Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Phong thủy huyền không học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.88 KB, 31 trang )

PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 1
Minh Long biên soạn

LỜI NGỎ
Tôi có cơ duyên được học Thuật Phong Thủy với Tiềm Long Cư sĩ Lê
Bá Xinh. Được Thầy thương mến, dốc lòng truyền thụ nên chỉ trong một
thời gian ngắn tôi đã hấp thụ được tinh hoa về Thuật Phong Thủy của Thầy.
Đầu năm 2009, tôi được Thầy cho phép giảng dạy Thuật Phong Thủy. Dựa
trên bộ sách Thẩm Thị Huyền Không Học của tác giả Thẩm Trúc Nhưng tôi
đã biên soạn tập tài liệu giảng dạy Thuật Phong Thủy Huyền Không Phi
Tinh và được Thầy chỉnh lý cho. Từ đó đến nay được Thầy thường xuyên
chỉ điểm thêm cho nhiều vấn đề nữa và tôi cũng đã cập nhật vào tài liệu
này.
Qua các kết quả thực nghiệm mà tôi đúc kết được trong quá trình tư
vấn thiết kế phong thủy gia cư, tôi nhận thấy cần thiết phải chỉnh lý lại một
số vấn đề. Đó là lý do tôi biên soạn tập tài liệu này, về cơ bản nội dung vẫn
giữ nguyên như ban đầu duy chỉ có thêm phần nhận định của riêng tôi.
Mong rằng sự chỉnh lý lần này sẽ hữu ích cho các bạn học viên trong
khi nghiên cứu Thuật Phong Thủy, cũng như mang lại hiệu quả cao hơn khi
áp dụng vào thực tiễn tư vấn thiết kế phong thủy gia cư.
Sài gòn, ngày 30 tháng 7 năm 2014
Giờ Cách - Hàm
Minh Long
THUẬT PHONG THỦY
Buổi đầu sơ khai, con người phải căn cứ vào các đặc điểm hình thái
về thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng … để chọn địa điểm cư trú và nơi canh
tác. Từ đó con người đã khám phá, đúc kết và truyền thừa lại cho hậu thế
những kiến thức về các hiện tượng tự nhiên trên Địa cầu như: núi, sông,
nắng, mưa, gió, bão, sấm, chớp, lũ lụt, nóng, lạnh, sáng, tối … cũng như
những kiến thức về các chu kỳ biến đổi của Vũ trụ. Cứ như thế trải qua
nhiều thế hệ nền tảng kiến thức đó được vun bồi, lâu dần hình thành nên


thuật Phong thủy. Thuật Phong thủy là môn khoa học thực nghiệm được
đúc kết từ quy luật tự nhiên.
Đương đại, có rất nhiều trường phái Phong thủy ví dụ như: Huyền
Không Phi tinh, Tam Hợp, Bát Trạch, Loan Đầu, Dương cơ,… và rất nhiều
trường phái khác mới được sáng lập. Tuy nhiên không phải tất cả phương
pháp của các trường phái Phong thủy khi áp dụng vào thực tế đều mang lại
hiệu quả như mong muốn. Có những trường phái đưa ra hệ luận rất vững
chắc tưởng chừng như thông suốt, mạch lạc nhưng khi áp dụng vào thực tế
thì lại không có hiệu quả như mong muốn.
Thuật Phong thủy nghiên cứu các tác động của môi trường sống, cụ
thể là khí lên bản thân con người. Tiền nhân đã sớm nhận thức được sự


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 2
Minh Long biên soạn

tương tác của gió và nước đối với khí: “Khí thừa phong tán, mạch ngộ thủy
chỉ”, thông qua việc quan sát nước và gió thuật Phong thủy đề ra các
phương pháp điều chỉnh, cải thiện môi trường sống theo chiều hướng tốt
cho con người. Thuật Phong thủy còn chứa đựng cả một kho tàng kiến thức
về sự chuyển dịch của các thiên thể trong Thái dương hệ (Lạc Thư) - là
nguồn phát sinh những sự tương tác đáng kể đối với Địa cầu. Về bản chất,
thuật Phong Thủy là khoa học về nghệ thuật bố trí, sắp xếp sơn thủy, hóa
giải sát khí, cải tạo môi trường sống.
Mỗi con người được sinh ra trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, có cấu
trúc cơ thể và có khả năng tư duy, trí tuệ khác nhau. Tất cả đều bị chi phối
bởi những chu kỳ sinh học như chu kỳ trí tuệ, sức khoẻ, tâm sinh - lý khác
nhau. Có thể gọi đó là Thiên mệnh của mỗi người (là yếu tố Tiên Thiên mà
bản thân con người không thể tác động đến được). Nhưng đó vẫn chưa phải
là tất cả, vì con người còn bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường xã

hội, môi trường sống, miền khí hậu, phong thổ,… và còn có sự tham gia
của ý chí phấn đấu, học tập, sự nỗ lực của bản thân con người nữa. Tạm gọi
đó là Địa mệnh và Nhân mệnh (là các yếu tố Hậu Thiên mà con người có
thể can thiệp vào). Số mệnh của con người là một tổ hợp gồm nhiều mối
quan hệ tương tác đan xen chồng chéo lẫn nhau chứ không đơn giản chỉ là
các mối quan hệ Ngũ hành sinh khắc như người đời thường lý luận. Có thể
tích hợp Số mệnh của con người như sau:
Số mệnh = Thiên mệnh + Địa mệnh + Nhân mệnh.
Qua đó có thể thấy rằng con người có thể cải tạo vận mệnh bằng cách
tác động trực tiếp vào các yếu tố Hậu Thiên. Phong Thuỷ không thể thay
đổi hoàn toàn số mệnh của con người nhưng Phong Thủy đóng vai trò rất
quan trọng trong đời sống con người.
Trong khuôn khổ tài liệu này chúng tôi chỉ trình bày những kiến thức
của trường phái Huyền Không Phi Tinh mà chúng tôi đã, đang áp dụng và
gặt hái được nhiều thành quả nhanh chóng trong công tác thiết kế, bố trí
phong thủy Dương trạch và Âm phần.
HUYỀN KHÔNG PHI TINH
Cổ dịch Huyền Không hay còn gọi là Huyền Không Phi Tinh là môn
học kết hợp giữa sự phân bố Cửu tinh (Lạc thư) với hình thái địa lý tự nhiên
để chọn lọc ôi trường sống tốt nhất. Cơ sở lý luận của môn học là Dịch học
Hậu thiên kết hợp với sự phân bố của khí trường, còn căn cứ khách quan là
địa lý tự nhiên của môi trường. Mục đích nghiên cứu của môn học là nhằm
giúp được mọi người chọn được môi trường sống tốt nhất, từ đó làm cho
thân thể khỏe mạnh, tinh lực dồi dào, gặp được điều tốt tránh được điều
xấu, đem lại lợi ích cho xã hội.


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 3
Minh Long biên soạn


Cổ dịch Huyền Không Học là môn Địa lý học bí truyền từ rất lâu đời,
người được truyền thụ rất ít, vì vậy môn này ra đời rất muộn. Môn học này
có ba đặc điểm:
Thứ nhất, lấy lý luận Dịch học Hậu thiên Bát quái làm cơ sở.
Thứ hai, lấy phương pháp sắp xếp sao làm phương pháp chủ yếu.
Thứ ba, kết hợp sự phân bố khí trường (Lý khí tinh bàn) với môi
trường tự nhiên làm căn cứ.
Trong đó phép sắp xếp sao (Phi tinh) là đặc trưng lớn nhất của trường
phái Phong Thủy này và cũng là đặc điểm khác biệt căn bản với các trường
phái Phong Thủy khác.
Vũ trụ vận hành tạo ra sự biến đổi khôn lường, Huyền Không Phi
Tinh căn cứ vào các chu kỳ chuyển dịch của những tinh tú trong Thái
Dương hệ mà tính toán được sự tác động của các tinh tú lên Địa cầu từ đó
đề ra phương pháp bố trí Phong Thủy sao cho quy tụ được nguồn sinh khí
dồi dào, cải tạo môi trường sống đạt đến mức hòa hợp với thiên nhiên, giúp
ích cho sức khoẻ và trí tuệ của con người.
Ngoài phương pháp tính toán để xác định lý khí tinh bàn, Phong Thủy
Huyền Không Phi Tinh còn kết hợp với loan đầu của từng địa cuộc để chiêu
nạp, phát huy tối đa cát khí cho ngôi nhà. Đó là yếu tố ngẫu nhiên, khách
quan, cơ động, phù hợp với lý lẽ của tự nhiên, cũng chính là yếu tố làm cho
Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh đạt được hiệu quả cao trong công tác
thiết kế bố trí phong thủy. Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh còn được
gọi là Cổ dịch Huyền Không cũng bởi vì lý do đó.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG
THUẬT PHONG THUỶ
1. La kinh (La bàn Phong thủy): dụng cụ đo phương hướng căn bản
nhất của thuật Phong thủy. La kinh là biểu tượng của thuật Phong
thủy.
2. Cao, Đê: chỉ sự cao, thấp của địa hình xung quanh.
3. Vượng và Suy: đương lệnh và thất lệnh (xét về lý khí tinh bàn), phù

