Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của hộ gia đình bà nguyễn thị a và ông nguyễn văn b trú tại thôn trung lập, xã tri trung, huyện phú xuyên, đối với các quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.26 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................... 2
PHẦN 2. NỘI DUNG ........................................................................................ 4
2.1. Mơ tả tình huống: ........................................................................................ 4
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống:............................................................ 5
2.3. Nguyên nhân: ............................................................................................ 12
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống: ................ 14
2.5. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn (phương án 3): 16
PHẦN 3. .......................................................................................................... 20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 20
3.1. Đánh giá: ................................................................................................... 20
3.2. Kết luận và kiến nghị:................................................................................ 20

1


PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
khơng gì thay thế được của nơng nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các
cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ,
nhân dân ta tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và
bảo vệ được vốn đất như ngày nay.
Tại Khoản 1, Điều 5, luật Đất đai năm 2003 quy định “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”; Khoản 1, Điều 6, luật Đất đai
năm 2003 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai”. Điều đó cho thấy
rằng công tác quản lý đất đai là vô cùng cấp thiết và quan trọng. Trong đó, phải
kể đến công tác giải quyết tranh chấp đất đai là nhiệm vụ quan trọng được Đảng,
Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm nhằm ổn định sản xuất kinh doanh,
tinh thần đồn kết của nhân dân cũng như giữ gìn an ninh, trật tự và ngăn ngừa


các hành vi vi phạm pháp luật góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Từ những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ ngạch chuyên viên K2A-2015 Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng
Phong, thành phố Hà Nội. Đồng thời trên cương vị cán bộ Tổng hợp Tiếp dân và giúp việc cho lãnh đạo cùng với thực tiễn có liên quan đến
việc thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Phú Xuyên
nơi tôi đang công tác. Tình huống mà tơi đưa ra dưới đây nhằm làm rõ
những vấn đề mang tính lý luận thực tiễn, cụ thể là tình huống về thực
hiện cơng tác: “Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của hộ gia đình bà
Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B trú tại thôn Trung Lập, xã Tri Trung,
huyện Phú Xuyên, đối với các Quyết định xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực đất đai của UBND xã Tri Trung đối với gia đình bà Nguyễn Thị A và
ơng Nguyễn Văn B”.

2


Từ tình huống nêu trên bài tiểu luận này được trình bày thành 03 phần với
sự phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nội dung của từng phần như sau:
PHẦN 1. LỜI NĨI ĐẦU
PHẦN 2. NỘI DUNG
Mục 2.1. Mơ tả tình huống.
Mục 2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
Mục 2.3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả.
Mục 2.4. Xây dựng phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết (03
phƣơng án).
Mục 2.5. Lập kế hoạch tổ chức phƣơng án lựa chọn.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Mục 3.1. Đánh giá.
Mục 3.2. Kết luận và kiến nghị.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề mang tính lý luận gắn với thực tiễn nơi tơi
đang cơng tác có đơn thư khiếu nại tố cáo của cơng dân, do thời gian có hạn và
bản thân mới được tiếp cận với lĩnh vực tiếp dân và tổng hợp nên bài viết sẽ còn
nhiều thiếu sót cần bổ sung. Mong nhận được sự quan tâm và sự giúp đỡ của
thầy giáo, cô giáo để đề tài của tơi được hồn thiện hơn giúp cho bản thân có
thêm kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn và trong phạm vi chức
năng nhiệm vụ được giao.

3


PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Mơ tả tình huống:
Năm 2004, gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B trú tại thôn
Trung Lập, xã Tri Trung, huyện Phú Xuyên tự ý canh tác trên một phần diện
tích đất cơng ích tại khu đồng Bến, thôn Trung Lập. Đến tháng 7 năm 2007, do
biết được thông tin UBND xã Tri Trung và UBND huyện Phú Xuyên có chủ
trương cho thuê khu đất trên để san lấp, tạo mặt bằng phát triển ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp của địa phương. Gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn
B đã tiến hành xây tường bao ngăn, đổ đất san lấp mặt bằng phần diện tích đất
trên. UBND xã Tri Trung đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và u
cầu gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B chấm dứt hành vi vi phạm.
Nhưng sau đó gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B vẫn tiếp tục xây
tường bao, tập kết vật liệu để xây dựng nhà. UBND xã Tri Trung tiếp tục lập
biên bản vi phạm hành chính lần 2, đình chỉ xây dựng và yêu cầu gia đình bà
Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B phải khôi phục hiện trạng ban đầu và trả
lại diện tích đất trên cho UBND xã quản lý đồng thời báo cáo UBND xã để ra
quyết định xử lý vi phạm hành chính. Trong thời gian trên gia đình bà Nguyễn
Thị A và ơng Nguyễn Văn B đã xây dựng xong nhà cấp 4 với diện tích 20m2 và
02 gian cơng trình phụ với diện tích 09 m2. UBND xã Tri Trung đã có Quyết

định số 34/QĐ-UBND ngày 15/8/2007 v/v xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai đối với gia đình gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B,
hình phạt chính: Phạt tiền 2.000.000đ (hai triệu đồng chẵn); hình phạt bổ sung:
Buộc gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B phải tháo dỡ cơng trình
xây dựng trái phép trên đất lấn chiếm và khôi phục hiện trạng ban đầu trước
ngày 8/9/2007. Đến ngày 9/9/2007 tổ kiểm tra của UBND xã Tri Trung tiến
hành kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 15/8/2007 của
UBND xã đối với gia đình gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B. Tổ
kiểm tra của xã đã lập biên bản về hành vi không chấp hành quyết định của gia
4


đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B đồng thời có văn bản báo cáo
UBND huyện Phú Xuyên về vụ việc trên. Ngày 12/10/2007 UBND xã ra Quyết
định số 45/QĐ-UBND v/v cưỡng chế thực hiện Quyết định số 34/QĐ-UBND
đối với gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B. Gia đình bà Nguyễn
Thị A và ơng Nguyễn Văn B có đơn khiếu nại Quyết định 34/QĐ-UBND ngày
15/8/2007 và Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 12/10/2007 của UBND xã Tri
Trung, UBND xã đã giao cơ quan chuyên môn Thanh tra xây dựng xã kiểm tra,
xác minh vụ việc báo cáo UBND xã. Ngày 15/11/2007, UBND xã tổ chức họp
và nghe Thanh tra xây dựng xã báo cáo kết quả kiểm tra vụ việc của gia đình gia
đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B. Đến ngày 18/11/2007, UBND xã
ra Quyết định số 65/QĐ-UBND giải quyết nội dung khiếu nại của gia đình bà
Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B: Khẳng định việc xử lý đối với gia đình bà
Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B là đúng với các quy định của pháp luật.
Gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B tiếp tục có đơn khiếu nại gửi
UBND huyện Phú Xuyên nơi tơi đang cơng tác. UBND huyện Phú Xun có
cơng văn đề nghị UBND xã Tri Trung giải quyết đơn khiếu nại trên của bà
Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B đồng thời:
- Xác minh nguồn gốc và việc vi phạm đối với thửa đất mà gia đình bà

Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B đang sử dụng.
- Kiểm tra việc ra các Quyết định xử lý, cưỡng chế và việc giao các quyết
định trên cho đương sự.
- Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại lần đầu.
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
Tiến hành phân tích tình huống nhằm mục tiêu làm sáng tỏ tình huống,
hiểu rõ tình huống, xem xét cụ thể diễn biến các tình tiết của tình huống trên cơ
sở các quy định pháp luật hiện hành có liên quan để xem các tình tiết trong tình
huống có sai phạm gì, thuộc quy định ở văn bản pháp luật nào, mối liên hệ của
các tình tiết như thế nào, trách nhiệm của các bên liên quan trong tình huống
như thế nào, có gì vi phạm, … để có cơ sở giải quyết tình huống một cách khách
5


quan, hợp tình hợp lý, đúng quy định của pháp luật.
2.2.1. Giải quyết các vấn đề:
a. Xác minh nguồn gốc thửa đất gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng
Nguyễn Văn B đang sử dụng:
Việc đầu tiên ta phải xác định thửa đất mà gia đình bà Nguyễn Thị A và
ông Nguyễn Văn B đã lấn chiếm thuộc thửa số bao nhiêu? Diện tích bao nhiêu?
thuộc tờ bản đồ nào? Được đo đạc năm nào? Ngồi ra cịn cần xác minh làm rõ
về chủ thể sử dụng đất, mục đích sử dụng đất căn cứ vào sổ mục kê giải thửa do
cán bộ địa chính xã cung cấp. Trong quá trình sử dụng đất đã được giao cho ai
hay chưa?
Mục đích của cơng tác xác minh trên nhằm khẳng định quá trình sử dụng
đất của gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B là hợp pháp hay bất
hợp pháp, việc xây dựng nhà ở từ thời điểm nào là vi phạm pháp luật?
Như tình huống đã nêu cho thấy: Gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng
Nguyễn Văn B đã sử dụng một phần thửa đất số 220, diện tích 800m2, thuộc tờ
bản đồ số 02 được đo đạc năm 1992. Theo sổ mục kê giải thửa có ghi: thửa số

220, diện tích 800m2, thuộc tờ bản đồ số 02 tại thôn Trung Lập, xã Tri Trung là
đất ao hồ, phần ghi chủ sử dụng đất bỏ trống (đây là đất 5% thuộc quỹ đất cơng
ích do UBND xã quản lý và sử dụng). Như vậy, thửa đất trên UBND xã Tri
Trung chưa giao cho hộ nào sử dụng.
b. Xác minh hành vi vi phạm và việc lập biên bản vi phạm hành chính:
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai là
hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật
về đất đai mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính.
Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực đất
đai bao gồm các hành vi về sử dụng đất và hành vi hoạt động dịch vụ về đất đai.
Như tình huống đã nêu thì gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B có
hành vi vi phạm về sử dụng đất đai. Đó là hành vi chiếm đất.

6


Hành vi chiếm đất là hành vi sử dụng đất mà khơng được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc
sử dụng đất do được Nhà nước giao hoặc mượn đất nhưng hết thời hạn tạm giao
mượn đất mà khơng trả đất.
Đối chiếu với khái niệm trên thì gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng
Nguyễn Văn B đã sử dụng đất công (do UBND xã quản lý) làm nhà ở mà khơng
được cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền cho phép.
UBND xã là cấp chính quyền ở cơ sở có thẩm quyền quản lý Nhà nước về
đất đai tại địa phương, chức năng này có cán bộ chuyên trách là cán bộ địa chính
xã đảm nhiệm. Như vậy, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh
vực quản lý của mình, người có thẩm quyền quản lý hoặc người có thẩm quyền
xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản.
Yêu cầu về biên bản vi phạm hành chính cần phải ghi rõ ngày, tháng,

năm, địa điểm lập biên bản; họ tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày,
tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành
chính và việc đảm bảo xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện vi
phạm (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc lời khai của đại diện tổ chức có
hành vi vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc người đại
diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, lời khai của họ.
Biên bản phải được lập thành ít nhất 02 bản; phải được người lập biên
bản, người vi phạm hoặc người đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người
chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc người đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ
cùng ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản được lập thành nhiều tờ thì
những người đã nêu trên phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm,
người đại diện tổ chức có hành vi vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại
hoặc người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại từ chối ký vào biên bản thì người lập
biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm 01 bản;
nếu hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì

7


người lập biên bản phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy
định của pháp luật.
Dưới góc độ thanh tra, kiểm tra thì người cán bộ làm công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, những thắc mắc của công dân cũng xem xét cụ thể, kỹ lưỡng
biên bản vi phạm hành chính, từ đó có những đánh giá khách quan, đúng đắn
nhằm xác định chính xác tính chất, mức độ của hành vi vi phạm làm cơ sở để đối
chiếu với quyết định xử lý xem đã phù hợp với quy định của pháp luật hay chưa?
Tình huống trên nêu về gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B
có hành vi chiếm đất cơng (đất cơng ích 5%) xây dựng nhà cấp 4 nên thuộc mức
2 giá trị quyền sử dụng đất quy thành tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Căn

cứ vào điều 10 Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 quy định: Phạt tiền
từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng. Do đó thẩm quyền xử phạt đối với hành vi
của gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B thuộc thẩm quyền của
UBND xã Tri Trung.
c. Xác minh quyết định xử lý vi phạm hành chính:
Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định thì Chủ tịch UBND xã
căn cứ vào điều 29 quy định về thầm quyền xử lý vi phạm hành chính của
UBND cấp xã để áp dụng đối với trường hợp vi phạm của gia đình bà Nguyễn
Thị A và ơng Nguyễn Văn B: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20 triệu đồng và
áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ cơng trình vi phạm, tịch thu tang vật phương
tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
Về xử phạt vi phạm hành chính, Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính quy định: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp
khắc phục hậu quả; trường hợp của tình hưống đã nêu cho thấy gia đình bà
Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B phải chịu hình phạt chính là cảnh cáo hoặc
phạt tiền; tuỳ theo tính chất của hành vi vi phạm mà gia đình bà Nguyễn Thị A
và ơng Nguyễn Văn B cịn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Ngồi ra, gia đình bà
Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B còn phải bị áp dụng các biện pháp khắc

8


phục hậu quả: Buộc khôi phục lại nguyên trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ cơng trình xây dựng trái phép.
Về quyết định xử phạt, pháp luật quy định: Thời hạn ra quyết định xử
phạt là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính; đối với
vụ việc vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định
xử phạt là 30 ngày. Q thời hạn nói trên thì người ra quyết định xử phạt không
được ra quyết định xử phạt đối với gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn

Văn B về hành vi lấn chiếm đất đai nhưng vẫn có thể áp dụng biện pháp buộc
khắc phục hậu quả hoặc buộc tháo dỡ cơng trình vi phạm, xây dựng trái phép
theo quy định của pháp luật.
Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu
không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại khởi kiện
đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Ở đây, văn
bản điều chỉnh quyền khiếu nại, khởi kiện của công dân theo luật khiếu nại tố
cáo năm 1998 được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2004. Quyết định xử phạt
cũng cần ghi rõ ngày có hiệu lực.
Quyết định xử phạt được gửi cho các cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ
quan thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Yêu cầu về nội dung của quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Trong
quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ
của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc
tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết
liên quan đến việc giải quyết vụ việc vi phạm; điều khoản của văn bản pháp luật
được áp dụng; hình thức xử phạt hành chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu
có); các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định
xử phạt và chữ ký của người ra quyết định.
Ngoài ra, người ra quyết định xử phạt cũng cần lưu ý khi giao quyết định
xử phạt đối với người có vi phạm cần lập biên bản giao quyết định xử phạt,
trong trường hợp người bị xử phạt cố tình tìm cách khơng nhận quyết định thì có
ý nghĩa quan trong để người bị xử phạt khơng thể trốn tránh trách nhiệm, đồng
9


thời là căn cứ tính thời gian cho việc áp dụng biện phát cưỡng chế nếu người vi
phạm không tự giác thực hiện.
d. Xác minh việc giải quyết khiếu nại lần đầu:
Giả sử, ngay sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính

gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B có đơn khiếu nại gửi đến
UBND xã Tri Trung thì trong thời hạn 10 ngày UBND xã phải thụ lý và giao
cho cơ quan chuyên môn (Thanh tra xã) xem xét xác minh. Thời hạn giải quyết
khiếu nại lần đầu là 30 ngày, đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể
kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Nếu quá thời hạn trên mà vụ việc chưa
được giải quyết thì gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B có thể
khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo (Chủ tịch
UBND huyện Phú Xuyên).
Sau khi xác minh làm rõ nội dung vụ việc, Chủ tịch UBND xã ra quyết định
giải quyết khiếu nại của gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B; nội dung
đồng ý giữ nguyên Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với gia đình bà
Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B về lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
e. Việc giải quyết đơn thƣ của UBND huyện Phú Xuyên:
Lúc này, gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B không đồng ý
với nội dung Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND xã Tri Trung với gia
đình mình và có đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên đề nghị
xem xét giải quyết. Vì gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B cho
rằng việc xử phạt bằng tiền và cưỡng chế buộc tháo dỡ cơng trình trên đất làm
ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình ông bà.
Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên chuyển đơn của gia đình bà Nguyễn
Thị A và ơng Nguyễn Văn B đến cơ quan chuyên môn (Thanh tra huyện Phú
Xuyên) để xác minh, kiểm tra và có báo cáo để giải quyết vụ việc.
Cũng theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo thì gia đình bà
Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B có thể khởi kiện quyết định xử lý vi phạm
hành chính ra Tồ án để được xem xét giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng.

