Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận tình huống xử lý tình huống vi phạm luật đê điều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.6 KB, 24 trang )

Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với các loại
hình thiên tai, nhiều nhất là lũ và bão. Trong những năm gần đây, các trận bão
lớn thường xuyên xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới và khu vực, điển hình là
cơn bão Haiyan xảy ra năm 2013 ở Philippines gây thiệt hại rất lớn về người và
của. Đây là sự cảnh báo về tính chất khác thường của thời tiết gây lũ lớn trên
nhiều lưu vực sông với nhiều đợt liên tiếp khác nhau. Việt Nam cũng là một
trong nhóm nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của sự biến đổi khí hậu toàn cầu và
nước biển dâng làm cho thiên tai ngày càng gia tăng về quy mô cũng như chu kỳ
lặp lại, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, cũng như ở Thủ đô gây
ra nhiều tổn thất về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội,
tác động xấu đến môi trường. Cụ thể:
Trận mưa lũ lịch sử cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008 thành phố Hà
Nội có lượng mưa phổ biến đạt (450 – 650)mm; một số nơi có lượng mưa rất
lớn như Hà Đông (860mm), Chương Mỹ (752mm), Sơn Tây (736mm), Gia Lâm
(719mm), Nội thành (578mm), có nơi đạt trên 1000mm như Thanh Oai; gây
ngập úng trên diện rộng toàn thành phố, giao thông hỗn loạn, đại đa số các công
sở ngừng hoạt động, làm thiệt hại nặng nề về kinh tế và mọi mặt của thành phố;
Đê phía bắc có nguy cơ tràn vỡ, một số nơi bị sụt, tuyến đê sông Hồng đã bị sạt
mái, các hồ chứa và sông Tô Lịch đều ngập tràn nước mưa; ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống nhân dân làm 122.531 hộ dân bị ngập nhà cửa (trong đó có
20.995 hộ dân phải sơ tán) và khoảng 20 người thiệt mạng;
Đầu năm 2010, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã xuống thấp nhất
trong 107 năm qua; theo số liệu đo được thì mực nước thấp nhất năm 2009 là
0,92m (16/03) và năm 2010 là 0,48m (21/01). Theo Trung tâm dự báo Khí
tượng - Thủy văn T.Ư, đây là mực nước thấp nhất trong lịch sử bắt đầu triển
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015


1


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
khai hoạt động quan trắc thủy văn trên sông Hồng từ năm 1902 đến nay. Với
mực nước này, nhà nông không thể lấy nước vào đồng và tàu thuyền cũng không
thể đi lại trên sông.
Vì phải thường xuyên đối mặt với lụt, bão, nhiều lúc rất dữ dội và khắc
nghiệt, nhân dân ta từ chỗ tích luỹ kinh nghiệm, phán đoán diễn biến của thời
tiết, tìm cách tránh thiên tai tiến đến đã xây dựng, tổ chức quản lý, bảo vệ một
hệ thống đê sông, đê biển chắc chắn với tổng chiều dài đê của nước ta là hơn
13.200 km đê, trong đó có 10.600 km đê sông, 2600 km đê biển và 2500 đê đặc
biệt. Riêng thành phố Hà Nội hiện có 20 tuyến đê chính với tổng chiều dài
469,913 km, trong đó: 37,709 km đê hữu Hồng là đê cấp đặc biệt; 211,569 km
đê cấp I (hữu Hồng, tả Hồng, hữu Đuống, tả Đáy); 67,464 km đê cấp II (hữu Đà,
tả Đáy, La Thạch, Ngọc Tảo, tả Đuống); 87,325 km đê cấp III (Vân Cốc, Tiên
Tân, Quang Lãng, Liên Trung, hữu Cầu, tả-hữu Cà Lồ); 65,846 km đê cấp IV (tả
Tích, tả Bùi, Đường 6 Chương Mỹ, Mỹ Hà). Ngoài ra còn có 22 tuyến đê bối
với tổng chiều dài 73,350 km (trong phạm vi các tuyến sông chính). Trên các
tuyến đê có 87 kè lát mái hộ bờ với tổng chiều dài là 106,612 km (hữu Đà 5 kè,
hữu Hồng 30 kè, tả Hồng 6 kè, hữu Đuống 5 kè, tả Đuống 6 kè, tả Đáy 9 kè, hữu
Đáy 6 kè, tả Bùi 4 kè, hữu Cầu 4 kè, hữu Cà Lồ 2 kè, tả Cà Lồ 10 kè). Tổng số
có 194 cống qua đê (trong đó có 11 cống đã hoành triệt tạm); 02 công trình đầu
mối là Vân Cốc và Đập Đáy; 25 vị trí đường tràn điều tiết trong vùng chậm lũ
Chương Mỹ và Mỹ Đức. Công trình chậm lũ Lương Phú có 2 đường tràn. Hệ
thống nổ mìn gồm 360 ống nhồi bằng bê tông đã được chôn trong đê tương ứng
từ K0+130-K0+350 đê hữu Đà.
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 của Bộ chính trị đã khẳng
định Hà nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia,
trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả

nước, là nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ
chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

