Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Khái quát về dịch vụ quảng cáo và tham gia hội chợ triển lãm quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.46 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU……………………………………………………………
II. NỘI DUNG………………………………………………………...
2.1> Khái quát về dịch quảng cáo, hội chợ triển lãm quốc tế………...
2.2> Điều kiện tiến hành hoạt động quảng cáo quốc tế và tham gia

TRANG
1
1
1

hội chợ triển lãm quốc tế……………………………………………... 3
2.2.1/ Điều kiện về chủ thể…………………………………………… 3
2.2.2/ Điều kiện về nội dung, đối tượng của quảng cáo và tham gia
hội chợ triển lãm quốc tế……………………………………………... 6
III. KẾT LUẬN………………………………………………………. 10

I.

MỞ ĐẦU

Xã hội càng phát triển, lĩnh vực thương mại dịch vụ càng được quan tâm sâu
sắc, ngày nay chúng ta không còn lạ lẫm với hoạt động quảng cáo và hội chợ


triển lãm, các hoạt động này nhằm mục đích giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, hoạt
động kinh doanh của thương nhân đến với người tiêu dùng, từ đó người tiêu
dùng có thể biết đến, tin tưởng và sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đó
cung cấp. Muốn mở rộng thị trường tiêu thụ, thì phải giới thiệu được sản phẩm,
dịch vụ, hoạt động kinh doanh của mình tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với nhu


cầu cấp thiết của lĩnh vực quảng cáo và hội chợ triển lãm quốc tế, Việt Nam đã
ký kết nhiều điều ước quốc tế để mở cửa về vấn đề này, tiêu biểu là sau khi gia
nhập WTO, Việt Nam đã trở thành thành viên của hiệp định GATS và thực hiện
cam kết trong khuôn khổ Hiệp định về lĩnh vực này. Theo đó, các văn bản trong
nước cũng được ban hành để điều chỉnh lĩnh vực quảng cáo, hội chợ triển lãm
quốc tế phù hợp với các điều ước quốc tế.
Bài tiểu luận sau đây sẽ phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về
điều kiện tiến hành các hoạt động quảng cáo quốc tế và tham gia hội chợ triển
lãm quốc tế ở Việt Nam.

II.

NỘI DUNG

1> Khái quát về dịch vụ quảng cáo và tham gia hội chợ triển lãm quốc tế.

2


Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bộ văn kiện gia nhập WTO của
Việt Nam được Ban công tác thông qua vào ngày 26/10/2006 và Đại hội đồng
WTO thông qua vào ngày 07/11/2006. Trong đó, lĩnh vực quảng cáo, tham gia
hội chợ triển lãm quốc tế được quy định tại các hiệp định: Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại (Hiệp định GATT) áp dụng đối với hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa và Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (Hiệp định
GATS) áp dụng đối với hoạt động cung cấp dịch vụ.
WTO không đưa ra định nghĩa vệ dịch vụ mà họ liệt kê tại GNS/W/120:
danh mục phân loại dịch vụ: có 12 ngành dịch vụ, 150 phân ngành. Theo đó:
- Dịch vụ quảng cáo được xếp tại GNS/W/120; ngành số 1; ngành dịch vụ

kinh doanh; phân ngành f (các ngành dịch vụ kinh doanh khác); (a)- dịch vụ
quảng cáo (CPC 871). Được cấu thành từ 3 phân nhóm:
Phân nhóm 1: Dịch vụ bán hoặc cho thuê không gian hoặc thời gian quảng
cáo (dịch vụ được cung cấp nhằm chào mời không gian hoặc thời gian quảng
cáo trên báo, tạp chí, hoặc đài truyền hình).
Phân nhóm 2: Dịch vụ lập chương trình, chế tạo sản phẩm và bố trí quảng
cáo (dịch vụ lập chương trình, chế tạo sản phẩm và bố trí những quảng cáo cần
trình bày trên phương tiện đại chúng)
Phân nhóm 3: Dịch vụ quảng cáo khác chưa được phân loại, bao gồm dịch
vụ quảng cáo ngoài trời và trên không cũng như dịch vụ phân phát hàng mẫu
hoặc tư liệu quảng cáo khác
- Dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm (CPC 85970): GNS không nhắc đến dịch
vụ này. Dịch vụ này được hiểu là: Tổ chức các sự kiện kinh tế (các hoạt động
trưng bày và triển lãm thương mại định kỳ hoặc không mang tính định kỳ); tổ
chức các buổi đại hội và các cuộc hội họp về văn hóa hoặc khoa học; cung cấp
và lắp đặt thiết bị triển lãm đi cùng với việc tổ chức các cuộc triển lãm.
* Theo pháp luật Việt Nam:
3


Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để
giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình
(điều 102- luật thương mại Việt Nam 2005). Tại khoản 1 điều 4- pháp lệnh
quảng cáo 2004 quy định: là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh
doanh, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ
không có mục đích sinh lời.
Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực
hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ
hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ (điều 129 luật

thương mại Việt Nam 2005).
Hoạt động quảng cáo và tham gia hội chợ triển lãm quốc tế là các hoạt
động quảng cáo và hội chợ triển lãm có yếu tố nước ngoài. Các hoạt động này
được quy định tại luật thương mại 2005; pháp lệnh quảng cáo 2001 và một số
văn bản hướng dẫn thi hành như: nghị định 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành pháp lệnh quảng cáo; thông tư số 79/2005/TT-BVHTT về hướng dẫn thực
hiện nghị định 24/2003/NĐ-CP,....
Theo đó, các điều kiện tiến hành hoạt động quảng cáo và tham gia hội chợ
triển lãm quốc tế ở Việt Nam sẽ được trình bày chi tiết ở phần bài viết dưới đây.

2> Điều kiện tiến hành các hoạt động quảng cáo quốc tế và tham gia hội
chợ triển lãm quốc tế Ở VIỆT NAM
2.1> Về chủ thể tiến hành
Trước tiên, các chủ thể là cá nhân có quyền tiến hành hoạt động quảng cáo
quốc tế và tham gia hội chợ triển lãm tại Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các điều
kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và pháp luật dân sự nước họ
mang quốc tịch về năng lực hành vi thương mại. Các chủ thể là tổ chức thì phải
được cấp phép kinh doanh về lĩnh vực quảng cáo; tổ chức, tham gia hội chợ
triển lãm.
4


Tiếp đến, các chủ thể tiến hành hoạt động quảng cáo và tham gia hội chợ
triển lãm ở Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể sau:
* Hoạt động quảng cáo quốc tế:
Người quảng cáo

Người phát hành

Người cung cấp


quảng cáo
dịch vụ quảng cáo
- Người quảng cáo - Người phát hành - Tổ chức cá nhân cung cấp dịch
Việt Nam được sử quảng

cáo

nước vụ quảng cáo Việt Nam có thể liên

dụng dịch vụ quảng ngoài hiện nay chỉ có doanh hoặc hợp đồng hợp tác với
cáo,

phát

hành thể cung cấp dịch vụ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo

quảng cáo của nhà cho người quảng cáo nước ngoài.
cung cấp dịch vụ Việt

Nam,

người - Người cung cấp dịch vụ quảng

Việt Nam và nhà cung cấp dịch vụ cáo nước ngoài hiện nay chỉ có thể
cung cấp dịch vụ quảng cáo Việt Nam. cung cấp dịch vụ quảng cáo cho
nước ngoài.

- Người phát hành người quảng cáo Việt Nam.


- Người quảng cáo quảng cáo Việt Nam - Người cung cấp dịch vụ quảng
nước ngoài chỉ được có thể cung cấp dịch cáo nước ngoài có thể thành lập
sử dụng dịch vụ vụ cho các chủ thể các hiện diện thương mại: Văn
quảng cáo và phát còn lại.

phòng đại diện, chi nhánh và liên

hành quảng cáo của

doanh (99,99% vốn).

nhà cung cấp dịch

- Văn phòng đại diện không được

vụ Việt Nam.

cung cấp dịch vụ quảng cáo hay tự

quảng cáo.
Pháp luật Việt Nam quy định cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiến
hành các hoạt động quảng cáo ở Việt Nam bằng cách: thuê người kinh doanh
dịch vụ quảng cáo Việt Nam, người phát hành quảng cáo Việt Nam thực hiện
hoặc trực tiếp quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình
(cách thức này chỉ cho phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam).
* Tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm quốc tế:
5



