Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống quản lý cán bộ công chức và xử lý cán bộ, công chức, nhân viên vi phạm kỷ luật tại UBND xã b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.03 KB, 17 trang )

Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

A. LỜI CẢM ƠN
Qua hơn 3 tháng học tập rèn luyện cùng đồng nghiệp và các thầy cô
trong chương trình học “ Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước Chương
trình Chuyên viên” ngạch chuyên viên tại Trường đào tạo Cán bộ Lê Hồng
Phong, em đã được các thầy cô truyền đạt kiến thức lý luận cũng như kinh
nghiệm, kỹ năng thực tế trong xử lý nghiệp vụ để giúp cho em hoàn thiện tốt
hơn trong việc thực thi công việc tại địa phương nơi công tác. Trong quá
trình học tập bản thân tôi cũng như các học viên trong lớp học luôn có tinh
thần học hỏi rèn luyện, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân đặc biệt là kỹ năng
quản lý hành chính Nhà nước trong công tác chuyên môn.
Xin trân trọng cảm ơn nhà trường cũng như các thầy, cô giáo đã nhiệt tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cho các học viên.
Xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo mạnh khỏe, tành đạt và luôn tràn đầy
nhiệt huyết để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
ngày một chuẩn hóa và toàn diện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên: Ngô Thị Huệ

Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
1


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

B. LỜI MỞ ĐẦU
Cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch,
vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo


nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng;
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Trong những năm qua công cuộc cải cách hành chính ở nước ta đã có nhiều
bước chuyển biến đáng kể : Về thể chế, tổ chức bộ máy, cán bộ công chức, tài chính
công tạo ra bước đột phá mới.
Hệ thống tổ chức bộ máy ở các cấp, các ngành tiếp tục được kiện toàn và tăng
cường hơn về năng lực, hiệu quả hoạt động, quy chế tổ chức… Đặc biệt là chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã được nâng lên nhất là về kiến thức quản lý
nhà nước, kỹ năng nghiệp hành chính…
Mặc dù có nhiều chuyển biến, tiến bộ về công tác cải cách hành chính, về
đổi mới công tác cán bộ nhưng bên cạnh đó ở các cơ quan quản lý nhà nước, cơ
quan hành chính sự nghiệp trong thời gian qua còn bộc lộ một số tồn tại hạn chế.
Đó là trình độ chuyên môn của đội ngũ Cán bộ công chức chưa đồng đều, đặc
biệt là đội ngũ cán bộ công chức cấp xã còn thiếu và yếu. Trong phối hợp giữa
các cơ quan chức năng vẫn còn tình trạng cục bộ, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Một bộ phận Cán bộ công chức còn thiếu trách nhiệm, chưa tận tình hướng dẫn
khi giải quyết công việc cho tổ chức, công dân, doanh nghiệp…Những tình
huống xảy ra trong công tác quản lý, điều hành, xử lý không kịp thời gây mẫu
thuẫn nội bộ cơ quan, đơn vị, chất lượng, mức độ hoàn thành công việc không
cao.
Từ những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường cũng như kiến thức
đã học qua lớp bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên tại
Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Tôi thấy việc cải cách thủ tục hành

Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
2



Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

chính, việc nâng cao, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ công chức là hết sức cần
thiết trong tình hình nhiệm vụ hiện nay.
Trong thực tế đội ngũ cán bộ công chức có một bộ phận không nhỏ kém
năng lực phẩm chất, thiếu kiến thức kỹ năng xử lý hành chính. Từ đó đã nảy
sinh ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý cán bộ, công chức nội bộ cơ quan
đơn vị như trong tình huống: “ Quản lý cán bộ công chức và xử lý cán bộ,
công chức, nhân viên vi phạm kỷ luật tại UBND xã B” dưới đây.
Trong thời gian qua, được tiếp thu những kiến thức lý luận từ lớp bồi
dưỡng Quản lý nhà nước tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Hà Nội,
được các thầy cô giáo hướng dẫn tận tình, chu đáo. Tôi xin mạnh dạn vận dụng
các kiến thức đã tiếp thu được nhằm xử lý tình huống trên. Tuy nhiên do trong
bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi thành thật mong rằng sẽ
được các thầy cô chỉ bảo, góp ý để tôi hoàn thiện kiến thức và nâng cao khả
năng áp dụng kiến thức vào thức vào thực tiễn công tác của bản thân.
Tôi xin trân thành cảm ơn !

Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
3


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

TRÌNH TỰ KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN
A. LỜI CẢM ƠN
B. LỜI MỞ ĐẦU

C. NỘI DUNG
PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1. Giới thiệu tình huống.
2. Nội dung tình huống
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Xử lý tình huống
2. Ảnh hưởng của tình huống
3. Những vấn đề cần quan tâm giải quyết
PHẦN III: CÁC PHƢƠNG AN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Nguyên nhân xảy ra tình huống
2. Hậu quả của tình huống
3. Các phương án xử lý
PHẦN IV: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
2. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
4


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

C. NỘI DUNG
PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1. Giới thiệu tình huống
Xã B nằm ở phía Tây Nam huyện Chương Mỹ, cách thị trấn Chúc Sơn 15
km, cách trung tâm Hà Nội 30 km. Có đội ngũ cán bộ, công chức hầu hết đều có

trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Tuy nhiên cán bộ, công chức thì có trình
độ chuyên môn tương đối thấp. Trình độ đại học chiếm 10%, trình độ cao đẳng
25%. Trình độ trung cấp 50% còn lại là nhân viên hợp đồng chưa qua đào tạo.
Do trình độ năng lực yếu kém, cán bộ lãnh đạo có phong cách làm việc độc đoán
chuyên quyền, không có tính linh hoạt, kết hợp với thái độ ngạo mạn coi thường
nhân viên hợp đồng nên để để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, công việc
trì trệ, các sự việc lôn xộn đã xảy ra ở cơ quan.
2. Nội dung tình huống
Trong thời gian này đồng chí Chủ tịch ủy ban nhân xã đi công tác xa dài
ngày, thời gian chủ tịch đi vắng, ở nhà phó chủ tịch thay chủ tịch điều hành công
việc của Uỷ ban và tất cả mọi văn bản, giấy tờ phó chủ tịch đều ký thay Chủ tịch
hết.
Để thực hiện năm kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả công tác, phát
huy tinh thần kỷ luật do ủy ban nhân dân xã phát động đối với cán bộ, công
chức, nhân viên hợp đồng ủy ban nhân dân xã. Sau một tháng phát động các
ban, ngành, bộ phận đã tổ chức kiểm điểm tự đánh giá của từng cá nhân, rút kinh
nghiệm và tìm ra những phương hướng, giải pháp khắc phục những khuyết điểm
yếu kém của mình.
Cũng như các ban ngành khác bộ phận một cửa cũng tiến hành họp bộ
phận để đánh giá kiểm điểm từng cá nhân về thực hiện các nội dung của đợt
phát động phong trào thi đua năm kỷ cương hành chính vừa qua. Tất cả các mặt
công tác đã được cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng thảo luận góp ý đánh
giá.

Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
5



Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

Trong hội nghị đồng chí C là nhân viên văn phòng được Trưởng bộ phận
giao nhiệm vụ chấm công, theo dõi việc cháp hành giờ giấc làm việc của cán bộ,
công chức của bộ phận một cửa đã có ý kiến: có một số trường hợp cán bộ, công
chức, nhân viên bỏ nơi làm việc tranh thủ đi uống rượu, uống bia, tụ tập, chơi
bài lá…Những việc làm này là vi phạm kỷ luật lao động. không đúng với phẩm
chất đạo đức của người cán bộ, công chức. Mọi người lắng nghe và cho đây là ý
kiến thẳng thắn, sự việc xem như không có gì xảy ra nhưng sau hội nghị một vài
cá nhân đã trò chuyện nhỏ với trưởng bộ phận và họ cho rằng nội dung, ý tứ
phát biểu của đồng chí C là ám chỉ tư cách, ý thức kỷ luật của trưởng bộ phận.
Khi nghe được những lời như vậy và những bất đồng trước đây đối với C,
trưởng bộ phận rất tức giận và vội vàng cho tập hợp ý kiến của một số cán bộ,
công chức, nhân viên tâm đầu ý hợp chuẩn bị nội dung, lý do để kiểm điểm
đồng chí C chỉ sau đó 2 tuần.
2. Diễn biến tình huống
Sau hội nghị kiểm điểm của bộ phận một cửa khoảng hai tuần sau C bất
ngờ nhận được thông báo đến dự cuộc họp đột xuất do lãnh đạo triệu tập. Hội
nghị bắt đầu đồng chí Phó chủ tịch- trưởng bộ phận một cửa-chủ trì hội nghị
tuyên bố lý do, nội dung hội nghị kiểm điểm lại cán bộ, công chức, nhân viên
hợp đồng của bộ phận một cửa. Trong hội nghị có nêu: trong thời gian gần đây
đã có một vài cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng có hiện tượng bè phái, gây
rối chia rẽ nội bộ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong trào thi đua của đơn
vị, tạo mâu thuẫn nội bộ, tố cáo lẫn nhau, làm suy giảm uy tín của cán bộ lãnh
đạo. Công việc thì đùn đẩy, lé tránh, không có ý trách nhiệm trong công việc,
không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Hà khắc, hách dịch với nhân dân, làm
cho lòng dân phẫn nộ, nội bộ cơ quan lục đục. Một vài ý kiến, đề nghị Lãnh đạo
thẳng thắn nêu đích danh cá nhân để cho anh em biết và kiểm điểm. Sau
một hồi, đồng chí lãnh đạo đã nêu đích danh đồng chí C. Trong hội nghị cũng
có một số cá nhân cũng đưa ra một số khuyết điểm của đồng chí C, nhằm chia rẽ

