Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Khái quát chung về giải quyết tranh chấp thương mại và trọng trài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.61 KB, 18 trang )

A, Lời mở đầu.
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn hay bất đồng về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hợp đồng thương mại.
Trong điều kiện kinh tế thị trường đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, tự do hóa thương mại thì tranh chấp thương mại xuất hiện như một
hiện tượng kinh tế-xã hội tất yếu. Để giải quyết những tranh chấp này có bốn
phương thức chủ yếu trong đó trọng tài là một phương thức thể hiện được
nhiều ưu thế. Song thực tiễn áp dụng ở Việt Nam thì vẫn còn nhiều hạn chế,
thiếu sót.
B, Nội dung.
I, Khái quát chung về giải quyết tranh chấp thương mại và trọng trài
thương mại.
1.1, Giải quyết tranh chấp thương mại.
1.1.1, tranh chấp thương mại.
Theo luật thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm
mục đích sinh lời, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. Các tranh chấp
phát sinh trong hoạt động thương mại, chủ yếu là hoạt động của thuonwg
nhân được gọi là tranh chấp thương mại.
Hiểu một cách khái quát thì tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn
hay bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện
các hoạt động thương mại. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đặc biệt là
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại thì tranh chấp
thương mại xuất hiện nhu một hiện tượng kinh tế- xã hội tất yếu.

1


1.1.2, Phương thức giải quyết tranh chấp.
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng tồn tại bốn phương thức
giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản đó là: thương lượng, hòa giải, trọng


tài thương mại và tòa án.
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
của bên thứ ba theo các nguyên tắc đã được pháp luật quy định như tôn
trọng sự thỏa thuận của các bên, giải quyết công khai…thể hiện được tính tự
do trong thỏa thuận. Đồng thười quyết định của trọng tài cũng được đảm bảo
thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế khi được pháp luật bảo đảm thi hành.
1.2, Trọng tài thương mại.
1.2.1, Khái niệm trọng tài thương mại.
Theo từ điển tiếng Việt trọng tài là tài phán trung laapjhay người thứ ba
được cử làm trung gian phân xử, giải quyết tranh chấp.
Trong khoa học pháp lý, khái niệm ttrong tài được tiếp cận theo nhiều góc
độ khác nhau, nhưng hai phương ndieenj chủ yếu được nhắc tới là xem
trọng tài như một thiết chế giải quyết tranh chấp hoặc trọng tài là một
phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo khoản 1 điều 3 LTTTM 2010 thì “trong tài thương mại là mottj
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành
theo quy đinh của luật này”
Tuy có nhiều nhận định khác nhau về trọng tài thương mại song nhìn
chung có thể đánh giá ttrongj tài thương mại là hình thức giải quyết tranh
chấp phi chính phủ, thông qua hoạt động của các trọng tài viên với tư cách là
bên thứ ba độc lập, được các bên có tranh chấp tin tưởng lựa chọn.
1.2.2, đặc điểm của trọng tài thương mại.
Với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, trọng
tài thương mại có những đặc điểm sau:

2


Một là, tranh chấp giải quyết bằng trọng tài thương mại luôn có sự tham gia
của bên thứ ba là một hội động trọng tài hay một trọng ài viên duy nhất do

các bên thỏa thuận lựa chọn đóng vai trò là trung gian giữa hai bên, phán xét
một cách công tâm trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Hai là, trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp
thương mại thông qua thủ tục tố tụng chặt chẽ. Trong quá trình giải quyết
tranh chấp thương mại trọng tài viên và các bên đương sự pải tuyệt đối tôn
trong và tuôn thủ theo đúng trình tự, thủ tục nêu tại LTTTM 2010 và quy tắc
tố tụng của tổ chức trọng tài quy định.
Ba là, phán quyết cuối cùng của trọng tài đưa ra là sự kết hợp linh hoạt
giữa yếu tố thỏa thuận và yếu tố tài phán.
1.2.3, các hình thức trọng tài.
Hiện nay, trọng tài thương mại ở các nước nói chung tồn tại dưới hai hình
thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thương trực.
a) trọng tài vụ việc.
trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài hình thành trên sự thỏa thuận
của các bên để giải quyết tranh chap. Hình thức trọng tài này chỉ tồn tại
trong thời gian giải quyết tranh chấp, sau khi tranh chấp được giải quyết
trọng tài vụ việc sẽ chấm dứt.
cơ cấu tổ chức của trọng tài vụ việc nhìn chung rất đơn giản và linh
hoạt. trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trưc, không có bộ máy điều
hành thường xuyên, liên tục và thậm chí không có danh sách trọng tài viên
riêng.
Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình. Do vậy khi
đưa ra vụ tranh chấp để giải quyết các bên có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ
quy tắc tố tục phổ biến nào, mà thông thường là quy tắc tố tụng của trung
tâm trọng tài uy tín ở trong nước và trên quốc tế.

