Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sự cần thiết phải hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc đấu tranh chống tội phạm mua bán người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.16 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC

1

ĐỀ BÀI

2

BÀI LÀM

3

1. Nhận xét về một số nguyên nhân và yếu tố làm phát sinh tội phạm 3
rửa tiền?
1.1 Khái niệm “rửa tiền”

3

1.2 Một số nguyên nhân và yếu tố làm phát sinh tội phạm rửa tiền

4

1.3 Nhận xét về nguyên nhân và yếu tố làm phát sinh tội phạm rửa tiền

5

2. Sự cần thiết phải hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức 7
quốc tế trong việc đấu tranh chống tội phạm mua bán người?


7

2.1 Tình hình tội phạm buôn bán người ở Việt Nam
2.3 Sự cần thiết phải hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức 9
quốc tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

1


ĐỀ BÀI SỐ 3
1. Nhận xét về một số nguyên nhân và yếu tố làm phát sinh tội phạm
rửa tiền?
2. Sự cần thiết phải hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức
quốc tế trong việc đấu tranh chống tội phạm mua bán người?

2


1. Nhận xét về một số nguyên nhân và yếu tố làm phát sinh tội phạm
rửa tiền?
1.1 Khái niệm “rửa tiền”
Theo nghĩa thông thường, hành vi rửa tiền được coi là “hành vi biến
đổi các khoản thu nhập nhằm che đậy nguồn gốc phi pháp nguyên thủy của
chúng” (theo định nghĩa của FATF - Financial Aciton Task Force on Money
Laundering - đội đặc nhiệm chống rửa tiền quốc tế).
Rửa tiền là hành vi rất nguy hiểm. Nó không chỉ gây thiệt hại nghiêm
trọng cho các nền kinh tế mà còn có những ảnh hưởng đến an ninh từng

quốc gia, tác động nghiêm trọng đến sự trong sạch và hoàn chỉnh của hệ
thống tài chính toàn thế giới. Điểm đặc trưng của hành vi phạm tội này là:
- Có thể xảy ra từ khi bắt đầu đến kết thúc liên quan đến nhiều quốc
gia.
- Muốn chống lại hành vi rửa tiền hiệu quả, phải có sự hợp tác quốc tế
chặt chẽ giữa các quốc gia.
Hoạt động rửa tiền có thể dựa vào nhiều phương cách khác nhau.
Cách thức thông thường nhất mà bọn rửa tiền quốc tế hay làm là tiến hành
chuyển một lượng lớn tiền ra nước ngoài bằng con đường hợp pháp hoặc phi
pháp, hợp pháp hóa khoản tiền đó bằng nhiều cách. Sau đó chuyển ngược lại
quốc gia ban đầu hoặc khắp thế giới nhằm đạt được mục đích của bọn tội
phạm. Ba bước của hoạt động rửa tiền như sau:
- Thâu nhận các khoản tiền từ các hành vi tội phạm.
- Hợp pháp hóa tiền bằng nhiều cách thức khác nhau.
- Sử dụng công khai các khoản tiền đã được làm sạch.
Thậm chí sau bước thứ ba, từ việc sử dụng các khoản tiền đã được
làm sạch đó, các tổ chức tội phạm quốc tế lại tiếp tục cung cấp tài chính cho
thế giới tội phạm như buôn bán ma túy, khủng bố, hối lộ… hoặc lũng đoạn
3


cả nền kinh tế, chính trị của quốc gia với bàn tay và bộ mặt sạch sẽ. Vì thế
toàn bộ quá trình rửa tiền (dù có lúc bí mật, có lúc công khai) luôn khép kín
trong một vòng tròn lợi nhuận phi pháp.
1.2 Một số nguyên nhân và yếu tố làm phát sinh tội phạm rửa tiền
Thứ nhất, về các tội phạm nguồn của hành vi rửa tiền
Hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ các hoạt động phạm tội khác, được
gọi là tội phạm nguồn. Tội phạm nguồn của tội rửa tiền là hành vi phạm tội
chính, từ đó tạo ra những khoản thu nhập, lợi nhuận mà khi được rửa sẽ dẫn
đến tội rửa tiền. Theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về

