Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.13 KB, 23 trang )

Sở hữu công nghiệp là khái niệm lâu đời nhưng mới được quan tâm nhiều tại Việt Nam thời
gian gần đây. Trước kia, các tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn là tiêu chuẩn
đánh giá doanh nghiệp. Ngày nay, tài sản vơ hình nổi lên như một nhân tố đầy giá trị trong
hoạt động của doanh nghiệp với bộ phận quan trọng là sở hữu trí tuệ. Trên thị trường được
tồn cầu hóa hiện nay, một nhã hiệu hàng hóa –sản phẩm của trí tuệ có giá trị tỉ lệ thuận với
hàng hóa bán ra. Giá trị của nhãn hiệu hàng hóa đó được tăng lên khi bán được nhiều hàng
và khó có thể tính được khi hàng hóa đó đã trở nên nổi tiếng. Đó là lí do vì sao người ta
định giá nhãn hiệu Coca Cola đến hơn 70 tỷ USD, Microsoft hơn 65 tỷ USD hay Nokia hơn
29 tỷ USD.
Sở hữu công nghiệp là một bộ phận trụ cột của Sở hữu trí tuệ. Các đối tượng bảo hộ của
pháp luật về sở hữu công nghiệp gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa…
Việc bảo hộ quyền Sở hữu cơng nghiệp mang tính chất riêng. Quyền sở hữu hầu hết các đối
tượng nêu trên nếu muốn được xác lập và bảo hộ phải được tiến hành đăng kí với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và tn theo thủ tục hành chính, khác với quyền tác gỉa có tính
chất bảo hộ tự động, phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm văn học, nghệ thuật được sáng tạo
dưới hình thức nhất định. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định không
dài, Pháp luật về sở hữu công nghiệp Việt Nam quy định thời hạn bảo hộ sáng chế là 20
năm, nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm, kiểu dáng cơng nghiệp là 5 năm…
Do các vai trị quan trọng của sở hữu cơng nghiệp nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung, các
chính sách và pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải là những cơng cụ quan trọng
trong chiến lược phát triển nền kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ của quốc gia, nhằm
cả mục tiêu ngắn hạn và lâu dài. Việc bảo hộ có hiệu quả quyền sở cơng nghiệp có ý nghĩa
sống cịn đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, thúc đẩy đầu tư nước ngoài, chuyển
giao và phổ biến công nghệ, tăng thêm việc làm và thu nhập cho người dân địa phương
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc hội nhập của nền kinh tế quốc gia đối với
các nền kinh tế khu vực và nền kinh tế tồn cầu.
Mục 8 Hiến pháp Hoa Kì năm 1787 quy định rằng: “Quốc hội có thẩm quyền
…thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật hữu ích, bằng việc bảo đảm

1




cho tác giả và nhà sáng chế các quyền độc quyền đối với các tác phẩm và
phát hiện của họ trong một thời gian nhất định”
Dưới góc độ pháp lý, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc nhà nước thông qua hệ
thống pháp luật, xác lập quyền của các chủ thể đối với đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp
và bảo vệ quyền đó chống lại bât kì sự vi phạm nào từ phía thứ ba.
Phần I. Quyền của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
I.

Khái quát

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa
lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc chủ sở hữu và quyền chống cạnh tranh
khơng lành mạnh. 1
• Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
+ Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân sở hữu các đối tượng sở
hữu công nghiệp
+ tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
+ tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
+ Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố
trí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân thì quyền sở hữu cơng nghiệp
thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở
hữu theo quy định của pháp luật dân sự.
• Chủ thể quyền sở cơng nghiệp chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời
hạn bảo hộ
• Đối tượng của quyền sở hữu cơng nghiệp là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh
• Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp

-

Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác định theo phạm vi bảo hộ được ghi
nhận trong Văn bằng bảo hộ.

-

Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên
thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh

1

Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

2


trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách
hợp pháp. Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục
kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc
sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.
-

Phạm vi quyền đối với bí mật kinh doanh được xác định theo phạm vi bảo hộ bí
mật kinh doanh, gồm tập hợp các thơng tin tạo thành bí mật kinh doanh, được sắp
xếp theo một trật tự chính xác và đầy đủ đến mức có thể khai thác được.

• Thời hạn bảo hộ: quyền sở hữu công nghiệp về nguyên tắc được bảo hộ có thời hạn.
Song có một ngoại lệ là chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn.

