Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

một số vấn đề về hình thức của di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.68 KB, 20 trang )

A. MỞ BÀI
Trong cuộc sống mỗi con người “sinh lão bệnh tử” là hiện tượng của tự nhiên.
Không ai có thể chạy trốn nó, thoát khỏi nó, chính và vậy việc cần làm là đối diện
với nó và chấp nhận nó. Việc được cất tiếng khóc trào đời để được sống, được hít
thở không khí trong lành là một niềm vui lớn lao tuy nhiên chưa chắc việc rời xa
khỏi thế giới này lại đem đến toàn những nỗi buồn. Biết đâu đấy khi không còn
sống trên trái đất này nữa thì đang có một nơi tuyệt vời khác đang chờ đón. Vì thế
tất cả mọi người trước khi nằm xuống, ai cũng đều muốn để lại những gì mình có
là tốt nhất, là có ý nghĩa và có tác dụng nhất cho những người ở lại. Họ có thể để
lại những lời căn dặn, những lời khuyên bảo hay phổ biến nhất hiện nay vẫn là
việc phân chia lại tài sản cho những những người ở lại. Chính vì vậy vấn đề di
chúc đã được đặt ra và nó trở thành đối tượng nghiên cứu của luật dân sự. Nội
dung của di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người lập nhưng về những
biểu hiện hay nói cách khác là hình thức của di chúc thì có chỉ thể lựa chọn một
trong hai cách mà pháp luật quy định, đó là: di chúc bằng văn bản và di chúc
miệng. Việc lập di chúc theo hình thức nào cần tuân thủ theo những quy định rất
cụ thể của bộ luật dân sự. Việc tìm hiểu về vấn đề hình thức của di chúc rất có ý
nghĩa, nó phục vụ trực tiếp cho bản thân mình sau này, chính vì vậy em đã chọn
đề bài: “một số vấn đề về hình thức của di chúc” để làm bài tập lớn học kỳ.

1


B. NỘI DUNG
I. DI CHÚC
1. Khái niệm
Thuật ngữ “di chúc” đã được đề cập và sử dụng nhiều trong đời sống nên từ lâu
đã trở thành một vấn đề hết sức quen thuộc đối với nhân dân ta. Tuy vậy, nó
thường chỉ được hiểu một cách đơn giản như: di chúc là sự dặn lại của một người
trước lúc chết với những người khác về những việc cần làm, nên làm. Còn đứng
trên phương diện khoa học pháp lý thì di chúc là phương tiện phản ánh trung thực


ý nguyện cuối cùng của cá nhân trong việc dịch chuyển tài sản của họ sau khi
chết. Vì vậy Điều 646 BLDS 2005 có quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của
cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Theo quy định trên thì di chúc phải có những yếu tố sau:
a. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là bất cứ chủ thể
nào khác: di chúc do cá nhân tự nguyện lập ra với mục đích dịch chuyển tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình cho người còn sống khác, sau khi người lập di chúc
chết. Di chúc trước hết phải là sự thể hiện ý chí của cá nhân, đây là ý chí mang
tính chất đơn phương của người lập di chúc. Tuy nhiên, theo quy định của pháp
luật thì vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung (Điều
663- BLDS2005). Trường hợp này xuất hiện ý chí của cả vợ chồng (2 người)
nhưng vẫn là sự thể hiện tính đơn phương của di chúc. Vì vợ, chồng là hai chủ thể
đứng về một phía (trong việc lập di chúc) để định đoạt tài sản cho những người
thừa kế. Xét về tính chất của giao dịch dân sự di chúc là sự thể hiện ý chí đơn
phương, hoàn toàn độc lập tự định đoạt ý chí của cá nhân người lập di chúc mà
không có bất kỳ sự lệ thuộc nào vào bất kỳ ý kiến của ai, do vậy di chúc là giao
dịch dân sự một bên.
b. Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho
người khác. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nếu di chúc không đề cập đến việc
2


“chuyển tài sản” này thì di chúc cũng không tồn tại giá trị pháp lý dưới góc độ
pháp luật dân sự. Thực tế trong cuộc sống, vẫn thấy không phải mọi di chúc đều
nhằm chuyển tài sản của người lập di chúc cho người thừa kế nhất định mà di
chúc thể hiện ý nguyện nào đó của người lập di chúc. Những di chúc này thường
xuyên là sự thể hiện ý chí của người viết di chúc căn dặn các con, các cháu phải
đoàn kết, chăm chỉ lao động và học tập, giúp đỡ, đùm bọc yêu thương lẫn nhau
trong những lúc khó khăn. Di chúc thể hiện một ý hoặc một vài ý nguyện nào đó
và những người còn sống phải suy nghĩ và tự sửa chữa rèn luyện bản thân. Di

