TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƢỠNG NGHẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VI PHẠM PHÁP LỆNH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HỒ ĐỒNG MÔ, THỊ XÃ SƠN TÂY
Họ và tên học viên: Lê Thị Vân
Chức vụ:
Chuyên viên
Đơn vị công tác:
Chi cục Thủy lợi_Sở Nông nghiệp và PTNT
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
LỜI NÓI ĐẦU
Hà Nội thuộc lưu vực sông Hồng, là trung tâm đầu não của đất nước ta.
Đây còn là nơi tập trung nhiều cơ quan chính phủ và quốc tế, nhiều trường đại
học và số lượng người định cư ở đây rất đông. Chính vì thế việc đảm bảo cuộc
sống cho người dân ở đây là vô cùng cần thiết.
Địa hình thành phố Hà Nội biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, cao độ
biến đổi dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây sang Đông, có đủ các
dạng địa hình gồm cả núi cao, đồi núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình từ 5
đến 20m so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự
nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và
chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc
Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281m, Gia Dê
707m, Chân Chim 462m, Thanh Lanh 427m, Thiên Trù 378m... Khu vực nội
thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Từ bao đời nay cha ông ta đã có câu “Nhất thủy nhì hỏa”. Vì vậy công tác
phòng, chống lụt bão là công tác được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và
chú trọng.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, các hình thái thời tiết cục đoan xuất
hiện ngày càng nhiều trên cả đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng.
Trong điều kiện kinh tế đất nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng
đang trên con đường hội nhập và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước cùng với một số ngành kinh tế mũi nhọn khác ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cũng đang trên đà phát triển hiện đại hóa nông nghiệp, đảm bảo
công tác tưới tiêu, phòng, chống lụt, bão, bảo vệ an toàn cho tính mạng và tàu
sản của nhân dân nói chung.
Nói đến hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa
bàn thành phố Hà Nội không thể không kể đến các công trình hồ chứa nước.
1
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 99 hồ chứa nước lớn nhỏ phục
vụ cho 127.000 ha đất canh tác. Tuy nhiên hiện nay các hồ như Đồng Mô, Quan
Sơn, Đồng Đò, Kèo Cà,... có số vụ vi phạm công trình thủy lợi lớn gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quy trình vận hành hồ chứa cùng với cuộc sống của
một bộ phận không nhỏ người dân sinh sống hạ du.
Để chủ động trong công tác phòng, chống lụt bão năm 2015 và đặc biệt là
đảm bảo an toàn hồ đập, ngày từ đầu mùa mưa bão việc rà soát, kiểm tra, xử lý
những vụ việc vi phạm an toàn hồ đập đã được tiến hành và triển khai theo văn
bản số 1250/SNN-TL ngày 20/4/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc
kiểm tra công trình trước lũ. Nhiều vụ vi phạm, lấn chiếm trong hành lang bảo
vệ công trình thủy lợi cũng như hồ chứa đã được xử lý. Cụ thể, trong tiểu luận
với phương pháp phân tích, tổng hợp tôi xin nêu ra tình huống xử lý vi phạm của
gia đình ông A đã xây nhà cấp IV và nuôi vịt, thả cá trái phép trong phạm vi bảo
vệ hồ chứa nước Đồng Mô, Thành phố Hà Nội.
2
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
Phần II
NỘI DUNG
2.1. Mô tả tình huống
Gia đình ông Nguyễn Văn A trú tại xã Kim Sơn, Thị xã Sơn Tây. Là một
gia đình thuần nông gồm có 5 thành viên là ông A, vợ ông Lê Thị B và 3 người
con 2 trai, 1 gái. Tháng 6/2008, người con trai cả lấy vợ sinh con khiến gia cảnh
nhà ông càng khó khăn hơn. Do nhà gần hồ chứa nước Đồng Mô nên vợ chồng
ông A đã bàn nhau tiến hành khoanh vùng nước nuôi vịt ngay trên hồ từ tháng 5
năm 2010. Vì đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên trưởng thôn
cùng cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Kim Sơn đã nhắm mắt cho qua với lời
hứa từ vợ chồng ông A xin cam đoan chỉ nuôi vịt khoảng 3 tháng từ tháng 6 đến
tháng 8 hàng năm xong sẽ dọn đi tránh lũ thượng nguồn đổ về. Sau 2 năm đến
tháng 6/2013 gia đình ông A đã mở rộng quy mô nuôi vì thế nên diện tích lấn
chiếm vùng mặt nước hồ cũng tăng lên ảnh hưởng đến quá trình điều tiết, vận
hành hồ chứa Đồng Mô.