hợp và không phù hợp, đắc cách và thất cách (xét về hình thể loan đầu).
Ví dụ trong vận 8 thì các Sơn - Hướng tinh 8 là Vượng khí; 9 là Sinh khí;
1 là Tiến khí; 2, 3 là Tử khí; 4, 5, 6 là Sát khí; 7 là Thoái khí.
4. Sơn: một cung nhỏ bằng 150 được ghi trên La kinh và được đặt tên
theo Tứ duy, Bát can và Thập nhị chi. Trên La kinh có 24 sơn là: Nhâm,
Tý (0o), Quí, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão (90o), Ất, Thìn, Tốn, Tị, Bính,
Ngọ (180o), Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu (270o), Tân, Tuất, Càn,
Hợi.
5. Tứ Duy: Càn, Cấn, Tốn, Khôn.


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 4
Minh Long biên soạn

6. Bát can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
7. Thập Nhị chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu,
Tuất, Hợi.
* Lưu ý: Trong trường phái Huyền Không Phi tinh, thuật ngữ “Sơn”
(tọa) còn được dùng để chỉ phía sau của căn nhà.
8. Hướng: phía trước của căn nhà. Hướng còn dùng để chỉ một cung
bằng 450 trên La kinh. La kinh được chia làm 8 hướng.
9. Sơn: phía sau căn nhà (tọa). Sơn còn được dùng để chỉ gò đống, đồi,
núi, vùng đất cao, nhà cao tầng, cây to, cột điện…
10. Thủy: biển, sông ngòi, ao hồ, lạch nước, hồ cá, cầu thang, đường đi,
cửa nhà….
11. Bát Cung: có 8 cung là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn,
Đoài.
12. Tứ tuyến: Tý  Ngọ, Mão  Dậu, Càn  Tốn, Cấn 
Khôn.
13. Tứ thần:

- Thanh Long (phía bên trái căn nhà).
- Bạch Hổ (phía bên phải căn nhà).
- Chu Tước (phía trước căn nhà).
- Huyền Vũ (phía sau căn nhà).
* Lưu ý: Thuật Phong thủy xác định vị trí Tứ thần với góc nhìn từ
trong nhà ra phía trước.
14. Sát khí, Tử khí: luồng khí xông thẳng vào trong nhà.
15. Sinh khí: luồng khí đi quanh co uốn lượn trong nhà.
16. Thủy khẩu: cửa sông, vòi nước, cửa nhà vệ sinh, giao lộ.
17. Mạch: Thuật phong thủy phân ra làm 6 loại mạch
- Mạch âm: nhà tối, luôn phải mở đèn mới thấy rõ đồ vật trong nhà.
- Mạch dương: nhà sáng.
- Mạch nhược: nhà rộng, cửa hẹp, nhà không có cửa hậu, nhà quá
dài nhưng lại hẹp, vào nhà cảm giác ngột ngạt, người sống trong căn
nhà này sẽ không cảm thấy thoải mái.
- Mạch cường: nhà quá rộng nhưng chiều dài lại ngắn, mở cửa hết
mặt tiền nhà, có nhiều cửa sổ to và rộng, có gió mạnh làm khí tản mác
hết. Khi nói chuyện phải to tiếng mới nghe rõ, tính tình của người
trong nhà dễ bị kích động.
- Mạch tử: mạch đi thẳng đừ như con rắn chết.
- Mạch sinh: mạch uốn lượn, quanh co khúc khuỷu.
18. Táo: bếp.
- Táo tọa: vị trí đặt bếp.


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 5
Minh Long biên soạn

- Táo khẩu (hướng): hướng lưng người đứng nấu bếp.
19. Trạch: nhà.

20. Khí: năng lượng nguyên sinh ở dạng tiềm ẩn có tác động rất mạnh
đến vận mệnh của con người. Nói cách khác khí là vật chất ở dạng hạt
cơ bản có mang năng lượng.
21. Xí: nhà vệ sinh.
22. Tài: tiền tài, tài lộc.
23. Đinh: nhân đinh, con người, sức khỏe.
24. Sinh: tăng thêm sức. Khắc: giảm thiểu, tiêu diệt.
25. Trùng môn: các cửa thông nhau cùng nằm trên một đường thẳng.
26. Xung môn: cửa của 2 căn phòng (hoặc 2 căn nhà) đối diện nhau.
27. Lộ trực xung: đường lộ (hoặc nhánh sông) đâm thẳng vào căn nhà.
28. Bình phong (huyền quan): Màn, sáo, trướng, vách lửng… có tác
dụng giảm tốc độ, cường độ luồng gió, biến sát khí thành sinh khí.
29. Di hình hoán ảnh: phương pháp dùng màu sắc, ánh sáng, gương soi
hoặc tranh ảnh để di dời hay bổ khuyết các cung trong căn nhà. Có tác
dụng mở rộng hay thu hẹp không gian trong nhà, làm cho căn nhà trở
nên sáng hơn, thoáng đãng hơn để tăng vượng khí.
30. Loan đầu ứng hợp Phi tinh: Hình thể núi, sông, thủy khẩu, ao, hồ,
cây cối, đường đi, gò đống… xung quanh địa cuôc phù hợp với Lý khí
Tinh bàn.
TAM NGUYÊN CỬU VẬN
Từ xa xưa, tiền nhân đã biết dùng Can Chi để ghi thời gian. (Can Chi
phản ánh chu kỳ sinh trưởng của vạn vật).
Thời gian được chia ra thành Đại nguyên, Chính nguyên, Đơn
Nguyên, Vận.
Mỗi Đại nguyên là giai đoạn dài 540 năm. Mỗi Đại Nguyên lại chia ra
làm 03 Chính nguyên (dài 180 năm).
Mỗi Chính nguyên lại chia làm 03 Đơn nguyên và được gọi là
Thượng nguyên, Trung nguyên và Hạ nguyên.
Mỗi Đơn Nguyên dài 60 năm bắt đầu là năm Giáp Tý, còn gọi là Lục
Thập Hoa Giáp. Về sau cứ mỗi 60 năm lại bắt đầu một chu kỳ Giáp Tý

mới. Mỗi Đơn Nguyên lại được chia làm 03 Vận, mỗi Vận là 20 năm.
Mỗi Vận lại có một tinh tú nhập giữa làm chúa tể của tiểu vận 20 năm
đó.
Ví dụ:
Từ năm 1984 – 2003 Hạ nguyên, Thất Xích Kim nhập trung cung làm chúa
tể vận 7.


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 6
Minh Long biên soạn

Từ năm 2004 – 2023 Hạ nguyên, Bát Bạch Thổ nhập trung cung làm chúa
tể vận 8.
Từ năm 2024 – 2043 Hạ nguyên, Cửu Tử Hỏa nhập trung cung làm chúa tể
vận 9.
Bảng liệt kê Tam Nguyên Cửu Vận gần đây.
Vận 1 (Nhất Bạch nhập trung cung)
1864 – 1883
Thượng nguyên Vận 2 (Nhị Hắc nhập trung cung)
1884 – 1903
Vận 3 (Tam Bích nhập trung cung)
1904 – 1923
Vận 4 (Tứ Lục nhập trung cung)
1924 – 1943
Trung nguyên
Vận 5 (Ngũ Hoàng nhập trung cung)
1944 – 1963
Vận 6 (Lục Bạch nhập trung cung)
1964 – 1983
Vận 7 (Thất Xích nhập trung cung)

1984 – 2003
Hạ nguyên
Vận 8 (Bát Bạch nhập trung cung)
2004 – 2023
Vận 9 (Cửu Tử nhập trung cung)
2024 – 2043
LẠC THƯ
(Cửu cung đồ, Nguyên đán bàn, Địa bàn)
4

9

2

3

5

7

8

1

6

LƯỢNG THIÊN XÍCH (AI TINH BÀN)
Lập tinh bàn theo thứ tự các tinh tú (xem hình bên dưới).
Bước 1. Lập Vận bàn (Thiên bàn). Dùng phi tinh cửu cung phối quẻ theo
vận, cho chủ long tinh (Vận tinh) nhập trung cung, phi tinh để biết phương

vị các tinh tú còn lại. Khởi tại trung cung tuần tự phi tinh theo các phương
vị như sau:
9

