Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Khái quát chung về trọng tại thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.87 KB, 17 trang )

BÀI LÀM
I.

MỞ ĐẦU.

Hiện nay, khi nền kinh tế càng phát triển thì đồng thời cũng kéo theo các giao dịch
thương mại cũng ngày càng đa dạng hơn. Điều này tất yếu dẫn đến những tranh chấp
phát sinh từ những quan hệ này trở nên phức tạp. Tranh chấp thương mại là những
tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại. Thương nhân khi tham gia vào lĩnh
vực thương mại đều không muốn xảy tranh chấp, vì vậy, họ cần những biện pháp
nhằm có thể loại bỏ khả năng xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, điều quan là cần có
những giải pháp để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Hiện nay, trên thế giới cũng
như Việt Nam phổ biến các hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa
giải, tòa án, trọng tài. Thực tiễn cho thấy trong những giải pháp nói trên và trừ những
vụ việc đặc biệt, giải pháp trọng tài thường được các bên lựa chọn bởi các ưu điểm
vượt trội của nó. Vì vậy, qua bài viết dưới đây em xin làm rõ phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
II.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về trọng tại thương mại.
1.1. Khái niệm trọng tài thương mại.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì có thể
hiểu về trọng tài thương mại như sau “Trọng tài thương mại là phương thức giải
quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật
này”.
Như vậy, có thể hiểu trọng tài thương mại là phương thưc giải quyết tranh chấp
thương mại do các bên tranh chấp thỏa thuận chứ không mang ý chí quyền lực nhà
nước như phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án.Trên thực tế, nhưng
vụ tranh chấp giải quyết bằng trọng tài thuong mại chủ yếu được giải quyết dựa trên
phán quyết của trọng tài thương mại (được các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt,
mềm dẻo.Ngoài ra, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại này còn đảm bảo


tối đa uy tín cũng như bí mật của các bên tranh chấp, đồng thời cũng góp phần củng
cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên.
1.2.

Các hình thức trọng tài thương mại.
1


1.2.1. Trọng tài vụ việc( trọng tài Ad – hoc).
Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập
để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tụ chấm dứt tồn tại khi giải
quyết xong vụ tranh chấp.
Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm
dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp. Tính chất vụ việc của hình
thức trọng tài này thể hiện ở chỗ trọng tài chỉ được thành lập theo thỏa thuận của các
bên tranh chấp để giải quyết vụ tranh chấp cụ thể giữa các bên. Hình thức trọng tài
này chỉ tồn tại và hoạt động trong thời gian giải quyết vụ tranh chấp cụ thể giữa các
bên.
Thứ hai, Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành
(vì chỉ được thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo sự thoả thuận của các bên) và
không có danh sách trọng tài viên riêng.
Thứ ba, Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình
Trong quá trình thưc tiễn thực hiện hoạt động trọng tài thương mại thì có thể thấy
hình thức trọng tài có những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất, vụ việc tranh chấp được giải quyết một cách nhanh chóng và ít tốn kém
hơn bởi trong quá trình giải quyết vụ việc thì ý chí của các bên tham gia tranh chấp
cũng là điều quan trọng nhất.
Thứ hai, quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự không bị giới hạn, có
thể lựa chọn bất kỳ trọng tài viên nào trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bất

kỳ trung tâm trọng tài nào.
Thứ ba, các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy định quy tắt
tố tụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
1.2.2. Trọng tài thường trực
Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới những
hình thức đa dạng như: các trung tâm trọng tài, các hiệp hội trọng tài hay các viện
2


trọng tài, nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng
tài.Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới
dạng các trung tâm trọng tài.Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách
pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định.
Các trung tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ
thống cơ quan nhà nước.
Thứ hai, Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân , tồn tại độc lập với nhau.
Thứ ba, Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
Thứ tư, Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố
tụng riêng.
Thứ năm, Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài
viên của trung tâm.
1.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại
1.3.1. Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy
định “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng
tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. Như
vậy tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi tranh chấp các
bên có thỏa thuận trọng tài. Không giống như giải quyết tranh chấp tại tòa án, việc
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi phải có sự thỏa thuận giữa các bên. Đây