2


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước. Vì vậy
công tác quản lý Nhà nước về đê điều lại càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan
trọng và luôn được Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố
quan tâm chỉ đạo sát sao, các ngành, các cấp, các đoàn thể và nhân dân thủ đô
tích cực tham gia.
Do những tác động tiêu cực của con người cùng với sự phát triển, trong
thời gian tới nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng sẽ phải đối phó với
nguy cơ thiên tai ngày càng lớn, thiệt hại về vật chất ngày càng tăng. Đồng thời
việc tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và mức độ đô thị hoá ngày càng nhanh
chóng yêu cầu đặt ra về nhà ở rất lớn trong khi quỹ đất quy hoạch để xây dựng
chưa đáp ứng được thực tế, dẫn đến tình trạng vi phạm Luật đê điều ngày càng
trầm trọng, thậm chí có một số vụ vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn
công trình đê điều. Xong việc xử lý giải tỏa vi phạm đạt tỷ lệ thấp (chỉ đạt 5%),
tình trạng tái lấn chiếm còn tiếp diễn. 6 tháng đầu năm 2015, toàn TP có 204 vụ
vi phạm Luật Đê điều, chủ yếu ở Ba Vì, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín,
Hoài Đức… nhưng các địa phương mới xử lý được 10 vụ. Thực tế này đang đặt
ra cho Thành phố nói chung và ngành đê điều nói riêng rất nhiều nhiệm vụ cấp
thiết cần phải giải quyết. Trong đó một số nhiệm vụ vô cùng quan trọng là tăng
cường công tác quản lý đê điều, chống mọi biểu hiện vi phạm luật đê điều, giải
quyết dứt điểm những vi phạm còn tồn tại. Mặt khác tăng cường công tác quản
lý kỹ thuật, quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho việc tu bổ đê

điều.
Việc bảo vệ Thủ đô Hà Nội, đối phó với lũ, lụt thiên tai là việc làm
không thể thiếu được. Hệ thống đê điều Hà Nội đã có hàng ngàn năm. Đê không
chỉ là công trình vĩ đại chống thiên tai mà đê còn là văn hoá, công sức của người
Hà Nội. Đê điều đã góp phần vào bản sắc văn hoá Việt Nam với ý thức cộng
đồng, gắn chặt vận mệnh cá nhân vào vận mệnh dân tộc, gắn tiền đồ hạnh phúc
cá nhân vào sự sống còn, phồn vinh, phát triển của cả cộng đồng. Vì vậy để đảm
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

3


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
bảo cho sự phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá Thủ đô, cần phải tăng cường quản lý Nhà nước về đê điều.
Trong thời gian học tập tại Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên (Lớp K3A2015) do Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thuộc UBND thành phố Hà
Nội dạy, đã giúp tôi nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước. Chương trình đào tạo
của Học viên có nhiều chuyên đề khác nhau liên quan đến nhiều lĩnh vực quản
lý Nhà nước, mỗi lĩnh vực đều có vị trí và tầm quan trọng nhất định trong xã
hội. Xong trong giai đoạn hiện nay vấn đề quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đê
điều đang được xã hội quan tâm, đặc biệt về quản lý vi phạm về đê điều. Qua
thực tế công tác của mình, đồng thời tiếp thu được kiến thức trong thời gian học
tập, tôi xin chọn đề tài tiểu luận: “Xử lý tình huống vi phạm Luật đê điều” để
làm sáng tỏ vấn đề vi phạm Luật đê điều của hộ gia đình ông Nguyễn Văn An
xây dựng nhà, công trình ngay trên kè Phong Vân, trong phạm vi bảo vệ đê điều
tại khu vực K3+350 phía thượng lưu đê hữu Hồng, xã Phong Vân, huyện Ba Vì.
Qua đây tôi muốn góp một cách nhìn, một số ý kiến đề xuất nhằm tăng cường
quản lý Nhà nước về vi phạm đê điều ở Thủ đô trong thời kỳ đổi mới với cơ chế
kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước.

Bố cục bài tiểu luận được trình bày 3 phần chính sau:
- Phần thứ nhất: Nội dung tình huống.
- Phần thứ hai: Phân tích và xử lý tình huống.
- Phần thứ ba: Kiến nghị và đề xuất.
- Phần thứ tư: Kết luận.

Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

4


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1/ Khái quát về nhiệm vụ Quản lý đê điều của Chi cục đê điều và phòng
chống lụt bão Hà Nội
Chi cục Đê điều & PCLB Hà Nội là cơ quan quản lý Nhà nước là đơn vị
trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đồng thời là Văn phòng Ban chỉ
huy Chống lụt bão Thành phố. Chi cục chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân
thành phố và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội về quản lý Nhà
nước toàn bộ hệ thống đê điều và phòng chống lụt bão trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Chi cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Hà Nội, đồng thời chịu sự hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn
nghiệp vụ của Cục phòng chống lụt bão và quản lý đê điều (Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn), với những nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân thành phố và Ban chỉ huy Chống lụt
bão thành phố trong việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện các phương án phòng
chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai thuộc địa bàn thành phố, tổ chức hộ đê và
phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả do lũ bão gây ra;
b) Xây dựng, quy hoạch, kế hoạch, chương trình: Chỉnh trị sông, tu bổ đê

điều, tổ chức phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai do lũ, bão gây ra trên
địa bàn Thành phố, khi kế hoạch được duyệt giúp Giám đốc Sở tổ chức thực
hiện;
c) Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đê điều và PCLB trên địa bàn
Thành phố Hà Nội trong đó trực tiếp quản lý công trình đê điều từ cấp 3 trở lên,
phối hợp giúp UBND các quận, huyện thực hiện quản lý công trình đê điều cấp 4;
d) Kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện Luật Đê điều, Pháp lệnh phòng
chống lụt bão và các Nghị định, quyết định pháp quy được ban hành có liên
quan đến công tác đê điều và phòng, chống lụt, bão trên địa bàn Thành phố;
e) Tổ hức thực hiện các dự án đầu tư tu bổ đê điều, chỉnh trị sông, hành
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

