Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận tình huống ngạch chuyên viên giải quyết khó khăn của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài có nhu cầu thuê đất để xây dựng trụ sở trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.99 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
***

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
LỚP BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A - 2015

ĐỀ TÀI
Giải quyết khó khăn của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài
có nhu cầu thuê đất để xây dựng trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội

Học viên:
Thái Anh Thư
Chức vụ:
Chuyên viên
Đơn vị công tác: Sở Ngoại vụ Hà Nội

Hà Nội – tháng 11 năm 2015

1


I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau gần 30 năm thực hiện chính sách Đổi mới, Việt Nam đang vững bước
trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trở thành một trong những
nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế nổi bật ở Đông Nam Á và
khu vực. châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam đang phấn đấu sớm đưa đất nước
ra khỏi tình trạng kém phát triển và tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ
với hầu hết các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế quan trọng và không ngừng
phát huy vai trò của mình là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế.


Các thành tựu đó đã thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt
Nam với các quốc gia khác trên thế giới nói chung, và giữa thành phố Hà Nội
với các thành phố/ địa phương nước ngoài nói riêng, theo đó số lượng các cơ quan
đại diện ngoại giao nước ngoài được thành lập và đặt trụ sở trên địa bàn thành phố
Hà Nội ngày càng tăng lên. Điều này dẫn đến nhu cầu về trụ sở làm việc, liên quan
đến việc thuê nhà/căn hộ hoặc thuê đất của các cơ quan đại diện ngoại giao nước
ngoài, các Đại sứ quán nhằm đảm bảo các hoạt động của họ tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2010, ngày càng nhiều Đại sứ
quán có nhu cầu xin thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc, từ đó có công hàm và
văn bản gửi Chính phủ Việt Nam, Cục phục vụ Ngoại giao đoàn – Bộ Ngoại
giao và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị được thuê đất xây trụ sở
trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Để giải quyết yêu cầu này, ngày 01/04/2010, Bộ Ngoại giao có văn bản
số 1104/BNG-CPVNGĐ-QLCT dự kiến phương án sắp xếp vị trí, diện tích đất
cho 14/17 Đại sứ quán để xây dựng trụ sở tại khu Đoàn ngoại giao Nam Thăng
Long, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số
8615/VPCP-KTN ngày 05/12/2011 của Văn phòng Chính phủ, giao Bộ Ngoại
2


giao, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính có ý kiến bằng văn bản về thời hạn và hình
thức thuê đất, quy định về giá tiền thuê đất và trình Thủ tướng Chính phủ cho
từng trường hợp Đại sứ quán có nhu cầu thuê đất tại khu Đoàn ngoại giao, xã
Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm. Năm 2013, Bộ Ngoại giao có văn bản số
3542/BNG-CPVNGĐ-QLCTN ngày 13/9/2013 đề xuất các biện pháp tháo gỡ
các vướng mắc cho các ĐQS thuê đất tại khu Nam Thăng Long.
Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề thuê đất để xây dựng trụ sở, cũng như
việc xin gia hạn trả tiền thuê đất hoặc xin miễn giảm tiền thuê đất của các Đại
sứ quán vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho hoạt động của Đại sứ quán tại

Việt Nam nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giải quyết các nhu cầu thiết yếu
liên quan đến đất đai và trụ sở của các Đại sứ quán trên địa bàn thành phố Hà
Nội, từ đó góp phần vào hiệu quả của công tác đối ngoại của thành phố, tác giả
đã lựa chọn đề tài: “Giải quyết khó khăn của các Đại sứ quán trong quá trình xin
thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội” để thực
hiện tiểu luận này. Tác giả chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong
bài viết do hạn chế về kinh nghiệm và tầm hiểu biết nên rất mong được các thầy
cô thông cảm. Xin chân thành cảm ơn!.
2. Mục tiêu của đề tài
- Phân tích và làm rõ vấn đề quản lý nhà nước trong việc giải quyết kiến
nghị về đất đai của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam nói
chung và nhu cầu thuê đất để xây dựng trụ sở của các Đại sứ quán trên địa bàn
thành phố Hà Nội nói riêng.
- Đánh giá tình hình và quá trình giải quyết đề nghị thuê đất của Đại sứ quán
của các cơ quan chức năng, các Sở, ban, ngành liên quan của thành phố Hà Nội.
- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giải
quyết nhu cầu về đất đai của các Đại sứ quán trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3