Ngày 12/12/2013, Công ty TNHH MTV ĐTPT Thủy lợi Sông tích mà cụ
thể là Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây phối hợp với cán bộ nông nghiệp xã Kim Sơn
đã lập biên bản vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tại địa
điểm lòng hồ Đồng Mô với nội dung: Gia đình ông A đã đào ao, chăng lưới nuôi
vịt trong khu vực lòng hồ Đồng Mô tại cao trình 17,5m với chiều dài 100m,
rộng 50m, diện tích vi phạm là 5.000 m2 và yêu cầu gia đình ông A phải: tự
tháo dỡ, giải tỏa các công trình vi phạm gồm: Hoàn trả lại mặt bằng lòng hồ theo
đúng hiện trạng ban đầu tại cao trình 17,5m (diện tích 5.000 m2) thời hạn từ
ngày 12/12/2013 đến ngày 19/12/2013 , sau thời hạn quy định nêu trên nếu ông
Nguyễn Văn A không tháo dỡ, giải tỏa vi phạm trên thì phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật. Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây đồng thời đã báo cáo UBND Thị
Xã Sơn Tây để tiến hành xử lý. Tuy nhiên, gia đình ông A sau đó vẫn tiếp tục
3
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
tiến hành nuôi vịt không chỉ mỗi vào ba tháng 6,7,8 mà nuôi cả năm. Trong khi
đó, UBND Thị xã Sơn Tây chỉ gửi giấy triệu tập ông A lên tường trình về vụ
việc mà không có động thái cụ thể nào.
Những tháng cuối năm 2014 và đầu năm 2015, gia đình ông A không
những không dừng việc nuôi vịt mà còn khoanh vùng mặt nưới tiến hành thả cá
trong lòng hồ. Đồng thời xây một ngôi nhà cấp IV cách mặt hồ 20m để tiện đi
lại coi sóc. Ngày 15/02/2015, Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây phối hợp với chính
quyền xã Kim Sơn cũng như UBND thị xã Sơn Tây tiến hành lập biên bản lần
hai với nội dung tương tự biên bản lần 1 nhưng thêm vụ việc: xây dựng trái phép
nhà cấp IV với diện tích 20m2, chiếm dụng thả cả mặt hồ với diện tích 3.000 m2
và yêu cầu gia đình ông Nguyễn Văn A dừng ngay việc sản xuất và xây dựng
trái phép trong phạm vi hồ chứa nước Đồng Mô. Ngay sau đó ông A cùng gia
đình tiến hành gỡ bỏ lưới, lán trại nuôi vịt, nuôi cá nhưng còn ngôi nhà cấp IV
ông vẫn tiếp tục cho xây dựng với lý do ông đã xây cách mặt hồ 20m nên không
nằm trong phạm vi công trình thủy lợi và giờ không cho gia đình ông nuôi vịt,
nuôi cá rồi phá nhà ông đang xây thì gia đình ông trắng tay.
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
- Mục tiêu tiên quyết là phải trả lại sự thông thoáng cho mặt hồ chứa đảm
bảo quá trình vận hành và điều tiết hồ cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt, dịch vụ du
lịch và trên hết là sự an toàn cho hạ du trong mùa mưa bão năm 2015 và các
năm kế tiếp.
- Để pháp luật được thực thi nghiêm minh đồng thời nâng cao vai trò của
các Công ty khai thác công trình Thủy lợi cũng như các Xí nghiệp Thủy lợi và
Ủy ban nhân dân các cấp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ lợi ích hợp
pháp, tính mạng và tào sản của một bộ phận không nhỏ người dân ở khu vực hạ
du các công trình thủy lợi nói chung và công trình hồ chứa nói riêng.
- Từ xưa ông cha ta đã dăn dạy con cháu làm việc gì cũng phải có lý, có
tình. Gia đình ông A có hoàn cảnh khó khăn lại là hộ nghèo của xã Kim Sơn, thị
4
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
xã Sơn Tây. Sau vụ việc này, gia đình ông A sẽ mất đi kế sinh nhai của mình
trong nhiều năm vừa qua. Vì thế đòi hỏi phải có biện pháp xử lý để vừa đảm bảo
đúng pháp luật nhưng đồng thời cũng để gia đình ông A một con đường làm ăn
sinh sống về lâu về dài.
