Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng phát triển chung của thế giới, nhận thấy nền kinh tế tri
thức đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong xã hội, tài sản sở hữu trí tuệ ngày
càng được đề cao và có vai trò to lớn trong nền kinh tế nói chung. Trong đấy
quyền tác giả là một bộ phận cấu thành rất quan trọng của tài sản sở hữu trí tuệ.
Nhưng trong thời đại bùng nổ thông tin, tiến bộ khoa học công nghệ như hiện
nay thì những hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng trở nên dễ dàng và
tinh vi hơn. Bởi vậy cần thiết lập một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu
hiệu nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Công ước Berne là
một trong những điều ước quốc tế tiêu biểu đã làm được điều đó. Để hiểu rõ hơn
về công ước Berne thì nhóm chúng em đã chọn đề tài về các nguyên tắc bảo hộ
của Công ước Berne để nghiên cứu và tìm hiểu, sau đây là một số hiểu biết của
chúng em về vấn đề này, rất mong các thầy cô giáo sẽ bổ sung thêm những điểm
còn thiếu sót để bài làm của chúng em thêm hoàn thiện.
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận chung về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả trong tư
pháp quốc tế:
1. Quyền tác giả:
Quyền tác giả được hiểu là một chế định pháp luật, bao gồm các quy phạm
pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của chủ
sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo
và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, đồng thời quy định trình
tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm. (Trang 33, Giáo
trình luật SHTT Việt Nam, Trường ĐH luật hn, nhà xuất bản CAND 2008)
2. Bảo hộ quyền tác giả:
Bảo hộ quyền tác giả được hiểu là những cách thức, biện pháp được các
chủ thể có thẩm quyền sử dụng với mục đích tạo ra hành lang pháp lý nhằm bảo
Nhóm 2 – Thảo luận 2 – Lớp NO2
1
Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
về quyền và lợi ích chính đáng của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chống lại
các hành vi xâm phạm.
II. Khái quát chung về công ước Berne:
1. Sự hình thành và phát triển của công ước Berne:
Đây là công ước đa phương đầu tiên và quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo
hộ quyền tác giả trên phạm vi quốc tế, được kí kết tại Berne (Thụy Sỹ) vào ngày
9/9/1886. Công ước đã được sửa đổi nhiều lần, tại Paris 1896, Berlin 1908,
Berne 1914, Rome 1928, Brussels 1948, Stockholm 1967, Paris 1971. Từ năm
1967 công ước Berne được quản lý bởi tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) .
Cho đến nay số thành viên công ước vào khoảng trên 160 quốc gia. Việt
Nam chính thức ra nhập ngày 26/10/2004, trở thành thành viên thứ 156 của công
ước.
2. Mục đích:
Vào những năm cuối thể kỉ XIX, với sự tiến bộ và phát triển mạnh mẽ của
khoa học kĩ thuật, nhu cầu của các nước đối với kiến thức văn hóa, khoa học
ngày càng tăng, nhiều tác phẩm hay được dịch và xuất bản ở nhiều nước hoặc in
lại nguyên văn. Việc làm này tuy mang lại lợi ích thúc đẩy giao lưu văn hóa
nhưng lại làm phát sinh một vấn đề đó là quyền tác giả bị xâm phạm ở nước
ngoài. Vì vậy để đảm bảo cho quyền và lợi ích của các tác giả, khuyến khích
sáng tạo trên phạm vi quốc tế thì cần phải có biện phạm để xóa bỏ giới hạn bảo
hộ quyền tác giả giữa các quốc gia, tạo nên sự bảo hộ mang tính toàn cầu. Và
côn ước Berne ra đời trong bối cảnh đó.
Mục đích của việc hình thành công ước Berne đó là để bảo vệ một cách hữu
hiệu và thống nhất các quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học.
3. Nội dung chủ yếu của Công ước Berne:
- Nguyên tắc bảo hộ: + Nguyên tắc đối xử quốc gia.
Nhóm 2 – Thảo luận 2 – Lớp NO2
2
Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
+ Nguyên tắc bảo hộ tự động.
