Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của moina sp nuôi trong thùng nhựa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.99 KB, 47 trang )

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi cá, đặc biệt là mở rộng phạm vi
cho đẻ nhân tạo những loài cá có giá trị kinh tế, áp dụng hình thức công
nghiệp trong khâu ấp trứng và ương cá con, việc tăng mạnh mẽ nhu cầu về
giống cá là động lực dẫn đến sự cần thiết phải nuôi trồng thuần chủng các
sinh vật thức ăn có giá trị dinh dưỡng cho cá, nhất là cá con. Do vậy, song
song với việc sản xuất con giống thì việc lựa chọn thức ăn thích hợp cho sinh
trưởng phát triển của Moina nhằm tăng nhanh sinh khối, cung cấp ngày càng
nhiều cho nhu cầu thực tiễn về ương nuôi ấu trùng tôm cá là một vấn đề quan
trọng cần được nghiên cứu.
Ấu trùng tôm cá giai đoạn đầu thường rất nhỏ, cực kỳ yếu và chưa phát
triển đầy đủ về mặt sinh lý, kích thước miệng nhỏ, cơ quan cảm nhận, hệ tiêu
hóa phát triển chưa hoàn toàn dẫn tới sự khó khăn trong việc cung cấp các
loại thức ăn phù hợp ở thời kỳ đầu tiên hoặc bắt đầu ăn mồi từ bên ngoài.
Thức ăn chế biến hầu như chưa đáp ứng được những yêu cầu về kích
thước phù hợp với cỡ miệng ấu trùng giai đoạn nhỏ và chức năng chưa hoàn
thiện của ống tiêu hóa dẫn đến tình trạng sinh trưởng kém và tỷ lệ sống sót
thấp. Trong khi đó các sinh vật làm thức ăn tươi sống dường nhu đáp ứng
được mọi tính chất của ấu trùng tôm cá cỡ nhỏ. Chúng có sự tương phản ánh
sáng tốt hơn thức ăn nhân tạo và khả năng thu hút do sự chuyển động liên tục
của chúng làm tăng khả năng nhận biết của ấu trùng.
Động vật phù du là một trong những nguồn thức ăn sống cho việc nuôi
dưỡng các giai đoạn sớm của ấu trùng các loài tôm cá.
Moina là một loài ấu trùng thuộc bộ râu nhánh, sống ở thủy vực nước
ngọt. Trong cơ thể chứa một phổ rộng enzim tiêu hóa như proteaza, peptidaza,
amylaza và cả xenlulose, có thể làm enzim ngoại bào trong ruột ấu trùng cá.
Hàm lượng protein trong cơ thể chúng tương đối cao. Sinh khối sản xuất ra
được sử dụng thành công trong nuôi ấu trùng cá hồi, cá mú sọc, cá trê, cá lóc,
cá rô phi Người ta đã dùng sinh khối Moina dưới dạng ướp đông để nuôi
trên 60 loài cá nước ngọt và nước mặn.


1
Với đặc tính dễ nuôi, có thể tùy thuộc vào điều kiện, mục đích khác
nhau mà người ta nuôi sinh khối chúng trong các ao hồ, bể, bồn chứa, xô,
chậu để làm thức ăn cho các đối tượng nuôi. Đề tài: "Ảnh hưởng của các
loại phân bón đến sinh trưởng của Moina sp nuôi trong thùng nhựa tại
xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình " nhằm mục đích là:
Xác định được loại thức ăn phù hợp với sinh trưởng phát triển của Moina
nuôi trong thùng nhựa để từ đó áp dụng vào nuôi sinh khối trong thực tiễn
sản xuất làm thức ăn nuôi cá cảnh và giai đoạn ấu trùng các đối tượng nuôi
cá nước ngọt.
2
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các loài động vật thủy sinh làm thức ăn cho cá
Để xác định vai trò của thức ăn tự nhiên cho cá, tôm nuôi, năm 1988,
Cheng Kong Jung đã thí nghiệm: Nuôi tôm sú trong ao đất và trong bể xi
măng cùng với mật độ 10 con/m
2
và 15 con/m
2
. Sau 120 ngày, tôm nuôi trong
ao đất đạt trung bình 35 g/con và sau 105 ngày đạt trung bình 31 g/con so với
cùng thời gian nuôi, tôm nuôi trong bể xi măng chỉ đạt trung bình 30 g/con
nếu nuôi 120 ngày (mật độ 10 con/m
2
) và 25 g/con nếu nuôi 105 ngày với mật
độ 15 con/m
2
. Tác giả đã rút ra nhận xét là: khi nuôi tôm cá trong ao xây, mặc
dù cho ăn rất đầy đủ, nhưng nếu không có thức ăn tự nhiên, kết quả cũng rất

hạn chế bởi vì trong ao xây, thức ăn tự nhiên hầu như không có hoặc rất
nghèo nàn. Trong tự nhiên, các loài sinh vật thủy sinh đều sử dụng tảo (thực
vật phù du), vi khuẩn, động vật phù du, động vật đáy làm thức ăn. Tùy theo
mỗi loại mà tỷ lệ giữa chúng khác nhau theo đặc điểm của từng loài sinh vật
thủy sinh. Tập tính các sinh vật này được coi là "cơ sở thức ăn tự nhiên" của
vùng nước. Đó cũng là "chuỗi thức ăn tự nhiên" của vùng nước. Chuỗi thức
ăn bắt đầu bằng tảo phù du và vi khuẩn, kết thúc bằng tôm cá. [2]
Trong thiên nhiên, cá sống trong nước sinh trưởng được bình thường
nhờ có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú về chủng loại và về số lượng, như
côn trùng, cá nhỏ, ếch nhái, thân giáp thủy sinh, rong, tảo
Còn trong môi trường bể nuôi, với nguồn nước sử dụng, nhất là nước
máy, thì hoàn toàn không có thức ăn tự nhiên cho cá. Làm thế nào cho cá sinh
sống được bình thường và chóng lớn. Người ta đã nghiên cứu và chế ra nhiều
loại thức ăn nhân tạo cho nhu cầu chung cho các loại cá dù là cá ăn thịt hay cá
ăn cỏ, hoặc riêng cho từng loại cá. Có nhiều loại thức ăn được chế biến khác
nhau, như thức ăn thái lát, thức ăn lỏng, nén, dạng bánh, bọt hay miếng làm
đông lạnh. Có đủ loại thức ăn không những để cho cá sinh sống bình thường
mà còn giúp cho cá trưởng thành suốt đời sống của cá, từ lúc còn là cá bột
mới nở rất nhỏ, đòi hỏi thức ăn hiển vi, cho đến cá lớn có thể ăn được mồi có
cỡ lớn.
3
Tuy nhiên, thức ăn tổng hợp này, dù có phong phú về chủng loại và đầy
đủ về chất thì cũng bị giới hạn, vì chỉ là một kiểu thức ăn giản đơn sẽ gây ra
một số phiền phức: cá chán một cách đặc biệt thức ăn đơn điệu này. Những
điều rủi ro chủ yếu là khi người ta dùng loại sản phẩm nhân tạo này là sự
dư thừa thức ăn. Cá ăn có mức độ mà người nuôi thì không hiểu hết nhu
cầu của cá. Do vậy, cái nguy hiểm chính gây ra từ thức ăn dư này là nếu cá
ăn quá nhiều sẽ tích tụ mỡ làm giảm tuổi thọ của chúng. Mặt khác, phần
thức ăn do cá ăn không hết sẽ tan rã ở trong nước bể nuôi và làm ô nhiễm
nước nhanh hay chậm gây ra những hậu quả tai hại đối với sức khỏe của cá