chống rửa tiền có tới 20 nhóm tội phạm được chỉ định là tội phạm nguồn của
tội rửa tiền. Ví dụ như: khủng bố và tài trợ khủng bố, buôn bán bất hợp pháp
ma túy và các chất hướng thần, buôn lậu vũ khí, tham nhũng và hối lộ, làm
tiền giả…
Thứ hai, về tình hình kinh tế của các quốc gia
Ở nhiều quốc gia đang phát triển với công tác hội nhập kinh tế thế giới
hiện nay bên cạnh những thành tựu còn gặp nhiều những thiếu sót trong
công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội …từ đó tội phạm rửa tiền lợi dụng
hình thành và phát triển. Trong hội nhập kinh tế, các quốc gia đang phát
triển luôn khao khát các khoản đầu tư từ bên ngoài, do vậy pháp luật luôn
khuyến khích, tạo hành lang pháp lý thông thoáng với nhiều ưu đãi nhằm thu
hút vốn đầu tư. Đây là một điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm rửa tiền
thông qua việc đầu tư sản xuất kinh doanh. Các công ty được thành lập
nhằm rửa tiền thường được tuyên bố phá sản sau một thời gian hoạt động khi
những đồng tiền bẩn đã có một thời gian quay vòng, chuyển hoá.
Đối với những quốc gia mới hình thành thị trường chứng khoán thì đây
cũng là một kênh nhằm rửa tiền của giới tội phạm. Những đồng tiền bẩn sẽ
được đầu tư vào cổ phiếu, sau một thời gian sẽ được bán ra, dù là với giá
4


thấp hơn. Những đồng tiền này được nhận qua hệ thống tài chính nên trở trở
thành “tiền sạch”.
Ngoài ra, những yếu tố tiêu cực của kinh tế thị trường như cạnh tranh
không lành mạnh, mục đích vụ lợi, thôn tính lẫn nhau, tiêu cực trong văn
hóa, đạo đức, lối sống… cũng là những nguyên nhân, điều kiện phát sinh,
tồn tại tội phạm rửa tiền nói riêng và các tội phạm khác nói chung.
Thứ ba, về tình hình hợp tác quốc tế về phòng chống tội rửa tiền
Trong giai đoạn hiện nay, cộng đồng quốc tế đã có những nỗ lực thực
sự để xúc tiến các biện pháp, chính sách pháp luật về chống rửa tiền. Tuy

nhiên, sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia đôi khi gặp những trở ngại rất
lớn liên quan đến an ninh và chủ quyền quốc gia. Trong thực tế đã từng xảy
ra những căng thẳng giữa Mỹ và Mexico liên quan đến việc Mexico cho
rằng chủ quyền và luật pháp của nước họ bị vi phạm nghiêm trọng bởi hành
vi của các nhân viên điều tra chống rửa tiền Mỹ tiến hành điều tra các ngân
hàng tại Mexico.
Thậm chí, khi các quy định về pháp luật và tài chính không tương
xứng tại các quốc gia khác nhau cũng là nguyên nhân khiến những khoản
tiền bẩn rời những quốc gia này để đi “tẩy, rửa” tại các quốc gia khác. Lúc
đó, việc chống rửa tiền quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn và sẽ không hiệu quả
khi mà việc tẩy trắng tiền bẩn rất khó thực hiện ở quốc gia này nhưng lại
được thực hiện dễ dàng ở quốc gia khác.
1.3 Nhận xét về nguyên nhân và yếu tố làm phát sinh tội phạm rửa tiền
Qua những trình bày nêu trên, có thể thấy tội phạm rửa tiền rất nguy
hiểm cho đời sống kinh tế, xã hội của các quốc gia. Cụ thể:
Thứ nhất, rửa tiền thành công, đồng nghĩa với việc tội phạm đã che
mắt được xã hội những hành vi tội lỗi trước đó của mình và tiếp tục thực
hiện hành vi phạm tội mang lại những khoản thu bất hợp pháp. Đây là vấn
5


