Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Những kĩ năng cần có của luật sư tư vấn pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.17 KB, 12 trang )

Bài làm:
I. Những kĩ năng cần có của luật sư tư vấn pháp luật.
1. Những kĩ năng chung.
Kĩ năng tư vấn pháp luật là khả năng, cách thức của người tư vấn khi thực hiện
hoạt động tư vấn mang tính chất chuyên môn nhằm cung cấp các sản phẩn tư vấn
pháp luật một cách chính xác, đầy đủ, phù hợp để giúp khách hàng giải quyết được
các vấn đề họ gặp phải trong cuộc sống.
Đối với một luật sư tư vấn cần thiết phải có những kĩ năng cơ bản như sau:
-Kĩ năng tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu yêu cầu của khách hàng.
Luật sư tư vấn cần phải chuẩn bị trước đề cương nội dung kế hoạch tiếp xúc với
khách hàng khi tiếp xúc với khách hàng thì cần lắng nghe khách hàng cung cấp
thông tin về vụ việc. Đối với luật sư tư vấn cần nghe để hiểu các tình tiết của vụ
việc, hiểu được các yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Vì vậy luật sư tư vấn
khi tiếp xúc với khách hàng cần tập trung cao độ vào việc nghe, không làm việc
riêng khi nghe và nghe kết hợp với ghi chép lại các tình tiết quan trọng hoặc ghi
âm lại cuộc tiếp xúc khách hàng để về nghiên cứu. Trong giao tiếp với khách hàng
ngoài kĩ năng nghe thì luật sư cần sử dụng kĩ năng nói. Tuy nhiên kĩ năng nói chỉ
được sử dụng nhiều sau khi nghe khách hàng, và nó được sử dụng đề tìm hiểu, thu
thập, bổ khuyết các thông tin mà khách hàng đưa ra.
- Kĩ năng tạo lập, gây dựng lòng tin của khách hàng.
Đây là một kĩ năng cực kì quan trọng, nó quyết định sự thành công của luật sư.
Kĩ năng này là sự kết hợp của rất nhiều kĩ năng khác nhau nó bao gồm cả kĩ năng
phi ngôn ngữ, gây dựng lòng tin đối với khách hàng là cả một quá trình lâu dài và
luật sư cần khéo léo trong giao tiếp với khách hàng cũng như cần quảng cáo, gây
1


dựng thương hiệu bằng cách tham gia các vụ kiện hoặc tham gia tư vấn các vụ án,
vụ việc lớn được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, được sự quan tâm
của dư luận.
2. Những kĩ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai.


Ngoài những kĩ năng chung mà luật sư cần phải có thì luật sư tư vấn về lĩnh vực
đất đai cần có những kĩ năng đặc thù của lĩnh vực này. Đó là những kĩ năng thu
thập, khai thác, nghiên cứu hồ sơ, phân tích, xử lý thông tin về lĩnh vực đất đai.
Luật sư tư vấn cần có kĩ năng đặt câu hỏi cho khách hàng, lắng nghe sự trình bày
của khách hàng, huy động các nguồn tài liệu, tra cứu thông tin để nắm bắt được
một cách chính xác nội dung vụ việc.
Ngoài ra luật sư tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đất đai cần có các kĩ năng xử lý
thông tin, phân loại thông tin, xác nhận lại tính chính xác những thông tin mà
khách hàng cung cấp. Luật sư cần yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các loại
giấy tờ, chứng cứ liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
Luật sư tư vấn trong lĩnh vực này cần có kĩ năng tra cứu các loại văn bản pháp luật,
mặt khác còn phải sưu tầm những văn bản pháp luật không chỉ của trung ương mà
cả những văn bản ở địa phương.
Ngoài những kĩ năng trên thì luật sư tư vấn trong lĩnh vực đất đai cần có kĩ năng
nghiên cứu , phân tích hồ sơ vụ việc, nắm bắt được bối cảnh của sự việc từ đó đưa
ra những hướng giải quyết vụ việc một cách hợp lý nhất và thuyết phục khách hàng
theo những phương hướng giải quyết đó của mình.