dẫn tới việc phải thay nước, bố trí lại bể, [15], [16]
Luật nuôi cá là cho cá ăn ít nhưng nhiều lần, một lần vào buổi sáng,
lần nữa vào buổi trưa và một lần cuối vào buổi chiều tối theo nhịp độ đều
hàng ngày, miễn là phần thức ăn sử dụng mỗi lần phải có chừng mực. Lần
cho ăn cuối ngày phải đúng trước lúc tắt nắng là có tính đến những loài
sinh hoạt về đêm.
Thêm vào những loại thức ăn công nghiệp đã khử nước, giàu về protein
có bán tại các cửa hàng bán cá, mà ta thường gặp các loại dạng viên nhỏ đóng
bao, ta có thể cho cá ăn nguồn thức ăn sống. Các loại cung quăng như cung
quăng muỗi Culex, giun ống Tubifex, rận nước Daphnia pulex, trứng nước hay
bo bo Moina, bọ một mắt (con độc nhãn) Cyclops, giun bùn, cả ấu trùng côn
trùng, côn trùng thủy sinh, cá con Các loài thức ăn tươi thích hợp với tất cả
các loài cá. Cá thường thích sử dụng cách săn bắt mồi hơn là chỉ hấp thu.
Các loài thường nói đến là:
- Trùng bánh xe Rotatoria thuộc ngành Giun tròn Nemathelminthes là
nhóm động vật không xương sống rất nhỏ (1 - 3mm) tìm thấy ở ao và vũng nước
ngọt. Những loài phổ biến nhất là Brachionus rubens và Hydatina senta. Có thể
dùng vợt dài 60cm, đường kính vợt 15cm với lưới bằng nilông mịn mặt đặt ở
chỗ nước tĩnh. Trùng bánh xe là thức ăn quan trọng của cá bột và cá ăn nổi.
- Rận nước Daphnia thuộc bộ Râu chẻ Cladocera, lớp Giáp xác
Crustacea ngành Chân khớp Arthropoda. Rận nước cũng thuộc nhóm sinh vật
4
nhỏ, thường gặp là Daphnia pulex sống ở ao, trong bể lọc nước uống và trong
bể bơm nước gia dụng.
- Bọ một mắt hay con độc nhãn Cyclops cũng là một nhóm sinh vật
nhỏ thuộc bộ Chân kiếm Copepoda lớp Giáp xác, ngành Chân khớp như Rận
nước. Thường nhỏ hơn Daphnia có màu xanh xám. Chúng là thức ăn tốt cho
cá săn bắt mồi. Không nên cho chúng vào bể nuôi sinh sản nếu thấy chúng có
mang theo trứng hay con.
- Giun ống Tubifex, thuộc họ Tubificidae, lớp Giun ít tơ Oligochaeta

ngành Giun đốt Annalidae. Giun đỏ đỏ mờ, nhỏ, thường dài 1 - 5cm, sống và
sinh sản ở những nơi dơ bẩn nhất của ao, hoặc ở cống rãnh. Thường được bắt
và bán ở các cửa hàng cá cảnh. Chúng thường khó tách khỏi chất dơ bẩn mà
chúng sống. Nên xử lý trước trong nước muối pha loãng nồng độ 0,1%, số
lượng chỉ bỏ vừa cá ăn trong ngày. Nếu bỏ quá nhiều, cá ăn không hết, giun
sẽ chìm xuống đáy bể, thiếu không khí và chết làm thối nước trong bể, có thể
làm cá ngộ độc.
Cũng cần lưu ý là thuộc họ Giun ống, còn có một loài giun khác
Limnodrilus hoffmeisteri kết thành các búi dày đặc màu hồng ở cống rãnh và
ao nuôi cá cũng có sinh khối lớn, dùng nuôi cá tốt.
- Cung quăng, lăng quăng là ấu trùng của các loại muỗi khác nhau, là
loài thức ăn quan trọng của nhiều loài cá nuôi. Thường gặp ấu trùng này ở bề
mặt các ao, hồ Phải vớt nhanh nếu không chúng sẽ di chuyển xuống đáy.
Chỉ nên cho cá ăn vừa đủ trong 1 - 2 ngày, không nên bỏ vào bể quá nhiều, cá
ăn không hết, hóa muỗi gây bệnh nguy hiểm.
Việc sử dụng các thức ăn sống trong tự nhiên không phải là không có
trở ngại, bởi vì chúng có thể mang vào bể nuôi cá bệnh tật và các loại thù địch
của cá. Giun ống hay giun chỉ gặp trong bùn ở cửa sông, gần xế các cống, cần
được giữ dưới dòng nước chảy. Cũng có thể cho cá ăn những giun đất nhỏ
(tránh dùng các con giun trong đất có thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ).
Có những loài động vật làm thức ăn cho cá có thể nuôi để có nguồn
thức ăn thường xuyên:
5
- Trứng nước, bọ đỏ hay Moina sp (bo bo), cùng với rận nước
Daphnia, thuộc bộ râu chẻ Cladocera, ngành Chân khớp Arthropoda, và cũng
đều được nuôi công nghiệp làm thức ăn cho cá con. Trứng nước phân bố
trong các thủy vực nước ngọt, thường tập trung thành đám dày đặc màu đỏ
vào buổi sáng ở các ao, hồ, đầm, vũng nước, cửa cống rãnh chứa nhiều chất
hữu cơ. Từ lâu, nhân dân ta thường vớt chúng làm thức ăn cho cá bột và các
loài cá tra, trê, tai tượng, chép và nhất là để nuôi cá cảnh. Việc vớt trứng

nước trong thiên nhiên không giải quyết chủ động thức ăn cho cá bột và thời
gian hiện diện và đạt sản lượng cao quá ngắn cũng như có thể lẫn nhiều bọ
gạo, bắp cày là những sinh vật có hại cho cá nuôi. Do đó, để chủ động trong
việc tạo nguồn thức ăn cho cá, người ta phải nuôi.
Trứng nước có lối sinh sản đặc biệt là trinh sản sinh hay sinh sản đơn
tính là con cái có thể sinh ra những thế hệ con hoàn toàn cái trong điều kiện
môi trường thuận lợi về thức ăn, nhiệt độ và mật độ. Trái lại, trong điều kiện
sống không thích hợp và có sự xuất hiện của con đực thì bo bo sẽ sinh sản
hữu tính tạo ra trứng ở trạng thái tiềm sinh giúp chúng qua được điều kiện
khắc nghiệt của môi trường. Trứng nước có khả năng sinh sản rất nhanh, như
Moina rchrostris, từ một con cái mới nở sau 48 - 60 giờ sinh sản lần thứ nhất
và sau đó 25 - 30 giờ lại sinh sản lần thứ hai. Số con mỗi lần sinh sản trung
bình từ 15 - 20 con. Với khả năng sinh sản cao như vậy, sau 7 ngày, chúng sẽ
đạt sinh khối tối đa khoảng 9000 - 15000 con/lít môi trường nuôi.
- Artemia, mà chủ yếu là Artemia salina thuộc họ Chân mang
Acostraca, lớp Giáp xác, ngành Chân khớp. Trong tự nhiên, Artemia có thể
sống được trong nước mặn, nước mặn vừa hoặc nước ngọt trong một thời gian
ngắn. Khi nồng độ muối trong môi trường sống của Artemia thay đổi thì chạc
đuôi của nó bị biến dạng. Artemia thường sinh sản vô tính. Loài này thường
được nuôi nhân tạo để làm thức ăn cho cá con, tôm he.
Artemia cũng giữ vai trò quan trọng trong thức ăn của cá trong bể nuôi,
chủ yếu cho cá bột. Trứng của Artemia có thể bảo quản trong thời gian dài và
chỉ nở khi nhúng vào nước mặn. Các ấu trùng nauplius của những Artemia
vừa mới nở, tạo thành thức ăn lý tưởng của cá bột. Artemia có giá trị dinh
dưỡng cao, không nhiễm bệnh. Có thể nuôi quay vòng để có thức ăn liên tục
6
cho cá. Trứng Artemia thường có sẵn để dùng dưới hai dạng có vỏ và không
có vỏ; loại không có vỏ thường cho năng suất cao hơn. [4], [5], [6], [15], [16]
2.2. Đặc điểm sinh học và sinh sản của Moina
2.1.1. Đặc điểm phân loại