là cơ sở cho các bên tiến hành giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương
mại
Thỏa thuận trọng tài không chỉ là hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của các
bên mà còn là một căn cứ pháp lý để dựa vào đó bên bị vi phạm có quyền yêu cầu
bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ. Vì thỏa thuận trọng tài có vị trí, vai trò quan trọng
mang tính quyết định đối với việc áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài nên luật trọng tài thương mại 2010 đã dành hẳn chương II để quy định về
3


vấn đề liên quan đến thỏa thuận trọng tài. Theo các quy định trong luật trọng tài
thương mại 2010 thì thỏa thuận tọng tài không chỉ được khẳng định như một nguyên
tắc “nền tảng” của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài (Điều 5) mà còn làm sáng
tỏ hơn các vấn đề có liên quan như: Hình thức thỏa thuận trọng tài ( Điều 16), thỏa
thuận trọng tài vô hiệu (Điều 18), Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài ( Điều 19)..
Như vậy, nguyên tắc thỏa thuận trọng tài được phản ánh khá đậm nét trong
luật trọng tài thương mại 2010, trở thành 1 nguyên tắc nền tảng của tố tụng trọng tài.
Trọng tài sẽ mất đi bản chất vốn có nếu thiếu vắng nguyên tắc này – một nguyên tắc
thể hiện sự tôn trọng ý chí, nguyện vọng chung của các bên.
1.3.2. Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan và tuân theo quy định
của pháp luật
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật trọng tài thương mại quy định “Trọng
tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật”. Việc
giải quyết tranh chấp một cách công bằng, tính độc lập của các trọng tài viên đối với
các bên là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Đồng thời, để đảm bảo cho việc giải
quyết tranh chấp một cách công bằng, hợp lý, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng
của các bên thì trọng tài viên phải căn cứ vào những quy định của pháp luật, bời vì
pháp luật là khế ước chung của toàn xã hội, nó công bằng với tất cả mọi người,
không thiên vị ai.
Để đảm bảo nguyên tắc này, Luật trọng tài thương mại 2010 đã quy định khá cụ thể

về tiêu chuẩn trọng tài viên(Điều 20), Quyền, nghĩa vụ của trọng tài viên (Điều 21).
Những quy định này giúp cho việc đảm bảo vụ tranh chấp được giải quyết một cách
công bằng, chính xác và hợp lý đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các bên tranh chấp.
1.3.3. Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm 2010 quy định
“Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi
phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội”. Một trong những ưu điểm của việc giải
quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là các bên có tranh chấp được đảm bảo tối đa
4


quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết. Trước tiên,
các bên có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ Trung tâm trọng tài nào hoặc tự thành lập
hội đồng trọng tài để giải quyết các tranh chấp của mình, các bên có quyền chỉ định
trọng tài viên, địa điểm, thời gian, ngôn ngữ giải quyết tranh chấp.
1.3.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng được tiến hành công khai, trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác (khoản 4 Điều 4 LTTTM 2010)
Nguyên tắc này xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động kinh doanh. Theo nguyên tắc
này, các buổi xét xử trọng tài chỉ gồm trọng tài viên, các đương sự và các bên có liên
quan đến vụ tranh chấp. Những người không có trách nhiệm và không liên quan đến
vụ tranh chấp không được tham dự. Và quyết định của trọng tài cũng như các căn cứ
để trọng tài đưa ra phán quyết sẽ không được công bố công khai nếu các bên đương
sự không có yêu cầu.
1.3.5. Nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật trọng tài thương mại thì “phán quyết
trọng tài là chung thẩm”. Sở dĩ có quy định này vì yêu cầu của việc giải quyết tranh
chấp thương mại là nhanh chóng, dứt điểm, tránh dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh. Bản chất của thỏa thuận trọng tài là nhân danh ý chí,
quyền tự định đoạt của đương sự. Để đảm bảo việc các bên phải có nghĩa vụ thi hành
phán quyết trọng tài thì luật trọng tài thương mại 2010 có quy định phán quyết của

trọng tài được thi hành ngay (trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra phán quyết).
Tóm lại, tất cả những nguyên tắc giải quyết tranh chấp mà Luật trọng tài
thương mại 2010 đã đặt ra đều nhằm mục đích giúp cho các bên giải quyết tranh chấp
một cách hiệu quả và đảm bảo tốt nhất nhu cầu về một cơ chế giải quyết tranh chấp
tối ưu cho doanh nghiệp.
1.4.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại.

