Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực trạng về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.33 KB, 12 trang )

I.

Cơ sở pháp lí về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
*Khái niệm quản lý tập thể quyền tác giả

Theo Khoản 1 Điều 56 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 , tổ chức đại diện tập thể
quyền tác giả là tổ chức phi lợi nhuận do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thành lập,
hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả. Theo đó, tổ chức đại
diện tập thể quyền tác giả được thành lập nhằm bảo vệ quyền tác giả của các thành
viên tham gia trong tổ chức đó với mục đích phi lợi nhuận. Có thể nói, tổ chức đại
diện tập thể quyền tác giả là tổ chức bảo vệ xác đáng nhất quyền tác giả.
1.

Cơ sở hình thành và cơ sở hoạt động của tồ chức đại diện tập thể quyền tác
giả
Yếu tố đặc trưng của quyền tác giả là sự độc quyền trong việc khai thác và ủy

quyền cho phép người khác khai thác tác phẩm của mình. Tuy nhiên, trên thực tế số
lượng người sử dụng tác phẩm là rất lớn, với địa điểm và thời điểm sử dụng đa dạng.
Vì lẽ đó, việc quản lí quyền đơn lẻ theo từng cá nhân gần như là bất khả thi. Tác giả
không thể kiểm soát được tác phẩm của mình được sử dụng ở đâu, lúc nào, nhằm
mục đích gì. Đối với người sử dụng , việc tìm đến từng tác giả để xin phép và trả tiền
tốn nhiều công sức, thời gian thậm chí khó thực hiện được. Để giải quyết khó khăn
này, việc thành lập nên tổ chức tập thể quyền tác giả là điều cần thiết. “ Trong cơ cấu
của một tổ chức quản lí tập thể, chủ sở hữu quyền ủy quyền cho các tổ chức quản lí
tập thể giám sát việc sử dụng tác phẩm của họ, thương lượng với những người sử
dụng tiềm năng, cấp phép cho họ với mức thù lao hợp lí dựa trên một hệ thống biểu
giá và theo những điều kiện thích hợp, thu tiền thù lao, phân bổ khoản tiền ấy cho
các chủ sở hữu quyền”1.
Chính bởi vì ý nghĩa quan trọng như vậy, những quy chế pháp lí về tổ chức bảo
vệ quyền tác giả cũng được quy định khá cụ thể tại Khoản 2, 3 Điều 56 Luật sở hữu


trí tuệ năm 2005, trong đó, quy định cụ thể về các hoạt động, quyền và nhiệm vụ của
tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả. Và tại Điều 41 Nghị định 100/2006 NĐ-CP
1

Quản lý tập thể quyền tác giả, quyền liên quan - TS Mihaly Ficsor

Page 1 of 12


ngày 21/09/2006 cũng đã quy định cụ thể về điều kiện hoạt động cũng như cách thức
hoạt động của tổ chức này.
Dựa vào những quy định nói trên, ta có thể thấy rằng, tổ chức đại diện tập thể
quyền tác giả sẽ có quyền tiến hành các hoạt động và có các quyền, nghĩa vụ thực
hiện các nhiệm vụ sau đây:
•Thứ nhất, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả theo ủy quyền của tác giả, chủ
quyền sở hữu tác giả sẽ thực hiện các hoạt động sau:
- Thực hiện quản lý quyền tác giả
- Đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật
chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được ủy quyền
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên
- Tổ chức hòa giải khi có tranh chấp liên quan tới quyền tác giả.
•Thứ hai, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả có các quyền và nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội khác.
- Hợp tác với những tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và của các quốc gia
trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan
- Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, mà cụ thể là báo cáo cho Cục bản quyền tác giả Văn học –
Nghệ thuật theo định kỳ sáu tháng, hoặc 1 năm hoặc đột xuất về các hoạt động của
mình theo quy định tại Khoản 4 Điều 41 Nghị định 100/2006.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.

Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – VCPMC
Cùng với sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ, một số tổ chức đại diện quyền tác

giả, quyền liên quan đã ra đời tại Việt Nam như: Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm
nhạc Việt Nam- VCPMC, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam- VLCC, Hiệp
hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam- RIAV, Hiệp hội Quyền sao chép Việt NamVIETRRO.
Page 2 of 12


Để tìm hiểu về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, chúng ta sẽ nghiên cứu cụ
thể về Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – VCPMC. Đây là
một tổ chức quản lý tập thể trong lĩnh vực âm nhạc, là một đơn vị trực thuộc
Hội Nhạc Sỹ Việt Nam.
Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 19/2002/QD-NS ngày 19/4/2002
Về việc thành lập Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Trung
tâm với nhiệm vụ chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu
quyền tác giả, tác phẩm âm nhạc Việt nam làm cầu nối giữa người sử dụng và các tác
giả âm nhạc.
* Mục đích hoạt động của trung tâm (2)
- Khai thác và bảo vệ các quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc được pháp
luật công nhận bảo hộ trên cơ sở Hợp đồng ủy thác quyền tác giả;
- Giúp các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện chính
sách về quyền tác giả;
- Giúp những người sử dụng tác phẩm được thuận lợi và đảm bảo;
- Góp phần phát triển văn hóa âm nhạc thông qua hoạt động xã hội nghề nghiệp.
*Nguyên tắc hoạt động của trung tâm:
VCPMC hoạt động theo mô hình tổ chức quản lý tập thể dựa trên nguyên tắc cơ bản:
Phi lợi nhuận: Hoạt động không nhằm kinh doanh sinh lợi nhuận mà vì mục

đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc.
Minh bạch: Minh bạch về thông tin và tài chính.
Chính xác: Lưu trữ dữ liệu tác giả - tác phẩm chính xác; theo dõi và quản lý
chính xác việc sử dụng tác phẩm; phân phối chính xác tiền bản quyền tới các tác giả,
chủ sở hữu tác phẩm.
Hiệu quả: Sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất có thể.
II.

Thực trạng về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả.

2

Điều 3 Quyết định số 19/2002/QD-NS ngày 19/4/2002 Về việc thành lập Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc
Việt Nam

Page 3 of 12


Để có thể hiểu rõ hơn hoạt động của các tổ chức đại diện quyền tác giả,
quyền liên quan tại Việt Nam, ta sẽ tìm hiểu hoạt động của Trung tâm Bảo vệ quyền
tác giả âm nhạc Việt Nam trong những năm gần đây.
1. Về mặt tích cực.
VCPMC với vai trò là đại diện cho các nhạc sỹ Việt Nam bảo vệ quyền lợi
của họ với hoạt động chính là thu phí sử dụng và phân phối lại cho các thành viên,
Trung tâm đã không ngừng phát triển, mở rộng về số lượng thành viên, lĩnh vực thu
tiền bản quyền âm nhạc theo đó số tiền thu được từ tiền bản quyền phân phối đến các
thành viên tăng lên đáng kể.
Trong hoạt động của mình, VCPMC đã ký hợp đồng với như những đơn vị có
tên tuổi như VNPT, VTV, VTC, VOV, Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, hệ thống siêu thị… Ngày 1/6/2007, VCPMC đã trở thành thành viên của Liên

minh Quốc tế các hiệp hội của các nhà soạn nhạc và lời (CISAC). VCPMC đã có sự
hợp tác chặt chẽ với các tổ chức QLTT trong khu vực cũng như trên thế giới và đăng
ký kê khai thông tin của các tác giả Việt Nam với Liên minh Quốc tế các hiệp hội của
các nhà soạn nhạc và lời để các tác giả có thể nhận tiền bản quyền từ tổ chức. Điều
này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của VCPMC , đánh dấu việc VCPMC đã
chính thức gia nhập với cộng đồng quốc tế các tổ chức QLTT, có trách nhiệm bảo vệ
quyền tác giả đối với tất cả các tác phẩm âm nhạc quốc tế Việt Nam được sử dụng tại
các nước thành viên khác.



Những kết quả thu được trong 6 tháng đầu năm 2012(3)
Công tác Thành viên

Tính đến hết ngày 15/06/2012, số lượng các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã
tin tưởng ủy thác cho Trung tâm đã lên tới con số 2178 thành viên, 140 thành viên
tăng trong 06 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng thường xuyên cập nhật
hoạt động của Trung tâm, thông báo, thông tin pháp luật về quyền tác giả âm nhạc
thông qua website, hội âm nhạc địa phương...
3

báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2012 -

Page 4 of 12


Trong lần phân phối vừa qua (chi trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc cho thành
viên ngày 24/04/2012) Trung tâm đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của thành viên để
nâng cao hoạt động, khắc phục những điều còn hạn chế của Trung tâm. Theo đó, mức
độ từ hài lòng đến rất hài lòng của thành viên đối với hoạt động của Trung tâm đạt

