Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận tình huống ngạch chuyên viên quy định về phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt và cung cấp hồ sơ chỉ giới đường đỏ đối với các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.93 KB, 24 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG

TÊN ĐỀ TÀI
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TRONG CÔNG TÁC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ
DUYỆT VÀ CUNG CẤP HỒ SƠ CHỈ GIỚI ĐƢỜNG ĐỎ ĐỐI VỚI CÁC
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY TRƢỚC ĐÂY

Họ và tên học viên : Trần Ngọc Điệp
Chức vụ : Chuyên viên phòng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật
Đơn vị công tác : Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội

Hà nội, 2015


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 1
I. NỘI DUNG CỦA TÌNH HUỐNG .............................................................. 3
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ..................................................................... 4
1. Mục tiêu .................................................................................................. 4
2. Cơ sở lý luận và pháp lý .......................................................................... 4
3. Phân tích tình huống................................................................................ 6
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ............................................................................ 8
1. Mục tiêu .................................................................................................. 8
2. Phương án 1 (Duy trì hiện trạng) ............................................................ 9
3. Phương án 2 (Đề xuất bỏ thủ tục CGĐĐ) ............................................... 9
4. Phương án 3 (nghiên cứu Ban hành quy định về phân cấp) ................... 9
5. So sánh các phương án ............................................................................ 9
IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN................................................... 11


1. Mục tiêu ................................................................................................ 11
2. Biện pháp thực hiện các mục tiêu ......................................................... 11
3. Kế hoạch thực hiện ................................................................................ 11
4. Kiến nghị đề xuất .................................................................................. 17
V. KẾT LUẬN .......................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 21


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

LỜI NÓI ĐẦU
Theo quy định của pháp luật, việc lập Hồ sơ Chỉ giới đường đỏ cung cấp
cho các tổ chức cá nhân là một hình thức cung cấp thông tin quy hoạch thông
qua Chứng chỉ quy hoạch do cơ quan quản lý xây dựng hoặc quy hoạch kiến
trúc thực hiện. Cụ thể:
Theo Quy định của Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành:
Chỉ giới đường đỏ là một nội dung của Chứng chỉ Quy hoạch được Cơ quan
quản lý xây dựng các cấp chịu trách nhiệm cung cấp cho các Chủ đầu tư xây
dựng công trình khi có nhu cầu đầu tư xây dựng trong phạm vi được phân cấp
quản lý (điều 33 Luật Xây dựng, điều 41 Nghị định 08/2005/NĐ-CP và mục II,
phần VII Thông tư số 07/2008/TT-BXD).
Theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị (có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2010): Chỉ giới đường đỏ là một nội dung của Chứng chỉ Quy hoạch được
Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp căn cứ vào đồ án Quy hoạch đô thị
được duyệt và Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã
được ban hành để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu (điều 55, 56
Luật Quy hoạch đô thị).
Đặc biệt từ khi tỉnh Hà Tây và một phần địa giới của tỉnh Hòa Bình, tỉnh

Vĩnh Phúc sáp nhập với Hà Nội, để đảm bảo thống nhất giữa các Quy định,
hướng dẫn rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân thực hiện
các Quy định, đáp ứng yêu cầu của Chính quyền các địa phương, việc ban hành
Quy định về phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt và cung cấp Hồ sơ Chỉ giới
đường đỏ đối với các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội là hết
sức cần thiết, đảm bảo phù hợp với các Quy định hiện hành của Nhà nước và
UBND Thành phố Hà Nội.
Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội với vai trò là cơ quan chuyên môn của
UBND Thành phố Hà Nội, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Hà
Nội thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch-kiến trúc xây dựng đô thị, quy
hoạch xây dựng đểm dân cư nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
1


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố Hà Nội theo quy định của
pháp luật, công tác quy hoạch các hệ thống HTKT trên điạ bàn toàn thành phố.
Với tiêu đề "Quy định về phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt và cung
cấp Hồ sơ Chỉ giới đường đỏ đối với các công trình xây dựng trên địa bàn
Thành phố Hà Nội", tiểu luận này tiếp cận với vấn đề ở một góc độ hẹp: mô tả
một tình huống đã xảy ra ở Sở Quy hoạch-Kiến trúc, phân tích cách giải quyết,
rút kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống xảy ra tại Sở, qua đây nghiên
cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các nội dung góp phần đẩy nhanh công tác xây
dựng cơ bản trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2



TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

I. NỘI DUNG CỦA TÌNH HUỐNG
- Việc lập hồ sơ Chỉ giới đường đỏ để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân
phục vụ các công tác chuẩn bị đầu tư thực hiện Dự án xây dựng công trình, thu
hồi đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận Quyền sử
dụng đất... trên địa bàn Thành phố đã được triển khai thực hiện từ nhiều năm
qua, và gần đây yêu cầu về thành phần hồ sơ Chỉ giới đường đỏ (hoặc thông tin
Quy hoạch) cũng được quy định rõ tại các Quyết định của UBND Thành phố Hà
Nội như: Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 Quy định về thu
hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án
đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Thành
phố Hà Nội; Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 quy định cấp
phép xây dựng và quản lý việc xây dựng công trình theo giấy phép; Các Quyết
định số 117/2009/QĐ-UBND ngày 01/12/2009, số 18/2010/QĐ-UBND ngày
10/5/2010 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyết định số
37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 quy định một số nội dung về quản lý các
dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội...).
- Tuy nhiên thời gian trước đây, UBND Thành phố, Sở Quy hoạch-Kiến
trúc phải giải quyết rất nhiều nội dung vƣớng mắc liên quan đến chỉ giới
đƣờng đỏ của các tuyến đường giao thông, các Dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tây,
04 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc trước đây, có thể ví dụ một số công việc như:
+ Chồng lấn ranh giới, chỉ giới đường đỏ giữa Dự án đường trục BắcNam thuộc đo thị Quốc Oai với Khu đô thị N1+N3 và Khu CN Thạch Thất.
+ Sai lệch chỉ giới đường đỏ giữa khu đô thị Bắc Quốc lộ 32 với khu nhà
ở Tân Lập, huyện Đan Phượng.
+ Điều chỉnh chỉ giới đường đỏ của Khu đô thị mới AIC, huyện Mê Linh.

Để giải quyết tổng thể các nội dung sai lệch về chỉ giới đường đỏ trên địa
bàn Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã giao Sở Quy hoạch-Kiến trúc
3


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

nghiên cứu dự thảo "Quy định về phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt và cung
cấp Hồ sơ Chỉ giới đường đỏ đối với các công trình xây dựng trên địa bàn
Thành phố Hà Nội" theo kế hoạch xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật của
UBND Thành phố năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-UBND
ngày 24/02/2010 và chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 8511/UBNDGT ngày 22/10/2010.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
1. Mục tiêu:
Một là: Để đảm bảo thống nhất giữa các Quy định, hướng dẫn rõ ràng và
tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân thực hiện các Quy định, đáp ứng
yêu cầu của Chính quyền các địa phương (đặc biệt đối với các địa phương thuộc
địa bàn các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc trước đây), việc ban hành Quy định về phân
cấp lập, thẩm định, phê duyệt và cung cấp Hồ sơ Chỉ giới đường đỏ đối với các
công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết, đảm
bảo phù hợp với các Quy định hiện hành của Nhà nước và UBND Thành phố Hà
Nội.
Hai là: từng bước triển khai công tác phân cấp, cải cách thủ tục hành
chính, từng bước giảm tải đầu mối cho các cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng
cấp Thành phố nhưng vẫn đảm bảo thực hiện quản lý chặt chẽ, thống nhất, phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của các Cơ quan quản lý nhà nước theo quy định,
phù hợp với chủ trương , chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố. Thực hiện
phân cấp mạnh cho UBND các Quận Huyện trong công tác quản lý quy hoạch

xây dựng theo quy định.
Ba là: “Xã hội hóa” công tác lập hồ sơ Chỉ giới đường đỏ.
2. Cơ sở lý luận và pháp lý:
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004
4


