Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số vấn đề về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.41 KB, 23 trang )

Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………...3
NỘI DUNG……………………………………………………3
I. Lý luận chung………………………………………………3
1. Giao dịch dân sự…………………………………………….3
2. Ý chí tự nguyện của chủ thể trong giao dịch dân sự………..4
3. Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể………..4
4. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ
thể…………………………………………………………………..5
II. Các trường hợp giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện
của chủ thể…………………………………………………………5
1. Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo……………….6
2. Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự nhầm lẫn…………….8
3. Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự lừa dối……………..12
4. Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự đe doạ……………...14
5. Giao dịch dân sự được xác lập mà vào thời điểm xác lập,
người xác lập không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình...15
III. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vi phạm sự tự
nguyện của chủ thể………………………………………………17
1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ
thể không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của
các bên kể từ thời điểm được xác lập……………………………..17
2. Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải

1



Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức
thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật…………………18
3. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường…………………..19
IV. Một số kiến nghị………………………………………...20
1. Về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể…...20
2. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện
của chủ thể………………………………………………………...21
LỜI KẾT…………………………………………………….23
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………24

2


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

LỜI NÓI ĐẦU:
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của giao dịch dân sự, Bộ
luật dân sự nước ta đã quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ và tương đối hoàn thiện
về việc xác lập, thực hiện cũng như các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự. Các quy định đó của BLDS đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và an
toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự, tạo nên sự ổn định của các quan
hệ tài sản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần vào
quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Trong giao dịch dân sự yếu tố tự nguyện

đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể nói đây là yếu tố đặc trưng của pháp luật
dân sự nói chung, giao dịch dân sự nói riêng, là căn cứ để chủ thể xác lập một
giao dịch nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch.
Tuy nhiên không phải giao dịch nào cũng hoàn toàn hợp pháp, đáp ứng đúng
mục đích ban đầu của các chủ thể, ko có sự tranh chấp. Ngày nay khi xã hội
ngày càng phát triển, với sự gia tăng nhanh chóng của các giao dịch dân sự, thì
những sự tranh chấp của các chủ thể cũng ngày càng tăng và phức tạp, đặc biệt
đó là nhưng tranh chấp xảy ra do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể.. Để hiểu rõ
hơn về vấn đề này, em xin chọn đề bài “Một số vấn đề về giao dịch dân sự vi
phạm sự tự nguyện của chủ thể”. Do nhiều lí do bài viết của em còn hạn chế,
mong thầy (cô) góp ý, giúp em hoàn thiện kiến thức của mình hơn.

NỘI DUNG:
I. Lý luận chung:
1. Giao dịch dân sự:
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của công dân (Điều 121 BLDS
2005).
Hợp đồng “là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 388 BLDS 2005). Hợp đồng dân sự
là loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hằng ngày. Thông
thường hợp đồng có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí
của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể (mua bán, cho thuê…) nhưng cũng
tồn tại hợp đồng có nhiều bên tham gia (hợp đồng hợp tác – Điều 111 BLDS

3


Bài tập lớn học kì


Luật dân sự Việt Nam Module 1

2005). Mỗi bên trong hợp đồng có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia.
Trong hợp đồng ý chí của một bên đòi hỏi sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự
thống nhất ý chí của các bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng. Do vậy,
hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận ý chí của hai hay nhiều bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hành vi pháp lý đơn phương là sự tuyên bố ý chí công khai của một phía
chủ thể nên việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự
trước hết phụ thuộc vào ý chí của chủ thể đó. Ví dụ: Sự thể hiện ý chí của cá
nhân trong việc lập di chúc, từ chối nhận di sản thừa kế hay hứa thưởng.
Thông thường hành vi pháp lý đơn phương được xác lập của một bên chủ thể
duy nhất, nhưng cũng có trường hợp nhiều chủ thể cùng tham gia vào một bên
của giao dịch (hai cá nhân, tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng...)
Điểm khác nhau giữa hợp đồng với hành vi pháp lý đơn phương là hợp
đồng được xác lập dựa trên sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể
không cùng một phía (các bên), còn hành vi pháp lý đơn phương là sự tuyên
bố ý chí công khai của một phía chủ thể.
2. Ý chí tự nguyện của chủ thể trong giao dịch dân sự:
Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là một nguyên tắc cơ
bản trong giao dịch dân sự. Điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 quy định:
“Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện”.
Chủ thể của giao dịch dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ
gia đình nhưng trực tiếp tham gia giao dịch bao giờ cũng là con người cụ thể
Dù với tư cách cá nhân hay với tư cách đại diện cho pháp nhân, tổ hợp tác, hộ
gia đình thì người tham gia giao dịch dân sự cũng phải hoàn toàn tự nguyện.
Tự nguyện được hiểu là sự phù hợp, thống nhất giữa mong muốn bên
trong với sự bày tỏ mong muốn đó ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định.
Ý chí của chủ thể phải là ý chí đích thực, tức là nguyện vọng, mong muốn chủ
quan bên trong của chủ thể không bị tác động bởi bất cứ yếu tố khách quan

hay chủ quan nào khác dẫn tới việc chủ thể đó không nhận thức hoặc kiểm
soát được ý chí của mình. Giữa ý chí đích thực của chủ thể (bên trong) với sự
biểu hiện ý chí (sự biểu hiện ra bên ngoài) phải có sự thống nhất. Nếu không
có sự thống nhất ý chí thì chủ thể không có sự tự nguyện.
3. Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể:
Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là giao dịch vi phạm
sự thống nhất giữa mong muốn bên trong với sự bày tỏ, thể hiện mong muốn
4


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

đó ra bên ngoài. Vi phạm sự tự nguyện trong giao dịch dân sự có thể là hành
vi vô ý hoặc cố ý thực hiện hoặc không thực hiện đúng những cam kết, thỏa
thuận, điều kiện mà một bên đưa ra và được bên kia chấp nhận.
Trong những trường hợp một người không muốn tham gia một giao dịch
nhưng họ buộc phải tham gia giao dịch đó hoặc muốn tham gia giao dịch này
nhưng buộc phải chấp nhận một nội dung khác vì những lý do nhất định làm
cho họ không xử sự khác được thì giao dịch đó sẽ bị coi là vi phạm sự tự
nguyện của chủ thể.
4. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể:
Vô hiệu theo nghĩa thông thường là “không có hiệu lực, không có hiệu
quả”. Như vậy, có thể suy ra là giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không
tồn tại theo quy định của pháp luật, không có hiệu lực pháp lý.
Thông thường giao dịch hợp pháp sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, xuất phát từ các nguyên nhân
khác nhau mà giao dịch có thể có sự vi phạm vào một trong các điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự. Điều 127 BLDS 2005 quy định giao dịch dân