Trọng tài thương mại được thành lập để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng
tranh chấp thương mại cũng chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài
thương mại nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài này

5


có hiệu lực. Như vậy, một tranh chấp thương mại sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết
của trọng tài thương mại khi có hai điều kiện sau:
Thứ nhất, tranh chấp được gửi đến trọng tài thương mại phải là tranh chấp thương
mại.
Thứ hai, giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận nay vẫn
còn hiệu lực.
2. Đánh giá ưu, nhược điểm của trọng tài thương mại so với các cách giải
quyết tranh chấp thương mại khác.
2.1. Ưu điểm.
Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp kết hợp được các ưu điểm của của
hình thức thương lượng, hòa giải và tòa án, bởi vậy rất phù hợp để giải quyết các
tranh chấp phát sinh từ quan hệ thương mại. Bản thân các nhà kinh doanh cũng rất ưa
chuộng phương thức trọng tài. So với thương lượng, trung gian hòa giải và tòa án thì
thủ tục trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh có nhiều ưu

điểm.
Thứ nhất, quyết định của Trọng tài là chung thẩm: Vì vậy nó có giá trị bắt
buộc đối với các bên, các bên không thể chống án hay kháng cáo. Việc xét xử tại
Trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp xét xử, đó cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với
xét xử tại Tòa án bởi thông thường xét xử tại Tòa án diễn ra ở hai cấp. Hội đồng
trọng tài sau khi tuyên phán quyết xong là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chấm
dứt sự tồn tại.
Thứ hai, hoạt động của Trọng tài diễn ra liên tục vì Hội đồng Trọng tài xét xử
vụ kiện là do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện,
do đó các trọng tài viên là người theo vụ kiện từ đầu đến cuối, vì vậy họ có điều kiện
để nắm bắt và tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của vụ việc. Chính điều này có lợi ngay
cả khi các bên luôn hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, trọng tài
có thể hỗ trợ các bên đạt tới một thỏa thuận, điều mà ít khi xảy ra ở Tòa án.
Thứ ba, trọng tài xét xử bí mật bởi tiến trình giải quyết của Trọng tài có tính
riêng biệt. Hầu hết các quy định pháp luật về Trọng tài của các quốc gia đều thừa
nhận nguyên tắc Trọng tài xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây là một
ưu điểm quan trọng bởi các doanh nghiệp không muốn các chi tiết của vụ tranh chấp
6


bị đem ra công khai trước Tòa án, điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong
hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ tư, khi xét xử, trọng tài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của
các chuyên gia và điều này được thể hiện ở quyền chọn Trọng tài viên của các bên.
Các bên có thể chọn một Hội đồng Trọng tài dựa trên trình độ, năng lực, sự hiểu biết
vững vàng của họ về pháp luật thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên biệt như
licensing, leasing, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, sở hữu trí tuệ, chứng khoán...
Thứ năm, hoạt động xét xử của Trọng tài liên tục do đó tiết kiệm thời gian, chi
phí và tiền bạc cho doanh nghiệp. Trong khi đó giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
thường rất khó đạt được điều này bởi Tòa án phải giải quyết nhiều tranh chấp cùng

một lúc, do đó tình trạng án tồn đọng là điều không thể tránh khỏi.
Thứ sáu, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thể hiện tính năng động, linh
hoạt và mềm dẻo, do đó để thích ứng hơn so với giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
Tòa án khi xét xử phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định có tính
chất quy trình, thủ tục, trình tự được định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và các
văn bản hướng dẫn liên quan.
Qua quá trình giải quyết tranh chấp thương mại cho thấy việ việc giải quyết
thông qua Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) thường kéo dài tối đa là 6
tháng, trong khi đó giải quyết tranh chấp tại Tòa án có trường hợp kéo dài mấy năm.
Thứ bảy, việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài đảm bảo tính bí mật cao.Vì vậy
sẽ tránh cho các bên nguy cơ làm tổn hại đến mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có,
trong khi đó việc xét xử công khai tại Tòa án thường dễ làm cho các bên rơi vào thế
đối đầu nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như một người chiến thắng, còn
bên kia thấy mình là một kẻ thua cuộc.
Việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức
độ xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín,
nhẹ nhàng, mang nặng tính trao đổi đề tìm ra sự thật khách quan của vụ việc. Đó
chính là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ
thiện chí đối với nhau. Hơn nữa, sự tự nguyện thi hành quyết định của một bên sẽ
làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn có thể diễn ra trong
tương lai.Với những ưu điểm như vậy, việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đã