5

7

8

1

3

4

6

2


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 7
Minh Long biên soạn

Bước 2. Lập Sơn – Hướng bàn. Nhập Sơn tinh, Hướng tinh (vận tinh đáo
sơn và vận tinh đáo hướng) vào trung cung, phi tinh để biết tinh tú nào đáo
sơn, đáo hướng. Nguyên tắc bố trí tinh tú trên tinh bàn: tả sơn hữu hướng.
Bước 3. Phi Tinh. Căn cứ theo tính chất chẵn - lẻ của tinh tú để xác định
phi tinh theo chiều thuận số hay nghịch số. Nguyên tắc chung:
- Thiên Nguyên Long: nếu gặp tinh tú nhập cung là số chẵn thì phi thuận

(đếm tăng dần), số lẽ thì phi nghịch (đếm lùi dần).
- Gặp 5 nhập cung thì căn cứ vào tính chất chẵn lẻ của vận tinh để xác định
phi thuận hay nghịch. Ví dụ: 5 nhập cung ở vận 8 là vận chẵn, nếu hướng
nhà thuộc Thiên và Nhân nguyên long thì phi thuận, thuộc Địa nguyên long
thì phi nghịch.
- Địa Nguyên Long: ngược lại với Thiên Nguyên Long.
- Nhân Nguyên Long: giống như Thiên Nguyên Long.
Bước 4. Nhận thức Trạch Mệnh bàn. Đây là phần cơ bản của kỹ thuật bố
trí các tinh tú theo nguyên vận khác nhau gọi là Thiên bàn hay còn gọi là
Vận bàn. Thêm Sơn bàn và Hướng bàn vào nữa gọi là Phi Tinh bàn hay
Trạch Mệnh bàn. Căn cứ vào Trạch Mệnh bàn để bố trí sơn thủy (nội –
ngoại loan đầu) cho phù hợp với lý khí tinh bàn. Nguyên tắc chung: tại
cung có Vượng tinh của Sơn thì bố trí Sơn, tại cung có vượng tinh Hướng
thì bố trí Thủy.
Mục đích của việc bố trí sơn thủy là làm sao cho môi trường sống
được tàng phong tụ thủy. Tiền nhân đã đề ra nguyên tắc điều chỉnh phong
thủy cho môi trường sống như sau: “Phong thủy chi pháp đắc thủy vi
thượng, tàng phong thứ chi”, thuật Phong Thủy Huyền Không Phi tinh
cũng sử dụng nguyên tắc này bố trí thủy để vượng tài lộc, bố trí sơn để
vượng về nhân đinh.
Chú ý: Sách Thẩm Thị Huyền Không Học đề ra nguyên tắc là khi lập
trạch bàn để bố trí phong thủy gia cư phải xem xét thời điểm xây nhà hoặc
thời điểm dọn vào ở để xác định xem thuộc tiểu vận nào rồi căn cứ vào đó
lập trạch mệnh bàn và bố trí sơn thủy cho phù hợp với trạch mệnh bàn đó.
Khi muốn chuyển đổi trạch mệnh bàn của căn nhà đó sang vận kế tiếp thì
phải làm các thủ tục như: dọn đồ ra khỏi căn nhà đó một khoảng thời gian
dài rồi mới dọn trở về hoặc là phải trổ nóc nhà, đại tu căn nhà đó… sau đó
sẽ lập tinh bàn của đương vận và tái bố trí phong thủy lại.
Minh Long luận bàn: Thời nào thế đó. Tự nhiên vốn biến đổi không
ngưng nghỉ, muốn giải quyết vấn đề ở thời điểm nào thì phải căn cứ

vào các tác nhân, là các tình lý cơ động xảy ra vào thời điểm đó. Bản


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 8
Minh Long biên soạn

thân chúng tôi nhận thấy sự bất hợp lý nên đã không áp dụng nguyên
tắc xác định thời điểm lập trạch hay nhập trạch để lập tinh bàn như
sách Thẩm Thị Huyền Không Học Nhưng đề ra trong quá trình hành
nghề, và nhận thấy việc bố trí phong thủy cải tạo vận mệnh vẫn đạt
hiệu quả như mong muốn. Xét thấy không cần thiết phải áp dụng
nguyên tắc này một cách máy móc trong công tác tư vấn thiết kế
phong thủy.
NHỊ THẬP TỨ SƠN VỊ

NHẬN THỨC TINH BÀN
1. VƯỢNG SƠN VƯỢNG HƯỚNG
Vượng tinh của hướng đến hướng nhà, vượng tinh của Sơn đến tọa
nhà. Cách cuộc này còn được gọi là đáo sơn đáo hướng, đây là một trong
những cách cục đẹp ở vận 8 phát phúc được 20 năm, sau 20 năm thì phải
điều chỉnh lại. Trong vận 8 có cả thảy 6 cách cuộc như vậy: tọa Càn hướng


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 9
Minh Long biên soạn

Tốn, tọa Tốn hướng Càn, tọa Tị hướng Hợi, tọa Hợi hướng Tị, tọa Sửu
hướng Mùi, tọa Mùi hướng Sửu. Tuy nhiên các cách cuộc này vẫn không
phát phúc nếu Loan đầu không ứng hợp với phi tinh.
Ví dụ: Tọa Càn hướng Tốn, vận 8 (từ năm 2004-2023)

8

1

5

9

9

4

7

4

2

1

5
7

8

6
6

3


3

7
2

3

5

1
2

8

4

6

9

2. THƯỢNG SƠN HẠ THỦY
Vượng tinh của Hướng đến Sơn (thượng Sơn) và vượng tinh của Sơn
bay đến Hướng (hạ Thủy). Trong vận 8 có cả thảy 6 cách cục như vậy: tọa
Thìn hướng Tuất, tọa Tuất hướng Thìn, tọa Dần hướng Thân, tọa Thân
hướng Dần, tọa Cấn hướng Khôn, tọa Khôn hướng Cấn. Tuy nhiên các
cách cuộc này nếu có Loan đầu ứng hợp phi tinh vẫn phát phúc được.
Minh Long luận bàn: Riêng cách cục tọa Thìn hướng Tuất có Tiến
khí là Nhất Bạch thủy (1) đáo hướng nên có thể xem đây là cách cục
Song Tinh Đáo Hướng.
Ví dụ: Tọa Cấn hướng Khôn, vận 8.

1

4

6

7
9

2

8

5

7

4

7

1
1

4

2

5


8

6
2

8

3
3

5

9

3

6

9

3. THƯỢNG SƠN (song tinh đáo sơn)
Vượng tinh của Sơn và Hướng đều đến tọa. Trong vận 8 có cả thảy 6
cách cuộc: tọa Ngọ hướng Tý, tọa Đinh hướng Quý, tọa Nhâm hướng Bính,
tọa Giáp hướng Canh, tọa Dậu hướng Mão, tọa Tân hướng Ất. Đây là cách


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 10
Minh Long biên soạn

cuộc vượng đinh nhưng thoái tài. Đối với cách cuộc này phải mở Thành

môn ở đầu hướng hấp thu vượng khí mới mong có thể phát tài lộc. Cách
cuộc này rất nguy hiểm cho nhân đinh khi Sát, Tử tinh đáo hướng.
Minh Long luận bàn: Riêng 2 cách cục tọa Đinh hướng Quý và tọa
Ngọ hướng Tý có Sinh tinh Hướng là Cửu tử hỏa (9) đáo hướng, nên
vẫn có thể xem đây là các cách cục Vượng Sơn Vượng Hướng.
Ví dụ: Tọa Ngọ hướng Tý, vận 8.
4

3

7
5

8

3

4

1

7

7

1

5

8


6
2

6

3
2

9

8

6

1
9

2

4

5

9

4. HẠ THỦY (song tinh đáo hướng)
Vượng tinh của Sơn và Hướng đều đến hướng. Trong vận 8 có cả thảy
6 cách cục: tọa Tý hướng Ngọ, tọa Quý hướng Đinh, tọa Mão hướng Dậu,
tọa Ất hướng Tân, tọa Canh hướng Giáp, tọa Bính hướng Nhâm. Đây là

cách cuộc vượng tài nhưng tổn đinh.
Minh Long luận bàn: Riêng 2 cách cục tọa Quý hướng Đinh và tọa
Tý hướng Ngọ có Sinh tinh Sơn là Cửu tử hỏa (9) đáo tọa, nên vẫn có
thể xem đây là các cách cục Vượng Sơn Vượng Hướng.
Ví dụ: Tọa Tý hướng Ngọ, vận 8.
4

