Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.84 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu………………………………………………………………………...1
Nội dung
A.Cơ sở lí luận
I.Khái niệm thực hiện pháp luật……………………………………..1
II.Mục đích của thực hiện pháp luật………………………………...1
III.Vai trò của thực hiện pháp luật…………………………………..1
B.Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật
I.Ý thức pháp luật
1.Khái niệm ý thức pháp luật………………………………………...2
2.Ảnh hưởng của tư tưởng pháp luật đến thực hiện pháp luật……….2
3.Ảnh hưởng của yếu tố tâm lí đến việc thực hiện pháp luật
a.Khái niệm tâm lí pháp luật………………………………………….3
b.Ảnh hưởng của tôn trọng pháp luật đến việc thực hiện pháp
luật……………………………………………………………………………………3
c.Ảnh hưởng của xúc cảm,tình cảm đến việc thực hiện pháp
luật……………………………………………………………………………………3
d.Ảnh hưởng của tâm lí sợ hãi đến việc thực hiện pháp luật……..4
e.Ảnh hưởng của niềm tin đến thực hiện pháp luật………………...4
f.Ảnh hưởng của sự tự tin,sự thiếu tự tin đến thực hiện pháp luật..4
g.Ảnh hưởng của thói quen đến việc thực hiện pháp luật………….5
II.Quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.............................................5
III.Phong tục tập quán...........................................................................5
IV.Đạo đức.............................................................................................6

Kết

luận...........................................................................................7

1



MỞ ĐẦU
Pháp luật được ban hành với mục đích là điều khiển các mối quan hệ xã
hội phát sinh trong cuộc sống.Điều đó đòi hỏi pháp luật phải được thực hiện qua
các hành vi xử sự cụ thể của con người,nghĩa là pháp luật muốn phát huy được
hiểu quả cần phải tổ chức thực hiện nó như thế nào để được cuộc sống chấp
nhận.Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích,làm cho
những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống,trở thành những hành vi thực tế
hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

NỘI DUNG
A.Cơ sở lí luận
I.Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là hiện tượng,quá trình có mục đích làm cho những
quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.
II.Mục đích của thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật nhằm đạt được những mục đích xã hội mà vì chúng
Nhà nước đã ban hành pháp luật,tạo ra trật tự pháp luật cần thiết để xã hội tồn
tại và phát triển,tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể pháp luật đạt được những
mong muốn của mình,kiểm nghiệm tính đúng đắn,xác định hiệu quả của các quy
phạm pháp luật.Nó cho phép làm rõ những hạn chế,bất cập của hệ thống pháp
luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa
đổi,bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và cơ chế đưa pháp luật vào
cuộc sống;góp phần nâng cao ý thức pháp luật cán bộ,nhân dân.
III.Vai trò của thực hiện pháp luật
Quá trình và kết quả của việc thực hiện pháp luật là thước đo hiệu quả điều
chỉnh pháp luật.Với những yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của quá trình
thực hiện pháp luật cũng như những yếu tố mang tính xác nhân của quá trình
đó,có thể thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của thực hiện pháp luật trong hệ thống
pháp lí.Bởi lẽ,thứ nhất,thực hiện pháp luật là một phạm vi độc lập với những

hình thức gắn với hoạt động của các chủ thể tương ứng và theo đó là những
nguyên tắc,những phạm vi thẩm quyền,nội dung phương pháp và trình tự thực
hiện pháp luật tương ứng và thích hợp.Thứ hai,thực hiện pháp luật là tổng thể
những hoạt động và hành vi hết sức đa dạng,ở những cấp độ khác nhau,từ hành
vi của cá nhân công dân trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể
2


pháp lí của mình,việc thực hiện các điều kiện tổ chức và hoạt động của một pháp
nhân,thực hiện các thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan công quyền …
cho đến hoạt động lập pháp của Quốc hội.