95.91%. Có đến 90% thành viên được hỏi đồng ý với mức Hành chính phí hiện nay
Trung tâm đang trích lại để duy trì hoạt động, 86% thành viên được hỏi đồng ý với
Biểu mức thu tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc mà VCPMC đang áp dụng (4) , 85%
thành viên trả lời đã được xem kỹ bảng kê chi tiết và phần thuế thu nhập cá nhân khi
nhận phân phối tại Trung tâm.
• Công

tác thu tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc

Trong quá trình hoạt động của mình, số tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc mà
VCPMC thu được là đánh giá khách quan nhất về hiệu quả hoạt động của VCPMC.
Năm 2011, Trung tâm thu được 41,1 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2010. Đến hết
ngày 15/06/2012, số tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc mà Trung tâm thu được là hơn
14 tỉ đồng từ 21 lĩnh vực sử dụng âm nhạc trong và ngoài nước như: Nhạc chuông
chờ, khách sạn, nhà hàng, karaoke, biểu diễn, xuất bản, phát thanh, truyền hình...


Công tác Lưu trữ và Phân phối
Đây là công tác được Trung tâm đặc biệt quan tâm chú trọng ngay từ ngày

đầu thành lập. Trong 06 tháng đầu năm 2012, Trung tâm đã thực hiện 2 kỳ phân phối
cho thành viên trong nước và quốc tế. Kỳ 1 bắt đầu chi trả từ ngày 13/01/2012 với
tổng số tiền đưa vào phân phối là hơn 13 tỉ đồng (về nguyên tắc đây là số tiền đã thu
được từ tháng 10 đến hết tháng 12/2011). Kỳ 2 bắt đầu chi trả từ ngày 24/04/2012
với số tiền đưa vào phân phối là hơn 7 tỉ đồng (về nguyên tắc đây là số tiền đã thu
được từ tháng 01 đến hết tháng 03/2012). Tổng số tiền phân phối trong 06 tháng đầu
năm là: hơn 21 tỉ đồng.

4


được đăng công khai trên website:www.VCPMC.org

Page 5 of 12


Trung tâm cũng duy trì hoạt động đăng ký thông tin tác giả tác phẩm trên hệ
thống lưu trữ quốc tế CISnet và trên phần mềm lưu trữ tác giả tác phẩm châu Á
Mis@Asia theo tiêu chuẩn quốc tế, làm cơ sở cho việc tra soát, tìm kiếm thông tin,
theo dõi và thu tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc Việt Nam trên thế giới, và tiền sử
dụng tác phẩm âm nhạc thế giới tại Việt Nam.


Công tác hợp tác quốc tế

Bên cạnh những hoạt động trên, Trung tâm còn đẩy mạnh việc hợp tác với các tổ
chức quốc tế. Qua đó, Trung tâm đã tiến hành kí hợp đồng ủy thác song phương với
các tổ chức quản lý tập thể quốc tế. Tính đến giữa năm 2012, Trung tâm đã kí hợp
đồng hợp tác song phương với 44 tổ chức quản lý tập thể tương ứng trên thế giới, qua
đó số lượng các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Trung tâm được ủy thác để bảo vệ quyền
tác giả âm nhạc tại lãnh thổ Việt Nam lên tới 136 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng
nghĩa với việc tác phẩm âm nhạc Việt Nam cũng đang được bảo hộ trên 136 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Qua đó, tác phẩm âm nhạc Việt Nam được quản lý và khai thác trên
phạm vi quốc tế. Ngược lại, các tác phẩm quốc tế được sử dụng tại Việt Nam sẽ được
Trung tâm quản lý và khai thác. Những con số nêu trên đã thể hiện những đóng góp
to lớn của VCPMC trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở nước ta.
• Công

khai cập nhật các hoạt động của Trung tâm

Trung tâm tích cực đẩy mạnh việc cập nhật các hoạt động thông qua website là

www.VCPMC.org và www.musicmusic.vn. Tại đây, các thông tin liên quan đến
quyền tác giả, âm nhạc và các hoạt động của Trung tâm liên tục được cập nhật.
Người sử dụng tác phẩm âm nhạc, công chúng, thành viên của Trung tâm có thể tìm
kiếm thông tin cần thiết về hoạt động của Trung tâm, thủ tục đăng ký thành viên, xin
phép và trả tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc...
2. Về mặt hạn chế, khó khăn.
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, VCPMC còn tồn tại những hạn chế
cũng như gặp phải một số khó khăn nhất định trong hoạt động của mình.
•Hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của VCPMC.
Page 6 of 12




