các
giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi xuất phát từ ý chí chủ quan của người đại diện
công ty tham gia giao dịch, bằng thẩm quyền của mình áp đặt ý chí cá nhân vào ý chí
của pháp nhân, làm sai lệch ý chí của pháp nhân.
Từ nguy cơ này, LDN đã đưa ra các điều kiện và tiêu chuẩn cơ bản mà để trở
thành người quản lý công ty cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:


Đối với GĐ(TGĐ) công ty TNHH hai thành viên trở lên và CTCP, nếu là thành

viên hoặc cổ đông của công ty thì phải là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của
công ty (Điểm b Khoản 1 Điều 57 ). Quy định về tỉ lệ tối thiểu phần vốn góp của
thành viên hoặc cổ đông là cá nhân làm GĐ(TGĐ) công ty phải có, theo đó điều lệ
công ty quy định tỉ lệ cụ thể để có thể khống chế lợi ích của người quản lí với lợi ích
công ty.

7


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1


Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 110 Luật quy định tiêu chuẩn và điều


kiện làm thành viên HĐQT nếu là cổ đông của công ty thì cá nhân phải sở hữu ít nhất
5% tổng số cổ phần phổ thông của công ty.
Để hạn chế mối quan hệ liên quan giữa những người quản lý doanh nghiệp với
nhau, qua đó có thể phát sinh sự câu kết để tư lợi hay bao che cho những hành vi tư
lợi thì các nhà làm luật đã đưa ra các quy định sau:Điểm b Khoản 3 Điều 70 quy định
về điều kiện trở thành GĐ( TGĐ) công ty TNHH một thành viên là tổ chức; Điểm b
Khoản 4 Điều 71 quy định về điều kiện phải có của KSV và Điểm b Khoản 1 Điều
122 quy định về điều kiện cần đáp ứng đối với các thành viên Ban kiểm sát của
CTCP.
3. Những quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hoặc cổ đông nhằm ngăn
ngừa, hạn chế các giao dịch tư lợi trong công ty
Thành viên hay cổ đông của công ty cũng là những chủ thể có chung lợi ích với
công ty. Theo đó, LDN đã có những quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của
các thành viên trong công ty trong điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
đối với từng loại hình công ty:


Đối với công ty cổ phần, LDN quy định: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ

quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, quyết định đầu tư hoặc bán tài sản có
giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản công ty (nếu Điều lệ không có quy
định khác). HĐQT là cơ quan quản lí công ty, có quyền nhân danh công ty quyết định
các vấn đề không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ; giám sát, chỉ đạo Giám đốc và
người quản lí khác trong công ty. GĐ (TGĐ) là người điều hành công việc kinh doanh
hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của HĐQT. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm
trước ĐHĐCĐ; thực hiện giám sát HĐQT, GĐ trong việc quản lí công ty; kiểm tra

8



Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
tính hợp pháp, trung thực và mức độ cẩn trọng trong hoạt động kinh doanh; thẩm định
báo cáo; xem xét tài liệu, các hoạt động công ty.


Đối với công ty TNHH một thành viên, Điều 64 LDN quy định chủ sở hữu công ty

là người có quyền quyết định cao nhất của công ty, thông qua hợp đồng có giá trị tài
sản bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản trong báo cáo tài chính của công ty.
Nhằm đề cao trách nhiệm của những người quản lí, ngăn chặn các giao dịch phát sinh
tư lợi, chia sẻ lợi ích công ty, Điều 72 LDN quy định rõ các thành viên HĐQT,
HĐTV, GĐ (TGĐ) có nghĩa vụ thực hiện. Ngoài ra, GĐ (TGĐ) để công ty lỗ hai năm
liên tiếp, hoặc không trung thực trong báo cáo, có thể bị cách chức. Nếu công ty lỗ,
đầu tư không hiệu quả, mà chưa đến mức vi phạm hình sự thì GĐ(TGĐ) không được
tăng lương, lĩnh thưởng mà phải bị kỉ luật.


Trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, Điều 59 LDN đã quy định các giao

dịch giữa công ty với các đối tượng sau cần phải được sự chấp thuận của Hội đồng
thành viên. Điểm b, Khoản 1 Điều 56 LDN cũng quy định về nghĩa vụ của các thành
viên công ty: “Trung thành với lợi ích của công ty… phục vụ lợi ích của tổ chức, cá
nhân khác”.
4. Những quy định về ngăn ngừa kiểm soát các giao dịch có nguy cơ gây thiệt hại
về tài sản của nhà nước
Khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) do đặc thù về vấn đề về sở hữu và cơ
chế quản lí lỏng lẻo nên là khu vực có nguy cơ bị tư lợi lớn nhất thông qua các giao
dịch của doanh nghiệp. Bởi vậy, LDN có những quy định kiểm soát riêng đối với các
doanh nghiệp nhà nước và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại tài sản của nhà nước

có thể xảy ra.
DNNN theo khoản 22 Điều 4 LDN là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu
trên 50% vốn điều lệ. Từ việc xác định rõ về doanh nghiệp nhà nước, có các quy định
áp dụng riêng cho các doanh nghiệp thỏa mãn tiêu chí này như sau:
9


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
Khoản 2 Điều 48 quy định về người đại diện theo ủy quyền của tổ chức trong
công ty TNHH hai thành viên trở lên phải đầu tư các điều kiện và tiêu chuẩn luật định
trong đó có quy định: Đối với công ty …người đại diện theo uỷ quyền tại công ty con.
Về tiêu chuẩn và điều kiện làm GĐ(TGĐ) công ty THHH hai thành viên trở lên
và CTCP, khoản 2 Điều 57 quy định: “Đối với công ty con của công ty … người quản
lý của công ty mẹ”.
Về tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên HĐQT công ty cổ phần khoản 2
Điều 110 LDN quy định: “Đối với công ty con … người quản lý công ty mẹ”.
Ngoài ra, tại điều 13 LDN còn có quy định hạn chế về quyền thành lập, góp
vốn, mua cổ phần và quản lí doanh nghiệp. Theo đó những người nêu trên không được
quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lí doanh nghiệp. Riêng đối với một số
đối tượng là cán bộ, công chức còn không được quyền mua cổ phần của công ty cổ
phần, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh.
Những quy định “cấm không được” nêu trên nhằm loại bỏ hoàn toàn nguy cơ tư lợi
của những người tham gia bộ máy quản lí hành chính có thể dùng vị thế, quyền lực
của mình cũng như những người quản lí trong doanh nghiệp nhà nước có thể sử dụng
những thuận lợi do Doanh nghiệp nhà nước có được để tìm cách san sẻ lợi ích đó cho
các doanh nghiệp mà mình hoặc người thân có lợi ích liên quan.
5. Quy định ranh giới giữa hành vi được phép, không được phép tiến hành
trong giao dịch kinh doanh và cơ chế thông qua quyết định của doanh nghiệp để
tránh giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi

LDN đã đưa ra nhiều quy định nhằm kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh
tư lợi để đảm bảo tính khách quan trong trong hoạt động của các cá nhân ủy thác trách
nhiệm:

10


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1


Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, LDN yêu cầu hợp đồng, giao

dịch giữa công ty với thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, GĐ,
người đại diện theo pháp luật của công ty và người có liên quan của những người này;
người quản lí công ty mẹ và những người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lí công
ty mẹ và người có liên quan của những người này phải được HĐTV chấp thuận. Theo
đó, nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành phải được gửi tới HĐTV, đồng
thời niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty. Hợp đồng được chấp thuận
nếu có sự đồng ý của thành viên đại diện ít nhất 75% tổng số vốn có quyền biểu quyết,
thành viên có liên quan không được biểu quyết.


Đối với công ty TNHH một thành viên là tổ chức thì các giao dịch giữa công ty

với: chủ sở hữu công ty và người có liên quan; người đại diện theo ủy quyền, GĐ,
Kiểm soát viên và những người có liên quan; người quản lí chủ sở hữu công ty, người
có quyền bổ nhiệm những người quản lí đó và người có liên quan đến những người
này phải được HĐTV (hoặc CTCT), GĐ và Kiểm soát viên xem xét, quyết định theo
nguyên tắc đa số. Hợp đồng chỉ chấp thuận khi: các bên hợp đồng là những chủ thể

pháp lí độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt, giá trong hợp đồng là
giá thị trường tại thời điểm kí kết; chủ sở hữu công ty phải tuân thủ đúng nghĩa vụ.
Đồng thời các hợp đồng này phải được lưu giữ trong hồ sơ công ty.


Đối với công ty cổ phần, thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, GĐ (TGĐ) và

người quản lí khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan như: những doanh
nghiệp mà họ góp vốn hoặc cổ phần; những doanh nghiệp mà những người có liên
quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu trên 35% vốn điều lệ. Việc kê khai phải được
thông báo cho Đại hội đồng cổ đông và niêm yết tại trụ sở chính. Cổ đông và mọi
thành viên khác của công ty có quyền xem xét nội dung kê khai bất cứ lúc nào.
Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ
đông sở hữu trên 35% cổ phần phổ thông và những người có liên quan; thành viên
11


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
HĐQT, GĐ, Doanh nghiệp và người có liên quan; thành viên HĐQT, GĐ phải được
ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận.
Khoản 4 Điều 118, LDN cũng quy định HĐQT, GĐ hoặc TGĐ nhân danh cá nhân
hoặc nhân danh người khác thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi
công việc của công ty phải giải trình bản chất, nội dung công việc đó.


