Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiểu luận tình huống thỏa thuận địa điểm xây dựng trạm biến áp 220KV mộ lao và nhánh rẽ tuyến cáp 220KV trên địa bàn quận hà đông, quận thanh xuân, triển khai lập quy hoạch tổng mặt bằng phục vụ đầu tư xây dựng dự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.23 KB, 22 trang )

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VỀ “THỎA THUẬN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG TRẠM
BIẾN ÁP 220KV MỘ LAO VÀ NHÁNH RẼ TUYẾN CÁP 220KV TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG VÀ QUẬN THANH XUÂN, TRIỂN KHAI LẬP QUY
HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG PHỤC VỤ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG DỰ ÁN”

Họ và tên: Nguyễn Hồng Cƣờng
Chức vụ: Chuyên viên phòng Quy hoạch Hạ tầng Kỹ thuật
Đơn vị công tác: Sở Quy hoạch – Kiến Trúc Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu…………………………………………………………………. 1
I. Mô tả tình huống………………………………………………………… 4
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống……………………………………. 6
III. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống…… 9
IV. Kế hoạch thực hiện phương án đã lựa chọn..…………………………. 15
V. Kết luận và kiến nghị ..............………………………………………… 17
Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 19


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước, công
cuộc xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc; xứng
đáng là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia; trung tâm lớn về văn hóa, giáo
dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, Quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua tại kỳ
họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII và đã chính thức có hiệu lực từ 1/7/2013. Quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô đảm bảo xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh,
hiện đại, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh,
kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của Thủ đô với các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.
Để phát triển kinh tế xã hội Thủ đô Hà Nội nhanh và bền vững, một trong
những nội dung cần tập trung thực hiện đó là vấn đề đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội, nhất là đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục
vụ phát triển kinh tế xã hội, phúc lợi công cộng, phục vụ dân sinh…Đây là vấn
đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện
trên các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội của Thủ đô, đất nước. Để thực hiện đầu
tư dự án hạ tầng kỹ thuật đạt hiệu quả cao, đáp ứng được vai trò phục vụ phát
triển kinh tế xã hội của Thành phố, dự án đầu tư trước hết phải được xem xét
phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với các quy hoạch
đã được phê duyệt triển khai thực hiện trên địa bàn toàn Thành phố. Do đó công
tác quy hoạch các dự án hạ tầng kỹ thuật luôn được coi là khâu đầu tiên để có
thể đặt công trình dự án vào đúng vị trí và phát huy tối ưu nhất vai trò của dự án
đối với đối tượng phục vụ và địa phương sau khi được triển khai thực hiện.
Một trong những nội dung rất quan trọng của quản lý hành chính nhà
nước về quy hoạch kiến trúc trên địa bàn Thành phố Hà Nội là quản lý quy
hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng mục tiêu đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải
Học viên: Nguyễn Hồng Cường


Trang 1


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

đi trước một bước trong kế hoạch đầu tư phát triển đô thị. Hiện nay ở Thành phố
Hà Nội, việc quy hoạch các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật liên quan đến việc thu
hồi đất, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án gặp rất nhiều khó
khăn, phức tạp. Nguyên nhân do tình hình quản lý, triển khai quy hoạch trên các
địa bàn qua rất nhiều thời kỳ chưa chặt chẽ, việc xây dựng các dự án công trình
chưa thực sự theo quy hoạch dẫn tới sự chồng chéo, không đáp ứng đầy đủ về
hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội.
Trong quá trình tham gia công tác quản lý quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, rất cần thiết việc nâng cao khả năng nhận thức, kỹ năng xử lý tình huống
cụ thể của cán bộ quản lý nhà nước đảm bảo nắm bắt được chính sách, chương
trình mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, Thành phố Hà
Nội.
Thời gian qua, tôi đã được học “Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên” tại
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Trong quá trình học tập tại Trường tôi
đã được các giảng viên trang bị những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực quản lý
nhà nước. Dưới sự tận tình giảng dạy của nhà trường, các chuyên đề trong khoá
học rất đa dạng, phong phú, bổ ích với nhiều nội dung khác nhau. Không những
được cung cấp những kiến thức lý luận chung, các giảng viên đã lồng ghép vào
những ví dụ minh hoạ mang tính thực tiễn để giải quyết các vấn đề đã diễn ra
trong thực tế, đây chính là những kiến thức bổ ích để các học viên có thể áp
dụng trong quá trình triển khai công tác của mình.
Khi kết thúc khoá học, qua những bài giảng, những kiến thức đã tiếp thu

được để phù hợp nhiệm vụ công tác đang thực hiện, tôi chọn đề tài xử lý tình
huống về: “Thỏa thuận địa điểm xây dựng Trạm biến áp 220KV Mộ Lao và
nhánh rẽ tuyến cáp 220KV trên địa bàn quận Hà Đông, quận Thanh Xuân,
triển khai lập quy hoạch tổng mặt bằng phục vụ đầu tư xây dựng dự án" làm
bài tiểu luận tình huống cuối khoá của mình. Đây là một đề tài chuyên môn rất
nóng và không chỉ trong phạm vi của một quận huyện, một ngành mà là một vấn
đề liên quan đến nhiều ban ngành, lĩnh vực quản lý trên phạm vi thành phố và
Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 2