+ Nguyên tắc bảo hộ độc lập.
- Tiêu chuẩn bảo hộ:
+ Tiêu chí quốc tịch, nơi cư trú, nơi có trụ sở của tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm: sự bảo hộ của công ước Berne dành cho các tác giả mang quốc tịch của
một trong các nước thành viên của Công ước hoặc các tác giả không phải là
công dân nhưng có nơi cư trú thường xuyên là một trong các nước thành viên,
theo mục đích của Công ước. Dù các tác phẩm của họ được công bố hay chưa.
+ Tiêu chí nơi công bố tác phẩm đầu tiên: Một tác phẩm sẽ được bảo hộ
theo Công ước nếu tác phẩm được công bố xuất bản lần đầu tại một nước thành
viên Công ước, hoặc công bố đồng thời tại một nước là thành viên và một nước
chưa là thành viên.
Ngoại lệ: những tác phẩm không thỏa mãn các điều kiện trên nhưng vẫn
được bảo hộ bởi Công ước: các tác phẩm điện ảnh, kiến trúc và một số tác phẩm
nghệ thuật. (Điều 4 Công ước Berne)
- Đối tượng bảo hộ: Các tác phẩm văn học nghệ thuật được quy định tại
khoản 1 Điều 2 Công ước Berne.
- Thời hạn bảo hộ: được quy định cụ thể tại điều 7, Công ước. Công thức
chung về thời hạn bảo hộ cho một tác phẩm là cả đời tác giả cộng với 50 năm
sau khi tác giả mất.
- Nội dung quyền được bảo hộ: bao gồm quyền tinh thần (Điều 6 Bis) và
quyền tài sản (quyền dịch, sao chép, phóng tác, cải biên....)
III. Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của công ước Berne 1886:
1. Nguyên tắc đối xử quốc gia:
Nguyên tắc đối xử quốc gia hay còn gọi là chế độ đối xử quốc gia được áp
dụng rất phổ biến trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Và được ghi nhận
trong một số điều ước quốc tế khác như: Hiệp định TRIPs và trong điều ước về
Nhóm 2 – Thảo luận 2 – Lớp NO2
3
Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
quyền liên quan như Công ước Rome năm 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà
sản xuất ghi âm và tổ chức phát sóng.
Nội dung nguyên tắc này được quy định tại Điều 5.1 Công ước: “Đối với
những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác
giả ở các nước Liên hiệp không phải là quốc gia gốc của tác phẩm, những
quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong
tương lai cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định.”
Theo đó, mỗi quốc gia thành viên Công ước sẽ dành sự bảo hộ cho các tác
phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học của công dân quốc gia thành viên khác
của Công ước tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân chính quốc gia
mình. “Quốc gia gốc” của tác phẩm được quy định tại khoản 4, Điều 5 Công
ước Berne.
Với nguyên tắc đối xử quốc gia, công ước đã tạo nên sự bình đẳng pháp lý
giữa công dân các nước thành viên liên hiệp với công dân nước sở tại trong lĩnh
vực xác lập và bảo hộ quyền tác giả khi đặt ra cho các quốc gia thành viên việc
thực hiện bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác tương
tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân quốc gia mình. Các tác giả đã đầu tư
thời gian, tài sản và trí tuệ vào việc tạo ra các sản phẩm trí tuệ , vì vậy mà giờ họ
xứng đáng được bù đắp bằng việc được hưởng thụ các quyền đối với sản phẩm
do mình sáng tạo, dưới sự bảo hộ của Nhà nước sở tại và của mọi nước thành
viên. Nguyên tắc này cũng khuyến khích tinh thần sáng tạo các tác phẩm văn
hóa, nghệ thuật, khoa học của các tác giả ở bất cứ nơi đâu.