3

8

7

9

2

1
7

9

4

1

6

8


6
7

5
3

4

6

1

3
5

2

8

2

5

9


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 11
Minh Long biên soạn

5. PHẢN NGÂM – PHỤC NGÂM

Trường hợp Sơn tinh, Hướng tinh, Vận tinh, Địa bàn tinh trong mỗi cung
trùng nhau gọi là Phục ngâm. Còn các đơn vị trên thuộc một trong các tổ
hợp sau đây gọi là Phản Ngâm: 1 - 9, 2 - 8, 3 - 7, 4 -6 (xung khắc).
Các trường hợp Phản ngâm - Phục ngâm:
a/ Sơn Hướng tinh so với Vận bàn.
Phục ngâm trong vận 8: Dậu –Mão (Sơn tinh: 9 tại Tây Bắc), Ất –
Tân (Hướng tinh: 9 tại Tây Bắc), Giáp - Canh (Sơn tinh: 7 tại Đông
Nam), Canh – Giáp (Hướng tinh: 7 tại Đông Nam).
Phản ngâm trong vận 8: Sửu – Mùi (Sơn tinh: 8 tại Đông Bắc), Mùi –
Sửu (Hướng tinh: 8 tại Tây Nam).
b/ Sơn Hướng Tinh so với Địa bàn.
Phục ngâm trong vận 8: Sửu – Mùi (Sơn tinh: 8 tại Đông Bắc), Mùi –
Sửu (Hướng tinh: 8 tại Đông Bắc).
Phản ngâm trong vận 8: Sửu – Mùi (Hướng tinh: 8 tại Đông Bắc),
Mùi – Sửu (Sơn tinh: 2 Đông Bắc).
c/ Sơn tinh hoặc Hướng tinh toàn bàn Phản - Phục ngâm so Địa
Bàn.
Phục ngâm vận 8: Dần –Thân (Hướng tinh), Khôn – Cấn (Sơn tinh).
Phản ngâm vận 8: Sửu – Mùi (Hướng tinh), Mùi – Sửu (Sơn tinh).
Cuộc nhà phạm phải Phản ngâm thì khí bị xung khắc, phạm Phục
ngâm thì ví như có một cỗ máy khuếch đại khí Vượng (Suy) của căn nhà
đó, kết quả là cách cục nhà nào vượng lại càng vượng hơn, còn cuộc nhà
nào suy lại suy hơn. Trong trường hợp có loan đầu ứng hợp với phi tinh
thì vẫn có thể hóa giải được. Tuy nhiên vào những thời điểm gặp khi Tứ
lưu khách tinh Phản - Phục ngâm đáo cung thì đại họa khó đương.
6. HỢP THẬP
Sơn tinh, Hướng tinh, Vận tinh ở trong cùng một cung hợp lại thành
10.
Các trường hợp Hợp thập:
- Vận tinh và Sơn tinh ở trong cùng một cung hợp thành 10.

VD: Sửu – Mùi vận 8.
- Vận tinh và Hướng tinh ở trong cùng một cung hợp thành 10.
VD: Mùi - Sửu vận 8.
- Sơn tinh và Hướng tinh ở cung đối xứng qua trung cung hợp thành
10.
VD: Cấn - Khôn vận 5.
Điều kiện để phát huy cuộc Hợp thập:


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 12
Minh Long biên soạn

- Phải hợp thập toàn bàn (ngoại trừ trung cung không cần phải hợp
thập).
- Nhà phải vuông vức, cân đối, đầy đặn.
- Nhà phải thuộc chính sơn chính hướng kiêm không quá 30.
Loan đầu xung quanh nhà phải cân xứng. Nếu là mồ mả thì sơn thủy ở
các bên mộ phải cách xa đều nhau so với mộ, mộ phải nằm ở trung tâm địa
cuộc. Trường hợp lai long ở phía sau và khứ thủy ở phía trước hợp với tọa
hướng nhà thành một đường thẳng mà nhà lại nằm tại thiên tâm của thế
đất thì cũng được xem như là nhà hợp thập theo địa hình. Cuộc Hợp Thập
vượng được 180 năm.
Minh Long luận bàn: Đạo tự nhiên luôn vận hành, hết Vượng rồi
Suy, hết Suy rồi đến Vượng; yếu quyết của Huyền không cũng vậy:
tuyển chọn các hướng có Vượng, Sinh, Tiến khí, loại bỏ Suy, Tử, Sát,
Thoái khí (khí Vượng - Suy chỉ kéo dài tối đa là 1 tiểu vận 20 năm);
trong thực tế điều kiện để phát huy cuộc Hợp Thập lại càng khó có
thể thỏa mãn được. Xem ra lý luận cho rằng cách cục nhà Hợp Thập
vượng xuyên suốt 180 năm là không phù hợp với yếu quyết của
Huyền Không, càng trái với lẽ tự nhiên. Lý luận này chỉ tồn tại trên lý

thuyết chứ không thể xảy ra trong thực tế.
7. TAM BAN QUÁI
Vận tinh, Sơn tinh, Hướng tinh tại mỗi cung hợp lại thành một trong
các bộ tam tinh như sau:
Tam ban liền số:
1-2-3
2-3-4
3-4-5
4-5-6
5-6-7
6-7-8
7-8-9
8-9-1
9-1-2
Tam ban phụ mẫu:
1. Thất tinh đả kiếp (còn gọi là Bắc đẩu đả kiếp):
a/ Khảm cung đả kiếp: 1 - 4 - 7 (Tam ban quái nằm trên 3 vị trí Khảm
Tốn Đoài, cách cuộc này có tổng cộng 24 cuộc, trong đó có 3 cuộc không
sử dụng được vì phạm phải phản phục ngâm).
b/ Ly cung đả kiếp: 3 - 6 - 9 (Tam ban quái nằm trên 3 vị trí Ly Chấn
Càn, cách cuộc này cũng có tổng cộng 24 cuộc, trong đó có 3 cuộc không
sử dụng được vì phạm phải phản phục ngâm).
2. Tam ban xảo quái: 2 - 5 - 8 (Tam ban quái nằm trên 3 vị trí Cấn
Trung Khôn có 16 cách cuộc).


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 13
Minh Long biên soạn

Như vậy trong 1944 cách cuộc phi tinh thì có tổng cộng 64 cách cuộc

tam ban nhưng vì đã bỏ ra 6 cách cuộc tam ban phạm phản ngâm phục
ngâm nên chỉ còn sử dụng được 54 cách cục tam ban. Đắc tam ban mà lại
thỏa các điều kiện về Loan đầu nữa thì phát phúc được 180 năm, do đó đây
là những cách cục quý hiếm vô cùng.
Ví dụ: Cấn - Khôn, Cấn – Khôn, Dần – Thân, Thân – Dần ở vận 8.
Điều kiện để phát huy cuộc Tam ban:
- Phải đắc Tam ban toàn bàn.
- Loan đầu phải ứng hợp phi tinh.
- Nhà phải có cửa hậu.
- Nhà phải vuông vức, đầy đặn, không bị khuyết hãm.
Minh Long luận bàn: Để nhà có thể vượng được nhiều vận ắt phải
điều chỉnh, bố trí phong thủy đầu mỗi tiểu vận 20 năm để cho Loan
đầu ứng hợp phi tinh. Hơn nữa nhà ở lâu quá thì nguồn sinh khí
cũng phải cạn kiệt, dù cho có đại long mạch kết huyệt cũng chỉ có thể
phát phúc trong một thời gian nhất định nào đó mà thôi, làm gì có
chuyện phát phúc trường cửu. Lập luận cho rằng cách cục Tam Ban
Xảo Quái vượng xuyên suốt 180 năm mà không cần điều chỉnh lại là
không phù hợp với yếu quyết của Huyền Không Phi Tinh, càng trái
với lẽ tự nhiên. Xem ra đây chỉ là mơ ước của con người mà thôi chứ
trong thực tế không thể xảy được.
NHẬN THỨC VẬN KHÍ CỦA CĂN NHÀ
ĐƯƠNG LỆNH VÀ THẤT LỆNH CỦA CỬU TINH
Tinh tú nào nhập vào Thiên tâm (trung cung) gọi là Vượng khí (tinh).
Hai tinh tú kế tiếp sau Vượng khí gọi là Sinh khí và Tiến khí.
Hai tinh tú kế tiếp sau Sinh, Tiến khí gọi là Tử khí.
Ba tinh tú tiếp theo sau Tử khí gọi là Sát khí.
Tinh tú còn lại gọi là Thoái khí.
Xem đồ hình sau đây:
(7)
Thoái


