Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các hình thức khai thác, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.27 KB, 12 trang )

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Mục lục
Trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Nhân loại đang bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của nền kinh tế tri thức. Tri thức
của con người đã trở thành lực lượng vật chất to lớn, là hàng hóa để trao đổi, mua
bán nhằm mục đích thu lợi nhuận. Các đối tượng của sở hữu trí tuệ như quyền liên
quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của
nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát song, sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý… ngày càng có vai
trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, là nhân tố
quyết định sự phát triển kinh tế - thương mại của mỗi quốc gia. Để hiểu thêm về
việc khai thác, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, nhóm em xin được tìm hiểu các hình
thức khai thác, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 2 (8) của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
ngày 14-7-1967 quy định: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các
tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu
diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả
1|Page

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công


nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ
chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ
kết quả của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và
công nghiệp”.
Từ khái niệm trên, sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhóm: sở hữu công
nghiệp bảo hộ các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,
nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở
hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định; và quyền tác giả bảo hộ các
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và những sáng tạo trong lĩnh vực quyền kề
cận hay được gọi là quyền liên quan.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với tài sản
trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp và quyền đối với giống cấy trồng (Khoản 1, Điều 4, Luật Sở hữu trí
tuệ 2005).
II. Các hình thức khai thác, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ.
1. Sử dụng trong sản xuất, kinh doanh.
Đây là việc ứng dụng các đối tượng của sở hữu trí tuệ vào sản xuất kinh
doanh trong các doanh nghiệp cụ thể: các doanh nghiệp có sử đụng các đối tượng
sở hữu trí tuệ là các sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu
dáng công nghiệp, bản quyền tác giả… trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Việc sử dụng và ứng dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ trong thực tiễn thường
được thể hiện dưới các hình thức như:
Phát triển các sáng chế và bảo hộ chúng thông qua việc sử dụng các bằng độc
quyền, sáng chế và giải pháp hữu ích; sản xuất các sản phẩm dựa theo các sáng
chế, các giả pháp hữu ích đã được cấp bằng hoặc các kiểu dáng công nghiệp, bản
quyền tác giả đăng ký bảo hộ; sử dụng các thông tin về sở hữu trí tuệ để hỗ trợ các
hoạt động nghiên cứu, phát triển các hoạt động giám sát công nghệ và kinh doanh;
2|Page

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2



LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

tích cực sử đụng nhãn hiệu hang hóa đã đăng ký và các dấu hiệu khác biệt khác để
hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm ; sử dụng các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất
xứ hang hóa để hỗ trợ marketing….
Ví dụ: Các tổ chức doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp vào việc sử dụng các
đối tượng sở hữu trí tuệ như: công ty cổ phần Traphaco; công ty may Việt Tiến…
2. Góp vốn vào doanh nghiệp bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ.
Theo Điều 5 Nghị định 102/2010/NĐ – CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn thi
hành một số điều Luật Doanh nghiệp thì: Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để
góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo
quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với
các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ tài chính
hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.
Ví dụ như Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin đã góp vốn bằng giá trị
quyền sử dụng nhãn hiệu VINASHIN vào các công ty khác với tỷ lệ là 30% tổng
số vốn điều lệ; nhãn hiệu VINACONEX cũng được chủ sở hữu nhãn hiệu góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu của mình vào các công ty khác với tỷ lệ là
5% tổng số vốn điều lệ.
3. Cầm cố, thế chấp quyền sở hữu trí tuệ.
Theo Điều 163 Bộ luật dân sự “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản”. Cũng theo Điều 181 Bộ luật dân sự: “quyền tài sản là quyền trị giá
được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu
trí tuệ”. Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ, với tư cách là quyền tài sản có thể được
dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp.
Như trường hợp của công ty Walt Disney, để đảm bảo cho hoạt động của mình,
công ty này đã phát hành trái phiếu với tài sản là các nhãn hiệu của Walt Disney,

kết quả là đã nhanh chóng huy động vốn lên đến 725 triệu USD.

3|Page

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Mặc dù việc cầm cố, thế chấp quyền sở hữu trí tuệ được ghi nhận về nguyên
tắc nhưng trong pháp luật hiện hành của nước ta chưa có quy định cụ thể hướng
dẫn việc cầm cố và thế chấp quyền sở hữu trí tuệ. Điều này làm hạn chế khả năng
sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại của các
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Nguyên nhân của những hạn chế trên xuất phát từ
thực tiễn hoạt động thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta. Trên
thực tế, những hoạt động này chưa phát triển nên chưa được pháp luật quan tâm
điều chỉnh.
4. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
a. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ.
Chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ là việc chủ sở hữu quyền sở hữu
trí tuệ cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn
bộ các quyền của mình theo hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật.
* Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng
có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền theo quy định.
Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại
Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không
được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29
của Luật này.
Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương

trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong
trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập
thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử
dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức,
cá nhân khác.
4|Page

