Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.03 KB, 17 trang )

Mục lục
Trang
A.Đặt vấn đề
B.Giải quyết vấn đề
I.Cơ sở lí luận về lạm phát
1.Khái niệm lạm phát và thước đo……………………………………………..1
2.Quy mô lạm phát……………………………………………………………..1
3.Tác động của lạm phát………………………………………………………..1
II.Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2011………………………………….2
III.Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam năm 2011………………………………4
IV.Một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới
1.
2.

Về chính sách tiền tệ…………………………………………………………5
Về chính sách tài khóa…………………………………………………….....5

C.Kết thúc vấn đề
Danh mục tài liệu tham khảo
Hình ảnh minh họa


A.

Đặt vấn đề

Cơ chế thị trường đang rung lên hồi chuông cảnh báo sự đổi thay của nền kinh
tế Việt Nam trong những thập niên gần đây.Trong nền kinh tế thị trường hoạt động
đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên
thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp
cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới.Bên cạnh vấn đề cần có để kinh


doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong nền kinh tế.Một trong những vấn
đề nổi cộm ấy là lạm phát.Lạm phát như một căn bênh của nền kinh tế thị trường,
là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, trí tuệ mới có thể
mong muốn đạt được kết quả khả quan.Chống lạm phát không chỉ là việc của các
nhà doanh nghiệp mà cịn là nhiệm vụ của chính phủ.Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ
nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động ở nước ta hiện
nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục
tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Do vậy, để thấy được thực trạng, nguyên nhân của lạm phát và các giải pháp để
kiềm chế lạm phát, em đã chọn đề tài “Thực trạng, nguyên nhân của lạm phát ở
Việt Nam năm 2011 và một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời
gian tới” làm đề tài tìm hiểu của mình. Do thời gian và kinh nghiệm có hạn, kiến
thức còn hạn chế nên vấn đề về lạm phát em nêu trong đề tài này chưa được toàn
diện và sâu sắc, rất mong nhận được sự thông cảm của thầy cô giáo. Em xin chân
thành cảm ơn.


B.

Giải quyết vấn đề

I.Cơ sở lí luận về lạm phát
1.Khái niệm và thước đo
Trước kia người ta cho lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung trong một
khoảng thời gian nào đó.Nếu lạm phát xảy ra một lần, đơn lẻ khơng là căn bệnh thì
khơng đáng quan tâm.Điều làm cho các nhà kinh tế cũng như các nhà soạn lập
chính sách quan tâm nhiều hơn là lạm phát kéo dài và trở thành chu trình dai
dẳng.Hiện tượng này xảy ra ở nhiều nước hiện nay.Tuy nhiên quan niệm lạm phát
như trên cũng có đóng góp khơng nhỏ.Đó là nó đã hỉ ra được cách đo lạm phát.
Quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại về lạm phát: Lạm phát là sự gia

tăng liên tục và kéo dài của mức giá chung.Mức giá chung hay chỉ số giá cả để
đánh giá lạm phát là các chỉ số sau:
-

Chỉ số lạm phát =GDP danh nghĩa( GDPn) : GDP thực tế( GDPr)
Chỉ số giá hàng tiêu dùng ( CPI)
Chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI)

Tuy vậy thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kì là tỉ lệ lạm
phát.Nó là tỉ lệ phần trăm về chênh lệch của một trong các chỉ số nói trên ở hai thời
điểm khác nhau.
2.Phân loại lạm phát
Dựa vào thời gian và mức độ lạm phát, ta có thể phân loại như sau:
-

Lạm phát kinh niên: thời gian kéo dài trên 3 năm và tỉ lệ lạm phát đến
50%/năm
Lạm phát nghiêm trọng: thời gian kéo dài trên 3 năm và tỉ lệ lạm phát trên
50% đến 200% trong một năm
Siêu lạm phát: thời gian kéo dài trên một năm và tỉ lệ lạm phát trên 200%

3.Tác động của lạm phát
Lạm phát ảnh hưởng chung đến tổng thể nền kinh tế, không những là tăng giá
mà là sự thay đổi giá cả tương đối.Đồng thời làm biến dạng cơ cấu sản xuất


a.

Tác động tích cực


Tác động tích cực đến nền kinh tế khi tỉ lệ lạm phát vừa phải và ổn định, nó
làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thơng, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản
xuất, kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân.
b.