chúc căn dặn con cháu phải trông nom mồ mả tổ tiên và chỉ ra những vị trí của
ngôi mộ, đôi khi di chúc còn chứa đựng một số nội dung như: bí mật của gia đình,
dòng họ được tiết lộ, lập hương hỏa… Xét về mặt ý nghĩa xã hội thì di chúc này
không nhằm chuyển dịch bất cứ tài sản nào của người lập di chúc cho những
người được nêu tên trong di chúc hoặc chỉ cụ thể người nào hoặc người lập di
chúc chỉ đề cập chung chung mà không nói rõ là ai. Những di chúc này không
thuộc loại di chúc do luật dân sự điều chỉnh và những tranh chấp có thể có trong
xã hội này không được giải quyết bằng việc khởi kiện ra tòa án mà dựa trên cơ sở
thỏa thuận, hòa giải. Tuy nhiên, tính chất và nội dung của loại di chúc này không
thể xác định là trái pháp luật mà là di chúc đề cập loại nghĩa vụ tự nhiên, pháp
luật không điều chỉnh hậu quả pháp lý của nghĩa vụ tự nhiên đó. Không ai ép
buộc một người nào đó thực hiện những loại nghĩa vụ này, họ được quyền thực
hiện hoặc không thực hiện tùy theo lương tâm và ý chí chủ quan của mỗi người,
đồng thời họ cũng không phải chịu bất cứ hậu quả pháp lý nào. Ví dụ: về nghĩa
vụ thăm nom mồ mả tổ tiên, không ai bắt ép con, cháu của người đã chết hay bất
cứ ai thực hiện công việc này. Tuy nhiên dư luận xã hội sẽ lên án họ còn về góc
độ pháp luật thì họ sẽ không phải chịu hậu quả pháp lý nào. Di chúc thể hiện ý chí
chủ quan của người lập, tuy nhiên ý định của người lập di chúc nhằm chuyển tài
sản của mình cho người khác sau khi chết có thể không thực hiện được trong
những trường hợp sau:
3


+ Tài sản được định đoạt trong di chúc cho người thừa kế hưởng đã không còn
vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di chúc.
+ Những người thừa kế được chỉ định thừa kế theo di chúc đã chết trước, chết
cùng thời điểm với người lập di chúc.
+ Những người thừa kế được chỉ định thừa kế theo di chúc đều không có quyền
hưởng, từ chối quyền hưởng di sản..
Cả ba trường hợp trên đều làm cho mục đích chuyển tài sản của người lập di chúc

cho người thừa kế không đạt được. Phần di chúc không thể thực hiện được là
phần di chúc vô hiệu.
c. Di chúc có hiệu lực sau khi người để lại di chúc chết.
Như đã nói ở trên di chúc là giao dịch dân sự một bên. Vì vậy trước tiên phải có
sự đáp ứng đầy đủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại
Điều 122- BLDS 2005:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật; không trái đạo đức xã hội;
c. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong
trường hợp pháp luật có quy định”.
Mặt khác, di chúc là một loại giao dịch đặc biệt, đồng thời chỉ có hiệu lực khi
người lập ra nó chết. Do hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc và nội
dung của di chúc nhằm vào việc thờ cúng, để lại di tặng nhằm trao tặng cho một
hoặc nhiều người vẫn không chắc chắn vì khi còn sống, người lập di chúc có
quyền thay đổi ý chí của mình trong việc lập di chúc, theo đó nội dung của di
chúc bị thay đổi theo. Ý chí của cá nhân người lập di chúc có tính khả biến, vì ý
chí trước hết do tâm lý, tình cảm của người lập di chúc chi phối và cung bậc tình
cảm đối với những người được chỉ định thừa kế theo di chúc lại rất khác nhau. Có
nghĩa là khi người lập di chúc còn sống thì ý chí và tình cảm của họ vẫn có thể
4


thay đổi vì vậy kéo theo đó là nội dung của di chúc cũng thay đổi theo. Khi mà
người đó chết thì nội dung của di chúc không thể thay đổi được nữa và chỉ khi đó
thì di chúc mới phát sinh hiệu lực. Quy định này của pháp luật đã vô tình đã làm
phát sinh hành vi tẩu tán tài sản trước khi chết của một số người, kéo theo đó là
lợi ích của người thứ ba – các chủ nợ có thể bị xâm phạm. Cụ thể, trong xã hội đã