Thông qua ví dụ sau để hiểu một cách đơn giản về nguyên tắc đối xử quốc
gia: Nhạc phẩm “Mùa xuân đầu tiên” là tác phẩm của nhạc sỹ Văn Cao (công
dân Việt Nam) – được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam nhưng theo nguyên tắc
đối xử quốc gia của công ước thì nhạc phẩm này sẽ được bảo hộ như là tác phẩm
của chính công dân Thái Lan trên lãnh thổ Thái Lan với các quyền và lợi ích
tương tự (Thái Lan là thành viên của Công ước Berne). Có nghĩa là khi có sự vi
phạm về quyền của tác giả Văn Cao trên lãnh thổ Thái Lan, thì ông có quyền
khởi kiện như khi tác phẩm của ông bị vi phạm trên lãnh thổ Việt Nam. Khi đó,
Nhóm 2 – Thảo luận 2 – Lớp NO2
4
Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
pháp luật Thái Lan sẽ có những biện pháp bảo vệ đối với tác phẩm của nhạc sĩ
Văn Cao như những biện pháp bảo vệ đối với tác phẩm của công dân Thái Lan.
Ngoại lệ nguyên tắc: Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ: có thể
áp dụng chế độ báo phục quốc (sự trả đũa) đối với công dân của những nước
không thuộc liên minh Berne nếu như nước đó “không dành sự bảo hộ cần thiết
đối với tác phẩm của tác giả là công dân của nước thành viên” (Khoản 2 Điều 6
Công ước Berne). Lúc này các nước thành viên có thể hạn chế sự bảo hộ những
tác phẩm mà vào thời điểm công bố lần đầu tiên, các tác giả của tác phẩm đó lại
là công dân của nước không tham gia Công ước hoặc không có nơi cư trú chính
thức trên lãnh thổ của bất kì nước thành viên nào.
2. Nguyên tắc bảo hộ tự động:
Đây được coi là nguyên tắc đặc thù trong lĩnh vực quyền tác giả, theo đó
quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm định hình dưới dạng vật chất nhất
định mà không lệ thuộc vào bất kì thủ tục nào như đăng ký cấp giấy chứng nhận,
nộp lưu chiểu hoặc các thủ tục tương tự khác.
Nguyên tắc này được cụ thể hoá tại khoản 2 Điều 5 Công ước quy định:
“Sự thụ hưởng và thực hiện các quyền này không lệ thuộc vào một thể thức, thủ
tục nào; sự thụ hưởng và thực hiện này hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào
việc tác phẩm có được bảo hộ hay không ở Quốc gia gốc của tác phẩm”. Theo
đó ta có thể hiểu quyền tác giả được định hình dưới dạng vật chất nhất định.
“Hình thức vật chất” ở đây được hiểu là bất kỳ thể hiện nào mà qua đó, công
chúng thấy được sự tồn tại của tác phẩm.
Bản chất của việc bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ pháp lý đối với hình thức
chứa đựng nội dung tác phẩm thông qua các phương thức thể hiện khác nhau
(ngôn ngữ, hình khối, màu sắc,…). Do đó khi con người sáng tạo và thể hiện ý
tưởng đó dưới một hình thức khách quan nhất định thì cũng đồng nghĩa phát
sinh quyền tác giả mà không cần một điều kiện hay thủ tục nào. Đây cũng là
điểm khác biệt giữa bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hướng tới bảo hộ nội dung sáng tạo, chống lại
Nhóm 2 – Thảo luận 2 – Lớp NO2
5
Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mà không được chủ sở hữu cho
phép, với mục đích bù đắp chi phí cho chủ sở hữu đối tượng sở hữu công
nghiệp, đảm bảo cho họ có thể độc quyền sử dụng trong một thời gian nên phát
sinh quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu phải làm các thủ tục hành chính nhất
định. Nhưng với quyền bảo hộ tác giả, xuất phát từ tính duy nhất hay tính
nguyên gốc của tác phẩm văn học nghệ thuật chỉ có thể được cảm thụ thông qua
sự thể hiện tác phẩm mà không thể đem ra áp dụng trong các tác phẩm văn học
nghệ thuật sau đó. Chính vì vậy mà tác phẩm văn học nghệ thuật được bảo hộ ít
nhất là suốt cuộc đời tác giả. Nguyên tắc bày đã dành cho các tác giả sáng tạo ra
các tác phẩm văn học nghệ thuật sự ưu đãi lớn để họ có thể tập trung sáng tạo
mà không phải chú ý đến các thủ tục hành chính.