Tác động tiêu cực

Lạm phát cao sẽ làm lệch cơ cấu giá cả, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn và
nhân lực không được phân bố một cách hiệu quả làm cho tăng trưởng kinh tế chậm
lại. Giá cả tăng khi có lạm phát làm đời sống kinh tế trở nên khó khăn hơn do số
lượng tiền tệ gia tăng quá nhiều trong khi khối lượng hàng hoá sản xuất ra không
tăng kịp.Trật tự kinh tế bị đảo lộn do vật giá tăng lên tình trạng đầu tư tích trữ tràn
lan.Xu hướng người dân mua hàng hóa tích trữ thay vì gửi tiền vào ngân hàng hay
đem đầu tư đã làm cầu tăng lên một cách giả tạo do vậy nguy cơ lạm phát bùng nổ
càng cao.
Hoạt động tín dụng trở nên khó khăn hơn vì khơng ai muốn bỏ tiền ra cho vay
sau đó thu về đồng tiền mất giá. Các nhà đầu tư không dám đầu tư dài hạn vì độ rủi
ro q cao. Vì vậy nó ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội:
hoạt động kinh tế biến dạng, gây tâm lí xã hội phức tạp, lãng phí sản xuất,định vị
quốc gia suy yếu trên thế giới do mất giá đối nội và đối ngoại của đồng tiền, khiến
cho tỉ giá hối đoái gia tăng, khuynh hướng chuyển dịch tài sản và ngoại tệ ra nước
ngoài nhiều hơn ngoại tệ và tài sản ở nước ngoài vào. Kết quả khiến cho dự trữ vay
và ngoại tệ giảm sút.
II.Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2011
Nhìn chung, lạm phát ở nước ta từ năm 2004 đến nay luôn ở mức khá cao. Từ
năm 2007 đến nay, lạm phát luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 khoảng 7,1%, trong khi đó
lạm phát bình qn hằng năm khoảng gần 11%.
Mức lạm phát nói trên ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với lạm phát của các
nước trong khu vực. Ví dụ, lạm phát bình qn hàng năm ở Trung Quốc giai đoạn

2006-2009 khoảng 3%, ở Indonesia khoảng 8,4%, Thái Lan khoảng 3,1%,
Malaysia khoảng 2,7% và Philipine khoảng 5,8%,v.v... Bốn tháng đầu năm nay,
lạm phát ở nước ta vẫn ở mức cao và diễn biến phức tạp.


Lạm phát cuối tháng 4 năm 2011 so với tháng 12 năm 2010 đã tăng 9,64%;
tăng 17,51% so với tháng 4 năm 2010; lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 so với cùng
kỹ năm 2010 đã tăng 13,95%. Như vậy, lạm phát 4 tháng đầu năm (so với các kỳ
gốc khác nhau của năm 2010) đều đã cao hơn nhiều so với chỉ tiêu lạm phát của
năm 2011 đã được Quốc hội thông qua.
Lạm phát 4 tháng đầu năm nay ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với các nước
khác trong khu vực. Ví dụ, lạm phát tháng 3 năm nay ở Trung Quốc là 5,4% so với
cùng kỳ năm ngối; cịn lạm phát q I năm nay ở Indonesia có thể tăng lên 7,1%,
ở Phillipine là 4,9%, Thái Lan là 4% và Malaysia là khoảng 2,8% so với cùng kỳ
năm ngoái.Lạm phát cao, kéo dài trong nhiều năm liên tục đã gây nhiều tác động
tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân. Lạm phát cao là một trong các
biểu hiện của bất ổn kinh tế vĩ mô.
Lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mơ là bất lợi lớn đối với khuyến khích và thu
hút đầu tư; làm cho môi trường kinh doanh ở nước ta kém cạnh tranh hơn so với
các nước khác. Lạm phát cao, biến động liên tục đã làm gia tăng chi phí sản xuất,
giảm lợi nhuận; làm cho các kế hoạch đầu tư trung và dài hạn trở nên rủi ro hơn và
khơng dự tính được một cách chắc chắn. Hệ quả là, các doanh nghiệp nói chung
khơng những phải cắt giảm đầu tư phát triển, mà có thể phải cắt giảm cả quy mô
sản xuất hiện hành để đối phó với lạm phát cao.
Thực tế cho thấy, lượng vốn FDI đăng ký bốn tháng đầu năm nay chỉ bằng 52%
của cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, số doanh nghiệp đăng
ký mới và số vốn đăng ký đã giảm xuống, chỉ bằng khoảng 75% của cùng kỳ năm
ngoái. Điều tra của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu cũng cho thấy chỉ số lạc quan
kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên ở Việt Nam trong quý I/2011 đã giảm
đáng kể. Lạm phát cao (nhưng tiền lương và thu nhập bằng tiền khác của người lao