5


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
lang thoát lũ và những mặt có liên quan đến phòng, chống lụt, bão, phân lũ,
chậm lũ;
f) Phối hợp với Ban QLDA công trình thuỷ lợi, giao thông (của Thành
phố, Trung ương) trong việc tổ chức, giám sát thi công xây dựng công trình có
liên quan đến đê điều và phòng, chống lụt, bão và nghiệm thu bàn giao đưa công
trình vào quản lý, sử dụng;
g) Trực tiếp quản lý mọi hoạt động, công tác của Hạt quản lý đê trên địa
bàn Thành phố, theo đúng nội dung ghi trong Luật Đê điều và các Nghị định của
Chính phủ;
h) Quản lý tài sản, dụng cụ, vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão của Thành
phố, Trung ương đầu tư, quản lý tài chính, tài sản, quản lý cán bộ công chức,
viên chức, lao động hợp đồng của Chi cục theo đúng quy định hiện hành của
Thành phố và Nhà nước;

i) Thu thập, quản lý thông tin, tư liệu, lưu giữ hồ sơ, lý lịch công trình về
hệ thống đê điều và công trình có liên quan đến an toàn đê điều và phòng, chống
lụt bão. thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
j) Thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng thường trực phòng, chống lụt, bão
và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố. Tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão Thành phố, chuẩn bị tổ chức,
thực hiện chỉ đạo mọi mặt phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả do bão lũ
gây ra;
k) Theo dõi mọi nguồn vốn đầu tư tu bổ đê điều, phòng chống lụt, bão, sử
dụng, thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn sự nghiệp quản lý đê điều, dự án đầu
tư, tu bổ, duy tu, bảo dưỡng. Sửa chữa các công trình đê điều, phòng, chống lụt,
bão theo phân cấp hiện hành;
l) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, pháp
luật về đê điều, phòng, chống lụt, bão cho các lực lượng tần tra canh gác đê, bảo
vệ đê điều. Tham gia chỉ đạo kỹ thuật sử lý các sự cố ở đê, đập, hồ chứa nước
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

6


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
vừa và lớn;
m) Thẩm định và lập thủ tục trình, cấp giấy phép xây dựng các công
trìnhcó liên quan đến đê điều, hành lang thoát lũ và khai thác tài nguyên ở trong
lòng sông, thềm sông theo quy định;
n) Nghiên cứu ứng dụng, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật về tu bổ,
gia cố và quản lý đê điều, chỉnh trị sông và tổ chức phòng tránh, giảm nhẹ thiên
tai do lũ, bão gây ra;
o) Phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền vận động quần chúng

nhân dân thực hiện Luật Đê điều, các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên về đê điều
và phòng, chống lụt, bão. Kiểm tra lập biên bản, đình chỉ những hành vi vi phạm
pháp luật đê điều và Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão. Kiến nghị các cấp có thẩm
quyền, cơ quan chức năng xử lý những vi phạm Luật đê điều, Pháp lệnh phòng,
chống lụt, bão theo quy định hiện hành của Nhà nước.
p) Được đăng ký làm những dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến chuyên
môn về tu bổ, gia cố đê điều, thuỷ lực công trình;
q) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Thành phố giao.
2/ Mô tả tình huống
Vụ việc vi phạm Luật đê điều xảy ra với hộ gia đình ông Nguyễn Văn
An sinh sống tại khu vực K3+350 thượng lưu đê hữu Hồng, xã Phong Vân,
huyện Ba Vì. Hộ gia đình ông đã có hành vi tự ý xây dựng nhà, công trình ngay
trên kè Phong Vân (Gia đình ông Nguyễn Văn An đã được cấp giấy chứng nhận
quyến sử dụng đất lâu dài).
Cuối tháng 10/2013, gia đình Nguyễn Văn An đã dùng máy xúc đào
móng nhà kiên cố vào sát chân đê và phạm vi bảo vệ kè Phong Vân thuộc thôn
Tân Phong, xã Phong Vân (hố đào cách đỉnh kè Phong Vân 10m). Tại hiện
trường có 28 cọc bê tông dài 2,5m, một máy khoan nhồi, 1 máy ép cọc và các
loại vật tư như: gạch, cốt pha và 2 thùng contener to trên mép mặt đê phía hạ lưu
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

7


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
để làm nhà ở cho công nhân.
Kích thước móng đào dài theo đê 20m, rộng 18m (từ chân đê trở ra ngoài
đỉnh kè), sâu 0,8m.

Hạt Quản lý đê Ba Vì đã cùng UBND xã Phong Vân lập biên bản vi
phạm pháp luật đê điều với chủ hộ vi phạm, báo cáo lên văn phòng Chi cục. Chi
cục đê điều và PCLB đã ra các văn bản số 97/CCĐĐ-QL ngày 18/2/2014, số
177/ CCĐĐ-TTr ngày 18/3/2014, số 200/CCĐĐ-QL ngày 22/3/2014 gửi UBND
huyện Ba Vì về tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn huyện và đề
nghị UBND huyện tổ chức xử lý các vi phạm theo thẩm quyền. Đến ngày
28/3/2014 UBND xã Phong Vân ra thông báo số 04/TB-UBND đến hộ gia đình
ông Nguyễn Văn An yêu cầu dừng ngay việc thi công công trình khi chưa được
phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Thế nhưng ngày 1/4/2014 hộ ông Nguyễn Văn An vẫn đang tiếp tục thi
công công trình bằng việc khoan cọc nhồi hố thứ 4, sâu 9m, đường kính hố
30cm, cách chân đê 15m, cách đỉnh kè 10m. Đến nay Hạt QLĐ Ba Vì lập biên
bản vi phạm luật đê điều lần thứ 6. UBND huyện Ba Vì ra quyết định số
218/QĐ-UBND ngày 01/4/2014 về việc thành lập tổ công tác kiểm tra xử lý vi
phạm đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Ba Vì
Ngày 4/4/2014 Hạt QLĐ Ba Vì ra Quyết định số 01/QĐ/HQLĐ tạm đình
chỉ việc xây dựng công trình vi phạm luật đê điều đối với gia đình ông Nguyễn
Văn An nhưng hộ gia đình ông Nguyễn Văn An vẫn tiếp tục xây dựng. UBND
xã Phong Vân ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 33/QĐ-XPHC ngày
05/4/2014 về việc vi phạm luật đê điều và phòng chống lụt bão đối với hộ gia
đình ông Nguyễn Văn An.
Ngày 8/4/2014 UBND thành phố Hà Nội gửi công văn số 2500/UBNDNN chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Ba Vì, Công an thành phố
Hà nội tổ chức xử lý dứt điểm vi phạm luật đê điều trên địa bàn huyện.
Ngày 26/4/2014 UBND huyện Ba Vì ra văn bản số 457/UBND gửi
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