II. Giải quyết tình huống.

2


1. Với tư cách là luật sư tư vấn anh ( chị ) sẽ sử dụng những kĩ năng gì để tư
vấn về việc bồi thường diện tích đất thu hồi của gia đình ông A theo giá đất
nông nghiệp là đúng hay sai? Vì sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề
này?
Đối với trường hợp của ông A thì trong buổi gặp đầu tiên cần lắng nghe từng tình
tiết của vụ việc. Sau khi lắng nghe ông A trình bày thì yêu cầu ông A cung cấp cho
luật sư tư vấn hồ sơ của vụ việc, bao gồm các giấy tờ liên quan đến vụ việc. Trong

quá trình xem xét qua hồ sơ của vụ việc cần cần khéo léo lồng ghép, làm rõ thêm
một số vấn đề như: ông A có giấy chứng nhận quyền sử dụng 500 m 2 đất hay
không, nếu không có thì có các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 5 điều 50 luật đất
đai 2003 hay không?
Từ trước tới nay có quyết định nào của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền cho phép
chuyển mục đích sử dụng 500 m2 đất của hộ ông A từ đất nông nghiệp sang đất ở
hay không?
Ngoài ra nếu thấy hồ sơ còn thiếu một số giấy tờ thì cần yêu cầu ông A cung cấp
bổ sung như:
Giấy phép xây dựng;
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng;
Biên lai nộp thuế nhà đất từ năm 2005 đến nay;
Quyết định thu hồi đất;
Thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền;
Giấy mời họp để nghe thông báo về trình tự thu hồi đất.
Sau khi trao đổi với ông A và yêu cầu ông A cung cấp bổ sung cho luật sư tư vấn
một số giấy tờ cần thiết để nghiên cứu vụ việc, luật sư tư vấn kết thúc buổi nói
3


chuyện và hẹn ông A ở buổi làm việc sau. Thời gian làm việc ở buổi đầu tiên này
nên ít hơn 45 phút. Sau khi xem xét, nghiên cứu hồ sơ vụ việc của ông A cần đưa
ra những định hướng giải quyết vụ việc theo các hướng có thể xẩy ra khi ông A
cung cấp và không cung cấp được những loại giấy tờ gì, xác minh các loại giấy tờ
có trong hồ sơ mà ông A đã cung cấp.
Ở buổi làm việc thứ hai sau khi đã được ông A bổ sung 1 số giấy tờ cần thiết thì
luật sư tư vấn tiến hành việc tư vấn cho ông A theo một trong những hướng giải
quyết đã dự tính sẵn.
Qua buổi làm việc thứ nhất với ông A theo quan sát và nhận định của luật sư tư
vấn ông A sẽ không đưa ra được các giấy tờ chứng minh có quyết định c ủ a cơ

q ua n n h à n ư ớ c c ó t hẩ m quyền c h o p h é p chuyển m ụ c đ í c h s ử dụng
500m2 đất của ông A từ đất nông nghiệp sang đất ở, không có giấy phép xây dựng
nhà ở, và qua buổi làm việc thứ hai sau khi xem xét các giấy tờ bổ sung cho hồ sơ
vụ việc thì luật sư tư vấn càng khẳng định thêm điều này. Vì vậy hướng tư vấn như
sau:
Từ thờ i điể m ông A sử dụng đấ t(năm 2000) cho tới năm 2008 khi UBND
huyện X ra quyết định thu hồi 100m 2 đất của hộ gia đình ông A thì chưa
có quyế t đị nh nào c ủ a cơ q u a n n hà n ư ớ c có t h ẩ m quyề n c h o p h é p
chuyể n m ụ c đ í c h s ử dụng đấ t trong trườ ng hợ p hộ ông A là chuyể n mụ c
đí ch sử dụ ng đấ t từ đất nông nghiệp sang đất ở.Vì vậ y, ông A chỉ đượ c bồi
thường theo giá đấ t nông nghiệp. Vì UBND huyện X ra quyết định thu hồi đất
của ông A năm 2008 nên việc bồi thường tuân theo quy định tại khoản 1 Đ i ề u10
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP:
“1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi
thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì

4


được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng quy định tại
khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.”
Vì vậy quyết định bồi thường diện tích đất thu hồi của gia đình ông A theo giá đất
nông nghiệp của UBND xã X là hoàn toàn“đúng” phù hợp với quy định của pháp
luật.
Còn về việc ông A nộp thuế nhà đất từ năm 2005 đến nay là xuất phát từ việc làm
thiếu hiểu biết của ông A, vì đất của ông A chưa được công nhận là đất ở nên nghĩa
vụ của ông A là phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp(theo luật thuế sử dụng đất
nông nghiệp 1993) chứ không phải là thuế nhà đất (theo pháp lệnh thuế nhà đất
1992 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế nhà đất 1994).
Ngoài ra việc này còn xuất phát từ những sai phạm của UBND xã H và cơ quan

thuế là đã thu thuế sai quy định đối với diện tích đất sử dụng của ông A. Ông A có
thể khiếu nại tới cơ quan thuế về vấn đề này. Đối với việc bồi thường, hỗ trợ đối
với đất nông nghiệp của hộ gia đình ông A thì ngoài việc bồi thường theo giá đất
nông nghiệp, ông A có thể sẽ được nhận thêm khoản hỗ trợ của nhà nước nếu là
đất nông nghiệp trong khu dân cư theo quy định tại khoản 2 điều 10 của nghị định
197/2004/NĐ – CP của Chính phủ:
“2. Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong
khu dân cư, ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích
sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền; giá tính hỗ trợ từ 20% đến 50% giá đất ở liền
kề; mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với
thực tế tại địa phương.”
Luật sư tư vấn cần khéo léo thuyết phục ông A đi theo hướng chấp nhận
quyết định của UBND huyện X bởi quyết định này là đúng với pháp luật.
Tuy nhiên ông A có thể khiếu nại cơ quan thuế để giải quyết vấn đề ông
đã nộp tiền thuế nhà đất trong khi ông phải nộp thuế sử dụng đất nông
nghiệp từ năm 2005 đến nay.
5


2. Sử dụng kĩ năng soạn thảo văn bản để giúp ông A soạn thảo nội dung đơn
khởi kiện?
Trường hợp của ông A không đồng ý với quyết định về bồi thường giá đất theo giá
đất nông nghiệp của UBND huyện X thì được quyền khiếu nại theo quy định tại
điều 49 Nghị định số 197/2004/NĐ – CP theo đó thì người bị thu hồ i đất nế u
chưa đồ n g ý vớ i quyế t đị nh về bồ i thườ ng, hỗ trợ và tá i đị nh cư, thì
đượ c khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, thời
hiệu khiế u nạ i và trì nh tự giả i quyế t khiế u nạ i thự c hiệ n theo quy đị nh
tạ i điều 138 của Luật Đất đai 2003 và Điều 162, 163, 164 Nghị định số
181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai.

Căn cứ điều 138 của Luật Đất đai 2003 nêu rõ:
1. Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính về quản lý đất đai.
2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất
đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải
quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có
quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định
của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định
giải quyết cuối cùng;
c) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất
đai là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có
6


hành vi hành chính đó. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu
nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
Theo đó, trong trường hợp không đồng ý với quyết định thu hồi đất của UBND
huyện X, ông A có thể làm đơn khiếu nại lên chính UBND đó. Nếu sau 30 ngày
tính từ ngày thụ lý chưa giải quyết khiếu nại hoặc đã có quyết định giải quyết
khiếu nại nhưng không đồng ý thì ông A có hai lựa chọn là khiếu nại lên cấp hành
chính trực tiếp trên UBND tỉnh X hoặc khởi kiện quyết định hành chính ra Tòa
hành chính.
Đề bài có nêu rõ là soạn thảo nội dung đơn khởi kiện từ đó cho thấy ông A đã
khiếu nại và vẫn chưa đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có
thẩm quyền.
Nội dung đơn khởi kiện như sau:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________

