Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Những vấn đề lí luận chung về giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.33 KB, 8 trang )

I. Những vấn đề lí luận chung về giải quyết tranh chấp thương mại thông
qua trọng tài thương mại.
1Tranh chấp thương mại và các hình thức giải quyết tranh chấp thương
mại.
Tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng xã hội. Nó ra đời, tồn tại và
biến đổi cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng
hóa. Chính vì vậy, mức độ, hình thức, nội dung tranh chấp phụ thuộc vào
tính chất và quy mô của quan hệ thương mại.Trong điều kiện hiện nay,
cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế thị trường, các quan hệ thương mại
trong nước cũng như quan hệ thương mại quốc tế ngày càng trở nên sôi
động, đa dạng và phức tạp thì tranh chấp thương mại xảy ra là điều không
thể tránh khỏi. Các vụ tranh chấp diễn ra ngày càng phức tạp về nội dung,
gay gắt về mức độ tranh chấp, cần phải được giải quyết một cách kịp
thời.
Tranh chấp thương mại theo nghĩa khái quát nhất là sự bất đồng chính
kiến, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền lợi và nghĩa vụ giữa
các chủ thể tham gia hoạt động thương mại.Tranh chấp thương mại là
loại tranh chấp phổ biến nhất, thường xuyên nhất phát sinh trong hoạt
động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh với nhau trong hoạt động
thương mại.
Ở Việt Nam, khái niệm tranh chấp thương mại trong từng giai đoạn khác
nhau cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Lần đầu tiên khái niệm tranh
chấp thương mại được đưa ra trong luật Thương mại 1997 và tiếp tục
được khẳng định trong Pháp lệnh về Trọng tài thương mại 2003. Tại
Điều 238, Luật Thương mại năm 1997 nêu rõ: “ Tranh chấp thương mại
là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nội dung trong hoạt động thương mại”. Như vậy, lần đầu tiên khái
niệm tranh chấp thương mại được đưa ra đã cho ta hiểu một cách khái
quát về khái niệm tranh chấp thương mại cũng như cho ta thấy quan điểm
của các nhà làm luật của Việt Nam về vấn đề này.


Tranh chấp thương mại có những đặc điểm cơ bản như:
Thứ nhất, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong hoạt
động thương mại. Nói cách khác, tranh chấp thương mại là sản phẩm của
hoạt động thương mại. Vì vậy, sự đa dạng của các lĩnh vực hoạt động
thương mại quy định tính chất, mức độ, hình thức của tranh chấp thương
mại.
Thứ hai, chủ thể của tranh chấp thương mại là thương nhân.
Thứ ba, tranh chấp thương mại thường gắn liền với tài sản có giá trị
lớn. Khác với tranh chấp trong dân sự, tranh chấp thương mại thường có
giá trị rất lớn, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh rất
lớn thậm chí có thể tác động tới hoạt động của cả hệ thống kinh doanh
của nền kinh tế. Do đó, việc giải quyết thỏa đáng, nhanh gọn, hiệu quả,
kịp thời tranh chấp thương mại là yêu cầu hết sức cần thiết.
Tranh chấp thương mại có tính phản ứng dây chuyền. Tranh chấp
thương mại xảy ra trong một công đoạn nào đó của chu trình sản xuất
kinh doanh thường có mối quan hệ hữu cơ với các công đoạn khác. Vì
thế, tranh chấp thương mại mang tính dây chuyền và nếu không giải
quyết dứt điểm, kịp thời có thể làm phát sinh những tranh chấp tiếp theo
trong nền kinh tế.
Tóm lại, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh trong đời sống
kinh tế - xã hội. Vì vậy, nó cũng hội tụ đầy đủ những đặc điểm của một
tranh chấp nói chung. Tuy nhiên, đây là loại tranh chấp đặc thù phát sinh
trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên nó có những điểm khác biệt với
các loại tranh chấp khác, đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết
nhanh gọn, hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể kinh doanh.
Giải quyết tranh chấp thương mại.
Tranh chấp thương mại là hệ quả tất yếu xảy ra trong hoạt động kinh
doanh và vì vậy, giải quyết tranh chấp phát sinh được coi là đòi hỏi tự
thân trong nền kinh tế. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên,
duy trì trật tự kinh tế cần phải có một cơ chế giải quyết tốt nhất.

Giải quyết tranh chấp thương mại chính là việc lựa chọn các hình
thức, biện pháp thích hợp để giải tỏa mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi
ích giữa các bên, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể
chấp nhận được. Nói cách khác, đây chính là quá trình các chủ thể có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp ( hòa giải, trọng tài viên, thẩm
phán…) lựa chọn các biện pháp, hình thức phù hợp để giải tỏa mâu
thuẫn, bất đồng giữa các bên. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội, mức độ hoàn thiện của pháp luật, sự ảnh hưởng của văn
hóa dân tộc…của các quốc gia khác nhau có thể xây dựng các cách thức,
biện pháp giải quyết các tranh chấp khác nhau. Ngày nay, dưới sự tác
động của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận rộng rãi các hình thức giải quyết
như: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.
Trong đó, hình thức hình thức giải quyết tranh chấp thương mại qua
trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết quan trọng và khá
phổ biến ở các nước hiện nay. Đây là phương thức giải quyết có nhiều ưu
thế trong đó nổi bật là tính nhanh gọn, tính bí mật và phán quyết của
trọng tài có tính chất chung thẩm. Đây cũng là con đường được nhiều
doanh nghiệp trên thế giới tin tưởng và lựa chọn. Các doanh nghiệp của
Việt Nam cũng đang đi theo xu hướng này.
Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO – một sân
chơi mà tranh chấp thương mại xảy ra thường xuyên. Vì vậy, các doanh
nghiệp của Việt Nam cần có cái nhìn nghiêm túc về phương thức giải
quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, từ đó, vận dụng phương thức
này một cách hiệu quả nhất.
2Trong tài thương mại – một phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại trong nền kinh tế thị trường.
Khái niệm về trọng tài thương mại và đặc điểm của trọng tài thương
mại.
Thực tiễn thương mại trên thế giới đã chứng tỏ rằng, trọng tài là một