sự vô hiệu là “Giao dịch không có một trong các điều kiện được quy định tại
Điều 122 của Bộ luật này”. Theo TS. Lê Đình Nghị định nghĩa : “Giao dịch
dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không thỏa mãn một trong các điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự do pháp luật quy định”. Theo TS. Nguyễn
Văn Cường định nghĩa: “Giao dịch dân sự vô hiệu là loại giao dịch dân sự
khi xác lập các bên (hoặc chủ thể pháp lý đơn phương) đã có vi phạm ít nhất
một trong các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định dẫn tới hậu quả
pháp lý là không làm phát sinh quyền hay nghĩa vụ dân sự nào”.
Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là giao dịch dân sự vô
hiệu do không có một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là
“Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện” (Điểm c khoản 1 Điều 122
BLDS 2005).
II. Các trường hợp giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể
Để đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong giao
dịch dân sự được quy định tại Điều 4 BLDS 2005, pháp luật dân sự cũng đã
quy định một trong các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực đó là:
“Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện” (Điều 122 BLDS 2005).
Các trường hợp giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể bao
gồm:
5


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

1. Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo:
Khái niệm giả tạo trong giao dịch dân sự:
Giả tạo được hiểu là không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên.
Như vậy, giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch dân sự được tạo ra một cách

không tự nhiên.
Đối với giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo, chủ thể hoàn toàn mong
muốn sự thể hiện một ý chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định mặc dù
ý chí đó không phải là ý chí đích thực. Do đó, có thể hiểu giao dịch dân sự
được xác lập do giả tạo là giao dịch dân sự được xác lập để nhằm che dấu một
giao dịch khác hoặc để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo quy định của pháp luật:
Điều 129 BLDS 2005 quy định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự
một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô
hiệu, còn giao dich bị che dấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó
cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp giao dịch giả
tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”
Trên cơ sở xác định mục đích của việc xác lập giao dịch giả tạo, Điều 129
BLDS 2005 đã phân chia giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo thành hai
trường hợp:
- Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm che giấu một giao
dịch khác:
Như vậy, ít nhất trong trường hợp này có hai giao dịch song song tồn tại
đó là giao dịch đích thực (bên trong) và giao dịch giả tạo (giao dịch che dấu,
thể hiện ra bên ngoài). Ví dụ: Anh H muốn tặng cho chị P một chiếc xe máy
Vespa LX 125 nhưng không muốn vợ biết nên đã cùng chị P ký hợp đồng
mua bán xe. Ở ví dụ này có hai giao dịch cùng tồn tại, đó là giao dịch tặng
cho xe (giao dịch bên trong, giao dịch đích thực) và giao dịch mua bán xe
(giao dịch bên ngoài, giao dịch giả tạo).
Giao dịch giả tạo để nhằm che giấu giao dịch khác luôn luôn vô hiệu, còn
giao dich đích thực (giao dịch bên trong) vẫn có hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên,
nếu giao dịch đích thực cũng vi phạm vào các điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự thì có thể vô hiệu.
- Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba:

Trong trường hợp này, giao dịch dân sự được xác lập có sự tự nguyện khi
thể hiện ý chí, tuy nhiên sự thể hiện ý chí này lại nhằm mục đích trốn tránh
6


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

nghĩa vụ với một chủ thể khác. Thông thường, việc trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thường thể hiện ở hai trường hợp:
+ Bản thân chủ thể tham gia giao dịch đã tồn tại một nghĩa vụ với một chủ
thể khác, do đó để trốn tránh nghĩa vụ này, chủ thể đã xác giao dịch giả tạo.
Ví dụ: Để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ trong một hợp đồng vay tài sản, A đã ký
hợp đồng giả tạo bán nhà cho người thân của mình là B để tránh trường hợp
ngôi nhà đó có thể bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của A.
+ Khi tham gia giao dịch, chủ thể có thể phải thực hiện một nghĩa vụ nhất
định đối với Nhà nước nhưng chủ thể đã xác lập giao dịch với sự giả tạo. Ví
dụ: A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho B nhưng nhằm trốn tránh nghĩa
vụ nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất, A và B đã ký hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất.
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối
(đương nhiên vô hiệu), hay nói cách khác, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
là giao dịch dân sự không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu (Khoản 2 Điều 136 BLDS 2005).
Vụ án cụ thể: Bà Trần Thị D kiện bà Hoàng L ra tòa để tranh chấp tiền đặt
cọc mua bán nhà.
Bà D cho rằng vào tháng 5/2005, bà L đã bán căn nhà ở quận Gò Vấp cho
bà D. Bà D đã đặt cọc gần 400 triệu đồng. Sau khi giao tiền cọc, bà D phát
hiện bà L đã bán căn nhà này cho người khác. Do đó, bà D kiện yêu cầu bà L

phải trả lại gần 400 triệu đồng tiền đặt cọc.
Bà L bảo do bà vay tiền của người khác nhưng không trả được nên trước
đó bà đã làm hợp đồng bán căn nhà của mình cho chủ nợ. Hợp đồng mua bán
nhà này đã được công chứng vào tháng 11/2005. Sau đó bà D đồng ý đứng ra
tranh chấp nhà để bà L không bị mất nhà. Vì thế, tháng 12/2005, bà và bà L
đã bán làm một bản hợp đồng mua bán nhà nhưng ghi lùi ngày vào tháng
5/2005 để thể hiện bà L bán nhà cho bà D trước khi bán cho chủ nợ.
Xử sơ thẩm vụ án vào tháng 5/2007, Tòa án nhân quận Gò Vấp, tuyên bố
hợp đồng đặt cọc giữa bà D và bà L vô hiệu. Cấp sơ thẩm bác yêu cầu của bà
D đòi bà L trả gần 400 triệu đồng tiền đặt cọc.
Tháng 8/2007, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh xử phúc thẩm vụ án và
cũng giải quyết theo hướng tương tự như cấp sơ thẩm. Cấp phúc thẩm cho
rằng bà D xuất trình tại Tòa bản chính hợp đồng đặt cọc ghi lập vào tháng
5/2005. Tuy nhiên, phần trên của hợp đồng này đã bị cắt mất. bà L xuất trình
7