có nhiều trường hợp một người còn sống đã cho tập hợp các con, các cháu của
mình để nghe việc thể hiện ý chí. Đó có thể là tài sản này sẽ để lại cho ai thừa kế,
phần thừa kế của mỗi người cũng được định đoạt theo ý chí của người có tài sản.
Những người được chỉ định hưởng di sản thừa kế đã không thể chờ đợi sau khi
người lập di chúc chết và họ đã thỏa thuận chia tài sản của người có ý nguyện
định đoạt của mình. Trong trường hợp này, những người được người có tài sản
chỉ định hưởng di sản sau khi người có tài sản chết nhưng đã nhận tài sản trong
khi người có tài sản vẫn còn sống thì những trường hợp này không phải là người
thừa kế theo di chúc. Lúc này tính chất của quan hệ đã là hợp đồng tặng cho- cả
người có tài sản và người được tặng cho tài sản đều còn sống. Người nhận được
tài sản trong trường hợp này không phải là người thừa kế theo di chúc, vì di chúc
chưa phát sinh hiệu lực thi hành. Chính vì vậy những người được nhận tài sản
trong trường hợp này không phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh sau khi người để
lại di sản chết. Điều này gây ra một thực tế trong xã hội đó là trường hợp một
người khi còn sống có nghĩa vụ tài sản với người khác, người này có tài sản để
thực hiện nghĩa vụ của mình với bên có quyền nhưng lại mang tài sản đó tặng cho
người khác và khi người này qua đời đã không còn tài sản, do đó bên phải chịu
thiệt ở đây là những người chủ nợ. Pháp luật chưa quy định trường hợp này nên
họ cũng không biết và không thể yêu cầu ai thanh toán nghĩa vụ tài sản của người
chết.
2. Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người
khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di
chúc. Tìm hiểu về thừa kế theo di chúc chúng ta cần nắm rõ những vấn đề sau:
5


Thứ nhất: người lập di chúc: một cá nhân khi còn sống có quyền lập di chúc để
định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ ai. Người lập di chúc bao giờ cũng là cá
nhân, không thể là tổ chức. Pháp luật không quy định cá nhân có thể lập bao

nhiêu bản di chúc. Vì di chúc chỉ phát sinh hiệu lực pháp luật kể từ khi người lập
di chúc chết và nếu một người để lại nhiều bản di chúc thì bản di chúc cuối cùng
có hiệu lực thi hành. Người lập di chúc là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi có
các quyền sau:
- Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối tài sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản; người phân chia di sản;
- Có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.
Thứ hai: người thừa kế theo di chúc:
Sau khi mở thừa kế, nếu có di chúc và di chúc hợp pháp thì di sản được chia cho
người thừa kế. Người được chỉ định trong di chúc là người thừa kế theo di chúc
nếu họ đủ năng lực hưởng di sản (không mất quyền hưởng di sản). Người thừa kế
theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trường hợp người thừa kế là cá nhân,
thì có thể là người trong hoặc ngoài diện thừa kế. Người thừa kế theo di chúc
được hưởng phần di sản chỉ định trong di chúc, ngoài ra có thể được hưởng phần
di sản chia theo pháp luật, nếu họ là người thừa kế theo pháp luật. Người được chỉ
định thừa kế là cá nhân thì phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp
người được chỉ định trong di chúc chết trước thời điểm mở thừa kế, thì di chúc
không có hiệu lực, di sản được chia cho người thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp di chúc chỉ định một thai nhi sẽ hưởng thừa kế sinh ra sau khi mở
thừa kế mà còn sống, thì cá nhân đó có được hưởng thừa kế theo di chúc hay
không. Vấn đề này được quy định trong thừa kế theo pháp luật nhưng không quy
định trong thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên trường hợp này áp dụng tương tự pháp
luật để xác định thai nhi được chỉ định trong di chúc đã thành thai vào thời điểm
6


mở thừa kế hay chưa và nếu sinh ra sau thời điểm mở thừa kế mà còn sống thì sẽ

được hưởng thừa kế theo di chúc.
Người thừa kế theo di chúc có thể là cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức được
thành lập hợp pháp và còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người thừa kế theo di chúc có các nghĩa vụ được người lập di chúc giao cho và
các nghĩa vụ khác như người thừa kế theo pháp luật. Nếu người thừa kế theo pháp
luật được hưởng di sản theo di chúc và theo pháp luật, thì phải thực hiện nghĩa vụ
của người để lại di sản trong phạm vi toàn bộ di sản được hưởng.
Thứ ba: về hạn chế quyền của người lập di chúc: việc đặt ra vấn đề hạn chế
quyền của người lập di chúc là hoàn toàn cần thiết. Pháp luật thừa kế Việt Nam
cho phép cá nhân – người lập di chúc có quyền tự do, tự nguyện, tự định đoạt
trong việc lập di chúc để lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bất cứ ai
được hưởng sau khi người lập di chúc chết. Tuy nhiên sự tự do đó cũng được
pháp luật hạn chế trong một chừng mực nhất định. Bản chất của sự tự do đó phải
được đặt trong những mối quan hệ xã hội cụ thể. Quyền tự do định đoạt này cũng
cần đặt trong mối quan hệ với lợi ích và quyền lợi đối với những cá nhân, chủ thể
khác có liên quan. Chính vì vậy, pháp luật thừa kế Việt Nam cũng có những quy
định hạn chế đối với quyền tự định đoạt của người lập di chúc trong những
trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của những người là: cha, mẹ, vợ
chồng, các con dưới mười tám tuổi của người lập di chúc và các con tuy đã
trưởng thành nhưng không có khả năng lao động của người để lại di sản, trong
trường hợp này người có tài sản định đoạt trong di chúc không cho họ hưởng di
sản hoặc cho họ hưởng một phần di sản ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp
luật. (Điều 669 – BLDS 2005). Tuy nhiên những người nói trên không phải là
người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 – BLDS 2005 hoặc họ là
những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 643 – BLDS
2005.
7