• Điều kiện bảo hộ các đối tượng sở hữu cơng nghiệp: thơng thường, đối tượng của
của sở hữu trí tuệ được bảo hộ khi có tính mới, tính khơng hiển nhiên ( tính sáng tạo)
và tính ứng dụng. Tuy nhiên, nội dung các điều kiện bảo hộ này khác nhau ở từng
loại đối tượng sở hữu cơng nghiệp.
• Về thủ tục bảo hộ: Đối các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp là sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý việc bảo hộ chỉ đặt ra khi
các chủ thể quyền đã thực hiện việc đăng kí bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. Đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại khơng cần phải đăng kí bảo hộ.
II.

Quyền của tác giả quyền sở hữu công nghiệp
1. Khái niệm tác giả
Không phải mọi đối tượng sở hữu công nghiệp đều có tác giả mà chỉ có những đối

tượng sở hữu cơng nghiệp có tính sáng tạo ( điều kiện để được bảo hộ) mới có tác giả. Cụ
thể: sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí. Vấn đề tác giả không đặt ra với nhãn
hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh.
1.1.

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp gồm sáng
chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí.

-

Một sáng chế bao gồm cả ý tưởng và việc áp dụng thực tiễn. Ý tưởng được cho là

liên quan đến việc trình bày suy nghĩ và việc tác giả sáng chế bộc lộ một ý tưởng hoàn
chỉnh về một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất. Những gợi ý đơn thuần về cách thức thực
hiện ý tưởng sẽ là không đầy đủ. Do đó, người thực hiện cơng việc đơn giản theo chỉ dẫn sẽ
không được coi là tác giả sáng chế. Điều này khơng phục thuộc vào việc cần có bao nhiêu

kỹ năng và nỗ lực, có bao nhiêu tài trợ cho hoạt động hay khơng, có phối hợp hay sở hữu
3


các phương tiện kỹ thuật cho nghiên cứu hay không, hay có cơng bố tác phẩm liên quan
trước đó hay khơng…
-

Để là tác giả cá nhân phải tham gia đóng góp về khởi nguồn và ý tưởng cho ít nhất là

một trong các điểm yêu cầu bảo hộ hoặc các dấu hiệu cấu thành . Để là tác giả duy nhất cần
chịu trách nhiệm về ý tưởng snags chế như được mô tả trong tất cả các điểm yêu vầu bảo hộ
sáng chế.
1.2. Trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng
sở hữu cơng nghiệp thì họ là đồng tác giả.
-

Có thể chỉ có một tác giả sáng chế, điều này xảy ra khi chỉ có một người nghĩ ra tồn

bộ sáng chế, nếu sáng chế là kết quả của quá trình hợp tác, liên quan đến hai hay nhiều
người, thì mỗi người đều được coi là đồng tác giả. Các đồng tác giả không cần thiết phải
tiến hành làm việc cùng nhau trong việc tạo ra sáng chế. Sẽ cần có một sự hợp tác nào đó,
tuy nhiên các tác giả sáng chế phải làm việc về cùng một đối tượng và phải có những đóng
góp về ý tưởng đối với sáng chế như được yêu cầu bảo hộ trong bằng độc quyền sáng chế.
Tất cả các đồng tác giả sáng chế không phải là tác giả của mọi điểm yêu cầu bảo hộ nhưng
nếu một cá nhân đóng góp ý tưởng cho một điểm yêu cầu bảo hộ trong sáng chế, cá nhân đó
vẫn là tác giả sáng chế. Đồng tác giả sáng chế địi hỏi phải có sự liên hệ giữa các tác giả
sáng chế. Tuy nhiên, các tác giả sáng chế không nhất thiết phải làm việc cùng nhau để các ý
tưởng nảy sinh cùng lúc với các tác giả sáng chế, mỗi tác giả sáng chế có những đóng góp
như nhau hoặc các đóng góp có tầm quan trọng như nhau. Một hệ thống bảo hộ sáng chế

khơng cố đánh giá và xếp hạng các đóng góp tương đối của cá nhân đồng tác giả sáng chế,
mỗi đồng tác giả sáng chế có lợi ích như nhau đối với sáng chế chung
2. Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp và thiết kế bố trí
Tại châu Âu lục địa, văn bản pháp luật hiện đại đầu tiên về sáng chế là Luật của pháp ngày
07.01.1791. Luật này chịu ảnh hưởng lớn của tinh thần cách mạng thời kì đó và trong phần
lời nói đầu có nhận định rằng “mọi ý tưởng mới mà việc bộc lộ hoặc phát triển chúng có
thể là hữu ích cho xã hội thuộc về người đầu tiên nghĩ ra và sẽ xâm phạm quyền thực chất
của một người nếu không coi một sáng chế về kỹ thuật và hàng hóa hữu ích là tài sản hữu
của tác chế đó”
2.1.