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

cho Tòa bản photo hợp đồng đặt cọc thì phần trên (phần mà bản chính bị cắt
bỏ) có dòng chữ cho thấy hợp đồng này được fax đi từ một văn phòng luật sư
vào tháng 12/2005.
Văn phòng luật sư nơi làm hợp đồng đặt cọc cho bà D lại khai làm một
bản hợp đồng đặt cọc và fax đi ngay cho bà D vào tháng 12/2005, cứ không
phải vào tháng 5/2005. Bà D cũng không lý giải được tại sao hợp đồng đặt
cọc bà nói do hao bên tự làm lại có dòng chữ fax đi từ văn phòng luật sư. Do
đó, hợp đồng đặt cọc này là giả tạo.
2. Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự nhầm lẫn:

Khái niệm nhầm lẫn trong giao dịch dân sự:
Theo nghĩa thông thường, nhầm lẫn được hiểu là hành vi thực hiện hoặc
nhận thức không đúng với ý định của người thực hiện hành vi hay nhận thức.
Trong khoa học pháp lý, nhầm lẫn được hiểu là sự thể hiện không chính xác ý
muốn đích thực của một bên hoặc các bên trong giao dịch dân sự. Hay nói
theo cách khác, ở đó không có sự thống nhất giữa ý muốn thật và ý chí bày tỏ
ra bên ngoài của chủ thể. Bên cạnh đó, cũng có cách hiểu cho rằng nhầm lẫn
là việc các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch mà tham gia vào giao
dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Dù cách thể hiện ngôn từ có
khác nhau, nhưng về cơ bản, nhầm lẫn chính là sự không phù hợp giữa việc
thể hiện ý chí của chủ thể với thực tế của sự việc.
Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn theo quy định của pháp luật:
Điều 131 BLDS 2005 quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia
nhầm lẫn về nội dung của giao dich dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị
nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu
bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên
bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia
nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại
Điều 132 của Bộ luật này”.
Nhầm lẫn là việc mà các bên hình dung sai về nội dung của giao dịch dân
sự mà tham gia xác lập giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc cho bên kia. Sự
nhầm lẫn về đối tượng sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện ra rõ ràng mà
căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được. Nếu bên bị nhầm lẫn
chứng minh được sự nhầm lẫn của mình thì giao dịch đó bị tuyên bố vô hiệu.
Theo Điều 131 BLDS 2005, pháp luật dân sự Việt Nam coi các nhầm lẫn
về nội dung chủ yếu của giao dịch dân sự là yếu tố đưa đến sự vô hiệu của
8


Bài tập lớn học kì


Luật dân sự Việt Nam Module 1

giao dịch dân sự. Như vậy, các nhầm lẫn về nội dung không chủ yếu, cũng
như những nhầm lẫn về chủ thể, nhầm lẫn về luật không được thừa nhận là
yếu tố đưa đến sự vô hiệu của giao dịch.
Nếu một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao
dịch thì sẽ thuộc trường hợp vô hiệu do lừa dối.
Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn là giao dịch bị hạn chế về thời hiệu
yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (khoản 1 Điều 136 BLDS
2005). Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm
lẫn là hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
Vụ án cụ thể: Vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc giữa nguyên đơn ông Tạ
M, bị đơn anh Nguyễn Thế V và chị Nguyễn Thị P.
Qua đọc báo, ông Tạ M đến văn phòng môi giới nhà đất tại phố B gặp anh
Nguyễn Văn H là người của văn phòng này. Anh H cho biết có quen chủ căn
nhà số 18 ngách 25/77 phố M. Họ đang cần bán với giá 6 tỷ đồng. Sau đó,
ông Tạ M được dẫn đến xem toàn bộ khuôn viên ngôi nhà trên của a Nguyễn
Thế V và chị Nguyễn Thị P. Vợ chồng anh V sẽ bán ngôi nhà cho ông X với
điều kiện ông X phải đặt cọc trước 700 triệu đồng vào ngày 02/10/2008 để
anh V trả nợ ngân hàng lấy sổ đỏ (do ngôi nhà đang bị thế chấp tại ngân
hàng), ông M đã đồng ý. Hai bên thống nhất giá chuyển nhượng nhà đất là 5,4
tỷ đồng, số tiền này được giao làm ba đợt:
- Đợt 1: Ngày 02/10/2008, bên mua giao cho bên bán 700 triệu đồng. Đây
là bên mua đặt cọc và là biện pháp hai bên thực hiện hợp đồng;
- Đợt 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 02/10/2008, bên mua phải giao
cho bên bán 4,6 tỷ đồng. (Thực tế ngày 10/10/2008, ông M giao cho vợ chồng
anh V 60 triệu đồng, và ngày 16/10/2008, ông M lại giao tiếp cho anh V 180
triệu đồng. Đây là tiền các bên thực hiện tiếp hợp đồng);
- Đợt 3: Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng nhà đất, trong thời hạn

năm ngày bên mùa phải giao nốt 100 triệu đồng cho bên bán để trao giấy
chứng nhận cho bên mua.
Theo đó, ngày 02/10/2008, ông M đã đưa cho vợ chồng anh V 700 triệu
đồng để giải chấp ngôi nhà. Lúc đó, anh V đã đưa cho ông xem giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất bản gốc nhưng ông chỉ chú ý tới tên chủ sở hữu chứ
không để ý tới diện tích nhà và ông đã được anh V đưa cho giữ bản
photocopy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có công chứng. vào
ngày 27/10/2008, qua sự thông báo của anh H, ông M mới biết được chiều
9


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

rộng mặt tiền của ngôi nhà thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của vợ chồng
anh V là 1,69m nhỏ hơn so với chiều rộng mặt tiền của ngôi nhà trên thực tế
là 2,73m. Ông M nghĩ mình đã bị lừa nên đã không tiếp tục thực hiện hợp
đồng nữa. Về phía anh V cho rằng đã thông báo với ông M về mặt tiền chỉ
rộng 1,69m và cung cấp cho ông M bản photocopy giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trước ngày 02/10/2008, nhưng không có căn cứ pháp lý nào chứng
minh. Như vậy, trước ngày 02/10/2008, ông m không thể nào biết được nên
ông lầm tưởng toàn bộ nhà đất nguyên trạng thuộc quyền sở hữu sử dụng của
anh V. Bởi lẽ, một tài sản một tài sản là nhà đất giá trị lớn mà có khoảng đất
không thuộc quyền sử dụng của bên bán thì nguyên tắc khi ký kết hợp đồng
thì bên mua phải thông báo cho bên bán và phải được thể hiện trong hợp đồng
về chiều rộng mặt tiền để sau này tránh phiền phức cho cả hai bên, nhưng hợp
đồng đặt cọc ngày 02/10/2008 lại không đề cập tới. Cụ thể, tại Điều 1 của hợp
đồng chỉ ghi địa chỉ, tổng diện tích theo giấy chứng nhận, diện tích nhà bốn
tầng và hướng của nhà đất. Trong khi chiều rộng của mặt tiền thực tế hiện nay