3


b) trọng tài thường trực.

theo pháp luật việt nam trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các
trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ có tư cách
pháp nhân có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định.
Các trung tâm có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất các trung tâm ntrongj tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm
trong hệ thống cơ quan nhà nước. các trung tâm này được thành lập theo
sáng kiến của trọng tài viên khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép, chức không

được bởi nhà nước. hoạt động của trung tâm trọng tài

theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí từ nhà nước.
Thứ hai các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân tồn tại độc lập với
nhau. Trung tâm trọng tài là tổ chức thỏa mãn đầy đủ các điều kiện pháp
nhân bao gồm: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài
sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. mỗi trung tâm
trọng tài là một pháp nhân tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm
trọng tài khác.
Thứ ba tổ chức quản lí của các trung tâm trọng tài rất đơn giản gọn nhẹ. Cơ
cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài
biên của trung tâm. Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phỏ chủ
tịch trung tâm và có thể có tổng thư kí trung tâm.
Thứ tư mỗi trung tâm trọng tài tự quyết đinh lĩnh vực hoạt động và quy
tắc tố tụng riêng.
Thứ năm hoạt động xét sử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các
trọng tài viên của trung tâm.
1.2.4, Ưu điểm và hạn chế của hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại.


4


a) ưu điểm:
thứ nhất :giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đảm bảo được
bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp của các bên tranh chấp. theo điều 4
LTTTM 2010 giả quyết tranh chấp bằng trọng tài thưng mại được tiến hành
công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đây là một ưu thế so
với nguyên tắc xét sử công khai của tòa án trong trường hợp giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực thương mại đầy nhậy cảm.
thứ hai :giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được thực hiện
theo trình tự tố tụng linh hoạt mềm dẻo LTTTM 2010 quy đinh thủ tục giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đơn giản, chủ yếu dựa trên thỏa
thuận của các bên, và đề cao sự thỏa thuận này. Các bên đương sự có thể
thỏa thuận về: ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài (khoản 2 điều 10
LTTTM 2010), địa điểm vụ tranh chấp (khoản 1 điều 11 LTTTM 2010), đối
với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài các bên có thể chọn luật áp dụng
(khoản 2 điều 14 LTTTM 2010).
Thứ ba : phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm, tính
chung thẩm của phán quyết trọng tài được thể hiện khi các bên đưa tranh
chấp ra giải quyết tại trọng tài, vụ việc đó xẽ được xét xử ở một cấp duy
nhất, phán quyết của trọng tài đư ra có hiệu lực như bản bản án của tòa án và
có giá trị ràng buộc với các bên tranh chấp. khi bphans quyết đưa ra các bên
không thể chống án hay kháng án.
Thứ tư : giaỉ quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại giúp duy trì
được mối quan hệ đối tác của các bên. Trước khi đem vụ tranh chấp thương
mại để giải quyết bằng trọng tài, các bên cùng ngồi bàn bạc, nêu ý chí
nguyện vọng chủ quan của mình, từ đó xây dựng nhũng thỏa thuận nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích của đôi bên trong quâ trình tố tụng trọng tài chính sự


