Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu luận tình huống ngạch chuyên viên xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu tại phường a, quận hai bà trưng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.02 KB, 19 trang )

Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

I. LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Những năm gần đây do nhu cầu tăng mạnh, việc sản xuất và
buôn bán rượu phát triển tràn lan, từ nông thôn đến thành thị ở bất cứ
nơi

đâu

chúng

ta

cũng có thể dễ dàng nhìn thấy các hoạt động sản xuất, kinh doanh
rượu.

Chất

lượng của rượu có rất nhiều loại và giá cả cũng vô chừng, từ dăm bảy
ngàn đến vài chục ngàn, thậm chí cả triệu đồng một lít. Điều đáng
quan tâm là trên thị trường hiện nay rượu kém chất lượng, rượu giả khá
nhiều,

độc

ngộ

xảy

ra



thường xuyên, nhẹ thì ảnh hưởng sức khoẻ, bệnh tật, nặng thì dẫn đến
chết
người. Qua tìm hiểu các thông tin trên mạng cho thấy, có đến hơn 90%
rượu tự nấu không đảm bảo độ an toàn theo tiêu chuẩn quy định, về
tính độc hại của rượu tự nấu cao gơn hàng trăm, thậm chí hàng nghìn
lần so với rượu nhà máy.Trong khi đó, hơn 95% người dân Việt Nam
có thói quen sử dụng rượu tự nấu, đây thực sự là vấn đề rất đáng lo
ngại.
Để tránh tình trạng phát triển tràn lan, tăng cường công tác quản
lý, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh rượu đi vào nề nếp hàng loạt các
1

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

văn bản pháp luật được ban hành quy định về sản xuất, kinh doanh rượu tạo
hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động này. Ngày 12/11/2012, Chính
Phủ ban hành nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu (bãi
bỏ Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ
về sản xuất, kinh doanh rượu); mới đây nhất ngày 27/12/2014 Bộ Công
Thương ban hành Thông tư số 60/2014/TT-BCT hướng dẫn cụ thể thực hiện
một số điều của Nghị định 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể
điều kiện để được cấp Giấy phép sản xuất rượu, cơ quan chức năng có thẩm
quyền cấp Giấy phép, hồ sơ thủ tục cấp Giấy phép. Theo quy định thì tổ chức
cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu phải có giấy phép; mọi hoạt động sản
xuất, kinh doanh rượu đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Kể từ
ngày 01/01/2013, tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công

nhằm mục đích kinh doanh đều phải đăng ký sản xuất kinh doanh theo quy
định và được cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Giấy phép sản xuất; sau
ngày 01/0102013, tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất
rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, kinh doanh bán lẻ hoặc đại lý bán
lẻ rượu nếu chưa có Giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu của cơ quan có
thẩm quyền thì sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.
Được sự quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ của thành phố, Quận Hai Bà
Trưng ngày càng phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, là một
trong các quận nội thành phát triển, quận Hai Bà Trưng có lượng người nhập
2

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

cư khá đông, hầu hết là ở các tỉnh thành lên làm ăn buôn bán. Do vậy
mà trình độ hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn
chế.
Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn của UBND quận Hai Bà
Trưng, một trong các chức năng, nhiệm vụ của Phòng được UBND
quận quy định đó là có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu
tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
Bản thân em là một chuyên viên của Phòng Kinh tế quận Hai Bà
trưng, vận dụng những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt kết
hợp thực tiễn công tác ở địa phương, em đã lựa chọn đề tài : “Xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu tại
phường A, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” để thực hiện tiểu
luận cuối khoá của chương trình “Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước chương trình chuyên viên”.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian hạn hẹp, kiến
thức



kinh nghiệm bản thân có hạn, nên bài viết này chắc chắn còn những
khiếm
khuyết nhất định, rất mong thầy cô góp ý, tạo điều kiện để em hoàn
thành tốt chương trình học.Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường

3

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã trang bị cho em nhiều kiến thức trong quá
trình học tập.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Giúp cho bản thân rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống;
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biết pháp luật về công tác kiểm tra,
kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trên thị trường quận Hai Bà Trưng;
- Tuyên truyền, phổ biến để người dân biết, phát hiện các hành vi vi
phạm về các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại ảnh hưởng đến quyền
lợi người tiêu dùng trên thị trường quận Hai Bà Trưng có thể trình báo tới
Phòng Kinh tế.
- Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, vận dụng sáng tạo
để xử lý vụ việc “thấu tình đạt lý” và mang lại hiệu quả cao;