(3)
Tử

(5)
Sát

(6)
Sát

(8)
Vượng

(1)
Tiến

(2)
Tử

(4)
Sát

(9)
Sinh


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 14
Minh Long biên soạn

Ví dụ: Trong vận 8 (2004 -2023)

- Bát Bạch là đương lệnh (Vượng khí).
- 9 là Sinh khí, 1 là Tiến khí.
- 2, 3 là Tử khí.
- 4, 5, 6 là Sát khí.
- 7 là Thoái khí.
LOAN ĐẦU ỨNG HỢP VỚI LÝ KHÍ TINH BÀN
- Chỗ có vượng tinh sơn loan đầu lại hữu sơn vô thủy.
- Chỗ vượng tinh thủy loan đầu lại hữu thủy vô sơn.
- Độ rộng cửa, vị trí mở cửa phù hợp với kích thước căn nhà, với địa
hình xung quanh.
- Sơn hướng tinh của động khẩu, thủy khẩu hợp với sơn hướng tinh đáo
môn thành các tổ hợp tốt.
CỬU TINH THUỘC TÍNH
1. Nhất Bạch Thuỷ: THAM LANG TINH là Cát tinh.
Đương vận hoặc đi cùng với 4, 6: đỗ đạt khoa bảng, trung nam phát huy tốt.
Suy thoái: đam mê tửu sắc, các bệnh về thận, khí huyết và tai, công danh
trắc trở, bị trộm cướp hoặc trở thành trộm cướp.
2. Nhị Hắc Thổ: CỰ MÔN TINH là Hung tinh, Bệnh phù.
Đương vận: phát về điền sản, phát nghiệp võ, vợ phát huy tốt vai trò.
Suy thoái: thất thoát về điền sản, vợ lấn quyền chồng, nhà có quả phụ. Bệnh
về ruột, dạ dày. Nếu trước đại môn có nhà cao, cây to che bóng, ngủ bị ác
mộng thấy nữ quỷ.
3. Tam Bích Mộc: LỘC TỒN TINH là Hung tinh, sivu thổ phỉ.
Đương vận: phát về lâm sản, trưởng nam đỗ đạt thành tài.
Suy thoái: trưởng nam bị khắc, các bệnh về mật, vai và hai tay, tật ở chân,
bị đau gan, mắt, bị kiện tụng.
4. Tứ Lục Mộc: VĂN KHÚC TINH là Cát tinh.
Đương vận hoặc đi cùng với 1: phát về lâm sản, văn chương, trưởng nữ
phát huy tốt lấy chồng giàu sang.
Suy thoái: trưởng nữ bị khắc, đau thần kinh tọa, các bệnh về gan, đùi … nữ

nhân thất tiết.
5. Ngũ Hoàng Thổ: LIÊM TRINH TINH là Sát tinh.
Đương vận: phú quý song toàn, phát về điền sản, võ quan.
Suy thoái: chết chóc, mất của, đáo tụng đình, tai nạn.
6. Lục Bạch Kim: VŨ KHÚC TINH là Cát tinh.


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 15
Minh Long biên soạn

Đương vận hoặc đi với 1: gia chủ phát huy danh tiếng, nhất hô bá ứng, lợi
về nghề kim khí, vàng bạc.
Suy thoái: tôn trưởng bị nhức đầu, gãy xương, viêm khớp, não, khắc vợ mất
con, hay bị kiện tụng.
7. Thất Xích Kim: PHÁ QUÂN TINH là Hung tinh.
Đương vận: phát huy về võ nghiệp, thiếu nữ phát huy tốt, lợi về nghề kim
khí, vàng bạc.
Suy thoái: bị bệnh về phổi, khẩu thiệt, thị phi, hỏa hoạn.
8. Bát Bạch Thổ: TẢ PHỤ (BỒ TINH) là Cát tinh.
Đương vận: đỗ đạt khoa bảng, điền sản, tài lộc đều phát.
Suy thoái: lưng ngực, nách hay đau, thất thoát đất đai điền sản, công danh
trắc trở, con trai út lêu lỏng.
9. Cửu Tử Hoả: HỮU BẬC là Hung tinh.
Đương vận: phát văn chương, quý hiển.
Suy thoái: bệnh tim, mắt. Trung nữ là phá gia chi tử, tai ương chốn quan
trường.
CHÍNH HƯỚNG, KIÊM HƯỚNG, THẾ QUÁI
CHÍNH HƯỚNG - KIÊM HƯỚNG, ĐẠI - TIỂU KHÔNG VONG
Chính hướng: từ đường phân giác của sơn ± 30, khí nhà được thuần
thanh. Đây là điều kiện cần để phát phúc.

1.

Kiêm hướng: từ giới hạn cuối cùng của Chính hướng lấy thêm ra mỗi
bên 30. Khi hướng nhà không có vượng tinh đáo hướng phải dùng Kiêm
hướng để thâu nạp khí của vượng tinh. Kiêm hướng: Sơn âm thì độ kiêm là
âm. Sơn dương thì độ kiêm là dương.
2.

Tiểu không vong: từ giới hạn cuối cùng của Kiêm hướng lấy thêm ra
mỗi bên 1,50 lúc đó hướng nhà sẽ trùng với đường phân giới của 2 sơn. Nhà
phạm cuộc này rất khó đắc tài lộc, sức khỏe kém, gia đạo lủng củng. Nhà
phạm Tiểu không vong thì phải chọn sơn nào có vượng tinh làm hướng
nhà sao cho thuần khí thì được.
3.

Đại không vong: cũng giống như Tiểu không vong nhưng hướng nhà
lại trùng với đường phân giới của 2 quẻ (2 hướng). Nhà phạm cuộc này
thậm chí còn bị ảnh hưởng xấu hơn so với cuộc Tiểu không vong ví dụ như
cô quả, tuyệt tự, lao tù, phá sản, người trong nhà biến đổi bản chất, ngủ hay
gặp ác mộng …
4.


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 16
Minh Long biên soạn

Nhà phạm Đại không vong: mà hướng kiêm là Linh thần (có vận tinh
Ngũ hoàng đến) và lại có ao hồ, cổng, cửa, đường đi … tại Linh thần thì
vẫn có thể hóa giải được.
Minh Long luận bàn: Lập luận cho rằng hướng kiêm là Linh thần có

thủy có thể hóa giải Đại không vong là không khách quan, vì nếu gặp
phải cách cục Thượng Sơn Hạ Thủy mà hướng nhà là Linh thần có
thủy nữa thì phạm cách Loan đầu không ứng hợp phi tinh, tai họa
thâm sâu không biết đâu mà lường. Gặp Đại không vong chỉ có thể
khai môn ở sơn nào đó có Hướng tinh Vượng bay đến khả dĩ có thể
hóa giải được phần nào.
THẾ QUÁI
Tý, Quý, Mùi, Khôn, Tuất, Hợi, Càn,
Ngọ, Đinh, Tân, Dậu bất luận bàn.
Giáp Thân biến NHẤT, Tốn- Tỵ: LỤC
Nhâm: NHỊ, Bính: THẤT, Canh-Dần: CỬU,
Cấn: THẤT dương thuận số.
Sửu: THẤT, Thìn: LỤC, Mão - Ất: NHỊ,
Âm vị nghịch hành thế.
Chú thích:
- Tý, Quý,….Tân, Dậu bất luận bàn…là 11 sao không có Thế quái.
- Giáp, Thân, Tốn, Tị, Nhâm, Bính, Canh, Dần, Cấn phi thuận số.
- Sửu, Thìn, Mão, Ất phi nghịch số.
PHÉP TÌM THẾ QUÁI
Bước 1: Lập vận bàn xem tinh tú nào đáo sơn, đáo hướng.
Bước 2: Tra bài khẩu quyết Thế quái tìm xem Sơn tinh và Hướng tinh phải
thay thế bằng sao gì, và phi thuận số hay nghịch số.
Bước 3: Phi tinh xem vượng tinh đến cung nào để bố trí cho phù hợp.
Ví dụ: Tọa Dần hướng Thân kiêm 2 độ (2350 hoặc 2450)
8

9

4


7

5

6

3

7
5

1

4

6

9

8

2

7

8

9

1


2

3

6

8

1

9

3

2

5

4

7

3

4

5

6


1

2

2
5

4
8

7

9
1

3

6


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 17
Minh Long biên soạn

Bước 1: Lập Vận bàn.
Bước 2: Tra bài khẩu quyết Thế quái tìm xem
- Thay thế Sơn tinh Dần bằng sao 9 và phi thuận số (in nghiêng).
- Thay thế Hướng tinh Thân bằng sao 1 và phi thuận (in nghiêng).
Bước 3: Vượng tinh Hướng 9 đến Đông Nam, 8 đến Đông; Vượng tinh Sơn
8 đến Đông Nam, 1 đến Tây Bắc, bố trí Sơn Thủy tại các cung này.