3. Phương pháp nghiên cứu:
Người viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp trên cơ sở
nghiên cứu tài liệu và các văn bản của các cơ quan nhà nước đã ban hành để làm
rõ nội dung của vấn đề cần nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về đối tượng: Đại sứ quán có nhu cầu thuê đất để xây dựng trụ sở trên
địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể là trường hợp của Đại sứ quán Tây Ban Nha.
- Phạm vi nghiên cứu: người viết tập trung nghiên cứu quá trình giải
quyết đề nghị của Đại sứ quán trong khoảng thời gian từ 2010 đến nay; về địa

điểm chỉ giới hạn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Cấu trúc của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được chia làm 3 phần:
Phần 1: Mô tả tình huống xin thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của
Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội.
Phần 2: Phân tích các nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong quá trình thuê
đất xây dựng trụ sở của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội.
Phần 3: Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề thuê đất xây dựng
trụ sở của Đại sứ quán Tây Ban Nha và các cơ quan đại diện ngoại giao nước
ngoài tại thành phố Hà Nội.

II. NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
Ngày 19/3/2012, Đại sứ quán Tây Ban Nha có Công hàm số
66/EAV/2012 gửi Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao đề nghị xin cấp
một khu đất với diện tích từ 4000m2 – 5000 m2 để xây dựng trụ sở. Phúc đáp
đề nghị của Đại sứ quán Tây Ban Nha, ngày 18/4/2012, Cục phục vụ Ngoại giao
đoàn có văn bản số 423/CPVNGĐ-QLCT thông báo chưa thể giải quyết việc
4


cấp đất cho Đại sứ quán Tây Ban Nha do diện tích đất tại khu Đoàn ngoại giao
Nam Thăng Long đã sắp xếp cho các Đại sứ quán đăng ký trước.
Đến tháng 10/2012, Bộ Ngoại giao đã có văn bản số 3781/BNG-QTTV
gửi UBND Thành phố Hà Nội thông báo danh sách các Đại sứ quán xin thuê đất
và bản đồ quy hoạch khu Ngoại giao đoàn Nam Thăng Long, theo đó Đại sứ
quán Tây Ban Nha thuộc danh sách 10 Đại sứ quán chưa thể bố trí khu vực đất
để xây dựng trụ sở.
Tuy nhiên, do tòa nhà Văn phòng mà Đại sứ quán đang thuê không còn
đủ diện tích để tiếp nhận thêm cán bộ và nhân viên, ngày 04/4/2013, Đại sứ

quán Tây Ban Nha có Công hàm số 027/EAV/2013 gửi UBND Thành phố Hà
Nội đề nghị xin thuê đất trong thời gian lâu dài để làm trụ sở mới cho Đại sứ quán.
Về việc này, trước đó, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo và hướng dẫn quy trình giải quyết như: Văn bản số 7158/UBNDTNMT ngày 14/9/2012 về việc sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu xây dựng trụ sở
làm việc của Đại sứ quán, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế trong
Khu đoàn ngoại giao Nam Thăng Long, huyện Từ Liêm và văn bản số
9674/UBND-TNMT ngày 3/12/2012 về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ về tình hình triển khai dự án Khu Đoàn ngoại giao Thành phố Hà
Nội, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chuyên môn như sau: Sở Quy
hoạch – Kiến trúc kiểm tra, căn cứ dự án quy hoạch để đề xuất phương án, giới
thiệu đia điểm cho các Sứ quán; Sau khi Sở Quy hoạch – Kiến trúc giới thiệu địa
điểm, giao Sở Tài nguyên – Môi trường chủ trì, mời các Đại sứ quán đến làm việc
để hướng dẫn thủ tục, hồ sơ sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố (tại văn bản số
2604/UBND-TNMT về việc giải quyết đề nghị trên, tháng 5/2013, Sở Ngoại vụ,
Sở Quy hoạch – Kiến trúc và Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội đã tổ chức
cuộc họp với ông Joao Manuel Bernardo - Đại sứ nước Cộng hòa Tây Ban Nha
tại Hà Nội để trao đổi về đề nghị thuê đất của Đại sứ quán và cuối cùng thống
5


