Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phương thức xử lý bội chi ngân sách nhà nước theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.41 KB, 15 trang )

Mục Lục.
Trang.

A. Lời nói đầu……………………………………………………………..2
B. Nội dung………………………………………………………………..2
I. Những vấn đề lý luận chung……………………………………………………...2
1. Khái niệm ngân sách nhà nước…………………………………………………….2
2. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước…………………………………………….2
II. Những trường hợp bội chi ngân sách theo pháp luật hiện hành………….......3
1. Thâm hụt theo cơ cấu thu, chi……………………………………………………...3
2. Thâm hụt theo chu kỳ kinh doanh………………………………………………….4
III. Phương thức xử lý bội chi ngân sách nhà nước theo pháp luật hiện hành…..5
1. Phát hành thêm tiền…………………………………………………………………5
2. Vay nợ cả trong và ngoài nước……………………………………………………..6
3. Tăng các khoản thu đặc biệt là thuế………………………………………………...8
4. Triệt để tiết kiệm các khoản chi…………………………………………………….8
5. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước…………………………………………..9
IV. Ý kiến pháp lý của nhóm……………………………………………………….10
1. Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay……………………..10
2. Ý kiến pháp lý của nhóm………………………………………………………......12

C. Kết luận………………………………………………………………..13

1


A. Lời Nói Đầu.
Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính trị gia giữa một bên là
phát triển bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực
có hạn. Đòi hỏi các chính trị gia phải lựa chọn để phù hợp với yêu cầu phát triển thực
tế và sự phát triển trong tương lai. Từ sự lựa chọn đó họ đưa ra mức bội chi "hợp lý",


bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời bảo
đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý. Bội chi NSNN được hiểu một cách chung nhất là
sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt NSNN
do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Có nhiều
cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm
chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi
tiêu;... Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính
sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.

B. Nội Dung
I. Những vấn đề lý luận chung
1. Khái niệm ngân sách nhà nước:
Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2002 tại
Điều 1 quy định: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”
2. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước:
Theo khoản 1 điều 4 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước thì: “Bội chi ngân sách nhà nước được
hiểu là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng
số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương của năm ngân
2


sách”. Bội chi ngân sách nhà nước hay còn gọi là thâm hụt ngân sách nhà nước. Hiểu
một cách đơn giản thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng khi tổng chi tiêu của
ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách
nhà nước.

II. Những trường hợp bội chi ngân sách theo pháp luật hiện hành.

1. Thâm hụt theo cơ cấu thu chi.
Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình
trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang
tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước.
Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà
nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm
tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của
Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách
cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu.
Một số nguyên nhân trong nhóm nguyên nhân bội chi cơ cấu:
- Đầu tư công kém hiệu quả
Trong 2 năm 2007 và 2008, nước ta đã tiếp nhận một lượng vốn rất lớn từ bên
ngoài. Nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm
quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đầu
tư dàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi
công những dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí
nguồn ngân sách nhà nước và kiềm hãm sự phát triển của các vùng miền, là nguyên
nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước.
- Nhà nước huy động vốn để kích cầu
Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính phủ,
miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng gói giải pháp kích cầu một
mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt
ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12%GDP
3


- Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn.
Tăng chi tiêu của chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong
ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài
chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm

bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính. Lý thuyết kinh tế không chỉ ra một
cách rõ ràng về hướng tác động chi tiêu của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên đa số các nhà kinh tế thường thống nhất rằng chi tiêu của chính phủ một khi vượt
quá một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra phân bổ nguồn lực
một cách không hiệu quả dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà nước và cuối cùng là gây ra
lạm phát.
2. Thâm hụt theo chu kỳ kinh doanh.
Thâm hụt ngân sách là tình trạng các khoản thu ngân sách nhỏ hơn các khoản
chi.Thâm hụt ngân sách được thể hiện bằng tỉ lệ phần tram so với GDP (khi tính người
ta thường tách riêng các khoản thu mang tính hoán trả trực tiếp như viện trợ,vay nợ ra
khỏi số thu thường xuyên và coi đó là nguồn tài trợ cho thâm hụt ngân sách )
B=T–G
B < 0 :Thâm hụt ngân sách ( B là hiệu số giữa thu và chi )
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý ngân sách nhà nước là
đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi. Tuy nhiên do khả năng nguồn thu bị hạn chế và
tăng chậm, thời kì vừa qua các nhu cầu chi lại tăng nhanh, nên ngân sách nhà nước
mới bội thi kinh niên. Thâm hụt ngân sách cũng là hiện tượng phổ biến ở các quốc gia
trên toàn thế giới.
Thâm hụt theo chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh
tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi
nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm
xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Nguyên nhân tác động của chu kì kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của
Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về
4


kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi ngân sách nhà nước tăng lên, trong khi
chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi ngân sách nhà nước.
Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ.

Để thu hẹp thâm hụt ngân sách thì song song với việc giảm chi tiêu ,chính phủ cũng
cần cải thiện các nguồn thu ngân sách, tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều
vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay. Cải
cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân và thuế bất động sản. Áp dụng thuế bất
động sản đúng đắn là một cách đảm bảo sự bền vững cho ngan sách nhà nước, đồng
thời giúp Nhà nước thực hiện được các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng vì quốc kế
dân sinh.

III. Phương thức xử lý bội chi ngân sách nhà nước theo pháp luật
hiện hành.
1. Nhà nước phát hành thêm tiền.
Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách có nhược điểm lớn là
chứa đựng nguy cơ lạm phát, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời
sống chính trị, kinh tế , xã hội. Thực tế đã cho chúng ta những bài
quý giá về việc phát hành tiền quá dễ dãi để bù đắp bội chi ngân
sách gây ra lạm phát cao trong thập niên 80. Từ 1-4-1990 chúng ta
đã thành lập hệ thống kho bac Nhà nước trực thuộc bộ tài chính
(người chịu trách nhiệm về bội chi ngân sách Nhà nước) độc lập với
ngân hàng Nhà nước (người chịu trách nhiệm về việc phát hành tiền
vào trong lưu thông) được xem là một cuộc cách mạng cơ cấu nhằm
tách chức năng quản lí quỹ ngân sách Nhà nước ra khỏi chức năng
phát hành tiền, tranh được tình trạng” mang tiền túi nọ bỏ vào tui
kia”.Cơ chế đó đã góp phần tích cực trong việc kiềm chế bội chi và
lạm phát trong những năm qua. Thực tế thì trong những năm qua thì
Nhà nước ta đã không phát hành tiền để trang trai thâm hụt ngân
sách nữa mà thay vào đó là việc phát hành tín phiếu, trái phiếu kho
5


bạc Nhà nước và vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi, những việc

làm này cũng gốp phần tích cực trong việc kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế ở vào trạng thái suy thoái, mức
độ lạm phát không cao, vật giá không leo thang, thì khi đó việc phát
hành tiền cần phải được chủ động tiến hành nhằm mục tiêu trước
mắt là có tiền để trang trải các chương trình đầu tư phát triển, có
tiền để tăng lương theo đúng kế hoạch, bù đặp bội chi ngân sách.
Sau nữa việc phát hành tiền ở mức độ và thời điểm hợp lí sẽ tạo ra
mức lạm phát nhẹ, từ đó kích tiêu dùng, giảm gánh nặng về nghĩa vụ
trả nợ của Nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển.Nhất là nếu chủ
động một phần(15-20%) nguồn vốn phát hành cho đầu tư hạ tầng sẽ
có tác dụng rất tốt đối với nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế đang bị suy giảm..
2. Vay nợ cả trong và ngoài nước.
Khoản 2 Điều 8 luật ngân sách Nhà nước năm 2002 quy định: Bội chi ngân sách
nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi
ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được
sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ
khi đến hạn.
Căn cứ theo quy định trên của pháp luật thì vay nợ cũng là một trong những biện
pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. Việc dùng
khoản vay này ra sao được quy định rất chặt chẽ và cụ thể, đó là: không sử dụng nguồn
thu này cho tiêu dùng mà chỉ được chi cho đầu tư phát triển. Các khoản chi phát triển
gồm có: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả
năng thu hồi vốn do trung ương quản lý; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; chi bổ sung dự trữ
nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
6