nội bộ, gây mất uy tín của cán bộ, công chức, nhân viên trong ủy ban. Trong hội
Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
6


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

nghị hôm đó thì C vẫn lơ ngơ không hiểu chuyện gì đang diễn ra trong hội nghị
và các câu hỏi đặt ra trong đầu là tại sao mình lại là tâm điểm của hội nghị hôm
nay? Tại sao C lại bị đưa ra và phán xét như vậy?
Có ý kiến cho rằng: xét về hành vi, mức độ khuyết điểm của đồng chí C
nêu trên thì đồng chí C không đủ tư cách để làm việc. Đề nghị lãnh đạo xem xét
kỷ luật đối với đồng chí C.
Có ý kiến cho rằng: C luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao cho,
không tạo bè phái chia rẽ nội bộ trong cơ quan.
Hội nghị diễn ra trong một buổi sáng. Có nhiều tranh cãi khác nhau về sự
việc trên.
Hội nghị đưa ra biểu quyết thì phần đông cho rằng C không hoàn thành
nhiệm vụ, gây mâu thuẫn trong nội bộ cơ quan không đủ tư cách là Đảng viên đề
nghị xem xét cho nghỉ việc.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của đồng chí trưởng bộ phận và một số cán
bộ, công chức, đồng chí C kiên quyết không nhất trí với kết luận của cuộc họp:
Trước tiên nội dung cuộc họp đã đi không đúng nội dung và xét kiểm điểm phê
bình, áp dụng hình thức kỷ luật thì không đúng nguyên tắc, trình tự thủ tục đồng
chí C cho rằng những ý kiến nêu lên khuyết điểm của đồng chí là không đúng
với sự thật, có động cơ buộc tội vu cáo, chạy mũ và sẽ đề nghị cấp trên xem xét.

Học viên – Ngô Thị Huệ


Lớp K2A – 2015
7


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

PHẦN II. PHÂN TÍCH, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Xử lý tình huống
Sau cuộc họp đồng chí trưởng bộ phận đã lập 01 biên bản mà nội dung
của nó có nhiều tình tiết không đúng với diễn biến của cuộc họp, có tính chất
gay gắt và nghiêm trọng hơn để báo cáo cấp trên áp dụng các hình thức kỷ luật
đối với đồng chí C.
Đối với đồng chí C cảm thấy bức xúc và oan ức nên cũng đã làm bản giải
trình sự việc gửi lên cấp trên. Đề nghị cấp trên xem xét giải quyết lấy lại công
bằng cho mình.
Sau khi nhận được biên bản của ủy ban nhân xã B và bản giải trình của
đồng chí C làm việc tại ủy ban nhân xã B có mẫu thuẫn với nhau. Ban thanh tra
của cơ quan được phép của lãnh đạo cơ quan cấp trên đã về đơn vị để thẩm tra,
xem xét, làm rõ sự việc. Đoàn thanh tra đã tổ chức gặp gỡ, thu thập ý kiến của
phần lớn cán bộ, nhân viên của ủy ban nhân dân xã, xét quá trình công tác, bản
chất con người của đồng chí C, đoàn đã xác minh kết luận đồng chí C không
mắc những khuyết điểm như báo cáo mà đồng chí trưởng bộ phận một cửa- Phó
chủ tịch gửi lên. Khi ông Chủ tịch trở về mới biết chuyện Phó chủ tịch đã tự
tiện đưa ra quyết định mà không hề trao đổi, xin ý kiến chỉ đạo của chủ tịch. Do
đó Chủ tịch đã phê bình phó chủ tịch, đồng thời chỉ đạo giải quyết hậu quả của
sự việc trên phó chủ tịch thay ông quyết định không đúng thẩm quyền.
Đoàn thanh tra cũng chỉ rõ: Việc tổ chức các cuộc họp bất thường, lấy lý
do đánh giá kiểm điểm cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng chỉ là cái cớ để
có cơ hội lôi kéo, bè phái, trả thù cá nhân. Việc đề nghị hình thức kỷ luật đối