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của
chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Ví dụ: dich giả Cao Xuân Hạo chuyển toàn bộ quyền tác giả đối với tác
phẩm dịch đèn không hắt bóng cho công ty phát hành sách Phương Nam thông
qua hợp đồng 2003.
* Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (lixăng) là việc chủ sở hữu quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng
sở hữu công nghiệp đó trong một thời hạn nhất định mà không chuyển giao quyền
sở hữu.
Đối tượng của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm
nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp; bí mật kinh doanh,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Không được chuyển giao quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý, tên thương mại; không được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập
thể cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập
thể đó; việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ được thực
hiện thông qua Hợp đồng li-xăng. Hợp đồng li-xăng chỉ có hiệu lực pháp lý đối

với bên thứ ba khi được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Ví dụ: Hãng nước uống giải khát có gas của Hoa Kỳ coca-cola vào Việt Nam
thông qua hình thức chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu coca-cola: 8/1995 một Liên
Doanh đầu tiên giữa caca-cala Đông Dương và công ty Vinafimaex được thành lập
có trụ sở tại miền bắc; 9/1995 một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên
công ty nước giải khát coca-cola Chương Dương trên cơ sở liên kết giữa coca-cola
và công ty Chương Dương của Việt Nam; 1/1998 một liên doanh nữa xuất hiện ở
miền trung coca-cola Non Nước. là liên kết giữa coca-cola Đông Dương tại Việt
Nam và công ty nước giải khát Đà Nẵng.
Ngày 6/2001 hợp nhất thành một dưới sự quản lý coca-cala Việt Nam; 3/2004
coca-cola Việt Nam chuyển giao cho sabco, một trong những tập đoàn đóng chai
danh tiếng của coca-cola trên thế giới. hiện nay coca-cola có 3 nhà máy đóng chai
5|Page

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

toàn quốc: Hà Nội- Đà Nẵng-TP Hồ Chí Minh. Doanh thu hàng năm 38.500 triệu
USD.
* Chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng: Chuyển giao quyền
sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện
một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của
mình.Trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc
chuyển giao quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các
đồng chủ sở hữu. Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải được thực
hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
b. Chuyển nhượng quyền sở hữu.
Chuyển nhượng là việc chủ sở hữu bán tất cả các quyền sở hữu trí tuệ độc

quyền của mình và được một cá nhân khác hoặc pháp nhân khác mua các quyền
đó. Khi tất cả các quyền độc quyền đối với một đối tượng của sở hữu trí tuệ đã
được bảo hộ thì chủ sở hữu của nó chuyển giao cho một cá nhân hoặc một pháp
nhân khác không có giới hạn hoặc có một giới hạn theo quy định của thời gian
bảo hộ đối tượng đó hoặc các điều kiện khác, thì “việc chuyển nhượng” các
quyền đó được xem như đã được thực hiện.
Hành vi pháp lý khi chủ sở hữu một sáng chếđược bảo hộ chuyển giao các
quyền đó cho người khác được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức một tài liệu
pháp lý thường được gọi là “văn bản chuyển nhượng” hay đơn giản hơn, một
“chuyển nhượng”. Bên chuyển giao được gọi là “bên chuyển nhượng” và cá nhân
hoặc pháp nhân kia, bên nhận chuyển giao, được gọi là “bên nhận chuyển
nhượng”.
Khi việc chuyển nhượng được tiến hành,“bên chuyển nhượng” không còn
một quyền bất kỳ về sở hữu trí tuệ. “Bên nhận chuyển nhượng” trở thành chủ sở
hữu mới của sở hữu trí tuệ và được phép thực thi tất cả các quyền độc quyền của
chủ sở hữu quyền ban đầu.

6|Page

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Ví dụ: Chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của Tập đoàn các Xí
nghiệp liên hợp Vedan (Đài Loan) trong công ty cổ phần hữu hạn Vedan - Việt
Nam cho Công ty Burghley Enterprises Pte,Ltd (Singapore). Burghley Enterprises
có vốn đầu tư đăng ký trên 387 triệu USD, vốn pháp định 99 triệu USD.
5. Nhượng quyền thương mại.
Về phương diện pháp lý, tại Điều 284 Luật Thương mại năm 2005 quy

định: "Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu
hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng
kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh."
Trước khi có Luật Thương mại 2005, hầu như pháp luật nước ta không đề cập
đến hình thức kinh doanh mới mẻ này, các doanh nghiệp kinh doanh dưới hình
thức nhượng quyền thương mại phải vận dụng các quy định trong pháp luật về dân
sự, kinh tế, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ... Do đó, mặc dù hình thức
nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở nước ta từ những năm 1990 thế kỷ trước
nhưng sự phát triển còn rất hạn chế; đa số công chúng chưa có được sự nhận thức
đúng đắn về hình thức kinh doanh mới mẻ này; quyền và nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ hợp đồng franchising trong nhiều trường hợp không được tôn
trọng... điều đó, đòi hỏi nhà nước phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho hình
thức kinh doanh mới mẻ này. Ngày 14 tháng 06 năm 2005, Luật Thương mại năm
2005 được ban hành trong đó có các quy định về nhượng quyền thương mại. Tiếp
đến, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư số 09/2006/TT-BTM
ngày 25 tháng 05 năm 2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương
7|Page