đề cần hết sức quan tâm, vì tội phạm rửa tiền có khuynh hướng sử dụng
những khoản thu bất hợp pháp để đầu tư vào những phi vụ làm ăn ngầm lớn
hơn hay để cung cấp tài chính cho các hoạt động tội phạm khác.
Từ những tội phạm nguồn, hành vi rửa tiền có thể kéo theo hàng loạt
các hành vi phạm tội khác, đó là các hành vi tiếp tay cho những kịch bản rửa
tiền tinh vi như hối lộ người thi hành công vụ, giết người bịt đầu mối, thủ
tiêu những người cản đường…
Thứ hai, rửa tiền ảnh hướng lớn đến nền kinh tế của các quốc gia, đặc
biệt là những quốc gia đang phát triển. Một quốc gia bị nạn rửa tiền hoành

hành sẽ gây tâm ý e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp
trong nước cũng khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường quốc tế, do
những mối nghi ngại rửa tiền, họ có khi sẽ phải tiếp cận thị trường quốc tế
với các chi phí cao hơn.
Ngoài ra, việc rửa tiền còn làm tăng nguy cơ rủi ro cho các ngân hàng
thương mại, ăn mòn hệ thống tài chính của một quốc gia, làm chậm sự phát
triển kinh tế, biến quốc gia trở nên yếu kém, đe dọa đến các vấn đề an ninh.
Thứ ba, bọn tội phạm lợi dụng sự khác nhau giữa pháp luật các nước
cũng như hợp tác quốc tế lỏng lẻo để thực hiện hành vi của mình. Tội tửa
tiền có thể được tiến hành với các chủ thể từ nước ngoài, với các thủ đoạn
tinh vi mà các cơ quan nhà nước sở tại thiếu kinh nghiệm để phát hiện ra.
Các tội phạm rửa tiền trên thế giới cũng có xu hướng liên kết lại với nhau để
cùng hành động và bảo vệ nhau trước sự truy lùng của cơ quan quản lý nhà
nước. Chúng học hỏi kinh nghiệm với nhau để hành vi của chúng ngày càng
khó phát hiện.
Do đó, mọi quốc gia, mọi cá nhân, tổ chức có liên quan cần phải có
những biện pháp tích cực nhằm phòng chống lại tội phạm nguy hiểm này.
Cụ thể:
6


Cần thiết phải xây dựng và thực thi một cách có hiệu quả hệ thống
pháp luật phòng chống rửa tiền. Việc xây dựng một hành lang pháp lý về
phòng chống rửa tiền sẽ giúp các quốc gia thuận lợi hơn trong hợp tác phòng
chống rửa tiền trên phạm vi khu vực và quốc tế, nhất là trong điều kiện hiện
nay, rửa tiền đang là một vấn nạn toàn cầu. Ngoài ra, cũng cần chú trọng vào
hệ thống các quy định về tội phạm nguồn của các quốc gia thì mới có thể
triệt để ngăn chặn hành vi rửa tiền.
Đối với Việt Nam, chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và thế
giới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ đặt nước ta trước nguy cơ thâm

nhập của tội phạm rửa tiền. Trong thời gian qua, lực lượng cảnh sát Việt
Nam đã phối hợp với INTERPOL điều tra khám phá nhiều vụ án kinh tế có
quy mô quốc tế, trong đó có liên quan đến hành vi rửa tiền.
Hiện nay tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 đã có quy định về “Tội
hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có”. Có thể xem các quy định
trên là những cơ sở pháp lý cơ bản để xây dựng nên khái niệm pháp lý về
“Rửa tiền” và “Tội rửa tiền” ở nước ta. Tuy nhiên đó là những quy định còn
quá sơ sài, chung chung. Thực tiễn đấu tranh chống rửa tiền trên thế giới cho
thấy hệ thống các tổ chức tín dụng của quốc gia là nơi tiềm ẩn những nguy
hiểm, mang tính nhạy cảm dễ bị các tổ chức tội phạm tấn công nhất, nhưng
cũng chính là nơi có thể dễ dàng cho sự khám phá, điều tra, truy tố, đồng
thời các khoản tiền cũng dễ dàng được thu hồi và tịch thu. Do vậy, trong luật
này cần có thêm những quy định cụ thể để các tổ chức tín dụng trở thành các
phòng tuyến vững chắc đầu tiên chống lại sự xâm nhập của các khoản tiền
bất hợp pháp.
2. Sự cần thiết phải hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức
quốc tế trong việc đấu tranh chống tội phạm mua bán người?
2.1 Tình hình tội phạm buôn bán người ở Việt Nam
7