- Mục tiêu nữa đặt ra trong xử lý vụ việc mà em chọn làm đề tài tiểu
luận cuối khóa là: Xử lý dứt điểm, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật,
tìm ra rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Sử dụng các phương pháp phỏng vấn, phân tích, tổng hợp, so sánh.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Vụ việc này xảy ra tại phường A, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
5. Bố cục của tiều luận: Gồm 4 phần.
4

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

PHẦN I: Lời nói đầu
PHẦN II: Nội dung
2.1. Mô tả tỉnh huống
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn
PHẦN III. Kiến nghị
PHẦN IV. Kết luận
II. NỘI DUNG
2.1. Mô tả tình huống
Nhằm triển khai thực hiện các Nghị định và Thông tư nêu trên,
ngày 08 tháng 4 năm 2015 UBND quận hai Bà Trưng đã có chỉ thị Số:
11/CT-UBND giao nhiệm vụ cụ thể cho các Phòng Ban của quận và
UBND các phường, trong đó đối với Đội Quản lý thị trường số 5 cần

tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đối với việc sản
xuất, lưu thông, tiêu thụ rượu trên địa bàn quận; kiểm tra các cơ sở sản
xuất, kinh doanh rượu về chấp hành các quy định của nhà nước về chất
lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.
Thực hiện chỉ thị của UBND quận Hai Bà Trưng, Phòng Kinh tế
phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 5 đã xây dựng kế hoạch và
5

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

trình Chủ tịch UBND quận ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành
do đồng chí Trưởng phòng Kinh tế làm trưởng đoàn tổ chức đi kiểm tra tình
hình sản xuất mua bán rượu thủ công tại các phường trên địa bàn quận,
Ngày 16/5/2015 tại phường A, Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra
hoạt động kinh doanh tại hộ Ông Nguyễn Văn C, có Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh hộ cá thể số 43B01241485 đăng ký kinh doanh các mặt hàng:
bia, rượu, và các loại nước giải khát. Ông cũng đã được Phòng Kinh tế quận
cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu.
Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện tại nhà ông C đang có nấu rượu
thủ công với số lượng tương đối lớn, trong khi Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh của ông không đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thủ công, và
cũng không có giấy phép sản xuất rượu thủ công theo quy định. Tại
hiện trường phát hiện 5 can loại 20 lít chứa đầy rượu thành phẩm. Đoàn kiểm
tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm quy
định về kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh gồm:
+ Vi phạm về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Vi phạm về giấy phép sản xuất rượu thủ công.

Đồng thời tạm giữ tang vật chờ xử lý và mời ông ngày hôm sau mang
các giấy tờ liên quan đến trụ sở Phòng Kinh tế để giải quyết.
Ngày 17/5/2015 trong buổi làm việc tại phòng Kinh tế, ông Nguyễn
Văn C trình bày lý do ông nấu rượu là để chuẩn bị phục vụ cho đám cưới của
6

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

con trai của ông sẽ tổ chức vào tuần sau chứ ông hoàn toàn không nấu
rượu để phục vụ cho mục đích kinh doanh. Toàn bộ thiết bị phục
vụ cho việc nấu rượu, men để ủ rượu do một người bạn của ông ở địa
phương khác làm nghề nấu rượu cho mượn và cũng là người trực tiếp
đứng ra tư vấn hướng dẫn ông kỹ thuật, quy trình nấu rượu.
Sau khi ghi nhận lời trình bày và xem xét các tình tiết ghi trên
biên bản, Áp dụng điều 20 khoản 5 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày
16 tháng 01 năm 2008 về “xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại”, trưởng đoàn kiểm tra liên ngành đã trình Chủ tịch
UBND quận ra quyết định xử phạt hành chính số 12/QĐ-XPHC, xử
phạt ông Nguyễn Văn C về hành vi “Vi phạm quy định về kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh” số tiền là 5.000.000đ và
xử phạt bổ sung: tịch thu toàn bộ 100 lít rượu tang vật vi phạm hành
chính để tiêu huỷ.
Không đồng tình với quyết định xử phạt hành chính của chủ tịch
UBND quận, vì cho rằng việc kinh doanh mặt hàng rượu của ông có
nguồn gốc rõ ràng hợp pháp còn việc nấu rượu không vì mục đích kinh
doanh, không làm ảnh hưởng vệ sinh môi trường cũng như trật tự an
ninh trong phường lại bị phạt với số tiền khá lớn và tịch thu số rượu đã