Trường hợp 2: theo pháp luật thừa kế Việt Nam, người lập di chúc có quyền định
đoạt tài sản cho bất kỳ ai: người thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc người
khác ngoài những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật, có quyền cho tổ chức,
cho nhà nước hưởng di sản của mình. Tuy nhiên pháp luật không thừa nhận di
chúc của cá nhân định đoạt cho gia súc, gia cầm, cây cối được thừa kế. Trong
trường hợp di chúc của cá nhân định đoạt tài sản của mình cho vật nuôi, cây trồng
được hưởng thì di chúc đó trở nên vô hiệu tuyệt đối và không có giá trị thi hành.
Điều này có thể giải thích như sau: vật nuôi, cây trồng và các vật thể khác không
thể trở thành chủ thể của các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ thừa kế nói
riêng, chúng chỉ có thể dừng lại là đối tượng của các quan hệ xã hội. Và do đó vật
nuôi, cây trồng và các vật thể khác không thể tham gia vào quan hệ giao dịch dân
sự đặc biệt này. Điều hạn chế này chính là một sự khác biệt giữa luật dân sự Việt
Nam với luật dân sự một số nước khác trên thế giới.
Ví dụ: Luật dân sự Mỹ cho phép cá nhân – người để lại di sản có quyền để lại di
sản thừa kế của mình cho vật nuôi. Hiện nay, quy định này đã làm dấy lên phòng
trào những người giàu có muốn để lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho
vật nuôi. Như bà Posner đã để lại cho 3 con chó của mình, tên là Conchita, April
Maria và Lucia, 3 triệu USD tiền mặt và tòa lâu đài ở Miami trị giá 8,3 triệu USD
hay như bà chủ khách sạn Leona Helmsely đã để lại 12 triệu USD cho con chó
sục giống Maltese.
3. Điều kiện có hiệu lực của di chúc
Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của người lập di chúc, do
đó để di chúc có hiệu lực pháp luật thì ngoài việc phải tuân thủ các điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung (Điều 122 – BLDS 2005 như đã nói ở
phần trên) di chúc còn phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Cụ thể:
a. Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể
Cá nhân chết có thể là bất cứ ai người này có thể có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ hoặc ra bị Tòa ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự…Pháp luật
cho phép bất cứ cá nhân nào cũng có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản (năng
8



lực pháp luật). Tuy nhiên, không phải bất cứ cá nhân nào cũng có thể thực hiện
được quyền lập di chúc trước khi qua đời, điều đó còn phụ thuộc vào năng lực
hành vi dân sự của cá nhân. Năng lực chủ thể trong việc lập di chúc được xác
định như sau:
- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn quyền trong việc lập di
chúc. Theo quy định của pháp luật thì người có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ là những người đủ 18 tuổi trở lên, không bị tòa án ra quyết định
tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự (Điều 18, Điểu 19, BLDS 2005).
- Người từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi được lập di chúc nhưng di chúc đó phải
được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã có thể tham gia lao động, có thu
nhập và tài sản. Do đó, pháp luật cho phép người này có quyền lập di chúc.
Tuy nhiên, sự nhận thức của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được
suy đoán là chưa đầy đủ nên cần phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc
người giám hộ là đồng ý với việc cho lập di chúc chứ không phải là đồng ý
với nội dung của di chúc.
- Người bị hạn chết về thể chất (khiếm thị, cụt tay không viết được…) hoặc
người không biết chữ cũng có quyền lập di chúc nhưng di chúc đó phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng
thực.
b. Người lập di chúc phải tự nguyện
Ý chí của người lập di chúc là chuyển tài sản của mình cho những người khác
sau khi người lập di chúc chết. Do đó, ý chí này phải là ý chí đích thực. Nói cách
khác, mong muốn, nguyện vọng của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản
của họ như thế nào phải được thể hiện đứng như vậy. Di chúc sẽ không có sự tự
nguyện của người lập di chúc nếu không có sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí.
Mặt khác, sự thể hiện ý chí của người lập di chúc phải được kiểm soát bởi chính