2.3. Phân tích diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của tình huống
2.3.1. Phân tích diễn biến, nguyên nhân của tình huống
Việc khoanh vùng mặt nước tiến hành nuôi vịt, nuôi cá của gia đình ông
A đã vi phạm điều 28 trong Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
năm 2001, cụ thể:
“
Điều 28
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1 - Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy
lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi
có sự cố;
2 - Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho công trình thủy lợi trong
phạm vi bảo vệ công trình, bao gồm:
a) Khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình
thủy lợi gây mất an toàn cho công trình;
b) Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi phục
vụ lợi ích công cộng;
3 - Thải các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt
tiêu chuẩn cho phép vào công trình thủy lợi;
4 - Vận hành công trình thủy lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã
được quy định;
5 - Các hành vi khác gây mất an toàn cho công trình thủy lợi.”
5
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
Sau khi Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây tiến hành lập biên bản thì gia đình
ông A không những không tháo dỡ, giải tỏa vi phạm mà lại còn tiếp tục tái phạm
với mức độ cao hơn khi đến cuối năm 2014 đầu năm 2015 thì tiến hành xây nhà
cấp IV và mở rộng diện tích mặt nước để nuôi thêm cá trong lòng hồ chứa nước
Đồng Mô.
Trước hết, việc gia đình ông A xây nhà cấp IV với lý do các hồ chứa 20m
không nằm trong phạm vi công trình thủy lợi cho thấy ông và gia đình còn kém
hiểu biết về pháp luật. Lý do này được ông đưa ra là trái với Pháp lệnh Khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi và không thể chấp nhận được. Theo quy định tại
Điều 25, khoản 3, điểm a thì phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi đối
với các đập chứa nước được tính như sau:
“a) Đối với đập của các hồ chứa nước, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập
từ chân đập trở ra:
- Đập cấp I tối thiểu là 300 m, phạm vi không được xâm phạm là 100 m
sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an
toàn đập;
- Đập cấp II tối thiếu là 200 m, phạm vi không được xâm phạm là 50 m
sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an
toàn đập;
- Đập cấp III tối thiểu là 100 m, phạm vi không được xâm phạm là 40 m
sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an
toàn đập;
- Đập cấp IV tối thiểu là 50 m, phạm vi không được xâm phạm là 20 m sát
chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an
toàn đập;
6
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
Đập cấp V tối thiểu là 20 m, phạm vi không được xâm phạm là 5 m sát
chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an
toàn đập;
”
Vì vậy, điều lập luận của ông A là hoàn toàn sai do công trình hồ chứa
nước Đồng Mô với đập Ngải Sơn là công trình đập cấp II; diện tích lưu vực 96
km2; dung tích hữu ích 41,04.106 m3 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận theo quyết định 1116/QĐ-BNN-TCTL ngày 26/5/2011 - tiêu chuẩn thiết kế
công trình thủy lợi vùng Đồng bằng Sông Hồng và phạm vi không được xâm
phạm là 50m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích
không gây mất an toàn đập. Gia đình ông A đã xây dựng nhà cấp IV chỉ cách có
20m vẫn nằm trong phạm vi không được xâm phạm nên hành động này không
được chấp nhận.
Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây đứng đầu là giám đốc Xí nghiệp Hoàng Văn
H phối hợp với xã Kim Sơn đã tiến hành lập biên bản đối với hộ gia đình ông A
theo đúng thẩm quyền với tư cách pháp nhân là Thủ trưởng cơ quan chức năng
được giao chức năng thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình
Thủy lợi; đê điều là hoàn toàn đúng với chương V, điều 24 trong nghị định Quy
định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình Thủy lợi; đê
điều; phòng, chống lụt, bão ngày 22/10/2013. Gia đình ông A phải chịu hình
thức xử phạt cho hành động xây nhà cấp IV trong phạm vi không được xâm
phạm của hồ chứa nước Đồng Mô theo quy định tại chương 2, điều 9, khoản
4,điểm d và khoản 7 Nghị đinh Quy định xử phạt về vi phạm quy định bảo vệ
công trình thủy lợi, cụ thể:
“
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
7
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
d) Xây dựng nhà ở, cầu, kè, bến bốc dỡ hàng hóa, nơi sản xuất, bãi chứa
vật liêu trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
”
Sau đó gia đình ông A buộc khôi phục hiện trạng ban đầu đối với các
hành vi vi phạm quy định trên.