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

toàn quốc. Đây là một tình huống đòi hỏi những cán bộ tham gia thực hiện phải
nắm vững các kiến thức liên quan đến vấn đề luật định, chính sách, quy định về
chuyên ngành, về đất đai và phải linh hoạt khi xử lý đối với từng hình huống cụ
thể.
Trên cơ sở những kiến thức bổ ích đã thu được qua khoá học bồi dưỡng
chuyên viên cùng những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân có được trong
quá trình công tác tôi mạnh dạn phân tích đánh giá và đề xuất cách thức và biện
pháp giải quyết một công việc chuyên môn trong lĩnh vực quản lý quy hoạch hạ
tầng kỹ thuật của Thành phố trong nội dung chính của bài tình huống này, đồng
thời đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định của nhà nước về chuyên
môn và quản lý nhà nước của công chức.
Mặc dù bản thân đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học, nhưng đây
là một lĩnh vực chuyên môn rất rộng, nên bài tiểu luận sẽ còn nhiều hạn chế, tôi
kính mong nhận được những chỉ bảo chân thành của các Thầy giáo, Cô giáo

Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Thành phố Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng tình huống trên cơ sơ nghiên cứu lý
luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực quy hoạch hệ thống
cấp điện và đưa ra các phương án giải quyết tình huống một cách phù hợp nhất.
3.Phương pháp nghiên cứu: phân tích, so sánh, tổng hợp.
4. Phạm vi nghiên cứu: Tại Quận Hà Đông, Quận Thanh Xuân.

Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 3


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Tình huống được đặt ra là: Tổng công ty điện lực thành phố Hà nội đề
xuất xem xét thỏa thuận quy hoạch vị trí xây dựng trạm biến áp 220KV Mộ Lao.
Cụ thể như sau:
- Đề xuất của chủ đầu tư: xây dựng mới 01 trạm biến áp 220KV có quy
mô 04 máy biến áp 100MVA với diện tích khoảng 5000m2, xây dựng mới 01
đường dây trên không 220KV 2 mạch, đấu nối chuyển tiếp trên đường dây
220KV lộ 172E1.3 Hà Đông-E1.6 Thành Công hiện có, tổng chiều dài khoảng
0,1km.
- Mục đích đầu tư: Đảm bảo cấp điện đủ, an toàn và liên tục cho các phụ
tải quận Hà Đông và quận Thanh Xuân, cũng như khu vực lân cận. Nâng cao
khả năng cung cấp điện và chất lượng điện năng cho lưới điện khu vực các quận
nội thành Hà Nội. Giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng, tổn hao điện áp,
chống quá tải cho các trạm biến áp hiện trạng, góp phần nâng cao hiệu quả phát

triển kinh tế xã hội. Tăng cường hiệu quả kinh tế trong đầu tư cũng như trong
vận hành lưới điện cho toàn khu vực.
- Sự cần thiết phải đầu tư:
Việc xây dựng trạm biến áp 220KV Mộ Lao, nằm trong khu vực trung
tâm các phụ tải là hết sức cần thiết và cấp bách. Khi dự án vào hoạt động sẽ
giảm thiểu tình trạng cắt điện luân phiên, sự cố trên lưới dẫn đến mất điện khu
vực các phường Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, quận Hà Đông; Khương
Thượng, Nhân Chính, Hạ Đình, quận Thanh Xuân… đảm bảo cấp điện ổn định,
lâu dài; phù hợp với nhu cầu sử dụng điện của quận Hà Đông, quận Thanh Xuân
nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung, hoàn thành nhiệm vụ trước Thành
phố, nhân dân của Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội.
- Cơ sở pháp lý:
+ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn
đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011;
Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 4


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

+ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét triển
vọng đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định
số: 1208/QĐ-TTg, ngày 21/7/2011;
+ Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015,
có xét đến 2020 đã được Bộ công thương phê duyệt tại Quyết định số 4351/QĐBCT ngày 29/8/2011;
+ Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông)

