Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Một nhà nước dù tồn tại trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử đều
luôn cố gắng hoàn thành được sứ mạng lịch sử của nó.Nhà nước ta cũng
như vậy, và để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao thì nhà nước cần có
những công cụ riêng của mình.Một trong những công cụ đắc lực giúp Nhà
nước đó chính là ngân sách Nhà nước.Trong những năm qua thì vai trò của
ngân sách Nhà nước đã được thể hiện rõ trong việc giúp Nhà nước hình
thành các quan hệ thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, tỷ lệ lãi suất
thích hợp để từ đó làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, đảm bảo sự
ổn định và phát triển của nền kinh tế.Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích
cực đó thì việc sử dụng ngân sách Nhà nước chưa đúng cách, đúng lúc, tình
trạng bao cấp tràn lan, sự yếu kém trong việc quản lí thu chi ngân sách đã
đặt ra cho chúng ta cần có cái nhìn sâu hơn về tình trạng thâm hụt ngân
sách Nhà nước.ảnh hưởng của bội chi ngân sách Nhà nước đến các hoạt
động kinh tế-xã hội là hết sức rộng lớn.
Vậy thế nào là bội chi ngân sách Nhà nước? có những nhân tố nào
ảnh hưởng đến bội chi? thực trạng và các biện pháp xử lí bội chi ngân sách
Nhà nước ở nước ta hiện nay như thế nào?.Trong thời gian tới để đạt được
mục tiêu phát triển kinh tế cao và ổn định thì liệu nước ta có chấp nhận một
mức bội chi ở mức cao hay không? Tất cả những vấn đề nói trên đã và
đang đặt ra nhiều đòi hỏi đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định
chính sách để có thể tìm ra những nguyên nhân và các biện pháp xử lí tình
hình bội chi ngân sách Nhà nước.Trong phạm vi của một đề án môn học
với đề tài "Bội chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay thực trạng
và giải pháp" em xin đề cập đến một số mục tiêu như sau: khái quát hoá
những vấn đề cơ bản về bội chi ngân sách Nhà nước, chỉ ra những bất cập
về cân đối và bội chi ngân sách Nhà nước ở nước ta hiện nay và đề xuất
những kiến nghị giải pháp xử lí bội chi ngân sách Nhà nước.Dựa trên cơ sở
đó kết cấu của đề án bao gồm có 3 chương.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 1: Những vấn đề lí luận về bội chi ngân sách Nhà nước
Chương 2: Thực trạng bội chi ngân sách Nhà nước
Chương 3: Các biện pháp xử lí bội chi ngân sách Nhà nước
Do đây là lần đầu tiên thực hiện đề án môn học, trình độ nhận thức
của em có hạn.Mặc dù được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô hướng dẫn và
đã cố gắng hết sức để hoàn thiện đề tài nhưng chắc chắn không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô
giáo và những người đọc đề tài này để em có thể hoàn thiện đề tài và rút
kinh nghiệm cho những lần thực hiện đề tài sau.Em xin chân thành cám ơn!
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1: Quan điểm về bội chi ngân sách Nhà nước
Bội chi và thâm hụt là hai cách gọi khác nhau của cùng một hiện
tượng khi tổng nguồn thu không đủ trang trải tổng các nhiệm chi của một
Chính phủ, một địa phương, một đơn vị trong một thời kì nhất định(thường
là một năm).Khi nói đến bội chi ngân sách Nhà nước tức là các khoản
chênh lệch thiếu giữa tổng các nguồn thu so với tổng các khoản chi của
ngân sách Nhà nước trong một năm.Tuy nhiên vấn đề quy định các khoản
thu, chi ngân sách Nhà nước để xác định bội chi ở mỗi quốc gia thường
không hoàn toàn giống nhau.