10


Với tình huống này, gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B đã tiếp tục

khiếu nại bằng con đường hành chính.
Sau khi nhận được văn bản giao vụ việc của chủ tịch UBND huyện, chánh
thanh tra huyện phải ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra. Nội dung quyết
định thành lập Đoàn thanh tra cần nêu rõ: Căn cứ pháp lý để thanh tra giải quyết
đơn thư; Thời hạn tiến hành thanh tra; đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ của đoàn
thanh tra; trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đồn thanh tra.
Thơng thường quyết định thành lập đoàn thanh tra được gửi đến UBND huyện
để báo cáo, lãnh đạo thanh tra huyện, các thành viên của đoàn thanh tra và các
đối tượng thanh tra.
Sau khi xem xét, xác minh vụ việc, từng thành viên của Đồn thanh tra có
báo cáo phân nhiệm vụ của mình do trưởng đồn thanh tra giao và đề xuất biện
pháp xử lý; Trưởng đoàn thanh tra tổng hợp hồ sơ vụ việc hoàn thành báo cáo
kết quả thanh tra, kiểm tra trình lãnh đạo thanh tra huyện (người ra quyết định
thanh tra) để lãnh đạo thanh tra huyện trình UBND huyện ra quyết định giải
quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Việc giải quyết nhằm tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng; tăng cƣờng
pháp chế CHXH:
Hành vi vi phạm hành chính của gia đình bà Nguyễn Thị A và ông
Nguyễn Văn B cần phải xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật; trong q trình giải
quyết cần có biện pháp kết hợp biện pháp tuyên truyền - giáo dục rộng rãi trong
nhân dân nói chung và gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B nói
riêng, đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật nhằm
nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân.
2.2.3. Việc giải quyết phải bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc với lợi ích gia
đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B:
Gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B lấn chiếm đất công cần
phải xử lý, tuy vậy việc xử lý cần tuân theo quy định của pháp luật; trong quá
trình xử lý cần giáo dục thuyết phục gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn
Văn B tự nguyện chấp hành các quy định hành chính đúng đắn. Hạn chế đến
11



mức thấp nhất những thiệt hại về tài sản cho gia đình gia đình bà Nguyễn Thị A
và ơng Nguyễn Văn B. Đảm bảo đúng quyền và nghĩa vụ của cơng dân trong
giải quyết vụ việc tránh tình trạng chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân hay chỉ
lợi ích tập thể, nhà nước. Mọi việc giải quyết đảm bảo hài hồ giữa các lợi ích.
2.2.4. Việc giải quyết phải đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của
gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B:
Trong quá trình giải quyết vụ việc, cần kiểm tra xem quy trình việc lập
biên bản, yêu cầu tháo dỡ cơng trình vi phạm, quyết định giải quyết khiếu nại
lần 1 có bảo đảm khách quan, đúng luật. Cụ thể là thể hiện ý chí nguyện vọng
của gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B và các quyền khiếu nại
tiếp theo của gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B được đảm bảo
theo quy định của pháp luật.
2.3. Nguyên nhân:
2.3.1. Do trình độ, năng lực, nghiệp vụ của các chi bộ cấp cơ sở cịn
nhiều hạn chế; sự bng lỏng trong quản lý Nhà nƣớc về đất đai:
Trình độ cán bộ chun mơn cấp cơ sở còn nhiều hạn chế nên việc phát
hiện, lập biên bản và xử lý vi phạm còn chậm hoặc khơng đúng thủ tục, thậm chí
cịn bng lỏng quản lý, không xử lý những vi phạm về đất đai là ngun nhân
của việc vi phạm tràn lan, khơng kiểm sốt được. Trường hợp của gia đình bà
Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B như đã nêu trên là một ví dụ.
2.3.2. Sự bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến vụ việc:
Sau khi có Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành,
nhiều địa phương chưa kịp thời ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật cụ
thể hoá thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh để triển khai; nhiều địa phương vẫn chưa
nắm chắc những đổi mới, những quy định mới của pháp luật về đất đai nên vẫn
còn áp dụng những quy định cũ đã bị huỷ bỏ hoặc thay thế, nhiều trường hợp áp
dụng sai quy định. Những bất cập này đã tạo nên những vụ việc khiếu kiện mới

về đất đai.
12


Hệ thống pháp luật đất đai trong thời gian dài đã tránh né việc giải quyết một
số quan hệ về đất đai, dẫn tới tồn đọng số vụ việc cần giải quyết và gây ra sự vận
dụng khác nhau giữa các địa phương khi giải quyết những vấn đề giống nhau.
2.3.3. Sự thiếu trách nhiệm, sa sút phẩm chất đạo đức của một bộ
phận cán bộ công chức trong xử lý:
Việc áp dụng pháp luật của Uỷ ban nhân dân các cấp cịn có tình trạng tuỳ
tiện, nhất là ở cấp huyện và cấp xã. Rất nhiều điểm đổi mới của Luật Đất đai
năm 2003 vẫn chưa đưa được vào thực tế vì cán bộ quản lý ở nhiều nơi chưa
biết, vẫn quyết định theo quy định của pháp luật trước đây. Uỷ ban nhân dân các
cấp chưa chăm lo nhiều đến công tác tiếp dân, công tác giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ đây làm cho dân khơng tin vào bộ máy hành
chính ở địa phương, khơng tin vào quyết định hành chính của địa phương, ln
mong muốn có sự phán quyết của Trung ương.
Đất đai là vấn đề phức tạp, các chính sách đất đai liên tục thay đổi từ thời
chiến sang thời bình, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Để giải quyết cần
có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu, làm
việc chun trách, có trách nhiệm cao, biết làm một cơng bộc của dân.
Đất đai có giá trị đặc biệt, nhưng trong thời gian dài đã quản lý lỏng lẻo,
dẫn tới những sai phạm có tính phổ biến, trong đó đáng lưu ý là một bộ phận cán
bộ, công chức đã lợi dụng chức quyền để chia chác đất đai hoặc trục lợi từ đất
đai, để lại những hậu quả nặng nề và gây ra những bức xúc trong dư luận xã hội.
2.3.4. Do ý thức pháp luật của ngƣời dân chƣa cao:
Người dân tuy đã được nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng cung
cấp nhiều kiến thức về pháp luật, song trong hành vi vẫn còn sự tuỳ tiện vi phạm
hành chính nên cơ quan nhà nước khi tiến hành giải quyết vụ việc cần tiếp tục
giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho người dân nói chung và những người vi