7


ngày càng trở thành một phương thức tố tụng kinh doanh - thương mại hữu hiệu và
được các bên lựa chọn bên ngoài tố tụng bằng Tòa án.
2.2.
Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế, phương thức giải quyết tranh chấp

thương mại bằng trọng tài thương mại cũng có những khó khăn, trở ngại khó tránh
khỏi, đó là:
- Thứ nhất, sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp bằng con đường
trọng tài thương mại chủ yếu phụ thuộc vào thái độ thiện chí và hợp tác của các bên
tranh chấp. Mà các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm
nhiều đến việc lường trước các tranh chấp sẽ phát sinh nên vẫn còn tình trạng mơ hồ
về hình thức trọng tài thương mại nói riêng, cũng như các phương thức giải quyết
tranh chấp khác nói chung.
- Thứ hai, việc thực thi các kết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết tranh
chấp bằng con đường trọng tài phần lớn phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của bên
có nghĩa vụ thi hành mà không hề có cơ chế pháp lý vững chắc để đảm bảo thi hành
và nếu có thì việc thực thi đó thường phức tạp và tốn kém.
- Thứ ba, khi giải quyết các tranh chấp thông qua trọng tài thì việc giải quyết
bằng trọng tài chỉ được giải quyết thông qua một cấp xét xử chung thẩm dẫn đến việc
khi việc trọng tài giải quyết vụ việc không công tâm ảnh hưởng đến lợi ích của các
bên tham gia tranh chấp thì việc yêu cầu giải quyết lại tranh chấp gần như là không
thể ( không như giải quyết bằng phương pháp trọng tài thông qua hai cấp xét xử)
3. Thực trạng áp dụng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
việc giải quyết các tranh chấp thương mại tài trọng tài thương mại.
3.1. Thực trạng về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá hiệu quả và
khá thông dụng trên thế giới, song tại Việt Nam thì trọng tài thương mại lại rất mờ
nhạt. Con đường tài phán này hiện không nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp.
Điểm qua hoạt động của các trung tâm trọng tài trong thời gian gần đây, ta có thể
thấy được thực trạng trong việc áp dụng hình thức trọng tài thương mại trong việc
giải quyết tranh chấp ở Việt Nam hiện nay, đó là:

8



- Thứ nhất, về phía các trung tâm trọng tài: Theo kết quả nghiên cứu về sự cần
thiết và việc sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại Việt Nam do
Bộ tư pháp ban hành mới đây cho thấy có đến 75% ý kiến cho rằng cần thiết thành
lập trung tâm trọng tài, tuy nhiên hiện nay trên cả nước mới có 6 trung tâm trọng tài
(3 trung tâm ở Hà Nội, 2 trung tâm ở TpHCM, 1 trung tâm tại Cần Thơ). Thực ra
trước đó cũng có một trung tâm trọng tài tại Bắc Giang, tuy nhiên trung tâm này
thành lập ra khó khăn về trụ sở rồi cũng giải tán. Tuy nhiên, ngoài Trung tâm trọng
tài Quốc tế Việt Nam (bên cạnh phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VIAC) là còn có doanh nghiệp gõ cửa, các trung tâm trọng tài khác hầu như “ngồi
chơi xơi nước”.
- Thứ hai, về phía các doanh nghiệp: Theo tài liệu thống kê, có tới 84% doanh
nghiệp không biết đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Điều này cũng dễ
hiểu bởi còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh theo lối cũ, khi xảy ra tranh
chấp thì “nhờ” cơ quan chủ quản hoặc Bộ chủ quản giải quyết.
Bên cạnh đó, theo thống kê của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, những
năm gần đây, trong các vụ tranh chấp thương mại, có đến gần 60% vụ việc xảy ra
giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài. Và doanh nghiệp Việt
Nam thường thua thiệt trước các doanh nghiệp nước ngoài do thiếu kinh nghiệm
thương trường và kém hiểu biết về trọng tài thương mại. Có thể xem ví dụ sau như
một điển hình cho việc thiếu hiểu biết về trọng tài thương mại:
Ví dụ 1: VIAC đã từng phải từ chối giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa
giữa một công ty Đài Loan và chi nhánh công ty A có trụ sở tại Bà Rịa – Vũng Tàu
với lý do điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng ghi rất chung
chung là “nếu có tranh chấp sẽ nhờ trọng tại Việt Nam giải quyết”. Do mất nhiều thời
gian để nhờ trọng tài phân xử, cuối cùng vụ việc được đưa ra Tòa án nhân dân tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu giải quyết nhưng cũng bị đình chỉ vì đã quá thời hiệu khởi kiện.
Ví dụ 2: Vừa qua, công ty Dâu tằm tơ Việt Nam đã bị trọng tài Geneva (Thụy
Sĩ) buộc phải thanh toán gần nửa triệu USD cho công ty Kyunggi Silk (Hàn Quốc)
trong một vụ tranh chấp kéo dài 3 năm, kèm theo đó Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam
Việt Nam phải thanh toán gần 40.000 USD tiền phí trọng tài.
9