không khớp với chiều rộng của mặt tiền nhà đất trong giấy chứng nhận.
Ông M yêu cầu Tòa án buộc anh V phải trả cho ông 700 triệu đồng tiền
đặt cọc và 240 triệu đồng tiếp tục thực hiện hợp đồng vì ông xác nhận có lỗi
một phần là không xem xét kỹ giấy tờ chứng nhận trong điều kiện có thể.
Anh V không chấp nhận yêu cầu trên của ông M đòi lại tiền đặt cọc vì lỗi
từ ông M, còn 240 triệu đồng anh đồng ý trả lại. Anh đề nghị Tòa án xử theo
pháp luật.
Từ nhận định trên, khẳng định anh V không thông báo cho ông M biết về
thực trạng nhà đất thuộc quyền quản lý và sử dụng của anh theo giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất khi hai bên ký kết hợp đồng ngày 02/10/2008. Đây
được coi là lỗi từ phía anh V. Hơn nữa, bản photocopy chứng nhận quyền sử
dụng đất mà anh V đưa cho ông M dù có tẩy xóa hay không thì không có giá
trị pháp lý. Tại ngân hàng, ngày 02/10/2008, tuy ông M có xem bản chính
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chỉ được xem qua (anh H xác nhận
tại tòa) vì phải đưa cho anh H đi làm thủ tục chuyển nhượng sang tên cho ông
M, ông mới nộp 700 triệu thì không được giữ giấy chứng nhận. Đáng lẽ ông
M phải xem xét và quan sát kỹ giấy chứng nhận nhưng vì lúc đó ông chưa
được anh v thông báo chiều rộng mặt tiền, ông chỉ chú tâm vào giấy chứng

10


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

nhận mang tên chủ sử dụng đất là anh V là ông yên tâm. Tuy nhiên đây cũng
là thiếu sót của ông M được coi là lỗi nên phải chịu trách nhiệm một phần.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc về chuyển nhượng quyền sử dụng đất không
thực hiện được do lỗi từ hai phía. Ông M không xem xét kỹ bản chính giấy

chứng nhận ngay từ khi ký kết, còn anh V không thông báo cho ông M biết về
đặc điểm thửa đất cần chuyển nhượng tại thời điểm ký hợp đồng. Diện tích đó
không thuộc quyền sở hữu và sử dụng của anh V mà mang đi chuyển nhượng
và nhận tiền đặt cọc là có lỗi. Khi ông M thông báo thì đã gần đến hạn giao
tiền đợt hai nên việc ông M chậm giao tiền là không có lỗi. Vài ngày sau, anh
V đến văn phòng nhà đất để lấy lại giấy chứng nhận về đồng nghĩa với việc
anh V từ chối chuyển nhượng nhà đất cho ông M.
Tòa sơ thẩm căn cứ vào Điều 358, 142 BLDS 2005; Điều 25, 130, 131,
244, 245 BLTTDS xử:
- Xác định hợp đồng đặt cọc tiền ngày 02/10/2008 không thực hiện được
do lỗi hỗn hợp của các bên tham gia hợp đồng là ông Tạ M và anh Nguyễn
Thế V, chị Nguyễn Thị P.
- Các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Buộc anh V và chị P
(do anh V đại diện) phải trả cho ông M số tiền 940 triệu đồng gồm 700 triệu
đồng theo hợp đồng đặt cọc ngày 02/10/2008 và 240 triệu đồng tiền tiếp tục
thực hiện hợp đồng.
Như vậy, ta thấy dù Tòa án xác định hợp đồng đặt cọc giữa ông Tạ M và
anh V, chị P là không thực hiện được nhưng lại xử lý hậu quả giống như khi
hợp đồng dân sự vô hiệu. Điều đó là không hợp lý.
Dựa vào nội dung vụ án có thể thấy trong vụ tranh chấp này hoàn toàn có
đủ căn cứ để có thể tuyên bố hợp đồng đặt cọc do ông M và anh V, chị P ký
bị vô hiệu. Bởi lẽ, ở đây cả ông M, anh V, chị P đều bị nhầm lẫn về đối tượng
của hợp đồng là diện tích mặt tiền (cổng vào) của ngôi nhà, còn anh V, chị P
thì nhầm lẫn về việc đã thông báo cho ông M biết hiện trạng của ngôi nhà –
đối tượng hợp đồng. Vì vậy, lẽ ra trong trường hợp này, Tòa án nhân dân
quận B phải tuyên bố hợp đồng đặt cọc giữa ông M với anh V, chị P vô hiệu
do nhầm lẫn theo qui định tại Điều 131 BLDS 2005. Như thế mới có đủ cơ sở
pháp lý để giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu trong
trường hợp này.
3. Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự lừa dối:

3.1 Khái niệm lừa dối trong giao dịch dân sự:
11


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

Theo cách nói thông thường thì lừa dối là bằng thủ đoạn nói dối để gian
lận, để làm người khác lầm tưởng mà tin rằng đó là sự thật nên xác lập giao
dịch. Hay nói cách khác, lừa dối là hành vi cố ý đưa thông tin sai lệch để
người khác tin đó là sự thật mà xác lập giao dịch.
Theo ngôn ngữ pháp luật, lừa dối trong giao dịch dân sự là một xảo thuật
dùng để lừa gạt người khác. Từ những lời lẽ gian dối đến mánh khóe xảo trá
dùng để khiến người khác xác lập giao dịch mà lẽ ra bình thường họ không
làm như vậy đều là lừa dối. Điều 132 BLDS 2005 quy định: “Lừa dối trong
giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của
giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”.
Lừa dối có điểm giống nhầm lẫn ở chỗ là cả hai đều liên quan đến việc
trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự
thật hay không tiết lộ một sự thật. Lừa dối khác nhầm lẫn ở chỗ là sự nhầm
lẫn vốn do một bên tự mình không tìm hiểu hoặc hiểu sai sự việc do lỗi vô ý
của bên kia gây ra, còn sự lừa dối lại là sự hiểu sai do một bên hoặc do người
thứ ba cố ý gây ra.
3.2 Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo quy định của pháp luật:
Theo Điều 132 BLDS 2005 thì khi một bên tham gia giao dịch dân sự do
bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Lừa dối ở đây được hiểu là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ
ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng

hoặc nội dung của giao dịch dân sự. Như vậy, hành vi lừa dối có thể là do một
bên chủ thể xác lập giao dịch thực hiện mà cũng có thể là do người thứ ba gây
ra. Tuy nhiên, trong trường hợp người thứ ba gây ra thì cần phải hiểu là người
thứ ba đó phải có mối quan hệ với một bên chủ thể xác lập giao dịch dân sự
và bên chủ thể đó biết rõ hành vi lừa dối bên đối tác hiểu sai lệch của người
thứ ba. Khi đó, giao dịch đã được xác lập mới bị coi là vô hiệu. Ví dụ: Bán
hàng của Trung Quốc lại lừa dối khách hàng là hàng do Nhật Bản sản xuất…
Để đảm bảo quyền lợi của bên chủ thể bị lừa dối, pháp luật cũng quy định
chỉ có bên chủ thể bị lừa dối mới có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch
dân sự đó vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối là giao dịch bị hạn chế
về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (khoản 1 Điều
136 BLDS 2005). Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
do lừa dối là hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
12