Thứ hai, về việc gia đình ông A tiến hành nuôi vịt và cá trong lòng hồ là
vi phạm vì việc nuôi trồng thủy sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp phép theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi .Trong khi đó,
gia đình ông A đã nhiều năm liền nuôi trồng mà không có giấy phép theo quy
định. Đồng thời, ta phải kể đến nguyên nhân tiếp tay cho hành động trên không
vì lòng thương cảm của trưởng thôn và cán bộ phụ trách nông nghiệp xã đã để
mặc cho gia đình ông A nuôi vịt và các chuỗi vi phạm khác sau đó. Đây cũng là
biểu hiện sự thiếu tôn trọng pháp chế Xã hội chủ nghía của một bộ phận các cán
bộ cấp xã. Gia đình ông A sẽ bị xử phạt đúng theo quy định tại chương 2, điều 9,
khoản 2 như sau:
“
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a. Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn thả gia súc, gia cầm trái
phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b. Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c. Xê dịch trái phép mốc chỉ dẫn, biển bảo của công trình thủy lợi.
” và buộc khôi phục lại hiện trạng.
Sau lần lập biên bản thứ nhất, Xí nghiệp thủy lợi Sơn Tây đã báo cáo lại
Ủy ban nhân dân Thị xã Sơn Tây. Theo đúng quy định trong Quy định xử phạt
vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình Thủy lợi; đê điều; phòng,
8
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
chống lụt, bão thì chủ tịch UBND cấp xã phải tiến hành theo thẩm quyền của
mình là tại chương V, điều 23, khoản 1:
“
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt
quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b Khoản
1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.”
Nhưng UBND Thị xã Sơn Tây đã không chỉ đạo UBND xã Kim Sơn thực
hiện các điều theo quy định nói trên mà chỉ gửi giấy triệu tập gia đình ông A lên
UBND thị xã để tường trình về vụ việc cho thấy sự tắc trách trong công tác quản
lý của các cán bộ, công chức UBND thị xã Sơn Tây. Theo đúng quy định thì
UBND thị xã Sơn Tây phải phối hợp với xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây để xử phạt
cũng như buộc gia đình ông A giải tỏa vi phạm. Trên thực tế, UBND Thị xã Sơn
Tây không có một hành động cụ thể nào. Như vậy, UBND Thị xã Sơn Tây cũng
đã góp phần để sự việc vì thế mà leo thang lên mức cao hơn với đỉnh điểm là
việc xây nhà cấp IV của gia đình ông A. Điều này cho thấy sự phối hợp hạn hế
giữa Xí nghiệp thủy lợi sở tại với UBND Thị xã và cả hai cũng không có một
văn bản hay biện pháp nào báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp đó là công ty
TNHH một thành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Tích và sở Nông nhiệp
và phát triển nông thôn Hà Nội để có chỉ đạo xử lý tình huống trên.
2.3.2. Hậu quả của tình huống
Thứ nhất, việc vi phạm của ông A đã gây ra hậu quả hết sức nghiêm
trọng, ảnh hưởng đến quá trình vận hành hồ chứa, cản trở dòng chảy cũng như
việc tưới tiêu, cấp nước cho hạ du hồ Đồng Mô; cản trở cho việc khai thác du
9
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
lịch hồ chứa. Mùa mưa bão 2015 sắp tới, sự việc này nếu không được giải quyết
kịp thời thì không chỉ gây hậu quả cho mỗi gia đình ông A khi mực nước hồ
Đồng Mô lên cao bất thường lúc có lũ mà còn rất nhiều hộ gia đình phía hạ du
đập Đồng Mô – Ngải Sơn gặp nguy hiểm khi an toàn đập và hồ chứa bị đe dọa.
Theo quy hoạch Thủy lợi đến năm 2030, hồ Đồng Mô, hồ Suối Hai là hai hồ
được xếp vào trọng điểm khai thác du lịch của thành phố Hà Nội. Hành động vi
phạm này cũng làm ngân sách nhà nước thất thu một khoản trong việc cấp phép
cho việc khai thác sử dụng lòng hồ Đồng Mô.