Cách tính chi ở Việt Nam bao gồm cả chi nợ gốc và lãi, không bao
gồm các khoản vay về cho vay lại.Còn theo thông lệ quốc tế thì chi chỉ bao
gồm các khoản trả nợ lãi chứ không bao gồm trả nợ gốc.Do đó điều quan
trọng trong quản lí bội chi không phải là sự tính toán đơn thuần là lấy tổng
thu trừ đi tổng chi mà phải xác định hợp lí và quy định hợp pháp những
khoản tiền nào được tính vào tổng thu, những khoản nào được tính vào
tổng chi của ngân sách Nhà nước trong từng năm.
1.2: Những nhân tố ảnh hưởng đến bội chi ngân sách Nhà nước
Trong lịch sử phát triển nền tài chính thì bội chi ngân sách đã và
đang trở thành một hiện tượng khá phổ biến ở các nước đang phát triển và
các nước chậm phát triển.nếu như chúng ta không tìm ra được những
nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng trên thì khó có thể có được những
biện pháp hữu hiệu để mà kịp thời dự báo và hạn chế tác động của nó tới
nền kinh tế.Người ta đã tổng hợp lại và đưa ra năm nhóm nguyên chính gây
ra hiện tượng bội chi ngân sách Nhà nước.
1.2.1: Bản chất, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Nhà nước
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngay từ khi ra đời thì Nhà nước đã mang trong mình những trọng
trách nhất định.Mỗi một Nhà nước có thể chế, đường lối, chính sách khác
nhau nhằm phục vụ cho những đối tượng khác nhau.Nhưng mục tiêu quan
trọng của Nhà nước là làm cho kinh tế của đất nước ngày càng phát triển,
nâng cao vị thế của đất nước mình trên trường quốc tế.Để thực hiện được
điều đó thì Nhà nước đã đề ra hàng loạt những biện pháp, chính sách quan
trọng.Đất nước tiến hành công cuộc cải cách kinh tế từ một nước lạc hậu
với một xuất phát điểm rất thấp, nền kinh tế còn mang nặng tính bao cấp,
trì trệ, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập còn rất thấp.Bên
cạnh đó cỏ sở vật chất, trình độ khoa học kĩ thuật, công nghệ của ta còn rất
lạc hậu so với thế giới.Chính vì lẽ đó mà Nhà nước ta đã đề ra đường lối
đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế-xã hội.Nhưng
quá trình đó không phảihoàn thành trong thời gian ngắn mà nó đòi hỏi
chúng ta cần có lượng vốn rất lớn, đây là một trong những điêu kiện tiên
quyết và rất quan trọng mà chúng ta cần phải có để hoàn thành những mục
tiêu đã đề ra.Trong quá trình tiến hành việc thu hút nguồn vốn trong và
ngoài nước chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng.Ngân sách
Nhà nước không ngừng được mở rộng cả về chất lượng và số lượng góp
phần quan trọng để chúng ta tiến hành xây dựng và phát triển đất nước.Tuy
nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được thì chúng ta cũng mắc phải không ít
sai lầm trong quản lí thu chi ngân sách gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách
khá nghiêm trọng trong những năm qua.Việc bao cấp tràn lan, đầu tư dàn
trải không có hiệu qu ả, thêm vào đó là năng lực quản lí quản lí ngân sách
còn nhiều bất cập, chưa thực sự minh bạch và khoa học là những nguyên
nhân chủ yếu gây ra tình trạng thu không đủ chi, rất nhiều công trình xậy
dựng xong không thể sử dụng được gây lãng phí rat nhiều tiền của Nhà
nước và nhân dân.Chính vì vậy mà đòi hỏi Nhà nước ta cần phải có những
biện pháp thực sự hiệu quả trong quản lí thu chi ngân sách để từ đó hạn chế
rồi dần dần tiến tới xoá bỏ tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.2: Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
Mục tiêu chủ yếu trong đường lối phát triển kinh tế ở nước ta là làm
cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.Và để đạt
được mục tiêu tốt đẹp ấy thì Nhà nước ta đã thực thi rất nhiều biện pháp
quan trọng.Một trong những chính sách ấy là tiến hành xây dựng rất nhiều
công trình công cộng phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân nh ư: điện,
đường, trường, trạm… đây là những công trình hết sức thiết thực và cần
thiết nhưng để xây dựng được thì chúng ta cần phải có một lượng vốn
lớn.Trong những năm đầu của quá trình cải cách mở cửa thì việc huy động
vốn của nước ta gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, chính vì lẽ đó mà ta luôn
lâm vào tình trạng thu không đủ chi.Ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt
thường xuyên, điều này về lâu về dài sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực
đến nên kinh tế đất nước.Nếu như chúng ta có những biện pháp thu hút
thêm nhiều nguồn vốn hơn nữa cả ở trong và ngoài nước, tiến hành việc
xây dựng một cách có trọng điểm, chật lượng, tiết kiệm, hiệu quả đồng thời
quản lí nguồn ngân quỹ một cách chặt chẽ, khoa học.điều đó sẽ tăng nguồn
thu cho ngân sách Nhà nước, mở rộng khả năng thu, chi cho ngân sách,
giảm thiểu một cách tối đa tình trạng thâm hụt ngân sách.