phạm nói riêng.
2.3.5. Những hậu quả của hành vi lấn chiếm đất đai trái phép:
* Thiệt hại về vật chất - kinh tế: Hiện nay, tình trạng khiếu kiện về đất
đai chiếm khoảng 70% các vụ việc của ngành Thanh tra, Tài nguyên & Môi
13


trường; sự việc đều diễn biến rất phức tạp, khiếu kiện đông người, vượt cấp; cơ
quan nhà nước xử lý rất khó khăn.
Việc xử lý hành vi lấn chiếm đất đai gây thiệt hại rất lớn về tài sản. Một
mặt là việc Nhà nước phải bỏ kinh phí để giải quyết dứt điểm, triệt để. Mặt khác
là việc cưỡng chế gây thiệt hại về nhà cửa, cơng trình xây dựng của các hộ dân
vi phạm. Hơn nữa, vi phạm chủ yếu là đất nông nghiệp nên việc khôi phục hiện
trạng đất đai để tiếp tục sản xuất nông nghiệp là rất khó khăn và tốn kém.
* Mất trật tự kỷ cƣơng địa phƣơng khi xảy ra nhiều vi phạm pháp
luật về đất đai:
Nhiều địa phương, việc lấn chiếm đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng
đất nơng nghiệp trái phép dẫn đến mất trật tự kỷ cương, đặc biệt nhiều nơi dẫn
đến tình trạng khiếu kiện đơng người; chống người thi hành cơng vụ… Có địa
phương khiếu tố các vụ án vi phạm đất đai gây mất ổn định tư tưởng xã hội.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình huống:
2.4.1. Phƣơng án 1: Giáo dục thuyết phục gia đình bà Nguyễn Thị A và
ơng Nguyễn Văn B tự nguyện tháo dỡ cơng trình vi phạm và rút đơn khiếu nại:
Trong quá trình thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, các thành viên của
đoàn thanh tra cần có biện pháp giáo dục thuyết phục gia đình bà Nguyễn Thị A
và ơng Nguyễn Văn B bằng cách: đưa ra những điều khoản của văn bản pháp
luật quy định việc xử lý đối với các hành vi của gia đình ơng bà. Cung cấp đủ và
rõ những thơng tin để gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B biết:
Hành vi vi phạm của gia đình ơng bà nếu khơng tự nguyện chấp hành sẽ bị tổ
chức cưỡng chế và mọi phí tổn đều do gia đình ơng bà phải chi phí, đồng thời

cũng cho gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B biết: người khiếu nại
có quyền rút đơn trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại.
a. Ƣu điểm: Nếu làm được việc này sẽ rất tốt vì khơng chỉ nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật của cơng dân, mà cịn khơng cần thiết phải áp dụng các
thủ tục trong việc ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 và việc tổ chức cưỡng
chế.

14


b. Nhƣợc điểm: Trong thực hiện công tác cho thấy, phương án này rất
khó thành cơng, số vụ việc có thể áp dụng thành cơng là ít.
2.4.2. Phƣơng án 2: Cơ quan nhà nƣớc áp dụng biện pháp phạt vi
phạm và hợp thức hoá cho tồn tại:
UBND huyện chỉ đạo UBND xã Tri Trung làm thủ tục xử phạt vi phạm
hành chính đối với gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B, đồng thời
hợp thức hố mảnh đất trên cho gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn
B được quyền sử dụng.
a. Ƣu điểm: Phương án này giúp gia đình bà Nguyễn Thị A và ông
Nguyễn Văn B có chỗ ở mới và tránh những thiệt hại khi phải cưỡng chế, tháo
dỡ cơng trình xây dựng trên đất lấn chiếm.
b. Nhƣợc điểm: Thực tế, những năm trước đây (vi phạm trước thời điểm
năm 2000) quan điểm này đã được áp dụng tại một số địa phương trong thành
phố. Nhưng từ năm 2000 trở đi, quan điểm của UBND huyện đã thống nhất phải
xử lý triệt để các vi phạm về đất đai. Cho nên, việc áp dụng phương án này là
khơng khả thi, vì:
- Việc áp dụng phương án này sẽ gây ra tình trạng vi phạm tràn lan, làm
thu hẹp diện tích đất canh tác (các vi phạm chủ yếu trên đất canh tác).
- Nếu xử phạt và hợp thức hoá cho tồn tại sẽ dẫn đến việc phát triển quỹ
đất thổ cư không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Khi nhà nước thực hiện

các dự án càng gặp nhiều khó khăn do không thể thu hồi đất thổ cư hoặc việc
thương lượng giá đền bù quá cao. Điều này sẽ làm giảm tốc độ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố của Thành phố.
- Các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này không được áp dụng
nghiêm minh, người dân vi phạm lại được hợp thức hoá. Điều này, tác động đến
ý thức pháp luật của họ, dẫn đến người dân sẽ vi phạm trong nhiều lĩnh vực
quản lý khác.