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

Vụ án cụ thể: Vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất giữa nguyên
đơn chị Nguyễn Thị Thu, anh Chu Văn Hải với bị đơn chị Nguyễn Thị Dung,
anh Nguyễn Văn Trọng.
Ngày 19/01/2006, vợ chồng anh Nguyễn Văn Trọng SN 1960 và chị
Nguyễn Thị Dung SN 1965 cùng trú tại thôn cầu Yên Phụ - Yên Phong - Bắc
Ninh mang giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất có diện tích là 60 m 2 ở
cạnh thôn Yên Tân, Hòa Tiến, Yên Phong, Bắc Ninh mang tên ông Nguyễn
Văn Tích là bố đẻ chị Dung chuyển nhượng cho vợ chồng anh Chu Văn Hải
SN 1965, chị Nguyễn Thị Thu SN 1969 cùng trú tại Yên Tân, Hòa Tiến, Yên
Phong, Bắc Ninh với giá 220.000.000 đồng. Khi chuyển nhượng hai bên có

lập hợp đồng viết tay được các bên ký kết nhưng không có chứng thực của cơ
quan nhà nước có thẩm quyết. Vợ chồng anh Trọng chị Dung nói đất này
được bố đẻ chị Dung cho vợ chồng mình.
Sau khi lập hợp đồng phía anh Hải, chị Thu đã trả đủ cho vợ chồng chị
Dung số tiền 220.000.000 đồng, phía chị Dung đã giao cho chị Thu anh Hải
đối chứng toàn bộ giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất gồm có sổ đỏ
và các giấy tờ khác.
Quá trình thực hiện hợp đồng ông Tích không đồng ý chuyển nhượng vì
chị Dung có lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông và lập hợp đồng
bán cho chị Thu anh Hải chứ ông chưa hề cho vợ chồng chị Dung thửa đất
trên, nên không thực hiện được việc sang tên đổi chủ. Vợ chồng chị Thu kiện
yêu cầu hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu do bị lừa dối.
Kết quả xét xử là tuyên hợp đồng vô hiệu, tài sản của ai trả lại người ấy.
Theo kết quả xét xử thì vợ chồng anh Hải chị Thu được nhận lại 220.000.000
đồng, vợ chồng chị Dung cũng được nhận lại thửa đất có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mang tên ông Tích.
Điều đáng bàn luận trong vụ án này là vợ chồng chị Thu anh Hải dễ dãi tin
vào việc vợ chồng chị Dung được ông Tích cho đất, tin rằng đất đó đã được
ông Tích cho vợ chồng chị Dung bằng việc vợ chồng chị dung giao sổ đỏ cho
vợ chồng chị Thu khi giao kết hợp đồng mà chị Thu không đi tìm hiểu xem
liệu ông Tích đã cho vợ chồng chị Dung mảnh đất đó hay chưa, tại sao đã cho
vợ chồng chị dung mà không sang tên đổi chủ. Chính sự cả tin này của vợ
chồng chị Thu mà vợ chồng chị Dung đã lợi dụng để bán miếng đất đó.
4. Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự đe dọa:
4.1 Khái niệm đe dọa trong giao dịch dân sự:
13


Bài tập lớn học kì


Luật dân sự Việt Nam Module 1

Đe dọa trong giao dịch là hành vi làm cho một người khiếp sợ, khiến
người này phải xác lập giao dịch ngoài ý muốn của họ. Đe dọa trong giao dịch
có thể thể hiện dưới hai hình thức: đe dọa về thể chất và đe dọa về tinh thần.
Điều 132 BLDS 2005 quy định: “Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý
của một bên hoặc của người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao
dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín,nhân phẩm,
tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình”.
Để xác định là giao dịch dân sự được xác lập bởi sự đe dọa, sự đe dọa phải
đáp ứng được các yêu cầu:
Thứ nhất, bên đe dọa thực hiện hành vi đe dọa với lỗi cố ý, mục đích là
buộc chủ thể phía bên kia phải xác lập giao dịch dân sự với mình hoặc xác lập
giao dịch dân sự với chủ thể mà bản thân bên đe dọa mong muốn;
Thứ hai, hành vi đe dọa nhằm làm cho bên kia “sợ hãi”, tức là bản thân
bên bị đe dọa hoàn toàn tê liệt ý chí mà không thể có một sự lựa chọn nào
khác;
Thứ ba, chủ thể bị đe dọa có thể là một bên trong giao dịch nhưng cũng có
thể là người khác. BLDS 2005 xác định những người này là cha, mẹ, vợ,
chồng, con;
Thứ tư, hành vi đe dọa chưa gây thiệt hại về đối tượng đe dọa mà hành vi
đó hướng tới, tức là bên bị đe dọa chỉ mới “sợ hãi” về hậu quả của sự đe dọa
có thể xảy ra.
4.2 Giao dịch dân sự vô hiệu do đe dọa theo quy định của pháp luật:
Theo Điều 132 BLDS 2005 thì khi một bên tham gia giao dịch dân sự do
bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Đe dọa trong giao dịch dân sự được hiểu là hành vi cố ý của một bên hoặc
của người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình
hoặc của cha, mẹ, vơ, chồng, con của mình.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định trong trường hợp này phải có yêu cầu
của bên bị đe dọa thì Tòa án mới tuyên giao dịch đó vô hiệu.
Giao dịch dân sự vô hiệu do đe dọa là giao dịch bị hạn chế về thời hiệu
yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (khoản 1 Điều 136 BLDS
2005). Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự do đe dọa vô hiệu
là hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
5. Giao dịch dân sự được xác lập mà vào thời điểm xác lập, người xác
lập không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình:
14


