Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tiểu luận tình huống thay đổi tên trong trường hợp công dân có bản chính giấy khai sinh với hồ sơ khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.74 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU

2

PHẦN II: NỘI DUNG

5

I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

5

II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

6

1. Cơ sở pháp lý để giải quyết tình huống

6

2. Xác định mục tiêu cần giải quyết

7

III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG

7


1. Nguyên nhân

7

2. Hậu quả pháp lý

8

IV. XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Phƣơng án 1: Thực hiện theo yêu cầu của anh Tài ghi thêm chữ “c”

10
11

vào sau chữ Phú trong Sổ Đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh
của cháu Nguyễn Tài Phú.
2. Phƣơng án 2: Hƣớng dẫn anh Nguyễn Văn Tài thực hiện đính chính

11

bằng Tiểu học, học bạ, sổ hộ khẩu gia đình, chứng minh nhân dân theo bản
chính Giấy khai sinh của cháu Nguyễn Tài Phú.
3. Phƣơng án 3: Thực hiện thay đổi tên cho cháu Nguyễn Tài Phú 13
thành Nguyễn Tài Phúc theo nguyện vọng của gia đình.
V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN

15

PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ


18

Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

1


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

PHẦN I
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, nƣớc ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân,
phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, đồng thời nƣớc ta đang trong thời kỳ hội nhập với quốc tế, đòi hỏi
Đảng và Nhà nƣớc ta phải có những chủ trƣơng, đƣờng lối và chính sách, pháp
luật đúng đắn, phù hợp để nƣớc ta nắm bắt đƣợc những thời cơ, vƣợt qua những
thách thức sánh vai với các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là trong việc ban hành
các văn bản pháp luật của nhà nƣớc và ý thức tuân thủ pháp luật của mọi tầng
lớp nhân dân.
Pháp luật là phƣơng tiện ghi nhận, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của
cá nhân, tổ chức. Trong những năm qua, pháp luật đã có tác động tích cực đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên,
trong áp dụng pháp luật, cơ chế quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi
phạm pháp luật cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém, sơ hở, chƣa kịp thời nên chƣa
phát huy đƣợc hết hiệu lực và hiệu quả của pháp luật. Trong đó, vấn đề quản lý
nhà nƣớc về hộ tịch cũng là một vấn đề gây nhiều khó khăn, vƣớng mắc cần
đƣợc quan tâm.
Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 1 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của

Chính phủ ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lí hộ tịch thì:
“ 1. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của
một người từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền:
a) Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận
cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới
tính; xác định lại dân tộc;

Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

2


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

b) Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào
sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc
kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.”
Nhƣ vậy, các sự kiện hộ tịch luôn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời
sống xã hội. Do đó, vấn đề quản lý nhà nƣớc về hộ tịch có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc quản lý, thống nhất các sự kiện nhân thân của mỗi ngƣời.
Trƣớc đây, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp, trách nhiệm
của cán bộ, công chức chƣa cao cũng nhƣ sự hiểu biết pháp luật và tuân thủ
pháp luật của ngƣời dân còn hạn chế nên công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nói
chung đƣợc thực hiện một cách dễ dãi, cẩu thả nên đã để lại nhiều khó khăn,
vƣớng mắc sau này. Có rất nhiều trƣờng hợp hoặc do hành vi vô ý hoặc cố ý của
cán bộ cũng nhƣ của công dân đã làm sai lệnh họ, tên, ngày tháng, năm sinh của
công dân để đạt đƣợc mục đích trƣớc mắt trong các giao dịch dân sự hoặc do sự
cẩu thả, thiếu trách nhiệm của cán bộ trong việc ghi và lƣu trữ sổ sách đã để lại

những hậu quả nghiêm trọng, ví dụ nhƣ một ngƣời có thể có bản chính và các
bản sao giấy khai sinh có họ, tên, ngày, tháng, năm sinh khác nhau hay có giấy
khai sinh bản gốc nhƣng lại không có tên trong sổ đăng ký khai sinh gốc, …do
vậy gây rất nhiều khó khăn trong công tác đăng ký và quản lý về hộ tịch.
Mặt khác, nƣớc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thƣơng nhau, có tình
làng nghĩa xóm vô cùng gắn bó “tối lửa tắt đèn có nhau”, do vậy, trong tƣ tƣởng
mỗi ngƣời dân Việt Nam cái tình thƣờng nặng hơn cái lý. Vì thế, trong nhiều
trƣờng hợp khi thi hành công vụ cán bộ thƣờng bị chi phối bởi các quan hệ thân
quen, hàng xóm, láng giềng nên khi giải quyết công việc thƣờng không đƣợc
khách quan, vì cả nể đã làm sai nguyên tắc, trái với quy định của pháp luật cho
công dân nên để lại nhiều khó khăn, vƣớng mắc cho hậu bối khi giải quyết hậu
quả đó. Trong nhiều trƣờng hợp cán bộ phải hết sức linh hoạt khi giải quyết
công việc thì mới mang lại phƣơng án tối ƣu cho công dân.
Để phán ánh rõ thực trạng đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung ở địa
phƣơng nơi tôi đang công tác, từ đó có những giải pháp cụ thể, thiết thực, phù

Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

3


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

hợp để giải quyết, tôi xin chọn viết về đề tài “ thay đổi tên” thuộc phạm vi công
vệc của mình để làm bài tiểu luận lớp bồi dƣỡng ngạch chuyên viên năm 2015.
Trong khuôn khổ tiểu luận tốt nghiệp lớp bồi dƣỡng ngạch chuyên viên,
tôi không có tham vọng viết tất cả các nội dung liên quan đến việc thay đổi tên
mà chỉ xin đƣợc chọn một tình huống “Thay đổi tên trong trường hợp công dân
có bản chính Giấy khai sinh với hồ sơ khác nhau” đã xảy ra trên địa bàn huyện
Đan Phƣợng - Hà Nội, nơi tôi đang công tác, từ đó, lựa chọn phƣơng án tối ƣu

nhất để giải quyết cho công dân.
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế nên không
sẽ tránh khỏi những thiếu sót, kính mong đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ và đóng
góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo trong trƣờng Đào tạo cán bộ Lê Hồng
Phong để tôi có thể trau dồi và củng cố thêm kiến thức về chuyên môn nghiệp
trong lĩnh vực hộ tịch vụ giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

4


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

PHẦN II
NỘI DUNG
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Năm 1998, anh Nguyễn Văn Tài kết hôn với chị Vũ Thị Minh. Hai vợ
chồng sinh sống và đăng ký hộ khẩu thƣờng trú tại xã Song Phƣợng - huyện Đan
Phƣợng - Hà Nội. Năm 2000, anh chị sinh đƣợc một bé trai đặt tên là Nguyễn
Tài Phú. Gia đình đã đi đăng ký khai sinh cho cháu Phú theo quy định của pháp
luật về hộ tịch và đƣợc cán bộ Tƣ pháp - Hộ tịch UBND xã Song Phƣợng cấp
cho một bản chính Giấy khai sinh và hai bản sao Giấy khai sinh. Nhƣng sau đó,
do bên họ ngoại của anh Tài có ngƣời cậu cũng tên là Phú chết trẻ, vì sợ kiêng
cho cháu đích tôn nên ông bà nội của cháu Phú (bố mẹ anh Tài) yêu cầu cả họ
gọi lái tên cháu Phú thành Phúc đồng thời buộc anh Tài phải đi sửa tên con trong
Giấy khai sinh thành Phúc. Không muốn làm trái ý cha mẹ nên anh Tài đã tự
điền thêm chữ “c” vào sau chữ Phú ở trong hai bản sao Giấy khai sinh của con,
riêng bản chính Giấy khai sinh vẫn để nguyên tên là Phú.

Năm 2006, khi con đến tuổi đi học, anh Tài đã nộp 01 bản sao Giấy khai
sinh của con mang tên Nguyễn Tài Phúc cho nhà trƣờng. Để yên tâm hơn, anh
đã đến UBND xã Song Phƣợng để làm thêm giấy khai sinh bản sao cho con. Do
là chỗ thân quen nên cán bộ Tƣ pháp đã chủ quan không xem sổ gốc, và cũng
biết rõ ở nhà gọi cháu tên là Phúc đã theo bản sao anh đem đến mà tiến hành cấp
cho anh Tài thêm 03 bản sao giấy khai sinh nữa.
Từ đó đến nay, UBND xã Song Phƣợng đã nhiều lần thay đổi cán bộ Tƣ
pháp - Hộ tịch xã. Thế là, cháu Phú đã học xong Tiểu học, đang học Trung học
cơ sở bằng bản sao giấy khai sinh ghi tên là Phúc. Sổ hộ khẩu gia đình cũng đã
đƣợc đính chính theo tên gọi là Phúc, chứng minh nhân dân cháu vừa làm cũng
mang tên là Phúc. Do đang trong thời gian đi học không có giao dịch gì quan
trọng liên quan đến Bản chính Giấy khai sinh nên không có vấn đề gì xảy ra.
Năm 2015, khi làm hồ sơ xét tốt nghiệp Trung học cơ sở và thi vào trƣờng
Trung học phổ thông, nhà trƣờng yêu cầu nộp bản chính Giấy khai sinh để đối
Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

5


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

chiếu thì phát hiện tên của cháu trong bản chính Giấy khai sinh và học bạ khác
nhau nên yêu cầu anh Tài phải thay đổi tên trong bản chính Giấy khai sinh của
cháu Phúc cho phù hợp với hồ sơ và học bạ của cháu.
Anh Nguyễn Văn Tài đã đến UBND xã Song Phƣợng gặp cán bộ Tƣ pháp
- Hộ tịch đề nghị giải quyết cho trƣờng hợp của con anh. Nhận thấy đây là
trƣờng hợp vƣớng mắc, và cháu Phú đã 15 tuổi, cán bộ Tƣ pháp - Hộ tịch xã
Song Phƣợng đã hƣớng dẫn anh Tài đến Phòng Tƣ pháp huyện Đan Phƣợng để
đƣợc giải quyết. Tại Phòng Tƣ pháp huyện Đan Phƣợng, anh Tài tha thiết đề
nghị giúp anh thay đổi tên con trong bản chính Giấy khai sinh theo yêu cầu của