B.Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện pháp luật
I.Ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật giữ vai trò chi phối tất cả các giai đoạn của quá trình điều
chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi con người,từ xây dựng tổ chức thực hiện
và bảo vệ pháp luật .Có thể nói trong quản lí xã hội,việc pháp luật được thực
hiện như thế nào phụ thuộc rất lớn vào ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã
hội.
1.Khái niệm ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm,quan niệm,tư tưởng thịnh
hành trong xã hội về pháp luật,là thái độ,tình cảm,sự đánh giá của con người đối
với pháp luật cũng như đối với hành vi pháp luật của các chủ thế trong xã hội,là
cơ sở để các chủ thể nhận thức và thể hiện thái độ của mình đối với các quy định
của pháp luật,từ đó xác lập động cơ,mục đích,lựa chọn phương án xử sự và thực
hiện hành vi pháp luật.
2.Ảnh hưởng của tư tưởng pháp luật đến việc thực hiện pháp luật
Tư tưởng pháp luật là một bộ phận của ý thức pháp luật được hình thành từ
những quan điểm,quan niệm và học thuyết pháp luật thịnh hành trong xã
hội,phản ánh ,luận giải về các khía cạnh khác nhau của đời sống Nhà nước và

pháp luật.
Tư tưởng pháp luật tác động tích cực đến khả năng nhận thức và hành vi của
các chủ thể thực hiện pháp luật,là tiền đề quan trọng bảo đảm thực hiện pháp
luật.Trên thực tế khi chủ thể có được những tri thức pháp luật cần thiết,họ sẽ dễ
dàng nhận thức các quy định pháp luật,có niềm tin vào pháp luật,vào những hoạt
động hợp pháp của mình,từ đó tự giác thực hiện pháp luật cũng như vận động
mọi người cùng thực hiện.Nếu nhận thức pháp luật của chủ thể bị hạn chế,không
đầy đủ thì có thể dẫn đến chủ thể có thái độ hoặc hành vi pháp luật sai
lầm.Những chủ thể có ý thức pháp luật tốt sẽ luôn là những người mẫu mực,luôn
có ý thức sống và làm việc theo pháp luật.
Ví dụ:Nhiều trường hợp người dân không thực hiện,thực hiện không
nghiêm chỉnh quyền và nghĩa vụ pháp lí của họ một phần rất quan trọng là do họ
không hiểu biết đầy đủ cơ sở,tư tưởng,ý nghĩa của các quy định trong pháp
luật.Ngược lại,có khá nhiều trường hợp,xét về hình thức,hành vi thực tế là hợp
pháp,tuy nhiên ý nghĩa của nó đã bị sai lệch bởi vì chủ thể đã không nhận thức
được mục đích,ý nghĩa của quy định mà Nhà nước đã ban hành.Người ta đội mũ
bảo hiểm khi tham gia giao thông,không vượt đèn đỏ,không vượt quá tốc độ…
nhiều trường hợp không phải vì sự an toàn của chính bản thân mình mà chỉ vì sợ
cảnh sát giao thông xử phạt.Hoặc hiện tượng người dân không đi bầu cử hoặc
3


nhờ người khác đi bầu thay là ví dụ điển hình,người ta chưa ý thức được một
cách sâu sắc về quyền được bầu cử của mình,chưa thấy được tầm quan trọng của
lá phiếu của họ.
Đối với các chủ thể áp dụng pháp luật,nếu có tri thức pháp luật cao thì khả
năng áp dụng pháp luật mới chính xác và đạt hiệu quả cao.Trong quá trình áp
dụng pháp luật,tri thức pháp luật giúp cho chủ thể có thẩm quyền hiểu rõ bản
chất cũng như các tình tiết của vụ việc để giải quyết đúng đắn,chính xác vấn
đề.Nếu không có tri thức pháp luật phù hợp thì chủ thể áp dụng sẽ rất khó khăn