Với các khoản vay trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành
công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà
nước, là một loại chững khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay nợ trong
dân, các tổ chức kinh tế xã hội và ngân hàng. Ở Việt Nam, Chính phủ thường ủy nhiệm
cho kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức tín phiếu kho bạc, trái
phiếu kho bạc hoặc trái phiếu công trình. Hàng năm ngân hàng phải huy động một
khoản tiền nhàn rỗi trong dân tương đối lớn để bù đắp bội chi ngân sách. Để việc huy
động vốn không ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ, đến lãi suất, Bộ Tài chính thực hiện
chính sách trước hết thực hiện vay vốn nhàn rỗi từ các quỹ tài chính nhà nước như:
quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ tích lũy trả nợ… phần còn thiếu sẽ thực hiện phát hành trái
phiếu và tín phiếu chính phủ…
Biện pháp này giúp giảm bội chi ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ
hoặc giảm dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, biện pháp vay nợ này tuy không gây ra lạm phát
trước mắt nhưng nó có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ
trong GDP liên tục tăn. Ngoài ra, việc vay trực tiếp từ dân sẽ làm giảm khả năng khu
vực tư nhân tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước.
Đối với các khoản vay nợ nước ngoài, Chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách
bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước
ngoài từ các Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính thế giới như: ngân hàng thế
giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), …Viện trợ
nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các Chính phủ, các tổ chức nhằm thực hiện các
chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội, và hiện nay là nguồn vốn phát triển
chính thức ODA.
Biện pháp này mang lại hiệu quả đáng kể, đó là có thể bù đắp các khoản bội chi
ngân sách mà không gây sức ép lạm phát nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan
trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, vay nợ thì sẽ phải trả nợ, việc vay nợ từ
nước ngoài sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ, giảm khả năng chi tiêu cho Chính phủ. Đối với
7



các khoản vay từ các nước khác, thậm chí là các khoản tiền nhận được thông qua hình
thức viện trợ không hoàn lại, thường đi kèm theo các điều khoản về chính trị, kinh tế,
quân sự. Hay có thể hiểu là, để có được các khoản vay đó, nước ta sẽ phải chấp thuận
cho nước cho vay những điều kiện thuận lợi nhất định. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng bị
phụ thuộc vào nước ngoài.
3. Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế.
Thuế là khoản thu mang tính cưỡng chế do Nhà nước huy động từ các tổ chức, cá
nhân và tập trung vào quỹ NSNN. Thuế đánh vào hầu hết các hoạt động sản xuất, chế
tạo, sửa chữa, chế biến, khai thác, xây dựng, vận tải, xuất- nhập khẩu, buôn bán, ăn
uống, dịch vụ; thuế đánh vào cả các khoản có thu nhập thường xuyên và bất thường
của những người có thu nhập cao và đánh vào cả các hoạt động tiêu dùng của xã hội.
Do đó thu từ thuế là nguồn thu chiếm tỉ trọng chủ yếu trong nguồn thu NSNN.
Ưu điểm: Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt
NSNN và giảm bội chi NSNN. Việc thu đúng, đủ, kịp thời theo các luật thuế nhằm
động viên hợp lý, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển và đảm bảo ổn định
kinh tế phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế. Tăng các khoản thu NSNN, đặc biệt
là thuế nhằm tạo ra tiền đề kinh tế đảm bảo cho sự vận hành của Nhà nước nhằm tổ
chức, quản lý xã hội và gián tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Từ đó huy động một phần
giá trị sản phẩm của xã hội theo quy định của pháp luật làm hình thành quỹ NSNN
nhằm bù đắp cho những khoản chi thâm hụt trong xã hội nhằm điều tiết các hoạt động
kinh tế - xã hội như xây dựng cầu cống, trường học, trả lương cho các cấp ngành,
quân đội…, điều tiết và giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Nhược điểm: Đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì
nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn
đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các
doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4. Triệt để tiết kiệm các khoản chi.
8