15


2.4.3. Phƣơng án 3: Đề xuất phải xử lý nghiêm minh đúng quy định
của pháp luật:
Căn cứ vào nội dung thẩm tra xác minh, Đoàn thanh tra cần kiến nghị
UBND huyện có quyết định giải quyết khiếu nại đối với gia đình bà Nguyễn Thị
A và ơng Nguyễn Văn B theo hướng sau:
- Giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch
UBND xã đối với gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B.
- Yêu cầu UBND xã Tri Trung tổ chức cưỡng chế cơng trình vi phạm trên
đất và khơi phục lại hiện trạng sử dụng đất.
Đối với tình huống này thì quyết định giải quyết khiếu nại tiếp theo có nội
dung đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND xã và đây
cũng là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, có hiệu lực thi hành.
a. Ƣu điểm: Phương án này là phương án tối ưu vừa giải quyết dứt điểm,
đúng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh trước pháp luật, đảm bảo quyền lợi
và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, đảm bảo tính tồn diện, kịp thời, xây dựng
lòng tin của người dân đối với chính quyền.
b. Nhƣợc điểm: Thực hiện phương án này địi hỏi chính quyền địa
phương phải kết hợp nhuần nhuyễn cả tính pháp lý và đạo lý, vừa mang tính
mệnh lệnh đơn phương của nhà nước đồng thời cũng phải làm tốt cơng tác tư

tưởng để cho gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B tự nguyện chấp
hành một cách nghiêm túc.
2.5. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phƣơng án đã lựa chọn
(phƣơng án 3):
2.5.1. Quan điểm chỉ đạo:
UBND cấp xã cần có sự chỉ đạo của UBND cấp huyện kiểm tra việc thực
hiện Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với gia đình bà Nguyễn Thị A và
ông Nguyễn Văn B. UBND cấp xã cần thơng báo kịp thời việc chấp hành hình
phạt và việc yêu cầu gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B tự tháo dỡ
cơng trình vi phạm.

16


Trong trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị A và ông Nguyễn Văn B không
tự tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã cần
phải lập biên bản kiểm tra việc tự giác thực hiện Quyết định xử lý vi phạm hành
chính của gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B về lĩnh vực đất đai;
đồng thời ra Quyết định cưỡng chế việc thực hiện Quyết định xử lý vi phạm
hành chính. Thời điểm này cần lưu ý, việc giao quyết định cưỡng chế cần lập
thành biên bản, định rõ thời hạn thực hiện việc cưỡng chế. Việc làm như vậy là
cần thiết vì sẽ có sự tác động đến ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công
dân, thể hiện sự kiên quyết xử lý của chính quyền. Nếu gia đình bà Nguyễn Thị
A và ơng Nguyễn Văn B có hành vi chây ì, khơng chấp hành thì cũng phải có
động thái chuyển đồ đạc và những tài sản, vật dụng có giá trị ra khỏi căn nhà
xây dựng trái phép, hạn chế việc phải lập biên bản có nội dung rất phức tạp khi
tiến hành cưỡng chế.
2.5.2. Kế hoạch cƣỡng chế:
Yêu cầu của việc cưỡng chế phải tiến hành kịp thời và có sự chuẩn bị chu
đáo. Công việc này UBND huyện hoặc UBND xã phải lập kế hoạch cưỡng chế.

Nội dung của kế hoạch cưỡng chế cần nêu rõ: Mục đích, u cầu; thuận
lợi và khó khăn; việc thành lập các tổ cơng tác có sự phân công chức năng,
nhiệm vụ rõ ràng và cơ chế phối hợp hoạt động; công cụ, phương tiện cần chuẩn
bị; những tình huống có thể xảy ra và biện pháp giải quyết; các bước tiến hành
cưỡng chế …
Đến ngày thực hiện cưỡng chế, các tổ chức, cá nhân được phân cơng theo
bản kế hoạch phải có mặt đầy đủ, chuẩn bị các công cụ, phương tiện để thực
hiện việc cưỡng chế. Theo sự phân cơng thì thơng thường cán bộ địa chính và
cán bộ Tư pháp phải lập biên bản cưỡng chế ghi lại chi tiết, đầy đủ hiện trạng sử
dụng đất, các tài sản có trên đất và quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
2.5.3. Thu hồi tiền phạt và phí tổn cƣỡng chế:
Ngồi nội dung hình phạt chính là phạt tiền, theo quy định của pháp luật
thì gia đình bà Nguyễn Thị A và ơng Nguyễn Văn B cịn phải chịu mọi phí tổn
trong q trình cưỡng chế. Nội dung này cần được ghi rõ trong quyết định
17


cưỡng chế. Đề cập đến nội dung này vì trong thực tế, tại nhiều địa phương, việc
thu tiền phạt và tiền chi phí cưỡng chế là rất khó khăn, nhiều địa phương cịn
khơng thu được. Chính vì vậy, Chủ tịch UBND các cấp khi giải quyết khiếu nại
cần có sự chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc truy thu này.
Có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Khấu trừ một phần lương thực hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ
tài khoản tại Ngân hàng.
- Kê biên các tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt và số tiền chi
phí cho hoạt động cưỡng chế để tiến hành bán đấu giá.
2.5.4. Ý nghĩa của việc thực hiện phƣơng án 3:
Việc làm trên không chỉ đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, là biện
pháp răn đe đối với những người có ý định vi phạm lấn chiếm đất đai mà còn là
điều kiện để cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước thực hiện tốt chức năng,