nhà trƣờng bằng cách ghi thêm chữ “c” vào trong bản chính Giấy khai sinh của
cháu Phú. Anh cũng trình bày thêm rằng vì cha mẹ anh không chấp nhận để
cháu đích tôn mang tên là Phú nên mong cán bộ giải quyết để gia đình không
mâu thuẫn.
Nếu là cán bộ phụ trách công tác Hộ tịch phòng Tƣ pháp huyện, anh (chị)
sẽ tham mƣu giúp lãnh đạo Phòng và UBND huyện giải quyết trƣờng hợp trên
nhƣ thế nào để hợp tình, hợp lý mà không gây khó khăn phiền hà cho công dân?
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Cơ sở pháp lý để giải quyết tình huống
- Bộ Luật Dân sự năm 2005.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính
phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia
đình và chứng thực.
- Thông tƣ số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tƣ
pháp về hƣớng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐCP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tƣ số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tƣ
pháp về việc ban hành và hƣớng dẫn ghi chép, lƣu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ
tịch.
Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

6


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ
ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

- Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tƣ pháp, hành chính tƣ pháp,
hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Quyết định số 4322/QĐ-UBND ngày 01/10/2012 của UBND thành phố
Hà Nội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính
đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ
trong lĩnh vực tƣ pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của SởTƣ pháp/UBND cấp
huyện/UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Luật cán bộ công chức năm 2008.
2. Xác định mục tiêu cần giải quyết
* Mục tiêu trƣớc mắt:
Giải quyết kịp thời, nhanh chóng và dứt điểm tình huống để làm sao giúp
cháu Phú có Giấy khai sinh chính làm hồ sơ tốt nghiệp Trunghocj phổ thông và
thi lên Trung học cơ sở đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật trong đăng ký
và quản lý về hộ tịch.
* Mục tiêu lâu dài:
- Tạo niềm tin của nhân dân địa phƣơng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý nhà nƣớc của chính quyền từ huyện đến xã và phẩm chất đạo đức cũng
nhƣ trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tƣ pháp địa phƣơng trong thực
thi công vụ.
- Nâng cao vai trò quản lý hành chính nhà nƣớc về công tác Tƣ pháp nói
chung và công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng trên địa bàn huyện.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức
đáp ứng đƣợc yêu cầu của đất nƣớc trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nƣớc và hội nhập quốc tế.
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG
1. Nguyên nhân
Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

7



TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

a) Nguyên nhân khách quan:
Trong tình huống trên, nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng cháu
Phú có tên gọi khác nhau giữa bản chính Giấy khai sinh và hồ sơ đi học là do sự
kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên đối với hoạt động của cấp xã còn chƣa
chặt chẽ, mang tính hình thức. Đồng thời, do tinh thần trách nhiệm và trình độ,
năng lực của cán bộ Tƣ pháp - hộ tịch còn chƣa cao; công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật về hộ tịch ở địa phƣơng chƣa sâu rộng. Mặt khác, do trình độ dân
trí còn thấp, sự hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời dân
còn hạn chế, công dân chƣa nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng và giá
trị pháp lý của Giấy khai sinh “Là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ
sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm
sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ con phải phù hợp
với giấy khai sinh của người đó”. ( Khoản 2 Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐCP)
b) Nguyên nhân chủ quan:
Từ phía công dân: Do xuất phát từ ý chí chủ quan của công dân muốn làm
sai lệch hồ sơ để đạt đƣợc mục đích trƣớc mắt của mình nên làm trái với quy
định của pháp luật. Cụ thể trong tình huống trên là anh Tài muốn cháu Phú
mang tên khác nên đã tự ý làm sai lệch tên gọi của con mình từ Phú thành Phúc
mà không nghĩ đến hậu quả sau này.
Từ phía cán bộ: Do tƣ tƣởng chủ quan và mối quan hệ thân quen cũng
nhƣ thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ tƣ pháp xã đã
vô ý làm sai lệch thông tin về tên gọi của cháu Phú giúp anh Tài có đƣợc bản
sao khai sinh cho Phú đi học với tên gọi là Phúc. Khi thực hiện cấp bản sao Giấy
khai sinh, cán bộ Tƣ pháp - Hộ tịch xã Song Phƣợng cũng đã không thực hiện
đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ là cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.
(Khoản 2 Điều 60 Nghị định 158/2005/NĐ-CP)

2. Hậu quả pháp lý
Qua phân tích tình huống trên, chúng ta có thể thấy hậu quả để lại không
hề nhỏ đối với cháu Phú. Bản thân cháu không làm sai nhƣng lại phải gánh chịu
Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