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM


mại. Đây là hai văn bản hướng dẫn khá chi tiết và đầy đủ với việc xác định các
vấn đề cơ bản như khái niệm nhượng quyền thương mại, quyền thương mại, điều
kiện nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại, đăng ký
hoạt động nhượng quyền thương mại và các vấn đề tài chính liên quan đến nhượng
quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại có một số ưu điểm như mở rộng được quy mô
kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất; Giảm chi phí
phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền; Tạo
dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính; Thâm nhập và
thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí
rủi ro thấp nhất; Tận dụng nguồn lực “địa phương” để thâm nhập hiệu quả vào thị
trường nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ
một rào cản thương mại hoặc pháp lý nào…
Chính vì những ưu điểm trên mà các công ty quốc tế tiếp tục sử dụng hình
thức nhượng quyền thương mại để xâm nhập vào thị trường Việt Nam như một
kênh xuất khẩu hiệu quả. Như Kentucky Fried Chicken (1997), Dilma, Qualitea
(Sri lanka), KFC, Pizza Hut, New Horizons IT Center, The Coffee Bean, Leaf &
Bean Coffee, Bud’s Ice Cream, Tuti Fruity, Lotteria (Nhật)…
Ở Việt Nam hình thức nhượng quyền thương mại cũng đang dần được các
doanh nghiệp quan tâm. Điển hình như Công ty Nam An là chủ một số nhà hàng
Phở 24 rất thành công. Thành công đó thể hiện ở công thức nấu phở, cách thức
phục vụ, trang trí… và cuối cùng là mang lại giá trị cho thương hiệu Phở 24. Các
doanh nghiệp khác muốn thành công như Phở 24, họ có thể ký hợp đồng nhượng
quyền thương mại và trở thành bên nhận quyền (franchisee). Công ty Nam An,
với tư cách là bên nhượng quyền - franchisor, sẽ yêu cầu bên nhận quyền đầu
tư xây dựng nhà hàng, tuân thủ các công thức nấu phở, cách thức phục vụ,
trang trí của Nam An. Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được khai trương và tháng 06
năm 2003 tại số 5, đường Nguyễn Thiệp, Quận 1. Đến tháng 7 năm 2011, Phở 24
đã sở hữu 71 cửa hàng với 53 cửa hàng trong nước tại các thành phố lớn như Hồ
8|Page


BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương; và 18 cửa hàng
tại nước ngoài như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Phnom Penh (Cam
Pu Chia), Macau - Hong Kong và Tokyo (Nhật Bản). Các cửa hàng này sẽ phải
tuân thủ theo các điều kiện về cách thức nấu phở, cách thức phục vụ của nhân viên
cũng như cách trang trí cửa hàng theo yêu cầu của công ty Nam An. Ngoài ra thì
Trung Nguyên, lụa Á Châu, cafe Passio, bánh mì Bamizon, Buncamita, cơm tấm
Thuận Kiều, thời trang Foci, chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart, giầy T&T… cũng
đang sử dụng hình thức nhượng quyền thương mại để thu lợi nhuận.
6. Chuyển giao công nghệ.
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một
phận hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên
nhận công nghệ (Khoản 8 Điều 3 Luật chuyển giao công nghệ). Trong đó:
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao
toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức,
cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với
việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu
trí tuệ.
Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ là tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức,
cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng
công nghệ do các bên thỏa thuận.
Đối tượng của chuyển giao công nghệ là bí quyết kỹ thuật (là thông tin được
tích lũy, khám phá tron quá trình nghiên cứu sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu
công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ,

sản phẩm công nghệ); Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới
dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức,
thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;
Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

9|Page

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối
tượng sở hữu trí tuệ…
Ví dụ như ngày 1/3/2008 tại Hà Nội công ty Cordlaps (Singgapore) đã ký kết
hợp đồng chuyển giao quyền công nghệ phân lập và bảo quản tế bào gốc cho Việt
Nam hay gần đây Ngày 28/9, tại Hội trường Nhà máy Gạch không nung DmC đã
diễn ra buổi lễ ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất Gạch không nung,
loại xi măng cốt liệu giữa DmC Group và Công ty Cổ phần Vệ sinh Môi trường
Đông Khê.

10 | P a g e

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sở hữu trí tụê là một công cụ đắc lực đối

với việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Thực tiễn cho thấy, nhiều
công ty, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng
nhờ khai thác có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ. Đối với các doanh nghiệp nước ta,
quyền sở hữu trí tụê cũng đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Qua những phân tích và ví dụ trên đây, có thể thấy
tài sản trí tuệ của doanh nghiệp có vị trí không nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Khi được chú trọng và khai thác một cách tối ưu, tài sản
“vô hình” này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường sức mạnh, nâng cao vị thế, uy
tín và khả năng cạnh tranh để nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

11 | P a g e

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2


LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bộ luật dân sự 2005.
2. Luật Thương mại 2005.
3. Luật sở hữu trí tuệ 2005.
4. Công ước Stockholm năm 1967 thành lập tổ chức SHTT thế giới (WIPO).
5. Quyền sở hữu công nghiệp, TS. Nguyễn Thanh Tâm, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
2006.
6. />7. />8. />
12 | P a g e

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2




×