Thứ hai, do vụ việc kéo dài nhiều năm, cụ thể từ năm 2010 đến năm 2015
mà không được xử lý thích đáng bởi các bên liên quan là Xí nghiệp Thủy lợi
Sơn Tây, UBND xã Kim Sơn, UBND thị xã Sơn Tây đã làm giảm sút không nhỏ
uy tín của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức trong lòng nhân dân đồng thời
có thể vì chính sự buông lỏng đó mà nhiều người dân cũng đã nảy sinh ý định vi
phạm tương tự như gia đình ông A là tiến hành tận dụng lòng hồ chứa nước
Đồng Mô nói riêng và các hồ chứa nước phục vụ nông nghiệp và dân sinh trên
địa bàn thành phố nói chung làm nơi sản xuất, xây dựng trái phép. Cái sai này
một khi bị lan truyền rộng rãi trong đông đảo người dân sẽ rất khó để các cơ
quan chức năng xử lý.
Thứ ba, qua vụ việc thì sự nghiêm minh của pháp luật bị giảm sút, gia
đình ông A không những thể hiện việc thiếu hiểu biết của mình về pháp luật còn
thể hiện sự coi thường pháp luật mà ở đây là Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi.
Thứ tư, vụ việc là bằng chắng cho hậu quả về sự yếu kém trong công tác
xử lý vi phạm của các Xí nghiệp Thủy lợi, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phƣơng án giải quyết tình huống
2.4.1. Phương án 1:
10
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
Nội dung của phương án: Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây phối hợp với
UBND xã Kim Sơn và UBND thị xã Sơn Tây tiến hành lập biên bản và xử phạt
gia đình ông A với mức phạt 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo đúng
quy định của Nghị định Xử lý vi phạm hành chính trong vòng thời gian 01 năm
và đồng thời yêu cầu ông A tháo dỡ nhà và khu nuôi trồng của mình để trả lại
nguyên trạng cho công trình. Trong trường hợp gia đình ông A không tự thực
hiện việc tháo dỡ trên thì sau 5 đến 10 ngày kể từ khi nhận được biên bản
UBND thị xã Sơn Tây sẽ phối hợp với công an thị xã Sơn Tây có quyền cưỡng
chế giải tỏa vi phạm của gia đình ông A.
Ưu điểm:
- Phương án đảm bảo tính nghiêm minh của Pháp luật, thực hiện đúng các
quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệc công trình thủy lợi, quy định về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng, chống lụt, bão.
- Trả lại cho lòng hồ Đồng Mô sự thông thoáng, đảm bảo an toàn hồ đập
cũng như các lợi ích về tưới tiêu, phòng lũ của hồ.
- Phương án xử lý nhanh và quyết liệt, làm gương cho người dân, hộ gia
đình đang có ý định vi phạm công trình thủy lợi, chiếm dụng, sử dụng diện tích
mặt nước, đất đai trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Nhược điểm: Gia đình ông A là một hộ nghèo giờ đây bị tước đi kế sinh
nhai duy nhất mà còn phải nộp thêm một khoản tiền phạt lớn như vậy thì gia
cảnh đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Xét về lý thì hoàn toàn đúng
nhưng xét về tình thì làm như vậy sẽ dồn gia đình ông vào bước đường cùng.
2.4.2 Phương án 2:
Nội dung của phương án: Tiếp tục để cho gia đình ông A nuôi vịt, thả cá
và xây nhà cấp IV.
Ưu điểm: Phương án này sẽ giúp gia đình ông A giải quyết được khó khăn
trước mắt.
11
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
Nhược điểm:
- Theo phương án này sẽ làm trái với quy định của nhà nước, làm trái với
pháp luật khiến pháp luật không còn nghiêm minh nữa. Vai trò của các cấp
chính quyền, cơ quan nhà nước giảm sút, uy tín của cán bộ, công chức đi xuống.
Người dân mất lòng tin và đội ngũ cán bộ, công chức.
- Hồ chứa nước Đồng Mô không được đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ
2015 và các năm tiếp theo, cản trở cho quá trình vận hành, điều tiết hồ chứa
đồng thời gây ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch cũng như cấp nước tưới tiêu,
sinh hoạt mà hồ đang đảm nhận.
- Điều này sẽ làm cho người dân trở nên coi thường pháp luật, sẽ dẫn đến
những sự việc sai trái tiếp theo, lan truyền cái không đúng trong nhân dân, pháp
chế Xã Hội Chủ Nghĩa không được đề cao.