Các chủ thể được quyền tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thương mại
tại Việt Nam bao gồm:
Thứ nhất, chủ thể kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm. Quyền và nghĩa vụ
của loại chủ thể này được quy định tại điều 140 luật thương mại Việt Nam 2005.
“Điều 140. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ,
triển lãm thương mại
1. Niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ
chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm
thương mại.
2. Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
3. Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ để tham gia
hội chợ, triển lãm thương mại và các phương tiện cần thiết khác theo thoả thuận
trong hợp đồng.
4. Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
5. Thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo thoả thuận trong
hợp đồng.”
Thứ hai, các chủ thể kinh doanh khác tự mình tổ chức hội chợ triển lãm để
giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh theo quy định pháp luật:
Thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của
thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức hội chợ triển
lãm thương mại tại Việt Nam. Văn phòng đại diện và thương nhân nước ngoài
không được trực tiếp tổ chức hội chợ triển lãm thương mại tại Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân
kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham
gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường hợp muốn tổ chức
hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải
thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam
thực hiện. Thương nhân nước ngoài tham gia hội chợ triển lãm thương mại tại
6



Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như sau: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo
thỏa thuận với thương nhân tổ chức hội chợ triển lãm thương mại; bán, tặng
hàng hóa, cung ứng dịch vụ được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ triển lãm
thương mại theo quy định của pháp luật; được tạm nhập, tái xuất hàng hóa, tài
liệu về hàng hóa, dịch vụ để trưng bày tại hội chợ triển lãm thương mại; tuân thủ
các quy định về tổ chức hội chợ triển lãm thương mại tại Việt Nam.
2.2> Điều kiện về nội dung, đối tượng (hàng hóa, dịch vụ, hoạt động kinh
doanh) quảng cáo và tham gia hội chợ triển lãm quốc tế.
* Điều kiện đối với quảng cáo hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ được
quy định tại điều 15 pháp lệnh quảng cáo, theo đó điều kiện quảng cáo đối với
hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ được quy định như sau:
Thứ nhất, quảng cáo hàng hoá thuộc danh mục phải kiểm tra về chất lượng
hoặc thuộc danh mục phải có chứng nhận chất lượng phải có giấy chứng nhận
của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá; trường hợp tự công bố
tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá thì phải có văn bản tự công bố; trường hợp hàng
hoá là đối tượng sở hữu trí tuệ thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ;
Thứ hai, Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản;
Thứ ba, quảng cáo về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ phải có
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Thứ tư, việc quảng cáo trên mạng thông tin máy tính; trên bảng, biển, pa-nô,
băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới
nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác phải có giấy phép thực hiện
quảng cáo do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về Văn hoá - Thông tin
cấp.
Ngoài ra, một số loại hàng hóa đặc biệt như rượu và thuốc lá được điều
chỉnh bởi các quy định riêng như sau:
(1) Quảng cáo rượu:


7


- Các loại rượu có độ cồn < 15 độ chỉ được quảng cáo trên báo in,
báo điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như
các hàng hóa khác quảng cáo trên phương tiện đó;
- Các loại rượu có độ cồn > 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi
địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý nhưng
phải bảo đảm người bên ngoài không đọc được, không thấy được, không
nghe được;
- Các loại rượu thuốc được thực hiện theo quy định tại “quy chế
thông tin và thuốc chữa bệnh cho người” của Bộ Y tế;
- Ngoài ra, nghiêm cấm quảng cáo rượu dưới bất kỳ hình thức nào
khác.
(2) Quảng cáo thuốc lá:
Căn cứ khoản 4 điều 109 luật thương mại 2005 về các quảng cáo thương mại
bị cấm, theo đó quảng cáo thuốc lá bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức.
(3) Quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ
Căn cứ điều 8 nghị định 74/2000/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản
phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ,
theo đó:
- Nghiêm cấm quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ từ
khi sinh chođến 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm giả dưới mọi hình thức.
- Việc quảng cáo các loại sữa dùng cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi đến 24
tháng tuổi phải bảo đảm các yêu cầu sau: Phần đầu của quảng cáo phải có nội
dung: "Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khoẻvà sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ"; nội dung quảng cáo phải phù hợp với quy định tại Điều 6, Điều 7 của
Nghị định này, các quy định khác của pháp luật về quảng cáo; nghiêm cấm việc
quảng cáo sai sự thật và quảng cáo có lồng hình ảnh về sản phẩmthay thế sữa mẹ

dùng cho trẻ từ khi sinh đến 6 tháng tuổi.
(4) Ngoài ra, cũng không được phép tiến hành quảng cáo một số các đối
tượng là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có nội dung và hình thức quảng cáo gây