để hoàn thành công việc của mình,thậm chí áp dụng pháp luật không đúng.
Ví dụ:Vì có ý thức tốt và trình độ chuyên môn cao mà thẩm phán đã độc
lập,sáng tạo áp dụng pháp luật để tuyên những bản án thấu tình đạt lí hay những
người phải thi hành bản án,quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vì
có thái độ,cảm xúc,tâm tư,tình cảm tốt đẹp đối với pháp luật mà tin tưởng vào sự
công bằng,minh bạch của pháp luật,sẽ tự nguyện thi hành.
3.Ảnh hưởng của yếu tố tâm lí đến thực hiện pháp luật
a.Khái niệm tâm lí pháp luật
Tâm lí pháp luật là phạm trù thể hiện rõ nhất động cơ,mục đích,động lực
bên trong của con người trước việc có hay không sự tuân thủ,thi hành,sử dụng
và áp dụng pháp luật.Nó thể hiện xúc cảm,tình cảm,thái độ của mỗi người đối
với các quy định của pháp luật,tôn trọng hay coi thường,ủng hộ hay chống đối
pháp luật.
b.Ảnh hưởng của tôn trọng pháp luật đến thực hiện pháp luật
Tôn trọng pháp luật là động lực mạnh mẽ thúc đẩy chủ thể luôn xử sự theo
pháp luật.Với thái độ tôn trọng pháp luật,có tình cảm đúng mực đối với pháp
luật,các chủ thể có thể kiềm chế,không thực hiện những hành vi bị pháp luật
cấm;tự giác,tích cực thực hiện đúng đắn,đầy đủ các quyền,nghĩa vụ pháp lí của
mình.Trong trường hợp vì vô ý mà vi phạm pháp luật,người ta có thể nhanh
chóng nhận ra lỗi lầm,thành khẩn hối lỗi,nghiêm chỉnh gánh chịu trách nhiệm
pháp lí.Ngược lại,với thái độ coi thường pháp luật,coi thường nhà chức trách ,có
ác cảm đối với pháp luật…người ta khó có thể thực hiện pháp luật một cách
nghiêm chỉnh.Thái độ coi thường pháp luật càng cao thì sự thực hiện pháp luật
càng kém,biểu hiện rõ nhất của sự coi thường pháp luật là sự chống đối pháp
luật,vi phạm pháp luật một cách có chủ định,có ý thức.
c.Ảnh hưởng của xúc cảm,tình cảm đến việc thực hiện pháp luật
Xúc cảm,tình cảm là nét đặc trưng của đời sống tâm lí cá nhân.Xúc cảm,tình
cảm có thể thôi thúc con người hoạt động,vượt qua khó khăn,trở ngại để thực
hiện hành vi,bằng mọi cách để đạt được mục đích.Trong trường hợp này,nếu
mục đích của chủ thể phù hợp với lợi ích của cộng đồng,lợi ích của Nhà

nước,được pháp luật quy định thì hành vi đó chính là biểu hiện sinh động của
việc đưa pháp luật vào cuộc sống.Ngược lại,nếu mục đích của chủ thể chỉ nhằm
4


thỏa mãn lợi ích cá nhân,đi ngược lại lợi ích của Nhà nước cũng như cộng đồng
thì hành vi đó có thể là trái pháp luật,vi phạm pháp luật.Xúc cảm,tình cảm của
người này có thể lan truyền sang người khác,vì vậy.hành vi pháp luật của họ
cũng ảnh hưởng lẫn nhau.Ngừơi ta thường dò xét thái độ của nhau,bắt trước
nhau thực hiện hành vi,khi có người thực hiện,nhiều người khác cũng làm theo.
Ví dụ:khi tắc đường,một người lao lên vỉa hè.Một người vi phạm thì có thể
xử lí được nhưng nhiều người cùng vi phạm thì không đơn giản để xử lí họ.
d.Ảnh hưởng của tâm lí sợ hãi đến thực hiện pháp luật
Sợ hãi là biểu hiện tâm lí thường có của con người,nó tác động mạnh mẽ
trong việc lựa chọn cũng như thực hiện hành vi của mỗi cá nhân.Do sợ bị áp
dụng biện pháp cưỡng chế Nhà nước hoặc do đã bị cưỡng chế mà người ta
sợ,không dám vi phạm pháp luật.Ở khía cạnh khác,do sợ bị dư luận chê cười mà
người ta không dám thực hiện hành vi trái pháp luật.Sợ bị liên lụy,sợ bị trả thù
khiến người ta không dám thực hiện hành vi đấu tranh chống lại hiện tượng vi
phạm pháp luật.
Ví dụ:Người ta quay mặt đi,giả vờ như không nhìn thấy hành vi móc
túi,người ta cố tình ngoảnh mặt làm ngơ khi thấy đồng loại bị kẻ ác tấn công.
Tuy nhiên sợ hãi không phải là thuộc tính tâm lí của con người.Khi pháp
luật phản ánh đúng,đầy đủ ý chí,nguyện vọng của ngừoi dân,phù hợp với thực tế
khách quan,phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc,người dân sẽ nghiêm
chỉnh,tự giác thực hiện pháp luật một cách triệt để mà hoàn toàn không bao hàm
sự sợ hãi nào.Mặt khác,cũng có những người mà đối với họ,sự cưỡng chế của
Nhà nước hay sự lên án của dư luận là không có ý nghĩa.Để đạt được mục
đích,họ chấp nhận đánh đổi cả dnh dự,sự tự do,thậm chí kể cả tính mạng.Bởi
vậy,trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật,việc tăng cường