VCPMC còn thiếu sự linh hoạt trong việc thu tiền tác quyền đối với các

chương trình biểu diễn.
Sự thiếu linh hoạt trong việc tác quyền thực hiện qua việc trung tâm định giá
tiền tác quyền cho các tác giả theo số ghế ngồi trong chương trình biểu diễn. Ví dụ:
Chương trình tổ chức ở trung tâm hội nghị Quốc gia Mĩ Đình với 3800 ghế, ở nhà hát
lớn 600 ghế thì trung tâm dùng công thức nhân số ghế với giá vé rồi tính % ra để thu
mà không quan tâm tổ chức lỗ hay lãi. Như vậy, VCPMC chưa có sự quan tâm, chia
sẻ đối với đơn vị, tổ chức biểu diễn và vô hình chung điều này đã dẫn đến sự chống
đối từ họ.
 VCPMC chưa có barem cố định về mức thu phí tức quyền cho một ca khúc
biểu diễn.
Trung tâm VCPMC ra giá cao thấp không thống nhất như vậy đã khiến cho các
đơn vị tổ chức biểu diễn và các tác giả ủy thác cho trung tâm không thuyết phục và
tin tưởng. Điều này dẫn đến thực tế là nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn cố tình trì hoãn
việc thanh toán.

 VCPMC chưa có đầy đủ những văn bản, thủ tục cần thiết tạo sự minh bạch
trong thu và chi tác quyền.
Nhiều nhạc sĩ ủy thác quyền cho VCPMC như nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo,
Hoàng Sông Hương cho hay họ không được trung tâm cùng cấp thường xuyên và đầy
đủ các văn bản chứng từ thu phí tác quyền với ca khúc của họ. Việc VCPMC chưa có
đầy đủ các thủ tục, văn bản chứng từ về các khoản thu chi tiền tác quyền đã cản trở
việc giám sát của chính các tác giả ca khúc đối với hoạt động của trung tâm, đồng
thời điều này đã làm giảm lòng tin của những nhạc sĩ đã ủy quyền đối với trung tâm.
 Công tác tuyên truyền, giới thiệu về Trung tâm cũng như phổ biến pháp luật về
lĩnh vực quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng
mức. Trên thực tế, hiểu biết của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả về vấn đề sở
hữu trí tuệ còn hạn chế nên vấn đề tuyên truyền mang ý nghĩa quyết định đến hiệu
quả hoạt động của Trung tâm. Xét thực tế hiện nay, ta thấy được rất nhiều tác giả, chủ
Page 7 of 12


sở hữu quyền tác giả và những người sử dụng tác phẩm âm nhạc không quan tâm
cũng như có được những hiểu biết đúng đắn về vấn đề này. Website của Trung tâm
chưa được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Thực tế, website chỉ cung cấp được
những thông tin cơ bản nhất từ hoạt động trong hai năm gần đây nhất của Trung tâm
mà chưa làm rõ được quá trình hình thành, quyền, nhiệm vụ và những hoạt động của
Trung tâm một cách chi tiết. Đó có thể coi là một thiếu sót lớn của Trung tâm. Chính
vì vậy, công tác truyền thông của Trung tâm cần được đẩy mạnh hơn nữa.
 Danh sách các lĩnh vực phải thu tiền sử dụng tác phâm âm nhạc của trung tâm
còn chưa đầy đủ dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả của hoạt động này. Điều này có
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Đây cũng
là một hạn chế cần sớm khắc phục trong hoạt động của VCPMC.
 Trung tâm được thành lập từ năm 2002 nhưng cho đến nay số lượng các chi
nhánh hay hệ thống đại diện tại các tỉnh thành phố còn rất hạn chế. Trung tâm mới
chỉ có 1 trụ sở chính tại Hà Nội, 1 chi nhánh tại Hồ Chí Minh và 2 cơ sở đại diện tại 2

tình, thành khác. Con số này là quá nhỏ so với một lĩnh vực hoạt động vô cùng rộng
lớn của trung tâm. Điều này ảnh hưởng đến công tác quản lí cũng như việc thực hiện
các hoạt động của Trung tâm tại nhiều tỉnh, thành trong nước.
• Những khó khăn VCPMC gặp phải.
Ngoài những hạn chế trong nội tại của VCPMC làm giảm hiệu quả hoạt động
của trung tâm còn những yếu tố khác gây lên như qui định của pháp luật, ý thức của
người sử dụng âm nhạc cũng như nhận thưc của chính tác giả thành viên và sự phát
triển củ công nghệ với mặt trái của nó.