3.2. Nguyên nhân
Nhìn chung, các Trung tâm Trọng tài hoạt động chưa hiệu quả vì trọng tài tuy
không phải là một chế định quá mới mẻ, nhưng các doanh nghiệp của Việt Nam chưa
có thói quen sử dụng dịch vụ trọng tài như là một trong những phương thức cơ bản
để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động. Đến nay, số lượng
giải quyết tranh chấp qua trọng tài kinh tế hết sức nhỏ. Tại thành phố Hà Nội, tranh
chấp kinh tế bằng hình thức trọng tài năm 2005, chỉ có 13 vụ, năm 2004, khoảng 10
vụ. ở TP Hồ Chí Minh - nơi có nền kinh tế sôi động, số lượng doanh nghiệp chiếm
phần lớn so với cả nước, tuy nhiên, số vụ đưa ra giải quyết bằng trọng tài chiếm một
tỷ lệ nhỏ so với số lượng tranh chấp xảy ra trong đời sống thương mại ở nước ta. Sở
dĩ như vậy có thể kể ra một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Ý thức về pháp luật của các doanh nghiệp và việc kinh doanh trong điều kiện
cạnh tranh khốc liệt làm cho các chủ thể trong quan hệ đều vi phạm hợp đồng. Trong
một giao dịch, bên này vi phạm việc này, bên kia sai việc khác; hoặc hôm nay, bên
này sai, thì ngày mai, bên kia sai; người ta tìm cách thương thuyết “tay đôi” để giải
quyết ổn thoả, nhằm giữ quan hệ làm ăn lâu dài. Vì lẽ đó, việc đưa nhau ra xử lý
bằng trọng tài hoặc toà án các bên đều không muốn. Theo số liệu của Phòng kinh tế
thương mại Việt Nam, giải quyết tranh chấp kinh tế qua toà án và trọng tài chỉ chiếm
khoảng 49% số lượng các vụ tranh chấp trong thực tế.
- Nhiều doanh nghiệp, cá nhân không am hiểu những vấn đề liên quan đến tố tụng
thông qua con đường trọng tài thương mại. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, ở nước
ta có trọng tài kinh tế nhà nước - cơ quan này quản lý hợp đồng kinh tế giữa các chủ
thể kinh tế nhà nước. Nhưng việc đó đã bãi bỏ lâu. Từ đó, các doanh nghiệp và nhân
dân chỉ quen tranh chấp bằng con đường tố tụng tại toà kinh tế. Nghiên cứu cho thấy,
hầu hết các hợp đồng kinh tế chỉ có quy định hai biện pháp tranh chấp là tự thương
lượng giải quyết, nếu không giải quyết được thì đưa ra giải quyết tại toà án có thẩm
quyền. Trong một ngàn hợp đồng, chỉ có một vài hợp đồng chế định việc tranh chấp
tại trọng tài thương mại. Như vậy, phương pháp tự xử và xử lý tranh chấp tại toà đã

ăn sâu vào tiềm thức của các doanh nghiệp.