nấu nên ông Nguyễn Văn C làm đơn khiếu nại gửi UBND quận.
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
7

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

- Mục tiêu chung: Nhằm mục đích quản lý chặt chẽ việc kinh doanh
rượu, đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm phòng ngừa các hậu
quả do rượu, tránh ngộ độc rượu, tránh tử vong do rượu cho người tiêu dùng.
Yêu cầu đặt ra cụ thể là phải quản lý được các lò rượu thủ công, khuyến
khích sản xuất và tiêu thụ rượu an toàn chất lượng cao và hạn chế những
rượu chất lượng thấp.
- Mục tiêu cụ thể của việc xử lý tình huống: Xác định tính chất, hành
vi, mức độ vi phạm để giải quyết đơn khiếu nại của ông C về quyết định xử
phạt hành chính của đoàn kiểm tra liên ngành đối với ông. Áp dụng
các quy định pháp luật trong việc ra quyết định xử phạt hành chính cho đúng
luật. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo sự đồng thuận
cao trong dư luận xã hội.
Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải căn cứ vào cơ sở pháp luật.
Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của vụ việc. Từ đó tìm ra giải pháp
đúng đắn để giải quyết vấn đề. Đồng thời cũng qua đó đúc kết được kinh
nghiệm quý báu trong việc giải quyết vụ việc hành chính đối với cơ quan
quản lý hành chính Nhà nước sao cho hợp tình, hợp lý.
2.3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả ( nguyên nhân chủ quan,
khách quan
2.3.1. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:

8

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

- Do rượu tự nấu không được quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất
lượng như: chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hoá học, yêu cầu trong quá trình
bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển đối với rượu: Tiêu chuẩn
TCVN 7043:2002 đối với rượutrắng; Tiêu chuẩn TCVN 7044:2002
đối với rượu mùi và Tiêu chuẩn TCVN7045:2002 đối với rượu vang.
Do đó, việc nấu và bán rượu được thả nổi, các ngành không kiểm tra
bao giờ.
- Do không có quy định về rượu tự nấu phải tuân thủ đầy đủ các
quy định, tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), không có
giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP do vậy mà chưa kiểm soát được
rượu tự nấu.
- Do chưa chuẩn hóa được tiêu chuẩn, kỹ thuật của cơ sở sản
xuất rượu, chưa có quy định rõ ràng đối với việc quản lý các hộ nấu
rượu thủ công (Cả kinh doanh và không kinh doanh) nên rất khó khăn
trong việc kiểm tra xử lý.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do thiếu sót trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước ở các
cấp: Hiện vẫn còn sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của các cơ
quan Y tế, Công thương, Nông nghiệp trong việc cấp thẩm định Giấy
chứng nhận vấn đề an toàn thực phẩm;
- Do sự quản lý lỏng lẻo của phường A;
9


Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

- Do sự thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, rà soát địa bàn của
cán bộ các cấp;
- Do sự kém hiểu biết pháp luật của ông C.
2.3.2. Hậu quả
- Gây thiệt hại về kinh tế cho gia đình ông Nguyễn Văn C: phạt tiền
5.000.000đ đồng thời tịch thu toàn bộ rượu thành phẩm để tiêu hủy;
- Gây bất bình trong nhân dân, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của cán
bộ, công chức nói riêng và đoàn kiểm tra liên ngành nói chung, cụ thể: qua
việc kiểm tra và xử lý hành chính đối với hành vi nấu rượu của ông C người
dân không đồng tình với cách làm của đoàn kiểm tra, thiếu điều tra khảo sát,
không tham khảo ý kiến chính quyền địa phương và nhất là khung mức phạt
quá cao đối với người dân nhập cư, lao động như ông C.
- Làm giảm sút về mặt pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Gây ảnh hưởng đến dịch vụ công của cơ quan nhà nước.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết.
Từ những phân tích nguyên nhân và hậu quả ở trên, ta có thể đưa ra 3
phương án để giải quyết tình huống đã đặt ra như sau:
-