lý trí của họ.
9


Điểm a, khoản 1, Điều 642, BLDS 2005 quy định: “Người lập di chúc minh mẫn,
sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép”.
Những trường hợp không có sự tự nguyện của người di chúc như: di chúc giả
mạo, người lập di chúc có sự nhầm lẫn trong khi lập di chúc, người lập di chúc bị
lừa dối, bị đe dọa, bị cưỡng ép khi lập di chúc, người để lại di sản lập di chúc vào
thời điểm không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
c. Nội dung của di chúc không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Nội dung của di chúc là những quyền, nghĩa vụ của người thừa kế cũng như
những điều kiện … mà người lập di chúc có thể đưa ra. Theo quy định tại đểm b,
khoản 1, Điều 652, BLDS 2005 thì: “Nội dung của di chúc không trái pháp luật,
đạo đức xã hội…”
Quyền của người lập di chúc được pháp luật quy định rộng rãi. Tuy nhiên, xuất
phát từ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể khác mà pháp luật quy định nội dung của di chúc không trái pháp
luật, không trái đạo đức xã hội. Chẳng hạn, trong di chúc người lập di chúc không
thể định đoạt vật mà Nhà nước cấm lưu thông, định đoạt tài sản cho những tổ
chức phản động, đưa ra những điều kiện trái pháp luật đối với người thừa kế (giết
người, hủy hoại tài sản, không được nuôi dưỡng, chăm sóc người mà người thừa
kế có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng…)
d. Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật.
Hình thức của di chúc là những phương thức biểu hiện ý chí của người lập di
chúc. Theo quy định của pháp luật thì di chúc có hai loại hình thức đó là: hình
thức bằng văn bản và hình thức miệng. Để hiểu rõ về vấn đề này, hãy cùng tìm
hiểu phần dưới đây.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC
Hiểu một cách khái quát ta có thể thấy, hình thức của di chúc là phương thức

biểu hiện ý chí của người lập di chúc, là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ
thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định
trong di chúc. Vì vậy, di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Theo
10


quy định tại các Điều 649 và Điều 651, BLDS 2005 có thể rút ra kết luận là di
chúc được thể hiện dưới hai dạng đó là: thể hiện bằng văn bản hoặc thể hiện dưới
hình thức miệng.
1. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay,
đánh máy, in, có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền. Di chúc bằng văn bản được thể hiện trên một chất liệu nhất định,
chất liệu này được Nhà nước cho phép sử dụng và thừa nhận như giấy in, giấy
viết.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân ở nông thôn, thành thị, vùng sâu, vùng
xa, người đang gặp điều kiện, hoàn cảnh khó khăn trong việc đến cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xác nhận di chúc. Pháp luật đã quy định nhiều loại hình thức
văn bản và cho phép cá nhân lựa chọn một hình thức phù hợp để lập di chúc. Điều
650 BLDS 2005 quy định: di chúc bằng văn bản bao gồm: di chúc bằng văn bản
có người làm chứng, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc
bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực.
a. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. (Điều 655- BLDS 2005)
Loại di chúc này cũng có giá trị pháp lý trong trường hợp người lập di chúc tự
mình viết và ký vào di chúc tùy theo nội dung của di chúc phải tuân theo những
quy định tại Điều 653 BLDS 2005. Nếu trong quá trình phân chia di sản theo di
chúc, người thừa kế theo pháp luật không đồng ý đó là di chúc thì cần giám định
chữ ký và chữ viết của người lập di chúc. Quy định này nhằm xác đinh đúng
người có tài sản lập di chúc bằng chữ viết của mình, tránh sự gian lận, lừa dối
trong việc lập di chúc và là chứng cứ chứng minh di chúc do chính người có tài

sản lập ra.
b. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng. (Điều 656 BLDS 2005)
Đây là trường hợp người lập di chúc nhờ người khác viết và có ít nhất hai người
làm chứng cho nội dung di chúc là đúng theo ý chí của người lập di chúc. Ở đây
ta thấy có hai trường hợp có thể sẽ xảy ra:
11