các biện pháp cưỡng chế,nâng cao mức chế tài không phải khi nào cũng có ý
nghĩa.
e.Ảnh hưởng của niềm tin đến thực hiện pháp luật
Niềm tin đóng vai trò quan trọng trong đời sống.Tin tưởng vào pháp luật
cũng như hoạt động của nhà chức trách là cơ sở vững chắc của hành vi hợp
pháp.Ngược lại mất lòng tin vào pháp luật,mất lòng tin vào hoạt động của nhà
chức trách sẽ làm nảy sinh tâm trạng “bất cần”,khi đó Nhà nước và pháp luật
đều trở nên không cần thiết đối với họ,vì thế họ dễ dàng tìm đến những hành vi
bất hợp pháp.Với niềm tin sắt đá vào công lí,tin tưởng tuyệt đối vào tính nghiêm
minh của luật pháp,người ta kiên trì thực hiện các hành vi pháp luật mà họ cho
là đúng đắn.Trong trường hợp này,niềm tin đã củng cố nghị lực cho chủ thể
trong hành trình đi tìm công lí.
f.Ảnh hưởng của sự tự tin,thiếu tự tin đến thực hiện pháp luật
Sự tự tin hay thiếu tự tin có ảnh hưởng khá lớn đến hành vi pháp luật của
các chủ thể.Sự tự tin là động lực mạnh mẽ thúc đẩy chủ thể nhanh chóng,quyết
5


đoán trong việc lựa chọn phương án hành vi và thực hiện nó với lập trường vững
vàng,tác phong đàng hoàng.Đồng thời sự tự tin cũng là nhân tố quan trọng khiến
chủ thể dễ dàng vượt lên sự sợ hãi,vượt qua khó khăn trở ngại để đạt được mục
đích đã đề ra.Ngược lại,sự thiếu tự tin làm chủ thể chần chừ,do dự,không dám
quyết đoán,dẫn đến sự chậm trễ,mấ bình tĩnh trong việc thực hiện hành vi.
Đối với những chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật,sự tự tin là yếu tố
hết sức quan trọng ảnh hưởng tới kết quả của hoạt động áp dụng pháp luật.Nếu
không có niềm tịn vững chắc vào nhận thức của mình về nội dung của các quy
định trong pháp luật cũng như diễn biến của vụ việc cần áp dụng pháp luật đã
xảy ra,nhà chức trách không thể tiến hành hoạt động áp dụng một cách nhanh
chóng,chính xác,họ có thể không giữ vững được lập trường,dễ bị dao động,điều
này có ảnh hưởng rất tiêu cực tới quyết định áp dụng pháp luật của họ.

g.Ảnh hưởng của thói quen đến việc thực hiện pháp luật
Thói quen cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật
của các chủ thể trong xã hội.Người có thói quen xử sự theo pháp luật luôn có sự
cân nhắc về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của mình để lựa
chọn phương án hành vi hợp pháp.Tuy nhiên trên thực tế nhiều người vẫn chưa
hình thành thói quen xử sự theo pháp luật,chưa xây dựng được lối sống theo
pháp luật.Điều đó đã gây cản trở mạnh mẽ tới việc thực hiện pháp luật trong đời
sống.
Tóm lại,hiểu biết pháp luật cũng như thái độ,tâm trạng,tình cảm…của con
người đối với pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thực hiện pháp
luật.Chính vì vậy để tăng cường pháp chế,xây dựng Nhà nước pháp quyền,một
trong những giải pháp cơ bản,có tầm quan trọng hàng đầu là giáo dục,nâng cao ý
thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.
II.Quá trình tổ chức thực hiện pháp luật
Công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống chủ yếu thuộc về
trách nhiệm và là chức năng của cơ quan hành pháp.Đó là quá trình hướng
dẫn,chuẩn bị các nguồn lực bảo đảm sẵn sàng phù hợp ngay từ khi tổ chức học
tập,quán triệt,vận dụng để mọi hành vi ứng xử của các chủ thể đều phù hợp với
quy định của pháp luật có liên quan.
Quá trình tổ chức thực hiện pháp luật có chất lượng,hiệu quả sẽ là tiền đề
cho việc thực thi pháp luật trong cuộc sống.Chỉ khi pháp luật được xây
dựng,hoàn thiện,thực sự là đại lượng thể hiện ý chí chung,dung hòa các lợi ích
của mọi lực lượng xã hội thì mới được toàn dân thực sự đón nhận và tự giác
thực hiện,cũng như chỉ khi các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc,tăng cường
vân dụng pháp luật,xử lí nghiêm minh,không bỏ lọt tội phạm và tránh oan,sai
mới có tác dụng răn đe và phòng ngừa để mọi công dân,công chức trong mọi
lĩnh vực phải tuân thủ pháp luật và lúc đó Nhà nước mới thực sự quản lí xã hội
bằng pháp luật.
6