1.2.3: Mục tiêu, quan điểm chiến lược tài chính tiền tệ
Có thể nói chính sách tài chính quốc gia là một trong những chính
sách quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển của
nền kinh tế đất nước nói chung và bội chi ngân sách Nhà nước nói riêng.
Bằng việc cải tổ cơ bản chính sách tài chính, cơ cấu thu chi ngân sách,
chính sách thuế để tiến tới kiểmsoát lạm phát, ổn định giá cả, sức mua của
đồng tiền, ổn định tình hình kinh tế xã hội.Ngoài ra chính sách tài chính
còn góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng
cao đời sống vật chất của nhân dân.Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế
nước ta còn nhiều khó khăn, nguồn tài chính còn hạn hẹp do đó mà chúng
ta cần phải thận trong việc lựa chọn các hình thức tài chính thích hợp, quản
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lí chặt chẽ nguồn tài chính quý giá, kiên quyết chống mọi chủ trương bảo
thủ trì trệ, vô chính phủ, buông trôi quản lí tài chính, gây thất thoát tiền của
đất nước.
Trên cơ sở những mục tiêu đó thì chúng ta cần phải xây dựng chính
sách tài chính dựa trên những quan điểm sau:
+Tập trung chuyển hướng tư nền tài chính”động viên, tập trung”sang
nền tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế.
+Thực hiện cơ chế tài chính lành mạnh, không đơn thuần coi cân
bằng ngân sách là mục tiêu của chính sách tài chính.Một ngân sách thiếu
hụt hay dư thừa không phải là kém quan trọng so với một ngân sách cân
bằng và đều là những công cụ tài chính thích ứng với từng hoàn cảnh cụ
thể mà Nhà nước có thể sử dụng để tác động đến quy mô và phương pháp
phát triển kinh tế-xã hội (kích thích hay hạn chế tăng trưởng…)Chẳng hạn
như việc duy trì một ngân sách thiếu hụt”vừa phải”có thể là nguy cơ lạm
phát, nhưng lại tạo điều kiện tăng tích tụ cho các cơ sơ kinh tế, tăng cầu
cho người tiêu dùng trên cơ sở đó kích thích đầu tư phát triển, tạo công ăn
việc làm, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+Để phân phối và sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả thì chính
sách tài chính cần xác định rõ các mục tiêu ưu tiên phát triển, đảm bảo khả
năng trả nợ, thu hút thêm vốn mới hơn nữa.
+Việc xây dựng và thực hiện chính sách tài chính cần đứng trên quan
điểm hệ thống, đặt trong mối quan hệ và đổi mới các chính sách, công cụ
khác nh ư: chính sách ngoại hối, chính sách lãi suất…nhằm tạo sức mạnh
tổng hợp, tránh tình trạng chồng chéo, triệt tiêu lẫn nhau.