8



Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT xin ý kiến giải quyết đối với
trường hợp làm nhà trên đất thổ cư trong phạm vi bảo vệ của đê điều (điển hình
là gia đình ông Nguyễn Văn An).
Vi phạm vẫn chưa được xử lý, tiếp tục diễn biến nghiêm trọng cụ thể hộ
gia đình ông Nguyễn Văn An đã thi công xong phần móng cọc, hệ thống giằng
móng và đang đổ bê tông các cột. Đặc biệt tại cơ kè gia đình đã đổ 01 dầm dọc
bê tông và dựng cốt thép chờ để đổ cột, Chi cục đê điều và PCLB liên tục ra
công văn số 341/CCĐĐ-QL ngày 27/4/2014, số 398/CCĐĐ-QL ngày 13/5/2014
gửi UBND huyện Ba Vì đề nghị xử lý dứt điểm các vụ vi phạm Luật đê điều.
Ngày 23/5/2014 Sở Nông nghiệp và PTNT đã ra văn bản số 802/SNNTTr báo cáo tình trạng vi phạm và ngày 31/5/2014 số 867/SNN -ĐĐ gửi UBND
thành phố Hà Nội xin ý kiến chỉ đạo về trường hợp vi phạm ở Ba Vì.
Ngày 25/5/2014 UBND thành phố Hà Nội tiếp tục gửi công văn số
3941/UBND-NN chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Ba Vì kiên
quyết xử lý dứt điểm vi phạm Luật đê điều trên địa bàn huyện xong trước ngày
30/6/2014.
Ngày 6/6/2014 Sở Nông nghiệp và PTNT gủi công văn số 919/SNN-ĐĐ
lên UBND thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo xử lý, giải tỏa các trường
hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngày 21/6/2014 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 3904/QĐUBND, tiếp tục gửi công văn số 3941/UBND-NN chỉ đạo Sở Nông nghiệp và
PTNT, UBND huyện Ba Vì kiên quyết xử lý dứt điểm vi phạm luật đê điều trên
địa bàn huyện xong trước ngày 30/6/2014. Cùng ngày 21/6/2014 UBND thành
phố Hà Nội ra Quyết định số 3409/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo xử
lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
Mặc dù UBND thành phố Hà Nội, Cục phòng chống lụt bão và quản lý
đê điều, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban chỉ huy phòng chống lụt
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015


9


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
bão thành phố, Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão, UBND huyện Ba Vì,
Hạt Quản lý đê Ba Vì đã lập 21 lần biên bản và yêu cầu dừng ngay vi phạm
nhưng hộ gia đình ông Nguyễn Văn An vẫn tiếp tục xây dựng nhà kiên cố 3
tầng, mặt bằng 20x20m=400m2, xây tường bê tông cốt thép dọc đỉnh kè Phong
Vân dài 43m cao 1,7m và đang hoàn thiện công trình. Nghiêm trọng hơn, ngày
05/12/2013 tiếp tục đào mái đê dài 10m (dọc theo đê), rộng 5m, sâu trung bình
0,4m (đào giáp vào mặt đê bê tông), phần đào cơ đê dài 5m, rộng 3m, sâu trung
bình 0,6m; dọc đỉnh kè Phong Vân đang xây móng công trình dài 10m, rộng 5m,
cao trung bình 0,8m nên Hạt Quản lý đê Ba Vì tiếp tục ra Quyết định số 02/QĐĐCVPĐĐ ngày 05/12/2014 tạm đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật về đê điều
đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn An, đồng thời trong ngày UBND xã Phong
Vân ra Quyết định số 117/2014/QĐ-UBND về việc đình chỉ việc đào mái đê, cơ
đê và đỉnh kè đối với gia đình Ông Nguyễn Văn An.
Ngày 06/12/2014 Chi cục đê điều và PCLB viết báo cáo số 06/CCĐĐ-QL
về việc hoàn trả lại vị trí do hộ gia đình ông Nguyễn Văn An đã đào phá mái đê,
cơ đê gây ra đồng thời Sở Nông nghiệp và PTNT ra Công văn số 2186/SNN-ĐĐ
báo cáo lên UBND thành phố về việc xử lý vi phạm luật đê điều, đồng thời
UBND xã Phong Vân ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 118/QĐXPHC ngày 09/12/2014 về việc vi phạm luật đê điều đào mái đê, cơ đê và đỉnh
kè gia đình Ông Nguyễn Văn An. Đến ngày 26/12/2014 Cơ quan Cảnh sát điều
tra- Công an thành phố Hà Nội (PC40) ra Văn bản số 260CV/CAHN(PC40) về
vi phạm. Ngày 06/01/2015 Chi cục đê điều và PCLB ra công văn số 06/CCĐĐQL về việc cố ý phá hoại, xâm phạm đê hữu hồng, tại xã Phong Vân, huyện Ba
Vì báo cáo lên Sở Nông nghiệp. Hiện nay vi phạm của hộ ông Nguyễn Văn An
đã dừng không vi phạm tiếp, nhưng những vi phạm trước vẫn chưa được xử lý.
Hiện nay UBND thành phố đang giao cho các ngành chức năng của thành phố
xem xét toàn diện và tham mưu cho thành phố để xử lý dứt điểm trường hợp vi
phạm Luật đê điều trên.
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy

Lớp: K3A-2015

10


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
PHẦN THỨ HAI: PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1/ Mục tiêu xử lý tình huống
Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền, Nhà nước quản lý điều hành mọi mặt của đời sống xã hội bằng Pháp luật.
Mọi hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước và hoạt động của các
công dân, mọi tổ chức phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật. Hoạt động của
Nhà nước là không ngừng nâng cao pháp chế Xã hội chủ nghĩa, đồng thời coi
trọng giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa. Mục đích cuối cùng của hoạt động Nhà
nước là nhằm phục vụ cho lợi ích của dân tộc, lợi ích Quốc gia. Trong tình
huống cụ thể này, bằng các văn bản Pháp luật hiện hành như: Luật đê điều, Luật
đất đai… các cơ quan Nhà nước với vai trò và thẩm quyền của mình áp dụng các
quy định của pháp luật để thực hiện pháp luật và cưỡng chế thi hành pháp luật.
Việc kiên quyết giải quyết vi phạm Luật đê điều đối với hộ gia đình ông
Nguyễn Văn An ngoài mục đích để đảm bảo sự nghiêm minh của Pháp luật,
tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều mà
còn nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục, răn đe đối với mọi tổ chức, cá nhân
vi phạm, thực hiện công bằng xã hội.
2/ Phân tích nguyên nhân và hậu quả
a/ Cơ sở lý luận:
Căn cứ Luật đê điều số 79/2006/QH11 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp
thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006 đã quy định chi tiết việc xây dựng, tu bổ, bảo
vệ, sử dụng đê điều và hộ đê. Theo đó:
Điều 7: Luật Đê điều quy định các hành vi bị nghiêm cấm:
- Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công

trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc
biệt. (Khoản 5 Điều 7)
- Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

11


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
vật liệu trên đê, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão. (Khoản 7 Điều 7)
Điều 23 Luật Đê điều quy định:
Tại điều 23.2 Hành lang bảo vệ đê điều được quy định như sau:
a) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở
những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê
trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí
khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối
với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển;
b) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía
sông và phía đồng.
* Trong luật Đê điều cũng đã phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các
ngành trong quản lý Nhà nước về đê điều. Theo đó:
Điều 41:
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm lập quy
hoạch, điều chỉnh quy hoạch Đê điều của các vùng, miền và của cả nước.
- Bộ và cơ quan ngang bộ, có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy
hoạch các loại đê chuyên dùng của ngành mình.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy
hoạch đê điều thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Điều 42: Trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Chính phủ, bộ,
cơ quan ngang bộ
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đê điều.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước về đê điều.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý nhà
nước về đê điều theo sự phân công của Chính phủ.
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

12


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
- Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều
trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Điều 43: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, phường, thị trấn
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tu bổ, quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê,
cứu hộ đê; xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền.
b/ Nguyên nhân
Căn cứ vào các điều quy định trong Luật Đê điều đã trình bày ở trên, gia
đình ông Nguyễn Văn An đã vi phạm vào khoản 5 và khoản 7 Điều 7, Điều 23
Chương I và chương III Luật đê điều. Sở dĩ để xẩy ra tình trạng vi phạm Pháp
luật về đê điều của gia đình hộ ông Nguyễn Văn An kéo dài là do:
Công tác quản lý bảo vệ đê điều ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói
riêng trong một thời gian dài bị buông lỏng, việc xử lý của chính quyền địa
phương chưa kiên quyết. Ngay từ khi hộ gia đình ông Nguyễn Văn An mới vi
phạm, Hạt Quản lý đê Ba Vì đã lập biên bản và Chi cục đê điều và PCLB gửi
công văn cho UBND xã Phong Vân, nhưng xã Phong Vân chưa tổ chức xử lý

kịp thời theo Pháp luật, dẫn đến hộ gia đình ông Nguyễn Văn An tiếp tục vi
phạm và vi phạm lần sau lại lớn hơn lần trước. Từ chỗ đào bạt đất khu vực hành
lang bảo vệ đê, chuẩn bị ép cọc bê tông móng đến xây nhà 3 tầng trên đỉnh kè,
sau đó thì tiến đến xây tường bê tông cốt thép dọc đỉnh kè Phong Vân dài 43m.
Mặc dù Hạt Quản lý đê, UBND xã Phong Vân đã lập rất nhiều biên bản và ra
Quyết định đình chỉ, thậm chí phạt hành chính nhưng gia đình ông Nguyễn
Quốc vẫn tiếp tục đào mái đê, cơ đê, đỉnh kè thách thức pháp luật, tạo tiền lệ xấu
cho các vi phạm phát sinh, gây bất bình cho nhân dân trong khu vực, tiềm ẩn
nguy cơ gây mất an toàn cho công trình đê điều.
Việc phối kết hợp trong xử lý của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa
được chặt chẽ, các đơn vị quản lý tuy đã ra nhiều văn bản chỉ đạo kiểm tra đôn
đốc thành lập tổ công tác giải tỏa vi phạm đê điều và họp hội nghị giải tỏa vi
phạm tại huyện 7 lần, trong đó họp tại xã Phong Vân 1 lần, họp tại công an
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

13


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
huyện 1 lần nhưng vẫn không đạt được mục tiêu chấm dứt vi phạm.
Một nguyên nhân nữa mà rất phổ biến hiện nay là công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật của chúng ta còn chưa được coi trọng, chưa tuyên truyền sâu
rộng trong các tầng lớp dân cư, tổ chức. Mặc dù UBND huyện Ba Vì phối hợp
với Sở Nông nghiệp và PTNT, Hạt quản ký đê Ba Vì, UBND các xã Thái Hòa
Phong Vân, Cổ Đô, Phú Cường, Tản Hồng, Phú Phương , thanh tra Sở Nông
nghiệp, Công an thành phố, Công an huyện Ba Vì soạn in tài liệu tuyên truyền,
ghi băng cát xét (thời lượng 20 phút) gửi tới các xã ven đê Hữu Hồng và các xã
trong huyện nội dung tuyên truyền về luật đê điều, nghị định số 129/2007/NĐCP ngày 2/8/2007 của Chính phủ về xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều,
đồng thời thông báo công khai danh sách 15 hộ gia đình có vi phạm nghiêm