5


trao đổi trên cơ sở tôn trọng mong muốn của nhaub nên các bên giữ được
mối hòa khí.
Thứ năm : phán quyết trọng tài được sự công nhận quốc tế. Thông qua
một loạt các công ước quốc tế, đặc biệt là công ước New-york năm 1958 về
thi hành và công nhận quyết định trọng tài nước ngoài, các quyết định của
trọng tài xẽ được công nhận và thi hành tai các quốc gia, vùng lãnh thổ và
thành viên của các nước.
Tóm lại, luật trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại có những ưu điểm nhất định so với các phương thức khác nhu
thương lượng hòa giải, tòa án. Nó vừa mang tính tự do, tự đinh đoạt, vừa có
chức năng nduy trì các mối quan hệ hợp tác, hơn nữa nó vẫn đảm bảo tính
bắt buộc cưỡng chế cho việc thi hành phán quyết trọng tài.
b) han chế:
thứ nhất : trọng tại chỉ xét xử một lần chung thẩm tạo nên hiệu lực cho
phán quyết trọng tài, song đồng thời hạn chế cơ hội sửa chứa nếu có sai xót
về nội dung hay không đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các bên tranh chấp.
thứ hai :phán quyết của trọng tài có thể bị tuyên hủy bởi quyết định của
tòa án là một hạn chế. Vì nó hạn chế hiệu lực của phán quyết trọng tài cũng
như giảm sự tin cậy vào cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Thứ ba trọng tài có tính chất phi chính phủ nên khi hiểu biết của một bộ
phận dân trí về trọng tài chưa cao thì sự tin tưởng về khả năng, hiệu quả
công việc, giá trị pháp lí của phán quyết trọng tài…cũng còn hạn chế.
II. giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật hiện
hành.
2.1 các nguyên tắc giả quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được quy
định cụ thể tại điều 4 LTTTM 2010 cụ thể như sau:


6


a) nguyên tắc về thỏa thuận
thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại có thể phát sinh hoặc không phát sinh.
Quyền lực của trọng tài hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận, không có thỏa
thuận thì sẽ không có trọng tài.
Tại khoản 1 điều 4 LTTTM 2010 quy định điều kiện “tranh chấp được
giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận
trọng tài có thể thỏa thuận trước hoặc sau khi tranh chấp”. ngay khi kí kết
hợp đồng tức là khi tranh chấp chưa sảy ra, quyền và nghĩa vụ của các bên
chưa có bất kỳ mâu thuẫn gì, các bên đã có thể thỏa thuận dự liệu phương
thức giải quyết tranh chấp cho tương lai hoặc có thể lựa chọn phương thức
trọng tài sau khi tranh chấp đã được nảy sinh. Sau khi phát sinh tranh chấp,
thẩm quyền giải quyết tranh chấp xẽ thuộc về trọng tài. Tòa án phải từ chối
giải quyết nếu nhận được đơn khởi kiện. viêc ra hạn, thay đổi, hủy bỏ, vô
hiệu của hợp đồng không làm mất giá trị pháp lí của thỏa thuận trọng tài.
Hiệu lực của thỏa thuận được pháp luật ghi nhận tai điều 19 LTTTM 2010.
Về hình thức thỏa thuận trọng tài: LTTTM quy định cụ thể tai điều 16,
thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, có thể tồn tại là một điều
khoản trong hợp đồng hoặc điều khoản riêng trường hợp xác lập bằng hình
thức khác thì hình thức này phải có giá trị tương đương như văn bản như là:
Fax, telex.
Về thỏa thuận trọng tài vô hiệu: thỏa thuận trọng tài vô hiệu là trường hợp
các bên thỏa thuận về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhưng thỏa thuân
đó không được công nhân hiệu lực. các trường hợp thỏa thuận ttrongj tài vô
hiệu được quy định tai điêu 18 LTTTM 2010 bao gồm:
- tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng

tai quy định tại điều 2 luật này.