đến năm 2020, tỷ lệ 1/5.000 đã được UBND tỉnh Hà Tây (nay là UBND thành
phố Hà Nội) phê duyệt tại Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 21/10/2006;
+ Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân tỷ lệ 1/2000 được UBND Thành
phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 112/1999/QĐ-UB ngày 28/12/1999
(phần sử dụng đất và giao thông);
+ Quy hoạch phân khu đô thị S4 tỷ lệ 1/5.000 được UBND thành phố phê
duyệt tại Quyết định số 4324/QĐ-UBND ngày 16/7/2013;
+ Quy hoạch Phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000, do Viện Quy hoạch xây
dựng Hà Nội đang nghiên cứu lập, trình Thành phố phê duyệt;
+ Đề án Bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà
Nội giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 do Viện Năng lượng lập, đang trình
các cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
+ Thông báo kết luận của Đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà
Nội tại cuộc họp giải quyết các khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện “Quy
hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, có xét đến
2020” số 58/TB-VP ngày 17/4/2014;
+ Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 của thành
phố Hà nội số 18/2013/NQ-HĐND ngày 03/12/2013 của HĐND thành phố Hà
Nội khóa XIV kỳ họp thứ 8;
+ Văn bản số 585/SCT-QLĐN ngày 23/01/2014 của Sở Công thương Hà
nội về việc điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội;

Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 5


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015


- Vị trí đề xuất: Tại khu vực tập trung các địa điểm có phụ tải lớn giữa
quận Hà Đông và quận Thanh Xuân, đảm bảo đủ diện tích xây dựng trạm biến
áp, tuyến đường dây 220KV cũng như thuận tiện cho việc đầu tư các lộ xuất
tuyến 22kV sau này.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Dự án đầu tư xây dựng trạm biến áp 220KV Mộ Lao và tuyến nhánh rẽ
220KV do Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội đề xuất là dự án hạ tầng kỹ
thuật của Thành phố đề nghị Sở Quy hoạch-Kiến trúc thống nhất về quy hoạch
cũng như thỏa thuận vị trí xây dựng trạm biến áp và đường dây.
Trên cơ sở sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng trạm biến áp để đáp ứng
yêu cầu cấp điện cho khu vực các quận Hà Đông, Thanh Xuân, đòi hỏi phải
nghiên cứu lựa chọn vị trí xây dựng trạm biến áp có tính khả thi (đảm bảo đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ của trạm biến áp, thuận tiện đảm bảo tiến độ thi công, giải
phóng mặt bằng xây dựng), phù hợp với các đồ án quy hoạch xây dựng, quy
hoạch chuyên ngành.
Phân tích sự phù hợp Quy hoạch xây dựng: Theo Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt, Điều chỉnh quy hoạch chung
quận Hà Đông, tỷ lệ 1/5.000 và Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân, tỷ lệ
1/2.000 đã được UBND Thành phố phê duyệt: không xác định xây dựng trạm
biến áp 220KV Mộ Lao và nhánh rẽ cấp nguồn cho trạm.
Sự phù hợp Quy hoạch chuyên ngành cấp điện:
- Theo Quy hoạch phát triển điện lực Hà Nội giai đoạn 2011-2015, có xét
đến 2020: không xác định xây dựng trạm biến áp 220KV Mộ Lao và nhánh rẽ
cấp nguồn cho trạm.
- Tại công văn số 585/SCT-QLĐN của Sở Công thương đã chấp thuận đề
xuất bổ sung trạm biến áp 220KV Mộ Lao vào Quy hoạch phát triển điện lực
thành phố Hà Nội.
- Tại Thông báo số 58/TB-VP ngày 17/4/2014 của Văn phòng UIBND
Thành phố, đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố đã chỉ đạo: “Đối với các

Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 6


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

công trình chống quá tải hiện chưa có trong Quy hoạch được phê duyệt như
Trạm biến áp Mộ Lao, Minh Khai…cho phép EVN Hà Nội thực hiện đầu tư
song song với quá trình lập và điều chỉnh Quy hoạch”
Trên cơ sở phân tích trên dự án đầu tư xây dựng trạm biến áp 220KV Mộ
Lao và nhánh rẽ do Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội đề xuất hiện chưa
được xác định trong các Quy hoạch xây dựng cũng như Quy hoạch chuyên
ngành cấp điện và đang trong quá trình bổ sung điều chỉnh Quy hoạch.
Tại Điều 17. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật-Luật Thủ đô được đại
biểu Quốc hội thông qua Luật số 25/2012/QH13 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa
XIII : “Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện đầu tư theo phân cấp; tổ
chức việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý
nước thải, hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn, hệ thống cung cấp năng lượng
và chiếu sáng đô thị, hệ thống thông tin liên lạc và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác
trên địa bàn Thủ đô”.
Xem xét mục đích của dự án đầu tư trạm biến áp 220KV Mộ Lao và sự
cần thiết phải đầu tư: Đảm bảo cấp điện đủ, an toàn và liên tục cho các phụ tải
quận Hà Đông và quận Thanh Xuân, cũng như khu vực lân cận. Tăng cường
hiệu quả kinh tế trong đầu tư cũng như trong vận hành lưới điện cho toàn khu
vực.
Theo báo cáo của Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội, quận Hà Đông
và quận Thanh Xuân là những quận trung tâm của Thành phố Hà Nội, là nơi tập

trung rất nhiều cơ quan, tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội…Khu vực dự
án hiện đang được cấp điện chủ yếu từ các trạm biến áp 220KV Ba La trên địa
bàn quận Hà Đông có tổng công suất khoảng 150MVA và trạm biến áp Thượng
Đình trên địa bàn quận Thanh Xuân có tổng công suất khoảng 110MVA. Tại
thời điểm hiện nay các trạm biến áp 220KV đã bắt đầu đầy tải trong giờ cao
điểm. Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội đã tiến hành đầu tư xây dựng cải
tạo nâng công suất đến hết năng lực cấp điện của các trạm này. Tuy nhiên, lượng
công suất bổ sung cũng chỉ đủ để duy trì tình hình cấp điện đến năm 2015; tình
Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 7