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Căn cứ Luật đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đê Điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4
năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của
Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về
lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Căn cứ thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20/11/2008 hướng dẫn thực
hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công
nghiệp, khu kinh tế;
Căn cứ thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây Dựng
hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng
quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

5


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Căn cứ Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng
quy định về việc lập nhiệm vụ, đồ án và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông
thôn mới
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 của UBND
Thành phố Hà Nội ban hành Quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn
tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội ;
Căn cứ Quyết định số 04/2010/UBND ngày 20/1/2010 của UBND Thành
phố ban hành Quy định về cấp Giấy phép xây dựng và quản lý việc xây dựng
công trình theo Giấy phép trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND
Thành phố Hà Nội ban hành Quy định một số nội dung về quản lý các Dự án

đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Căn cứ kế hoạch xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật của UBND
Thành phố năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày
24/02/2010.
Căn cứ văn bản số 8511/UBND-GT ngày 22/10/2010 của của UBND
Thành phố về việc tháo gỡ tạm thời một số vướng mắc đầu tư xây dựng.
3. Phân tích tình huống:
Việc lập hồ sơ Chỉ giới đường đỏ để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân phục
vụ các công tác chuẩn bị đầu tư thực hiện Dự án xây dựng công trình, thu hồi đất,
giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất...
trên địa bàn Thành phố đã được triển khai thực hiện từ nhiều năm qua, và gần đây
yêu cầu về thành phần hồ sơ Chỉ giới đường đỏ (hoặc thông tin Quy hoạch) cũng
được quy định rõ tại các Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội như : Quyết
định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 Quy định về thu hồi đất, giao đất, cho
thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án đầu tư và làm nhà ở nông
thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số
6


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

04/2010/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 quy định cấp phép xây dựng và quản lý việc
xây dựng công trình theo giấy phép; Các Quyết định số 117/2009/QĐ-UBND ngày
01/12/2009, số 18/2010/QĐ-UBND ngày 10/5/2010 quy định về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 quy
định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội...).
Tuy nhiên hiện nay quy trình thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt và cung
cấp hồ sơ chỉ giới đường đỏ chưa được rõ ràng, có nhiều bất cập về mặt pháp lý cụ

thể như sau:
* Quy trình lập Hồ sơ Chỉ giới đường đỏ (cũ):

Hình 1: Quy trình lập Hồ sơ Chỉ giới đường đỏ hiện nay

Với những khu vực đã có quy hoạch chi tiết được cấp thẩm quyền phê duyệt,
việc triển khai theo quy trình nêu trên là tương đối phù hợp, thuận lợi và đã được áp
dụng hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hà Nội trước khi sát nhập.
Tuy nhiên, sau khi sáp nhập với tỉnh Hà Tây, việc áp dụng quy trình như trên
có thể nhận thấy một số nội dung bất cập như:
+ Trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũ trước đây cơ bản đã được “phủ” kín quy
hoạch (quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các quận huyện, các khu đô thị), do đó
việc UBND Thành phố phân cấp, ủy quyền cho Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội
cung cấp trực tiếp chỉ giới đường đỏ cho các tổ chức, cá nhân (đối với các tuyến
7


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

đường có B<30m) sẽ không ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước theo quy hoạch.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Hà Tây trước đây và một số khu vực của Thành phố Hà
Nội cũ chưa có quy hoạch chi tiết dẫn đến việc ủy quyền cho Viện Quy hoạch xây
dựng Hà Nội cấp trực tiếp chỉ giới đường đỏ cho các tuyến đường sẽ không đảm bảo
về mặt pháp lý và quản lý nhà nước ở một số mặt như sau:
- Về quản lý nhà nước: UBND Thành phố, Sở Quy hoạch-Kiến trúc (đơn vị
trực tiếp quản lý quy hoạch) không nắm bắt kịp thời được các hồ sơ chỉ giới đường
đỏ (là một dạng thông tin quy hoạch) do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập cấp
trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân.