THÀNH MÔN
Thành môn nhất quyết tối vi lương,
Lập trạch an phần định cát xương,
Thức đắc Cửu tinh thành môn quyết,
Địa tàm vạn bội túc ngưu dương.
THÀNH MÔN - THÀNH MÔN NGẦM
- Thành môn: Nhập Vận tinh của 2 cung bên cạnh hướng nhà vào
trung cung sau đó phi tinh. Cung nào có Vượng tinh bay tới chính là thành
môn (để bố trí cổng rào, ao hồ, nói chung là động khẩu bên ngoài căn nhà).
- Thành môn ngầm: Ngũ Hoàng đến 1 trong 2 cung bên cạnh của
hướng nhà mà tại cung đó lại có thủy… (hay còn gọi là Linh thần có thủy)
thì cung đó được xem như là thành môn ngầm.
- Vận tinh, Sơn tinh, Hướng tinh ở 2 cung bên cạnh hướng nhà hợp với
Địa bàn tinh thành các cặp số Tiên thiên mà tại cung đó lại có thủy thì
được xem như là thành môn ngầm.
- Thành môn ngầm không thu nạp khí mạnh như thành môn nhưng
cũng đủ để biến hung thành cát.
- Thành môn sơn: cách xác định và công năng cũng cùng nguyên lý
như thành môn hướng. Đắp đồi, gò tại thành môn sơn để tăng cường vượng
khí cho nhân đinh.
- Ví dụ: Tọa Mùi hướng Sửu vận 8, thành môn tại sơn Nhâm, Giáp.
Minh Long luận bàn: Trong thực tế các vị trí có Thành môn thường
có Tử, Sát, Thoái khí bay đến, do đó khi khai môn tại Thành môn
Hướng hoặc đắp gò tại Thành môn Sơn phải lưu ý xem có bị Tử, Sát,
Thoái khí chiếm giữ hay không, kẻo phúc đâu chẳng thấy mà chỉ toàn
là họa thôi.
CHÍNH THẦN - LINH THẦN
- Chính thần: là cung địa bàn của đương vận, nên có núi hoặc các kiến trúc
cao tầng, tối thiểu là phải có cây to.



PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 18
Minh Long biên soạn

- Linh thần: cung đối xứng qua tâm của chính thần, nên có sông ngòi, ao
hồ, đường đi…
Trong vận 5 thì nữa vận đầu Chính thần ở Tây Nam, nữa vận sau chính
thần ở Đông Bắc.
Minh Long luận bàn: Huyền Không Phi Tinh rất quan trọng yếu tố
Loan đầu ứng hợp Phi tinh, xét trong vận 8 thì lập luận Chính thần
cần có Sơn, Linh thần nên có Thủy chỉ phù hợp với cách cục tọa Sửu
hướng Mùi. Còn lại các cách cục như tọa Cấn hướng Khôn, tọa Dần
hướng Thân là Thượng Sơn Hạ Thủy không phù hợp với quan điểm
nêu trên. Khi áp dụng nên chú ý đến chi tiết này kẻo phúc đâu chẳng
thấy mà họa đến trùng trùng.
LỆNH TINH NHẬP TÙ
Sinh khí của Hướng tinh hoặc Sơn tinh nhập trung cung. Khi đó Sinh
tinh không giúp ích được mà còn gây tác hại nữa.
Các trường hợp tù tuần không:
- Sinh khí của hướng tinh nhập tù. VD: Thìn - Tuất vận 7.
- Sinh khí của Sơn tinh nhập tù. VD: Hợi - Tị vận 7.
- Song tinh đáo hướng: đến vận trùng với hướng tinh hoặc sơn tinh ở tọa
mới bị nhập tù. VD: Tý - Ngọ vận 8, đến vận 7 mới nhập tù.
- Song tinh đáo sơn: đến vận trùng với hướng tinh ở hướng mới bị nhập tù.
VD: Dậu - Mão vận 8, đến vận 3 mới nhập tù.
Các trường hợp tù đắc vãng (tù mà không tù):
- Trước nhà có sông nước lớn hay đường lớn. VD: Tốn - Càn vận 7.
- Sau nhà có núi cao hay nhà cao.
- Khu vực Nguyên đán bàn của Hướng tinh nhập tù có cửa hay thủy khẩu.
- Khu vực địa bàn nguyên thủy của Sơn tinh nhập tù có núi hay nhà cao.

- Khi vượng khí của Sơn, Hướng tinh là Ngũ hoàng nhập trung cung.
- Các vận 2, 4, 6, 8 không bị nhập tù. Nhị Hắc thổ và Bát Bạch thổ nhập
trung cung ví như là về nhà của chính mình nên không xem là nhập tù
được. Còn Tứ lục và Lục bạch thì ở cùng Trung nguyên với Ngũ hoàng nên
cũng không xem là bị nhập tù.
Minh Long luận bàn: Tự nhiên vốn biến đổi không ngừng, muốn
giải quyết vấn đề ở thời điểm nào thì phải căn cứ vào tác nhân, vào
các tình lý cơ động xảy ra đương thời, không cần phải căn cứ trạch
mệnh bàn của vận trước để bố trí phong thủy, xét thấy lý thuyết về sự
nhập tù trên đây không cần thiết.


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 19
Minh Long biên soạn

NHẤT QUÝ ĐƯƠNG QUYỀN
Trường hợp hướng nhà không có vượng tinh bay đến ta có thể tìm một
sơn khác có vượng tinh để tạm thay thế bằng cách: nhập vận tinh ở cung đó
vào tinh bàn và phi thuận hay nghịch tùy theo tính chất chẵn hay lẻ. Nếu
thấy Vượng tinh bay đến cung đó thì có thể khai môn tại sơn đó, đây gọi là
cách Nhất quý đương quyền.
TAM CÁT – NGŨ CÁT
Tam cát: Nếu đem Nguyên đán bàn đặt chồng lên Bát Môn Độn Giáp
thì phương vị của Nhất bạch sẽ trùng với Hưu môn, Lục bạch sẽ trùng với
Khai môn, Bát bạch sẽ trùng với Sinh môn. Đó là Tam Cát môn trong Kỳ
Môn Độn Giáp. Chính vì vậy 3 tinh tú Nhất bạch, Lục bạch và Bát bạch
được xem như là Tam cát. Tam cát có đặc điểm là không bị tù dù cho đang
ở bất cứ nguyên vận nào.
Ngũ cát: Ngoài 3 tinh tú Nhất, Lục, Bát kể trên còn có các sao Vượng
khí, Sinh khí và Tiến khí. Gộp lại sẽ có tối đa 5 cát tinh đồng xuất hiện nên

gọi là Ngũ Cát.
Công năng của Tam cát, Ngũ cát:
1/ Làm cho vận khí nhà vượng xuyên suốt nhiều Vận, Nguyên mà không
cần xây sửa lại. VD: Càn - Tốn vận 8.
2/ Làm cho vận khí nhà thịnh vượng hơn so với những nhà chỉ đắc
vượng khí. VD: Mão Dậu vận 8.
3/ Hóa giải cho những nhà không đắc vượng khí. VD: Tý- Ngọ ở vận 7.
4/ Đặc biệt là cách cục đắc Tam ban xảo quái. VD: Khôn - Cấn ở vận 8.
Minh Long luận bàn: Theo lập luận trên thì Nhất bạch Thủy, Lục
bạch Kim, Bát bạch Thổ là Tam cát bởi vì các tinh tú này trùng với
phương vị của Hưu môn, Sanh môn và Khai môn trong Bát môn Độn
giáp. Đây là một nhận định chủ quan, không phù hợp với yếu quyết
của Huyền Không Phi Tinh vì tự nhiên luôn biến đổi không ngừng,
không có gì sự việc gì là bất biến cả.
THẦN SÁT
THÁI TUẾ
Thái Tuế - còn gọi là Tuế tinh, Thanh Long tinh hay Mộc tinh - là một
hành tinh lớn có trọng lượng lớn hơn gấp 300 lần so với trọng lượng của
Địa cầu, hơn nữa còn có hơn 63 vệ tinh khác quay xung quanh nó.