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

5.1 Không nhận thức, làm chủ được hành vi của chủ thể trong giao dịch
dân sự:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành
vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 17 BLDS
2005). Nó là thuộc tính của cá nhân, tạo thành tư cách chủ thể độc lập của cá
nhân trong các quan hệ dân sự. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định cá nhân
nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền tham gia vào mọi quan hệ
dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi
do họ thực hiện trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc
hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tuy nhiên, trên thực tế lại xảy ra những trường hợp mà tại thời điểm nào
đó, người có năng lực hành vi đầy đủ lại không thể nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình. Điều này có nghĩa là bình thường thì họ là người có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng cũng có những thời điểm họ lại bị rơi
vào tình trạng không nhận thức và làm chủ ddđược hành vi của mình, ví dụ

như bị say rượu hay bị tâm thần phân liệt… Và việc chủ thể không nhận thức
và làm chủ được hành vi của mình phải xảy ra vào thời điểm xác lập giao dịch
dân sự thì mới trở thành yếu tố dẫn tới sự vô hiệu của giao dịch. Vì khi đó
giao dịch không đáp ứng được điều kiện tự do ý chí, vi phạm sự tự nguyện
của chủ thể.
5.2 Giao dịch dân sự vô hiệu do vào thời điểm xác lập người xác lập
không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình:
Điều 133 BLDS năm 2005 quy định: “Người có năng lực hành vi dân sự
đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó
vô hiệu”.
Theo quy định của pháp luật thì trường hợp này chỉ áp dụng đối với những
người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Bởi vì chỉ có những người có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ mới có điều kiện về ý chí cũng như lý trí để tham
gia vào mọi quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên trên thực tế, có thể do những
bệnh lý hoặc do sự tác động từ các yếu tố bên ngoài mà có những thời điểm
họ không có đủ lý trí để nhận thức và điều khiển được hành vi của chính
mình. Lợi dụng điều này, các chủ thể khác có thể tham gia xác lập giao dịch
dân sự với họ với những nội dung có lợi cho mình.

15


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân khi tham gia vào giao dịch dân
sự, pháp luật dân sự quy định giao dịch dân sự được xác lập mà vào thời điểm
xác lập, người xác lập không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình là

giao dịch vô hiệu; và người xác lập giao dịch vào thời điểm xác lập không
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình có quyền yêu cầu Tòa án tuyên
bố giao dịch dân sự đó vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập
không làm chủ và nhận thức được hành vi của mình là giao dịch bị hạn chế về
thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (khoản 1 Điều 136
BLDS 2005). Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự do người
xác lập không làm chủ và nhận thức được hành vi của mình vô hiệu là hai
năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
III. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của
chủ thể
Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ có những hậu quả pháp lý nhất định do pháp
luật quy định. Việc xác định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu căn
cứ vào mức độ vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân
sự. Ngoài ra, yếu tố lỗi của chủ thể cũng có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác
định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.
Điều 137 BLDS 2005 quy định: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời
điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng
hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi,
lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt
hại phải bồi thường”
1. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể
không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các
bên kể từ thời điểm xác lập
Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể chính là vi phạm một
trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự do pháp luật quy định.
Vì vậy, giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể sẽ bị coi là vô
hiệu. Khi đó, pháp luật sẽ không thừa nhận hiệu lực pháp lý của giao dịch dân

sự và nó sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
của các bên kể từ thời điểm xác lập.
16


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

Đối với giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo thì giao dịch này đương nhiên
vô hiệu kể từ thời điểm xác lập. Nếu giao dịch chưa được thực hiện thì các
bên không được thực hiện giao dịch nữa; trong trường hợp giao dịch đang
được các bên thực hiện thì các bên phải dừng ngay việc thực hiện, không
được tiếp tục thực hiên giao dịch đó nữa.
Đối với giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, hay do
người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì sẽ xảy
ra hai trường hợp:
- Nếu người bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, hay do người xác lập không
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch đó vô hiệu trong thời hạn luật định và Tòa án ra quyết định
tuyên bố giao dịch đó vô hiệu thì lúc này giao dịch đã xác lập mới trở nên vô
hiệu. Khi đó, giao dịch đã xác lập sẽ bị vô hiệu từ thời điểm các bên xác lập
và do đó sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các
bên kể từ thời điểm xác lập.
- Trong trường hợp người bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, hay do người xác
lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình nhưng họ không có
đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu hoặc hết
thời hiệu khởi kiện họ mới có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch vô hiệu thì giao dịch đó không trở nên vô hiệu. Giao dịch đó vẫn được
pháp luật thừa nhận hiệu lực pháp lý và các bên tham gia xác lập giao dịch

dân sự vẫn tiếp tục phải thực hiện tuân theo các điều khoản trong giao dịch.
Tức là, giao dịch mà các bên đã xác lập vẫn làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia xác lập giao dịch.
2. Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những
gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng vật thì phải hoàn trả bằng tiền,
trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo
quy định của pháp luật
Trong trường hợp các bên chưa thực hiện giao dịch thì không được tiếp
tục thực hiện giao dịch, nếu giao dịch được thực hiện đến đâu thì dừng đến
đó. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật các bên phải hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận. Hoàn trả tài sản là một trong những biện pháp phổ biến để
giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu nhằm khôi phục lại tình trạng
ban đầu. Trong giao dịch dân sự, quay lại tình trạng ban đầu được hiểu là các

17


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

bên quay lại thời điểm mà các bên tham gia xác lập giao dịch. Ví dụ: A bán
cho B một chiếc xe máy nhưng khi xác lập giao dịch, A bị B đe dọa nên giao
dịch đó không có sự tự nguyện. Sau khi giao dịch được một thời gian nhất
định (vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân
sự vô hiệu), A yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Trong trường
hợp này, B phải trả lại A chiếc xe máy mua của A và A phải trả lại B tiền mà
mình đã nhận thanh toán từ B khi xác lập hợp đồng mua bán. Theo pháp luật
của đa số các nước trên thế giới thì các tài sản được hoàn trả cho nhau phải là
tài sản hữu hình, thực tế mà các bên đã giao nhận tại thời điểm xác lập.