- Thứ nhất: hai người làm chứng cùng có mặt chứng kiến người lập di chúc công
bố ý chí và người khác ghi lại nội dung.
- Thứ hai: người lập di chúc nhờ người khác ghi lại nội dung di chúc, sau đó
người lập di chúc nhờ hai người làm chứng đọc nội dung cho người lập di chúc
nghe và chứng kiến nội dung đó đúng ý chí của người lập di chúc. Người làm
chứng ở đây phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (từ đủ 18 tuổi,
không tâm thần hoặc không mắc các bệnh khác mà không làm chủ hành vi của
mình. Người thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo pháp luật của người lập di
chúc không được làm chứng việc lập di chúc. Bên cạnh đó, người làm chứng
không phải là người có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung của di
chúc. Những người thừa kế, các chủ nợ, các con nợ của người lập di chúc không
thể là người làm chứng việc lập di chúc của người để lại di sản, do những người
này có thể vì lợi ích của mình mà áp đặt ý chí hoặc dọa nạt, lừa dối người lập di
chúc khiến cho người lập di chúc không hoàn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt
trong việc chỉ định người thừa kế và di sản để lại cho người thừa kế.
c. Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực (Điều 657 BLDS 2005)
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận bản di chúc
của mình hoặc có thể yêu cầu ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực vào bản di chúc
do mình lập ra. Người lập di chúc phải tự mình mang bản di chúc đến công chứng
nhà nước yêu cầu công chứng. Pháp luật không cho phép người lập di chúc ủy
quyền cho người khác mang di chúc của mình đến công chứng nhà nước yêu cầu
công chứng. Công chứng viên có nghĩa vụ công chứng vào bản di chúc theo yêu

cầu của người lập di chúc. Tuy nhiên yêu cầu của người lập di chúc có thể bị
công chứng viên từ chối trong trường hợp nghi ngờ người lập di chúc đã không
làm chủ hành vi lập di chúc do dấu hiệu của bệnh tâm thần, có dấu hiệu của bệnh
khác đã không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình hoặc di chúc
lập ra do sự lừa dối, dọa nạt, áp đặt ý chí đối với người lập di chúc. Những tình
huống trên cũng được áp dụng đối với ủy ban nhân dân, nơi người lập di chúc yêu
cầu chứng thực di chúc. Tuy nhiên, những ngi ngờ của công chứng viên hoặc thư
12


ký ủy ban nhân dân có thể được giải tỏa bằng những minh chứng của cơ quan
giám định xác minh theo yêu cầu của người lập di chúc.
Ngoài việc lập di chúc tại cơ quan công chứng, người lập di chúc có thể yêu cầu
công chứng viên tới chỗ của mình để lập di chúc, thủ tục lập di chúc tại chỗ của
người lập di chúc phải được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại cơ quan công
chứng. Để đảm bảo cho tính khách quan, xác thực đối với việc công chứng,
chứng thực di chúc, theo quy định của pháp luật, công chứng viên cũng như
những người có thẩm quyền của ủy ban nhân dân không được công chứng, chứng
thực nếu họ là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
- Là người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc
theo pháp luật;
- Là người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung của di chúc.
Trong một số trường hợp đặc biệt về chủ thể lập di chúc cũng như điều kiện
hoàn cảnh và nguyên nhân khách quan khác nhau mà pháp luật quy định các
trường hợp di chúc bằng văn bản (thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của
di chúc do pháp luật quy định) có giá trị như di chúc được công chứng hoặc
chứng thực bao gồm:
- Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội
trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực;

- Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy
phương tiện đó;
- Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác
có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó;
- Di chúc của người đang làm việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng
núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị;
- Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của lãnh sự,
đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó;
13


- Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang
chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác
nhận của người phụ trách cơ sở đó.
2. Di chúc miệng
Di chúc miệng (hay còn gọi là chúc ngôn) là sự bày tỏ bằng lời nói, ý chí của
người để lại di sản thừa kế còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình
cho người khác sau khi mình chết.
Di chúc miệng được quy định tại Điều 651 BLDS 2005 theo đó thì: di chúc
miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng
tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được (bị bệnh
sắp chết, bị tai nạn có nguy cơ chết…). Ví dụ: Ông A bị tai nạn do xe ô tô đâm
vào xe máy của mình, biết mình có thể chết, ông A nhờ hai công an giao thông
làm chứng và ghi lại ý nguyện để lại di sản cho bố mẹ và vợ con của mình. Người
lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng trước mặt ít nhất hai người làm chứng
và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tuyên bố ý chí, di chúc phải công chứng hoặc
chứng thực. Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc nếu người lập di chúc còn sống,
minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng hủy bỏ (coi như không có di chúc miệng).
III. VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ

1. Vướng mắc và kiến nghị về hình thức di chúc bằng văn bản.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 653 BLDS 2005 có quy định: di chúc không
được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu. Vấn đề gây tranh cãi ở đây là nếu di chúc
được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì hiệu lực của di chúc đó sẽ như thế nào?
Trong trường hợp này, nhà làm luật đã chưa quy định rõ ràng, cụ thể dẫn đến có
nhiều cách hiểu khác nhau của cùng một tình huống. Có người cho rằng pháp luật
đã quy định không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nên bất cứ di chúc nào
viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì đều không phát sinh hiệu lực pháp luật. Có
người sẽ hiểu như sau: mặc dù di chúc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nhưng nếu
đa số những người thừa kế của người lập di chúc cùng hiểu theo một nghĩa đối
14


với những chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì không ảnh hưởng gì đến hiệu
lực của di chúc. Để tránh tình trạng này, nên chăng pháp luật cần quy định như
sau: đối với những trường hợp di chúc có viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì toàn
bộ những người thừa kế hiểu cùng một nghĩa đối với những từ viết tắt, viết bằng
ký hiệu thì di chúc mới phát sinh hiệu lực. Trong trường hợp chữ viết tắt hoặc
viết bằng ký hiệu chỉ liên quan tới một phần nội dung của di chúc (di chúc có
nhiều phần) mà chữ viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu không được toàn bộ những
người thừa kế hiểu cùng một nghĩa thì phần di chúc đó không có hiệu lực pháp
luật, các phần khác của di chúc vẫn có hiệu lực pháp luật. Trường hợp chữ viết tắt
hoặc viết bằng ký hiệu được những người thừa kế hiểu khác nhau làm ảnh hưởng
đến toàn bộ nội dung của di chúc thì di chúc này không phát sinh hiệu lực pháp
luật. Ta có thể lý giải cho ý kiến này như sau: vì di chúc liên quan đến quyền lợi
của tất cả những người thừa kế, trong trường hợp di chúc chỉ định đoạt tài sản cho
một, một vài người thừa kế theo pháp luật hoặc di chúc định đoạt tài sản cho
người không thuộc người thừa kế theo pháp luật, mà toàn thể những người thừa
kế (bao gồm cả những người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật) thỏa thuận
phân chia di sản khác với ý chí được thể hiện trong di chúc thì việc thỏa thuận đó

không trái với quy định của pháp luật. VÌ vậy, việc toàn bộ những người thừa kế
hiểu cùng một nghĩa đối với những từ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu trong di
chúc bằng văn bản đương nhiên phải được pháp luật công nhận.
Trong trường hợp di chúc có nhiều phần khác nhau mà chữ viết tắt hoặc viết
bằng ký hiệu chỉ ảnh hưởng đến nội dung của một phần di chúc, mà những người
thừa kế có cách hiểu khác nhau đối với những từ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu,
thì phần có chữ viết tắt, viết bằng ký hiệu không có hiệu lực pháp luật, nhưng
những phần khác của di chúc vẫn phát sinh hiệu lực pháp luật. Đồng thời quay lại
khoản 2 Điều 667 BLDS 2005 có quy định về các trường hợp lập di chúc không
có hiệu lực một phần hoặc toàn bộ thì không hề có điểm nào nhắc đến việc di
chúc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì di chúc đó không có hiệu lực pháp luật. Vì
15


vậy ý kiến vừa nêu về trường hợp di chúc có viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì
hiệu lực được xác định như trên là có cơ sở pháp lý
2. Vướng măc kiến nghị về hình thức di chúc miệng
- Thứ nhất: ngay trong khoản 1 Điều 651 BLDS 2005 có quy định: “trong
trường hợp tính mạng một người bị đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân
khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Như vậy
quyền lập di chúc miệng của công dân chỉ phát sinh trong những trường hợp đặc
biệt theo quy định của pháp luật. Trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định là:
bị cái chết đe dọa hoặc do nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn
bản. Do vậy, nếu một người bị cái chết đe dọa, nhưng họ vẫn có thể lập di chúc
bằng văn bản, mà người đó lại lập di chúc miệng, thì di chúc đó không được pháp
luật công nhận. Tuy vậy “những nguyên nhân khác” được quy định tại Điều luật
này cũng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn.
- Thứ hai: Di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai
người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký
tên hoặc điểm chỉ. Vai trò của người làm chứng đối với di chúc miệng rất quan

trọng, quyết định đến hiệu lực của di chúc. Số lượng những người làm chứng ít
nhất phải là hai người. Những người làm chứng phải đồng thời thực hiện hai hành
vi: ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ ngay sau khi được nghe di chúc
miệng. Vậy “ngay sau đó” được quy định trong Điều luật này được hiểu như thế
nào. Vấn đề này cũng chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng
dẫn. “Ngay sau đó” là khoản thời gian rất gần. Tuy nhiên, khoảng thời gian đó
gần như thế nào thì chưa có câu trả lời chính xác.
Cách giải quyết trong tình thế này đó là: các nhà làm luật nên thay cả cụm từ
“ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại và cùng ký tên điểm chỉ” bằng
cụm từ “ngay sau khi được nghe sự thể hiện ý chí cuối cùng của người di chúc
miệng những người làm chứng sẽ ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ”
Việc ghi chép lại ý chí của người di chúc miệng đương nhiên là phải trung
thực, rõ ràng, thể hiện đúng ý chí của người để lại di chúc miệng. Tuy nhiên
16