trọng trên tuyến đê Hữu Hồng, Ba Vì để yêu cầu các hộ tự giải tỏa và ngăn ngừa
các trường hợp vi phạm mới phát sinh nhưng các hộ vi phạm vẫn phớt lờ, chống
đối.
Ngoài ra, do nhiều lần cải tạo nâng cấp đê kè nên có tình trạng đê kè lấn
chiếm phần đất thổ cư. Vì vậy hộ gia đình ông Nguyễn Văn An đã xây dựng
công trình trên phần đất thổ cư được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phạm vi nhà cách chân đê 5m, cách đỉnh bờ sông 10m (đoạn bờ sông này mới
thả đá hộ chân và làm cơ kè, chưa lát mái và thời gian làm kè năm 2009, kè làm
sau nhà). Hộ gia đình ông An hiện tại đang tạm dừng thi công và làm đơn đề
nghị cho gia đình tiếp tục xây nhà để làm nơi thờ tự của gia đình. Vì vậy việc
giải tỏa hộ gia đình ông An gặp rất nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định
của luật đất đai, luật đê điều và đến quyền lợi của gia đình chủ hộ.
c/ Hậu quả
Vụ việc vi phạm của gia đình ông Nguyễn Văn An nếu không giải quyết
kịp thời, nghiêm minh thì sẽ tạo tiền lệ xấu cho các vi phạm phát sinh, gây bất
bình cho nhân dân trong khu vực. Đặc biệt nghiêm trọng hơn đó là tạo nguy cơ
tiềm ẩn gây mất an toàn cho công trình đê điều.
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

14


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
3/ Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Căn cứ vào luật Đê điều của quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số
79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007.
Để giải quyết dứt điểm trường hợp vi phạm của hộ gia đình ông Nguyễn
Văn An, Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão đã xây dựng các phương án để
tham mưu cho Thành phố như sau:

* Phương án 1:
Phá dỡ toàn bộ công trình xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ đê
điều, trả lại nguyên hiện trạng cho công trình. Đồng thời xử lý phạt vi phạm
hành chính đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn An trong việc vi phạm về xây
dựng công trình không phép.
+ Ưu điểm:
- Giải quyết dứt điểm những nguy cơ tiềm ẩn cho đê điều.
+ Nhược điểm:
- Chưa giải quyết quyền lợi thỏa đáng cho hộ gia đình ông Nguyễn Văn
An, dẫn đến khiếu nại, tố cáo kéo dài, không phục trong lòng dân.
* Phương án 2:
Chấp thuận cho công trình vi phạm khu nhà 3 tầng của hộ gia đình ông
Nguyễn Văn An tồn tại, nhưng gia đình phải di rời ngay khi nhận được thông
báo của chính quyền địa phương trong trường hợp khu vực mất an toàn. Đồng
thời xử lý phạt vi phạm hành chính đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn An
trong việc vi phạm về xây dựng công trình không phép.
+ Ưu điểm:
- Thực hiện phương án này tài sản bị phá bỏ của hộ gia đình ông Nguyễn
Văn An cũng như của xã hội sẽ ít bị tổn thất.
- Việc xử lý sẽ đơn giản, ít tốn kém.
+ Nhược điểm:
- Vi phạm của hộ gia đình ông Nguyễn Văn An chưa được xử lý triệt để.
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

15


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
- Vẫn tiềm ẩn những nguy hiểm đối với đê điều khi có bão lũ xảy ra như

hiện tượng sạt, lở.
* Phương án 3:
Tổ chức di chuyển hộ ông Nguyễn Văn An đi đến khu tái định cư, bố trí
kinh phí di chuyển đền bù giải phóng mặt bằng, cưỡng chế dỡ bỏ toàn bộ các
công trình đã vi phạm, trả lại hiện trạng ban đầu. Đồng thời xử lý phạt vi phạm
hành chính đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn An trong việc vi phạm về xây
dựng công trình không phép.
+ Ưu điểm:
- Các công trình vi phạm được xử lý triệt để, đảm bảo an toàn đê điều.
+ Nhược điểm:
- Tài sản bị phá bỏ lớn, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của hộ gia đình
ông Nguyến Văn An.
- Tổ chức thực hiện phức tạp vì liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.
- Một phần nào đó ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở Thủ đô.
* Lựa chọn phương án:
Với ba phương án trên, Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão tham
mưu cho thành phố lựa chọn phương án 3 là tối ưu hơn nhất đảm bảo thực hiện
an toàn đê điều và tính mạng, tài sản của nhân dân, thực hiện đúng pháp luật,
vừa giảm bớt tổn thất cho xã hội khi có sự cố xảy ra trên địa bàn.
4/ Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn
* Đối với Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão:
Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão là một đơn vị tham mưu và
hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về đê điều, do đó cần có biện
pháp phối hợp với các cơ quan liên quan để xác định cụ thể hơn về tình huống
trên để tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội kịp thời xem xét giải quyết, chỉ
đạo các ban ngành liên quan như sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất thu hồi
đền bù giải phóng mặt bằng.
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015


16


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
Bên cạnh đó Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão cần tiến hành tổ
chức lên phương án khảo sát, thiết kế để thực hiện cắm mốc chỉ giới bảo vệ đê
điều, xác định vị trí xây dựng liên quan đến phạm vi bảo vệ đê điều. Từ đó làm
cơ sở cho UBND huyện Ba Vì tiến hành xử lý các bước tiếp theo.
* Đối với UBND huyện Ba Vì và xã Phong Vân:
Có kế hoạch xây dựng khu tái định cư cho các hộ gia đình bị cưỡng chế
di rời.
Lập phương án đền bù và giải phóng mặt bằng hộ gia đình vi phạm.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng chuẩn bị lực lượng, phương tiện đảm bảo
cho việc tổ chức cưỡng chế diễn ra an toàn, đúng quy định của Pháp luật.
Tổ chức quản lý phần đất thành phố thu hồi của hộ gia đình ông Nguyễn
Văn An.
Cần xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc để xảy ra
tình trạng vi phạm đê điều của nhà ông Nguyễn Văn An. Trên cơ sở đó cần có
hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ làm sai, không đúng thẩm
quyền.
* Đối với gia đình ông Nguyễn Văn An:
Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện di rời, tái định cư.
* Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
Đây là một tình huống cụ thể liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Vì
vậy các cơ quan chức năng có liên quan cần tiến hành làm rõ các vấn đề liên
quan để từ đó có công tác phối hợp xử lý phù hợp với thực tế và đúng quy định
của Pháp luật.

Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015


17


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Qua tình huống giải quyết vụ việc trên nói riêng và từ thực trạng quản lý
Nhà nước về đê điều ở Hà Nội nói chung trong thời gian qua, để góp phần vào
công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, chúng tôi
xin mạnh dạn kiến nghị, đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản lý nhà
nước về đê điều ở Hà Nội như sau:
1/ Kiến nghị với Đảng và Nhà nước:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.
Tăng cường tuyên truyền giáo dục nhân dân, nhất là người dân ở các xã,
phường ven đê có nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền lợi trong bảo vệ đê điều, nâng cao ý thức tự giác thực hiện pháp luật Nhà
nước. Các hình thức tuyên truyền cần phong phú và đa dạng hơn.
Kiện toàn cơ quan quản lý Nhà nước về đê điều.
Đối với các xã, phường, thị trấn có đê, cần có cán bộ quản lý đê nhân
dân, nắm chắc tình hình về đê điều của địa phương, phối hợp chặt chẽ với cán
bộ quản lý đê chuyên trách của Chi cục đê điều để phát hiện và đề xuất xử lý kịp
thời, cương quyết các vi phạm pháp luật về đê điều ở địa phương mình, dự báo
trước tình hình vi phạm để có phương án xử lý, ngăn chặn kịp thời. Hiện nay
Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội đang phối hợp cùng Ban Tuyên
giáo Thành uỷ, bước đầu nghiên cứu và triển khai chương trình "Xã hội hoá
công tác bảo vệ đê điều". Điều đó không những tiết kiệm được vốn cho ngân
sách Nhà nước, huy động được sức dân mà điều quan trọng là gắn trách nhiệm
giữ gìn, bảo vệ đê điều đến từng tổ dân phố, từng người dân. Vì vậy đề nghị Uỷ
ban nhân dân thành phố sớm có quyết định thành lập lực lượng quản lý đê nhân
dân.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý Nhà nước về đê
điều, cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tăng cường phân công, phân cấp có quyền
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

18


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
hạn đi đôi với trách nhiệm cụ thể. Đẩy mạnh việc chống quan liêu, tham nhũng,
có những quy định để xử lý nghiêm minh với cán bộ, công chức thiếu trách
nhiệm, có vi phạm.
Luật đê điều đã có quy định Thanh tra về đê điều. Chính phủ cần sớm có
quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về đê điều,
từ đó thành phố Hà Nội cần phải có quy chế hoạt động cụ thể của lực lượng này
trong Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà Nội.
Tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp trong quản lý Nhà
nước về đê điều, kiên quyết xử lý các vi phạm đến đê điều.
Các văn bản của Nhà nước đã quy định việc xử lý vi phạm Pháp luật về
đê điều là thẩm quyền của chính quyền các cấp. Vì vậy chính quyền các cấp
quận, huyện, xã, phường, thị trấn cần dựa trên nội dung biên bản vi phạm đã lập,
phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý đê và cơ quan bảo vệ pháp luật cần xử
lý kịp thời, cương quyết, thường xuyên và liên tục các vụ vi phạm, có như vậy vi
phạm đê điều sẽ được đẩy lùi và hiệu quả xử lý mới cao.
Cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, tổng kết công tác quản lý
Nhà nước về đê điều; đấu tranh kiên quyết để khắc phục các biểu hiện xem nhẹ,
lơ là, mất cảnh giác, ỷ lại vào cấp trên, thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện
quản lý Nhà nước về đê điều.
Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước
về đê điều

2/ Kiến nghị với các cơ quan có liên quan
Ban Tuyên giáo Thành uỷ cần chỉ đạo các báo, đài của Hà Nội thường
xuyên đưa các nội dung quy định của Luật đê điều vào các chương trình thông
tin, có nêu những gương cá nhân và tập thể thực hiện tốt và chưa tốt trong việc
bảo vệ đê điều. Trong các bản tin thông báo phục vụ sinh hoạt chi bộ hàng tháng
cần chỉ đạo các cấp uỷ Đảng đẩy mạnh lãnh đạo chính quyền các cấp trong quản
lý Nhà nước về đê điều; phê bình những địa phương không làm tốt và biểu
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

19


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
dương những địa phương làm tốt công tác bảo vệ đê điều.
Sở Văn hoá Thông tin cần phối hợp chặt chẽ với Chi cục đê điều và
phòng chống lụt bão để có các băng rôn, biểu ngữ tuyên truyền dọc trên các
tuyến đê về các quy định của pháp luật trong bảo vệ đê điều.
Chính quyền các phường, xã, quận, huyện có đê cần phối hợp chặt chẽ
với các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng ở địa phương để việc tuyên truyền,
giáo dục pháp luật về đê điều được sâu rộng trong nhân dân. Thường xuyên phát
các bản tin quy định của Nhà nước về bảo vệ đê điều để nhân dân biết và thực
hiện; tổ chức cho các hộ dân, các cơ quan, đơn vị ở ven đê có cam kết không vi
phạm pháp lệnh đê điều
Cấp chính quyền xã, phường là sát với dân nhất, nếu có trách nhiệm sẽ
giải quyết triệt để các việc về vi phạm đê điều từ cơ sở, giảm được tình trạng
khiếu nại kéo dài, vượt cấp. Do đó cần có sự phân công, phân nhiệm nhiều hơn
cho cấp này, đồng thời nghiên cứu, thực hiện chế độ bổ nhiệm với cán bộ cấp cơ
sở.
Cuối cùng không thể không đề cập đến là nhân tố con người, các cán bộ,