Tuy nhiên trong thực tế tài sản được hoàn trả không phải lúc nào cũng còn
nguyên giá trị của nó tại thời điểm xác lập, thông thường nó bị biến đổi do tác
động của các yếu tố tự nhiên và xã hội làm không còn nguyên giá trị ban đầu
khi xác lập:
- Tài sản bị tác động của tự nhiên làm hao mòn hoặc xấu xí đi so với lúc
ban đầu khi giao kết;
- Tài sản có thể bị giảm giá trị hoặc tăng giá trị do tác động của con người;
- Tài sản có thể bị giảm giá trị hoặc tăng giá trị do tác động của quy luật
kinh tế thị trường: quy luật cung cầu; quy luật giá trị…
- Khi quản lý tài sản các đương sự có thể khai thác một số lợi ích trong đó
và cũng có thể đầu tư công sức tiền bạc làm tăng giá trị và giữ gìn, bảo quản
tài sản…
Cũng có trường hợp tài sản là đối tượng của giao dịch không còn (bị tiêu
hủy, bên nhận tài sản đã làm mất hoặc tiêu dùng hết ...) thì phải hoàn trả bằng
tiền.
Tuy nhiên, việc hoàn trả lại tài sản cho nhau phải được pháp luật cho
phép, tức là loại tài sản này không thuộc diện Nhà nước tịch thu, xung công
quỹ. Đó là trừ những trường hợp tài sản giao dịch là hoa lợi, lợi tức thu được
bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
3. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường
Vấn đề bồi thường chỉ được đặt ra khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế do
giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm sự
tự nguyện của chủ thể nói riêng. Khi giao dịch dân sự vô hiệu cần xác định lỗi
của các bên chủ thể để yêu cầu bồi thường cũng như để các bên. Nguyên nhân
dẫn tới giao dịch dân sự vô hiệu có thể có lỗi của một trong hai bên hoặc của

18


Bài tập lớn học kì


Luật dân sự Việt Nam Module 1

cả hai bên tham gia giao dịch, do đó cần xác định mức độ lỗi của mỗi bên để
có thể đưa ra hướng xử lý cụ thể.
Lỗi của các bên chủ thể có thể là lỗi cố ý, cũng có thể là lỗi vô ý. Trong
trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn thì nhà làm luật đòi hỏi một
điều kiện bắt buộc đối với lỗi của bên chủ thể gây ra sự vô hiệu của giao dịch
đó là bên gây nhầm lẫn phải có lỗi vô ý. Nếu một bên do lỗi cố ý làm cho bên
kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì lý do dẫn tới sự vô hiệu của giao
dịch không phải là bên chủ thể còn lại bị nhầm lẫn nữa mà là bị lừa dối (Điều
132 BLDS 2005). Bên cạnh đó, cũng giống như giao dịch dân sự vô hiệu do
lừa dối thì trong giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo hay đe dọa, lỗi của bên
chủ thể dẫn tới sự vô hiệu của giao dịch bắt buộc phải là lỗi cố ý. Còn trong
giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không làm chủ, nhận thức được
hành vi của mình (Điều 133 BLDS 2005) thì các nhà làm luật không đề cập
tới vấn đề lỗi. Như vậy, ở trong trường hợp này có thể hiểu là lỗi cố ý mà
cũng có thể là lỗi vô ý.
Chẳng hạn, trong việc xác định lỗi liên quan đến giao dịch mua bán nhà ở
giữa các cá nhân với nhau và được xác định là vô hiệu: hai bên cần xác định
lỗi của hai bên – bên mua và bên bán để xử lý hậu quả của hợp đồng mua bán
nhà ở vô hiệu. Một bên bị coi có lỗi nếu bên đó có hành vi làm cho bên kia
nhầm tưởng là có đầy đủ điều kiện để mua nhà ở hoặc bán nhà ở là hợp pháp.
Bên bán bị coi là có lỗi: Bên bán bị coi là có lỗi nếu làm cho bên mua tin
tưởng là bên bán có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở hoặc có hành vi
gian dối để có được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và sử dụng các giấy tờ này làm bằng
chứng để ho bên mua tin và giao kết hợp đồng mua bán nhà ở đó.
Bên mua bị coi là có lỗi: Bên mua bị coi là có lỗi nếu có hành vi gian dối
làm cho bên bán tin tưởng là tài sản đặt cọc, tài sản để thực hiện nghĩa vụ

thuộc quyền sở hữu của bên mua nên đã giao kết hoặc giao nhà ở cho bên
mua.
VI. Một số kiến nghị
1. Về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể
- Giao dịch được xác lập do giả tạo: Cần phải có chế tài đối với những
trường hợp xác lập giao dịch giả tạo trốn tránh nghĩa vụ đối với nhà nước.
Đặc biệt trong việc mua bán nhà ở và chuyển nhượng đất đai. Như trường hợp
khi tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hai bên chủ thể thỏa thuận
19


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

ghi giá chuyển nhượng thấp hơn so với giá thực tế hai bên thỏa thuận khi
chuyển nhượng nhằm trốn thuế (đóng thuế thấp hơn và nộp lệ phí trước bạ
thấp). Giao dịch giả tạo là bình phong để đối phó với các cơ quan chức năng
nhà nước khi làm các thủ tục sang tên trước bạ, thu thuế chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Việc ghi giá chuyển nhượng thấp để trốn thuế nhà nước,
họ đã ghi giá trong hợp đồng với mức tiền thấp hơn, thực chất giao dịch được
thực hiện với giá cao hơn. Ý chí của chủ thể tham gia không bị vi phạm
nhưng ý chí chung của cộng đồng xã hội bị vi phạm hay nói khác đi pháp luật
của nhà nước về thuế chuyển nhượng bị vi phạm do các bên cố ý khai man
nhằm trốn thuế. Những trường hợp này khi bị phát hiện được cần phải có chế
tài nghiêm khắc như xung công số tiền vượt quá giá trị hợp đồng ký tên để
công chứng, chứng thực.
- Giao dịch dân sự xác lập do nhầm lẫn: Xung quanh vấn đề lỗi của các
bên chủ thể trong trường hợp giao dịch xác lập do nhầm lẫn, trong lý luận tồn
tại hai cách giải quyết đối ngược nhau. Cách thứ nhất cho rằng giao dịch có

thể bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn bất kể lỗi của bên nào gây ra (Điều 141
BLDS 1995). Nếu bên nào có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
Cách thứ hai cho rằng giao dịch dân sự chỉ bị tuyên bố vô hiệu nếu như sự
nhầm lẫn xảy ra do lỗi vô ý của bên đối tác (Điều 131 BLDS 2005). Còn nếu
như chính bên bị nhầm lẫn có lỗi thì giao dịch không bị vô hiệu, bên nhầm lẫn
phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Theo cách giải quyết thứ nhất là hợp lý hơn,
bởi lẽ chỉ cần có sự nhầm lẫn xảy ra là giao dịch đã không đáp ứng được yêu
cầu về sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, do vậy giao dịch đã có thể bị
tuyên bố là vô hiệu. Còn việc xác định lỗi thuộc về ai là chỉ nhằm giải quyết
vấn đề hậu quả phát sinh khi giao dịch vô hiệu (bồi thường thiệt hại) mà thôi.
Vấn đề này có thể áp dụng nguyên tắc chung về các điều kiện có hiệu lực của
giao dịch để giải quyết (điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS 2005).
2. Hậu quả pháp lý của giao dịch do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể
Khi giao dịch dân sự bị vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể thì sẽ
phát sinh hậu quả pháp lý. Vấn đề đặt ra là thế nào là quay lại tình trạng ban
đầu, có phải quay lại tình trạng ban đầu là trả nguyên cho nhau những gì đã
nhận hay không? Khi tài sản dưa vào giao dịch hoặc giá trị tiền bị trượt giá thì
giải quyết hậu quả ra sao?