ngoài việc ghi chép đúng những lời di chúc miệng thì việc ghi chép còn phải tuân
theo những quy định gì thì hiện nay chưa có hướng dẫn nào của cơ quan có thẩm
quyền. Nên chăng pháp luật cần hoàn thiện những điểm sau: để đảm bảo tính
trung thực, đúng ý chí của người để lại di sản, đồng thời để di chúc miệng được
rõ ràng, tránh các cách hiểu khác nhau dẫn tới tranh chấp không đáng có thì cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cần hướng dẫn yêu cầu người làm chứng cho di
chúc miệng khi thể hiện ý chí của người di chúc miệng phải thỏa mãn đầy đủ các
nội dung của di chúc bằng văn bản đó là: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và
nơi cư trú của người lập di chúc, của người được hưởng di sản; di sản và nơi có di
sản. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, phải đánh số thứ tự nếu
di chúc có nhiều trang.
- Thứ ba: về người mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực: do pháp luật
chưa quy định, nên có thể hiểu bất cứ người nào cũng có quyền mang di chúc
miệng đi công chứng, chứng thực hay không? Nếu bất cứ người nào cũng có

quyền mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực thì có đảm bảo sự khách
quan của di chúc miệng hay không? Đây là vấn đề gây tranh cãi vì chưa có hướng
dẫn của cơ quan nàh nước có thẩm quyền.
Pháp luật dân sự chỉ quy định đối với di chúc bằng văn bản có công chứng,
chứng thực thì người lập di chúc phải tự mình mang di chúc đến cơ quan công
chứng, chứng thực không được ủy quyền cho người khác. Như vậy việc quy định
rõ ràng như vậy mới đảm bảo được sự khách quan trong việc lập di chúc. Vì vậy
để di chúc miệng được công chứng, chứng thực đi vào thực tế và để đảm bảo sự
khách quan trong của di chúc miệng cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về
vấn đề này như sau:
+ Nếu người di chúc miệng sau khi di chúc miệng còn sống, mà họ không muốn
di chúc mới và họ có khả năng mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực
thì người di chúc miệng phải tự mình mang đi công chứng, chứng thực. Khi
người di chúc miệng đã qua khỏi tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật
và pháp luật buộc họ là người duy nhất phải mang di chúc đi công chứng, chứng
17


thực thì cũng là tạo điều kiện cho họ kiểm tra lại việc ghi chép của những người
làm chứng có đúng với lời di chúc của họ hay không. Đồng thời việc quy định
như trên góp phần đảm bảo tính khách quan của di chúc miệng.
+ Nếu người di chúc miệng không còn sống hoặc mặc dù còn sống nhưng không
có khả năng mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực thì người có nghĩa
vụ mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực là một hoặc một vài người làm
chứng cho di chúc miệng.

18


KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu về hình thức của di chúc ở trên ta có thể hiểu thêm phần nào
về vấn đề này. Lập di chúc là quyền lợi của mọi cá nhân khi họ đáp ứng đủ yêu
cầu theo quy định của pháp luật. Một di chúc chỉ phát sinh hiệu lực khi thỏa mãn
đầy đủ cả hai yếu tố đó là nội dung và hình thức vừa chứa đựng ý chí của chủ thể
vừa đúng luật. Việc pháp luật quy định về hình thức của di chúc là hoàn toàn cần
thiết nhưng để những quy định đó được thực hiện hiệu quả trên thực tế thì các nhà
làm luật cần xem xét những vướng mắc ở trên từ đó có những quy định cụ thể
hơn, rõ ràng hơn và phù hợp nhất với từng tình huống xảy ra trong cuộc sống.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb
CAND, Hà Nội, 2009
 Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 2009
 Nguyễn Minh Tuấn, Pháp luật thừa kế của Việt Nam – Những vấn đề lí
luận và thực tiễn, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội, 2009.
 Bộ luật dân sự năm 2005.
 Phạm Văn Tuyết, Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng,
Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007
 Nguyễn Hồng Nam, “Di chúc miệng theo quy định của BLDS”, Tạp chí tòa
án số 22/2005
 Nguyễn Hồng Nam, “Hiệu lực của di chúc bằng văn bản có viết tắt hoặc
viết bằng ký hiệu”, Tạp chí tòa án nhân dân, số 01/2006

20




×