nhiệm vụ được giao. Nếu cơ quan Nhà nước không thu được tiền phạt và không
thu được những chi phí bỏ ra trong q trình thực hiện cưỡng chế thì những chi
phí này do ngân sách cấp xãhoặc ngân sách cấp xã tạm ứng hay gánh chịu. Điều
này dẫn đến tình trạng một cơng dân có thể vi phạm nhiều lần, nhiều người vi
phạm, ngân sách nhà nước khơng có đủ khả năng để thực hiện các biện pháp
cưỡng chế dẫn đến tình trạng lỏng lẻo trong quản lý nhà nước về đất đai, hay
tình trạng phạt cho tồn tại đã gây ra nhiều vụ tố cáo tại nhiều địa phương trên địa
bàn Thành phố.
Thực tế cho thấy nhiều xã, huyện có hiện tượng vi phạm theo dây truyền,
một vài người vi phạm không bị xử lý hoặc người nhà cán bộ vi phạm mà không
bị xử lý thì hàng loạt các cá nhân khác cũng vi phạm theo, biện pháp xử lý của
chính quyền khơng triệt để cộng với việc tự do chuyển nhượng đất đai lấn chiếm
càng làm cho tình hình phức tạp thêm. Nhiều vụ việc, chính quyền địa phương
khơng giải quyết được hoặc giải quyết không thoả đáng gây ra những bức xúc,
những điểm nóng trong việc vi phạm trật tự về quản lý đất đai. Khi cơ quan cấp
trên tiến hành làm điểm lập lại trật tự quản lý thì dẫn đến những vụ khiếu kiện
phức tạp, đông người, việc giải quyết là vơ cùng khó khăn. Do vậy, việc nâng
18


cao ý thức pháp luật của công dân là một công tác quan trọng nhưng việc quán
triệt và tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở xử lý ngay và đúng quy
định của pháp luật đối với những vi phạm đất đai từ thời điểm mới phát sinh là
biện pháp tốt nhất để ngăn chặn các hành vi vi phạm, thực hiện pháp chế
XHCN, trật tự an ninh ở địa phương, tạo điều kiện cho các phong trào phát triển.

19


PHẦN 3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Đánh giá:
Dưới đây là một số đề xuất biện pháp để nâng cao năng lực, hiệu lực
trong quản lý nhà nước về đất đai nói chung và xử lý dứt điểm tình trạng lấn
chiếm đất đai trái phép nói riêng - một lĩnh vực quản lý có nhiều bức xúc trong
giai đoạn hiện nay.
3.2. Kết luận và kiến nghị:
3.2.1. Tăng cƣờng nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ,
cơng chức:
Ngồi những ngun nhân trên cịn có ngun nhân chủ quan là do ý thức
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức cịn yếu. Qua cơng tác thanh tra, kiểm
tra tại một số địa phương đã có hiện tượng một số cán bộ cấp xã cố ý buông lỏng
quản lý, tạo điều kiện cho người nhà lấn chiếm đất đai và chuyển nhượng quyền
sử dụng đất trái phép, thu lợi bất chính. Do vậy cơng tác thanh tra chun ngành
cần được chỉ đạo cụ thể và tăng cường hơn nữa nhằm phát hiện và xử lý kịp thời
những sai phạm của đội ngũ cán bộ công chức. Cùng với công tác thanh tra,
kiểm tra thì việc đưa quy chế dân chủ vào đời sống cũng là một việc quan trọng
phát huy vai trò giám sát của người dân "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra", động viên kịp thời những người tố cáo đúng những sai phạm, tồn tại ở địa
phương. Đồng thời có chế tài nghiêm khắc để xử lý những hành vi vi phạm cũng
như những hành vi bao che, dung túng cho những cán bộ vi phạm. Điều đó góp
phần quan trọng hạn chế việc cố ý lơ là trách nhiệm của cán bộ cấp cơ sở hoặc
những hành vi vi phạm nhằm thu lợi cá nhân của một số cán bộ trong thời điểm
đất đai có giá trị như hiện nay. Thời gian gần đây, Quốc hội đã họp bàn và có
chủ trương thành lập thanh tra cơng vụ. Thiết nghĩ, điều đó là rất cần thiết cho
việc bảo đảm cho bộ máy hành chính hoạt động trật tự, hiệu lực, hiệu quả và
minh bạch: người cán bộ cơng chức sẽ có ý thức trách nhiệm cao hơn về vị trí,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Mọi tình huống phát sinh đều được giải quyết
20



nhanh chóng, kịp thời đúng quy định pháp luật, là động lực trong q trình cải
cách bộ máy hành chính ở nước ta.
3.2.2. Chú trọng việc đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực nghiệp vụ
cho cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở cơ sở:
Cũng như kết luận và kiến nghị đã trình bày, hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý đất đai rất cồng kềnh, phức tạp nên việc áp dụng các quy
phạm đối với cán bộ cơ sở còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập mà ngun nhân
chính là do trình độ cán bộ cịn non yếu, khơng kịp thời cập nhật được những
thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật hoặc không nắm chắc nội dung các
văn bản hướng dẫn thi hành. Điều này dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật
không thống nhất giữa các địa phương; khi có thanh tra kiểm tra thì việc chấn
chỉnh cơng tác quản lý cũng chỉ được ở một số địa phương. Vì vậy, việc phân
cơng cán bộ địa chính chun trách với chức năng công chức cấp xã là một biện
pháp tốt, tạo điều kiện cho các đồng chí này tập trung làm việc, tự nâng cao
năng lực cá nhân. Tuy nhiên, để việc quản lý được đồng bộ, thống nhất và hiệu
quả thì việc tập huấn cho các cán bộ địa chính cấp xã, xã những chuyên đề cụ
thể về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai là rất cần thiết. Trên địa bàn
Thành phố, có thể phân công cho Sở Tài nguyên & Môi trường tập hợp văn bản,
có tài liệu và cơng văn chỉ đạo thống nhất công tác quản lý đất đai phù hợp với
các quy định chung của Nhà nước. Điều đó làm giảm thiểu sự phát sinh những
vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài mà điểm xuất phát lại từ những vụ việc đơn
giản nhưng do cơng tác xử lý cịn nhiều bất cập đã phát triển thành những vụ
việc có đơng người tham gia gây nhiều khó khăn cho cơng tác giải quyết. Thực
tế cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do sự lúng túng của đội ngũ cán bộ cơ sở
trong cơng tác áp dụng pháp luật vì chưa được đào tạo chính quy, chưa được tập
huấn hay hướng dẫn thực hiện thống nhất những văn bản quy phạm pháp luật.
3.2.3. Các cơ quan nhà nƣớc chủ động rà soát và tập hợp hoá hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực quản lý và
sử dụng đất đai (lấn chiếm đất đai):