Tiến hành thí nghiệm trên đối tượng là loài Moina sp với khóa phân
loại như sau:
Nghành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ râu chẻ: Cladocera
Họ: Daphnidae
Giống: Moina
Loài: Moina sp
2.1.2. Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Moina hay còn gọi là Bo bo xuất hiện với mật độ cao ở các ao, hồ, vũng
nước, dòng chảy chậm và đầm lầy nơi có nhiều chất hữu cơ. Chúng đặc biệt tập
trung ở những vùng nước ấm nơi có đầy đủ điều kiện để chúng phát triển.
Bo bo hoàn toàn thích nghi với nguồn nước kém chất lượng. Chúng có
thể sống nơi nồng độ ô-xy hoà tan từ 0 cho đến bão hoà. Bo bo đặc biệt thích
nghi với sự biến đổi của nồng độ ô-xy và thường sinh sôi với số lượng lớn
trong môi trường nước ô nhiễm ở cống rãnh. Bo bo được cho là có vai trò
quan trọng trong việc xử lý các hồ chứa nước thải. Chúng có thể sống sót
trong môi trường nghèo ôxy nhờ khả năng tổng hợp hemoglobin. Sự hình
thành hemoglobin dựa trên mức độ ôxy hoà tan trong nước. Hemoglobin có lẽ
cũng phát sinh bởi nhiệt độ cao và mật độ bo bo.
Tuổi thọ bo bo rất ngắn, trung bình khoảng 4 - 7 ngày. Môi trường
nước nuôi bobo thường có độ pH 7 - 8, hàm lượng oxy từ 3 - 3,5 mg/lít, độ
cứng trên 150 - 200 mg/lit, NH
3
: 0,2 mg/lit. [15]
7
Bo bo chịu đựng được tầm nhiệt độ rất cao và dễ dàng vượt qua biến
đổi nhiệt độ trong ngày từ 5 đến 31
0
C. Nhiệt độ lý tưởng để nuôi bo bo là từ

24 đến 31
0
C. Chúng chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn 32
0
C trong
một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp khiến chúng sinh sản chậm lại.
Khả năng chịu đựng tốt của bo bo là điểm thuận lợi đối với các trang
trại kinh doanh cá ở miền Nam nước Mỹ và việc ươm nuôi làm thức ăn cho cá
cảnh tại nhà.
2.1.3. Hình dạng và cấu tạo ngoài của đối tượng nghiên cứu
Cấu tạo cơ thể của bo bo gồm đầu và thân. Râu là phương tiện di
chuyển chính. Đôi mắt lớn nằm dưới lớp da ở hai bên đầu. Vỏ cứng bao bọc
toàn thân, trừ đầu và gai đỉnh (khi có gai). Đầu nhô ra phía bụng và trông
giống như cái mỏ ở phía sau. Các chi ở thân (5 hoặc 6 đôi) có cấu trúc dẹt
giống như lá và phục vụ cho việc ăn huyền phù (loại ăn lọc) và để vận động.
Phần trước của thân, phần bụng cuối quay theo hướng bụng và hướng về phía
trước, chân có vuốt và gai để làm sạch vỏ giáp. Một trong những đặc điểm
chính đó là cơ thể chúng được bao phủ bởi một khung xương. Chúng tự lột
lớp vỏ này một cách định kỳ. Túi ấp nơi trứng và ấu trùng phát triển nằm trên
lưng của con cái. Ở rận nước túi này đóng kín nhưng ở bo bo nó lại mở.
Kích thước các cá thể trưởng thành rất khác nhau, khi có thức ăn dồi
dào thì sự sinh trưởng tiếp tục đến hết vòng đời và các cá thể lớn có thể có
chiều dài vỏ giáp dài gấp đôi các cá thể mới thành thục. Ngoài sự khác nhau
về kích thước thì kích thước tương đối của đầu có thể thay đổi tăng dần từ
dạng tròn đến dạng hình mũ sắt trong thời gian từ mùa xuân đến giữa mùa hè.
Từ giữa mùa hè đến mùa thu thì phần đầu lại thay đổi trở lại dạng hình tròn
bình thường. Các dạng khác nhau nhu thế này được gọi là sự biến thái chu kỳ
và cũng giống như trùng bánh xe, có thể kích thích bởi các yếu tố bên trong
hoặc có thể là kết quả của mối tương tác giữa các điều kiện môi trường và di
truyền. [8].

Có sự khác biệt đáng kể về kích thước giữa các chi. Bo bo có kích
thước tối đa chỉ bằng một nửa rận nước. Bo bo trưởng thành (700 - 1,000 µm)
có kích thước gần gấp đôi ấu trùng artemia (500 µm) và gần gấp 2 - 3 lần kích
8
thước của trùng bánh xe trưởng thành (rotifer). Tuy nhiên, bo bo mới nở (nhỏ
hơn 400 µm) gần bằng hay hơi lớn hơn trùng bánh xe trưởng thành và nhỏ
hơn ấu trùng artemia. Hơn nữa, artemia chết khá nhanh trong nước ngọt. Kết
quả, bo bo là thức ăn lý tưởng dành cho cá con mới nở.[16]
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Bộ máy lọc của Moina bao gồm các chân ngực phụ chuyên dụng để thu
gom các hạt thức ăn. Năm cặp chân ngực được sử dụng như một chiếc bơm
hút và áp lực. Đôi chân ngực phụ thứ ba và thứ tư có bộ phận giống như màng
lọc để lọc các hạt từ nước. Hiệu quả của bộ phận lọc cho phép chúng bắt được
cả vi khuẩn (khoảng 1µm). Một công trình nghiên cứu chất lượng thức ăn của
thực vật phù du nước ngọt dùng để sản xuất bộ râu nhánh đã phát hiện được
rằng trong phổ lục - lam, trùng roi và tảo lục thì Daphnia và Moina có hiệu
quả cao nhất trong chế độ ăn của Rhodonmonas minata và Crytomonas sp,
chứa các mức HUFA (Highly unsaturated fatty acid) cao ( trên 50% các loại
acid béo trong hai loài tảo này bao gồm EPA (Eicosapentanenoic acid) và
DHA (Docosahexaenoic acid), trong khi đó tảo lục được đặc trưng bởi tỷ lệ
trên 18:3n-3. Điều đó có nghĩa là các axít béo chuỗi dài không có khả năng
tạo cholesteron là quan trọng đối với sự sinh trưởng bình thường và sinh sản
của Moina. Các trùng roi nhỏ và trùng lông rung tới kích cỡ của Paramecium
có thể dùng làm thức ăn cho Moina. Ngay cả các mảnh vụn và thức ăn đáy
cũng có thể là nguồn thức ăn quan trọng nhất khi nồng độ thức ăn giảm xuống
dưới một ngưỡng nhất định nào đó. Trong trường hợp này, dòng chảy tạo ra
bởi các động vật bơi dưới đáy làm vẩn lên cũng có thể là nguồn thức ăn quan
trọng đối với Moina.[8]
Bo bo ăn các loại vi khuẩn, men bia, vi tảo và mùn bã hữu cơ (thối
rữa). Vi khuẩn và nấm men có giá trị dinh dưỡng cao. Số lượng bo bo phát