với đồng chí C là không có căn cứ, và vi phạm những nguyên tắc kỷ luật, nội
quy, quy chế trong cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó phê bình đồng chí chủ tịch
UBND xã trước khi đi công tác vắng mặt dài ngày không có giao quyền bằng
văn bản những công việc thuộc trách nhiệm của mình cho Phó Chủ tịch. Không
có sự giao quyền như vậy thì việc phó chủ tịch tự giải quyết vụ việc trên là trái
thẩm quyền. Việc điều hành theo thẩm quyền hoặc được giao điều hành không
Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
8


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

có nghĩa là mặc nhiên dẫn tới có quyền ký những văn bản có nội dung liên quan.
“Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu
cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản
thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.” (khoản 1 Điều 10 Nghị định của
Chính phủ số 110/2004/NĐ-CP). Như vậy, một khi không được giao thì ngay cả
những văn bản có nội dung thuộc lĩnh vực được phân công theo dõi cấp phó
cũng không được ký thay.
Trên cơ sở đó ủy ban nhân huyện đã bãi bỏ không đồng tình với báo cáo đề nghị
kỷ luật đồng chí C của ủy ban nhân dân xã B. Kết hợp với một số vụ việc sau
này về vấn đề mất đoàn kết nội bộ, có nhiều ý kiến, đơn thư nặc danh tố cáo về
những hiện tượng chơi bài lá, việc lôi kéo bè phái, làm cho đơn vị rối ren không
hoàn thành được nhiệm vụ.
Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo ủy ban nhân dân xã B kỷ luật đồng chí
Phó chủ tịch UBND xã B về vụ việc trên. Theo sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân
huyện, Căn cứ vào Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính

phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Ủy ban nhân dân xã B thành lập hội
đồng kỷ luật tiến hành họp và bỏ phiếu kín. Kết quả Hội đồng kỷ luật nhất trí,
thống nhất với hình thức cảnh cáo đối với Phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã B.
UBND xã B hoàn thiện báo cáo, biên bản kỷ luận, kèm theo Bản kiểm điểm của
ủy ban nhân dân xã trình cấp trên.
2. Ảnh hƣởng của tình huống
Qua tình huống nêu trên, mặc dù việc làm của Phó chủ tịch đã bị kỷ thích
đáng. Song ảnh hưởng của nó còn rất lớn đối với UBND xã B. Từ cách làm việc
và cách xử sự, quan hệ với nhau của một số cán bộ, công chức cho ta thấy một
thực tế đã tồn tại ở nhiều cơ quan hiện nay, là do công tác cán bộ, sử dụng con
người, cách kiểm tra, giám sát của lãnh đạo cấp trên còn thiếu chặt chẽ và
thường xuyên, buông lỏng quản lý cán bộ. Do người lãnh đạo đơn vị thiếu năng
lực, thiếu kỹ năng xử lý quản lý hành chính, độc đoán, quan liêu ưa thói xu nịnh
Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
9


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

dẫn đến lề lối làm việc áp đặt, truy chụp, hằn thù, cá nhân lôi kéo bè phái, ê kíp
làm việc.
Sự việc nêu trên đã chứng minh sự cần thiết phải đào tạo, bồi
dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý, việc tuyển dụng bổ nhiệm đề bạt
phải cân nhắc thận trọng. Nếu không nó sẽ kìm hãm công tác cải cách hành
chính, tạo sự rối ren trong công tác quản lý cơ quan đơn vị. Việc người đứng đầu
một đơn vị không đủ khả năng thực hiện các yêu cầu của nhiệm vụ quản lý lãnh
đạo đơn vị hoặc không vì lợi ích tập thể mà đặt lợi ích cá nhân lên trên và dùng
quyền lực để bảo vệ cho cá nhân mình trong giai đoạn hiện nay là không thể