- Về mặt pháp lý: theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị (có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2010), chỉ giới đường đỏ là một nội dung của Chứng chỉ Quy
hoạch được Cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp căn cứ vào đồ án Quy hoạch
đô thị được duyệt và Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị
đã được ban hành để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu (điều 55, 56
Luật Quy hoạch đô thị). Do đó việc ủy quyền hoàn toàn (với tuyến đường B<30m)
cho Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (chức năng chính là một đơn vị tư vấn về quy
hoạch) là chưa phù hợp.
Như vậy, để đảm bảo thống nhất giữa các Quy định, hướng dẫn rõ ràng và tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân thực hiện các Quy định, đáp ứng yêu cầu
của Chính quyền các địa phương (đặc biệt đối với các địa phương thuộc địa bàn các
tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hòa Bình trước đây), việc ban hành Quy định về phân cấp
lập, thẩm định, phê duyệt và cung cấp Hồ sơ Chỉ giới đường đỏ đối với các công
trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết, đảm bảo phù hợp
với các Quy định hiện hành của Nhà nước và UBND Thành phố Hà Nội.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu:
Tiếp thu, phát huy những mặt tích cực của quy trình lập, cung cấp hồ sơ
chỉ giới hiện nay (đã nêu ở trên).
8


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Đảm bảo thực hiện quản lý chặt chẽ, thống nhất, phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của các Cơ quan quản lý nhà nước theo quy định, phù hợp với chủ
trương, chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố. Thực hiện phân cấp mạnh cho
UBND các Quận, huyện trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng theo quy

định. “Xã hội hóa” công tác lập hồ sơ Chỉ giới đường đỏ.
Tuân thủ các quy định của các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn … có
liên quan.
2. Phƣơng án 1 (Duy trì thủ tục hiện có):
Giữ nguyên quy trình lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ Chỉ giới đường đỏ
nêu trên theo Quyết định 2832/QĐ-UBND ngày 10/6/2009 của UBND Thành
phố về việc ủy quyền cho Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cung cấp chỉ giới
đường đỏ.
3. Phƣơng án 2 (Đề xuất bỏ thủ tục CGĐĐ):
Không xác định CGĐĐ, khi đó chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn thực hiện
ngay việc lập Dự án để trình cấp thẩm quyền phê duyệt (tự đề xuất chỉ giới
đường đỏ trong quá trình lập dự án).
4. Phƣơng án 3 (nghiên cứu Ban hành quy định về phân cấp lập,
thẩm định, phê duyệt và cung cấp Hồ sơ Chỉ giới đƣờng đỏ đối với các công
trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội):
5. So sánh các phƣơng án:
a. Phương án 1: Duy trì thủ tục hiện có.
* Ưu điểm: Đã có sẵn các quy định hiện hành, thuận lợi cho các cơ quan
đơn vị triển khai thực hiện.
* Nhược điểm: Khi sáp nhập tỉnh Hà Tây, một phần địa giới tỉnh Vĩnh
Phúc và tỉnh Hòa Bình vào thành phố Hà Nội dẫn đến phần lớn phạm vi diện
tích của Thành phố (mới) chưa có Quy hoạch chi tiết được cấp thẩm quyền phê
duyệt nên việc áp dụng quy trình xác định, cung cấp chỉ giới đường đỏ theo
Quyết định 2832/QĐ-UBND ngày 10/6/2009 của UBND Thành phố (Viện Quy
9