10


-Trọng tài thương mại là tổ chức phi Chính phủ. Chúng ta sống trong hệ thống
chính trị mà người dân nghĩ rằng chỉ có các quyết định của Đảng và Nhà nước mới
có hiệu lực và tính khả thi. Với chiều dài của lịch sử, với thực tiễn cuộc sống đã làm
cho dân ta nhận thức một cách không đầy đủ về xã hội dân sự. Đây là nhận thức về
bề nổi, nhưng lại ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của tổ chức phi Chính phủ.
Thực trạng này, phần lớn cũng do các yếu tố pháp lý gây nên. Pháp lệnh về trọng tài
vẫn còn có những hạn chế, làm giảm hiệu lực hoạt động của các trung tâm trọng tài.
Một phán quyết của trọng tài dù có chính xác đến đâu cũng cần phải có một quyết
định công nhận và cho thi hành của Toà án hoặc quyết định của cơ quan thi hành án.
Quy định này, làm tăng thêm tâm lý e ngại của các doanh nghiệp khi sử dụng trọng
tài để phân xử tranh chấp.
- Còn nhiều tồn tại trong bản thân của các trung tâm trọng tài. Thực tiễn là như
vậy, nhưng mạng lưới trọng tài của chúng ta lại quá thưa thớt. Đến thời điểm hiện
nay, chúng ta chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Hoạt động của các trung tâm trọng tài
chỉ dựa vào nguồn vốn tự có của các nhà sáng lập, nguồn thu từ các vụ tranh chấp.
Nhưng các vụ tranh chấp quá ít ỏi, nguồn thu quá hạn hẹp, hạn chế khả năng phát
triển công nghệ, mạng lưới, tuyên truyền, đào tạo…
3.3.Những điểm mới cơ bản của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 so với Pháp
lệnh Trọng tài thương mại năm 2003
1. Luật Trọng tài thương mại đã khắc phục những tồn tại của Pháp lệnh Trọng
tài thương mại năm 2003 (Pháp lệnh trọng tài thương mại): khắc phục việc phân
định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài đối với các tranh chấp thương
mại, trên cơ sở đó bảo đảm sự tương thích giữa các văn bản pháp luật hiện hành như
Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư và các luật
chuyên ngành khác với Luật Trọng tài thương mại (Luật TTTM). Luật trọng tài

thương mại đã dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh trọng tài thương mại về thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp thương mại của Trọng tài thông qua việc mở rộng phạm vi thẩm
quyền của Trọng tài tới nhiều loại tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các
bên (Điều 2 Luật TTTM). Đây là một trong những điểm mới quan trọng nhất của
Luật TTTM so với Pháp lệnh TTTM và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn sử dụng
Trọng tài của các nước trên thế giới.
11


2. Khắc phục sự không rõ ràng của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 về
các tình huống có thể làm vô hiệu thoả thuận trọng tài. Điều 18 của Luật TTTM giới
hạn 6 tình huống theo đó thoả thuận trọng tài vô hiệu. Đặc biệt, còn có quy định
trường hợp thỏa thuận trọng tài không rõ ràng thì bên khởi kiện (nguyên đơn) có
quyền được tự do lựa chọn tổ chức trọng tài thích hợp để khởi kiện nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Với quy định này sẽ ngăn chặn và giảm bớt tình
trạng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc tình trạng không có cơ quan nào giải quyết
tranh chấp.
3. Luật TTTM có quy định tại Điều 17 nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong việc
lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp.
4. Kế thừa Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Điều 20 Luật TTTM có các
quy định về tiêu chuẩn tối thiểu đối với Trọng tài viên nhằm hình thành ở nước ta
một đội ngũ trọng tài viên nòng cốt có năng lực, có tính chuyên nghiệp, có chuyên
môn và uy tín xã hội.
Khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003,
Luật Trọng tài thương mại không yêu cầu Trọng tài viên phải có quốc tịch Việt Nam.
Điều đó có nghĩa là người nước ngoài cũng có thể được chỉ định làm trọng tài viên ở
Việt Nam nếu các bên tranh chấp hoặc tổ chức trọng tài tín nhiệm họ. Quy định này
đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc
tế.
5, Về trọng tài quy chế, so với Pháp lệnh TTTM, Luật TTTM bổ sung một số

điểm mới sau đây:
Một là, Luật đã đưa ra định nghĩa pháp lý về Trọng tài quy chế để thay cho
khái niệm “Hội đồng trọng tài được thành lập tại Trung tâm trọng tài” do Pháp lệnh
năm 2003 quy định. Theo đó, Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tiến hành
tại Trung tâm trọng tài và theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài (khoản 6 Điều
3 Luật TTTM).