Như chúng ta đã biết các khoản chi được chia chủ yếu thành hai loại đó là chi cho
đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Việc tiết kiệm các khoản chi trong ngân sách
nhà nước là một yêu cầu thiết yếu không chỉ của nước ta mà còn của mọi mỗi quốc gia
trên thế giới. Khi xảy ra bội chi ngân sách nhà nước thì việc triệt để tiết kiệm các
khoản chi trong ngân sách nhà nước càng trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.
Việc tiết kiệm các khoản chi bao gồm tiết kiệm các khoản chi đầu tư công và và các
khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước. Đây là một giải pháp tuy mang tính
tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất
hiện lạm phát.
Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là kiềm chế việc chi cho các
khoản chi đầu tư không mang tính chủ đạo, không có khả năng tạo ra những hiệu quả
cần thiết trong quá trình ổn định và phát triển đất nước, đặc biệt những dự án chưa
hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư, ngược lại chỉ nên đầu tư
vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định đất nước, làm tiền đề để phát triển kinh tế.
Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi
thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này
không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết. Vì các khoản chi thường xuyên là những
khoản chi lớn trong ngân sách nhà nước nên việc cắt giảm các khoản chi thường xuyên
không cần thiết chính là một trong những giải pháp thiết thực cho việc kiềm chế bội
chi trong ngân sách nhà nước. Giải pháp này đã được Bộ tài chính áp dụng bằng việc
ra Công văn số 2665/BTC-NSNN ngày 28/02/2011 về việc tiết kiệm 10% chi thường
xuyên nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để thực hiện Nghị quyết số
11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ. Nội dung của công văn đã nêu rõ các
phương pháp phải làm để giảm các khoản chi thường xuyên như: đưa ra công thức
thực hiện tính toán, xác định số kinh phí dự kiến tiết kiệm 9 tháng năm 2011, quản lý
số tiết kiệm, rà soát, sắp xếp, bố trí lại các nhiệm vụ chi thường xuyên trong phạm vi
dự toán còn lại (sau khi đã tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên).

9


5. Tăng cuờng vai trò quản lý của nhà nước:
Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước nhà
nước vượt quá các khoản thu không mang tính tuần hoàn trả của ngân sách nhà nước.
Vì vậy mà bội chi có ảnh hưởng rất lớn đến tài chính của một quốc gia. Khi có những
dấu hiệu đầu tiên của bội chi quốc gia phải thực hiện ngay những biện pháp xử lý bội
chi ngân sách nhà nước để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của bội chi đến nền tài chính
quốc gia. Trong đó ta phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước.
Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc bình
ổn giá cả, kiểm soát mức lạm phát. Lạm phát là hiện tượng mức tiền lưu thông trên thị
trường tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cần thiết.
Trong khi đó tổng giá trị hàng hóa lại không tăng dẫn đến tình trạng giá cả tăng vọt.
Lúc này nhà nước phải điều tiết làm sao để mức giá của những mặt hàng thiết yếu
không tăng lên quá cao. Nếu nhà nước không điều tiết giá cả thì những khoản chi của
ngân sách nhà nước vào những khoản này tăng lên dễ dẫn đến tình trạng bội chi.
Nhà nước còn có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý các dự án sử dụng ngân
sách nhà nước. Nhà nước phải quản lý và triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư vào các
công trình chủ đạo quan trọng và giám sát để tránh việc gây lãng phí tiền và tài
nguyên.