triển nhanh nhất khi lượng vi khuẩn, men bia và vi tảo dồi dào. Bo bo là một
trong những sinh vật phù du có thể tiêu thụ tảo xanh Microcystis aeruginosa.
Cả bã hữu cơ động lẫn thực vật đều cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng
của bo bo. Chất lượng của mùn bã hữu cơ phụ thuộc vào nguồn gốc và độ tuổi
của chúng.
9
Thức ăn của chúng chủ yếu là những loài tảo đơn bào, các loại tế bào
nấm men và các vi khuẩn. Phương pháp nuôi bằng môi trường vi khuẩn đơn
giản và dễ áp dụng rộng rãi. Ví dụ, người ta dùng phân chuồng tươi, tốt nhất
là phân ngựa đem phơi khô và pha theo công thức: Phân khô 18,9g, đất ao
100g, nước ao 1 lít. Cho 3 thành phần này vào một lọ chứa để trong mát. Sau
4 ngày lọc lấy phần nước, bỏ bã. Dung dịch pha loãng với 4 phần nước ao đã
lọc sạch hay nước máy để sau 24 giờ cho hết chlor để dùng nuôi trứng nước.
Giá trị dinh dưỡng của bo bo phụ thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn mà
chúng được nuôi. Dù vậy, lượng protein ở bo bo chiếm 50% khối lượng khô.
Bo bo trưởng thành chứa nhiều chất béo hơn bo bo non. Lượng chất béo
chiếm 20 - 27% khối lượng khô ở bo bo cái trưởng thành và 4 - 6% ở bobo
non. [8], [15]
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Thông thường Moina có 4 - 6 giai đoạn lột xác. Moina sinh trưởng từ
giai đoạn nauplius đến giai đoạn thành thục qua 4 - 5 lần lột xác liên tục, với
thời gian phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ (từ 11 ngày ở nhiệt độ 10
0
C đến 2
ngày ở nhiệt độ 25
0
C) và vào thức ăn sẵn có.
Thời gian để Moina đạt đến giai đoạn thành thục sinh sản là 4 - 5 ngày
ở nhiệt độ 26
0

C. Ở giai đoạn thành thục có thể quan sát thấy các đặc tính sinh
dục lưỡng hình ở kích thước và hình thái râu nhỏ của Moina. Con đực (0,6 -
0,9mm) nhỏ hơn con cái (1 - 1,5mm) và có các râu nắm dài hơn dùng để ôm
con cái khi giao cấu. Con cái thành thục sinh dục chỉ mang hai trứng được
bọc trong hố ấp trứng là một bộ phận của bộ xương ngoài ở phía lưng.
Bo bo có thể sinh sản theo cách vô tính và hữu tính. Thông thường, bo
bo gồm toàn con cái sinh sản theo cách vô tính. Ở điều kiện tối ưu, bo bo cái
từ 4 - 7 ngày tuổi bắt đầu sinh sản với số lượng từ 4 - 22 con. Mỗi lứa cách
nhau từ 1,5 đến 2 ngày, mỗi con cái đẻ từ 2 - 6 lần trong đời.
Các loài Moina sinh sản đơn tính theo chu kỳ hoặc bắt buộc, và quần
thể của chúng chỉ gồm có con cái. Trứng được sản sinh thành từng ổ có từ hai
đến nhiều trăm trứng, và một con cái có thể đẻ ra nhiều ổ trứng, liên quan tới
quá trình lột xác. Các trứng đơn tính được sinh ra không giảm phân và kết quả
10
là sinh ra các con cái, nhưng trong một số trường hợp vẫn có các con đực.
Cách sinh sản này tương tự như của trùng bánh xe vì thông thường chúng
được sản sinh ra các trứng lưỡng bội đơn tính. Các trứng đơn tính (số lượng
có thể từ một đến 300 và phụ thuộc nhiều vào kích thước của con cái và lượng
thức ăn ăn vào) được dẫn vào ổ chứa trứng ngay sau khi lột xác và nở ngay
trước lần lột xác sau đó.
Ở điều kiện môi trường bất lợi như sự thay đổi nhiệt độ nước hoặc sự
cạn dần thức ăn do quần thể tăng lên có thể kích thích sự sản sinh ra con đực.
Con đực này có một hoặc hai lỗ sinh sản. Các lỗ này ở gần hậu môn và có thể
biến đổi thành cơ quan giao cấu. Con đực dùng râu phía trước ôm chặt con cái
và đưa các mấu giao cấu vào lỗ sinh sản đơn ở giữa của con cái. Trứng được
thụ tinh là trứng to và chỉ có hai trứng được sản sinh ra trong một ổ trứng đơn
(mỗi trứng từ một buồng trứng), và có vỏ dày: các trứng nghỉ hoạt động này
được bao bọc bởi một số màng bảo vệ, chính là hố ấp trứng. Ở dạng này,
chúng chịu được khô, băng giá và các enzim tiêu hóa, và như vậy chúng có
vai trò quan trọng trong việc sống ở những sinh cảnh mới hoặc trong việc tái