Quyền nhân thân

4




Được ghi tên là tác giả trong văn bằng bằng bảo hộ: Bằng độc quyền sáng chế, Bằng

độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng cơng nghiệp, và Giấy chứng nhận
đăng kí thiết kế bố trí mạch dẫn tích hợp bán dẫn.
Điều 4 ter Cơng ước Pari: tác giả sáng chế có quyền được nêu tên với dnah nghĩa là tác giả
sáng chế trong patent.
Luật sáng chế của Hoa Kì yêu cầu rằng bằng độc quyền sáng chế phải được yêu cầu cấp với
danh nghĩa tác giả thực tế. Việc cố ý không xác định tất cả các tác giả sáng chế thực thụ
trong đơn yêu cầu cấp sáng chế có thể được sửu dụng làm cơ sở cho việc hủy bỏ văn bằng
độc quyền sáng chế. Trong hầu hết các luật sáng chế, tác giả sáng chế hoặc đồng tác giả
sáng chế có quyền được nêu tên trong văn bằng bảo hộ bất kì được cấp cho sáng chế đó.



Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng

cơng nghiệp, thiết kế bố trí
2.2.

Quyền tài sản
Đối với tác giả giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, điều 751 Bộ luật

Dân sự năm 2005 chỉ ghi nhận quyền nhân thân nhưng đến Luật sở hữu trí tuệ năm 2005
sửa đổi bổ sung năm 2009 đã bổ sung một quyền nữa cho tác giả là quyền tài sản.
Quyền tài sản của tác giả sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí,là quyền nhận thù
lao. Tác giả có quyền nhận thù lao do chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí trả.
-

Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả:

+ 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp,
thiết kế bố trí
+ 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển
giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí
-

Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả

tạo ra, mức thù lao nói trên là mức dành cho tất cả các đồng tác giả. Các đồng tác giả tự
thỏa thuận chia số tiền do chủ sở hữu chi trả.
-


Tác giả nhận thù lai trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp,

thiết kế bố trí
III.

Quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp

1.

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
5


Chủ sở hữu quyền sở hữu cơng nghiệp có thể đồng thời là tác giả hoặc không pahri
là tác giả của quyền này. Đối với từng đối tượng sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu được xác
định như sau:2
 Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ
quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng
 Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp bằng bảo hộ
nhã hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng kí quốc tế được cơ quan có thẩm quyền cơng nhận
hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
 Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó
trong hoạt động kinh doanh
 Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách
hợp pháp và thực hiện bảo mật bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê,
bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc
được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc.
 Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
+ Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc
sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm

đó ra thị trường.
+ Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền chỉ
dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
2.


Nội dung quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu cơng nghiệp có các quyền tài sản, gồm:3
+ Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
+ Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
+ Định đoạt đối tượng sở hữu cơng nghiệp

• Đối với chỉ dẫn địa lý, tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền sử dụng, quyền quản
lý chỉ dẫn địa lý theo quy định có các quyền sau :
+ Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử
2

Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

3

Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

6


dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý
chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy

định tại điểm b khoản 1 Điều này.
II.1. Quyền sử dụng


Đối với sáng chế
Nếu khơng có hợp đồng thỏa thuận hoặc nhiệm vụ nhằm chuyển giao bằng độc

quyền sáng chế thì tác giả sáng chế được nêu tên sẽ là chủ sở hữu của bằng độc quyền sáng
chế. Chủ sở hữu sáng chế được độc quyền sử dụng sản phẩm có sáng chế được cấp văn
bằng bảo hộ. Mặc dù tác giả là chủ sở hữu đầu tiên của sáng chế, trong hầu hết trường hợp,
quyền sở hữu các quyền của sáng chế sẽ được chuyển từ tác giả sáng chế sang người thuê
việc tương ứng theo thỏa thuận lao động. Quyền sử dụng gồm:
• Sản xuất sản phẩm được bảo hộ: tức là áp dụng sáng chế theo bản mô tả để tạo ra sản
phẩm. Sản phẩm bảo hộ có thể là sản phẩm được mơ tả trong bản mơ tả hay sản phẩm có
tính chất tương tự. Vấn đề sản phẩm nào là sản phẩm tương tự tùy thuộc vào việc giải
thích yêu cầu bảo hộ và việc phân tích bản mơ tả. Ví dụ như có thể tạo ra sản phẩm
tương tự bằng nguyên liệu khác, sản phẩm có kích cỡ khác, hay sản phẩm được dùng
vào mục đích khác nhưng phương pháp sản xuất đều như được mơ tả trong đơn đăng kí
bảo hộ thì sản phẩm đó vẫn được coi là sản phẩm bảo hộ.
• Áp dụng quy trình được bảo hộ: nếu đối tượng bảo hộ là quy trình và quy trình này
khơng nhằm mục đích sản xuất sản phẩm, thì quyền sử dụng chỉ bao gồm quyền áp dụng
quy trình được bảo hộ.
• Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo
quy trình được bảo hộ: khi một quy trình được bảo hộ thì phạm vi bảo hộ quy trình
thường rộng hơn phạm vi bảo hộ sản phẩm, bao gồm cả các phương án khác nhau của
cùng một quy trình. Việc áp dụng quy trình nếu trực tiếp tạo ra sản phẩm thì sản phẩm
đó cũng được bảo hộ.
• Lưu thơng, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm được bảo hộ
hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ
• Nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình

được bảo hộ
7


 Kiểu dáng cơng nghiệp
• Sản xuất sản phẩm có hình dạng bên ngồi là kiểu dáng cơng nghiệp được bảo hộ
• Lưu thơng, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thơng sản phẩm có hình dạng bên
ngồi là kiểu dáng cơng nghiệp được bảo hộ
• Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngồi là kiểu dáng cơng nghiệp được bảo hộ
 Thiết kế bố trí
• Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
• Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích
hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hố chứa mạch tích hợp bán dẫn sản
xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;
• Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí
hoặc hàng hố chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.
 Sử dụng bí mật kinh doanh

• Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng
hố;
• Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng
bí mật kinh doanh.
 Nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu đã được đăng kí có độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên loại sản
phẩm mà mình đăng kí. Quyền sử dụng tuyệt đối này thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu được
ghi nhận trong hầu hết các luật nhãn hiệu. Quyền sử dụng nhãn hiệu được Luật SHTT Việt
Nam ghi nhận gồm :
• Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hố, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh,
phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
• Lưu thơng, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hố mang nhãn hiệu được

bảo hộ
• Nhập khẩu hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ. Tên thương mại
Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách
dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại
trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hố, bao bì hàng hố và phương tiện
cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
8


 Chỉ dẫn địa lý
• Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hố, bao bì hàng hố, phương tiện kinh doanh,
giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
• Lưu thơng, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hố có mang chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ;
• Nhập khẩu hàng hố có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
II.2. Quyền cho phép người khác sử dụng
-

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được độc quyền sử dụng đối với các đối

tượng được bảo hộ. Độc quyền được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, chủ sở hữu có quyền
cho hay không cho người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua một loại
hợp đồng gọi là hợp đồng li-xăng. Thứ hai, khi có hành vi xâm phạm độc quyền của mình
( sử dụng mà khơng xin phép), chủ sở hữu có thể tự mình u cầu hay thông qua cơ quan
Nhà nước cơ thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và
bồi thường thiệt hại.
-

Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ quy định : chủ sở hữu đối tượng sử hữu cơng nghiệp có


quyền cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi
quyền sử dụng của mình ( chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp)
-

Tuy nhiên, việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu cơng nghiệp có một số hạn

chế :
+ Với một số đối tượng, chủ sở hữu đối tượng khơng được chuyển quyền sử
dụng. Đó là quyền sử dụng chỉ dẫn đại lý và tên thương mại.
+ Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá
nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
+ Bên được chuyển quyền khơng được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba,
trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
+ Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng
hố, bao bì hàng hố về việc hàng hố đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng
nhãn hiệu.
+ Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa
vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế
-

Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới
9


dạng hợp đồng bằng văn bản ( hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – hợp đồng
li –xăng).
-

Hợp đồng Li –xăng : việc chuyển giao một số quyền tài sản nào đó ( cụ thể ở đây là


chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp) giữa hai hoặc nhiều bên theo
những điều kiện nhất định về việc phân chia quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa các bên đó.
Thuật ngữ Li-xăng theo tiếng la tinh, tiếng Anh hay tiếng Pháp đều có nghĩa là « sự cho
phép ». Li-xăng khác với việc « bán » là quyền sở hữu không được chuyển nhượng mà vẫn
thuộc chủ sở hữu đầu tiên. Trong hợp đồng li –xăng, chủ sở hữu được gọi là bên chuyển
giao- chuyển giao quyền sử dụng nhất định cho người nhận những quyền đó – bên nhận
chuyển giao.
« Người phát triển cơng nghệ nên luôn luôn giữ lại quyền sở hữu tài sản trí tuệ
và chỉ chuyển giao một số quyền theo các điều kiện cụ thể. Nếu khơng cịn
quyền sở hữu thì người phát triển cơng nghệ khơng thể đặt ra các điều khoản
hay điều kiện cho việc chuyển giao »4
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các dạng sau :
 Hợp đồng độc quyền : là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao,
bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên
chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với
bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được
phép của bên được chuyển quyền.
 Hợp đồng không độc quyền : là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn
chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc
quyền với người khác.
 Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp : là hợp đồng mà theo đó
bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu cơng
nghiệp đó theo một hợp đồng khác.
II.3. Quyền cấm người khác sử dụng
Quyền cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được trao cho chủ sở
hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền
quản lý chỉ dẫn địa lý.
4