8


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

hậu quả là có hai tên gọi khác nhau. Tên gọi đúng thì không dùng mà sử dụng
giấy tờ có tên gọi không đúng dẫn tới sai nhiều loại giấy tờ khác nhƣ: Sổ Hộ
khẩu gia đình, bằng Tiểu học và học bạ, chứng minh nhân dân (cháu vừa làm
xong)… gây khó khăn cho cháu Phú trƣớc mắt là không thể làm hồ sơ tốt nghiệp
Trung học cơ sở và thi lên trƣờng Trung học phổ thông, sau nữa là không thể
thực hiện đƣợc các giao dịch dân sự liên quan đến giấy khai sinh.
Trong tình huống trên, nếu yêu cầu anh Tài đến các cơ quan có thẩm
quyền đề nghị sửa tên trong các bằng cấp, học bạ, sổ hộ khẩu gia đình, chứng
minh nhân dân của cháu Phú theo bản chính Giấy khai sinh cho thống nhất thì
gây rất nhiều khó khăn cho cháu và gia đình trong việc đi đính chính các giấy tờ
và cũng có thể cháu sẽ không kịp nộp hồ sơ thi tốt nghiệp gây tâm lý chán nản
cho công dân.
Từ sự việc trên nhân dân sẽ mất đi niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của nhà nƣớc, mất niềm tin vào phẩm chất đạo đức cũng nhƣ năng lực,
trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức nói riêng và chính quyền địa
phƣơng nói chung.
*Trách nhiệm:
- Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND xã Song Phƣợng: Tại khoản 3
Điều 79 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính
phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, quy định “Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách

nhiệm về tình hình đăng ký hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông
lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong
công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch UBND cấp
xã phải chịu trách nhiệm”.
- Trách nhiệm thuộc về cán bộ Tƣ pháp - Hộ tịch xã Song Phƣợng: Là cán
bộ phụ trách chuyên môn, tham mƣu, giúp việc cho Chủ tịch UBND nhƣng
không cẩn thận, thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng các quy định
về nghĩa vụ của cán bộ, công chức đƣợc quy định trong Luật cán bộ công chức
và không thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi thực hiện

Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

9


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

đăng ký hộ tịch cho công dân đã đƣợc quy định trong Nghị định 158/2005/NĐCP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Trách nhiệm của Phòng Tƣ pháp huyện Đan Phƣợng: Không giám sát,
quản lý chặt chẽ cán bộ tƣ pháp hộ tịch cấp xã theo ngành dọc. Tổ chức và quản
lý các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ tƣ pháp hộ tịch cấp xã về đăng ký và
quản lý hộ tịch chƣa đạt hiệu quả.
- Trách nhiệm của công dân: Do trình độ dân trí thấp cũng nhƣ trình độ
hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ còn rất hạn chế nên anh Tài đã dùng mối
thân quen của mình để làm sai lệch tên gọi của con mà không nghĩ đến hậu quả
sau này. Do đó, anh Tài là ngƣời có trách nhiệm lớn nhất trong việc để xảy ra
tình huống trên, thậm chí anh Tài có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu còn
thời hiệu xử lý.
IV. XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Từ tình huống trên xảy ra tại xã Song Phƣợng - Đan Phƣợng - Hà Nội cho

thấy, do sự chủ quan, cẩu thả, thiếu tinh thần trách nhiệm của vị cán bộ Tƣ pháp
- Hộ tịch xã Song Phƣợng trƣớc đây trong khi thi hành công vụ, cụ thể ở đây là
đã thực hiện việc cấp bản sao khai sinh cho cháu Phú, đồng thời, sự thiếu hiểu
biết pháp luật và tuân thủ pháp luật của công dân (anh Tài) đã dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng là cháu Phú có hai tên gọi khác nhau. Giấy khai sinh bản chính
đƣợc cấp đúng quy định của pháp luật thì không đƣợc sử dụng, lại dùng bản sao
khai sinh không hợp pháp cấp năm 2006 để sử dụng cho việc đi học dẫn tới hậu
quả bằng Tiểu học, học bạ cũng nhƣ các giấy tờ khác của Phú đều ghi tên là
Phúc. Do vậy, ảnh hƣởng rất lớn đến việc làm hồ sơ xét tốt nghiệp Trung học cơ
sở và thi vào Trung học Phổ thông trƣớc mắt cũng nhƣ trong tƣơng lai của cháu
Phú. Vì có thể các kết quả học tập của cháu Phú sẽ không đƣợc công nhận hoặc
phải đi đính chính lại tất cả các loại giấy tờ mà cháu hiện có từ Phúc thành Phú
nếu nhƣ cán bộ tƣ pháp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về cấp bản
sao hộ tịch từ sổ hộ tịch.
Để khắc phục, xử lý tình huống trên, chúng ta có thể giải quyết theo một
số phƣơng án sau đây:
Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

10


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

1. Phƣơng án 1: Thực hiện theo yêu cầu của anh Tài ghi thêm chữ “c”
vào sau chữ Phú trong Sổ Đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh
của cháu Nguyễn Tài Phú.
- Ưu điểm: Giúp cháu Phú nhanh chóng có bản chính Giấy khai sinh
mang tên là Phúc để làm hồ sơ xét tốt nghiệp Trung học cơ sở và thi vào trƣờng
Trung học phổ thông mà không mất nhiều thời gian.
- Nhược điểm: Đây là việc làm trái quy định của pháp luật về hộ tịch.