Việt Nam trong những năm qua, bên cạnh các thành tựu về chính trị,
kinh tế, văn hóa - xã hội thì cũng xuất hiện sự gia tăng của tội phạm và tệ
nạn xã hội, trong đó có tệ nạn mua bán người đã và đang gây ảnh hưởng xấu
đến đời sống gia đình, trật tự an toàn xã hội trong cả nước về trước mắt lẫn
lâu dài. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình 130 (Chương trình của
Chính phủ về phòng, chống tội phạm mua bán người), từ đầu năm 2009 đến
hết năm 2010, cả nước xảy ra 563 vụ mua bán người với 1.031 đối tượng, có
1.075 nạn nhân; phát hiện 296/510 vụ xuất cảnh trái phép liên quan đến mua
bán người; trong đó, tập trung vào các tuyến và địa bàn trọng điểm sau đây:

Tuyến Việt Nam đi các nước châu Âu: Chiếm 6,8% tổng số vụ mua
bán người, các đối tượng thường cấu kết thành băng, ổ, nhóm có tổ chức
chặt chẽ, có chủ mưu cầm đầu với sự phân công nhiệm vụ cụ thể. Chúng tổ
chức đưa người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp tới các nước Nga, Đức,
Pháp, Czech, Anh với thủ đoạn làm giả giấy tờ (hộ chiếu, giấy thông hành,
visa…).
Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Tập trung chủ yếu tại các
tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, chiếm 60% tổng
số vụ xảy ra.
Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Tập trung chủ yếu ở Tây
Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, chiếm 10% tổng số
vụ.
Tuyến biên giới Việt - Lào: Chủ yếu qua Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Trị, chiếm 6,3% tổng số vụ.
Ngoài ra, còn có một số tuyến khác như hàng không, đường biển.
Ở nước ta không chỉ xảy ra mua bán phụ nữ, trẻ em mà cả mua bán
đàn ông, mua bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê...
Nạn nhân bị mua bán chủ yếu là phụ nữ, trẻ em (chiếm hơn 80%), phần lớn
8


có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu việc làm, dân trí thấp, bị lừa bán từ
nông thôn ra thành thị, từ các khu công nghiệp, từ trong nước ra nước ngoài.
Đáng chú ý, Việt Nam vừa là địa bàn xảy ra mua bán người, vừa là địa bàn
trung chuyển đi các nước. Đối tượng phạm tội là bọn lưu manh chuyên
nghiệp, có tiền án, tiền sự, là người nước ngoài và những người từng là nạn
nhân trở thành tội phạm để lừa chính những người thân trong gia đình.
2.3 Sự cần thiết phải hợp tác giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức
quốc tế
Về mặt khách quan

Do tác động nhiều mặt của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và tình
hình tội phạm thế giới, trong khu vực và trong nước, nên tội phạm buôn bán
người có xu hướng gia tăng cả về số lượng vụ việc, hậu quả tác hại và quy
mô phạm tội. Xu thế “quốc tế hóa” tội phạm, đặc biệt là tội mua bán người
đang ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh xã hội không chỉ của Việt Nam mà
cả các quốc gia khác trên thế giới. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên của nước
ta, đương biên giới trên đất liền dài, địa hình hiểm trở khó kiểm soát nên tội
phạm nước ngoài vẫn lọt vào Việt Nam và tội phạm là người Việt Nam đi ra
nước ngoài lẩn trốn.
Để phòng, chống tội phạm mua bán người có hiệu quả, các quốc gia
đã áp dụng các biện pháp riêng của mình và đã đem lại những hiệu quả nhất
định. Song, với nỗ lực của từng quốc gia mới chỉ giải quyết được một phần
tình trạng tội phạm trong quốc gia đó và có tính cục bộ, trong khi hoạt động
mua bán người lại linh hoạt, cơ động và xảo quyệt hơn, lợi dụng được nhiều
lợi thế của tiến bộ khoa học công nghệ, lợi dụng việc di chuyển nhanh bằng
các phương tiện giao thông hiện đại để hoạt động phạm tội.