21


Hiện nay, việc vi phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước về lĩnh vực
đất đai là vấn đề “nóng” của nhiều địa phương trong thành phố, đặc biệt là vấn
đề xử lý vi phạm lấn chiếm đất đai và cưỡng chế những trường hợp vi phạm.
Những hệ thống văn bản còn chưa tập trung, chủ yếu là những quy phạm trong
Luật Đất đai; Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính được UBTV Quốc hội thơng qua năm 2002. Ngoài ra, việc giải quyết
các vụ việc về đất đai còn liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác như: Luật
khiếu nại, tố cáo năm 1998 và được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2004; các
Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về thống kê, kiểm kê đất
đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư hướng dẫn lập, chỉnh
lý, quản lý hồ sơ địa chính; Thơng tư hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định
quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất … Như vậy, hệ thống văn bản pháp luật về
quản lý đất đai là rất phức tạp. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị
trường, thực tiễn ln ln biến động địi hỏi các văn bản, các quy phạm cũng
phải có những sửa đổi, bổ sung để điều chỉnh kịp thời những quan hệ xã hội
mới, phát sinh, nhưng cũng không được kìm hãm sự phát triển của của những
quan hệ đất đai có ý nghĩa tích cực trong việc hình thành thị trường bất động
sản…. góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ổn định và phát triển. Do đó, việc xây
dựng Luật cần dự kiến những quy luật khách quan của xã hội, mang tính ổn định
cao, có trình độ pháp điển hóa cao, tạo tiền đề cần thiết cho việc quản lý Nhà
nước về lĩnh vực đất đai được hiệu quả, tránh sự chồng chéo thiếu tính thống
nhất, đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, các quy phạm pháp luật, địi hỏi người
cán bộ địa chính có sự cập nhật nhanh, chính xác các văn bản pháp luật, có sự
tập hợp hố đầy đủ để giúp cho việc xử lý đúng pháp luật.
3.2.4. Tập trung hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý

thức pháp luật của nhân dân:
Việc vi phạm pháp luật của người dân trong lĩnh vực quản lý đất đai ngày
càng nhiều với quy mô lớn, đông người. Hầu hết ở các địa phương đều có tình
trạng lấn chiếm đất đai mà chính quyền địa phương cịn bng lịng, khơng giải
22


quyết triệt để. Để giải quyết dứt điểm tình trạng trên, một mặt UBND xã cần có
kế hoạch cụ thể, đấu tranh không khoan nhượng với những trường hợp vi phạm
lấn chiếm đất đai, khơng thoả hiệp hợp thức hố bằng hình thức phạt tiền và cho
tồn tại; mặt khác cần có biện pháp răn đe xử phạt nghiêm minh, mở rộng công
tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân
nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Việc làm này cần huy động tồn
bộ hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc như: Mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, đồn
thanh niên, hội nơng dân… Đồng thời có kế hoạch đưa vào những nội dung sinh
hoạt nhà văn hoá khu dân cư, các bưu điện văn hoá xã, tủ sách pháp luật của
xã… Phát huy vai trò thực sự là nơi sinh hoạt tinh thần của nhân dân, tạo điều
kiện cho nhân dân tiếp cận và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật. Đây là điều
kiện cần thiết để mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật. Làm được như
vậy, các vụ việc phát sinh sẽ nhanh chóng được giải quyết từ cơ sở, các cơng
dân có điều kiện hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của minh nên việc khiếu nại,
tố cáo cũng chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật, hạn chế tình trạng
khiếu nại, tố cáo sai do khơng hiểu chính sách pháp luật, khi được các cơ quan
nhà nước giải quyết thì các cơng dân lại tiếp tục khiếu kiện do tâm lý hơn thua
làm sự việc ngày càng trở nên phức tạp. Tóm lại, việc tuyên truyền và nâng cao
ý thức pháp luật cho nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng cần được chính
quyền cơ sở quan tâm. Mục đích chính là hạn chế vi phạm pháp luật, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội của địa phương.
Trên đây là một tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
Nhà nước về sử dụng đất đai, cụ thể là tình huống cơng dân có hành vi chiếm

đất cơng bị xử lý hành chính và cưỡng chế hành chính. Qua tình huống này, học
viên muốn trình bày những cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục và những yêu cầu về
nội dung văn bản áp dụng pháp luật trong quá trình xử lý hành vi lấn chiếm đất
đai. Ý nghĩa trước hết là giúp cho người học hiểu sâu hơn về những kiến thức đã
được bồi dưỡng trong khoá học, đồng thời góp phần giúp học viên có thể áp
dụng xử lý những tình huống tương tự sẽ gặp trong rất nhiều trong công tác
thanh tra, kiểm tra hiện nay. Qua đây, học viên cũng muốn nêu lên thực trạng và
23


các biện pháp để giải quyết những vi phạm lấn chiếm đất đai và những vi phạm
pháp luật khác; góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội tạo điều kiện cho
chính quyền tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng
cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

24


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG - TP HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
GIẢI QUYẾT ĐƠN THƢ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÔN TRUNG LẬP, XÃ TRI TRUNG
HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Họ và tên học viên: Vũ Đức Thắng
Chức vụ: Chuyên viên Văn phịng HĐND - UBND
Đơn vị cơng tác: UBND huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội


Hà Nội, tháng 11/2015

25


×