tạo quần thể đã bị tiêu diệt sau những điều kiện mùa vụ không thuận tiện.
Điều kiện chuyển đổi từ sinh sản vô tính sang hữu tính ở bo bo là việc
cắt giảm nguồn thức ăn, kéo theo nhiều trứng được tạo ra. Như vậy, việc cung
cấp đầy đủ thức ăn là cần thiết vì nó kích thích bo bo sinh sản theo cách vô
tính, nhờ đó có rất ít số lượng trứng tiềm sinh được tạo ra.
Mật độ cao ở rận nước có thể làm sự sinh sản sụt giảm một cách đáng
kể nhưng điều này không xảy ra ở bo bo. Số lượng trứng sinh ra ở rận nước
Dapnia magna sụt giảm mạnh khi mật độ từ 95 - 115 cá thể trưởng thành trên
25 - 30 lít. Mật độ nuôi thích hợp ở rận nước được ghi nhận là 500 con/lít.
Tuy nhiên, mật độ nuôi thích hợp ở bo bo là 5000 con/lít và do đó chúng thích
hợp trong chăn nuôi thâm canh. [8], [15], [16]
2.3. Tình hình nuôi và sử dụng Moina trên thế giới và trong nước
2.3.1. Tình hình nuôi và sử dụng Moina trên thế giới
Moina có hàm lượng Protein cao và có giá trị kinh tế lớn. Sinh khối sản
xuất ra được sử dụng một cách thành công trong nuôi ấu trùng cá hồi ráng, cá
11
hồi, cá mú sọc và bởi những người thích nuôi cá nhiệt đới. Những người này
đã dùng sinh khối Moina để nuôi trên 60 loài cá nước ngọt và nước mặn.
Được biết, việc thay thế một phần Artemia bằng Moina micura có tác dụng
tích cực trong việc ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh Machrobranchium
rosenbergii (Alam, 1992). [8]
Có thể làm giàu bằng cách dùng phương pháp trực tiếp nuôi chúng
bằng men bánh mì và dầu gan cá hoặc dầu gan mực chuyển thành thể nhũ
tương. Các thí nghiệm cho thấy rằng Moina hấp thụ (n-3) HUFA tuy chậm
hơn nhưng cũng giống như trùng bánh xe và ấu trùng Nauplius của Artemia
và đạt đến nồng độ tối đa khoảng 40% sau thời gian ăn là 24 giờ.
Ở Singapore, loài Moina micrura nuôi trong ao hồ bón chủ yếu bằng
phân gà hay phân heo, được sử dụng làm thức ăn chính cho cá bột của các
loài cá cảnh nhiệt đới, tỷ lệ cá sống bình quân lên đến 95 - 99% ở kích thước
20 cm. Không may, có rất ít thông tin về phương pháp nuôi bo bo đại trà và

nếu có thì chỉ là những bản đánh máy hay xuất bản hạn chế.
So sánh sự sinh sản trong các hồ nuôi Daphnia magna (rận nước) và
Moina macrocopa (bobo) bón bằng men bia và ammonium nitrate NH
4
NO
3
cho thấy lượng thu hoạch ở bo bo (106 - 110 g/m
3
) lớn gấp 3 - 4 lần so với thu
hoạch ở rận nước (25 - 40 g/m
3
). Khối lượng thu hoạch hàng ngày ở bo bo với
thức ăn vi tảo nuôi bằng phân hữu cơ đạt 375 g/m
3
.
Ở miền Nam nước Mỹ, các trang trại kinh doanh cá và các tiệm bán cá
cảnh người ta cũng ươm nuôi Moina để làm thức ăng cho chúng. [6], [7], [8],
[9], [15], [16]
2.3.2. Tình hình nuôi và sử dụng Moina ở nước ta
Ở nước ta đã có kết quả bước đầu về nuôi Daphnia cũng như Moina
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dụng (1975) đã đi đến kết luận về nuôi
loại này theo phương pháp bón phân như sau: bón cho 1m
3
nước 0,5kg phân
lợn và 0,3kg lá dầm, bón 1 tuần hai lần. Năng suất thu được ở bể xi măng là 8
- 10 g/m
3
/ngày, ở ao đất nhỏ là 5 - 8 g/m
3
. Hệ số thức ăn với cá chép cỡ 2,4

cm là 6,76, cỡ 3 cm là 8,33 và cỡ 4,6 cm là 16,8.
12
Moina sống ở nước ngọt nên làm mồi nuôi cho cá bột rất tiện lợi.
Moina dễ gây nuôi được số lượng lớn và có giá thành thấp. Moina nuôi sinh
khối trong bể ngoài trời 1 - 5 tấn, cao 0,8 - 1,2m.
Vệ sinh sạch bể nuôi, cho vào 0,5 kg phân gà khô, 0,2 kg cám gạo/1m
3
nước với 25 cm nước và khuấy đều. Đến ngày thứ 4, nước trong bể đã có màu
xanh đọt chuối là tảo đã phát triển, cứ 1m
3
nước nuôi cho 500 ml Moina vào
và cho sục khí nhẹ, thường xuyên vớt trứng muỗi để hạn chế cạnh tranh thức
ăn giữa ấu trùng muỗi và Moina, tăng mực nước của bồn chứa mỗi ngày lên
10cm tùy thuộc độ tăng trưởng của Moina.
Moina giống có thể thu bằng vợt lưới lọc 150 µm ở các ao, vũng nước
ngọt vào buổi sáng hoặc mua ở các cửa hàng cá cảnh.
Số lượng Moina nuôi sẽ đạt nhiều vào ngày thứ 7 là ngày thứ ba khi
cho Moina giống vào, thu hoạch kéo dài trong 3 ngày và đến ngày thứ 10 thì
Moina sẽ giảm xuống và bắt đầu thoái hóa.
Có thể nuôi Moina ngay tại ao đất có diện tích 100 – 200 m
2
, ngay khi
cấp nước vào ao cho phân gà khô + cám gạo hoặc bột đậu nành, cám gạo +
bột huyết heo với lượng 0,5 kg/100m
2
để gây nuôi tảo tạo thức ăn tự nhiên
cho Moina hoặc có thể dùng bột huyết, cám gạo hòa vào nước rồi tạt đều khắp
ao mỗi ngày hai lần vào buối sáng và chiều.
Thả 5 – 10 kg Moina vào ao 100 m
2

trước 2 ngày khi thả cá bột. Moina
ăn tảo phát triển, cá bột ăn Moina.
Để duy trì mật độ phát triển và Moina không bị thoái hóa trong bể hay
ao nuôi lâu dài dùng làm mồi ăn thường xuyên cho cá bột, mỗi ngày nên hòa
bột đậu nành trong nước và rãi đều khắp bể ao nuôi và cho vào vài giọt sinh
tố A, D, E vào bể nuôi. [1], [7]
13
Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiến hành thí nghiệm trên đối tượng là loài Moina sp với khóa phân
loại như sau:
Nghành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ râu chẻ: Cladocera
Họ: Daphnidae
Giống: Moina
Loài: Moina sp
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009.
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm được tiến hành tại xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong những xã vùng giữa của huyện Lệ Thủy,
có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh.
Tất cả các việc thí nghiệm được tiến hành nuôi trong nhà có diện tích 4
x 4 = 16m
2.
.
3.3. Vật liệu nghiên cứu