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015


hoạch xây dựng Hà Nội là đơn vị duy nhất lập, cung cấp theo ủy quyền) cho
thấy sự không phù hợp, đặc biệt không phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phân
cấp và cải cách thủ tục hành chính hiện nay của Nhà nước. Ngoài ra có các
vướng mắc về mặt quản lý nhà nước, về mặt pháp lý như đã nêu, có thể phát
sinh tính độc quyền.
b. Phương án 2: Đề xuất bỏ thủ tục CGĐĐ (chủ đầu tư tự đề xuất chỉ giới
đường đỏ trong quá trình triển khai lập dự án).
* Ưu điểm: Giảm thời gian thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư.
* Nhược điểm: Việc chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn tự đề xuất chỉ giới
đường đỏ trong quá trình triển khai lập dự án để trình cấp thẩm quyền phê duyệt
dẫn đến những bất cập như:
- Khi có ý kiến góp ý, yêu cầu chỉnh sửa của các cơ quan chuyên ngành
(đặc biệt là trường hợp cần điều chỉnh cả về quy mô và hướng tuyến) thì Dự án
sẽ tốn nhiều công sức, chi phí và có thể phải quay lại bước khảo sát hiện trạng
ban đầu, dẫn đến khó khăn, lãng phí cho chủ đầu tư và Nhà nước (đối với các dự
án sử dụng vốn ngân sách).
- Khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch trong việc cập
nhật thông tin chỉ giới đường đỏ, không đảm bảo tính thống nhất trong quá trình
quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng.
c. Phương án 3: Sở Quy hoạch – Kiến trúc tham mưu, đề xuất UBND
Thành phố ban hành quy định về phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt và cung
cấp Hồ sơ Chỉ giới đường đỏ đối với các công trình xây dựng trên địa bàn Thành
phố Hà Nội, đảm bảo quản lý thống nhất đối với các dự án đầu tư xây dựng trên
địa bàn Hà Nội (về trình tự và thủ tục thực hiện dự án).
* Ưu điểm: Hoàn thiện, bổ sung vào bộ thủ tục quy định về việc cung cấp
chỉ giới đường đỏ hiện có. Phân cấp tối đa cho các cấp chính quyền địa phương
tham gia trong quá trình cung cấp thông tin quy hoạch (tránh phát sinh tính độc
quyền trong quản lý hành chính nhà nước).
10



TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

* Nhược điểm: Việc nghiên cứu, ban hành quy định có thể mất nhiều thời
gian; Trong khi chưa có quy định cụ thể, cần ban hành các văn bản tạm thời để
hướng dẫn việc tổ chức thực hiện, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Qua xem xét, cân nhắc lựa chọn các phương án, phương án 3 Ban hành
quy định về phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt và cung cấp Hồ sơ Chỉ giới
đường đỏ đối với các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội có
tính khả thi nhất.
IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Mục tiêu:
Đề xuất quy trình rõ ràng, dễ hiểu dễ thực hiện, đảm bảo tính pháp lý, đầy đủ
các trường hợp cho các tổ chức, cá nhân biết thực hiện.
Đẩy mạnh phân cấp và “xã hội hóa” chỉ giới đường đỏ.
2. Biện pháp thực hiện các mục tiêu:
Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội tại công văn số
6443/UBND-KH&ĐT ngày 16/8/2010 về việc đẩy nhanh công tác xây dựng cơ bản
những tháng cuối năm 2010. Căn cứ kế hoạch xây dựng văn bản Quy phạm pháp
luật của UBND Thành phố năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số
920/QĐ-UBND ngày 24/02/2010 và chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản
số 8511/UBND-GT ngày 22/10/2010.
Với vai trò chức năng của mình, Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã dự thảo "Quy
định về phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt và cung cấp Hồ sơ Chỉ giới đường
đỏ đối với các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội".
3. Kế hoạch thực hiện:
A. Lập, thẩm định, phê duyệt và cung cấp Chỉ giới đường đỏ đối với các

công trình xây dựng trong khu vực đô thị:
* Đối với công trình xây dựng thuộc khu vực đã có Quy hoạch chi tiết
được duyệt:

11


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã có trách
nhiệm cung cấp (sao y bản chính) bản vẽ Chỉ giới đường đỏ khu vực có liên
quan đến công trình xây dựng của đồ án Quy hoạch chi tiết được duyệt cho các
tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
Thời gian giải quyết: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ yêu
cầu hợp lệ tại cơ quan tiếp nhận giải quyết.
* Đối với công trình xây dựng thuộc khu vực chưa có Quy hoạch chi tiết
được duyệt:
a) Đối với Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung có quy mô từ 5ha
trở lên (hoặc từ 2ha trở lên đối với nhà ở chung cư) phải lập quy hoạch chi tiết
để thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội có trách nhiệm cung cấp Chỉ giới
đường đỏ đối với mạng lưới đường cấp khu vực trở lên có liên quan đến khu đất
nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết để làm cơ sở lập, thẩm định và phê duyệt Đồ
án quy hoạch chi tiết theo quy định.