2.4.3. Phương án 3
Nội dung phương án:
- Đối với gia đình ông A: Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây phối hợp với
UBND Xã Kim Sơn và UBND Thị xã Sơn Tây tiến hành lập biên bản và xử phạt
gia đình ông A với mức phạt 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo đúng
quy định của Nghị định Xử lý vi phạm hành chính trong vòng thời gian 01 năm
và đồng thời yêu cầu ông A tháo dỡ nhà và khu nuôi trồng của mình để trả lại
nguyên trạng cho công trình. Trong trường hợp gia đình ông A không tự thực
hiện việc tháo dỡ trên thì sau 5 đến 10 ngày kể từ khi nhận được biên bản
UBND Thị xã Sơn Tây sẽ phối hợp với công an Thị xã Sơn Tây có quyền cưỡng
chế giải tỏa vi phạm của gia đình ông A. Song song với đó vì hoàn cảnh gia
đình ông A có nhiều khó khăn lại thuộc hộ nghèo trong xã nên Ủy ban nhân dân
xã Kim Sơn đề nghị Ủy ban nhân nhân Thị xã Sơn Tây có chính sách ưu tiên
cho gia đình ông A như sau:
12
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
+ Kéo dài thời gian trong vòng 2 năm gia đình ông A phải hoàn thành
mức phạt 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng vào ngân sách nhà nước.
+ Hội nông dân thị xã Sơn Tây sẽ đứng ra bảo lãnh làm thủ tục cho ông A
vay một khoản tiền với lãi suất thấp để gia đình ông A có điều kiện đầu tư sản
xuất cũng như trang trải cuộc sống.
+ Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây tạo điều kiện cấp giấy phép và giảm chi phí
đấu thầu nuôi trồng thủy sản nếu gia đình ông A có ý định nuôi thủy sản trong
lòng hồ.
- Đối với cán bộ phụ trách nông nghiệp thuộc UBND xã Kim Sơn và
UBND thị xã Sơn Tây cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và kiểm điểm lại sau sự
việc tránh những vụ việc tương tự.
- Đối với Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây cần phối hợp chặt chẽ với UBND
xã Kim Sơn và UBND thị xã Sơn Tây để tiến hành giải quyết vụ việc theo đúng
trình tự và quy định của pháp luật đồng thời hướng dẫn gia đình ông A chuẩn bị
những thủ tục cần thiết nếu gia đình có nguyện vọng xin giấy phép nuôi trồng
thủy sản trong lòng hồ Đồng Mô.
Ưu điểm:
- Phương án đã tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo pháp luật được thực thi
một cách nghiêm minh.
- Hồ chứa nước Đồng Mô không được đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ
2015 và các năm tiếp theo, cản trở cho quá trình vận hành, điều tiết hồ chứa
đồng thời gây ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch cũng như cấp nước tưới tiêu,
sinh hoạt mà hồ đang đảm nhận.
- Gia đình ông A có nguồn vốn để ổn định cuộc sống lâu dài đồng thời
được sự hỗ trợ của Xí nghiệp thủy lợi Sơn Tây cũng như chính quyền địa
phương để sản xuất.
13
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
Trong ba phương án vừa nêu trên căn cứ vào các mục tiêu đã đặt ra thì
phương án thứ ba là tối ưu hơn cả vì phương án này đã đáp ứng được nhiều mục
tiêu hơn cả vừa có lý, có tình, có tính khả thi trong thực tiến đúng quy định của
pháp luật và còn phù hợp với mong muốn của nhân dân.
2.5. Lập kế hoạch tổ chức phƣơng án đã lựa chọn
Để thực hiện phương án đã chọn như trên ta có các bước giải quyết như
sau:
- Bước 1: Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây phối hợp với UBND xã Kim Sơn
và UBND Thị xã Sơn Tây tiến hành kiểm tra và lập biên bản vi phạm đối với
các hành vi khoanh vùng mặt nước nuôi vịt, nuôi trồng thủy sản và xây dựng
nhà cấp IV trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà cụ thể là hồ
Đồng Mô, thị xã Sơn Tây. Các bên liên quan mỗi bên giữ một bản, gia đình ông
Nguyễn Văn A phải có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu ghi rõ trong nội dung
biên bản.
- Bước 2: UBND Thị xã Sơn Tây ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi
phạm của ông Nguyễn Văn A, UBND xã Kim Sơn tiến hành giải thích, hướng
dẫn cho ông Nguyễn Văn A để thực hiện đầy đủ từ việc nộp phạt đến tự giải tỏa
vi phạm theo đúng thủ tục của pháp luật.