…..ngày…..tháng…..năm

ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Kính gửi: Tòa án nhân dân huyện X, thuộc tỉnh…….
Họ và tên người khởi kiện, năm sinh :
............................................................................................................................
7


Địa chỉ (thường trú, tạm trú, địa chỉ liên lạc), điện thoại :
............................................................................................................................
Người bị kiện: UBND huyện X.
Địa chỉ, điện thoại:
................................................................................................................
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)
Họ và tên:
……………………………………………..........................................................
Địa chỉ, điện
thoại.......................................................................................................................
NỘI DUNG KHỞI KIỆN
Tôi đứng tên chủ sử dụng 500m2 đất tại thửa đất số…..bản đồ địa chính.....xã H
huyện X từ năm 2000. Tôi đã mua của ông B năm 1968(có xác nhận của UBND xã
H). Năm 2005, tôi quyết định xây nhà trên khu đất này. Năm 2008, UBND huyện
X ra quyết định thu hồi 100m2 đất của hộ gia đình tôi để làm đường; tuy nhiên, tôi

lại chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp.
Tôi không đồng ý với việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp vì khu đất này hộ
gia đình tôi đã làm nhà ở từ năm 2005 và đã nộp thuế nhà đất từ đó đến nay.
Vậy tôi làm đơn này, đề nghị tòa án xem xét, giải quyết theo đúng pháp luật, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Yêu cầu:
UBND huyện X bồi thường 100m2 đất đã thu hồi của tôi theo giá đất ở;
Hoàn trả những chi phí phát sinh trong quá trình tôi khiếu nại và khởi kiện.
8


Tôi xin cam đoan không khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của UBND huyện X,
(người đã ra quyết định hành chính).

Người làm đơn:
(Ký và ghi rõ họ tên)

9


Đề bài tình huống số 8:
Ông A đứng tên chủ sử dụng 500 m2 đất từ năm 2000. Khu đất này có nguồn gốc là
đất nông nghiệp, ông A mua của ông B năm 1968 ( có xác nhận của UBND xã H).
Năm 2005 ông A xây dựng nhà ở trên khu đất này. Năm 2008, UBND huyện X ra
quyết định thu hồi 100m2 đất của hộ ông A để làm đường; tuy nhiên, ông A chỉ
được bồi thường theo giá đất nông nghiệp, với lý do khu đất này chưa có quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng
từ đất nông nghiệp thành đất ở. Ông A không đồng ý với việc bồi thường theo giá
đất nông nghiệp, với lý do khu đất này gia đình ông đã sử dụng để làm nhà ở từ
năm 2005 và đã nộp thuế nhà đất từ đó đến nay.

Hỏi:
1. Với tư cách là luật sư tư vấn anh ( chị ) sẽ sử dụng những kĩ năng gì để tư vấn về
việc bồi thường diện tích đất thu hồi của gia đình ông A theo giá đất nông nghiệp
là đúng hay sai? Vì sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?
2. Sử dụng kĩ năng soạn thảo văn bản để giúp ông A soạn thảo nội dung đơn khởi
kiện?

10


MỤC LỤC:

I. Những kĩ năng cần có của luật sư tư vấn pháp luật……………………….1

1. Những kĩ năng chung ………………………………………………………..1

2. Những kĩ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực đất đai …………………….2

II. Giải quyết tình huống ……………………………………………………….2

1. Với tư cách là luật sư tư vấn anh ( chị ) sẽ sử dụng những kĩ năng gì để tư
vấn về việc bồi thường diện tích đất thu hồi của gia đình ông A theo giá đất
nông nghiệp là đúng hay sai? Vì sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề
này? ……………………………………………………………………………….3

2. Sử dụng kĩ năng soạn thảo văn bản để giúp ông A soạn thảo nội dung đơn
khởi kiện? ………………………………………………………………………..6

11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Luật đất đai 2003;

2. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP;

3. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP;

4. ;

5. ;

6. http://www. thongtinphapluatdan su.wordpress.com.

12



×