phương thức hữu hiệu để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương
mại. Phương thức này đã xuất hiện từ lâu và ngày càng được sử dụng
rộng rãi nhất là trong lĩnh vực thương mại ở những nước có nền kinh tế
phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê gần đây, ở các nước có nền kinh
tế phát triển, trên 90% các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng
phương thức trọng tài thương mại. Vậy trong tài thương mại là gì và vì
sao phương thức giải quyết tranh chấp này lại được giới thương nhân tin
tưởng để giải quyết các tranh chấp của họ như vây? Đây vẫn là những
câu hỏi còn nhiều tranh luận và có nhiều quan điểm khác nhau.
Theo khoản 1điều 2phap lệnh trọng tài thương mại năm 2003 nêu rõ:
“ Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt
động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình
tự, thủ tục do pháp luật quy định”.
Như vậy, trong khoa học pháp lý nói chung và trọng tài thương mại
nói riêng, dù được hiểu ở những góc độ khác nhau nhưng tựu chung lại,
có thể nhìn nhận Trọng tài thương mại với hai tư cách:
- Một là: Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh
chấp.
- Hai là: Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp.
* Trọng tài thương mại với tư cách là phương thức giải quyết tranh
chấp.
Với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại,
trọng tài thương mại có những điểm đặc thù sau:
Một là: Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài luôn có sự tham gia
của một bên thứ ba, đó là các trọng tài viên với tư cách là người “ cầm
cân nảy mực”, hoạt động hoàn toàn độc lập và không hoạt động như luật
sư cho một bên nào cả.
Hai là: Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp thông qua
một thủ tục tố tụng chặt chẽ. Khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài, trọng
tài viên và các bên đương sự phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà pháp

lệnh trọng tài, điều lệ và quy tặc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy
định.
Ba là, kết quả giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng
tài tuyên đối với các bên đương sự của vụ tranh chấp, phán quyết của
trọng tài mang tính chất chung thẩm, vừa kết hợp yếu tố thỏa thuận ( các
bên đương sự có thể thỏa thuận trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp, luật
áp dụng đối với vụ tranh chấp…), vừa kết hợp yếu tố tài phán ( có giá trị
bắt buộc đối với các bên).
* Trọng tài với tư cách là cơ quan giải quyết tranh chấp.
Trọng tài được hiểu là một cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Ở các nước có nền
kinh tế thị trường phát triển, trọng tài được thừa nhận là cơ quan tài phán
độc lập, tồn tại song song với tòa án. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp,
các bên đã thỏa thuận đưa ra giải quyết tại trọng tài và thỏa thuận này có
hiệu lực mà sau đó các bên lại đưa đơn yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa
án sẽ từ chối giải quyết vụ việc do vụ việc không thuộc phạm vi thẩm
quyền của mình.
Xuất phát từ bản chất vốn có của trọng tài, trọng tài có những đặc
điểm khác hẳn tòa án. Điều đó được thể hiện:
Thứ nhất: Trọng tài là tổ chức xã hội nghề nghiệp, không do nhà nước
thành lập mà do các trọng tài viên thành lập để giải quyết các tranh chấp
phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Do đó, khi xét xử, trọng
tài không nhân danh nhà nước mà nhân danh “ quyền lực tư” để đưa ra
phán quyết.
Thứ hai, trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà xuất phát từ
sự thỏa thuận của các bên chủ thể tranh chấp, có nghĩa là chính các chủ
thể tranh chấp với việc lựa chọn trọng tài giải quyết cho mình đã trao
quyền lực xét xử cho trọng tài.
Thứ ba, phán quyết của trọng tài vừa có tính tài phán của cơ quan có
thẩm quyền xét xử, vừa thể hiện ý chí, sự thỏa thuận của các bên. Tuy

nhiên, trọng tài không phải là cơ quan xét xử nhà nước như Tòa án nên
phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước. Phán
quyết chỉ có bắt buộc đối với các bên tranh chấp mà không có giá trị đối
với bên thứ ba.
Như vậy, với tư cách là một cơ quan tài phán, trọng tài tồn tại độc lập,
song song với Tòa án và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi
được các chủ thể tranh chấp lựa chọn.
Các hình thức tổ chức trọng tài thương mại.
Trọng tài vụ việc (Trọng tài Adhoc).
Trọng tài vụ việc là trọng tài được lập ra theo yêu cầu của các đương
sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể tự giải thể khi tranh chấp đó

×