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

trạng cắt điện luân phiên, sự cố trên lưới dẫn mất điện trong các khu vực dân cư,
hành chính,…(đặc biệt ở các khu vực xa trạm biến áp 220KV: phường Đồng
Mai, Yên Nghĩa, Thanh Xuân Nam…) vẫn diễn ra gây nhiều bức xúc cho nhân
dân.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế-xã hội, thu hút đầu tư phát triển dịch vụ, du
lịch khá cao như hiện nay của Hà Đông, Thanh Xuân; cùng với đó là cơ cấu
kinh tế của khu vực dự án đã có những bước chuyển đổi nhanh, từ công nghiệpthương mại-dịch sang dịch vụ-thương mại-công nghiệp. các phụ tải công nghiệp
đang được di dời khỏi nội thành và thay bằng các chung cư, tổ hợp thương mại,
khu đô thị. Trong đó, nổi bật là các khu đô thị: Park city, Dương Nội, Bắc Hà,
Royal city ,…đang được xây dựng có nhu cầu công suất lớn đến 400 MVA vượt
so với quy hoạch dự kiến 260MVA. Như vậy lưới điện hiện trạng khu vực sẽ
không đủ duy trì tình hình cấp điện đến hết năm 2015. Việc xây dựng trạm biến
áp 220KV Mộ Lao sẽ giảm thiểu tình trạng cắt điện luân phiên, sự cố trên lưới

dẫn đến mất điện khu vực, đảm bảo cấp điện ổn định, lâu dài; phù hợp với nhu
cầu sử dụng điện của quận Hà Đông, quận Thanh Xuân và toàn Thành phố Hà
Nội.
Tại Điều 8. Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô-Luật Thủ đô: “Việc
xây dựng và phát triển Thủ đô phải được thực hiện theo Quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô, các quy định của pháp luật về xây dựng, về quy hoạch đô thị và
các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Về việc dự án chưa xác định
trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, khi triển khai phải có ý kiến
của Bộ Xây dựng, là cơ quan thẩm định Đồ án Quy hoạch chung trình thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
Theo Điều 49. Điều chỉnh quy hoạch đô thị-Luật quy hoạch đô thị được
Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua Luật số 30/2009/QH12 ngày
17/6/2009, Dự án trạm biến áp 220KV Mộ Lao và nhánh rẽ sẽ phải được cập
nhật tại Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H2-3 tỷ lệ 1/2.000 địa bàn quận Hà

Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 8


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

Đông, quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội, do Viện Quy hoạch xây dựng Hà
Nội đang lập, trình UBND Thành phố phê duyệt.
Dự án trạm biến áp 220KV Mộ Lao và nhánh rẽ đang được lập và Sở
Công thương báo cáo UBND Thành phố đề nghị điều chỉnh bổ sung Quy hoạch
Phát triển điện lực Thành phố Hà Nội do Bộ Công thương phê duyệt.
Tuyến nhánh rẽ cấp nguồn cho trạm biến áp do Tổng công ty điện lực đề

xuất phải tuân thủ theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô là các tuyến cáp điện
từ 220KV trở lên trong khu vực đô thị trung tâm phải hạ ngầm theo các tuyến
đường quy hoạch.
Do dự án xây dựng trạm biến áp 220KV Mộ Lao chưa được xác định
trong các Quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, Tổng công ty điện lực Hà Nội
đề xuất vị trí xây dựng tại khu vực giữa 2 quận Hà Đông và quận Thanh Xuân,
gần với khu vực các dự án đô thị lớn đã và đang xây dựng, thuận tiện đấu nối
nguồn điện hiện có đòi hỏi phải rà soát lại toàn bộ các dự án, các đơn vị sử dụng
đất trên địa bàn theo các Quy hoạch xây dựng cũng như Quy hoạch sử dụng đất.
Vị trí đề xuất khi thống nhất phải không chồng lấn với các dự án khác, phải đảm
bảo phù hợp với các Quy hoạch.
Việc xem xét thống nhất vị trí xây dựng trạm biến áp và nhánh rẽ và triển
khai dự án đầu tư phải tuân thủ theo đúng quy trình tự, quy định của pháp luật
về quy hoạch, đất đai, đầu tư và xây dựng.
III. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
Trên cơ sở phân tích mục đích đầu tư, sự cần thiết đầu tư, các yêu cầu cần
phải tuân thủ quy hoạch xây dựng, Dự án đầu tư xây dựng trạm biến áp 220KV
Mộ Lao và nhánh rẽ do Tổng công ty điện lực Thành phố Hà Nội đề xuất cần
phải thực hiện các nội dung đã được yêu cầu như phần trên. Việc thống nhất lựa
chọn vị trí xây dựng Trạm biến áp cần phải đảm bảo được yêu cầu như sau:
- Phù hợp với các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành.

Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 9


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA


LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

- Vị trí xây dựng có tính khả thi: đảm bảo yêu cầu về cung cấp điện cho
các khu vực sử dụng điện nhiều nhất, thuận lợi đấu nguồn cấp điện, thuận tiện
giải phóng mặt bằng, thi công đảm bảo tiến độ.
- Không bị chồng lấn với các dự án khác.
Đề xuất các vị trí xây dựng trạm biến áp, cụ thể:
- Xây dựng mới 01 đường dây trên không 220KV 02 mạch, đấu nối
chuyển tiếp (transit) trên đường dây 220KV lộ 172 E1.3 Hà Đông - E1.6 Thành
Công hiện có, tổng chiều dài khoảng 0,1km.
- Các phương án vị trí trạm biến áp:
1- Phương án 1: tại khu vực hiện trạng là đất trống và một phần hồ nước,
thuộc phạm vi khu đô thị mới Kiến Hưng, trên địa bàn phường Kiến Hưng, quận
Hà Đông.
2- Phương án 2: tại khu đất hiện trạng là đất trống và một phần hồ nằm
phía Tây nghĩa trang hiện có giáp tường rào khu đô thị Mộ Lao, trên địa bàn
phường Mộ Lao, quận Hà Đông.
3- Phương án 3: tại khu đất hiện trạng là một phần hồ nước phía Nam hồ
Đầm Khê, cạnh ngõ 64 Tô Vĩnh Diện trên địa bàn phường La Khê, quận Hà
Đông.
Phân tích đánh giá lựa chọn phương án:
1. Phương án 1:
- Hiện trạng sử dụng đất: đất thực hiện dự án do Công ty cổ phần đầu tư
Quốc tế IDC quản lý.
- Quy hoạch: vị trí khu đất đề xuất nằm trong ô quy hoạch ký hiệu TT01
thuộc Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Kiến Hưng, tỷ lệ 1/500 phục vụ phát
triển đô thị đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5874/QĐUBND ngày 15/02/2012, trong đó giao Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế IDC là
chủ đầu tư thực hiện dự án. Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã phê duyệt quy hoạch
tổng mặt bằng và phương án kiến trúc điều chỉnh kèm theo công văn số
1845/QHKT-P4 ngày 05/7/2013. Hiện dự án đang triển khai xây dựng.

Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 10


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

- Ưu điểm: Vị trí này rất thuận lợi là nằm sát với khu đô thị mới Kiến
Hưng, nơi có nhu cầu tiêu thụ điện rất lớn trong khu vực, gần với tuyến đường
dây 220KV lộ 172E1.3 Hà Đông-E1.6 Thành Công hiện có, thuận lợi cho các
hướng xuất tuyến cáp nguồn và cấp điện.
- Tuy nhiên tại vị trí này theo Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Hà
Đông tỷ lệ 1/5.000 là khu đất ở đã được giao cho Công ty cổ phần đầu tư Quốc
tế IDC thực hiện dự án và đã lập Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Kiến Hưng,
tỷ lệ 1/500 đã được UBND thành phố phê duyệt. Do đó, vị trí này không phù
hợp, chồng lấn quy hoạch.
2. Phương án 2:
- Hiện trạng sử dụng đất: đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64-CP
ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Quy hoạch: theo Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Hà Đông tỷ lệ
1/5.000 đã được duyệt, vị trí đề xuất thuộc một phần ô quy hoạch ký hiệu
HH3/CXDVO3 có chức năng cây xanh đơn vị ở với quy mô khoảng 5ha (trong
đó có 1,2ha diện tích hồ). Tại công văn số 7584/UBND-XD ngày 14/8/2014,
UBND Thành phố đã đồng ý với ý kiến của Sở Quy hoạch-Kiến trúc cho phép
UBND quận Hà Đông ghi danh mục lập quy hoạch chi tiết ô đất ký hiệu
HH3/CXDVO3 phường Mộ Lao, quận Hà Đông. Hiện UBND quận Hà Đông
chưa triển khai lập quy hoạch.

- Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu của dự án.
- Vị trí khu đất tại phương án này hiện là đất trống, theo Quy hoạch chung
quận Hà Đông là đất cây xanh, theo quy định có thể bố trí công trình hạ tầng kỹ
thuật và nằm trong danh mục quy hoạch của UBND quận Hà Đông nhưng chưa
thực hiện. Do đó, có thể bố trí bổ sung trạm biến áp vào khu đất và bổ sung vào
nội dung quy hoạch chi tiết ô đất khi triển khai lập quy hoạch, đồng thời đề nghị
bổ sung trong đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H2-3 tỷ lệ 1/2.000 trên địa bàn
quận Hà Đông, quận Thanh Xuân do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đang
Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 11


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

triển khai lập, trình Sở Quy hoạch-Kiến trúc thẩm định, UBND Thành phố phê
duyệt.
3. Phương án 3:
- Hiện trạng sử dụng đất: đất trống và mặt nước thuộc hồ Đầm Khê.
- Quy hoạch: vị trí đề xuất nằm trong phạm vi thực hiện dự án cải tạo môi
trường hồ Đầm Khê thuộc giai đoạn 1 của Đề án "Cải tạo môi trường các hồ ở
nội thành Hà Nội". Hiện dự án đã triển khai xong giai đoạn 1 (kè hồ), đang tiếp
tục triển khai giai đoạn 2 (hoàn thiện các phần đường dạo, cảnh quan, cây xanh
ven hồ).
- Vị trí phương án này không khả thi do chồng lấn với dự án đã được thực
hiện và đang triển khai giai đoạn tiếp theo.
Ý kiến Tổng hợp: Vị trí trạm biến áp theo phương án 1 và 3 là không khả
thi do nằm trong các dự án đã và dự kiến triển khai trong khu vực. Riêng vị trí

xây dựng trạm biến áp theo phương án 2 là có tính khả thi nhất (lý do: thuận lợi
trong công tác GPMB, thuận lợi đấu nối mạng lưới cấp điện trong khu vực, có
thể triển khai nhanh).
Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã mời các sở ngành, địa phương là UBND quận
Hà Đông, UBND quận Thanh Xuân, Tổng công ty điện lực TP Hà Nội... họp để
liên ngành thống nhất các nội dung đề xuất báo cáo UBND Thành phố chấp
thuận, làm cơ sở để chủ đầu tư thực hiện các bước theo quy định.
Ý kiến của các đơn vị dự họp:
a. Sở Công thương:
- Chủ đầu tư cần giải trình tính toán về kinh tế, kỹ thuật của từng phương
án. Làm rõ phương án nào là tối ưu.
- Thống nhất lựa chọn theo phương án 2: tại khu đất hiện trạng là đất
trống và một phần hồ nằm phía Tây nghĩa trang hiện có giáp tường rào khu đô
thị Mộ Lao, trên địa bàn phường Mộ Lao, quận Hà Đông.
b. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 12


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

- Chủ đầu tư và tư vấn cần liên hệ chính quyền địa phương để làm rõ về
nguồn gốc, thực trạng sử dụng đất, tránh chồng chéo giữa các dự án. Khi lựa
chọn được địa điểm cần xác định hành lang an toàn công trình điện, tổ chức cắm
mốc giới công khai, cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chuyên
ngành.

- Thống nhất lựa chọn theo phương án 2: tại khu đất hiện trạng là đất
trống và một phần hồ nằm phía Tây nghĩa trang hiện có giáp tường rào khu đô
thị Mộ Lao, trên địa bàn phường Mộ Lao, quận Hà Đông.
c. Sở Xây dựng:
- Xem xét, làm rõ vùng cấp điện của trạm biến áp 220KV Mộ Lao.
- Thống nhất lựa chọn theo phương án 2: tại khu đất hiện trạng là đất
trống và một phần hồ nằm phía Tây nghĩa trang hiện có giáp tường rào khu đô
thị Mộ Lao, trên địa bàn phường Mộ Lao, quận Hà Đông là phương án khả thi
nhất.
d. Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội:
- Thống nhất lựa chọn theo phương án 2: tại khu đất hiện trạng là đất
trống và một phần hồ nằm phía Tây nghĩa trang hiện có giáp tường rào khu đô
thị Mộ Lao, trên địa bàn phường Mộ Lao, quận Hà Đông. Lý do: thuận lợi về
đấu nối mạng lưới cấp điện của khu vực, phù hợp quy hoạch sử dụng đất theo
định hướng đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-3 đang triển khai nghiên cứu.
- Phương án hướng tuyến cấp điện cho trạm cần nghiên cứu bố trí theo
các trục giao thông theo quy hoạch, không bố trí trong các ô đất.
e. UBND quận Thanh Xuân:
- Cơ bản thống nhất theo phương án 2: tại khu đất hiện trạng là đất trống
và một phần hồ nằm phía Tây nghĩa trang hiện có giáp tường rào khu đô thị Mộ
Lao, trên địa bàn phường Mộ Lao, quận Hà Đông.
f. UBND quận Hà Đông:
- Cơ bản thống nhất theo phương án 2: tại khu đất hiện trạng là đất trống
và một phần hồ nằm phía Tây nghĩa trang hiện có giáp tường rào khu đô thị Mộ
Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 13