chấp nhận.
3. Những vấn đề cần đƣợc quan tâm giải quyết
Về phía cán bộ, công chức, nhân viên do trình độ nhận thức, do không
mạnh dạn đấu tranh phê bình, bảo vệ lẽ phải để một vài cá nhân có động cơ xấu,
lôi kéo không nhận ra đúng sai. Đây là hiện tượng còn khá phổ biến ở những cơ
quan đơn vị khi đa số người lao động, cán bộ viên chức có trình độ
học vấn thường, thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật. Các cấp ủy Đảng, các
cấp chính quyền cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa để động viên quần chúng
tham gia sinh hoạt, hội họp, biết phân tích đúng sai, bảo vệ lợi ích cho chính
mình và cho những người khác để vươn lên làm chủ tập thể, làm chủ cơ quan
đơn vị mình.

Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
10


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

PHẦN III. CÁC PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Nguyên nhân xảy ra tình huống
UBND xã B để xảy ra tình trạng như trên là do lãnh đạo đơn vị quan liêu,
không sâu sát, công tác thi đua, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm
vụ của các đơn vị cấp dưới không được tiến hành thường xuyên. Các đoàn thể
xã hội không có sự phối hợp. Việc phổ biến tuyên truyền đường lối, chính sách
pháp luật của nhà nước đối với số cán bộ, công chức có trình độ thấp không
thường xuyên.
Công tác đấu tranh phê và tự phê bình không thường xuyên, nhất là công
tác cán bộ, quản lý còn lỏng lẻo, không kịp thời phát hiện những sai phạm, để

cấp dưới lộng quyền, lộng hành, mạt sát coi thường nhân viên. Cán bộ, công
nhân viên trong đơn vị thiếu mạnh dạn, e dè, nể nang, không dám đứng lên để
bảo vệ những cá nhân tốt, thiếu hiểu biết trong nhiều lĩnh vực xã hội, bị kẻ xấu
lôi kéo.
2. Hậu quả của tình huống
Sự việc xảy ra tuy không lớn, nghiêm trọng xong đã để lại hậu quả nặng
nề.
Đơn vị bị thay đổi xáo trộn về tổ chức khi đang làm việc bình thường,
phải thay đổi lãnh đạo quản lý, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ nhân viên.
Tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công chức hoang mang, dao động, nghi kỵ
lẫn nhau, không khí làm việc căng thẳng, cầm chừng, hiệu quả công tác thấp,
ảnh hưởng tới các đơn vị khác trong cơ quan, gây lãng phí mất thời gian của cấp
trên, các bộ phận để tập trung kiểm điểm họp hành, tìm ra nguyên nhân, để ổn
định tổ chức trấn an tinh thần cho cán bộ, nhân viên.
3. Phƣơng án xử lý
Từ tình huống xảy ra ở bộ phận một cửa thuộc UBND xã B, tôi sẽ có
phương án xử lý sau:

Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
11


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

* Phƣơng án 1:
Khi nghe đồng chí C biện minh trong cuộc họp và nghe các thông tin mà
một vài người nêu ra tôi cần bình tĩnh, sáng suốt cân nhắc, sàng lọc, phân tích kỹ
sự việc, giữa nội dung cuộc họp, thái độ chân thành thẳng thắn của đồng chí C

và thái độ của các đại biểu trong hội nghị. Nếu những thông tin đó không đảm
bảo độ trung thực chính xác, tôi lựa lời phân tích chỉ ra những cái sai, cái đúng
và tác hại của sự việc trên để tạo mối đoàn kết vui vẻ, hoà thuận trong đơn vị
mình.
* Phƣơng án 2:
Trong trường hợp những ý kiến thông tin mà lãnh đạo đưa ra trong hội
nghị là đúng tôi sẽ chủ động mời đồng chí C đến gặp. Tôi phân tích cho C hiểu
điều hay lẽ phải cho đồng chí C nghe và nghiêm khắc đề nghị đồng chí C phải
làm kiểm điểm và áp dụng những hình thức phù hợp và mang tính giáo dục răn
đe. Đưa ra tập thể đơn vị, công khai, dân chủ quyết định.
* Phƣơng án 3:
Sau hội nghị tôi sẽ gặp trực tiếp lãnh đạo. Là công chức văn phòng- thống
kê tôi tham mưu cho Phó chủ tịch cần làm rõ sự việc trên trước khi đưa ra quyết
định xử lý, kỷ luật đồng chí C. Tôi phân tích sự việc theo hướng khách quan
nhất đưa ra hai giả thiết như sau: Một là có thể đây chỉ là lời ra tiếng vào, mượn
gió bẻ măng của một vài cá nhân trong UBND nhằm chia bè phái, gây mất đoàn
kết, ảnh hưởng xấu đến nội bộ cơ quan. Hơn nữa tôi sẽ phân tích cho lãnh đạo
thấy những việc mà đồng chí C đã làm được trong thời gian công tác tại ủy ban.
Hai là nếu đồng chí C mắc những khuyết điểm nêu trên thì cần phải làm rõ sự
việc một cách chính xác và khách quan nhất để có thể đưa ra một quyết định
đúng đắn. Hơn nữa trong thời gian này Chủ tịch đi công tác dài ngày nên có thể
đợi chủ tịch đi công tác về để xin ý kiến chỉ đạo để giải quyết công việc một
cách tốt nhất.

Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
12



Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

3. Lựa chọn phƣơng án
Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân của sự việc trên là do sự mất đoàn
kết trong nội bộ cơ quan, chia bè phái gây tạo mâu thuẫn trong nội bộ cơ quan.
Qua phân tích 3 phương án ta thấy phương án 3 là phương án có tính khả thi
nhất, có nhiều ưu điểm nhất, giải quyết tốt tình huống đặt ra. Từ đó có thể tạo
không khí làm việc đoàn kết trong nội bộ cơ quan, xóa đi những mâu thuẫn
trong mỗi cá nhân. Từ phương án 3 có thể giúp lãnh đạo đưa ra quyết định đúng
đắn, không vượt quá thẩm quyền của mình để tránh những trường hợp đáng tiếc
xảy ra. Đồng thời kết hợp với phương án 1 và phương án 2 nhằm đảm bảo đoàn
kết nhất trí, tạo không khí hoà thuận, vui vẻ, công việc sẽ dần đi vào ổn định, nề
nếp. Vai trò của người lãnh đạo được thể hiện, có sức thuyết phục với mọi đối
tượng mà mình quản lý tạo lòng tin trong lòng quần chúng nhân viên khi mọi
người thấy rằng mình được tôn trọng, quyền lợi được đảm bảo một cách dân chủ
công khai.
V. Kiến nghị và kết luận
1. Kiến nghị
Từ sự việc nêu trên, tôi kiến nghị một số vấn đề sau:
- Đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước hiện nay còn thể
hiện nhiều hạn chế, yếu kém. Kém về chuyên môn, nghiệp vụ, yếu kém về trình
độ năng lực quản lý con người.
- Công tác tổ chức cán bộ cần phải cải tiến, đổi mới từ khâu tuyển dụng,
đề bạt, bổ nhiệm những cá nhân đầy đủ các tiêu chuẩn: phẩm chất, kiến thức,
năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá đội
ngũ cán bộ công chức để có kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, bồi
dưỡng trình độ lý luận chính trị, kỹ năng điều hành quản lý đơn vị.
- Thủ trưởng cơ quan phải có kế hoạch tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh
tra để sớm phát hiện ở các đơn vị cấp dưới. Có những biểu hiện mất đoàn kết nội
bộ, cán bộ cấp dưới có những biểu hiện tiêu cực, năng lực yếukém không đủ


Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
13


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

trình độ để quản lý điển hình đơn vị. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, hoặc kiểm
điểm, phê bình, kỷ luật hoặc thay đổi vị trí công tác.
- Cơ quan và các đơn vị cấp dưới cần lập ra các nội quy quy chế làm việc.
Phân công trách nhiệm cụ thể để làm cơ sở cho đánh giá cán bộ, có biện pháp
khen thưởng hoặc xử phạt kịp thời.
- Các cơ quan nhà nước phải tạo ra sự chuyển biến, nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã hội như: Thanh niên, nữ
công, công đoàn... trong việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo... về những
hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức. Tập trung giải quyết dứt điểm.
Các vụ việc, các đơn vị có tình trạng mất đoàn kết kéo dài. Lãnh đạo cơ quan
phải quan tâm phân tích nguyên nhân phát sinh những hiện tượng khiếu kiện,
mất đoàn kết nội bộ, dựa trên những nội quy, quy chế đã ban hành và dựa trên
cơ sở chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hơn bao giờ hết, việc đào tạo phát triển năng lực đội ngũ cán bộ công
chức hiện nay cũng như việc quản lý cán bộ công chức phải được xác định đúng
đắn.
Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng cho công cuộc đổi mới và hoà nhập
vai trò của người cán bộ lãnh đạo là hết sức quan trọng, Đảng và Nhà nước, các
cơ quan từ Trung ương đến địa phương, các cấp các ngành cần quan tâm hơn
nữa đến công tác cán bộ, và đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu công tác cán
bộ là chính sách, chiến lược, quyết định sự phát triển của cơ quan, của đơn vị,

quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.
2. Kết luận
Sự nghiệp đổi mới đặt ra những yêu cầu cấp bách về việc cải cách bộ máy
nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước trong đó vai trò quyết định thuộc
về yếu tố con người, thuộc về phẩm chất, năng lực và trình độ của đội ngũ cán
bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói
riêng. Thực tế những năm tiến hành công cuộc đối mới toàn đất nước do Đảng
khởi xướng và lãnh đạo càng chứng minh sâu sắc vai trò quan trọng của đội ngũ
Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
14


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là trung tâm
của hệ thống chính trị cấp xã, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước để thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tiến
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước ta vững bước trong
xu thế hòa nhập chung với thế giới.
Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà
nước với nhân dân, là nơi tổ chức thực hiện trên thực tế mọi chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, biến chúng thành hoạt động
thực tế của nhân dân địa phương. Phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, trí tuệ
của đội ngũ cán bộ Đảng và chính quyền là yếu tố làm nên sức mạnh ưu việt của
chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì thế không ngừng nâng cao năng lực, trình độ cho
đội ngũ cán bộ cơ sở là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng

trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong tố
chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc Việt Nam, trong phát huy tính tự- quản của cộng đồng dân cư; trong
đảm bảo kỷ cương, và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và
Nhà nước ta luôn luôn chú trọng tới cấp xã, từng bước quan tâm xây dựng, đối
mới chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã theo hướng
không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách đãi ngộ, cải thiện đời sống
của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đế đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã
yên tâm công tác, có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước coi
công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền
cấp xã là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính
quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nhưng thực trạng của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở cả nước nói
Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
15


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

chung và ủy ban nhân xã B nói riêng hiện nay là chưa ngang tầm với đòi hỏi:
Thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, bất cập về cơ cấu và độ tuối, một số cán
bộ sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống dẫn đến năng lực quản lý nhà
nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là yếu kém. Trước yêu cầu của
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận, năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ

cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Qua tiểu luận trên ta thấy nổi lên là vấn đề cán bộ, vấn đề bố trí, sử dụng
cán bộ. Cán bộ do thiếu kiến thức, suy nghĩ nông cạn, tự ti, bè phái, không
biết hy sinh quyền lợi cá nhân để vì việc chung, nên đã để xảy ra sự việc
đáng tiếc ở đơn vị mình phụ trách.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên có một số người đã lợi dụng sự việc để cơ hội,
gây rối đơn vị, vì những toan tính và mục đích cá nhân, không có tinh thần xây
dựng đơn vị. Số người này tuy không nhiều; song vẫn còn tồn tại ở nhiều cơ
quan đơn vị quản lý nhà nước, đó là nguyên nhân gây ra những hậu quả khôn
lường rất có hại cho công việc quản lý, có hại cho công tác cải cách hành chính,
có hại cho công cuộc đổi mới hiện nay. Các cơ quan nhà nước, cơ quan tổ chức
cán bộ ở các đơn vị cần sớm phát hiện để giáo dục, răn đe hoặc sa thải loại trừ.
Trên đây là một tình huống trong rất nhiều tình huống đã xảy ra phổ biến
ở các đơn vị, cơ quan nhà nước. Với cách phân tích, diễn giải, xử lý các giải
pháp và một số vấn đề tôi mạnh dạn nêu ra ở trên, hy vọng được các cơ quan,
các cấp, các ngành tiếp thu và xem xét.

Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
16


Tiểu luận cuối khóa chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu học tập lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K11A - 2014–
Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Hà Nội.
2. Nghị đình 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công
tác văn thư.

3. Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ về việc
xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
4. Luật Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 thang 11 năm
2003.
5. Luật Cán bộ công chức năm 2008.

Học viên – Ngô Thị Huệ

Lớp K2A – 2015
17



×