Nhằm tránh việc chia sẻ lợi ích trong doanh nghiệp, LDNNN quy định: Chủ

tịch HĐQT, thành viên HĐQT, GĐ không giữ chức danh quản lí các công ty khác,
nếu không được sự phân công, cho phép; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của những

người này không giữ chức danh kế toán trưởng, thủ quỹ tại cùng công ty.
Hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty kí với những người quản lí công ty
hoặc người thân của những người này phải thông báo cho người bổ nhiệm (hoặc
người kí hợp đồng thuê) các thành viên đó biết; trường hợp các cán bộ này phát hiện
hợp đồng có mục đích tư lợi thì có quyền yêu cầu không kí và nếu hợp đồng vẫn được
kí thì sẽ bị coi là vô hiệu, thành viên thực hiện phải bồi thường thiệt hại và bị xử lí
theo pháp luật.
Ngoài ra, để tránh việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, Luật cán bộ công
chức 2011 cũng có quy định: Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia
thành lập hoặc tham gia quản lí, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,
công ty hợp danh, công ty cổ phần, hợp tác xã… làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan,
tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hóa, giao dịch, kí kết hợp đồng cho cơ quan, tổ
chức đó.
6. Những quy định về xử lý vi phạm trong giao kết và thực hiện các giao dịch có
nguy cơ phát sinh tư lợi trong công ty.

12


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
Bên cạnh việc đưa ra các quy định về cơ chế xác lập giao dịch như nội dung giao
dịch phải được công khai hóa và được sự chấp thuận của hội đồng thành viên của
ĐHĐCĐ hay cơ quan quản lý khác thì LDN cũng đưa ra chế tài để xử lí các hành vi vi
phạm cơ chế xác lập đối với các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi nêu trên:


Về các hợp đồng, giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi: nếu được giao kết hoặc
thực hiện không đúng quy định thì hậu quả pháp lý sẽ là hợp đồng bị vô hiệu
và bị xử lí theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 59, khoản 3 Điều 75

và khoản 4 Điều 120).



Về những người có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và
những người có liên quan trong các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi nếu
để hợp đồng, giao dịch được giao kết hoặc thực hiện không đúng quy định
thì phải chịu những chế tài sau:

- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: người đại diện theo pháp luật của
công ty, thành viên có lien quan và người có lien quan của thành viên đó phải bồi
thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực
hiện hợp đồng, giao dịch đó (Khoản 2 Điều 59).
- Đối với công ty TNHH một thành viên là tổ chức: người đại diện theo pháp luật của
công ty và các bên của hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho
công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó cho công ty
(Khoản 3 Điều 75).
- Đối với CTCP: người đại diện theo pháp luật của công ty, cổ đông, thành viên
HĐQT hoặc GĐ(TGĐ) có liên quan phải bồi thường thiệt hại phát sinh; hoàn trả cho
công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó (Khoản 4
Điều 120 LDN).
Ngoài ra họ còn phải chịu các hình thức xử lí khác theo quy định của pháp luật theo
Khoản 1 Điều 156 LDN.
13


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
IV. Một ( hoặc 1 số) vụ việc thực tiễn.
Ngày 20/8, được biết, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị

can đối với Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cho thuê tài chính II Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Công ty ALC II) cùng 9
đối tượng khác có liên quan.
Trong số này, có 5 bị can gồm: Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc; Nguyễn
Văn Tài, nguyên Phó Tổng Giám đốc; Phạm Xuân Nghị, nguyên Trưởng phòng;
Nguyễn Văn Thọ, nguyên Phó phòng cho thuê Công ty ALC II và Phạm Minh Tuấn,
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cát Long Hải (Công ty Cát Long Hải) đang là
bị can trong vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại
Công ty ALC II" gây thiệt hại gần 524 tỷ đồng vừa kết thúc điều tra đã chuyển hồ sơ
sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố.
5 bị can còn lại bị áp dụng biện pháp ngăn chặn để phục vụ cho công tác điều
tra gồm: Hoàng Lộc, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giám định thẩm định Việt Nam
(Công ty GĐTĐVN); Lê Phúc Đức, Trưởng phòng Giám định kĩ thuật Công ty
GĐTĐVN; Vũ Đức Hòa, Giám đốc Công ty Cát Long Hải; Lê Thị Minh Huệ, Kế toán
trưởng Công ty Cát Long Hải và Đinh Nguyên Tý, nguyên Phó phòng cho thuê Công
ty ALC II. 10 bị can khởi tố lần này cũng có hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ" như vụ án trước.
Theo tài liệu điều tra ban đầu: Ngày 31/7/2007, Cục Hải quan Hải Phòng ký
hợp đồng thanh lý tàu lặn Tinro2 cho Công ty Cát Long Hải, với giá 100 triệu đồng.
Vũ Quốc Hảo đã thống nhất với Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cát
Long Hải; Vũ Đức Hòa, Giám đốc Công ty Cát Long Hải và một số cán bộ dưới
quyền lập hồ sơ thuê tài chính và mua bán tàu Tinro 2 với giá mua lên 130 tỷ đồng
14