công chức của Chi cục, các cán bộ chuyên quản giám sát của Ban Quản lý dự án
ĐTXD Thuỷ lợi & Đê điều cũng như đội ngũ lao động trực tiếp còn yếu và thiếu
động lực, động cơ hoạt động, thu nhập còn quá thấp so với mức độ tiêu dùng
hiện nay, còn nhiều lao động thủ công đơn thuần, việc ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào công tác còn nhiều hạn chế. Do đó, rất cần thiết có một chương
trình đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn nghiệp vụ cả về quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực để có thể kiện toàn tổ chức, nâng công tác quản lý Nhà nước về
đê điều lên một mức mới, đáp ứng được những đòi hỏi thực tiễn của Thủ đô
trong giai đoạn hiện nay.

Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

20


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN
Hoạt động quản lý Nhà nước về đê điều là hoạt động hết sức quan trọng
của Nhà nước ta nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng, nó diễn ra trong mọi
thời kỳ, mọi hoàn cảnh, kéo dài quanh năm, đã trở thành một thế ứng xử thường
trực của con người đối với môi trường thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Từ
khi Nhà nước ban hành Luật đê điều, công tác quản lý Nhà nước về đê điều ở
Hà Nội đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn.
Nhà nước ta từ Trung ương đến địa phương luôn quan tâm đến công tác
này, đầu tư nhiều sức của, sức người để xây dựng nhiều công trình và thực hiện
nhiều biện pháp, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý,
tổ chức hệ thống điều hành, chỉ huy thống nhất, đồng thời tăng cường công tác
lãnh đạo tư tưởng, tuyên truyền giáo dục để nâng cao tinh thần trách nhiệm của
cán bộ, công chức, phát huy tính tự giác của mọi người dân để triển khai thực

hiện việc bảo vệ đê điều có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn những yếu kém, tồn tại
trong quản lý Nhà nước về đê điều ở Hà Nội;
Tăng cường quản lý Nhà nước về đê điều ở Hà Nội nhằm khắc phục
những tồn tại, làm cho việc thực hiện công tác này có kế hoạch, nề nếp hơn.
Hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến quản lý Nhà nước về đê điều,
củng cố bộ máy chỉ đạo, quản lý từ Thành phố đến cơ sở, quy định cụ thể trách
nhiệm cho từng cấp, từng ngành trong công tác quản lý đê điều, nhằm nâng cao
được trách nhiệm của các cấp, các ngành, huy động được mọi nguồn lực và nhất
là phát huy cao độ tính tự chủ, sáng tạo, sự tự giác tham gia của mọi người dân
Thủ đô.
Chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, công nhân kỹ
thuật đủ về số lượng, có trình độ khoa học công nghệ và nghiệp vụ quản lý, tâm
huyết, gán bó lâu dài với sự nghiệp quản lý đê điều.
Là một cán bộ làm việc tại Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão Hà
Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

21


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
Nội, qua chuyên đề này, tôi muốn kết hợp một số kinh nghiệm trong quá trình
công tác và những kiến thức đã tiếp thu được qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản
lý hành chính Nhà nước chương trình ngạch chuyên viên để trình bày một số
phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý Nhà nước về đê điều ở Hà Nội và
mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về đê
điều ở Hà Nội hiện nay, đóng góp vào việc cải cách hành chính, tăng cường sự
quản lý của Nhà nước, làm tốt hơn công tác quản lý đê điều và phòng, chống lụt
bão ở Hà Nội trong thời gian tới, góp phần vào công cuộc xây dựng Thủ đô Hà
Nội theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá./.


Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

22


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 của Bộ chính trị về phương hướng,
nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội;
- Luật đê điều của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 79/2006/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2006;
- Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật đê điều;
- Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 quy định xử phạt vi phạm hành
chính về đê điều;
- Nghị định số 04/2010/NĐ-CP ngày 15/01/2010 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng chống lụt bão;
- Chỉ thị số 447/CT-UBND ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý khai thác, vận chuyển, kinh
doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều;
- Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Học viện hành chính quốc gia - Nhà
xuất bản Bách Khoa Hà Nội;
- Sách: Hà Nội - Nửa thế kỷ phòng chống thiên tai của Ban tuyên giáoBCH/PCLB Thành phố Hà Nội;
- Quy chế về tổ chức bộ máy và hoạt động của Chi cục đê điều & PCLB Hà Nội;
- Các văn bản có liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật của hộ gia đình ông
Nguyễn Văn An.

Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy

Lớp: K3A-2015

23


Đề tài: Xử lý tình huống vi phạm Luật Đê điều
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1
PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG ........................................... 5
1/ Khái quát về nhiệm vụ Quản lý đê điều của Chi cục đê điều và phòng
chống lụt bão Hà Nội........................................................................................... 5
PHẦN THỨ HAI: PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ...................... 11
1/ Mục tiêu xử lý tình huống ............................................................................ 11
2/ Phân tích nguyên nhân và hậu quả ............................................................. 11
a/ Cơ sở lý luận: ................................................................................................. 11
b/ Nguyên nhân .................................................................................................. 13
c/ Hậu quả .......................................................................................................... 14
3/ Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống ........ 15
4/ Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn ........................................... 16
PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ............................................... 18
1/ Kiến nghị với Đảng và Nhà nước: ............................................................... 18
2/ Kiến nghị với các cơ quan có liên quan....................................................... 19
PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN.......................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 23
MỤC LỤC .......................................................................................................... 24

Họ và tên: Nguyễn Thu Thủy
Lớp: K3A-2015

24




×