+Qúa trình xây dựng và phát triển chính sách tài chính ở nước ta còn
đang trong tình trạng thiếu kiến thức đầy đủ và kinh nghiệm quản lí tài
chính còn yếu.Do đó chúng ta cần phải ra sức học tập, đúc rút kinh nghiệm
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
của những nước khác và cả trong quá trình tiến hành thực hiện.Hoàn thiện
hệ thống pháp luật về tài chính, đảm bảo cân đôi giữa thu và chi, tiến tới
một nền tài chính vững mạnh.
1.2.4: Xu hướng diễn biến tình hình kinh tế
Tình hình kinh tế cũng có những ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến
quá trinh thu chi ngân sách Nhà nước.Nền kinh tế nước ta trong nhưng năm
qua đã và đang có nhưng chuyển biến hết sức to lớn và tích cực.Kinh tế
tăng trưởng hàng năm thuộc vào hàng cao trên thế giới, thu ngân sách đạt
khá, chúng ta đã thu hút được khá lớn nguồn vốn trong dân chúng thông
qua việc thu thuế, phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng tổ
quốc…đồng thời một lượng vốn đầu tư nước ngoài đang ngày tăng trong
những năm gần đây, bên cạnh đó thì ta cũng đã tranh thủ được những sự trợ
giúp quý báu của các tổ chức tài chính quốc tế thông qua viện trợ
ODA.chính những yếu tố đó đã góp một phần đáng kể trong việc cân đối
cán cân thu chi ngân sách Nhà nước, giảm thiểu tình trạng thâm hụt ngân
sách.
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình hội nhập kinh tế hết sức
nhanh chóng, quá trình toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ, khoa học
công nghệ, các kỹ thuật hiện đại không ngừng được phát minh sáng chế, sự
hợp tác cũng như sự cạnh tranh đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, điều đó đòi
hỏi chúng ta cần phải có những chính sách tranh thủ được sự giúp đỡ của
bạn bè quốc tế, thu hút thêm nữa những nguồn vốn đầu t ư, viện trợ từ nước
ngoài để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, đồng thời bên cạnh đó
thì chúng ta cũng cần phải phát huy nội lực của bản thân mình, không để
đối tác họ có cơ hội chèn ép, gây khó khăn cho ta.Có như vậy thì chúng ta
mới có thể làm chủ được nguồn tài chính cuả mình, phát huy hiệu quả tối
đa của hệ thống tài chính nước nhà.
1.2.5: Những nhân tố kĩ thuật, chuyên môn ảnh hưởng đến cách xác
định mức bội chi ngân sách Nhà nước
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Những tác động của bội chi ngân sách đến nền kinh tế là rất to lớn,
nhưng để xác định được một mức bội chi chính xác không phải là một điều
dễ dàng.Sau khi tham khảo các tiêu thức quốc tế, căn cứ vào quan hệ biện
chứng giữa thâm hụt ngân sách Nhà nước vợi nợ Nhà nước và quan niệm
về ổn định tỷ suất nợ đề tài đã đưa ra một số nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp
đến cách xác định bội chi ngân sách Nhà nước.
+Ta thấy là khi lãi suất càng cao và tăng trưởng càng thấp thì làm
cho mức chênh lệch giữa lãi suất và tăng trưởng càng cao, hoặc khi tổng dư
nợ càng nhiều thì giá trị của thâm hụt ngân sách bậc một càng nhỏ dần lại
thậm chí phải có thặng dư và số thặng dư này phải cao dần mới đảm bảo
duy trì được sự ổn định của tỷ suất nợ trên GDP.
+Trong điều kiện có lạm phát thì nhìn chung lạm phát càng cao thì
gánh nặng nợ càng nhẹ.Tuy nhiên cái giá của việc sử dụng lạm phát không
phải là nhỏ.Bởi vì khi mà nền kinh tế có một mức lạm phát cao trong nhiều
năm thì sẽ dẫn đến tăng lãi suất từ đó sẽ gây ra tình trạng suy thoái kinh tế
và thất nghiệp gia tăng.Theo thời gian thì lạm phát sẽ làm tăng những
khoản nợ nước ngoài, suy giảm sức cạnh tranh quốc tế của những hàng hoá
sản xuất trong nước, gây ra sự dịch chuyển thu nhập từ người cho vay sang
người đi vay một cách không bình thường và sẽ làm giảm lòng tin của
người dân vào chính phủ.