12



TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Hình 2: Sơ đồ phân vùng các khu vực đô thị theo Quy hoạch chung Thủ đô

Thời gian giải quyết: không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ yêu
cầu hợp lệ được tiếp nhận.
b) Đối với Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung do một chủ đầu tư
tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư

13


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

xây dựng nhà ở chung cư) phải được cung cấp Chỉ giới đường đỏ phục vụ công
tác lập dự án đầu tư xây dựng. Trình tự được thực hiện như sau :
- Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập bản vẽ Chỉ giới đường đỏ để làm
cơ sở cho các tổ chức cá nhân lập bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc hoặc UBND quận, huyện, thị xã thẩm định và
phê duyệt bản vẽ Quy hoạch Tổng mặt bằng công trình làm căn cứ để lập Dự án
đầu tư xây dựng công trình theo quy định.
Thời gian giải quyết : không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ yêu
cầu hợp lệ được tiếp nhận tại cơ quan giải quyết.
c) Đối với các công trình xây dựng không phải lập dự án đầu tư xây dựng
(chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình), nhà ở riêng lẻ: UBND
Thành phố ủy quyền cho Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội xác định và cung

cấp Chỉ giới đường đỏ cho các tổ chức cá nhân khi có yêu cầu để làm cơ sở cho
việc cấp phép xây dựng, cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất...
Thời gian giải quyết: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ yêu
cầu hợp lệ được tiếp nhận tại cơ quan giải quyết.
d) Đối với Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông :
- Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội là cơ quan lập Chỉ giới đường đỏ.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố
phê duyệt Chỉ giới đường đỏ các tuyến đường cấp đô thị (đường liên khu vực trở
lên).
- Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc phê
duyệt Chỉ giới đường đỏ các tuyến đường cấp khu vực (đường chính khu vực và
đường khu vực).
- Ủy ban nhân dân Quận, huyện, thị xã phê duyệt Chỉ giới đường đỏ các
tuyến đường dưới cấp khu vực (đường cấp nội bộ).
Thời gian giải quyết: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
yêu cầu hợp lệ tại cơ quan tiếp nhận giải quyết.
14


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

B. Lập, thẩm định, phê duyệt và cung cấp Chỉ giới đường đỏ đối với các
công trình xây dựng trong khu vực nông thôn (Khu vực nằm ngoài các đô thị
trung tâm, đô thị vệ tinh, thị trấn và các đô thị sinh thái)
a) Công trình xây dựng trong khu vực đã có Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
được duyệt:
Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã có trách nhiệm cung cấp (sao y bản
chính) bản vẽ Chỉ giới đường đỏ khu vực có liên quan đến công trình xây dựng

của đồ án Quy hoạch chi tiết được duyệt cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu
cầu.
Thời gian giải quyết: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ yêu
cầu hợp lệ tại cơ quan tiếp nhận giải quyết.
b) Khu vực chưa có Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt:
- Đối với Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung có quy mô từ 5ha
trở lên phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để thẩm định, trình cấp thẩm
quyền phê duyệt theo quy định. Bản vẽ Chỉ giới đường đỏ là thành phần hồ sơ
của đồ án Quy hoạch chi tiết do đơn vị tư vấn của đồ án quy hoạch chi tiết lập và
được thẩm định, phê duyệt cùng Đồ án.
- Đối với Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung có quy mô nhỏ hơn
5ha; Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến nằm trong
phạm vi một quận, huyện, thị xã ; Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ
thực hiện như sau:
+ Đơn vị tư vấn Dự án lập bản vẽ Tổng mặt bằng công trình hoặc bình đồ
tuyến tỷ lệ 1/500 (Chỉ giới đường đỏ là một nội dung thể hiện trong bản vẽ Tổng
mặt bằng, bình đồ tuyến).