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA


LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

Lao, trên địa bàn phường Mộ Lao, quận Hà Đông. Đề nghị Chủ đầu tư liên hệ
với UBND quận Hà Đông để được góp ý chính thức về phương án vị trí xây
dựng trạm biến áp và tuyến nhánh rẽ.
g. Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội:
- Hiện EVN Hà Nội đang khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục để báo cáo
lập bổ sung các trạm biến áp và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực thành
phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020, trình Bộ Công thương
phê duyệt.
- Về các phương án vị trí trạm biến áp: phương án 1 là vị trí tối ưu nhất về
mặt kỹ thuật cũng như khả năng cấp điện cho khu đô thị Kiến Hưng là hộ tiêu
thụ điện năng lớn nhất tại khu vực. Vì nguyên nhân tại đây là khu đã quy hoạch
dự án khác do đó Tổng công ty đề nghị xem xét đặt vị trí trạm biến áp tại
phương án 2 phù hợp với quy hoạch và đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật.
Sau khi hội nghị bàn bạc trao đổi, thống nhất nội dung kết luận như sau:
- Việc đầu tư xây dựng trạm biến áp 220KV Mộ Lao là cần thiết để đáp
ứng yêu cầu cấp điện cho khu vực các quận Hà Đông, Thanh Xuân, theo đúng
trương trình phát triển của ngành điện. Chủ trương thực hiện dự án đã được
UBND Thành phố chỉ đạo tại thông báo số 58/TB-VP ngày 17/4/2014 và được
cơ quan quản lý chuyên ngành là Sở Công thương thống nhất tại công văn số
585/SCT-QLĐN ngày 23/01/2014.
- Tổng công ty điện lực Thành phố Hà Nội chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn
chỉnh hồ sơ (phân tích các phương án, xác định rõ quy mô dự kiến, đề xuất địa
điểm vị trí, lưu ý tính khả thi của các phương án đề xuất). Tiếp thu ý kiến của
các đơn vị tại cuộc họp, quá trình thực hiện tuân thủ các quy định hiện hành về
đất đai, quản lý dự án đầu tư. Liên hệ UBND quận Hà Đông để có văn bản chính
thức thống nhất vị trí xây dựng trạm biến áp.
- Thống nhất vị trí xây dựng trạm biến áp theo phương án 02 (tại khu đất

hiện trạng là đất trống và một phần hồ nằm phía Tây nghĩa trang hiện có giáp
tường rào khu đô thị Mộ Lao, trên địa bàn phường Mộ Lao, quận Hà Đông), làm
Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 14


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

cơ sở báo cáo UBND Thành phố. Lý do: đây là phương án đảm bảo tính khả thi
(tiến độ thi công nhanh, thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng), đảm bảo
yêu cầu về vùng phụ tải cấp điện theo quy hoạch chuyên ngành cấp điện, phù
hợp nghiên cứu về sử dụng đất quy hoạch xây dựng của khu vực theo các đồ án
quy hoạch xây dựng đã phê duyệt và đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-3
đang triển khai nghiên cứu.
- Trên cơ sở ý kiến của liên ngành, Sở Quy hoạch-Kiến trúc sẽ tổng hợp
báo cáo UBND Thành phố xem xét, chấp thuận địa điểm xây dựng trạm biến áp,
có ý kiến gửi Bộ Xây dựng chấp thuận điều chỉnh, bổ sung xây dựng trạm biến
áp 220KV Mộ Lao vào các đồ án quy hoạch xây dựng có liên quan.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN
Trên cơ sở phân tích lựa chọn phương án cũng như nội dung ý kiến của
liên ngành, đề xuất nội dung xử lý hồ sơ công việc: đề nghị thỏa thuận quy
hoạch vị trí xây dựng trạm biến áp 220KV Mộ Lao và tuyến nhánh rẽ của Tổng
công ty điện lực Hà Nội như sau:
Bước 1: Tổng công ty điện lực Thành phố Hà Nội hoàn chỉnh hồ sơ (phân
tích các phương án, xác định rõ quy mô dự kiến, đề xuất địa điểm vị trí, lưu ý
tính khả thi của phương án đề xuất lựa chọn) đề nghị Sở Công thương bổ sung
điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 20112015, có xét đến năm 2020 báo cáo UBND Thành phố trình Bộ Công thương

phê duyệt theo quy định.
Bước 2: Thống nhất vị trí xây dựng trạm biến áp 220KV Mộ Lao và
nhánh rẽ tại khu đất hiện trạng là đất trống và một phần hồ nằm phía Tây nghĩa
trang hiện có giáp tường rào khu đô thị Mộ Lao, trên địa bàn phường Mộ Lao,
quận Hà Đông
Tổng công ty điện lực TP Hà Nội khi triển khai lập quy hoạch tổng mặt
bằng dự án phải liên hệ UBND quận Hà Đông để có văn bản chính thức thống
nhất vị trí xây dựng trạm biến áp, đề nghị bổ sung điều chỉnh Quy hoạch phân
khu đô thị H2-3 trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội do Viện Quy
Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 15


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

hoạch xây dựng Hà Nội đang triển khai lập, trình Sở Quy hoạch-Kiến trúc thẩm
định, UBND Thành phố phê duyệt.
Bước 3: Khi triển khai thực hiện phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện
hành về đất đai, quản lý dự án đầu tư. Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Quy
định quản lý đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt,
các trạm biến áp trong khu vực đô thị trung tâm phải sử dụng công nghệ trạm
kín. Đề nghị Tổng công ty điện lực Thành phố Hà Nội nghiên cứu lựa chọn trạm
kín, tiết kiệm diện tích đất tối đa, có dự phòng bố trí quỹ đất phát triển trong
tương lai. Vị trí trạm biến áp cần nghiên cứu không làm thu hẹp diện tích mặt
nước hồ, phù hợp hiện trạng thực tế và cảnh quan kiến trúc của khu vực.