nhất Sở Quy hoạch – Kiến trúc sẽ giới thiệu địa điểm khác phù hợp với nhu cầu
của Đại sứ quán. Sau đó, Bộ Ngoại giao có công văn số 3542/BNG-CPVNGĐQLCTN ngày 13/9/2013 đề xuất triển khai các biện pháp tháo gỡ các vướng
mắc cho các ĐQS thuê đất tại khu Nam Thăng Long. Sau khi có văn bản giới
thiệu địa điểm của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, ngày 22/11/2013, Sở Tài nguyên
– Môi trường đã có văn bản số 5036/STNMT-KHTH hướng dẫn thủ tục, hồ sơ
sử dụng đất tại khu NGĐ Nam Thăng Long, xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm bao gồm
các yêu cầu như sau:
Về phía các cơ quan chức năng:
- Bộ Ngoại giao, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính phải có ý kiến bằng văn bản về

thời hạn và hình thức thuê đất, quy định về giá tiền thuê đất và trình Thủ tướng
Chính phủ cho từng trường hợp Đại sứ quán có nhu cầu thuê đất tại khu Đoàn
ngoại giao, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
tại Văn bản số 8615/VPCP-KTN ngày 05/12/2011 của Văn phòng Chính phủ)
- Tổng Công ty xây dựng Hà Nội cung cấp bản sao chứng thực Bản đồ
Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, tỷ lệ 1/500 do Trung tâm tư vấn khoa
học công nghệ đào tạo và xuất nhập khẩu lập năm 2010 được Sở Quy hoạch –
Kiến trúc xác nhận phù hợp với Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 22/01/2010
của UBND Thành phố và các văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý chuyên
ngành về hệ thống hạ tầng chung khu vực để cung cấp cho các Đại sứ quán
phục vụ việc lập hồ sơ thuê đất; hồ sơ xây dựng hạ tầng kỹ thuật của khu đất
xây dựng các Đại sứ quán; và bản Quy chế quản lý, thực hiện Dự án đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư các công trình thuộc Khu Đoàn ngoại giao tại
thành phố Hà Nội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Phía Đại sứ quán Tây Ban Nha phải hoàn thiện hồ sơ thuê đất gồm:
- Đơn xin thuê đất;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt
Nam về địa điểm, diện tích đất để xây dựng trụ sở của Đại sứ quán tại Hà Nội;
6


- Văn bản của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về các nội dung quy định
tại Văn bản số 8615/VPCP-KTN ngày 05/12/2011 của Văn phòng Chính phủ:
thời hạn và hình thức thuê đất, quy định về giá tiền thuê đất;
- Văn bản của Bộ Ngoại giao Việt Nam về các thông tin về quan hệ “hỗ
tương” giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ có Đại sứ quán tại Hà Nội
trong việc sử dụng đất để đặt Đại sứ quán tại thủ đô của các bên (diện tích, hình
thức sử dụng đất hoặc nhà) (nếu có);
- Bản đồ Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất do Tổng công ty Xây
dựng Hà Nội trích lục và các thỏa thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành về

hệ thống hạ tầng chung khu vực; cấp thoát nước, cấp điện, phòng cháy chữa
cháy, môi trường.
Tuy nhiên, quá trình hoàn tất các thủ tục hồ sơ xin thuê đất của Đại sứ
quán Tây Ban Nha theo yêu cầu vốn gặp nhiều khó khăn do phải chờ đợi sự phê
duyệt của tất cả các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Bên cạnh đó, Thủ tướng
chỉ ra văn bản chấp thuận khi có đầy đủ hồ sơ của 14 Đại sứ quán có nhu cầu
thuê đất tại Khu Ngoại giao đoàn Nam Thăng Long. Do đó, tiến trình các cơ
quan chức năng của thành phố Hà Nội giải quyết hồ sơ thuê đất của Đại sứ quán
Tây Ban Nha cũng bị chậm lại trong hơn nửa năm qua.
Ngày 03/7/2014, Đại sứ quán Tây Ban Nha tiếp tục gửi Công hàm đến
UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu được giải quyết việc thuê đất vì “việc xây
dựng một tòa nhà riêng, xứng đáng và có đủ điều kiện để Đại sứ quán hoạt động
hiệu quả đã trở nên khẩn cấp”. Ngày 21/7/2014, UBND Thành phố Hà Nội đã ra
văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan thống nhất về phương án giải
quyết đề nghị trên của Đại sứ quán Tây Ban Nha. Theo đó, ngày 29/7/2014, Cục
phục vụ Ngoại giao đoàn – Bộ Ngoại giao và các Sở: Ngoại vụ, Quy hoạch –
Kiến trúc và Tài nguyên – Môi trường họp và thống nhất 2 phương án giải
quyết yêu cầu trụ sở cho Đại sứ quán: một là Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ giới
thiệu một số địa điểm khác cho Đại sứ quán lựa chọn để xây dựng trụ sở; hai là
7