7


- người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định
của pháp luât.
- người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự
- Hình thức thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại điều 16 luật
này
- một trong các nbeen bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác n lập
thỏa thuận trọng tài và yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
- thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm pháp luật.
b) trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận các bên nếu thỏa thuận đó
không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức đảm bảo cao nhất
quyền tự đinh đoạt của các bên. Các bên có thể thỏa thuận với nhau và tự
quyết định trung tâm trọng tài, địa điểm giải quyết tranh chấp và thủ tục tố
tụng trọng tài. Thẩm quyền của trọng tài cũng do các bên trao cho nên khoản
1 diều 4 LTTTM 2010 quy đinh “ trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận
của các bên…”.
c) trọng tài biên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định
của pháp luật
Trọng tài viên với tư cách là người thức ba được các bên tranh chấp tin
tưởng trao quyền giải quyết vụ tranh chấp nên cần nhận thức đúng nghĩa vụ
vị trí của mình để đưa ra phán quyết cuối cùng, vô tư, khách quan, đảm bảo
quyền và lợi ích tối đa cho các bên đương sự. để đảm bảo yếu tố vô tư,
khách quan trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp hoặc các bên có
quyền yêu cầu thay đổi trọng tài viên nếu thấy “ trọng tài viên là người thân
thích hoặc là người đại diện của một bên” hay “ trọng tài viên có lợi ích liên

quan trong vụ tranh chấp” ( khoản 1 điều 42 LTTTM 2010)

8


d) các bên tranh chấp đều biết được quyền và nghĩa vụ của mình.
Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình (khoản 3 điều 4 LTTTM). Các bên tranh chấp
có địa vị pháp lí ngang nhau giữa các công dân, pháp nhân và tổ chức họ đều
có thể giải quyết bằng trọng tài đối với mọi tranh chấp thuộc thẩm quyền
giải quyết của trọng tài thương mại. trong quá trình giải quyết tranh chấp họ
được đảm bảo quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau.
e) giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại phải được tiến hành
công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Khi đưa vụ tranh chấp ra giải quyết, việc bảo đảm bí mật kinh doanh, uy
tín danh dự, thương hiệu doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhà
kinh doanh. Chính vì vậy pháp luật cho phép họ có thể tự thỏa thuận xét xử
kín.
2.2 thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của trọng tài thương
mại.
Theo LTTTM 2010, một tranh chấp xẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của
trọng tài khi đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:
Một là : nếu tranh chấp thỏa mãn một trong các trường hợp sau thì tranh
chấp đó thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại.
TH1: tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
TH2: tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên hoạt động
thương mại.
TH3: tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết
bằng trọng tài thương mại.
Như vậy là so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 thì phạm vi vụ

việc thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại đã dược mở rộng.

9


Hai là: các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có
hiệu lực.
2.3) Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
a, Đơn kiện và thụ lí đơn kiện
Bước đầu của quá trình tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện
đến trung tâm trọng tài (trong trường hợp giải quyết bằng trung tâm trọng
tài) hay gửi đơn kiện cho bị đơn (trong trường hợp giải quyết bằng trọng tài
vụ việc). Trong quá trình tố tụng các bên có thể bổ sung, sửa đổi đơn kiện.
Đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3
điều 30 LTTTM 2010. Một trong những nội dung quan trọng của đơn kiện là
nguyên đơn chỉ ra cụ thể thông tin về người được nguyên đơn chọn làm
trọng tài viên. Cùng theo đưn kiện các bên cần gửi theo bản thỏa thuận trọng
tài, đây là tài liệu quan trọng để trung tâm trọng tài đánh giá tranh chấp có
được thụ lí hay không. Thời hiệu khởi kiện theo tố tụng trọng tài là hai năm
kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.
b, tự bảo vệ của bị đơn
Theo điều 35 LTTTM 2010, trong thời hạn luật định bị đơn phải gửi cho
trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ (đối với tranh chấp giải quyết tại trung tâm
trọng tài). Đối với tranh chấp giải quyết tại trọng tài vụ việc, nếu các bên
không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được
đơn kiện và các tài liệu kèm theo do chính nguyên đơn gửi, bị đơn phải gửi
đồng thời hai bản tự bảo vệ cho nguyên đơn và trọng tài viên, kềm theo các
thông tin về người được chọn làm trọng tài viên.
c, thành lập hội đồng trọng tài.
Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thường trực thì mỗi bên

trong tranh chấp sẽ chọn một trọng tài viên và hai trọng tài viên đó sẽ cùng
chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Nếu hết