Khoản 2 Điều 69 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định:
“Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung
đã ghi trong sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch”
Đồng thời vi phạm vào một trong những việc cán bộ tƣ pháp hộ tịch
không đƣợc làm quy định tại điểm đ khoản 1 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP:
“1. Cán bộ Tư pháp hộ tịch không được làm những việc sau đây:
đ) Làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ
tịch”
Và nhƣ vậy sẽ tạo tiền lệ xấu trong thực thi công vụ của công chức Tƣ
pháp - Hộ tịch cấp xã khi giúp UBND đăng ký và quản lý hộ tịch.
2. Phƣơng án 2: Hƣớng dẫn anh Nguyễn Văn Tài thực hiện đính
chính bằng Tiểu học, sổ hộ khẩu gia đình, chứng minh nhân dân của cháu
Phúc theo bản chính Giấy khai sinh
- Ưu điểm:
Việc đăng ký khai sinh cho con của anh Nguyễn Văn Tài đã đƣợc thực
hiện đúng pháp luật và họ tên hợp pháp của cháu đƣợc xác định là Nguyễn Tài
Phú theo nguyên tắc quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự: “Họ, tên của một
ngƣời đƣợc xác định theo họ, tên khai sinh của ngƣời đó”. Trong tình huống
này, tên của cháu Phú trong bằng tốt nghiệp các cấp, học bạ, sổ hộ khẩu gia
đình, chứng minh nhân dân đƣợc ghi thành Phúc do xác lập theo bản sao Giấy
khai sinh đã đƣợc cấp trƣớc đây. Do đó, nếu muốn có sự thống nhất giữa Giấy
khai sinh và học bạ, bằng cấp, sổ hộ khẩu gia đình, chứng minh nhân dân thì anh
Tài phải đến các cơ quan có thẩm quyền đề nghị căn cứ vào bản chính Giấy khai
Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

11


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG


sinh của cháu Phú để thực hiện việc điều chỉnh, đính chính tên gọi từ Phúc thành
Phú theo nguyên tắc quy tại Điều 5 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: “Giấy khai
sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có
nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc;
quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của
người đó”.
- Nhược điểm:
Tuy đây là phƣơng án đảm bảo đúng quy định của pháp luật nhƣng lại có
rất nhiều hạn chế ảnh hƣởng đến quyền lợi của công dân, cụ thể:
Do thời gian nộp hồ sơ xét tốt nghiệp Trung học cơ sở và thi vào trƣờng
Trung học phổ thông đã đến hạn, trong khi gia đình anh Tài phải làm rất nhiều
thủ tục để đính chính đƣợc tên gọi cho con mình, rất có thể sẽ làm cháu không
kịp làm hồ sơ xét tốt nghiệp Trung học cơ sở và dự thi vào trƣờng Trung học
phổ thông. Đây sẽ là một hậu quả vô cùng nặng nề ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
tâm lý cũng nhƣ tƣơng lai của cháu Phú.
Mà thực tế nhƣ nguyện vọng của anh Tài trình bày là muốn đƣợc đổi tên
con mình từ Nguyễn Tài Phú thành Nguyễn Tài Phúc. Lý do anh Tài sửa tên con
trai từ Phú thành Phúc là do cha mẹ anh (tức ông bà nội của cháu Phú) không
muốn cháu đích tôn của mình mang tên đó trùng với tên của ngƣời cậu bên họ
ngoại chết trẻ. Đây là lý do chính đáng và phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc cháu Phú không đƣợc đổi tên có thể dẫn đến mâu thuẫn, ảnh hƣởng đến
tình cảm gia đình.
Từ sự việc nhƣ trên, nhân dân mất lòng tin vào chính quyền địa phƣơng vì
đã không quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ cũng nhƣ không tin vào năng lực,
trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, dẫn tới những hậu quả cực kỳ bất lợi
cho công dân. Cụ thể bản thân cháu Phú là ngƣời vô tội, nhƣng do nhận thức yếu
kém về pháp luật của gia đình và sự cẩu thả thiếu tinh thần trách nhiệm của cán
bộ tƣ pháp đã để cháu phải gánh chịu hậu quả này thì thật là không công bằng
cho cháu.


Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

12


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

3. Phƣơng án 3: Thực hiện thay đổi tên cho cháu Nguyễn Tài Phú
thành Nguyễn Tài Phúc theo nguyện vọng của gia đình
- Ưu điểm:
Đảm bảo đúng quy định của pháp luật về thay đổi tên đã đƣợc quy định
trong Bộ Luật Dân sự và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
Tại điểm a khoản 1 Điều 27 Bộ Luật Dân sự quy định:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây
nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp
pháp của người đó;...”
Tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định:
“1. Thay đổi họ, tên, chữ đêm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký
khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhận có yêu cầu thay đổi khi có
lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.”
Giúp cháu Phúc có đƣợc bản chính Giấy khai sinh hợp pháp thống nhất
thông tin giữa giấy khai sinh với tất cả các giấy tờ khác nhƣ Sổ hộ khẩu, chứng
minh nhân dân, các bằng cấp…. nên cháu sẽ không phải đi đính chính thông tin
gì, do đó, Phúc sẽ nhanh chóng có đƣợc hồ sơ hợp lệ để làm hồ sơ xét tốt nghiệp
Trung học cơ sở và dự thi vào trƣờng Trung học phổ thông (thời gian giải quyết
việc thay đổi tên là 3 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ, trong trƣờng hợp
cần xác minh, thời hạn trên đƣợc kéo dài không quá 5 ngày), mở rộng tƣơng lai
tƣơi sáng cho cháu, thỏa mãn nguyện vọng của gia đình.