15


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

Hình 3: Quy trình lập Hồ sơ Chỉ giới đường đỏ đề xuất thay thế

+ Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã căn cứ vào Quy hoạch xã nông
thôn mới, Quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về Quy hoạch xây dựng nông thôn và
các quy định pháp luật khác liên quan để chấp thuận bản vẽ Tổng mặt bằng làm

cơ sở để phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng.
+ Thời gian giải quyết: không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
yêu cầu hợp lệ.
C. Các Dự án đầu tư có tính chất, đặc điểm riêng biệt (các công trình
thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ và Cơ quan
ngang Bộ...), các công trình có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp (đường
cao tốc, đường sắt đô thị, nút giao thông khác mức liên thông...) xây dựng trên
địa bàn Thành phố Hà Nội:
- Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội hoặc đơn vị tư vấn Dự án lập Chỉ giới
đường đỏ hoặc Tổng mặt bằng công trình, tỷ lệ 1/500;
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố
phê duyệt Chỉ giới đường đỏ hoặc Tổng mặt bằng công trình để làm cơ sở lập
cắm mốc, thu hồi đất, giao đất theo quy định.
16


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

- Thời gian giải quyết: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
yêu cầu hợp lệ.
D. Thành phần hồ sơ nộp tại các Cơ quan quản lý Quy hoạch xây dựng
các cấp để thẩm định Chỉ giới đường đỏ (hoặc Tổng mặt bằng, bình đồ tuyến) .
Tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu thẩm định Chỉ giới đường đỏ hoặc Tổng
mặt bằng công trình nộp đầy đủ các tài liệu theo quy định được niêm yết tại bộ
phận tiếp nhận của cơ quan giải quyết, bao gồm:
- Công văn đề nghị của Chủ đầu tư (trường hợp ủy quyền phải có Giấy uỷ
quyền theo quy định);
- 01 bộ bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 (hoặc 1/200) đã được cơ quan quản

lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định theo quy định tại Quyết định số
54/2010/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội;
- Tối thiểu 03 bộ bản vẽ Chỉ giới đường đỏ (hoặc bản vẽ Tổng mặt bằng,
bản vẽ bình đồ) do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội hoặc đơn vị tư vấn Dự án
lập.
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền (đối với
Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách). Văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư (đối
với các Dự án sử dụng nguồn vốn khác).
- Đĩa CD lưu file bản đồ đo đạc, Chỉ giới đường đỏ (hoặc bản vẽ Tổng
mặt bằng).
4. Kiến nghị-đề xuất:
Công tác phân cấp lập, thẩm định, phê duyệt và cung cấp Hồ sơ Chỉ giới
đường đỏ đã được Thành phố triển khai áp dụng từ lâu, tuy nhiên vẫn chưa có
những quy định cụ thể được ban hành để hướng dẫn thực hiện. Trong bối cảnh
sau khi sát nhập địa giới hành chính, một số địa phương còn chưa hiểu rõ trình
tự thủ tục, việc quản lý còn thiếu chặt chẽ, phân cấp chưa rõ ràng nên còn lúng
túng trong quá trình triển khai, chậm tiến độ thực hiện các Dự án đầu tư xây

17


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

dựng. Mặc dù UBND Thành phố đã kịp thời chỉ đạo các Sở Ngành tháo gỡ
nhưng chỉ đáp ứng được trong thời gian ngắn.
Việc tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên môn tại một số quận huyện và biên
chế cho Phòng quản lý Đô thị còn thiếu, yếu và không đồng bộ nên bước đầu
còn có thể khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên để triển khai thực hiện chủ trương

phân cấp đồng bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn là cần thiết.
Việc thực hiện phân công, phân cấp cho các Sở ngành, chính quyền địa
phương và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội trong công tác quản lý quy hoạch
xây dựng trong thời gian qua tuy đã thực hiện nhưng còn chưa có sự phối hợp
chặt chẽ (các Hồ sơ Chỉ giới đường đỏ do UBND các quận huyện phê duyệt
hoặc cung cấp cho các tổ chức cá nhân không được gửi về Sở Quy hoạch - Kiến
trúc để theo dõi cập nhật, có nhiều trường hợp việc lập và cung cấp hồ sơ Chỉ
giới đường đỏ còn chưa đúng quy định, vượt quá thẩm quyền … nên phần nào
cũng chưa tạo sự đồng bộ, khớp nối, thống nhất trong công tác phân công, phân
cấp quản lý nhà nước trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và cung cấp hồ sơ
Chỉ giới đường đỏ).