GS. Alen B.Bennett, đại học UC Davis, Giám đốc điều hành PIPRA - Chuyển giao công nghệ

10


Tuy nhiên, trong một vài trường hợp chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ
chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý khơng có quyền
cấm người khác thực hiện các hành vi :
• Sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân
hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu,
giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin
phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
• Lưu thơng, nhập khẩu, khai thác cơng dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả
thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm khơng phải do chính chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngồi;
• Sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt
động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm
trong lãnh thổ Việt Nam;
• Sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp do người có quyền sử dụng trước
• Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
• Sử dụng thiết kế bố trí khi khơng biết hoặc khơng có nghĩa vụ phải biết thiết kế bố trí đó
được bảo hộ;
• Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó
đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
đó;
• Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng,
công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hố, dịch vụ.
II.4. Quyền định đoạt của chủ sở hữu sáng chế
Quyền định đoạt của chủ sở hữu sáng chế là quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cơng
nghiệp. Theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu cơng nghiệp có quyền chuyển giao quyền sở hữu

của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải
được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản ( hợp đồng chuyển nhượng quyền sở
hữu công nghiệp).
Tuy nhiên, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền
của mình trong phạm vi được bảo hộ.
-

Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

-

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng
toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
11


-

Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc
tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

-

Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các
điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
II.5. Quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức kinh tế phần lớn hoạt động vì lợi nhuận của

chính mình, để đạt được mục đích ấy, họ phải có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh.
Tiếp theo, trao đổi hàng hóa được tiến hành dựa trên sự so sánh hàng hóa của đơn vị kinh tế

này với hàng hóa của đơn vị kinh tế khác. Hàng hóa nào rẻ nhất, chất lượng tốt nhất sẽ được
chọn. Chính vì vậy trong nền kinh tế thị trường cần phải có sự cạnh tranh giữa các đươn vị
kinh tế tự chủ. Thông qua cạnh tranh người mua được hưởng lợi và xã hội phát triển, vì mọi
người đều nỗ lực làm ra sản phẩm với giá thành rẻ nhất, chất lượng tốt nhất nhằm được
người tiêu dùng lựa chọn. Thông tin là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế cạnh tranh,
người tiêu dùng quyết định mua hay không mua hàng là dựa trên những thơng tin mình thu
thập được. Chính vì thế một mơi trường cạnh tranh lành mạnh có thể bị ảnh hưởng bởi
những thông tin sai lệch. Các hành vi làm ảnh hưởng tới tính thơng suốt, minh bạch về
thông tin trên thị trường được coi là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế rất nhiều, chỉ có thể được liệt
kê khơng đầy đủ : xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa của chủ thể khác, thơng báo thông tin sai
lệch hay che dấu thông tin gây thiệt hại cho khách hàng, sử dụng thông tin hay công bố các
bí mật thương mại mà chưa được sự đồng ý của người có quyền và lợi ích liên quan, sử
dụng thông tin mật của đối thủ cạnh tranh vào mục đích kinh doanh của mình, lơi kéo nhân
viên đối thủ cạnh tranh sang làm việc cho mình hay phá hoại đối thủ cạnh trnah, quảng cáo
sai lệch. Các hành vi này được coi là các hành vi bất hợp pháp trong luật thương mại.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp lầm đầu tiên
được nhắc đến trong điều 24 Nghị định 54/2000/NĐ-CP. Hiện nay, Điều 130 Luật SHTT
quy định các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm :


Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động

kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; xuất xứ, cách sản xuất, tính
năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện
12


cung cấp hàng hố, dịch vụ.
Ví dụ : Cơng ty cà phê Trung Nguyên phát hiện công ty cà phê Mêhico đã thực hiện

một số hành vi như : sơn bảng hiệu có các dấu hiệu như «cà phê hàng đầu Buôn Mê
Thuật », đem lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới, đồng thời sửu dụng cả mũi tên hướng lên
trên giống công ty Trung Nguyên. Công ty Trung nguyên yêu cầu Cục SHTT xác định hành
vi của công ty Mêhico là xâm phạm nhãn hiệu nhưng bị từ chối vì cơng ty khơng đăng kí
bảo hộ những yếu tố trên. Tuy nhiên, Cục cũng xác định rằng hành vi của Mêhico đã sửu
dụng các dấu hiệu đặc trưng của Trung Nguyên là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
-

Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng

hóa, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh
doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa.
Ở đây cần phân biệt nhãn hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hàng hóa khơng
phải là nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp chữ, hình
vẽ, hình ảnh được dán, in, đings, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương
phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương
phẩm của hàng hóa.
-

Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên

hàng hóa, kên bao bì hàng hóa, phương tiện quảng cáo ; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để
bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.


Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế

có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn
hiệu đó mà Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử
dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó khơng

được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và khơng có lý do chính đáng;
Ví dụ 1: Cơng ty Lion được bổ nhiệm làm đại lý độc quyền của hãng mĩ phẩm
Lancome của Pháp tại Việt Nam. Giả sử Lancome do sở suất đã khơng đăng kí nhãn hiệu
Lancome tại Việt Nam. Nếu Lion đi đăng kí nhãn hiệu Lancome nhân danh mình, và theo
Luật của Pháp, hành vi đó bị cấm thì hành vi của Lion là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh.
Ví dụ 2 : Đại lý độc quyền của hãng cà phê Trung Nguyên ở Nhật Bản đăng kí bảo
hộ nhãn hiệu Trung Ngun cho mình trước khi cơng ty Trung nguyên kịp đăng kí bảo hộ
13


nhãn hiệu tại Nhật Bản thì việc đăng kí của đại diện cũng bị coi là cạnh tranh khơng lành
mạnh.


Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự

gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn
địa lý mà mình khơng có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng
hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý
tương ứng
Tên miền ( domain name) là tên được sử dụng để định danh các địa chỉ Internet . Ví
dụ : tên miền của công ty Toyota Việt Nam là www.toyota.com.vn, tên miền của cơng ty
Honda Việt Nam là www.honda.com.vn...
Tên miền được đăng kí tại các công ty quản lý tên miền thế giới như VeriSign Global
Registry Services, University of Maryland…hay ở các công ty được Nhà nước ủy quyền
cho đăng kí như cơng ty điện toán và truyền số liệu (VDC) của Tổng cơng ty Bưu chính
Viễn Thơng Việt Nam ( VNPT); Cơng ty TNHH một thành viên Viễn thông quốc tế FPT...
Theo thông lệ chung quốc tế, việc đăng ký sử dụng tên miền được thực hiện theo
ngun tắc "Bình đẳng, khơng phân biệt đối xử" và "Đăng ký trước được quyền sử dụng

trước". Tương tự như tranh chấp về nhãn hiệu, nhiều người với ý đồ lợi dụng nguyên tắc
trên đã đăng kí tên miền với ý đồ ngăn cản chủ nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu của mình làm
tên miền trong thương mại điện tử. Khi phát hiện tên miền bị người khác đăng kí trước, chủ
sở hữu nhãn hiệu sẽ cân nhắc xem mình có thể địi lại tên miền đó hay khơng.
Để giải quyết tranh chấp liên quan đến đăng kí tên miền internet, Cơ quan tên miền
và số hiệu mạng Internet (ICANN) đã đưa ra quy trình “Chính sách thống nhất giải quyết
tranh chấp tên miền” (UDRP). Theo đó, khi một người đăng kí chọn một tên miền, phải
đảm bảo rằng việc đăng kí tên miền sẽ không xâm phạm hoặc vi phạm quyền lợi của bất kì
bên thứ ba nào và đồng ý tham gia một cuộc kiện tụng nếu có bên thứ ba yêu cầu. Khi có
tranh chấp, UDRP sẽ xem xét những yếu tố như: liệu tên miền của người đăng kí bị kiện có
y hệt hoặc giống nhau đến mức nhầm lẫn một nhãn hiệu mà người kiện có quyền lợi hay
khơng, người bị kiện khơng có quyền lợi chính đáng với tên đó, người đó đăng kí và đã sử
dụng tên miền sai mục đích hay khơng.
Ở Việt Nam, khi có tranh chấp về tên miền, người đứng đơn kiện phải đảm bảo đầy
đủ ba điều kiện sau:
14


o Tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của Người
khiếu kiện; trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay
nhãn hiệu dịch vụ mà Người khiếu kiện là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp.
o Người bị khiếu kiện khơng có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến tên
miền đó.
o Tên miền đã được Người bị khiếu kiện sử dụng với ý đồ xấu đối với Người khiếu
kiện.
o

Các hành vi sử dụng tên miền với ý đồ xấu

Ví dụ: IKEA là nhãn hiệu một cơng ty sản xuất đồ gõ lớn của Thụy Điển. Khi IKEA định