8


mất thẩm mỹ, không phù hợp với tâm lý, phong tục tập quán của dân tộc Việt
Nam.
* Điều kiện với hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ triển lãm thương mại
tại Việt Nam:
Điều kiện về hàng hóa tham gia hội chợ triển lãm thương mại ở Việt Nam
được quy định tại điều 134 luật thương mại Việt Nam 2005. Theo đó, hàng hóa
tham gia hội chợ triển lãm thương mại tại Việt Nam phải là những loại hàng
hóa, dịch vụ không thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được
phép lưu thông theo quy định của pháp luật; hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở
nước ngoài cung ứng phải không thuộc diện cấm nhập khẩu; các loại hàng giả,
hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì không được phép trưng bày tại hội chợ
triển lãm thương mại, trừ trường hợp để so sánh với hàng thật.
Ngoài việc tuân thủ các quy định về hội chợ, triển lãm thương mại của
Luật này, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành phải tuân thủ các
quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá, dịch vụ đó.
Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại
Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết
thúc hội chợ, triển lãm thương mại.
Hiện nay, việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại tại Việt Nam được điều chỉnh bởi thông tư 194/2010/TT-BTC về
thủ tục hải quan và giám sát hải quan. Thông tư 194/2010/TT- BTC về thủ tục
hải quan và giám sát hải quan quy định cụ thể về quy chế xuất nhập khẩu và thủ
tục hải quan đối với hàng hóa quảng cáo và tham gia hội chợ triển lãm quốc tế.

Theo đó, thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập
dự hội chợ, triển lãm thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định
cụ thể tại khoản 3 điều 49 thông tư 194 như sau:

9


a) Hồ sơ hải quan: ngoài các giấy tờ như hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
thương mại, phải nộp thêm 01 bản sao văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm
quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm.
b) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập
dự hội chợ, triển lãm thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm
hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu.
c) Thời hạn tái xuất, tái nhập
c.1) Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt
Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc
hội chợ, triển lãm thương mại.
c.2) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếu quá thời
hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuế và các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm tại Việt Nam thực hiện
theo quy định tại Điều 136 luật Thương mại:
“Điều 136. Bán, tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại hội chợ, triển lãm
thương mại tại Việt Nam
1. Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại
Việt Nam được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại; đối
với hàng hóa nhập khẩu phải đăng ký với hải quan, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này.

2. Hàng hóa thuộc diện nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chỉ được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chấp thuận bằng văn bản.
3. Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại khoản
2 Điều 134 của Luật này phải tuân thủ các quy định về quản lý chuyên ngành
nhập khẩu đối với hàng hóa đó.

10


4. Hàng hóa được bán, tặng, dịch vụ được cung ứng tại hội chợ, triển lãm
thương mại tại Việt Nam phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.”
* Sau khi xét thấy đủ các điều kiện về chủ thể và đối tượng như trên, việc tổ
chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được đăng ký và phải
được xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (điều
132 luật thương mại 2005).
Về thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo được quy định
tại điều 16 pháp lệnh quảng cáo:
- Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên mạng thông
tin máy tính, kênh, chương trình phát thanh, kênh, chương trình truyền hình
chuyên quảng cáo và đối với phụ trang, phụ bản chuyên quảng cáo.
- Sở Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển,
pa-nô, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên
không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác.
- Bộ Văn hoá - Thông tin quy định cụ thể thủ tục cấp giấy phép thực hiện
quảng cáo.
III.


KẾT LUẬN

Như vậy, hoạt động quảng cáo và tham gia hội chợ triển lãm quốc tế tại Việt
Nam cần phải tuân thủ những điều kiện nhất định về chủ thể, về nội dung, đối
tượng theo pháp luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ
thể, chi tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức Việt Nam cũng
như nước ngoài thực hiện quyền tự do quảng cáo của mình trong phạm vi luật
pháp để bảo đảm trật tự xã hội tại Việt Nam. Các quy định này đều đã dựa trên
các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biểu cam kết về dịch vụ của WTO.
2. Hiệp định GATS
3. Luật thương mại 2005.
4. Pháp lệnh quảng cáo 2001.
5. Nghị định 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh quảng cáo
6. Nghị định 74/2000/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay
thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.
7. Thông tư 194/2010/TT- BTC về thủ tục hải quan và giám sát hải quan.

12



×