10


hạn luật định mà bị đơn không chọn được trọng tài viên cho mình thì chủ
tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.
Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, ngay từ khi
nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn họ đã chọn trọng tài viên cho mình và
bị đơn trong bản tự bảo vệ cũng đã chọn ra một trọng tài viên. Và hai trọng
tài đó sẽ bầu ra một trọng tài viên khác làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Điều
khác ở đây là nếu bị đơn không chọn trọng tài viên thì một hoặc các bên có
quyền yêu cầu tòa án chỉ định trọng tài viên cho các bị đơn. Căn cứ xác định
thẩm quyền của tòa án được quy định tại khoản 2 điều 7 LTTTM 2010.
d, chuẩn bị giải quyết vụ việc
Sau khi hội đồng trọng tài được thành laapj trành chấp thương mại sẽ
chính thức được chuẩn bị giải quyết. Quá trình này gồm các công việc:
nghiên cứu hồ sơ, xác định sự việc, thu thập chứng cứ, áp dụng các biện
pháp khẩn cấp tạm thời.
e, hòa giải
Hòa giải là một trong những biện pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh
chấp tại trọng tài. Trong tố tụng trọng tài hòa giải không phải là thủ tục tố
tụng bắt buộc song hội đồng trọng tài phải tôn trọng việc tự hòa giải của các
bên.
f, tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài
Thời gian tiến hành, địa diểm giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận.
trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì chủ tịch hội đồng trọng tài
quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp và phải gửi giấy
triệu tập cho các bên đương sự tham gia phiên họp chậm nhất là 30 ngày

trước nhày mở phiên họp.
Các bên có thể trực tiết tham dự phiên họp giải quyeets tranh chấp hoặc cử
đại diện của mình, nếu bị đơn đã được gửi giấy triệu tập mà vắng mặt không

11


có lí do thì phiên họp vẫn được tiến hành, các bên đương sự cũng có thể yêu
cầu hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp nếu có lí do
chính đáng.
Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài phải đưa ra
phán quyết trọng tài. Quyết định trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc
đa số, nếu vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài
viên này quyết định. Quyết định của trọng tài phải đảm bảo về nội dung và
hình thức theo quy định của luật này.
2.4, Hủy, thi hành phán quyết của trọng tài.
a, hủy phán quyết của trọng tài: phán quyết của trọng tài là quyết định
cuối cùng về nội dung đơn kiện sau khi hội đồng trọng tài đã nghiên cứu hồ
sơ, thu thập chứng cứ…về nguyên tắc phán quyết cuẩ trọng tài là quyết định
trung thẩm và được các bên thi hành. Tuy nhiên phán quiets của trọng tài lại
có thể bị tòa án tuyên hủy nếu thuộc một số trường hơp nhất định được quy
định cụ thể tại điều 68 LTTTM 2010 cụ thể là:
1, tòa án xem xét hủy quyết định của trọng tài khi có đơn yêu cầu của một
hoăc hai bên.
2, phán quyết của trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
-không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu
-thành phần hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với
thỏa thuận của các bên và trái với quy định của luật này
- vụ tranh chấp không thuộc phạm vị thẩm quyền giải quyết của trọng tài
- chứng cứ do các bên cung cấp mà trọng tài dựa vào đó đẻ ra phán quyết là

giả mạo…
- phán quyết của trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam.