Phương án 1:

Giữ nguyên quyết định xử phạt số 12/QĐ-XPHC ngày 17.5.2015 của
chủ tịch UBND quận, tịch thu tiêu huỷ toàn bộ số rượu đã tạm giữ.
-


Phương án 2:
10

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Huỷ quyết định xử phạt số 12/QĐ-XPHC ngày 17.5.2015 của
đoàn kiểm tra liên ngành, ra quyết định xử phạt khác phù hợp với
quy định của pháp luật. Yêu cầu ông C viết bản cam kết không sử
dụng số rượu trên để bán ra thị trường và chịu trách nhiệm về tiêu
chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm rượu do mình
sản xuất. Trả lại cho ông C toàn bộ số rượu đang tạm giữ.
-

Phương án 3:

Huỷ quyết định xử phạt số 12/QĐ-XPHC ngày 17.5.2015 của
chủ tịch UBND quận, tiến hành kiểm định chất lượng mẫu rượu,
nếu đảm bảo các tiêu chuẩn quy định, an toàn cho người sử dụng, chủ
tịch UBND quận giao phòng Kinh tế có trách nhiệm trả lại toàn bộ số
rượu đã tạm giữ cho ông C, chỉ nhắc nhở ông lưu ý ông cần thực hiện
đúng các quy định của luật pháp mà không ra quyết định xử phạt hành
chính. Nếu chất lượng không đảm bảo thì phòng Kinh tế trình UBND
quận ký quyết định tịch thu để tiêu huỷ đồng thời ra quyết định xử phạt
áp dụng theo khoản 1, điều 15 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22
tháng 01 năm 2009 với hành vi “ Vi phạm các quy định về sản
xuất rượu thủ công”.
Toàn bộ chi phí liên quan việc kiểm định chất lượng rượu Ông C

sẽ
chịu trách nhiệm chi trả.
11

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Lựa chọn phương án:
Phân tích những ưu điểm và hạn chế của từng phương án giải quyết
tình huống nêu trên từ đó ta chọn phương án tối ưu nhất:
- Phương án 1:
Vì đã có quyết định xử phạt hành chính chưa chuẩn xác và có phần
“nặng tay”, không mang tính giáo dục thuyết phục, nên không thể áp
dụng phương án này, nếu áp dụng chắc chắn sẽ dẫn tới việc khiếu kiện kéo
dài và sẽ không được sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân.
- Phương án 2:
Việc ra Quyết định xử phạt khác thay thế là hoàn toàn phù hợp với
luật định, nhưng với việc trả lại số rượu cho ông C để sử dụng mà chưa kiểm
định để xác định chất lượng là không đảm bảo an toàn. Số rượu nói trên ông
C sẽ dùng cho tiệc cưới với nhiều người dùng, nếu chất lượng không đảm
bảo thì sẽ nguy hiểm cho sức khoẻ và cả tính mạng của nhiều người, hậu quả
sẽ hết sức to lớn nên phương án này cũng không thể chọn.
- Phương án 3:
Là phương án tối ưu nhất vừa đảm bảo được cả mục tiêu chung cũng
như mục tiêu cụ thể. Vừa đảm bảo việc thực thi pháp luật vừa thấu tình đạt lý
nên chắc chắn sẽ được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ. Đây cũng là cách
để góp phần đưa các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà
nước vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất.