Như vậy dù muốn hay không muốn thì những nhân tố ảnh hưởng đến
cách xác định bội chi ngân sách vẫn luôn tồn tại và gây ra những tác hại
không nhỏ, chúng ta cần phải có những biện pháp làm hạn chế một cách tối
đa những tác hại mà chúng gây ra.
1.3: Ảnh hưởng của bội chi ngân sách Nhà nước
Tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước có những ảnh hưởng hết sức
rộng lớn trên tất cả các lĩnh vực, các hoạt đông kinh tế xã hội.Thâm hụt
ngân sách Nhà nước với một mức cao và triền miên sẽ làm cho Nhà nước
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phải tìm cách tăng các khoản thu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống của người dân, hơn nữa khi đó các nguồn vốn trong các ngân hàng sẽ
trở nên khan hiếm hơn điều đó sẽ dẫn đến tình trạng lãi suất tăng cao, điều
này gây ra những trở ngại trong việc vay vốn của các nhà đầu tư.Về lâu về
dài thì sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư sẽ giảm sút nghiêm trọng, sẽ có nhiều
doanh nghiệp bị phá sản do không tìm được những khoản vay thích hợp,
sản xuất trong nước bị thu nhỏ lại từ đó sẽ toạ điều kiện thúc đẩy quá trình
nhập siêu, cán cân thương mại quốc tế mất cân bằng.Những điều này dẫn
đến tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng, thu nhập thực tế của người
dân giảm sút và ngày càng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Mặt khác khi xảy ra tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước cũng là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát cao.Bởi lẽ khi có thâm hụt ngân
sách thì một biện pháp mà chính phủ hay dùng là phát hành tiền để bù đắp
ngân sách, mà khi tiền được tạo ra một cách quá mức như thế thì sẽ dẫn đến
lạm phát tăng cao, mà nếu như Chính phủ phát hành tráI phiếu ra công
chúng để thu hút vốn, bù đắp cho phần thiếu hụt thì trong một thời gian dài
sẽ làm cho cầu về vốn tăng, do đó lãi suất tăng và cung tiền tệ sẽ tăng.
Hơn nữa khi mà hiện nay nước ta đang trong quá trình xây dựng và
phát triển, rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ của người dân trong nước cũng như
bạn bè thế giới.Nếu như mà chúng ta không biết cách quản lí nguồn vốn,
nền tài chính cũng như ngân sách quốc gia cho tốt thì dần dần sẽ gây mất
lòng tin của người dân cũng như của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước.Họ đầu tư càng ngày càng ít hơn, dẫn đến nước ta đã thiếu vốn để xây
dựng đất nước nay lại càng thiếu hơn, những mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta
đã đề ra sẽ khó mà có thể trở thành hiện thực được.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1: Thực trạng bội chi ngân sách Nhà nước
2.1.1: Tình hình bội chi ngân sách Nhà nước
Trong 20 năm đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới cho đến nay
thì năm 1993 là năm ngân sách Việt Nam có mức bội chi cao nhất, lên tới
6,5%GDP.Lý do chủ yếu là Nhà nước tập trung xây dựng đường dây tải
điện 500KV bắc -nam.Những năm sau đó thì bội chi được kiềm chế ở mức
thấp dưới 5%GDP.Bình quân trong giai đoạn này bội chi ngân sách Nhà
nước đạt khoảng 4% GDP, đồng thời số thu từ thuế, phí, lệ phí dành cho
chi đầu tư phát triển ngày càng tăng, cụ thể năm 1991 là 0,2% đến năm
2000 đã là 1,8% và trong những năm gần đây là xấp xỉ 3& GDP.Tư năm
1993 Nhà nước ta đã chủ trương chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp
bội chi ngân sách Nhà nước.