12


b, Thi hành phán quyết trọng tài
Về nguyên tắc quyết định của trọng tài là quyết ddingj trung thẩm, có
hiệu lực từ ngày công bố, các bên buộc phải thi hành. Sau thời hạn 30 ngày
kể từ từ ngày thi hành nếu một bên không tự nguyện thi hành cũng không có
yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật thì bên được
thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn gửi cơ quant hi hành án cấp
tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi cóa tài sản của bên thi hành, thi hành
quyết định của trọng tài.
III, Thực tiễn áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam và nguyên nhân giải pháp khắc
phục.
3.1, thực trạng giải quyết tranh chấp thưong mại bằng trọng tài ở Việt
Nam.
a, số lượng các vụ tranh chấp thương mại được giải quyết tại các trung
tâm trọng tài còn thấp.
Như chúng ta đã biết trọng tài được chính thức thành lập từ những năm
1960 với tên gọi là trọng tài king tế, qua những chặng đường phát triển hiện
nay cả nước ta có 7 trung tâm trọng tài tập trung ở các thành phố lớn, trung
tâm kinh tế chính trị-xã hội như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương.
Tuy số lượng của các trung tâm trọng tài không phải là quá ít nhưng số
vụ tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài lầ rất ít, theo bản
báo cáo của các trung tâm trọng tài các năm 2004,2005,2006 thì năm 2004

tổng số vụ tranh chấp thương mại giải quyết bằng trọng tài là 37 vụ, năm
2005 là 34 vụ, năm 2006 là 46 vụ.
Qua số liệu trên cho thấy các trung tâm trọng tài hoạt động chưa có hiệu
quả, trọng tài tuy không phải là một chế định mới mẻ nhưng các doanh

13


nghiệp việt nam vẫn chưa có thói quen sử dụng dịch vụ trọng tài như một
trong những cơ chế cơ bản đẻ giaiar quyết tranh chấp phát sinh trong quá
trình hoạt động thương mại.Các lĩnh vực tranh chấp được giải quyết bằng
trọng tài thương mại ở Việt Nam còn rất hạn chế phần lớn là các vụ đòi nợ
(tranh chấp liên quan tới việc thanh toán không đúng hạn), hoặc các tranh
chấp về chất lượng hàng hóa, điều kiện giao hàng.
b, số lượng phán quyết của trọng tài được thi hành ttreen thực tế còn
rất ít.
3.2, Những ưu điểm và hạn chế của hoạt động giải quyết tranh chấp
thương mại của trọng tài ở Việt Nam.
Qua tìm hiểu về trọng tài thương mại, ta thấy hoạt động giải quyết ttranh
chấp của trọng tài có một số ưu điểm như: các vụ việc ddwowcj giải quyết
bởi ccacs chuyên gia có nhiều king nghiệm, số lượng các vụ tranh chấp dược
giải quyết tuy ít nhưng triệt để, tất cả cấc vụ tranh chấp đều được giữ bí mật
từ đầu tới cuối. Chưa có bất kỳ sự phản ánh nào về việc tin tức các vụ tranh
chấp bị lộ ra ngoài.
Ngoài một số ưu điểm trên thì hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài
cũng có một số hạn chế như tính chuyên nghiệp chưa cao, trên thực tế thì
chưa phát huy được một số ưu điểm trong quá trình giải quyết tranh chấp.
3.3, Nguyên nhân và giải pháp.
Sở dĩ tính chuyên nghiệp của hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng
tài chư cao là vì hoạt động này chưa được mội người biế đến một cách phổ

biến, chưa lấy được lòng tin của thương nhân, dẫn đến sự lựa chọn sử dụng
phương thức này thấp.
Số lượng các vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài ít, các trọng tài viên
ít có cơ hội tích lũy kinh nghiệm nên tính chuyên nghiệp chưa cao.
Một số giải pháp khắc phục tình trạng này là:

14


Thứ nhất: tăng cường năng lực của trung tâm trọng tài và đội ngũ trọng
tài viên nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài, chiếm được sự tin cậy của các thương nhân. Vì trọng tài viên là
trung tâm, là hạt nhân quan trọng nhất của hoạt động này, tất cả những công
tác hỗ trợ khác như sửa đổi pháp luật, phổ biến tuyên ttruyeenf về trọng tài
sẽ không có hiệu quả nếu đội ngũ trọng tài viên còn thiếu về số lương, yếu
về chất lượng, trình độ chuyên môn.Dội ngũ trọng tài viên yếu kém sẽ không
thuyết phục được các doanh nghiệp rằng trọng tài là một phương thức giải
quyết các tranh chấp đáng tin cậy. vì vậy vấn đề cốt lõi hiện nay là phải tăng
cường năng lực của đội ngũ trọng tài viên, để làm được điều này các trung
tâm trọng tài cần phải:
- có chiến lược bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ trọng tài viên. Hiện nay lĩnh vực
chuyên sâu của đội ngũ trọng tài viên không đồng đều, số lượng đọi ngũ
trọng tài viên hoạt động trong lĩnh vực lao động, liên doanh, vận chuyển
hàng hóa, xây dựng kỹ thuật còn rất ít do đó phải có chiến lược đòa tạo đội
ngũ trọng tài viên trong các lĩnh vực này để đáp ứng được nhu cầu của thị
trường.
- Tăng cường cơ sở vật chất cần thiết cho các trung tâm trọng tài vì đó chính
là “bộ mặt” của các trung tâm trọng tài. Các trung tâm trọng tài phải chú ý
phát triển hoạt động của mình theo hướng chuyên nghiệp.
- có chính sách thu hút các trọng tài viên giỏ, giàu kinh nghiệm trong việc

giải quyết các tranh chấp.
Thứ hai: để hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại được nhiều
người biết đến thì các trung tâm trọng tài cần có chiến lược quảng cáo để số
lương người biết đến hoạt động này ngày càng nhiều hơn, có nhiều cách như
phổ biến, tuyên truyền bằng cách phát tờ rơi, tài liệu, tổ chức buổi tọa đàm
hội thảo, nói chuyện chuyên đề. Có thể kết hợp việc tuyên truyền với các

15


hoạt động khác như tư vấn trợ giúp pháp lí, diễn đàn doanh nghiệp, các khóa
học bồi dưỡng pháp luât. Ngoài ra cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cá
nhân, tổ chức kinh doanh trong việc tiếp cận dịch vụ trọng tài thông qua
trang web của các trung tâm trọng tài.
Thứ ba: hiện nay LTTTM không đưa ra biện pháp đảm bảo cho việc thực
hiện quy định trong tài viên phải giữ bí mật về vụ tranh chấp mà mình giải
quyết pháp luật phải đưa ra các biện pháp bảo đảm rõ rang. Ví dụ: có thể
quy định hình thức chế tài là cấm trọng tài viên hành nghề trong một thời
gian nhất định nếu vi phạm quy định đảm bảo tính bí mật của vụ tranh chấp.
Thứ tư : LTTTM 2010 có nghi nhận sự hỗ trợ của tòa án và cơ quant hi
hành án đối với hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại của trọng tài,
nhưng không có văn bản cụ thể hướng dẫn cụ thể vấn đề này. Đối với sự hỗ
trợ cuả tòa án đã có một số quy định trong LTTTM 2010 nhưng đối với sự
hỗ trợ của cơ quan thi hành án thì chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể.
C. KẾT LUẬN
Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại. tại việt nam trọng tài thương mại không phải là một chế
định mới, trong suốt hơn 40 năm tồn tại trọng tài thương mại việt nam dần
trưởng thành theo sự chuyển đổi của đất nước.


16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Đào Trí Úc – những vấn đề cơ bản của LTTTM - tạp chí nhà nước và
pháp luật số 1/2010
2, Nguyễn Thị Hải – những điểm mới của LTTTM 2010 so với pháp lệnh
TTTM 2003 – khóa luận tốt nghiệp – Hà Nội 2011
3, Đào Thị Thúy Hằng – thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng
trọng tài ở việt nam theo quy định của pháp luật hiện hành – khóa luận tốt
nghiệp 2010
4, Nguyễn Thị Thu Hoài – hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại và
tòa án ở việt nam hiện nay – từ góc độ so sánh – luận văn thác sĩ luật học –
Hà Nội 2011
5, Nông Quốc Bình ( chủ biên 2007 ) giáo trình luật thương mại quốc tế Trường ĐHL Hà Nội, NXB tư pháp
6, giáo trình luật thương mại 2 – Trường ĐHL Hà Nội, NXB công an nhân
dân
7, LTTTM 2010
8, pháp lệnh TTTM 2003

17


MỤC LỤC

18




×