3.3.1. Các loại phân bón
Các loại phân bón dùng để thí nghiệm bao gồm phân lợn ủ hoai và
phân Urê
 Phân lợn ủ hoai: Sử dụng phân lợn ủ hoai được chọn lọc kỹ, phân
khô ráo, không vón cục, khi cầm lên tay có độ tơi xốp (Hình ảnh minh họa ở
phần phụ lục)
14
 Phân Urê: Mua ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp, khi chọn mua
phân Urê đảm bảo có màu trắng, khô ráo, không chảy nước, không vón cục (
Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục)
3.3.2. Nhà nuôi thí nghiệm
Nhà nuôi thí nghiệm có diện tích 16m
2
, chiều cao nhà 2,5m, nhà có cửa
sổ để cho ánh nắng khuyếch tán vào được. Đảm bảo khi nuôi không bị mưa
gió, và các loài ký sinh trùng tấn công vào các lô thí nghiệm
3.3.3. Giống
Nguồn giống đuợc mua từ các tiệm bán cá cảnh, khi mua đảm bảo con
giống còn khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, bơi lội tốt Con giống được vận
chuyển bằng cách:
- Túi vận chuyển gồm 2 lớp polyetylen lồng vào nhau loại túi 9 lít, kích
thước túi 0,7 x 0,4m.
- Cho vào mỗi túi khoảng 2 - 3 lít nước rồi cho con giống Moina vào,
mật độ vận chuyển khoảng 50g sinh khối sống trọng lượng ướt/ lít nước.
- Bơm đầy oxy vào túi và dùng dây cao su buộc chặt.
- Đặt túi vào thùng xốp cùng với nước đá, sau đó vận chuyển đến nơi
bố trí thí nghiệm.
3.3.4. Thùng nuôi, nguồn nước và vợt thí nghiệm
- Thùng nuôi thí nghiệm là loại thùng nhựa làm bằng nhựa polyetylen, thể tích
thùng chứa 50l nước, chiều cao thùng 50 cm. Trước khi nuôi ngâm thùng

trong nước vài ngày để khử hết mùi nhựa.
- Nguồn nước: lấy từ sông Kiến Giang, đảm bảo nước tốt, phù hợp để
nuôi Moina, có độ pH trong khoảng 6,5 – 7,5 và luôn ổn định.
- Vợt dùng để vớt Moina là loại vợt vải làm bằng vải khăn voan, có
kích cở mắt vợt nhỏ, thông nước tốt, đảm bảo khi vớt Moina không thoát ra
ngoài, vợt có chiều dài 55 cm để vớt Moina trong thùng được dễ dàng. (Một
số hình ảnh minh họa ở phụ lục)
15
3.4. Nội dung nghiên cứu và chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Sự biến động một số yếu tố môi trường trong thùng nuôi
Theo dõi một số yếu tố môi trường trong thùng nuôi thí nghiệm bao
gồm các chỉ tiêu theo dõi là: Nhiệt độ, chỉ số pH, hàm lượng oxy hòa tan
trong nước
3.4.2. Thành phần dinh dưỡng của moina bao gồm các chỉ tiêu
 Hàm lượng vật chất khô
 Hàm lượng Protein thô
 Hàm lượng lipid thô
 Hàm lượng khoáng tổng số
3.4.3. Sinh khối của Moina khi sử dụng các loại phân bón khác nhau
Nghiên cứu sinh khối của Moina khi sử dụng các loại phân bón khác
nhau, chỉ tiêu theo dõi gồm:
 Số con/l nước
 Sinh khối: g/50lít nước
 Năng suất VCK: g/50 lít nước
 Năng suất protein: g/50 lít nước
3.4.4. Hạch toán kinh tế
Từ kết quả sinh khối Moina thu được trong thùng nhựa, tính hạch toán
kinh tế theo các chỉ tiêu:
- Thu nhập hỗn hợp
- Giá thành sản xuất/kg Moina

- Tỷ lệ hoàn vốn (Return of investment _ROI)
Trên cơ sở hạch toán kinh tế của việc nuôi Moina trong thùng nhựa, sơ
bộ ước tính hiệu quả kinh tế của việc nuôi Moina trong ao đất với diện tích
500m
2
, trong vòng 6 tháng. Từ đó so sánh hiệu quả kinh tế với việc nuôi cá
trắm cỏ trên cùng diện tích và thời gian tương ứng.
16
3.5. Phương pháp nghiên cứu và theo dõi các chỉ tiêu
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm chia làm 12 đợt, mỗi đợt 6 ngày gồm 5 ngày nuôi Moina và
1 ngày chuẩn bị. Trong mỗi đợt, thí nghiệm được thiết kế gồm 9 lô, bố trí theo
khối ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 3 công thức với 3 lần lặp lại.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở mỗi đợt:
CT1 CT2 CT3
CT2 CT3 CT1
CT3 CT1 CT2
Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Trong đó:
Công thức 1 (CT1): Sử dụng 100% phân chuồng gây màu nước nuôi
Moina
Công thức 2 (CT2): Sử dụng 100% phân vô cơ (Urê) gây màu nước
nuôi Moina
Công thức 3 (CT3): Sử dụng 50% phân chuồng + 50% phân Urê gây
màu nước nuôi Moina. Cụ thể, lượng phân bón ở mỗi đợt là:
CT1: 80g phân lợn hoai mục/đợt
CT2: 1g phân Urê/đợt
CT3: 40g phân lợn + 0,5g phân Urê/đợt
Cách nuôi:
Tiến hành nuôi Moina trong các thùng nhựa có thể tích 50l. Mỗi thùng

thả ngẫu nhiên 5g Moina, giống mua tại các tiệm bán cá cảnh.
Các lô thí nghiệm được đặt trong cùng một phòng có diện tích 16m
2
.
Các thùng được đặt cạnh nhau trong phòng nên đảm bảo được nguyên tắc
đồng đều các yếu tố môi trường trong khi nuôi thí nghiệm.
17
Nguồn nước lấy trực tiếp từ sông Kiến Giang, nước đảm bảo không bị
ô nhiễm, trước khi nuôi nước được lọc qua túi vải coton để loại bớt các chất
lơ lửng, chất cặn bã ở trong nước.
Thùng nhựa dùng để nuôi thí nghiệm được mua ở chợ về đem ngâm
trong nước một tuần để khử bớt mùi nhựa, thùng có thể tích chứa 50l nước,
chiều cao thùng 50cm.
Con giống mua về thả ngẫu nhiên trong thùng đã được bón phân gây
màu nước với mật độ 5g Moina/50l nước tương đương với 0,1g Moina/l nước.
Đây là mật độ có thể chấp nhận được đối với loài Moina.
Nuôi dưỡng và chăm sóc: Sử dụng các loại phân bón khác nhau để gây
màu nước, tạo ra tảo làm thức ăn nuôi Moina ở các công thức thí nghiệm. Giả
thiết thí nghiệm là các loại phân bón khác nhau sẽ tạo ra lượng tảo khác nhau
trong thùng ở các công thức thí nghiệm, do đó có ảnh hưởng đến sinh khối
của Moina nuôi thí nghiệm.
Bón phân gây màu nước trước một tuần để tạo lượng tảo có ở trong
thùng trước khi thả giống vào.
Quản lý dịch bệnh:
Hàng ngày quét dọn, vệ sinh phòng nuôi sạch sẽ. Các dụng cụ thí
nghiệm sau mỗi lần sử dụng cần được rửa sạch, phơi khô để ráo. Buổi tối
dùng vải màn đậy lên các thùng thí nghiệm để phòng muỗi và các côn trùng
khác bay vào. Buổi sáng khoảng 7giờ lấy màn ra khỏi thùng thí nghiệm.
Ban ngày mở cửa sổ cho ánh nắng khuyếch tán vào, tạo không khí
trong lành trong nhà nuôi thí nghiệm. Những ngày trời lạnh mắc thêm bóng