20


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

Khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu thì vấn đề quan trọng là phải có
căn cứ để tính thiệt hại của giao dịch vô hiệu, bảo đảm được sự công bằng,
hợp lý đối với các đương sự. Để giải quyết vấn đề này phải căn cứ vào các
quy định của pháp luật về sở hữu, về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và

các quy định pháp luật khác. Trên cơ sở đó và qua việc phân tích quá trình
giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự liên quan tới việc tuyên bố giao dịch
dân sự vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể tại các Tòa án hiện nay
vẫn còn chưa thống nhất. Sau đây xin đề ra một số căn cứ để xác định số thiệt
hại do giao dịch dân sự vô hiệu gây ra và xác định nguyên tắc bồi thường thiệt
hại.
Trong quan hệ dân sự, các bên trao đổi các đối tượng trên cơ sở ngang giá
(đền bù tương đương). Bởi vậy, khi các bên xác lập giao dịch mà đối tượng là
các loại tài sản (động sản, bất động sản) thì một bên có mục đích nhận tài sản,
một bên có mục đích lấy tiền và số tiền này là tương ứng với giá trị của tài
sản đó, nếu họ không mua tài sản này thì với số tiền đó họ cũng sẽ có thể mua
tài sản khác với giá trị tương đương.
Bởi vây, khi có tranh chấp xảy ra và giao dịch bị coi là vô hiệu sẽ có một
thực trạng là giá của tài sản đối tượng của giao dịch vô hiệu thì sẽ tăng lên mà
giá tiền bị giảm xuống, do đó bên mua tài sản bị thiệt hại. Số thiệt hại này có
nguyên nhân khách quan là do sự biến động của giá cả thị trường của tài sản
tương ứng (bị chi phối bởi quan hệ cung cầu); nhưng cũng có nguyên nhân
chủ quan. Bên cạnh đó thực tiễn cũng cho thấy yếu tố thời gian đóng vai trò
quan trọng trong các vụ án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Quá trình diễn biến
của sự việc có nhiều thời điểm nối tiếp nhau, đó là xác lập giao dịch, tranh
chấp, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đôc thẩm, thậm chí có nhiều vụ
án tòa án cấp cao nhất còn phải xử hủy để xét xử lại. Vì vậy mà khoảng thời
gian giải quyết vụ việc được dứt điểm càng dài thì khả năng biến động giá trị
cảu tài sản càng lớn. Do đó, phải xét tới trường hợp, nếu do hoàn cảnh khách
quan, giá cả biến động thì chỉ trong điều kiện đó mới định lại giá tài sản theo
thờ giá để xác định thiệt hại.
Nếu khi xác định lại giá mà thấy giá trị tài sản khi các bên chủ thể xác lập
so với giá trị tại thời điểm định giá khi xét xử sơ thẩm không có sự chênh lệch
tức là không có biến động giá cả thì tòa án có thể kết luận trong trường hợp


21


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

này không có thiệt hại về xảy ra. Tòa án chỉ tính số tiền các bên đã giao nhận
hoặc ghi trong giao dịch buộc họ thanh toán lại cho nhau.
Như vậy, muốn xác định thiệt hại thì phải định lại giá trị tài sản theo thời
giá vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Nhiều trường hợp một trong các bên sau
khi giao tài sản đã đầu tư chi phí sửa chữa, xây dựng mới… khi giải quyết hậu
quả pháp lý của giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể tòa án giải
quyết luôn các khoản tiền đó theo hướng: Người nhận lại tài sản thanh toán
lại các chi phí cho bên kia; những vật tháo gỡ được thì cho tháo gỡ. Trong
trường hợp này sự tự nguyện thỏa thuận của các bên vẫn là yếu tố quan trọng.
LỜI KẾT
Cơ sở hình thành của giao dịch dân sự là ý chí của chủ thể tham gia. Ý chí
là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của chủ thể và phải được thể
hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định. Tuy nhiên, ý chí này phải
được kiểm soát bởi lý trí của chủ thể. Khi nguyện vọng, mong muốn chủ quan
bên trong được thể hiện ra bên ngoài đúng như vậy (ý chí đích thực) thì khi
đó cho thấy chủ thể có sự tự nguyện. Nhưng không phải giao dịch dân sự nào
cũng được xác lập dựa trên sự tự nguyện của chủ thể, đó là giao dịch dân sự
xác lập do giả tạo, do nhầm lẫn, do lừa dối, đe dọa, do người xác lập không
nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Khi giao dịch dân sự vi phạm
sự tự nguyện của chủ thể tức là đã vi phạm một trong các điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự nên giao dịch bị vô hiệu. Giao dịch dân sự vi phạm
sự tự nguyện của chủ thể cũng sẽ để lại hậu quả pháp lý nhất định. Nghiên
cứu về vấn đề này nhằm mục đích hiểu rõ vai trò của ý chí, sự tự nguyện của

chủ thể; từ đó đề cao và bảo đảm sự tự nguyện của chủ thể trong giao dịch
dân sự tránh dẫn tới giao dịch vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện của chủ thể.
 The end 

 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005
22


Bài tập lớn học kì

Luật dân sự Việt Nam Module 1

2. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999). Từ điển giải thích thuật ngữ
luật học, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
3. ThS. Nguyễn Như Quỳnh (2005), “Xử lý hậu quả của hợp đồng dân
sự vô hiệu”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
4. Nguyễn Văn Cường (2005) - Giao dịch dân sự vô hiệu. và việc giải
quyết hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu. Luận án tiến sỹ luật
học.
5. TS. Lê Thị Bích Thọ (2001), “Nhầm lẫn - yếu tố dẫn đến sự vô hiệu
của hợp đồng”. Tạp chí Tòa án nhân dân.
6. TS. Lê Thị Bích Thọ (2008), “Lừa dối trong giao kết hợp đồng”. Báo
Thông tin pháp luật.
7. Trần Trung Trực - Một số vấn đê về giao dịch dân sự vô hiệu và hậu
quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu. Luận án thạc sỹ luật học. Trường
Đại học Luật Hà Nội.
8. Nguyễn Minh Khuê (2001), “Một số vấn đề về giao dịch dân sự”. Tạp
chí Tòa án nhân dân.


23



×