đăng kí tên miền của mình tại Trung Quốc thì phát hiện là tên miền này đã được người khác
đăng kí. Người đăng kí trước yêu cầu IKEA phải trả 35.000 USD để được chuyển nhượng
tên miền. IKEA không đồng ý và khởi kiện người đăng kí tên miền trước ra Tòa. Tòa án
nhân dân thành phố Bắc Kinh đã xử cho IKEA thắng kiện vì cơng ty đăng trước đã đăng kí
với dụng ý xấu.
Cạnh tranh khơng lành mạnh được xem là một trong những biện pháp bảo hộ cuối
cùng, nếu các biện pháp bảo hộ khác khơng có hiệu quả. Tuy nhiên, đối với các hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được Nhà nước cấp bằng bảo hộ, chủ sở hữu chỉ cần
chứng minh quyền cảu mình bằng văn bằng bảo hộ thì việc thỏa mãn các nghĩa vụ phải
chứng minh hành vi cạnh tranh không ành mạnh trước Tịa khơng phải là điều dễ dàng.
II.6. Quyền bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp
Ngồi các quyền như quyền sử dụng, cho người khác sử dụng, cấm sử dụng hay định
đoạt với các đối tượng sở hữu công nghiệp, Luật sở hữu cơng nghiệp cịn quy định cho chủ
thể quyền sở hữu công nghiệp quyền tự bảo vệ để bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp của
mình khi có hành vi xâm phạm. Điều 198 quy định rõ các biện pháp cụ thể:
+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm.
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin
lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại.
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm.
+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
4. Thời hạn bảo hộ
 Đối với quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn
15


 Quyền nhận thù lao của tác giả được bảo hộ trong suốt thời hạn bảo hộ sáng chế, kiểu
dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí.
 Về khơng gian, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ trên toàn
lãnh thổ Việt Nam. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở
hữu công nghiệp không giống nhau, tùy thuộc vào loại văn bằng bảo hộ.



Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày

nộp đơn


Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm

kể từ ngày nộp đơn.


Bằng độc quyền kiểu dáng cơng nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5

năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.


Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày

cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
-

Kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn;

-

Kết thúc 10 năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc
người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ
nơi nào trên thế giới;


-

Kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

Theo Điều 38.1 Hiệp định TRIPS quy định rằng khi đăng ký là điều kiện bắt buộc của việc
bảo hộ, “thời hạn bảo hộ thiết kế bố trí khơng kết thúc trước 10 năm tính từ ngày nộp
đơn đăng ký hoặc ngày bắt đầu khai thác thương mại ở lần đầu nơi bất kỳ trên thế giới”.
Trường hợp đăng ký không phải là điều kiện bắt buộc của việc bảo hộ, Điều 38.2 quy
định thời hạn bảo hộ “không ngắn hơn 10 năm tính từ ngày khai thác thương mại lần đầu ở
nơi bất kỳ trên thế giới.” Điều 38.3 cho phép các nước thành viên quy định rằng việc
bảo hộ sẽ hết hiệu lực sau 15 năm kể từ khi thiết kế bố trí được tạo ra.


Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ

ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.
Ví dụ: một nhãn hiệu nộp đơn năm 1996, cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu năm 1997
thì sẽ được bảo hộ từ năm 1997 đến năm 1996 +10= 2006. Nhãn hiệu sắp hết hạn có thể
được gia hạn bảo hộ nhiều lần, mỗi lần 10 năm cho tới chừng nào chủ sở hữu nhãn hiệu
ngừng không sử dụng nhãn hiệu đó nữa hay ngừng hoạt động.
16


Theo Điều 18 Hiệp định TRIPS quy định: “đăng kí nhãn hiệu lần đầu và mỗi lần gia
hạn đăng kí một nhãn hiệu có thời hạn khơng dưới 7 năm” Điều khoản này cũng quy định
về việc không giới hạn số lần gia hạn. Điều này không đề cập đến thời điểm bắt đầu có hiệu
lực bảo hộ. Có hai khả năng là việc bảo hộ bắt đầu từ ngày nộp đơn, đây là cách phổ biến
nhất trong các luật nhãn hiệu , haowcj từ ngày đăng kí theo cách tiếp cận pử Hoa kì. Tuy
nhiên thoe cơng ước Paris quyền ưu tiên sẽ được tính ngược trở lại ngày nộp đơn đưng kí
với điều kiện đơn nộp ở nước ngồi phải được nộp trong vịng tháng kể từ ngày nộp đơn

đầu tiên.


Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vơ thời hạn kể từ ngày cấp .