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 20
Minh Long biên soạn

Trong Thái Dương hệ Mộc tinh là hành tinh thứ 5 tính từ tâm Thái Dương
hệ là Mặt Trời. Trọng lực của Mộc tinh là 23.1, lớn nhất trong số các hành
tinh của Thái Dương hệ trong khi trọng lực của Địa cầu chỉ là 9.8 xếp thứ
hai sau Mộc tinh, như vậy có thể nói Mộc tinh có tác động rất đáng kể đối
với trường khí của Địa cầu.
COMPLETE

FACT SHEETS

Mass
(1024kg)
Diameter
(km)
Density
(kg/m3)
Gravity
Trọng
Lực
(m/s2)
Escape
Velocity
(km/s)
Rotation
Period
(hours)
Length of
Day
(hours)
Distance
from Sun
(106 km)

MERCURY
Sao
Thủy

VENUS

Sao
Kim

EARTH

MOON
Mặt
Trăng

MARS
Sao
Hỏa

JUPITER

Trái
Đất

Sao
Mộc

SATURN
Sao
Thổ

URANUS
S. Thiên
Vương

NEPTUNE

S. Hải
Vương

PLUTO
S. Diêm
Vương

0.330

4.87

5.97

0.073

0.642

1899

568

86.8

102

0.0125

4879

12,104


12,75
6

3475

6794

142,98
4

120,53
6

51,118

49,528

2390

5427

5243

5515

3340

3933


1326

687

1270

1638

1750

3.7

8.9

9.8

1.6

3.7

23.1

9.0

8.7

11.0

0.6


4.3

10.4

11.2

2.4

5.0

59.5

35.5

21.3

23.5

1.1

1407.6

-5832.5

23.9

655.7

24.6


9.9

10.7

-17.2

16.1

-153.3

4222.6

2802.0

24.0

708.7

24.7

9.9

10.7

17.2

16.1

153.3


57.9

108.2

149.6

0.384
*

227.9

778.6

1433.5

2872.5

4495.1

5870.0


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 21
Minh Long biên soạn

Perihelion
(106 km)
Aphelion
(106 km)
Orbital

Period
(days)

46.0

107.5

147.1

69.8

108.9

152.1

88.0

224.7

365.2

0.363
*
0.406
*
27.3

206.6

740.5


1352.6

2741.3

4444.5

4435.0

249.2

816.6

1514.5

3003.6

4545.7

7304.3

687.0

4331

10,747

30,589

59,800


90,588

Với “cơ thể” đồ sộ như thế và “đoàn tùy tùng” đông đúc như thế nên
Mộc tinh di chuyển đến đâu sẽ tạo ra một lực hấp dẫn cực lớn thu hút rất
nhiều trường khí và từ lực trong không gian về nơi đó (tương tự như lực
hấp dẫn của mặt Trăng làm cho thủy triều dâng lên vậy). Do vậy nếu gây
chấn động (động thổ xây nhà, máy móc chuyển động, ống khói các nhà
máy phun ra nhiều) … ở phương có Thái Tuế đến thì sẽ làm cho trường khí
dồn về phương đó nhiều hơn nữa. Kết quả của các chấn động là Cát hay
Hung sẽ tùy thuộc vào khí trường (vận khí) ở phương đó Vượng hay Suy.
Như vậy có thể xem Thái Tuế như là một cỗ máy khuếch đại trường khí,
còn kết quả tác động là tốt hay xấu thì còn phải xem xét đến các yếu tố
khác nữa.
Một chu kỳ vòng quanh mặt Trời của Mộc tinh là 12 năm trong khi đó
một chu kỳ vòng quanh mặt Trời của Địa cầu là 1 năm, vậy mỗi năm Địa
cầu sẽ đi qua giữa mặt Trời và Mộc tinh một lần. Đó chính là thời điểm Địa
cầu đồng thời bị hai lực hấp dẫn của mặt Trời và Mộc tinh tương tác và hệ
quả là trường khí của Địa Cầu sẽ bị xáo trộn mãnh liệt. Năm Tý thì Thái
Tuế đáo sơn Tý, năm Sửu thì Thái Tuế đáo sơn Sửu… đến năm Hợi thì
Thái Tuế đáo sơn Hợi.
Người sinh năm Dần, có niên canh Thái Tuế là Dần, niên canh xung
Thái Tuế là Thân thì không nên động thổ tại hai phương Dần, Thân. Nếu
muốn sửa chữa thì phải đảm bảo sao cho trường khí không thể dồn về các
phương đó được (ví dụ như xây tường chắn khí …), nhưng tốt nhất là
không nên động thổ ở các phương đó vì làm sao đảm bảo được trường khí
sẽ không dồn về các phương đó. Từ lý luận này suy ra thì người được sinh
ra ở Địa chi nào nên tránh chọn sơn mang tên Địa chi đó làm hướng nhà (vì
hướng nhà là chỗ luôn luôn động và động mạnh nhất trong một căn nhà).
Thái tuế có hai cách vận dụng: Thái Tuế Địa bàn và Thái Tuế Phi tinh.

a/ Thái Tuế Địa bàn: năm nào thì Thái Tuế đáo sơn đó trên la bàn.
b/ Thái Tuế Phi tinh: Cửu cung Phi tinh lưu niên, mỗi năm có 1 tinh tú
nhập trung cung, còn lại 8 tinh tú bay đến 8 hướng (ngọai trừ Ngũ hoàng)
đều có thể luân phiên nhau làm Thái Tuế Phi tinh theo từng năm, 9 năm là
kết thúc 1 vòng tuần hoàn. Cách xác định Thái Tuế Phi tinh:
- Xác định xem Thái Tuế Địa bàn của năm đó nằm ở cung nào của địa
bàn (Nguyên đán bàn).


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 22
Minh Long biên soạn

- Lập niên bàn để xem tinh tú của cung địa bàn bay đến đâu, đó là cung
Thái Tuế Phi Tinh bay đến.
Thái Tuế Phi tinh sẽ gây ảnh hưởng mạnh hơn những phi tinh khác trong
năm ngoại trừ Ngũ hoàng.
Năm Ngũ hoàng nhập cung trung thì Thái Tuế Địa bàn và Thái Tuế Phi
tinh trùng nhau.
NGUYỆT PHI THÁI TUẾ
Ngoài Thái Tuế ra còn có Nguyệt Phi Thái Tuế (Ám kiến sát). Cách tìm
Ám Kiến sát như sau: Lập nguyệt tinh bàn tìm xem Nhị Khôn đáo cung nào
thì cung đó chính là Ám Kiến sát. Phàm phương Ám Kiến đến, trong tháng
đó tránh sửa chữa tu tạo, nhập trạch.
TUẾ PHÁ
Tuế Phá là cung đối diện với Thái Tuế. Thái Tuế xuất hiện sẽ thu hút hết
các dương khí, nhiều trường khí và từ lực trong không gian về phương vị
của nó như vậy cung đối diện với nó (Tuế Phá) chỉ còn lại toàn là âm khí,
hoặc trống rỗng. Như vậy có thể xem như phương vị Tuế Phá sẽ không còn
sinh khí.
Không nên xung động (ngủ, làm việc, tu sửa nhà, đi lại…) với phương vị

Tuế Phá thậm chí phương vị đó có Sinh - Vượng tinh bay đến.
NGŨ HOÀNG
Ngoài vận 5 ra, ở các vận khác đều có Ngũ hoàng đáo Sơn hoặc đáo
Hướng. Nếu Ngũ hoàng là hướng tinh bay thuận thì tạo ra cách cục toàn
bàn là hướng tinh Phục ngâm. Nếu Ngũ hoàng là hướng tinh bay nghịch thì
tạo ra cách cục toàn bàn là hướng tinh Phản ngâm.
Ngũ hoàng (5) nếu là khách tinh lưu niên, nguyệt sẽ mang đến hung họa.
Ngũ hoàng (5) nếu gặp Thái Tuế ắt sinh đại họa.
Ngũ hoàng (5) gặp Tam - Thất (3 – 7) (Quan sát gặp phải Xuyên tâm
sát) nếu không trở thành thổ phỉ thì cũng là trộm cắp hoặc tứ chi thọ
thương.
Ngũ hoàng (5) gặp Tam - Nhị (3 - 2), Tam – Bát (3 – 8) (Quan sát gặp
phải Đấu ngưu sát) trong nhà tranh giành của cải, gia đạo bất hòa.
Ngũ hoàng (5) gặp Lục - Thất (6 - 7) (Quan sát gặp phải Giao kiếm sát)
có chuyện tranh giành đoạt lợi, hoặc bị kiện cáo phải đến quan quyền.
Ngũ hoàng (5) gặp Nhị - Ngũ (2 - 5) là ốm đau đến chết.
Ngũ hoàng (5) gặp Thất - Cửu (7 - 9) là mắc bệnh đột ngột.