- Bước 3: Ông Nguyễn Văn A tiến hành phá dỡ nhà cấp IV và các nông cụ
như lưới, lồng, ván... dùng để nuôi vịt và nuôi cá trong vòng từ 5 đến 10 ngày
được ghi rõ trong biên bản vi phạm công trình thủy lợi và hoàn trả lại hiện trạng
hồ Đồng Mô.
- Bước 4: Sau 5 đến 10 ngày mà ông Nguyễn Văn A không thực hiện việc
phá dỡ nêu trên thì UBND Thị xã Sơn Tây gửi giấy thông báo cưỡng chế đến
gia đình ông.
- Bước 5: Sau khi hoàn thành các việc nêu trên thì Hội nông dân thị xã
Sơn Tây sẽ đứng ra bảo lãnh làm thủ tục cho ông A vay một khoản tiền với lãi
14
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
suất thấp để gia đình ông A có điều kiện đầu tư sản xuất cũng như trang trải
cuộc sống.
- Bước 6: Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây hướng dẫn ông Nguyễn Văn A làm
thủ tục xin cấp giấp phép nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ chứa nước Đồng Mô
dưới sự hướng dẫn của Xí nghiệp.
15
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
Phần III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Do tốc độ gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa cao nhưng cùng với đó hệ
thống công trình thủy lợi chưa được đầu tư kiên cố hóa, đồng bộ do vậy còn tạo
nhiều kẽ hở cho những hành vi vi phạm công trình thủy lợi nói chung và hồ
chứa nước nói riêng. Vi phạm nuôi trồng thủy sản và xây dựng trái phép trong
phạm vi khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Đồng Mô, thị xã Sơn Tây
chỉ là một phần nhỏ trong nhiều vi phạm công trình thủy lợi đang diễn ra hàng
ngày. Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà
Nội trong 6 tháng đầu năm 2015 có 2.145 vụ vi phạm, trong đó có đến hơn một
nửa số vụ nêu trên là các vụ vi phạm mới. Vì vậy để đảm bảo an toàn công trình
thủy lợi cần lắm ý thức của người dân và cũng chính là những người được
hưởng lợi từ công trình thủy lợi hãy chung tay phối hợp với chính quyền địa
phương và các công ty khai thác công trình thủy lợi để công trình được vận hành
an toàn.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Quốc hội, chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT:
- Bổ sung các quy định xử phạt đối với hành vi trồng rau, hoa màu, cây
công nghiệp, cây dược liệu ngắn ngày lên phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
che giấu các hoạt động vi phạm công trình thủy lợi, cản trở bảo vệ công trình
thủy lợi, làm sai lệch thông tin dẫn đến hậu quả xấu đối với lĩnh vực khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi và các hành vi bị cấm khác theo quy định;
- Quy định xử lý hành vi né tránh, thiếu trách nhiệm của người có thẩm
quyền xử phạt khi tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của quần chúng hoặc biên
bản của các cơ quan quản lý khai thác công trình thủy lợi;
16
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
- Quy định nguồn kinh phí để khắc phục hậu quả mà các cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính mà không có khả năng chi trả ngay hoặc quy trình thực hiện
biện pháp khắc phục hậu quả đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật, sử
dụng trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, lực lượng tham gia khắc phục do vi
phạm hành chính gây ra;
- Đề nghị quy định cụ thể hình thức xử phạt đối với người bị xử phạt vi
phạm hành chính có thái độ chống đối người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn
tránh việc chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác;
- Bổ sung hình thức xử phạt, tình tiết nặng đối với những hành vi tái vi
phạm đặc biệt là các vụ vi phạm đã bị cưỡng chế, giải tỏa áp dụng tăng thời hiệu
xử phạt đối với những hành vi này; xử phạt tăng nặng đối với các hành vi vi
phạm công trình thủy lợi trong khu đô thị;
- Bổ sung quy định cụ thể đối với những hành vi vi phạm phải chịu truy
cứu trách nhiệm hình sự;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp quyết định xử phạt, khôi phục
tình trạng ban đầu của công trình đã bị thay đổi hoặc không tháo dỡ công trình
xây dựng trái phép, vật gây cản trở dòng chảy... thì người có thẩm quyền xử phạt
hành chính quy định tại Điều 23; 24; 25 có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế tổ
chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi chi phí cưỡng chế;
- Hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nhưng diện tích đất được cấp lai nằm trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy lợi;
- Đề nghị quy định rõ thẩm quyền đơn vị ra quyết định đình chỉ hành vi vi
phạm pháp luật về công trình thủy lợi sau khi phát hiện hành vi và lập biên bản;
- Đề nghị tăng mức xử phạt đối với hành vi gây cản trở dòng chảy theo
quy định của Nghị định phù hợp với thực tế, đủ sức răn đe đặc biệt là đối với
17
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