12


Hai là, Luật cho phép các Trung tâm trọng tài được ban hành quy tắc tố tụng
trọng tài phù hợp với quy định của Luật và đảm bảo đặc thù của mỗi Trung tâm để
tăng thêm tính hấp dẫn đối với các bên tranh chấp.
6. Cho phép các tổ chức trọng tài nước ngoài được mở chi nhánh, văn phòng
đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên (Chương XII với 07 Điều).
7 Nâng cao vị thế của Trọng tài thông qua việc cho phép Hội đồng Trọng tài
được thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng một số biện pháp khẩn cấp
tạm thời (Điều 47, 48, 49 và 50). Quy định của Luật đã tiếp thu quy định của Luật
mẫu UNCITRAL được thông qua năm 2006 nhằm giúp cho tố tụng trọng tài vận
hành có hiệu quả hơn.
8. Hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy bởi quy định
không phù hợp của Pháp lệnh TTTM như quy định về quyền của một bên được gửi
đơn lên Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nếu “không đồng ý với quyết định
trọng tài”, bởi vì các quy định này của Pháp lệnh đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên
rất rủi ro và làm mất đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài mà pháp luật của
hầu hết các nước đều công nhận.
9. Luật TTTM là đã tiếp thu nguyên tắc cấm hành vi mâu thuẫn trong tố tụng
là nguyên tắc rất quan trọng đã hình thành lâu đời trong pháp luật tố tụng của các
nước phát triển. Quy định mới của Luật (Điều 13) xác định, khi một bên nhận thấy

những quy định của Luật hoặc của thoả thuận trọng tài bị vi phạm mà vẫn tiếp tục
thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối vi phạm đó trong thời hạn luật định thì
mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Toà án. Quy định này nhằm ngăn chặn một
cách có hiệu quả các hành vi cơ hội trong tố tụng trọng tài.
10. Một trong những điểm quan trọng nhất của Luật TTTM là thể hiện rõ nét
mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh
chấp của các bên. Luật đã đưa ra một loạt các quy định mới nhằm xác định mối quan
hệ pháp lý quan trọng này: xác định rõ Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng
tài và liệt kê 8 nội dung thẩm quyền của Toà án trong quan hệ với Trọng tài bao gồm:
thu thập chứng cứ, lưu giữ chứng cứ; đăng ký phán quyết trọng tài; tuyên thoả thuận
13


trọng tài vô hiệu; xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; giải quyết và yêu cầu
huỷ phán quyết trọng tài; bảo đảm sự có mặt của người làm chứng; áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời; chỉ định, thay đổi trọng tài viên. Quy định tại các điều luật
khác liên quan đã cụ thể hoá nội dung những thẩm quyền này của Toà án. Quy định
này đã khắc phục được những bất cập của Pháp lệnh TTTM, tạo điều kiện để các Tòa
án và Hội đồng trọng tài cũng như các bên tranh chấp tránh được lúng túng trong các
trường hợp cụ thể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để trọng tài hoạt động có hiệu
quả.
11. Quy định phù hợp hơn về thủ tục Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài
Khác với Pháp lệnh trọng tài thương mại, thủ tục tòa án xét đơn yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài theo Luật trọng tài thương mại chỉ có một cấp và có giá trị
chung thẩm. Luật quy định một Hội đồng gồm 03 thẩm phán xem xét đơn yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài và quyết định của Hội đồng là chung thẩm có hiệu lực thi
hành ngay là phù hợp (Điều 71).
12. Nhằm khuyến khích hoạt động của các tổ chức trọng tài, tạo điều kiện cho
các Trọng tài viên nâng cao trình độ nghiệp vụ trọng tài, bảo vệ các quyền và thực

hiện tốt nghĩa vụ, Luật TTTM có 01 điều quy định về việc thành lập Hiệp hội trọng
tài. Hiệp hội trọng tài là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trọng tài viên và các Trung
tâm trọng tài. Việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội trọng tài được thực hiện theo
quy định của pháp luật về hội nghề nghiệp (Điều 22 Luật TTTM).
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp
thương mại tại trọng tài thương mại
Thứ nhất, cần có cơ chế hỗ trợ pháp lý từ phía Nhà nước đối với các tổ chức
phi Chính phủ, trong đó có trọng tài thương mại. Đây là một giải pháp quan trọng.
Nếu có sự hỗ trợ thích đáng thì trọng tài thương mại có thể phát huy mạnh được chức
năng và vai trò của mình.
Thứ hai, bên cạnh việc hỗ trợ về mặt pháp lý, nhà nước cũng cần hỗ trợ cho
các tổ chức Trọng tài thương mại về mặt vật chất. Đó có thể là ban hành cơ chế cho
14