Cục phục vụ Ngoại giao đoàn – Bộ Ngoại giao sẽ giới thiệu một số căn hộ biệt
thự tại trung tâm thành phố Hà Nội để Đại sứ quán thuê làm trụ sở. Hai phương
án trên đã được thông báo cho Đại sứ quán Tây Ban Nha và đang chờ phía Đại
sứ quán có văn bản trả lời chính thức.
Đại sứ quán Tây Ban Nha là một trong những trường hợp điển hình về
gặp khó khăn trong vấn đề đất đai và trụ sở Đại sứ quán. Vấn đề này chắc chắn
sẽ tốn nhiều thời gian và công sức của các Đại sứ quán để có thể hoàn tất mọi
thủ tục thuê đất hoặc thuê nhà khi Đại sứ quán lựa chọn một trong phương thức

giải quyết nói trên.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
- Giải quyết nhu cầu về đất đai của các Đại sứ quán một cách nhanh gọn
và tuân thủ quy định của pháp luật.
- Bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Đại sứ
quán trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tăng cường sự minh bạch và linh hoạt trong quá trình thụ lí và giải
quyết hồ sơ thuê đất của Đại sứ quán của các cơ quan chức năng.
3. Phân tích nguyên nhân và hệ quả
 Nguyên nhân chủ quan
1) Sự bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật, dẫn đến sự chồng chéo về
thẩm quyền của các cơ quan chức năng cấp trung ương và địa phương, và giữa
các Sở, ban, ngành có liên quan của thành phố trong việc giải quyết, thẩm định
và xử lí hồ sơ xin thuê đất để xây dựng trụ sở của các Đại sứ quán.
2) Yêu cầu về hồ sơ xin thuê đất khá phức tạp, đòi hỏi các Đại sứ quán
phải làm việc với nhiều cơ quan chức năng và mất một khoảng thời gian để hoàn
thiện các thủ tục cần thiết và chờ ý kiến trả lời của các cơ quan có thẩm quyền.
3) Nhu cầu thuê đất của mỗi Đại sứ quán khác nhau và đòi hỏi các cơ
quan chức năng phải tiến hành các quy trình thẩm định và giải quyết về hồ sơ,
8


tiền thuê đất hoặc việc xin gia hạn trả tiền thuê đất, xin miễn giảm tiền thuê đất
khác nhau.
 Nguyên nhân khách quan
1) Diện tích đất trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể đáp ứng được đầy
đủ yếu tố và tạo điều kiện thuận lợi cho các Đại sứ quán trong quá trình làm
việc như môi trường, giao thông, khả năng sử dụng trong thời gian dài,.... hiện nay
không nhiều, tất yếu dẫn đến sự thiếu hụt quỹ đất để phân bổ cho các Đại sứ quán.
2) Một số vấn đề về ngoại giao giữa hai nước hoặc giữa hai thành phố

cũng tác động một phần đến việc đặt cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
 Hệ quả
1) Gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao nước
ngoài, các Đại sứ quán tại Hà Nội, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Hà Nội
với các quốc gia, thành phố/ địa phương nước ngoài.
2) Gây khó khăn cho các cơ chức năng và cán bộ công chức trong quá
trình xử lí hồ sơ xin thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất của Đại sứ quán.
3) Có thể gây ra các hành vi tiêu cực trong quá trình giải quyết thủ tục thuê
đất như nạn tham nhũng, không tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành,...
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Phương án 1: Đại sứ quán Tây Ban Nha có thể lựa chọn phương án thuê
nhà để làm trụ sở, theo đó sẽ liên lạc trực tiếp với Cục phục vụ Ngoại giao đoàn
– Bộ Ngoại giao để đề xuất và trao đổi về thủ tục và tiền thuê nhà.
 Ưu điểm:
- Phương án này giúp giải quyết nhanh nhu cầu về trụ sở của Đại sứ quán
Tây Ban Nha, do thủ tục thuê nhà không phức tạp, gọn nhẹ hơn thủ tục thuê đất.