những hành vi xả chất thải chưa qua xử lý vào hệ thống công trình thủy lợi gây
nguy hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và dân sinh ;
- Đề nghị nâng mức phạt tiền tối đa và tối thiểu trên cơ sở quy định của
các Luật, Pháp lệnh trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính;
- Nên quy định rõ các hành vi vi phạm ứng với mức tiền cụ thể, không
nên để khoảng tiền từ bao nhiêu đến bao nhiêu quá lớn mà không quy định cụ
thể gây khó khăn cho việc xử phạt;
- Đề nghị quy định bổ sung thẩm quyền lập Biên bản, xử phạt, quy định
trách nhiệm cụt thể đối với các Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình
thủy lợi;
- Đề nghị quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của chủ tịch UBND các
cấp, chính quyền địa phương trong việc xử lý vi phạm trước; chỉ trường hợp các
vụ việc nghiêm trọng, không xử lý được mới chuyển đến cơ quan Thanh tra,
Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển; tránh tình trạng quy định
cùng một mức tiền phạt đối với các cơ quan thẩm quyền như nhau dẫn đến sự
việc đùn đẩy trách nhiệm;
3.2.2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Nghiêm chỉnh chấp hành Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi và Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ
công trình Thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão;
- Phối hợp chặt chẽ với các Doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi địa
phương để cùng thực hiện quản lý, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi. Thường
xuyên kiểm tra, rà soát, xử lý các trường hợp vi phạm công trình thủy lợi theo
đúng quy định của pháp luật; Xây dựng các phương án đảm bảo an toàn hồ đập
và phòng, chống lụt bão cho các hồ chứa trên địa bàn.
- Một số Quận, huyện, địa phương cần tiến hành lập các Ban chỉ đạo, lập
kế hoạch xử lý, giải tỏa vi phạm; ra quân triệt để, quyết liệt và thường xuyên chủ
18
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
động thực hiện các biện pháp đúng như kế hoạch đã đề ra tránh tình trạng tái
phạm.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số địa phương đảm bảo kịp
thời, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị cần chặt chẽ, đồng
bộ.
- Tuyên truyền sâu rộng trong nhân về tầm quan trọng của công trình thủy
lợi, các văn bản pháp luật có liên quan về bảo vệ công trình thủy lợi mà cụ thể là
pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
19
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
KẾT LUẬN
Trên đây là bài tiểu luận về lĩnh vực quản lý nhà nước. Qua lớp bồi dưỡng kiến
thức quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên; Tôi đã được các thầy, cô giáo
Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tận tình giảng dạy giúp tôi nhận được
những kiến thức quý báu khi bắt đầu bước vào cơ quan nhà nước. Tuy nhiên
trong một thời gian ngắn, bản thân không tránh khỏi những thiếu xót và nhận
thức cũng chưa được đầy đủ. Qua bài viết tiểu luận này Tôi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
cũng như bản thân được học hỏi thêm những kiến thức, kinh nghiệm quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2015
Ngƣời viết tiểu luận
Lê Thị Vân
20
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên 1,2,3
2. Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013
3. Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ
công trình Thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão;
4. Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
5. Biên bản vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi do
Xí nghiệp Thủy lợi Sơn Tây lập lần 1 và lần 2 năm 2015 đối với trường hợp hộ
vi phạm công trình hồ chứa Đồng Mô, thị xã Sơn Tây.
21
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Lê Thị Vân- Lớp CVK3A-2015
=======================================================
MỤC LỤC
Phần I: LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................... 1
Phần II: NỘI DUNG......................................................................................3
2.1. Mô tả tình huống .................................................................................. 3
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống...................................................... 4
2.3. Phân tích diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của tình huống ............... 5
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống .... 10
2.5. Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn....................................14
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................16
3.1. Kết luận................................................................................................16
3.2. Kiến nghị.............................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………..21
22