Tạo niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền nhà nƣớc
cho gia đình cháu Phú nói riêng cũng nhƣ nhân dân địa phƣơng nói chung.
- Nhược điểm:
Phƣơng án này có thể sẽ tạo tiền lệ thay đổi tên để làm hợp pháp hóa hồ
sơ. Tuy nhiên, trong tình huống trên thì cần linh hoạt xem xét nguyện vọng
chính đáng của gia đình, trong quá trình thụ lý giải quyết hồ sơ vụ việc anh Tài
đã xuất trình gia phả dòng họ chứng minh việc việc trùng tên con trai anh với
Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

13


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

ngƣời cậu bên họ ngoại chết trẻ là có thật. Ngay từ lúc nhỏ cháu lớn lên với tên
gọi là Phúc, bà con lối xóm, anh em họ hàng cũng nhƣ thầy cô, bạn bè đã gọi
cháu nhƣ vậy. Nên có thể linh động thực hiện theo hƣớng có lợi cho công dân.
Nhƣ vậy, trong 3 phƣơng án trên, để tạo điều kiện cho công dân, là cán bộ
phụ trách hộ tịch thuộc Phòng Tƣ pháp huyện, tôi sẽ lựa chọn phƣơng án thứ 3
tham mƣu giúp lãnh đạo Phòng Tƣ pháp và UBND huyện thực hiện thay đổi tên
cho cháu từ Phú thành Phúc. Phƣơng án này là phƣơng án tối ƣu tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho công dân, cụ thể sẽ giúp gia đình anh Tài không phải mất tiền
của, thời gian đi lại nhiều lần để đính chính các giấy tờ của cháu từ Phú thành
Phúc, vì vậy sẽ không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra cho công dân.
Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tôi sẽ tích cực tuyên
truyền, giáo dục gia đình cháu Phúc về những quy định của pháp luật hiện hành
liên quan đến công tác đăng ký và quản hộ tịch, từ đó, chỉ ra cho gia đình thấy
hành vi làm sai lệch tên gọi của con trong giấy khai sinh là một hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tƣ pháp, đó là hành vi trái pháp luật gây nên hậu quả
nghiêm trọng, nếu còn thời hiệu sẽ bị xử lý hành chính (do đã hết thời hiệu xử lý

vi phạm nên không thể xử phạt anh Tài ). Đồng thời, cũng giúp lãnh đạo Phòng
nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức Tƣ pháp - Hộ tịch các xã, thị trấn
trong thi hành công vụ, không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt công việc đƣợc giao tránh để những
trƣờng hợp tƣơng sự xảy ra. Lẽ ra trong trƣờng hợp trên ngƣời cán bộ tƣ pháp hộ tịch cũng nhƣ chủ tịch UBND xã Song Phƣợng thời bấy giờ sẽ phải chịu
trách nhiệm theo quy định của pháp luật, cụ thể: Tại khoản 2 Điều 94 Nghị định
số 158/2005/NĐ-CP quy định nhƣ sau: “2. Việc xử lý kỷ luật và xác định trách
nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức do vi phạm pháp luật trong đăng ký và
quản lý hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về phân cấp
quản lý cán bộ; về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức; về xử lý kỷ luật và
trách nhiệm vật chất đối với công chức”. Đối với Chủ tịch UBND xã, khoản 3
Điều 79 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính
phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, quy định: “Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách
Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

14


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường
hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ,
công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương thì Chủ tịch
UBND xã phải chịu trách nhiệm”. Tuy nhiên, đến thời điểm xảy ra vụ việc nhƣ
hiện nay thì những ngƣời đó đã chết hoặc không còn đƣơng chức, hơn nữa cũng
không còn thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, do đó không thể truy cứu trách
nhiệm của họ đƣợc.
Thiết nghĩ, trong cuộc sống không có gì là tuyệt đối, mà chỉ có cái tƣơng
đối. Trong quá trình thực thi công vụ cũng vậy, mỗi ngƣời sẽ có những suy nghĩ
và lựa chọn khác nhau để giải quyết các tình huống trong công việc của mình.