Không kiểm soát được các tác phẩm phái sinh.

ở Việt Nam hiện nay, tình trạng “đạo nhạc” xảy ra với phần lớn vụ việc là các
sáng tác âm nhạc trong nước “đạo” các sáng tác âm nhạc của nước ngoài. Ví dụ như:
Mưa – Minh Vương; Hãy yêu nhau ngày sau – Y Phong…Bên cạnh những tình trạng
trên cũng đã xuất hiện tình trạng Việt Nam bị ăn cắp bản quyền vởi các tác giả nước
ngoài. Ví dụ như: Ca khúc “Vầng trăng khóc” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung bị ca
Page 8 of 12


sĩ các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc dịch và hát với phiên bản của
nước này.


Khó khăn trong việc quản lí quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng.

Trên thực tế các ca sĩ nhận các lời mời đi hát ở các quán coffee, quán bar hay
thậm chí là ở nước ngoài… diễn ra khá thường xuyên nhiều ca sĩ nhận lời mời đi hát,
nhận tiền thù lao từ khách hàng nhưng không hề trả cho tác giả. VCPMC không thể
kiểm soát được, hát chỗ này chỗ kia… không thể quản lí hết được.



Khó khăn trong việc kiểm soát quyền sao chép.

Với sự phát triển của công nghệ số, việc sao chép các tác phẩm âm nhạc trở nên
đơn giản hơn rất nhiều. Đối với những hoạt động sao chép có mục đích lợi nhuận thì
VCPMC gần như không kiểm soát được.
Có những trang web có kí kết với VCPMC như: tamtay.com; zingmp3.com…
Nhưng có rất nhiều trang web không tiến hành đăng ki với VCPMC mà vẫn sao chép
cá nhân thì việc kiểm soát càng khó khăn hơn. Người sử dụng chỉ cần bỏ ra một
khoản tiền vừa phải để có thể sở hữu một đĩa nhạc đang thịnh hành vô hình chung,
người sử dụng đã sao chép và truyền bá tác phẩm một cách bất hợp pháp, gây ảnh
hưởng đến quyền lợi của các tác giả - chủ sở hữu và những người liên quan…
Qua việc tìm hiểu thực tiễn hoạt động của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm
nhạc Việt Nam- VCPMC, ta thấy được hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể
quyền tác giả đang đạt được những thành quả tích cực. Các tổ chức đại diện tập thể
quyền tác giả đã trở thành cầu nối giữa các chủ sở hữu quyền tác giả với những người
sử dụng tác phẩm, tạo nên nhu cầu cao trong việc bảo vệ quyền tác giả, nâng cao ý
thức và hiểu biết của tác giả cũng như những người sử dụng tác phẩm. Hơn nữa, các
tổ chức này đã đạt được những hợp tác quan trọng với các tổ chức quốc tế, tạo ra môi
trường pháp lí lành mạnh giữa các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả và các
quyền liên quan. Tuy vậy, bên cạnh những thành quả đó vẫn tồn tại những hạn chế
nhất định cần sớm được khắc phục trong thời gian tới.
III.

Giải pháp để hoàn thiện về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả:
Page 9 of 12


Qua nghiên cứu về thực trạng hoạt động của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm

nhạc Việt Nam trên đây, có thể rút ra một số giải pháp để hoàn thiện về tổ chức đại
diện tập thể quyền tác giả ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, để tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả có thể trở thành một tổ chức
độc lập, bảo vệ quyền lợi của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền
liên quan thì tổ chức này không nên hoạt động với mục đích phi lợi nhuận như khoản
1 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ quy định. Bởi họ cũng cần phải có ngân sách riêng
nhằm đảm bảo chi trả được tiền lương cho những cán bộ, nhân viên của tổ chức mình
hoặc trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết để từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được
đặt ra với tư cách là một tổ chức bảo vệ quyền tác giả. Ngân sách của tổ chức có thể
lấy từ tài sản đóng góp của những tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan tham gia vào hoạt động của tổ chức. Đối với vấn đề này, pháp luật
cũng cần phải có quy định rõ ràng cụ thể về mức đóng góp của mỗi thành viên tham
gia. Điều này không chỉ đảm bảo cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả có thể
độc lập hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ
sở hữu quyền liên quan mà còn giúp những cán bộ, nhân viên của mình làm việc tích
cực hơn; ghi nhận sự đóng góp xứng đáng của họ cho tổ chức này.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý của hệ thống các tổ chức đại diện tập thể
quyền tác giả. Trong Luật Sở hữu trí tuệ cũng như các nghị định hướng dẫn đều chưa
có quy định cụ thể, chi tiết về bộ máy quản lý của tổ chức này. Chính vì vậy, các nhà
làm luật cần ban hành văn bản hướng dẫn quy định một cách thống nhất bộ máy quản
lý của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả để đảm bảo hoạt động điều hành có
hiệu quả của tổ chức cũng như phân công rõ nhiệm vụ của từng chức danh trong bộ
máy quản lí nhằm tránh sự chồng chéo quyền hạn. Cũng cần phải có sự chuẩn hóa hệ
thống tổ chức, bộ máy, lĩnh vực quản lý, các chế độ báo cáo, chế độ tài chính, các
quy trình đàm phán, thu và phân phối tiền bản quyền tuân thủ theo đúng quy định của
pháp luật, đạt tiêu chuẩn quản lý quốc tế (ISO).

Page 10 of 12



Thứ ba, tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ của các tổ chức đại
diện tập thể quyền tác giả. Trên thực tế, những người tham gia trong các tổ chức này
chỉ chuyên về các lĩnh vực của riêng họ (đối với trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm
nhạc Việt Nam những người tham gia chủ yếu là các nhạc sỹ) nên họ thường không
nắm vững và đầy đủ các kiến thức pháp lý, gây khó khăn cho việc bảo vệ quyền lợi
của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong các tổ
chức. Do vậy, cũng cần có quy định cụ thể những cán bộ của các tổ chức này không
chỉ có chuyên môn trong lĩnh vực của họ mà phải có cả những kiến thức cần thiết về
pháp luật, đặc biệt là Luật Sở hữu trí tuệ. Các thành viên trong tổ chức cũng cần được
bồi dưỡng, cử đi học các khóa học về pháp luật nhằm nâng cao trình độ.
Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế để hoàn thiện tổ chức đại diện tập thể
quyền tác giả. Cần có sự tăng cường quản lý, chỉ đạo công tác hợp tác quốc tế, tận
dụng có hiệu quả sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức đại diện tập thể quyền
tác giả quốc tế thông qua việc ký kết các chương trình hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật. Ngoài
ra, từng bước nghiên cứu tiến tới ký kết ủy thác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan với các tổ chức đại diện tập thể quốc tế tương ứng khi có đầy đủ các điều kiện.
Thứ năm, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả.
Các tổ chức này cần phải thống nhất ý kiến đệ trình Quốc hội nhằm xây dựng một
văn bản pháp luật quy định cụ thể, chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy…
của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả. Trên thực tế, Việt Nam hiện nay có 4
tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, nhưng lại không có sự thống nhất về bộ máy
điều hành, nhiệm vụ, quyền hạn giữa 4 tổ chức này. Họ chỉ hoạt động dựa trên điều lệ
riêng của tổ chức mình đã gây không ít khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát hoạt
động của cơ quan Nhà nước đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, cũng
như ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
chủ sở hữu quyền liên quan.
Thứ sáu, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả cũng nên chú trọng ứng
dụng các biện pháp kĩ thuật vào hoạt động của mình. Hiện tại các biện pháp kĩ
Page 11 of 12



thuật, tin học đang được thực hiện tại Việt Nam còn khá thô sơ, việc xử lí kỹ thuật
trong công tác sắp xếp dữ liệu, bảo vệ thông tin còn nhiều bấp cập. Hệ thống quản lí
tân tiến chưa được ứng dụng tại các tổ chức này, điển hình như ở Trung tâm Bảo vệ
quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, các nhân viên của VCPMC vẫn phải thực hiện việc
xâm nhập vào các website vi phạm, lấy chứng cứ, thống kê số liệu theo các cách thức
thông thường mà không hề có sự hỗ trợ của các phần mềm tự động. Do vậy trong thời
gian tới, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả trong đó có VCPMC cần đầu tư
xây dựng và hoàn thiện trang web, phần mềm hệ thống, cơ sở dữ liệu của mình để
quản lý tác phẩm, các đối tượng quyền liên quan, tác giả, chủ sở quyền tác giả, chủ sở
hữu quyền liên quan theo tiêu chuẩn quốc tế.

Page 12 of 12



×