III.Phong tục tập quán
Phong tục tập quán là những thói quen trong suy nghĩ,ứng xử của cộng
đồng địa phương hoặc tộc người được xem là khuôn mẫu,quy tắc chi phối hành
vi của các thành viên trong cộng đồng,hình thành và phát triển trong quá trình
phát triển của xã hội.
Phong tục tập quán có ảnh hưởng quan trọng đối với việc thực hiện pháp
luật.Sự tác động của phong tục tập quán đến việc thực hiện pháp luật được thể
hiện dưới hai khuynh hướng:
Khuynh hướng thứ nhất:đối với những phong tục tập quán mang bản sắc
truyền thống dân tộc phù hợp với pháp luật thì nó có tác động rất lớn tới các chủ
thể khi thực hiện pháp luật.Khi đó nó có tác dụng làm cho những quy định của
pháp luật dễ dàng đi vào cuộc sống và được mọi người tự giác thực hiện.Chính
vì vậy,các phong tục tập quán tốt đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc được
Nhà nước bảo vệ bằng việc tạo lập môi trường pháp lí cần thiết cho sự phát triển
thuận lợi của chúng trong đời sống xã hội.
Khuynh hướng thứ hai:bên cạnh sự tác động tích cực của phong tục tập
quán đối với việc thực hiện pháp luật thì bản thân phong tục tập quán cũng có
những hạn chế nên ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện pháp luật.
Phong tục tập quán có tính đa dạng,có những phong tục tập quán tiến bộ
nhưng cũng có phong tục tập quán là hủ tục,trái pháp luật cho nên ảnh hưởng
lớn đến việc thực hiện pháp luậtcủa các chủ thể.Ví dụ:tục cưới vợ tảo hôn,tục
cướp dâu của đồng bào…ảnh hưởng rất lớn trong việc thực hiện những quy định
của luật hôn nhân gia đình.
Phong tục tập quán-luật tục có tính bảo thủ,khép kín trong các buôn làng
và có phong tục tập quán lạc hậu được hình thành và phát triển trên nền tảng của
xã hội còn nhiều lạc hậu.Cho nên những quy định chưa phù hợp với pháp luật
hiện hành nhưng nó vẫn tồn tại hàng ngàn đời nay,nó đã ăn sâu bám rễ ảnh
hưởng nặng nề trong đời sống của họ nên thường xảy ra tâm lí cục bộ địa
phương “phép vua thua lệ làng” đã ảnh hưởng đến đời sống trong đồng bào các

dân tộc và làm giảm hiệu lực pháp luật của Nhà nước.
Pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không thể điều chỉnh được hết tất cả
các quan hệ xã hội.Chính vì vậy,tác động của phong tục tập quán đến thực hiện
pháp luật còn được thể hiện ở việc áp dụng tập quán hay quy phạm tương tự để
giải quyết các vụ việc dân sự khi pháp luật không quy định.Thậm chí trong quá
trình áp dụng pháp luật,để các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
khi ban hành muốn người dân thực hiện một cách tự nguyện,tự giác thì quyết
định đó phải phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh thực tế ở từng địa phương,nếu
không sự thực hiện đó chỉ là miễn cưỡng.
IV.Đạo đức