9


Vì thế, trong xu thế hiện nay, hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, đặc biệt là hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là
xu thế khách quan.
Về mặt chủ quan
Trên thực tế, quá trình tổ chức hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các
nước và các tổ chức trong khu vực còn nhiều tồn tại và thiếu sót. Điều này
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống tội phạm buôn bán người.
Cụ thể:
Quá trình phối hợp trao đổi thông tin, cung cấp thông tin về tình hình
tội phạm, về những thủ đoạn hoạt động của tội phạm buôn bán người còn

mang tính hình thức, thông tin chưa kịp thời, còn nhiều hạn chế, chất lượng
thông tin chưa cao, việc tổ chức, tiếp nhận, khai thác và phối hợp xử lí chưa
thống nhất. Nhiều trường hợp xử lý thông tin còn chưa đúng địa chỉ, thiếu
chính xác. Dẫn đến tính hiệu quả kém trong phòng ngừa và điều tra, khám
phá tội phạm; trong nhiều trường hợp khi nhận được thông tin, tội phạm đã
để lại hậu quả khá nặng nề không còn khả năng khắc phục.
Việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự theo các hiệp
định tương trợ tư pháp mà Nhà nước ta đã kí kết chưa đi vào nề nếp. Việc
thực hiện các hiệp định song phương được kí kết ở cấp Chính phủ và Bộ
công an với các nước hiệu quả chưa cao; nhiều khi quan hệ hợp tác chỉ đóng
khung trên nguyên tắc có đi có lại mà không tuân theo các quy định của văn
bản đã kí kết. Nhiều văn bản hợp tác đã kí kết từ lâu nhưng không được tổng
kết rút kinh nghiệm, không được bổ sung, sửa đội nên không có tính khả thi.
Việc tổ chức phối hợp truy nã tội phạm bỏ trốn với các quốc gia trong
khu vực, các nước có chung biên giới quốc gia như Lào, Campuchia, Trung
Quốc chưa đáp ứng được yêu cầu.

10


Chưa xây dựng được quy trình dẫn độ, trách nhiệm của các cơ quan
trong dẫn độ một cách rõ ràng cụ thể nên nhiều khi còn còn xử lý thụ động,
lúng túng khi gặp tình huống thực tế.
Tóm lại, trong xu thế khách quan đòi hỏi phải có khung hợp tác, cơ
chế đối thoại giữa các quốc gia với nhau để góp phần đẩy lùi, hạn chế tội
phạm buôn bán người, Việt Nam đã tăng cường các hoạt động phối hợp với
các nước, các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đạt được,
Việt Nam còn nhiều vướng mắc, bất cập trong việc hợp tác với các nước và
các tổ chức trong khu vực. Điều này làm hạn chế không nhỏ hiệu quả phòng,
chống tội phạm mua bán người. Chính vì vậy, việc chú ý khắc phục những

yếu tố này là vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về
phòng, chống tội phạm mua bán người.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Bùi Thị Hằng, Một số đánh giá về pháp luật phòng, chống rửa tiền
trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, Khóa luật tốt nghiệp, Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội, 2012.
 Nguyễn Thanh Hà, Tội rửa tiền trong bộ luật hình sự Việt Nam những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà
Nội, Hà Nội, 2011.
 PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên(, Hợp tác quốc tế đấu tranh
phòng chống tội phạm của lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007
 Vũ Duy Cương, “Rửa tiền - Một tội phạm quốc tế điển hình”, Tạp chí
khoa học pháp lí, Trường đại học luật TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2002

12



×