Phần II. Nghĩa vụ của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
1. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp:
Trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng cơng
nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký
nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước ) thì sau
khi bằng văn bản bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế kiểu dáng
công nghiệp trong phạm vi khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị sử dụng mà không phải
xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị
coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp.
Người có quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao
quyền cơng đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển
giao cơ sở sản xuất kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng
nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng
nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.
2. Các nghĩa vụ của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp:
2.1 Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.(Điều
135 Luật sở hữu trí tuệ)
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác
giả theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 135 Luật sở hữu trí tuệ 2009; trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
17



Mức tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:
- 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng
nghiệp, thiết kế bố trí;
- 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do
chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra,
mức thù lao trên cũng là mức dành cho tất cả đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận
việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.
Nhận thấy rằng, Luật sở hữu trí tuệ tơn trọng sử thỏa thuận của các bên về sử thoản thuận
về mức thù lao nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu quy định tại khoản 2, khoản 3
điều 135 Luật sở hữu trí tuệ.
Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong
suốt thời gian bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí.
2.2. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu
2.2.1 Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu (Điều 136 Luật sở hữu trí tuệ).
Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình
được bảo hộ để đáp ứng nhu cấu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng
cho nhân thân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn
hiệu khơng được sử dụng liên tục từ năm năm trở lêm thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị
chấm dứt hiệu lực.
2.2.2 Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc. (Điều
137 Luật sở hữu trí tuệ )
Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở sáng chế khác ( sau đây gọi là sáng
chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng chế cơ bản.
Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về
kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có
quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với
giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.
3. Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền.
18


- Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước.
Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho phép tổ chức, cá
nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhằm mục đích cơng cộng,
phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho
nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà không cần sự đồng ý của chủ
sở hữu sáng chế hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc
quyền (người nắm độc quyền sử dụng sáng chế).
Việc sử dụng sáng chế trong trường hợp này chỉ được giới hạn trong phạm vi và điều kiện
chuyển giao quyền sử dụng quy định tại Khoản 1 điều 146, trừ trường hợp sáng chế được
tạo ra bằng việc sử dụng cơ sở vật chất –kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Trong các trường hợp sau, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân
khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự
đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:


Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích cơng cộng, phi thương mại, phục vụ

quốc phịng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp
ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội.

Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế khơng thực hiện nghĩa vụ sử dụng
sáng chế quy định tại khoản 1 điều 136 và khoản 5 điều 142 của Luật sở hữu trí tuệ
sau khi kết thúc 4 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc 3 năm kể từ
ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;

Người có nhu cầu sử dụng sáng chế khơng đạt được thỏa thuận với người nắm

độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong
một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương
mại thỏa đáng.

Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế
cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn
cứ chuyển giao quy định trên không cong tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với
điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó khơng gây thiệt hại cho người được chuyển giao
quyền sáng chế. (Điều 145 Luật sở hữu trí tuệ)
- Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc:

19


+ Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:



Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền.
Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ

để đáp ứng mục tiê chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước,
trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật sở hữu trí tuệ. Đối với
sáng chế trong lĩnh cơng nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm
mục đích cơng cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh
theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Người được chuyển giao quyền sử dụng khơng được chuyển nhượng quyền

đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng cơ sở kinh doanh của mình
và khơng được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

Người được chuyển giao quyền sử dụng phải chi trả cho người nắm độc
quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đến bù thỏa đáng tùy thuộc vào giá trị kinh
tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù
do chính phủ quy định.
+ Ngồi các điều kiện trên, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao trong trường hợp
chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bược tiến quan trọng về kỹ thuật so với
sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu
chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều
kiện thương mại hợp lý. Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu
cầu của chủ sở hữu phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà nước cơ thẩm
quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc
mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ bản; đồng thời còn phải đáp ứng điều
kiện sau đây:


Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền

sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý;

Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển
nhượng quyền đó, trừ trường hợp chuyển nhượng cũng với tồn bộ quyền đối với
sáng chế phụ thuộc.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

20



+, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp quy định
tại các điểm b,c và d khoản 1 điều 145 Luật sở hữu trí tuệ.
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước của mình khi xảy ra trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 điều
145 Luật sở hữu trí tuệ trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Bộ Luật Dân sự năm 2005 – NXB Lao động
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 – NXB Lao động
Học viện tư pháp, Giáo trình Luật Dân sự - NXB Công an nhân dân, năm 2007
Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập II –NXB Công an nhân

dân, năm 2008
5.
TS. Lê nết, Quyền sở hữu trí tuệ - NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, năm 2006
6.
Giáo sư Michael Blankeney , Tập bài giảng về sở hữu trí tuệ - Viện nghiên cứu sở
hữu trí tuệ Queen Mary, Đại học London.
7.
Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều cảu Luật sở hữu trí tuệ vầ sở hữu công nghiệp
8.
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP
hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công

nghệ ban hành
9.
Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định số 103/2006/NĐ-CP
21


10.
11.

Thông tư 10/2008/TT-BTTTT
GS. Alen B.Bennett, đại học UC Davis, Giám đốc điều hành PIPRA - Chuyển giao

công nghệ
Nguồn: />
22


23



×