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 23
Minh Long biên soạn

CÁC LOẠI BÀNG SÁT KHÁC
* Gặp Tam bích (3) và Thất xích (7) đáo môn: Xuyên tâm sát: sẽ bị trộm,
gặp khó chốn quan trường, thị phi, trưởng nam nhập băng với đảng cướp,
phải dùng hồ nuôi các màu đen hoặc dùng nước muối để hóa giải.
* Gặp Nhị hắc (2) đáo môn sẽ bị tật ách.
* Gặp Nhị Hắc (2) và Ngũ hoàng (5) đến cung nào thì chỗ đó, hoặc người
nhà tương ứng sẽ bị bệnh, công việc bị ách tắc, hay bị người làm khó, tài
lộc tổn hao. Nằm ngủ tại cung có tổ hợp này sẽ mắc bệnh dị thường (không

xác định được nguyên nhân).
* Gặp Lục bạch (6) và Thất xích (7) đáo môn: Giao kiếm sát: sẽ bị tranh
tụng, nam nữ cãi nhau, gia đạo bất hòa, dùng dương thủy để hóa giải.
* Gặp Tam Bích mộc (3) và Nhị Hắc thổ (2) hoặc với Bát Bạch thổ (8) Đấu
Ngưu sát: gây gỗ.

BỐ TRÍ NỘI THẤT
CỔNG CHÍNH
Cổng là phương vị đầu tiên nạp khí cho cả căn nhà, khi thiết kế cổng
cần lưu ý các điểm sau đây:
- Yếu tố đồng nguyên, đồng khí rất quan trọng.
- Tránh thiết kế cổng trùng với cửa chính.
- Tránh sơn màu đỏ, vàng (cổng chùa chiền, đền thờ…).
- Nếu bị đường lộ xung chiếu phải thiết kế cổng cho kiên cố, kín đáo.
CỬA CHÍNH
Cửa chính có ảnh hưởng chung đến vận mệnh của mọi người trong
nhà, phương vị của cửa chính có thể quyết định phần lớn thịnh suy của căn
nhà. Nguyên tắc chung cửa chính phải đủ rộng để nạp vượng khí cho cả căn
nhà.
Cửa được cho là hẹp: nhỏ hơn 75% độ rộng của 1 sơn.
Cửa được cho là vừa: độ rộng 1 sơn.
Cửa được cho là rộng: từ 175% - 200% độ rộng của của 1 sơn.
Cửa được cho là quá rộng: bằng hoặc rộng hơn 200% độ rộng của 1 sơn.
 Nếu cửa thuộc Địa nguyên long: chỉ khai môn gọn trong 1 sơn mà thôi.
 Nếu cửa thuộc Nhân hoặc Thiên nguyên long: có thể kiêm lẫn nhau.
 Trường hợp nhà dài nhưng hẹp, các không gian rộng: buộc phải khai
môn rộng bằng 2 sơn.
CỬA SỔ
Nguyên tắc chung: cửa sổ để cung cấp ánh sáng và làm thông thoáng cho
căn nhà. Nên số lượng cửa sổ phải đủ để đảm bảo cho nhà có độ vừa sáng

và đủ thông thoáng.


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 24
Minh Long biên soạn

Cửa sổ phải bố trí trên bức tường đối diện với cửa phòng mới có thể tạo
được sự thông thoáng.
Đối với nhà có số lượng nhà vệ sinh thông thường thì cứ 1 cửa đi có từ 2
đến 3 cửa sổ là vừa. Số lượng cửa sổ phải tăng lên theo số lượng nhà vệ
sinh được xây dựng trong nhà. Cửa sổ không những không thu nạp khí mà
trái lại còn làm tán khí.
Tránh đối xung với: đường đi, các góc nhà nhọn, đèn đường, cửa sổ nhà
hàng xóm, ban công nhà kế bên, đòn dông, mái nhọn xung chiếu, cây to,
hướng Tây ... (trong vài trường hợp có thể dùng gương cầu lồi để hóa giải).
BẾP
Bếp lò là nơi chế biến thức ăn, cung cấp năng lượng cho con người, có
ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả gia đình.
Nguyên tắc chung: không bố trí bếp ngay cửa sổ, đối cửa, sát bồn rửa
chén, đối cửa nhà vệ sinh, dưới gầm cầu thang, dưới dầm đà to, dưới nhà vệ
sinh, trên hầm xí.
Bếp phải được bố trí tựa lưng vào vách tường.
Tránh bố trí bếp ở phương vị của sơn Càn, sơn Tý, địa chi tuổi của các
thành viên trong gia đình.
Bếp được bố trí tại Sơn tinh Vượng (8), Sinh (9) hoặc Tam bích (3), Tứ
lục (4), Cửu tử (9).
Hướng bếp xoay về Vượng, Sinh, Tiến của hướng, Tam bích, Tứ lục.
NHÀ VỆ SINH, HẦM XÍ
Bố trí ở các phương có Tử, Sát, Thoái khí, tránh Ngũ Hoàng và Nhị
Hắc.

Số lượng nhà vệ sinh sẽ tùy thuộc vào số nhân khẩu và nhu cầu sử
dụng.
Cửa nhà vệ sinh tránh miệng lò, giường ngủ, cửa phòng, cửa chính.
Hầm xí, nhà vệ sinh tránh bố trí tại khu vực tâm nhà, nếu có thể bố trí bên
ngoài phạm vi căn nhà thì càng tốt.
CẦU THANG
Tâm nhà là điểm giao thoa khí của cả 8 hướng nên nhiều tạp khí, không
bố trí cầu thang ngay đó.
Cầu thang là giả thủy là đường dẫn địa khí từ tầng trệt lên các tầng lầu,
nên tránh làm cầu thang dạng xương cá, và phải được bố trí ở Vượng, Sinh
của Hướng tinh…
Một số nguyên tắc cần lưu ý khi thiết kế cầu thang:


PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG HỌC 25
Minh Long biên soạn

- Cầu thang tránh hướng thẳng ra đường, vào bếp ăn, vào phòng ngủ, vào
nhà vệ sinh.
- Số bậc thang phải là số lẻ (tính cả mặt sàn của tầng lầu). Tam cấp cũng
tuân thủ theo nguyên tắc này.
- Mặt cầu thang rộng 30cm, chiều cao mỗi bậc thang là 15cm (Tổng hai số
đo này có thể gia giảm tối đa 3cm, đây là độ dài trung bình 01 bước chân
của người Châu Á. Thiết kế theo tiêu chuẩn này khi di chuyển sẽ không bị
lỡ bước).
- Chiều rộng và cao của các bậc thang phải đều nhau.
- Cầu thang phải lượn đều, khoan thai (hay thiết kế chiếu nghỉ chia bậc) sẽ
dẫn khí tốt hơn cầu thang vuông.
- Độ rộng cầu thang sẽ tùy thuộc vào chiều rộng của khu vực bố trí và mật
độ giao thông.

PHÒNG NGỦ, GIƯỜNG NGỦ
Phòng ngủ ảnh hưởng đến vận khí của những nhân khẩu ngủ trực tiếp
trong căn phòng đó.
Phòng ngủ đặt ở Vượng Sinh tinh của Đại thái cực, hướng cửa phòng
ngủ phải nằm ở cung có Vượng Sinh tinh của Tiểu thái cực.
Giường ngủ là Tiểu thái cực của phòng ngủ, phải bố trí sao cho đón
được Vượng, Sinh khí của Hướng tinh, còn đầu giường phải xoay về
Vượng, Sinh khí của Sơn tinh.
Giường ngủ tránh trực xung với cửa phòng ngủ (hay cửa Toilet),
gương soi, góc nhọn của cột nhà.
Giường ngủ tránh đặt trực tiếp trên bếp, trên hầm xí, trên đường cống,
dưới nhà vệ sinh hoặc dưới dầm, đà to.
Giường ngủ tránh bố trí tại hành lang thông gió, người ngủ dễ bị
nhiễm phong hàn.
PHÒNG LÀM VIỆC, PHÒNG HỌC
Phòng làm việc, phòng học ảnh hưởng đến công việc học tập, công
tác trí tuệ của cá nhân ở trong đó.
Phòng làm việc, phòng học phải bố trí ở các phương vị trí có Cát tinh,
cửa phòng cũng vậy. Đặc biệt lưu ý chọn các tổ hợp sao 1- 4, 1- 6, 1, 4, 6.
Bàn làm việc là một Tiểu thái cực của phòng làm việc, nên bố trí ít đồ
đạc linh tinh, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.
Tránh đặt bàn làm việc tại hành lang giao thông, dưới dầm đà to:
người làm việc sẽ không tập trung.
Hướng bàn làm việc nhìn về phương có Hướng tinh Vượng, Sinh,
Tiến.


×