12

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

2.5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

STT

Nội dung
công viêc

Chủ thể
thực hiện

Thời gian
thực hiện

Kinh phí
thực hiện

Huỷ quyết định xử

1

phạt số 12/QĐ1
XPHC
ngày

17.5.2015 của Chủ

Chủ tịch UBND 03 ngày làm
quận Hai Bà Trưng việc

Không

tịch UBND quận
Kiểm

định

mẫu rượu tại

2Kiểm định chất
2

lượng mẫu rượu

Ông Nguyễn Văn C

07 ngày làm
việc

Trung

tâm

kiểm


định

chất

lượng

VSATTP,
phí

kiểm

định do ông
C chịu,
Mẫu rượu đạt tiêu

3

chuẩn quy định,
3
an toàn cho người Phòng Kinh tế

01 ngày làm
việc

Không

sử dụng: trả lại
toàn bộ số rượu đã

13


Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

tạm giữ cho ông C
Mẫu rượu không
đạt tiêu chuẩn quy
định, an toàn cho
người

sử

dụng:

tịch thu để tiêu
huỷ đồng thời ra
quyết định xử phạt

4

áp dụng theo áp
4
Chủ tịch UBND 03 ngày làm
dụng khoản 5,
Không
quận
việc
điều 20 Nghị định

số

06/2009/NĐ-

CP ngày 22 tháng
01 năm 2009 với
hành vi “ Vi phạm
các quy định về
sản xuất rượu thủ
công”
- Phòng Kinh tế
5Thực hiện Quyết
5

định

- Ông Nguyễn Văn

01 ngày làm Kinh phí nhà
việc

nước

C

III. KIẾN NGHỊ
UBND phường A nói riêng và UBND các xã phường, thị trấn cần rà
soát nắm chắc số lượng hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu
14


Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

trên địa bàn và lập kế hoạch triển khai kiểm tra, rà soát các hộ, cơ sở,
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn để thực hiện.
Không chỉ quản lý các cơ sở sản xuất rượu mà chúng ta còn phải tích
cực tuyên truyền để người dân hiểu và ý thức được tác hại của việc
dùng rượu không đảm bảo chất lượng. Khuyến cáo người dân không
nên sử dụng các lọai rượu khi không biết nguồn gốc, xuất xứ hoặc
không có nhãn mác rõ ràng.
UBND quận cần chỉ đạo các phòng ban tham mưu đề xuất thành
lập
đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, hướng dẫn các hộ, cơ sở, doanh
nghiệp chưa thực hiện đúng các quy định của nhà nước về sản xuất,
kinh doanh rượu. Tập huấn cho các hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh rượu về các quy định và thủ tục cần thiết về sản
xuất, kinh doanh rượu. Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp cố tình
không

chấp

hành

theo

quy định của pháp luật.
UBND Thành phố cần có chỉ thị cho các Sở, Ngành chức năng
thực hiện:

Hướng dẫn cho các hộ gia đình, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất
rượu trên địa bàn thực hiện theo quy trình công nghệ sản xuất rượu thủ
công đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
15

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Hướng dẫn qui trình, thủ tục và cấp “Giấy chứng nhận đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm” , “Bản cam kết bảo vệ môi trường” cho các cơ sở,
doanh nghiệp sản xuất rượu trên địa bàn tỉnh theo đúng qui định của pháp
luật hiện hành. Hướng dẫn các hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
rượu tự cam kết thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn đăng ký và cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng
cháy chữa cháy” cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu . Tổ chức
cho các hộ cá thể, hộ gia đình cam kết thực hiện các quy định về phòng cháy
chữa cháy được quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy
chữa cháy và Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công
an hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.
Cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý cùng với nhà sản xuất
trong việc lấy mẫu kiểm tra định kỳ nhằm điều chỉnh kịp thời qui trình công
nghệ để sản xuất ra sản phẩm rượu đạt yêu cầu về VSATTP.
Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát về vệ sinh nhà xưởng,
nguồn gốc nguyên liệu, thành phẩm nhằm đảm bảo an toàn về vệ sinh thực
phẩm. Đặc biệt đối với các cơ sở chế biến rượu từ các lọai cồn, hoặc ngâm
thêm các lọai cây, con.
Đối với các Bộ Ngành Trung ương:


16

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Tập quán uống và sản xuất rượu đã có trở thành thói quen và
truyền
thống lâu đời ở nước ta. Ở khía cạnh nào đó, nó thể hiện nét văn hoá


nếp

sống của người Việt. Nếu đưa ra quy định cấm hẳn các loại rượu tự
nấu sẽ rất khó được chấp nhận bởi nó còn liên quan đến kinh tế của
không Tuy
ít hộnhiên,
sản xuất
tácvàhại
báncủa
rượu
rượu
ở các
biađịa
vàphương.
nhất là rượu nấu thủ công
không nhãn mác không rõ nguồn gốc đến sức khoẻ và tính mạng còn
người là rất lớn. Sự ra đời của dự thảo Phòng chống tác hại của bia

rượu và những biện pháp giảm thiểu tệ lạn nạm dụng bia rượu là rất
cần thiết. Thiết nghĩ Nhà nước cần sớm triển khai xây dựng và ban
hành luật phòng chống tác hại của lạm dụng bia rượu Để thực hiện
được những chiến lược lớn này cần có một cơ sở nghiên cứu khoa học
sâu, rộng hơn nữa để có những can thiệp cộng đồng nhằm giảm thiểu
tác hại của bia, rượu. Ngay sau đó là các văn bản pháp quy riêng biệt
về quản lý tất cả các loại rượu tự nấu và chế tài xử lý hành chính các vi
phạm trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông mặt hàng này.
Ta chưa hoặc không cấm người tự nấu rượu, nhưng phải quản lý
chặt chẽ bằng cách hạn chế về số lượng và quy hoạch sản xuất để đảm
bảo chất lượng. Cần có cơ chế hỗ trợ các làng nghề rượu đầu tư cải
tiến thiết bị nâng cao chất lượng, và khuyến khích các tổ chức, cá nhân
17

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

sản xuất rượu thủ công tham gia vào làng nghề sản xuất rượu. Với các doanh
nghiệp sản xuất rượu cần chú trọng đến đối tượng khách hàng là nông dân,
nhân dân lao động, đưa ra thị trường các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn và
có giá thành thấp phù hợp với nhu cầu của giới bình dân. Mở rộng mạng lưới
phân phối các loại rượu chai đủ tiêu chuẩn để hạn chế và thu hẹp dần các lò
rượu thủ công đơn lẻ. Bên cạnh đó, cần tăng cường tổ chức nhân lực cho hệ
thống

an

toàn


VSTTP ở các tuyến tỉnh nhằm quản lý chất lượng thực phẩm nói chung và
rượu tự nấu nói riêng.
IV. KẾT LUẬN
Trong hoạt động quản lý nhà nước thường xuyên có những tình huống
vụ việc, những sự kiện đặt ra những vấn đề trước cán bộ công chức nhà nước,
đòi hỏi cán bộ công chức có thẩm quyền và thuộc phạm vi trách nhiệm liên
quan đến vụ việc, sự kiện đó phải phân tích tìm ra phương án và giải pháp để
giải quyết nhằm thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý nhà nước.
Quản lý việc sản xuất và kinh doanh rượu nhất là rượu thủ công là một
yêu cầu hết sức bức thiết trong giai đoạn hiện nay nhất là các vụ ngộ độc
rượu ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp thực sự trở thành nguy cơ gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng.
Tình huống “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh rượu” tuy không là nội dung mới mẻ nhưng là một vấn đề cần hết sức
18

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy


Lớp chuyên viên K3A.2015 Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

quan tâm. Với nội dung tình huống, phân tích tình huống cũng như
chọn phương án xử lý tình huống mà tôi mạnh dạn trình bày trên đây là
kết quả của quá trình học tập, lĩnh hội những kiến thức quý báu từ
Thầy Cô kết hợp với kiến thức thực tiển trong quá trình công tác
Trước đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở rộng hội nhập
kinh tế quốc tế trên quy mô cả nước và trên quy mô của từng địa
phương đòi hỏi người cán bộ công chức phài không ngừng bổ sung và
nâng cao kiến thức mọi mặt trong đó có nghiệp vụ về quản lý Nhà

nước. Sau 4 tháng tham gia học tập lớp bồi dưỡng kiến thức chương
trình chuyên viên, được sự tận tình truyền đạt của các Thầy Cô trường
đào tạo cán bộ Lê hồng Phong bản thân tôi xác định cần phải không
ngừng phấn đấu, rèn luyện, vận dụng những kiến thức đã được học
vào quản lý hành chính nhà nước ở cơ quan, đơn vị mình đang công
tác, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quận
Hai Bà Trưng hiện nay.

19

Học viên thực hiện: Đinh Thị Hồng Thúy



×