động không tăng lên tương ứng) đã làm cho thu nhập thực tế của họ giảm xuống.
Ví dụ, trong hai năm qua, lạm phát đã làm cho thu nhập thực tế của người lao động
mất hơn 20%; từ đó, đời sống của đa số dân cư đã trở nên khó khăn hơn nhiều so
với trước đây. Lạm phát cao làm giảm giá trị thực của đồng tiền nội tệ, làm xói
mịn giá trị số tiền tiết kiệm của dân chúng; làm giảm lòng tin và mức độ ưa
chuộng của người dân trong việc nắm giữ và sử dụng đồng nội tệ. Điều đó vừa gây
áp lực thêm đối với lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô trước mắt, vừa làm xói mịn nền
tảng phát triển lâu dài trong trung và dài hạn.


III.Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam năm 2011
Nguyên nhân sâu xa, bao trùm và cơ bản nhất của thực trạng lạm phát năm
2011 bắt nguồn từ mơ hình tăng trưởng và cách thức mà chúng ta sử dụng để đạt
được mục đích tăng trưởng. Tăng trưởng của chúng ta cho đến nay chủ yếu vẫn
dựa vào mở rộng đầu tư, nhưng đầu tư nhìn chung lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư
nhà nước.Do đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh tốn, thâm
hụt tài khóa gia tăng, thâm hụt cán cân thanh toán gia tăng... tất cả những điều đó
là ngun nhân mang tính nội tại làm cho lạm phát của chúng ta trong mấy năm
qua luôn ở mức cao và cao hơn nhiều so với các nước.
Nguyên nhân thứ hai là do giá cả các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu trên thị
trường thế giới tăng lên, tập trung là giá xăng dầu, phôi thép, nguyên liệu nhựa,
phân đạm Ure, bột giấy, thuốc chữa bệnh, vật phẩm y tế…, làm cho giá bản lẻ
trong nước cũng tăng lên. Mở màn cho việc tăng giá đó là ngày 24/02/2011, giá
xăng trên thị trường nội địa Việt Nam tăng lên mức 19300 đồng/lít- mức tăng
mạnh nhất từ trước tới nay. Thực sự, việc tăng giá xăng lần này chịu ảnh hưởng
đáng kể của sự bất ổn trên thị trường thế giới:đồng đôla mất giá, bất ổn chính trị tại
quốc gia Bắc Phi-Libya - một trong những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất
thế giới đã dẫn đến tình trạng một lượng lớn dầu bị tồn đọng. Chính sự kết hợp của
hai nguyên nhân trên đã đẩy giá dầu trên các sàn giao dịch vượt ngưỡng 100$/
thùng.Tiếp theo là việc ngành điện quyết định tăng giá trong tháng 3/2011.Với việc

hai nguồn nguyên liệu chủ yếu của xã hội là xăng và điện cùng tăng giá thì việc
các loại hàng hóa trong xã hội cũng dần dần tăng giá theo là một điều khó tránh
khỏi. Điều này có thể khiến kinh tế Việt Nam chìm sâu hơn vào vịng xốy lạm
phát.
Ngun nhân thứ ba là do tâm lí dân chúng.Tình trạng lạm phát của Việt Nam
cịn do tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam hay đúng hơn là lịng tin vào VNĐ của
chính những người Việt.Từ khi ra đời đến nay, VNĐ liên tục mất giá so với vàng
và đô la. Sức mua của VNĐ giảm sút nhanh càng khiến cho người dân hướng tới
vàng và đô la như một phương tiện cất trữ tài sản. Tâm lý tích trữ vàng và đơ la của
một bộ phận lớn dân cư đã góp phần đẩy giá vàng và đô la lên cao, đồng thời ngày
càng làm mất giá trị củaVNĐ. Vòng luẩn quẩn ấy đã khiến cho tình hình lạm phát
ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, VNĐ
đã mất giá 8,5%. Đặc biệt, ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định phá giá thêm