Sau đây là một ví dụ để làm rõ hơn về nguyên tắc: Ngày 16/1/2012, nhà
văn H đã hoàn thành tập truyện ngắn “Mùa hoa cỏ”. Sau đó ông để tập bản thảo
vào trong ngăn kéo bàn làm việc của mình. Theo quy định của công ước Berne,
thời điểm mà truyện ngắn được hoàn thành, quyền tác giả của nhà văn H với
truyện ngắn đó đã phát sinh. Cũng từ thời điểm này, nếu có ai đó sao chép, sử
dụng truyện ngắn trên mà không có sự đồng ý của nhà văn H thì hành vi đó sẽ bị
coi là bất hợp pháp.
Nguyên tắc này có ý nghĩa rất to lớn đối với các tác giả sáng tạo ra các tác
phẩm văn học nghệ thuật, dành sự tôn trọng rất lớn cho các tác giả. Để các tác
giả tập trung sáng tạo tác phẩm mà không phải để ý đến các thủ tục hành chính
khác mới thiết lập được tư cách sáng tạo của mình.
3. Nguyên tắc bảo hộ độc lập:
Theo công ước Berne, nguyên tắc bảo hộ độc lập được hiểu là việc được
hưởng và thực hiện các quyền theo Công ước độc lập với những gì được hưởng
tại nước xuất xứ của tác phẩm.
Nguyên tắc này được cụ thể trong Khoản 2, Điều 5, Công ước Berne quy
định: “...sự thụ hưởng và thực hiện này hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào
việc tác phẩm có được bảo hộ hay không ở Quốc gia gốc của tác phẩm. Do đó,
Nhóm 2 – Thảo luận 2 – Lớp NO2
6
Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
ngoài những quy định của Công ước này, mức độ bảo hộ cũng như các biện
pháp khiếu nại dành cho tác giả trong việc bảo hộ quyền của mình sẽ hoàn toàn
do quy định của luật pháp của nước công bố bảo hộ tác phẩm.
Khoản 3, Điều 5, Công ước Berne: “Sự bảo hộ trong quốc gia gốc do luật
pháp của quốc gia đó quy định. Tuy nhiên, khi tác giả không phải là công dân
của quốc gia gốc của tác phẩm được Công ước này bảo hộ, thì tác giả đó được
hưởng trong quốc gia này những quyền như các tác giả công dân nước đó.”
Nguyên tắc bảo hộ độc lập được hiểu là một tác phẩm từ một quốc gia gốc
khác sẽ được bảo hộ tại quốc gia thành viên khác trong liên minh Berne theo hai
cơ sở pháp lý: Những quy định của công ước Berne và pháp luật nước sở tại
quy định cho chính tác phẩm gốc của mình. Việc áp dụng hai loại cơ sở pháp lý
này là phụ thuộc vào việc áp dụng luật nào sẽ có lợi hơn cho tác giả. Việc lựa
chọn áp dụng các quyền này không đồng nghĩa với việc tước bỏ việc được
hưởng các quyền kia. Đây là một trong những quy định nhằm đem lại cho các
tác giả sự bảo hộ hiệu quả hơn, giúp họ đạt được những lợi ích hợp pháp nhất
cho mình.
Một tác phẩm được bảo hộ ở quốc gia khác là thành viên của Công ước
Berne không phụ thuộc vào việc có được bảo hộ hay không ở quốc gia gốc được
hiểu là quốc gia sở tại bảo hộ tác phẩm bảo hộ cho tác phẩm ấy không dựa trên
việc được bảo hộ hay không, bảo hộ như thế nào tại quốc gia gốc của tác phẩm.