9


- Các căn hộ được giới thiệu đều là biệt thự ở trung tâm thành phố Hà
Nội, thuận lợi cho hoạt động và nhu cầu về giao thông của Đại sứ quán.
- Bên cạnh tiết kiệm thời gian hoàn thiện thủ tục, Đại sứ quán sẽ không
tốn thêm thời gian để xây dựng trụ sở mà có thể đưa vào sử dụng ngay.
 Nhược điểm:
- Hiện nay, trụ sở của Đại sứ quán Tây Ban Nha cũng là một căn hộ với
diện tích 350m2 tại khu vực quận Tây Hồ, Hà Nội. Do đó, phương án này
không giải quyết được nhu cầu chính về thuê đất của Đại sứ quán.
- So với thuê đất, các căn hộ được cung cấp có diện tích rất hạn chế

(khoảng từ 300 – 500m2), trong khi nhu cầu thuê đất của Đại sứ quán là 4000 –
5000m2 để đáp ứng đủ chỗ làm việc cho các nhân viên.
Phương án 2: Đại sứ quán Tây Ban Nha liên lạc, đề xuất với Chính phủ
Tây Ban Nha giúp đỡ trao đổi với Chính phủ Việt Nam, đề nghị là trường hợp
đặc biệt câ cần được giải quyết nhanh nhu cầu thuê đất xây dựng trụ sở.
 Ưu điểm:
- Có thể vượt qua các hạn chế trong hệ thống luật của Việt Nam để
nhanh chóng được giải quyết việc thuê đất nếu được coi là trường hợp đặc cách.
- Có thể được hưởng ưu đãi khác về tiền thuê đất, mặt bằng, diện tích đất.
 Nhược điểm:
- Không đảm bảo sẽ được sự đồng ý của Chính phủ Tây Ban Nha.
- Quan hệ Việt Nam – Tây Ban Nha hay giữa thành phố Hà Nội – Tây
Ban Nha chưa có nhiều cơ sở, nền tảng truyền thống cho mối quan hệ hữu nghị
hợp tác lâu đời, đặc biệt nếu xét trên nguyên tắc “hỗ tương” đối với cơ quan đại
diện ngoại giao của Việt Nam tại Tây Ban Nha, mối quan hệ giữa hai bên chưa
đủ để áp dụng tiêu chuẩn đặc biệt cho Đại sứ quán Tây Ban Nha.

10


Phương án 3: Liên Sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội phối hợp để
xây dựng một bộ quy trình thủ tục về giải quyết nhu cầu trụ sở cho các Đại sứ
quán, trong đó quy định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan từ Trung
ương đến địa phương, và trình Chính phủ phê duyệt để áp dụng vào thực tiễn.
 Ưu điểm:
- Giảm các thủ tục phức tạp, rườm ra, chồng chéo về thẩm quyền của
các cơ quan chức năng.
- Giải quyết toàn diện và lâu dài các khó khăn của Đại sứ quán trong
quá trình xin thuê đất xây dựng trụ sở.
 Nhược điểm:

- Không giải quyết được kịp thời nhu cầu thuê đất của Đại sứ quán.
- Tốn một khoảng thời gian khá lâu để chờ sự phê duyệt của các cấp, từ
UBND Thành phố đến Chính phủ để thông qua thay đổi luật.
Trong 03 phương án trên, tác giả lựa chọn phương án giải quyết thứ ba vì
cho rằng đó là phương án toàn diện, tối ưu và có thể giải quyết tốt nhất, rỡ bỏ các
rào cản gây khó khăn cho các Đại sứ quán thuê đất xây dựng trụ sở về lâu dài.
Trong ngắn hạn, nhu cầu thuê đất của Đại sứ quán chắc chắn vẫn tuân
theo quy trình thủ tục và hồ sơ theo pháp luật Việt Nam hiện hành, do đó Đại sứ
quán Tây Ban Nha vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Nếu có khó khăn về diện tích
trụ sở, Đại sứ quán có thể kiến nghị UBND Thành phố Hà Nội tạo điều kiện cho
tạm thuê một căn hộ/tòa nhà nữa để đảm bảo các hoạt động hiện nay.
Về dài hạn, nếu bộ quy trình thủ tục giải quyết đề nghị thuê đất xây dựng
trụ sở Đại sứ quán được Chính phủ thông qua sẽ tạo ra sự thay đổi lớn không
chỉ về thủ tục mà còn về chất lượng khu đất (dành riêng các khu đất sạch, đã
giải phóng mặt bằng cho Đại sứ quán thuê), tiền thuê đất (có thể thiết lập giá
thuê ưu đãi chung),... tạo điều kiện rất thuận lợi cho Đại sứ quán thuê đất phục
vụ hoạt động trong thời gian dài.
11