Học viên: Nguyễn Hồng Cường


Trang 16


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết Luận:
Qua một tình huống giải quyết công việc chuyên môn của người cán bộ
công chức nêu trên, chúng ta đã thấy được rằng việc quy định chưa cụ thể, đầy
đủ các trình tự khi trển khai hoạch định các chính sách cũng như lập chương
trình kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dẫn đến tiến trình thực hiện
một dự án công trình phúc lợi bị ảnh hưởng về thủ tục lập dự án, tiến độ triển
khai thực hiện. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải tốn thời
gian, công sức tìm phương hướng giải quyết, ảnh hưởng đến các tổ chức đơn vị
cá nhân trong xã hội. Từ đó, yêu cầu việc xây dựng các văn bản, quy trình, quy
định pháp luật cần phải thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh phù hợp với
từng thời điểm, sát thực tế để hạn chế các tình huống phát sinh trong quá trình
thực hiện. Đồng thời, khi có tình huống xảy ra, người làm công tác quản lý nhà
nước cần phải sáng suốt phân tích kỹ diễn biến tình huống, nắm rõ các tình tiết,
vận dụng đúng đắn các cơ sở pháp lý liên quan để xử lý tình huống một cách
hợp pháp, hợp tình, hợp lý. Có như vậy mới tạo được lòng tin của các tổ chức,
nhân dân đối với nhà nước, tạo được điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước.
2. Kiến Nghị:
- Về công tác lập quy hoạch: ngoài việc tuân thủ theo các luật định đã ban
hành, công tác lập quy hoạch tại đô thị phải được xem xét tổng thể tất cả các
lĩnh vực kinh tế xã hội, các chuyên ngành của địa phương. Quy hoạch đồng bộ

khi triển khai thực hiện được thuận lợi, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã
hội hoàn chỉnh, bền vững.
- Với các quy hoạch chuyên ngành khi lập, triển khai thực hiện phải phù
hợp với quy hoạch xây dựng, đồng bộ với các ngành liên quan, nhất là phải phù
hợp với kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các nghị
quyết, chương trình mục tiêu, kế hoạch thực hiện đã được ban hành thực hiện.

Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 17


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

- Đối với chính quyền địa phương cần xem xét phối hợp các sở ngành
đóng góp ý kiến và đề xuất đầy đủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa
phương khi được xin ý kiến cộng đồng để lập các đồ án quy hoạch xây dựng,
quy hoạch chuyên ngành theo quy định của luật, tạo điều kiện cho các tổ chức
thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn theo quy hoạch được đảm bảo đúng theo
quy trình, quy định của pháp luật.
- Đối với các tổ chức, đơn vị khi triển khai dự án đầu tư, báo cáo chủ
trương, đề xuất dự án, kế hoạch thực hiện phải cập nhật đầy đủ phù hợp hệ
thống quy hoạch tại địa bàn thực hiện, triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng
quy trình, quy định của pháp luật.

Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 18



TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Xây dựng của Quốc hội khóa XI số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
2. Luật Quy hoạch đô thị

của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số

30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.
3. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 28/2004/QH11, Luật
số 24/2012/QH13
4. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2013
5. Luật Thủ đô Luật số: 25/2012/QH13
6. Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển.
7. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy
hoạch đô thị.
8. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐTTg ngày 26/7/2011;
9. Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét triển vọng
đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số:
1208/QĐ-TTg, ngày 21/7/2011;
10. Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có
xét đến 2020 đã được Bộ công thương phê duyệt tại Quyết định số 4351/QĐBCT ngày 29/8/2011;
11. Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông) đến
năm 2020, tỷ lệ 1/5.000 đã được UBND tỉnh Hà Tây (nay là UBND thành phố

Hà Nội) phê duyệt tại Quyết định số 1782/QĐ-UBND ngày 21/10/2006;
12. Quy hoạch chi tiết quận Thanh Xuân tỷ lệ 1/2000 được UBND Thành phố
Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 112/1999/QĐ-UB ngày 28/12/1999 (phần sử
dụng đất và giao thông);
13. Quy hoạch Phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2.000, do Viện Quy hoạch xây
dựng Hà Nội đang nghiên cứu lập, trình UBND Thành phố phê duyệt;
Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 19


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015

Học viên: Nguyễn Hồng Cường

Trang 20



×