18


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

V. KẾT LUẬN:
Trong các phần trình bày trên, tiểu luận đã đề cập đến việc kỹ năng giải
quyết và xử lý công việc trong cơ quan hành chính nhà nước đối với quản lý
Nhà nước về quy hoạch.
Sở Quy hoạch-Kiến trúc thành phố Hà Nội với vị trí, chức năng là cơ
quan chuyên môn của UBND Thành phố Hà Nội, với tinh thần luôn luôn chủ
động sáng tạo, kịp thời tham mưu giúp UBND Thành phố sẽ tháo gỡ các vướng
mắc liên quan đến quy hoạch-kiến trúc xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng
điểm dân cư nông thôn nói chung và trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt
và cung cấp chỉ giới đường đỏ nói riêng góp phần xây dựng, cải tiến, đơn giản
hóa thủ tục hành chính nhằm đạt mục tiêu chung của chương trình tổng thể cải

cách hành chính, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh,
chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Năm 2014, UBND Thành phố đã ban hành Quy định về lập, thẩm định,
phê duyệt nhiệm vụ đồ án và quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn
Thành phố Hà Nội tại Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014.
Trong đó, tại Điều 17 của Quy định, nội dung phân cấp về cung cấp thông tin
chỉ giới đường đỏ đã được quy định cụ thể, rõ ràng như sau:
- Tại khu vực đã có Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, tuyến đường đã có hồ
sơ chỉ giới đường đỏ được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc công trình tiếp giáp
tuyến phố có chỉ giới đường đỏ ổn định trong nội thành Hà Nội: Sở Quy hoạch –
Kiến trúc hoặc UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm cung cấp thông tin về
chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được duyệt.
- Tại khu vực chưa có Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500: Viện Quy hoạch xây
dựng Hà Nội là đơn vị có trách nhiệm lập, cung cấp Chỉ giới đường đỏ cho các
tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.
Hiện nay, căn cứ vào vị trí khu đất dự kiến xây dựng công trình, đối chiếu
với Quy định được ban hành tại Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày
19


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

17/9/2014 của UBND Thành phố nêu trên, các tổ chức cá nhân đã có thể chủ
động liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước tương ứng để được giải quyết thủ
tục cung cấp Chỉ giới đường đỏ một cách thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng. Đồng
thời, việc UBND Thành phố quyết định bàn hành Quy định về lập, thẩm định,
phê duyệt nhiệm vụ đồ án và quản lý theo đồ án quy hoạch đô thị trên địa bàn
Thành phố Hà Nội (trong đó có nội dung quy định về phân cấp thẩm quyền cung

cấp Chỉ giới đường đỏ) đã chứng minh tính đúng đắn của việc phân tính, lựa
chọn phương án của tình huống nêu trên.
Với tình huống của đề tài tiểu luận nêu trên đã thể hiện rõ đặc điểm cơ
bản của quản lý hành chính nhà nước là “quản lý hành chính nhà nước mang
tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành, phối hợp, huy động
mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sản xuất xã hội và
cuộc sống con người trên địa bàn của mình theo sự phân công, phân cấp, đúng
thẩm quyền và theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.

20


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
2. Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
3. Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
4. Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;
5. Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
6. Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
7. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính
phủ về Quy hoạch xây dựng;
8. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình;

9. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
10. Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
11. Thông tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20/11/2008 hướng dẫn thực hiện
việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp,
khu kinh tế;
12. Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây Dựng
hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
13. Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009
của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
14. Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng quy
định về việc lập nhiệm vụ, đồ án và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới;
21


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

15. Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND Thành
phố Hà Nội ban hành Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án và
quản lý theo đồ án quy hoạch trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
16. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý Hành chính Nhà nước (Chương trình
chuyên viên, tập 1, 2, 3) - Học viện Hành chính, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ
thuật 2008.

22




×