điện để tạo thêm nhiệt độ trong phòng nuôi.
Thu hoạch: Sau khi nuôi trong 5 ngày ta tiến hành thu hoạch sinh khối
Moina có được trong thùng. Dùng vợt vớt tất cả Moina có được trong thùng,
sản phẩm thu được đem bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ 0 – 5
0
C làm thức
ăn cho ấu trùng tôm cá giai đoạn nhỏ hoặc có thể vận chuyển đến nơi tiêu thụ
Moina như ở các tiệm bán các cảnh.
18
Sau khi thu hoạch xong, ta chuẩn bị đợt nuôi tiếp theo với nguồn nước
đã tạo tảo trước và con giống đem nuôi là giống mới.
3.5.2. Phương pháp theo dõi và tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu
3.5.2.1. Phương pháp nghiên cứu các yếu tố môi trường
Theo dõi các yếu tố môi trường trong nước như nhiệt độ, pH nước và
hàm lượng oxy hòa tan thường xuyên và định kỳ:
 Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế: Theo dõi hàng ngày, đo vào buổi sáng lúc
6giờ, buổi trưa lúc 13giờ và buổi chiều lúc 18giờ. Vị trí đo ở 1/3 thùng phía trên.
Nhiệt độ trung bình của mỗi buổi ở các đợt là số trung bình của 45 mẫu
(5 ngày/đợt x 3 công thức x 3 lần lặp lại).
Các số liệu được ghi chép và tổng hợp từng đợt nuôi.
 pH nước: pH được đo bằng bộ test pH, định kỳ 3 ngày một lần vào
9 giờ sáng.
 Hàm lượng oxy hoà tan (DO) được kiểm tra định kỳ 3 ngày một lần
vào 9 giờ sáng để kịp thời xử lý nếu có hiện tượng thiếu oxy nghiêm trọng.
pH và hàm lượng oxy hòa tan của mỗi đợt là số trung bình của 18
mẫu (2 lần/đợt x 3 công thức x 3 lần lặp lại).
Các số liệu được ghi chép và tổng hợp theo từng đợt nuôi
3.5.2.2. Xác định thành phần dinh dưỡng của Moina
Lấy mẫu từ các thùng nuôi Moina với khối lượng 1g đưa đi phân tích để
xác định các thành phần dinh dưỡng gồm có vật chất khô, protein, lipid và

khoáng.
Phương pháp thu mẫu: Mẫu Moina được lấy để phân tích thành phần
hoá học là đại diện đặc trưng cho toàn bộ khối mẫu Moina. Do đó, việc tiến
hành lựa chọn mẫu rất quan trọng vì nếu lấy mẫu không chuẩn và không đồng
nhất sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích sau này. Việc lấy mẫu không phải
lấy ở một nơi của khối mẫu mà lấy ở nhiều nơi khác nhau để có tính đại diện
cao cho toàn thể khối mẫu. Sau khi lấy mẫu điểm xong thì trộn đều các mẫu
19
điểm đã lấy và dàn đều trên dụng cụ chứa thành lớp dày không quá cm. Kẻ
hai đường chéo hình chữ nhật và tiếp tục lấy như sau.
Lúc đầu lấy mẫu ở hai đường chéo đối xứng với nhau phần còn lại sẽ
bị loại bỏ. Phần mẫu đã lấy cho vào dụng cụ chứa dàn đều và loại bỏ theo
chiều ngược lại. Cứ tiếp tục làm như vậy đến khi thu được một khối lượng
mẫu cần thiết.
Xác định thành phần dinh dưỡng của Moina tại trung tâm phân tích của
Khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm - Huế.
Phương pháp xác định thành phần vật chất khô
- Nguyên tắc:
Dùng phương pháp nhiệt để sấy mẫu khô đến khối lượng không đổi sau
đó tiến hành cân để xác định vật chất khô.
- Cách tiến hành: Ban đầu lấy cốc sạch, đem sấy ở nhiệt độ 105
0
C đến
khối lượng không đổi. Lấy cốc ra cho vào bình hút ẩm, để nguội ở nhiệt độ
phòng trong vòng 30 phút. Sau đó cân trên cân phân tích để xác định trọng
lượng bì (W
1
).
Cân một lượng mẫu nhất định (C), cho vào cốc đã xác định trọng lượng
bì. Cho cốc vào tủ sấy và sấy ở 105

0
C đến khi có khối lượng không đổi. Cho
vào bình hút ẩm, để nguội ở nhiệt độ phòng và sau đó đem cân trên cân phân
tích và được khối lượng (W
2
). Mẫu phân tích được lặp lại 3 lần.
- Công thức tính kết quả phân tích:
100%)(
12
×

=
C
WW
DMVCK
Phương pháp xác định chỉ tiêu Protein thô:
Hàm lượng protein thô được xác định theo phương pháp Macro -
Kjeldahl
- Nguyên tắc:
Nitơ ở dạng hợp chất hữu cơ được vô cơ hoá bằng acid H
2
SO
4
đậm đặc
và các chất xúc tác, sản phẩm thu được có NH
3
, NH
3
tiếp tục tác dụng với
20

H
2
SO
4
tạo thành (NH
4
)
2
SO
4
. Sau đó dùng NaOH đẩy NH
3
ra khỏi (NH
4
)
2
SO
4
.
Dùng acid boric để hứng NH
3
. Sau đó chuẩn độ sản phẩm tạo thành bằng
H
2
SO
4
đã biết trước nồng độ.
- Cách tiến hành:
+ Vô cơ hoá: Cân 0,5 - 1 g mẫu cho vào bình đốt Kjeldahl sao cho mẫu
không dính vào thành bình. Cho vào 10 ml acid H

2
SO
4
đậm đặc và 5 g chất
xúc tác (chất xúc tác là K
2
SO
4
: CuSO
4
theo tỷ lệ 99,7:003). Để yên trong vòng
10 phút cho ngấm đều acid (dung dịch có màu đen thẩm).
Đặt bình Kjeldahl lên bếp để đun trong vòng 1 giờ sao cho mẫu từ màu
đen sang màu trắng hoàn toàn và để nguội.
Chưng cất NH
3
:
Chuẩn bị bình thu NH
3
: Lấy bình tam giác có dung tích 250ml và cho vào
đó 60 ml H
3
BO
4
và 5 giọt chỉ thị Tashiro (dung dịch trong bình có màu tím).
Cho vào bình Kjeldahl đựng mẫu đã được vô cơ hoá 50 ml nước cất và
gắn bình vào bộ phận chưng cất của máy.
Bơm tự động 50 ml NaOH 32 %.
Mở van làm lạnh.
Bấm nút công tắc để máy tự chưng cất trong thời gian 6 phút.