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
(nâng gấp 1.300 lần so với giá mua thanh lý) để có tiền thanh toán nợ xấu cho các
công ty có quan hệ cá nhân với Hảo và lấy tiền mua đất tại tỉnh Tiền Giang.
Để thực hiện hành vi gian lận này, Hảo, Tuấn mang hồ sơ tàu lặn Tinro 2 nhờ
Hoàng Lộc, nguyên Tổng Giám đốc Công ty GĐTĐVN định giá tàu là 130 tỷ đồng.

Lộc đã chỉ đạo giám định viên Lê Phúc Đức lập khống các giấy tờ, hồ sơ thẩm định và
ký giấy chứng nhận thẩm định giá trị tàu theo yêu cầu của Hảo và Tuấn.
Căn cứ vào kết quả thẩm định giá nêu trên, Hảo đã chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ
của Công ty ALC II lập hợp đồng mua bán tàu Tinro 2 với Công ty Cát Long Hải.
Theo đó, Công ty ALC II mua lại của Công ty Cát Long Hải tàu lặn Tinro 2 với giá
130 tỷ đồng và đã giải ngân số tiền này cho bên bán. Sau đó lại ký hợp đồng cho thuê
tài sản trên với Công ty Cát Long Hải với giá thuê là 130 tỷ đồng, lãi suất cho thuê
khoảng 1,17%/tháng, thời hạn cho thuê 60 tháng. Đến nay, Công ty Cát Long Hải vẫn
nợ Công ty ALC II 130 tỷ đồng tiền gốc thuê tài chính không có khả năng thanh toán.
Như vậy, vụ tiêu cực tại Công ty ALC II với số tiền thất thoát hàng trăm tỷ
đồng chưa kịp khép lại thì đã phát hiện thêm hành vi của Vũ Quốc Hảo, Phạm Minh
Tuấn cùng các đối tượng liên quan, thông qua việc ký hợp đồng thuê tài chính nâng
khống giá trị tàu lặn Tinro 2, rút tiền của Nhà nước gần 80 tỷ đồng sử dụng mua hơn
89 ngàn mét vuông đất tại tỉnh Tiền Giang.
Việc làm của Vũ Quốc Hảo, Phạm Minh Tuấn, Vũ Đức Hòa là hành vi tham nhũng
tài sản của công ty, nhà nước nhằm tư lợi cho bản thân, làm thất thoát của ngân sách
nhà nước hàng chục tỷ đồng. Vụ việc trên là một minh chứng rõ ràng về giao dịch tư
lợi trong nền kinh tế Việt Nam.

KẾT LUẬN
15


Bài tập nhóm- Môn Luật Thương mại
Module1
Giao dịch tư lợi ở nước ta trong thời gian qua đã diễn ra rất đa dạng , phức tạp với
sự tham gia của nhiều đối tượng, nhiều doanh nghiệp dưới nhiều loại hình, cách thức
gây thất thoát nghiêm trọng tài sản của nhà nước và làm lung loạn thị trường. Vì vậy
kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong công ty là hết sức cần thiết
để nền kinh tế có thể phát triển tốt nhất. Không có những giao dịch phát sinh tư lợi thì

môi trường kinh doanh sẽ công bằng và bình đẳng hơn, nó giúp ta bảo vệ quyền về tài
sản cho công ty, các nhà đầu tư, các chủ nợ và cho chính người lao động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại tập 1, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2006;
2. Luật doanh nghiệp 2005;
3. Trần Thị Bảo Anh, Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo
Luật doanh nghiệp 2005, Tạp chí Luật học số 9/2010;
4. Ngô Thị Bích Phương, Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo
quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, Luận văn thạc sĩ luật học, 2007;
4. Internet.

16



×