7


Đạo đức là tổng thể các quan niệm,quan điểm của một cộng đồng dân cư
nhất định về chân,thiện,công bằng,danh dự…trên cơ sở đó hình thành nên các
quy tắc xử sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội,chúng được thực hiện bởi
lương tâm,tình cảm cá nhân và sức mạnh của dư luận xã hội.
Sự tác động của đạo đức đến pháp luật phụ thuộc vào hai yếu tố:sự phù
hợp của pháp luật với đạo đức và ý thức đạo đức của các chủ thể trong xã
hội.Khi pháp luật được xây dựng phù hợp với các quan điểm,quan niệm,chuẩn
mực đạo đức trong xã hội,thông thường nó sẽ được thực hiện một cách nghiêm
chỉnh,bởi lẽ hành vi thực hiện pháp luật hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu đòi
hỏi của đạo đức xã hội.Ngược lại,nếu pháp luật trái với đạo đức xã hội,nó sẽ khó
có thể được thực hiện một cách nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
Ý thức đạo đức của chủ thể cũng tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện
pháp luật.Người có ý thức đạo đức cao trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh
thực hiện pháp luật,ngay cả trong trường hợp pháp luật có “khe hở” thì họ cũng
không vì thế mà có hành vi “lợi dụng” thu lợi bất chính.Đối với nhiều trường
hợp “đã trót” thực hiện hành vi vi phạm pháp luật,ý thức đạo đức giúp chủ thể

ăn năn hối lỗi,lập công chuộc tội.Ngược lại,đối với những người có ý thức đạo
đức thấp,sống trong môi trường mà các chuẩn mực đạo đức bị coi thường thì
thái độ tôn trọng pháp luật,ý thức tuân thủ pháp luật cũng không cao;họ dễ có
các hành vi vi phạm pháp luật.Họ có thể thực hiện các hành vi phạm pháp mà
không hề thấy “bận tâm”,không hề cảm thấy lương tâm bị day dứt,vò xé;thậm
chí có kẻ còn tìm mọi cách lợi dụng khe hở của pháp luật để thu lợi bất chính .
Tóm lại,pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh hay không một phần rất
quan trọng là do ý thức đạo đức của các thành viên trong xã hội.Đạo đức chi
phối,ảnh hưởng đến hành vi pháp luật của các chủ thể theo hai hướng:nếu đạo
đức trong xã hội được củng cố,nâng cao,các thành viên trong xã hội đều coi
trọng các giá trị chuẩn mực đạo đức…thì việc thực hiện pháp luật sẽ nghiêm
chỉnh hơn;ngược lại nếu đạo đức xã hội bị xuống cấp,trong xã hội không coi
trọng việc giáo dục đạo đức,ý thức đạo đức của các chủ thể thấp thì việc thực
hiện pháp luật sẽ không nghiêm chỉnh,vi phạm phápluật vì thế sẽ gia tăng.Đạo
đức xã hội bị thoái hóa,xuống cấp là một trong những nguyên nhân của các hành
vi man rợ,các hành vi “phi nhân tính”.Chính vì thế,cùng với việc tuyên
truyền,cần phải tăng cường giáo dục đạo đức.

KẾT LUẬN
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật trong đó những
yếu tố đã phân tích ở trên có ảnh hưởng lớn tới quá trình thực hiện pháp luật.Để
thực hiện pháp luật đạt được hiệu quả tốt cần phải sự phối hợp hài hòa,khoa học

8


giữa các yếu tố với nhau,như vậy mới phát huy được tối đa hiệu quả của pháp
luật trong cuộc sống.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giaó trình lí luận Nhà nước và pháp luật-Đại học Luật Hà Nội
2.Ý thức pháp luật,NXB Chính trị Quốc gia,PGS.TS.Nguyễn Minh Đoan
biên soạn
3.Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam,NXB Chính trị Quốc
gia,TS.Nguyễn Minh Đoan biên soạn
4.Văn hóa pháp lí Việt Nam,NXB Tư pháp,LS.Lê Đức Triết
5.Nguyễn Văn Năm(2003) “ Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt
Nam” – luận văn thạc sĩ luật học
6.Hoàng Trọng Vĩnh(2006) “Mối quan hệ giữa pháp luật với phong tục tập quán
trong điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta hiện nay” – luận văn thạc sĩ luật
học
7.Tạp chí luật học số 3/2011,Trường Đại học Luật Hà Nội
8.Nghiên cứu lập pháp số 2+3/2011
9.Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/2011
10.Tạp chí luật học số 5/2010

9


10


11


12


13




×