Ngƣời thì rất nguyên tắc phải luôn thực hiện đúng theo quy định của pháp luật
mà không cần biết hậu quả cho công dân nhƣ thế nào hoặc cũng có ngƣời sẵn
sàng làm trái quy định của pháp luật để nhận đƣợc một lợi ích nào đó từ phía
công dân gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Đối với riêng bản thân tôi, khi
giải quyết công việc tôi luôn đặt quyền lợi của công dân lên hàng đầu, vận dụng
các quy định của pháp luật để đạt đƣợc phƣơng án tối ƣu nhất cho công dân và
vẫn đảm bảo tính nguyên tắc của pháp luật không nên để công dân chịu những
hậu quả không đáng có do thế hệ trƣớc để lại. Vì vậy, tôi chọn phƣơng án 3 để
giải quyết tình huống trên.
V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN
Để thực hiện tốt phƣơng án 3 nêu trên nhằm đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của cháu Phúc, khi thụ lý giải quyết vụ việc trƣớc hết cán bộ phụ trách
hộ tịch của Phòng Tƣ pháp cần lƣu ý một số điểm sau:
- Áp dụng thủ tục thay đổi hộ tịch để giải quyết yêu cầu đổi tên cho con
của anh Tài từ Nguyễn Tài Phú thành Nguyễn Tài Phúc.
- Về quyền yêu cầu thay đổi tên: Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều
27 Bộ luật Dân sự thì chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi tên là ngƣời có họ, tên
đó (trong trƣờng hợp này là cháu Phú). Tuy nhiên, vì cháu Phú mới 15 tuổi nên
cha mẹ, với tƣ cách ngƣời đại diện theo pháp luật có thể đứng ra thực hiện việc
yêu cầu đổi tên vì lợi ích của cháu Phú theo hƣớng dẫn tại đoạn 3 khoản 1 Điều
Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

15


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: “Việc thay đổi, cải chính hộ tịch... cho người
chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo
yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ”. Tuy nhiên, vì cháu Phú đã 15 tuổi

nên việc đổi tên phải có sự đồng ý của cháu, thể hiện trong Tờ khai theo quy
định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP: “Đối với việc thay đổi
họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa
thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện
trong Tờ khai; ”.
- Về thẩm quyền: Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP: Cháu Phú là ngƣời trên 14 tuổi nên cơ quan có thẩm quyền
thay đổi hộ tịch là “Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nơi mà trong địa hạt của huyện
đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay
đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác
định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không
phân biệt độ tuổi.”
- Về thủ tục, trình tự giải quyết: áp dụng theo quy định tại khoản 10 Điều
1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình
và chứng thực, cụ thể là sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 38 Nghị định số
158/2005/NĐ-CP.
“10. Khoản 1 và khoản 2 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác
định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất
trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác
định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan
để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định
lại giới tính, bổ sung hộ tịch.”
Đối chiếu với nhƣng quy định trên của pháp luật và những giấy tờ hiện có
của công dân thì tôi sẽ thực hiện việc thay đổi tên cho cháu Phú nhƣ sau:

Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

16



TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

- Hƣớng dẫn công dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND huyện
Đan Phƣợng. Hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
1. Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại
dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh (theo mẫu).
2. Bản chính Giấy khai sinh của ngƣời cần thay đổi (để thực hiện ghi chú
nội dung thay đổi).
3. Bản photo CMND/Hộ chiếu và Sổ hộ khẩu của ngƣời yêu cầu.
4. Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi hộ tịch nhƣ: gia
phả dòng họ, biên bản họp họ, Giấy Chứng tử của ngƣời cậu họ ngoại (đã chết),
những giấy tờ khác có liên quan …(nộp bản photo hoặc bản sao chứng thực).
Cán bộ một cửa hƣớng dẫn công dân hoàn thiện hồ sơ, viết phiếu hẹn cho
công dân. Sau đó, cán bộ một cửa sẽ chuyển hồ sơ vào cho cán bộ phụ trách hộ
tịch phòng Tƣ pháp giải quyết và viết giấy giao - nhận.
Trong thời hạn 03 ngày, cán bộ Tƣ pháp của Phòng Tƣ pháp thực hiện
kiểm tra, xác minh hồ sơ rồi tiến hành ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trƣớc đây
và Quyết định về việc thay đổi tên. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký và cấp
cho đƣơng sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi tên. Bản sao Quyết
định đƣợc cấp theo yêu cầu của đƣơng sự. Nội dung và căn cứ thay đổi tên đƣợc
ghi chú vào cột ghi những thay đổi sau này của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau
của bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tƣ pháp sẽ trả Giấy khai sinh bản chính
(đã ghi chú mặt sau) và Quyết định về việc thay đổi tên cho bộ phận một cửa và bộ
phận một cửa sẽ trả kết quả cho công dân.
Với việc tổ chức thực hiện phƣơng án trên, cháu Phúc sẽ nhanh chóng có
đƣợc bản chính Giấy khai sinh (đã ghi chú mặt sau) kèm theo Quyết định về
việc thay đổi tên từ Nguyễn Tài Phú thành Nguyễn Tài Phúc để làm hồ sơ tốt
nghiệp Trung học cơ sở và thi lên trƣờng Trung học phổ thông, tạo đƣợc tâm lý

thoải mái, niềm tin yêu của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của nhà nƣớc nói chung và chính quyền địa phƣơng nói riêng. Mặt khác, cũng
đã tuyên truyền, giáo dục và phổ biến những quy định của pháp luật về hộ tịch
tới toàn thể nhân dân địa phƣơng để mọi ngƣời nâng cao trình độ hiểu biết pháp
luật và ý thức tuân thủ pháp luật.
Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

