Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vấn đề ly thân trong thực tế rất phổ biến. Hãy trình bày quan điểm của mình về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.05 KB, 12 trang )

Bài tập lớn học kỳ Luật HN và GĐ

LỜI NÓI ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, việc gia đình hòa thuận yên ấm là một trong những nền
tảng quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, việc
xảy ra xung đột, tranh cãi, mâu thuẫn… giữa các cặp vợ chồng là điều không thể tránh
khỏi. Và một trong những biện pháp được lựa chọn trong những trường hợp đó là “ly
thân”. Khi hôn nhân lâm vào tình cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, nhiều cặp vợ
chồng đã chọn cuộc sống ly thân như một giải pháp tạm thời để giải quyết những mâu
thuẫn. Thế nhưng không phải cuộc sống ly thân nào cũng mang lại hiệu quả như những
người trong cuộc mong muốn, bởi đằng sau nó vẫn tồn tại những điều nhức nhối.
Mặc dù trong xã hội hiện tại việc ly thân là khá phổ biến, nhưng ít người hiểu được
những ý nghĩa cũng như hậu quả mà vấn đề này mang lại. Qua quá trình tìm hiểu sách
vở, mạng truyền thông và được sự tư vấn của thầy cô, em đã tìm hiểu đề tài: “ Vấn đề ly
thân trong thực tế rất phổ biến. Hãy trình bày quan điểm của mình về vấn đề này”. Tuy
trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nhưng mong rằng bài viết này sẽ giúp chúng ta có
những hiểu biết hơn về tình trạng ly thân hiện nay để có những biện pháp khắc phục hiệu
quả, tránh những hậu quả xấu cho xã hội.

NỘI DUNG
I.

Ly thân – vấn đề phổ biến trong thực tế hiện nay
Từ năm 1986, trong Luật hôn nhân và gia đình hoàn toàn không có chế định về vấn

đề ly thân, nhằm tránh gây thêm sự phức tạp cho mối quan hệ đã rất nhiều “rối ren” này.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình chỉ ly thân trong thời gian rất ngắn rồi lại quay về với nhau,
nếu luật pháp có quy định về ly thân thì họ phải đưa đơn ra Tòa làm thủ tục ly thân rồi lại
hủy bỏ ly thân thì rất rắc rối và mất công.
1.


Khái niệm “Ly thân” trong thời đại hiện nay
Vì luật không quy định nên không có một định nghĩa chính xác về ly thân, cũng

không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo hướng ra quyết định
Vi Thị Hồng Duyên

1

MSSV: 351953


Bài tập lớn học kỳ Luật HN&GĐ

hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy định về căn cứ cho ly hôn cũng không có
quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời gian rồi mới được ly hôn.
Ly thân, hiểu đơn giản là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như là không ăn chung, ở
chung, không sinh hoạt vợ chồng. Mục đích của ly thân, theo quy định của luật pháp các
nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và chồng hoặc tránh
những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm, ăn
năn hối cải, khắc phục lỗi lầm, sửa đổi tính tình, tha thứ cho nhau... để vợ chồng đoàn tụ,
tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng
nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với
con chung và tài sản.
Sự ly thân thường là hậu quả của việc không giải quyết được thỏa đáng và kịp thời những
mâu thuẫn, xung đột giữa cặp vợ chồng. Từ đó có thể dẫn đến hậu quả là chấm dứt cuộc
hôn nhân.
2.