Ví dụ: Một tác phẩm A của công dân Việt Nam được công bố tại Việt Nam
thì Việt Nam là quốc gia gốc của tác phẩm, như vậy quyền tác giả sẽ tuân theo
luật pháp của Việt Nam nhưng quyền tác giả của công dân đó tại Mỹ sẽ tuân
theo pháp luật Mỹ (vì Mỹ là thành viên của công ước Berne) hoặc tuân theo
những quy định của công ước Berne. Giả sử Việt Nam quy định tác giả được
hưởng mức phí thù lao đối với việc xuất bản tác phẩm khi bán bản quyền cho
nhà xuất bản là 14% thì không có nghĩa là tại Mỹ tác giả đó cũng được hưởng
mức thù lao 14%, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào pháp luật của Mỹ và quy
định của Công ước Berne (nếu công ước không có quy định gì thì hoàn toàn phù
thuộc vào pháp luật của nước Mỹ.)
Nhóm 2 – Thảo luận 2 – Lớp NO2
7
Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
Ngoại lệ nguyên tắc: Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ đối với
vấn đề thời hạn bảo hộ, khoản 8, Điều 7 Công ước Bern 1886: “Trong bất kỳ
trường hợp nào thời hạn bảo hộ sẽ do luật pháp của nước công bố bảo hộ quy
định. Tuy nhiên, nếu luật pháp của nước đó không có những quy định khác thì
thời hạn bảo hộ sẽ không quá thời hạn được quy định ở quốc gia gốc của tác
phẩm.”. Ví dụ: Ca khúc “Thiên Thai” của nhạc sỹ Văn Cao là tác phẩm có xuất
xứ ở Việt Nam, Việt Nam là quốc gia gốc của tác phẩm. Theo pháp luật Việt
Nam thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết.
Nhạc sỹ Văn Cao qua đời năm 1995, như vậy theo pháp luật Việt Nam tác phẩm
này được bảo hộ cho đến hết năm 2045. Ở Anh, Luật quyền tác giả quy định
thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 70 năm sau khi tác giả chết. Theo
nguyên tắc bảo hộ độc lập thì năm 2045, ca khúc này hết thời hạn bảo hộ ở Việt
Nam, nhưng vẫn được bảo hộ ở Anh thêm 20 năm nữa. Tuy nhiên Công ước
Berne cho phép khả năng xảy ra đó là: nước Anh từ chối bảo hộ tiếp, quyền tác
giả đối với ca khúc này sẽ không được bảo hộ tại Anh nữa sau năm 2045.
Nhóm 2 – Thảo luận 2 – Lớp NO2
8
Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích và bình luận trên, chúng ta đã phần nào hiểu đúng và
đầy đủ hơn về các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne, để từ đó có thể thực
thi đúng pháp luật theo các quy định của công ước, đảm bảo mục đích của công
ước đó là: không chỉ thúc đẩy tính sáng tạo, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng
của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành
mạnh mà còn góp phần to lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế tri thức.
Nhóm 2 – Thảo luận 2 – Lớp NO2
9
Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nhóm 2 – Thảo luận 2 – Lớp NO2
10
Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
MỤC LỤC
Contents
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................1
I. Một số vấn đề lý luận chung về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả trong tư pháp quốc tế:
.....................................................................................................................................................1
1. Quyền tác giả:.........................................................................................................................1
2. Bảo hộ quyền tác giả:..............................................................................................................1
II. Khái quát chung về công ước Berne:.....................................................................................2
1. Sự hình thành và phát triển của công ước Berne:...................................................................2
2. Mục đích: ...............................................................................................................................2
3. Nội dung chủ yếu của Công ước Berne:.................................................................................2
III. Bình luận các nguyên tắc bảo hộ của công ước Berne 1886:...............................................3
1. Nguyên tắc đối xử quốc gia:...................................................................................................3
2. Nguyên tắc bảo hộ tự động:....................................................................................................5
3. Nguyên tắc bảo hộ độc lập:.....................................................................................................6
KẾT LUẬN.................................................................................................................................9
.....................................................................................................................................................9
Contents....................................................................................................................................11
Nhóm 2 – Thảo luận 2 – Lớp NO2
11