5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
TT

Nội dung
công việc

Chủ thể thực hiện

Cơ sở vật chất/
Kinh phí


Giám sát
thanh tra

Thời gian
hoàn thành

1

Cuộc họp liên
ngành giữa các
Sở, ban, ngành
của thành phố
Hà Nội

UBND
Thành Phòng họp tại Trụ
phố Hà Nội, các sở UBND Thành
Sở: Tài chính; Kế phố Hà Nội.
hoạch – Đầu tư;
Xây dựng; Tài
nguyên – Môi
trường;
Quy
hoạch – Kiến
trúc; Ngoại vụ.

Văn
phòng Trước ngày
UBND Thành 15/9/2014

phố tổng hợp
nội dung cuộc
họp để báo cáo
Đ/c Chủ tịch
UBND Thành
phố Hà Nội.

2

Xây dựng Dự
thảo về Quy
trình thủ tục
giải quyết việc
thuê đất của
Đại sứ quán

UBND
Thành
phố Hà Nội; các
Sở, ban, ngành
có liên quan

Đ/c Chủ tịch Trước ngày
UBND Thành 30/11/2014
phố chỉ đạo
và giám sát

3

Trình Chính UBND

Thành Ngần sách của Các cơ quan Trước ngày
phủ xem xét phố Hà Nội
UBND Thành phố nhà nước có 31/12/2014
Dự thảo
thẩm quyền

4

Chính phủ họp Chính phủ Việt Nam
và thông qua
Dự thảo/ Đề
án mới về giải
quyết thủ tục
thuê đất của
Đại sứ quán

Trước tháng
7/2015

5

Chính phủ ban Thủ tướng Chính phủ
hành văn bản
chỉ đạo về giải
quyết thủ tục
thuê đất của
Đại sứ quán.

Trước tháng
10/2015


6

Thành phố Hà Các Sở, ban,
Nội triển khai ngành của Thành
xử lí hồ sơ phố Hà Nội
thuê đất của
Đại sứ quán
theo các văn
bản luật mới.

Ngân sách của các
Sở, ban, ngành

12

Sở Tư pháp Trước ngày
Hà Nội
31/12/2015.


III. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Hiện nay, việc giải quyết nhu cầu thuê đất của các Đại sứ quán trên địa
bàn thành phố Hà Nội liên quan đến việc thực hiện chức năng, thẩm quyền của
rất nhiều cơ quan và đơn vị từ trung ương đến địa phương, đó là: Chính phủ; Bộ
Ngoại giao (Cục phục vụ Ngoại giao đoàn); UBND Thành phố Hà Nội và các
Sở liên quan: Sở Kế hoạch – Đầu tư; Sở Quy hoạch – Kiến trúc; Sở Xây dựng;
Sở Tài nguyên – Môi trường; Sở Ngoại vụ; Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội,
UBND huyện Từ Liêm, UBND xã Xuân Đỉnh, ..v...v.... Chính vì vậy, việc
chồng chéo về thẩm quyền, chức năng đang khiến cho hệ thống văn bản luật

hướng dẫn và xử lí hồ sơ xin thuê đất để xây dựng trụ sở của các Đại sứ quán
trở nên phức tạp và đòi hỏi rất nhiều thời gian để hoàn thiện.
Bên cạnh đó, các Đại sứ quán hiện đang chờ tiến độ quy hoạch, giải
phóng mặt bằng và triển khai xây dựng cơ sở vật chất cơ bản (điện, nước, thông
tin liên lạc, hệ thống giao thông, thủy lợi, thoát nước và vệ sinh môi trường,...)
tại Khu Ngoại giao đoàn Nam Thăng Long, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm. Sau
khi có văn bản thông báo của các cơ quan chức năng về hoàn tất việc xây dựng
tại khu vực trên, các Đại sứ quán được giao đất mới có thể nhận bàn giao khu
đất để tiến hành xây dựng trụ sở Đại sứ quán.

13



×