17


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

PHẦN III
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trên đây là một trong vô vàn những tình huống đã xảy ra trong thực tế,
thậm chí có những tình huống phức tạp hơn rất nhiều. Để xử lý những tình
huống đó, đòi hỏi cán bộ công chức vừa phải giải quyết kết hợp giữa cái lý và
cái tình sao cho hài hòa, hợp lý thì mới có phƣơng án triệt để, tối ƣu đạt hiệu quả
cao nhất cho công dân nhƣng vẫn đảm bảo theo quy định của pháp luật. Việc
chọn phƣơng án 3 để giải quyết nhƣ trên mang lại nhiều ƣu điểm nhất, giúp công
dân có giấy khai sinh hợp pháp để làm hồ sơ tốt nghiệp Trung học cơ sở và thi
lên Trung học phổ thông và đảm bảo không trái với quy định của pháp luật về
hộ tịch.
Qua tình huống trên sẽ giúp ta nhìn nhận lại thực trạng đội ngũ cán bộ tƣ
pháp nói riêng và đội ngũ cán bộ công chức nói chung còn nhiều hạn chế về
năng lực, trình độ cũng nhƣ thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực thi công
vụ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của đất nƣớc và chƣa xứng đáng với niềm tin yêu
của nhân dân, chƣa phát huy đƣợc vai trò, trách nhiệm là công bộc của nhân
dân. Bên cạnh đó sự quản lý của nhà nƣớc còn yếu kém, cơ chế thanh tra, kiểm

tra, giám sát còn mang tình hình thức. Do vậy, đòi hỏi Đảng và Nhà nƣớc ta phải
quan tâm hơn nữa, phải có cơ chế, chính sách và pháp luật cụ thể, chặt chẽ hơn
nữa để nâng cao chất lƣợng trong việc quản lý hành chính nhà nƣớc và đội ngũ
cán bộ công chức nƣớc ts hiện nay.
II. KIẾN NGHỊ
Để giải quyết những khó khăn, tồn tại, vƣớng mắc trong công tác quản lý
nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý về hộ tịch và nâng cao trình độ, năng lực đội
ngũ cán bộ công chức cũng nhƣ nâng cao trình độ hiểu biết và tuân thủ pháp luật
của ngƣời dân, tôi xin kiến nghị một số biện pháp giải quyết nhƣ sau:
- Tăng cƣờng sự quản lý, chỉ đạo, giám sát của ngƣời đứng đầu cơ quan
đối với cán bộ, công chức trong việc thực thi công vụ, nghĩa vụ của cán bộ, công
chức.
Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

18


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

- Đổi mới phƣơng thức tuyển dụng cán bộ, công chức để chọn đƣợc đúng
ngƣời đủ tiêu chuẩn, chuyên môn, bố trí đúng ngƣời, đúng việc nhằm nâng cao
chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng
đƣợc cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế.
- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức. Rà soát, đánh giá, phân
loại chất lƣợng cán bộ, công chức một cách nghiêm túc, từ đó sắp xếp, bố trí,
luân chuyển cán bộ, công chức hợp lý, phù hợp với thực tế trình độ, chuyên môn,
nghiệp vụ.
- Đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng cán
bộ, công chức. Tăng cƣờng đào tạo nâng cao phẩm chất, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc, đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi

dƣỡng kỹ năng thực thi công vụ phù hợp vị trí công tác của cán bộ, công chức,
thực hiện đúng quy định về bồi dƣỡng kiến thức hàng năm cho cán bộ, công
chức.
- Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm đồng bộ, đáp
ứng đƣợc yêu cầu đủ số lƣợng, chất lƣợng, tận tuỵ với công việc, có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quy định.
- Tăng cƣờng quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, xử lý nghiêm
những trƣờng hợp sai phạm, đƣa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức
không đủ phẩm chất và năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
- Tăng cƣờng sự kiểm tra, giám sát của Đảng uỷ, phát huy vai trò giám sát
của HĐND, MTTQ.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong
nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở./.

Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

19


TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Cán bộ công chức năm 2008.
2. Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.
3. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính
phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
4. Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia
đình và chứng thực.
5. Thông tƣ số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tƣ

pháp hƣớng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
6. Thông tƣ số 08a/2010/TT-BTP, ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tƣ
pháp về việc ban hành và hƣớng dẫn việc ghi chép, lƣu trữ, sử dụng sổ, biểu
mẫu hộ tịch.
7. Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ
ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
8. Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tƣ pháp, hành chính tƣ
pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác
xã.
9. Quyết định số 4322/QĐ-UBND ngày 01/10/2012 của UBND thành phố
Hà Nội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính
đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ
trong lĩnh vực tƣ pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của SởTƣ pháp/UBND cấp
huyện/UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
10. Tài liệu bồi dƣỡng ngạch chuyên viên. Phần I: Nhà nƣớc và pháp luật.
11. Tài liệu bồi dƣỡng ngạch chuyên viên. Phần II: Kỹ năng

Bùi Thị Bích Phượng – Lớp chuyên viên K6A-2015

20



×