Trong những năm qua thì tình hình ngân sách Nhà nước ta đã có
những bước cải tiến và đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ.Thu
ngân sách đã có sự tăng trưởng nhanh, cơ cấu thu chuyển hướng tích cực,
nền tài chính ngày càng đi vào thế tự chủ.Thu ngân sách đã tăng
từ13,1&GDP năm 1991 và càng ngày càng tăng trong những năm tiếp theo,
đến nay nguồn thu trong nước ngày cang chiếm một tỷ lệ cao trong tổng
thu ngân sách cụ thể là chiếm khoảng 97% tổng thu, điều đó không những
đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên mà còn giành ra một khoản ngày
càng tăng giành cho đầu tư phát triển và chi trả nợ.Thuế đã thực sự trở
thành nguồn thu chủ yếu trong nước chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sách
Nhà nước.Về chi ngân sách đã từng bước được cơ cấu theo hướng xoá bỏ
bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng chi đầu tư xã
hội cơ sở hạ tầng phát triển nguồn nhân lực xoá đói giảm nghèo.Chú trọng
chi trả nợ theo đúng cam kết, năng cao năng lực đảm bảo chi ngân sách
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngày càng tiết kiệm và có hiệu quả hơn.Điều hành ngân sách Nhà nước
từng bước chủ động và linh hoạt hơn, dự trữ dự phòng của ngân sách đã
góp phần tích cực vào việc ổn định quá trình sản xuất kinh doanh và đời
sống khi nền kinh tế có những biến động bất thường như khủng hoảng tài
chính tiền tệ, thiên tai lũ lụt…Chính vì lẽ đó mà tình hình bội chi ngân sách
trong những năm qua đã có những cải thiện đáng kể góp phần quan trọng
vào việc ổn định và phát triển nền kinh tế.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được đó thì chúng ta
cũng đã gặp phải không ít những sai lầm, còn có những hạn chế cần phải
rút kinh nghiệm và khắc phục.Tiềm lực tài chính tuy đã được tăng lên đáng
kể nhưng còn nhỏ bé và vẫn không theo kịp nhu cầu tăng chi để giải quyết
những nhu cầu bức xúc của nền kinh tế.Nền tảng của nguồn thu ngân sách
chua thực sự vững chắc, cơ cấu thu đã được đổi mới nhưng chưa thực sự
toàn diện.Trong khi nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục,
khoa học công nghệ, xoá đói giảm nghèo, thực hiện quá trình công nghiệp
hoá-hiện đại hoá đất nước đang là áp lực lớn cho ngân sách Nhà nước.
Thêm vào đó thì việc phân bổ sử dụng ngân sách Nhà nước còn
nhiều bất cập, hiệu quả đã được nâng lên nhưng chưa cao, vẫn còn tình
trạng thất thoát trong sử dụng nguồn ngân sách.Chi cho đầu tư xây dựng cơ
bản còn phân tán, công tác quy hoạch, chuẩn bị đâu tư, lập dự án chưa
được chú trọng nên chất lượng công trình không cao.Chế độ tiêu chuẩn,
định mức chi ngân sách vừa thiếu vừa lạc hậu so với thực tế gây khó khăn
cho việc cấp kinh phí, kiểm tra, kiểm soát trong chi ngân sách.Trong chi
thường xuyên của chi ngân sách Nhà nước thì chi cho lương còn chiếm tỷ
trọng lớn(chiếm 50% tổng chi thường xuyên) điều đó là do việc tinh giảm
biên chế trong khu vựa hành chính sự nghiệp hiệu quả còn thấp.
Việc thực hành chống lãng phí, tiết kiệm chưa được các cấp quan
tâm đầy đủ, vẫn còn có nhiều hoạt động mang tính phô trương hình thức,
hội họp, chiêu đãi không cần thiết vẫn diễn ra ở nhiều nơi.Công tác kiểm
11