IV. Ý kiến pháp lý của nhóm:
1. Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở nhà nước Việt Nam hiện nay
Bảng bội chi ngân sách nhà nước từ năm 2007 đến 2011

Năm

2007


2008

2009

Bội chi NSNN

56500

66900

87309 11970

120600

5%

0
4,82% 6,2%

5,3%

Tỷ lệ bội chi NSNN so với 5%
GDP

10

2010

2011



Qua bảng số liệu này ta có thể thấy, trong giai đoạn từ 2007 đến 2009, bội chi đã
được kiểm soát tương đối hiệu quả ( không quá 5%). Nguồn vốn vay chủ yếu được chi
cho đầu tư phát triển, tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế. Đó là những thành
công bước đầu đáng được ghi nhận trong công tác quản lý, kiểm soát bội chi.
Sang đến năm 2010, bội chi lại tăng cao lên tới 119700 tỷ đồng và tỷ lệ bội chi là
6,2% so với GDP.
Nguyên nhân của tình trạng bội chi tăng này là do: Thu ngân sách tăng nhưng chưa
vững chắc chủ yếu là do giá dầu thô và thuế xuất nhập khẩu. Thu ngân sách những
tháng cuối năm có chiều hướng giảm do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.
Các bộ, ngành địa phương đã bám sát điều hành dự toán ngân sách nhà nước được
giao nhưng triển khai vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả từ nguồn ngân sách nhà nước và
nguồn

trái

phiếu

chính

phủ

còn

chậm.

Quản lý chi tiêu ngân sách đã được tăng cường nhưng vẫn còn tình trạng lãng phí, kém
hiệu quả, một số nơi chưa thật sự quán triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.
Năm 2011, bội chi ở mức 120600 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ 5,3% so với GDP. Có thể
thấy rằng mức bội chi năm 2011 tăng so với 2010 nhưng tỷ lệ bội chi so với GDP năm

2011 giảm đáng kể so với 2010. Thực trạng này là do những giải pháp mà chính phủ
đề ra làm tổng sản phẩm trong nước năm 2011 tăng 7 đến 7,5% so với 2010. Đồng thời
kiểm soát được bội chi ở mức 5,3%. Trong năm 2011, ta đã thực hiện tăng cường phối
hợp đồng bộ, chặt chẽ chính sách tài khóa với tiền tệ và những chính sách khác, kiểm
soát đối với một số hàng hóa dịch vụ độc quyền, ngăn chặn và kiên quyết xử lý hành vi
tăng giá bất hợp lý, cắt giảm chi tiêu công. Những chính sách này của nhà nước đã góp
phần kiểm soát được bội chi năm 2011 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế
giới tương đối “ảm đạm”.
Sang năm 2012, Theo dự toán ngân sách nhà nước 2012 được quốc hội khóa XIII
thông qua vào ngày 10/11/2011 thì mức bội chi ngân sách nhà nước là 140200 tỷ đồng
tức là chiếm khoảng 4,8% GDP. Để thực hiện nghị quyết này, ta giành 30% tăng thu
11


để giảm bội chi, cùng với việc tăng nguồn thu ngân sách trung ương để giảm bội chi, ta
còn giành ra các khản để chi trả nợ, điều đó cũng gián tiếp làm giảm bội chi. Chủ
trương của nhà nước là phải tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cơ cấu lại
chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho con người, đảm bảo an sinh xã hội,
điều chỉnh cơ cấu chi cho đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực
hiện được những chính sách, chủ trương nhà nước đã đề ra thì trong năm 2012 bội chi
sẽ được kiểm soát một cách triệt để.
2. Ý kiến pháp lý của nhóm.
- Cơ cấu lại phương thức thu ngân sách nhà nước.
Thu trong sự phát triển bền vững, bồi dưỡng phát triển, mở rộng
các nguồn thu vững chắc lâu bền. Cần phải xác định mức thu hợp lý,
vừa đảm bảo ngân sách có nguồn thu cao, vừa đảm bảo các đối
tượng thu có đủ điều kiện tài chính để tiếp tục phát triển. Những
nguồn thu từ khu vực kinh tế quốc doanh có một ý nghĩa đặc biệt thì
cần phải chú ý bồi dưỡng thông qua các biện pháp hỗ trợ đầu tư, trợ
giúp khoa học công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực. Trước mặt một

số lĩnh vực và một số ngành công nghiệp trọng yếu, giao thông vận
tải, thông tin liên lac, kỹ thuật hạ tầng cần được trợ giúp để phát
triển

nhanh



vững

chắc.