Sau khi chưng cất xong dung dịch trong bình có màu xanh lá cây và lấy
bình tam giác ra để chuẩn độ bằng dung dịch H
2
SO
4
có nồng độ 0,01N cho
đến khi dung dịch xuất hiện màu tím là dừng lại.
Công thức tính kết quả:
1400

2
×=
E
FNV
N
Trong đó: V là số ml H
2
SO
4
chuẩn độ
N là nồng độ acid H
2
SO
4

F là hệ số điều chỉnh nồng độ (=1)
E là số mg mẫu phân tích.
21
Phương pháp xác định chỉ tiêu Lipit thô có trong mẫu:
Có nhiều phương pháp phân tích mỡ khác nhau, tuy nhiên phương pháp

thông dụng nhất là phương pháp Soxhlet.
Phương pháp xác định hàm lượng khoáng:
- Nguyên tắc:
Mẫu sau khi đem nung ở 650
0
C, các chất hữu cơ bị cháy hết chỉ còn lại
chất khoáng. Sau đó cân để xác định hàm lượng khoáng có trong mẫu.
- Cách tiến hành:
Xác định khối lượng cốc nung bằng cách nung cốc ở nhiệt độ 650
0
C
trong vòng 2 - 3 giờ, sau đó làm nguội ở bình hút ẩm 45 phút và cân để xác
định trọng lượng cốc (W
1
). Sau đó cân 1 - 2 g mẫu (C) cho vào cốc và nung ở
nhiệt độ 650
0
C trong vòng 3 - 4 giờ đến khi mẫu có màu trắng tro. Lấy cốc ra
bỏ vào bình hút ẩm cho đến nguội và cân trọng lượng sau khi nung (W
2
). Mẫu
phân tích được lặp lại 3 lần.
Đọc kết quả:
Khoáng tổng số
100%
12
×

=
C

WW
ASH
3.5.2.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng tăng trưởng của Moina khi sử
dụng các loại thức ăn khác nhau:
- Sinh khối: Cứ sau 5 ngày thu hoạch 1 lần và tiến hành cân sinh khối
thu được. Dùng cân tiểu ly mức chia đến 1g để cân khối lượng Moina từng đợt.
Phương thức cân : Dùng vợt vớt tất cả số Moina có được trong quá
trình nuôi, dùng thìa cà phía dưới vợt để cho ráo nước, sau đó cho số Moina
thu hoạch được lên bàn cân để cân. Ta được số lượng Moina sau thu hoạch, số
liệu được ghi chép và tổng hợp lại sau các lần cân.
Khối lượng của Moina qua các giai đoạn nuôi sử dụng các loại phân
bón khác nhau là trung bình thu được của lặp lại 3 lần. Như vậy, khối lượng
của Moina qua các giai đoạn nuôi là trung bình của 3 lần lặp lại đại diện cho
mỗi công thức phân bón.
22
- Số con/l: Trong 12 đợt nuôi, lấy mẫu 5 đợt đầu để xác định mật độ.
Trong 5 ngày nuôi thí nghiệm ở mỗi đợt, mỗi ngày lấy mẫu một lít nước có
chứa Moina để đếm mật độ. Trước lúc lấy mẫu cần khuấy đều ở trong thùng.
Dùng ống nhựa dài 30cm, đường kính 2cm để lấy mẫu 5 điểm ở trong
thùng, mỗi lần lấy mẫu khoảng 1l nước có chứa Moina cho vào ca nhựa, dùng
muỗng cafe để múc đếm mật độ Moina có được trong 1l nước, ghi chép số
liệu sau mỗi lần đếm.
Mật độ của Moina qua mỗi ngày nuôi với các loại phân bón khác nhau là
trung bình của 5 ngày lấy mẫu với 3 lần lặp lại. Như vậy, mật độ của Moina qua
mỗi ngày nuôi là trung bình của 15 mẫu đại diện cho mỗi công thức phân bón.
- Năng suất vật chất khô và năng suất protein được xác định sau khi
nuôi và tiến hành phân tích thành phần dinh dưỡng của Moina. Năng suất thu
được là đại diện để tính được hiệu quả dinh dưỡng của đối tượng sau quá
trình nuôi thí nghiệm với các công thức phân bón khác nhau. Để từ đó người
nuôi có thể áp dụng vào thực tiễn trong việc sản xuất ra các loại thức ăn cung

cấp cho các đối tượng nuôi.
+ Năng suất VCK = a x VCK%
+ Năng suất protein = a x Protein% VCK x VCK%
Trong đó: a là sinh khối thu được sau mỗi đợt nuôi (g/50l nước)
3.5.2.4. Hạch toán kinh tế
So sánh hiệu quả kinh tế giữa 3 công thức thí nghiệm, phương pháp
tính như sau:
+ Thu nhập hỗn hợp = Tổng thu – Tổng chi
Trong đó:
- Tổng thu là tiền bán Moina theo giá thị trường hiện nay là
100.000đồng/ kg
- Tổng chi gồm tiền mua giống và thức ăn. Do mỗi đợt thí nghiệm bố
trí ngắn ngày trên quy mô nhỏ nên không tính khấu hao dụng cụ nuôi, lao
động thuê, máy móc và các khoản chi khác.
23
+ Giá thành sản xuất/kg Moina
GTSX =
Tổng chi

Khối lượng Moina thu được
+ Tỷ lệ hoàn vốn
ROI =
Tổng thu nhập hỗn hợp
x 100
Tổng chi
Trên cơ sở thu nhập hỗn hợp của một đợt ở công thức có hiệu quả kinh
tế cao nhất, ước tính hiệu quả kinh tế cho nuôi 6 tháng trên diện tich 500m
2
(30 đợt nuôi) và so sánh với hiệu quả của nuôi cá trắm cỏ trên cùng đơn vị
diện tích và thời gian

3.5.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được xử lý trên phần mềm Excel để tính giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn của các yếu tố môi trường (nhiệt đô, pH, DO), kết quả khối lượng
Moina, mật độ con/lít.
Giá trị trung bình
X
được tính bằng cách sử dụng hàm Average(a
1
a
n
)
Độ lệch chuẩn: δ được tính bằng cách sử dụng hàm Stdev(a
1
a
n
)
- Phân tích ANOVA 1 yếu tố (α = 0,05) để so sánh sự sai khác về sinh
khối giữa các lô thí nghiệm.
24
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sự biến động một số yếu tố môi trường nuôi
Qua quá trình nuôi thí nghiệm việc theo dõi các yếu tố môi trường chủ
yếu là rất quan trọng, chúng tôi đã theo dõi một số chỉ tiêu của môi trường
nước gồm: nhiệt độ nước, chỉ số pH nước, hàm lượng oxy hoà tan (DO)
4.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến đến hoạt động sống, dinh dưỡng và
phát triển của Moina. Nhiệt độ nước trong thùng có sự biến động theo các
ngày khác nhau và giữa các thời điểm khác nhau trong ngày. Bảng 1 là kết
quả tổng hợp từ các lần đo thường nhật của chúng tôi.

Bảng 1: Nhiệt độ trung bình của nước trong thùng nuôi thí nghiệm
tại các thời điểm khác nhau trong ngày
Đợt TN
Nhiệt độ
0
C
Sáng Trưa Chiều
Đợt 1 23,3
±
0,86 28,1
±
1,12 25,6
±
0,92
Đợt 2 22,7
±
0,83 26,8
±
0,76 24,7
±
0,55
Đợt 3 23,7
±
0,51 29,8
±
0,48 27,1
±
0,94
Đợt 4 23,4
±

0,76 28,1
±
0,52 25,5
±
0,67
Đợt 5 19,1
±
1,22 23,8
±
0,75 22,4
±
0,90
Đợt 6 20,2
±
1,22 24,2
±
1,18 23,5
±
1,32
Đợt 7 21,3
±
0,88 26,9
±
0,84 24,0
±
1,31
Đợt 8 23,0
±
0,61 27,8
±

0,94 26,3
±
0,96
Đợt 9 22,8
±
0,66 29,8
±
1,12 26,4
±
0,67
Đợt 10 23,5
±
0,93 27,9
±
0,56 25,9
±
0,54
Đợt 11 24,0
±
0,55 28,0
±
0,49 26,8
±
0,82
Đợt 12 24,3
±
0,49 29,6
±
1,04 26,5
±

1,04
25

×