tiền đồng, một đôla nay đổi được 20,900 VNĐ, theo tỷ giá hối đối chính thức
trong khi giá chợ đen lên tới khoảng 21,500 VNĐ. Và trong vòng một tuần qua giá
vàng thì lên cao đột biến, đạt mức 37,11 triệu một lượng trong ngày 18/3/2011.
Bên cạnh các nguyên nhân cơ bản trên thì ta cũng phải thừa nhân là điều tiết vĩ
mô của chúng ta trước những biến động bất thường cả từ trong và ngồi nước để
nhằm bình ổn thị trường trong nước cịn nhiều bất cập.Ví dụ, đến khi giá thuốc tân
dược leo thang hàng ngày và được bán ở mức rất cao, gây rối loạn thị trường thuốc
chữa bệnh, lúc đó chúng ta mới nghĩ đến vấn đề dự trữ quốc gia về thuốc tân dược.
IV.Giải pháp kiềm chế lạm phát trong thời gian tới
1. Về chính sách tiền tệ

Mục tiêu đầu tiên của chính sách tiền tệ là ổn địnhgiá trị đồng nội trên cơ sở
kiểm soát lạm phát.Cúng ta đều biết vấn đề quan trọng là kiểm sốt lạm phát chứ
khơng phải triệt tiêu nó ví tỉ lệ lạm phát vừa phải sẽ có những tác động tích cực lên
nền kinh tế. Trách nhiệm này thuộc về NHNN, thông qua các công cụ của chính

sách tiền tệ của mình NHNN sẽ phải cố gắng điều tiết mức cung tiền cho hợp lý.
Vì vậy vấn đề nâng cao trình độ của các nhà hoạch định chính sách cũng rất quan
trọng.
2. Về chính sách tài khố
Đối với nước ta hiện nay thì vấn đề đặt ra là phải kiện toàn bộ máy nhà nước,
cắt giảm biên chế quản lý hành chính. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ góp phần to
lớn vào việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên của Chính phủ , trên cơ sở đó làm
giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ những giải pháp điều tiết kinh tế vĩ mơ
như sau:
- Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt phù hợp với diễn biến thị
trường tiền tệ để ổn định lãi suất nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế
- Tiếp tục thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt bám sát cung cầu về ngoại tệ
trên thị trường, đảm bảo tỷ giá danh nghĩa bám sát tỷ giá thực, không để xảy ra các
cú sốc đột biến về tỷ giá; tiếp tục phát triển các cơng cụ phịng chống rủi ro trên thị
trường ngoại hối; phối hợp việc điều hành tỷ giá và điều hành lãi suất nhằm đảm
bảo mối quan hệ hợp lý giữa lãi suất VND - tỷ giá - lãi suất ngoại tệ tránh gây tác
động xấu thị trường ngoại hối đối với phát triển kinh tế


- Sử dụng công cụ hạn ngạch, thuế... để điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu mặt
hàng có thể gây biến động giá trong nước như gạo, sắt thép, phân bón, chất dẻo...;
đồng thời thực hiện tốt dự trữ các mặt hàng trên để can thiệp thị trường trong nước
khi xảy ra những biến động do thiên tai, và giá cả thế giới lên cao.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, quản lý thị trường, hệ thống phân phối để tránh
đầu cơ, đẩy giá lên cao, đồng thời tiếp tục chấn chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới kinh
doanh, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế kinh doanh đối với một số vật tư,
hàng hoá quan trọng như xi măng, sắt thép, phân bón, điện, than, thuốc chữa
bệnh... để khắc phục tình trạng đầu cơ, mua bán lịng vòng, lũng đoạn thị trường…

- Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, thông thường Ngân hàng Trung ương cần phải thực hiện chính
sách tiền tệ nới lỏng, hạ thấp lãi suất chủ đạo, mở rộng cửa cung ứng tiền cho nền
kinh tế, tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các nhu cầu sản
xuất kinh doanh. Song bên cạnh việc kinh tế tăng trưởng theo ý muốn, thì lạm phát
có thể tăng cao. Vì vậy, trong thực thi chính sách kinh tế vĩ mơ, thơng thường ít khí
đạt được hai mục tiêu cùng một lúc.
- Đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá NHNN,
nâng cao tính độc lập của NH trung ương trong việc hoạch định thực thi chính sách
tiền tệ và sự bền vững của hệ thống ngân hàng còn nhiều rủi ro; đẩy mạnh cải cách
tài chính cơng theo hướng phân cơng, xác định trách nhiệm của các cơ quan, trách
nhiệm giải trình đảm bảo công khai minh bạch; đẩy mạnh xã hội hố kinh tế, xã
hội. Ngồi ra, phải phát triển thị trường vốn, tài chính phục vụ hiệu quả đầu tư
phát triển, tăng cường kiểm soát chặt chẽ đầu tư gián tiếp, khuyến khích đầu tư dài
hạn. ...
- Việt Nam đang tiếp tục mở cửa nền kinh tế theo xu hướng hội nhập, thực hiện các
cam kết của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, AFTA, cam kết gia nhập WTO, nên
thị trường trong nước diễn biến theo sát thị trường quốc tế. Trong q trình đó, Việt
Nam được hưởng lợi từ giá cả xuất khẩu các mặt hàng có khối lượng lớn, thì cũng
bị ảnh hưởng của giá cả biến động tăng của những mặt hàng nhập khẩu.Vì vậy Việt
Nam cần tơn trọng tính thị trường, tơn trọng quy luật khách quan của nền kinh tế
thị trường, Chính phủ khơng nên làm thay thị trường. Đặc biệt là không nên sử
dụng các biện pháp có tính bao cấp từ nguồn ngân sách nhà nước như: cấp bù lỗ,
cấp bù lãi suất, khoanh nợ,... khi mà thị trường trong nước có tính thơng thương


với thị trường thế giới.Cơ chế quản lý giá và quản lý thị trường cũng cần linh hoạt
và đổi mới phù hợp với tình hình của nền kinh tế nước ta hiện nay.
- Lạm phát ở ta cũng do một nguyên nhân quan trọng là Ngân sách Nhà nước liên
tục ở mức thâm hụt. Như vậy, kiềm chế thâm hụt tài khố sẽ góp phần đáng kể vào

việc kiềm chế lạm phát và do đó, làm giảm bớt tầm quan trọng của chính sách thắt
chặt tiền tệ.Từ nhận thức đầy đủ về nguồn gốc lạm phát này, có thể thấy chính sách
kiềm chế lạm phát nhờ thắt chặt tín dụng và kiềm chế giá của các nguyên nhiên
liệu đầu vào khơng cho tăng lên là chưa đủ, chưa thật thích hợp, thậm chí là có hại.
Để cho chính sách tiền tệ có hiệu lực trong việc kiềm chế lạm phát, có một số
điều kiện tiên quyết. Đó là một thị trường tài chính được tự do hố, một Ngân hàng
Trung ương độc lập với Chính phủ và một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, tiến gần đến
cơ chế thả nổi hoàn toàn.Ở Việt Nam, 3 điều kiện này chưa (hoàn toàn) được xác
lập. Chúng ta mới bắt đầu tự do hố thị trường tài chính qua một số động thái,
trong đó có việc xố bỏ trần lãi suất, nhưng hoạt động trong các ngành tài chính và
ngân hàng chưa hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc thị trường. Ngân hàng Nhà
nước, với tư cách là một Ngân hàng Trung ương, vẫn là một thành viên của Chính
phủ và chịu nhiều chi phối từ đây. Cơ chế tỷ giá vẫn rất cứng nhắc, hầu như là gắn
chặt giá đồng nội tệ với USD.

C.

Kết thúc vấn đề

Chúng ta nhận thấy rằng q trình đấu tranh chống lạm phát khơng đơn giản
ngày một ngày hai.Tình hình diễn biến lạm phát và khắc phục nó tại Việt Nam rất
phức tạp.Vì vậy, Đảng và nhà nước cần phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi của
mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để
phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực
nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.Điều này khơng chỉ của riêng ai mà
một phần không nhỏ dành cho các nhà doanh nghiệp trẻ góp phần làm rạng danh
đất nước trong nhiều năm tới này.




Danh mục tài liệu tham khảo
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình kinh tế học đại cương, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2002.
2.Giáo trình Kinh tế học, trường đại học Kinh tế quốc dân
1.

3.Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
4.


Hình ảnh minh họa








×