thuê trụ sở hay cơ chế để các tổ chức được tự khai thác và quản lý nguồn tài chính
viện trợ của các tổ chức Chính phủ, phi chính phủ và quốc tê.
Thứ ba, cần tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Trọng tài viên. Hiện
nay, một trong những hạn chế của tổ chức trọng tài là vấn đề con người, đặc biệt là
những thành phố không thuộc trung ương. Đội ngũ trọng tài viên hiện đa phần trình
độ chuyên môn chưa cao, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế nên đã ảnh
hưởng rất nhiều đến xét xử. Do đó, để phát triển phương thức trọng tài nhà nước cần
có chính sách hỗ trợ đào tạo trọng tài viên thông qua các chương trình đào tạo trong
nước, nước ngoài với sự hướng dẫn của những trọng tài viên, chuyên gia có uy tín.
Thứ tư, cần tuyên truyền pháp luật về trọng tài. Đây là một giải pháp rất quan
trọng để pháp luật trọng tài nhanh đi vào thực tiễn và việc giải quyết các tranh chấp
thương mại tại trọng tài có hiệu quả.
Thứ năm, trong 82 điều khoản trong luật trọng tài thương mại không có một
quy định nào về trách nhiệm của trọng tài về phán quyết của mình. Tất nhiên chúng
ta để hiểu trọng tài phải chịu trách nhiệm toàn bộ về phán quyết của mình nhưng

trách nhiệm này cụ thể như thế nào, hình thức xử phạt hoặc kỉ luật ra sao đối với các
trường hợp vi phạm thì chưa rõ. Nên chăng, luật trọng tài thương mại cần quy định
thêm về vấn đề này nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, đồng thời tăng độ tin cậy,
uy tín của trọng tài, tránh các trường hợp sai phạm do mong muốn chủ quan của một
bên tranh chấp hoặc của trọng tài.

KẾT LUẬN
Thực tiễn đã chứng minh việc áp dụng giải quyết tranh chấp tại trọng tài
thương mại ngày càng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong
việc giải quyết tranh chấp được nhanh gọn, công bằng, bình đẳng và thiết lập được
mối quan hệ cuả các doanh nghiệp. Ngoài ra việc giải quyết tranh chấp thương mại
tại trọng tài thương mại rút ngắn tiến tình hội nhấp kinh tế quốc tế của nước ta. Với
những tiện ích rõ rệt của mình và với xu hướng được ưa thích, việc giải quyết tranh
chấp thương mại bằng trọng tài sẽ hứa hẹn một bước phát triển trong những năm tới.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Giáo trình luật Thương mại tập II. Nxb CAND Hà Nội, 2009
Bùi Ngọc Cường. Giáo trình Luật Thương mại tập 2. Nxb Giáo dục 2008
Luật Trọng tài thương mại 2010.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Luật mẫu UNCITRAL
Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
Nguyễn Đình Thơ, Hoàn thiện pháp luật về trọng tài Thương mại của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học, Trường đại học

Luật Hà Nội,2007
8. Trung tâm trong tài quốc tế Việt Nam, 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn
lọc. Nxb CTQG, Hà Nội, 2002.

MỤC LỤC
I.
II.

MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................1
16


1. Khái quát chung về trọng tài thương mại............................................................1
1.1. Khái niệm trọng tài thương mại.....................................................................1
1.2. Các hình thức trọng tài thương mại...............................................................2
1.2.1. Trọng tài vụ việc............................................................................................2
1.2.2. Trọng tài thường trực.....................................................................................2
1.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.


mại..................3
Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài.....................................................................3
Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, khách quan và tuân theo pháp luật.........4
Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.............4
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng được tiến hành công khai,

trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác....................................................5
1.3.5. Nguyên tắc phán quyết của trọng tài là chung thẩm......................................5
1.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại........................5
2. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại..........................................................................................................6
2.1. Ưu điểm.........................................................................................................6
2.2. Nhược điểm...................................................................................................7
3. Thực trạng áp dụng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
việc giải quyết các tranh chấp thương mại tài trọng tài thương mại...................8
3.1. Thực trạng về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại....................8
3.2. Nguyên nhân................................................................................................10
3.3. Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010 so với pháp lệnh
trọng tài 2003...............................................................................................11
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp
thương mại tại trọng tài thương mại.................................................................14
III. KẾT LUẬN..................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

17



×