Tập trung khai thác các nguồn thu ngân sách từ trước đến nay
chưa được khai thác và quản lý, nhất là trong khu vực ngoài quốc
doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp
có thu. Các cơ quan tài chính các cấp thực hiện các biện pháp như
sau: chấm dứt ngay việc ghi thu, ghi chi, đưa chỉ tiêu giảm thu ngân
sách thành một chỉ tiêu khi xem xét hoàn thành kế hoạch, xét thi
đua…để hạn chế các đơn vị chiếm dụng nguồn thu của ngân sách….
- Đổi mới cách thức tiến hành chi:

12


Phân bổ và cấp phát chi ngân sách Nhà nước phải tập trung thực
hiện với các mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với
nhịp độ cao và bền vững. Giải quyết tốt các yêu cầu để tạo sự
chuyển biến mạnh và phát huy nhân tố nguồn lực con người, ổn định
chính


trị



hội..

Trong việc chi cho đầu tư xây dựng cơ bản cần phải xem xét lại các
chương trình, các dự án đầu tư băng nguồn ngân sách Nhà nước, bố
trí đầu tư tập trung, có trọng điểm, theo đúng kế hoạch. Nâng cao
vai trò chủ động của cơ quan tài chính trong việc thẩm định các dự
án. Các bộ ngành địa phương phải giành tỷ lệ vốn thích đáng trong
tổng vốn đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng như: giáo dục đào tạo, y
tế, xây dựng cơ sở hạ tầng…chuẩn bị thực hiện, giải phóng và đền bù
mặt bằng, bố trí đủ vốn trong nước để đảm bảo giải ngân đối với các
dự án sử dụng vốn nước ngoài. Đồng thời cần phải khắc phục tình
trạng vốn chờ công trình gây thất thoát lãng phí cho ngân sách địa
phương. Bối trí vốn nghiên cứu khoa học, vốn sự nghiệp kinh tế tập
trung cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và
ứng dụng kỹ thuật mới, nhất là vấn đề giống, quy trình công nghệ
nuôi trồng, nhân giống cây con.Các địa phương phảI ưu tiên tăng
50%vốn áp dụng khoa học công nghệ cho lĩnh vực nông nghiệp
-nông thôn, tăng 50% vốn cho khuyến ngư đối với các địa phương có
điều kiện phát triển ngành thuỷ sản. Nghiên cứu để ban hành các cở
chế, chính sách tài chính thực hiện luật giáo dục, luật khoa học công
nghệ, Thực hiện cơ chế khoán chi gắn với nhiệm vụ thu đối với các
đơn vị có thu.Nghiên cứu ban hành cơ chế trả lương từ nguồn thu
gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp.

13



V. Kết Luận
Như vậy là có nhiều cách để chính phủ bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, nhưng
phải sử dụng cách nào, nguồn nào thì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, chính
sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia, bởi mỗi giải pháp bù bắp
đều có những ưu nhược điểm làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Và hậu quả
của bội chi ngân sách nhà nước là ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế xã hội của đất
nước dù mức nào đi chăng nữa. Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải tính toán kỹ
lưỡng để đưa ra các giải pháp bù đắp phù hợp với thực trạng hiện nay, khi nền kinh tế
của Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền
tài chính quốc gia cũng được đổi mới .

Danh mục tài liệu tham khảo.

1. Luật ngân sách nhà nước năm 2002. Nxb – LĐXH.
2. Nghị định số 60/2003/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi
hành luật ngân sách Nhà nước năm 2002.
3. Giáo trình luật ngân sách nhà nước - Trường đại học Luật Hà Nội. Nxb – CAND.
Hà Nội – 2010.
4. Giáo trình luật tài chính - Đại học quốc gia Hà Nội. Nxb – LĐXH. Hà Nội – 2007.
5. Giáo trình pháp luật tài chính - Học viện tài chính. Nxb – LĐXH. Hà Nội – 2008.

14


6. Google.vn.

15




×