Sơ lược lịch sử về những chế định của pháp luật về ly thân


Hôn nhân là một hiện tượng của xã hội có nội dung rất phong phú và đa dạng.
Trong thực tế cuộc sống chung của vợ chồng vì những nguyên nhân nào đó xảy ra những
xung đột, mâu thuẫn sâu sắc, vợ chồng không muốn hoặc không thể sống chung được
nữa. Pháp luật tôn giáo thường cấm vợ chồng ly hôn và chế định ly thân được quy định
trong luật với mục đích ban đầu coi ly thân là giải pháp nhằm giải tỏa những xung đột
trong đời sống vợ chồng tạo điều kiện cho vợ chồng sống riêng.
Trong Luật Dân sự của nhiều nhà nước tư sản, bên cạnh việc quy định cho vợ chồng
được ly hôn còn công nhận quyền ly thân của vợ chồng. Ly thân còn được các nhà lập
pháp coi như một giải pháp quá độ, một giai đoạn thử thách cuối cùng trước khi ly hôn.
Thời gian vợ chồng ly thân theo luật định sẽ giúp vợ chồng suy nghĩ lại, tạo điều kiện cho
vợ chồng tái hợp hoặc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Thông thường, pháp
luật của nhà nước tư sản quy định về ly thân và hậu quả pháp lý của ly thân rất chặt chẽ.
Tòa án giải quyết ly thân thường trên cơ sở lỗi của vợ chồng.
Hậu quả pháp lý của ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật,
chỉ tạm thời chấm dứt một số quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng theo luật định. Sau một
thời gian sống ly thân nếu xung đột mâu thuẫn được giải quyết, vợ chồng có quyền yêu
Vi Thị Hồng Duyên

2

MSV: 351953


Bài tập lớn học kỳ Luật HN&GĐ

cầu Tòa án hủy án ly thân trước đây và tái hợp chung sống bình thường. Nếu không thể
tái hợp vợ chồng không có quyền yêu cầu Tòa án cải hoán án ly thân thành án ly hôn và
chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, vấn đề ly thân hoàn toàn không được chấp
nhận vì nó trái với tập quán truyền thống của gia đình Việt Nam. Theo tập quán, quan hệ

hôn nhân được xác định dựa trên cơ sở tình cảm yêu thương chân thành của nam, nữ; vợ
chồng yêu thương nhau, cùng nhau thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ đối với gia đình, con
cái. Sự bất bình đẳng giữa vợ chồng đã cột chặt người phụ nữ, người vợ vào gia đình nhà
chồng, lấy chồng theo quan điểm “sống thì gửi thịt, chết thì gửi xương”, người vợ thường
vô năng lực chỉ được ra ở riêng nếu người chồng cho phép.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, trước năm 1945, chính quyền bù nhìn đã ban
hành ba bộ luật dân sự áp dụng riêng trên ba miền Bắc – Trung – Nam. Chế độ hôn nhân
và gia đình theo bộ dân luật này phần nhiều dựa trên bộ dân luật pháp (1804). Tuy nhiên,
vấn đề ly thân chỉ được quy định một cách giản đơn trong bộ luật.
Ở miền Nam nước ta trước ngày giải phóng (từ năm 1954 – 1975), chế độ ngụy
biện Sài Gòn cũng ban hành một số văn bản luật, trong đó có quy định vấn đề ly thân.
Bộ luật gia đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm, tại Điều 55 đã quy
định rõ cấm vợ chồng không được ly hôn, việc ly hôn chỉ đặt ra trong trường hợp đặc biệt
và phải do chính tổng thống quyết định. Từ Điều 56 đến Điều 69 của Bộ luật này có quy
định việc ly thân, những duyên cớ để vợ chồng yêu cầu ly thân và hiệu lực của việc ly
thân. Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 thay thế Bộ luật gia đình dưới chế độ Ngô Đình
Diệm. Sắc luật này vừa chấp nhận cho vợ chồng ly thân, đồng thời đã công nhận quyền ly
hôn của vợ chồng.
Bộ luật dân sự ngày 20/12/1972 của ngụy quyền Sài Gòn thay thế Sắc luật số
15/64. Bộ dân luật này cũng quy định cho vợ chồng vừa được ly hôn vừa có quyền yêu
cầu ly thân. Điều 170 của bộ luật này đã quy định các duyên cớ để vợ chồng xin ly hôn
hoặc ly thân. Hệ thống pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình của Nhà nước ta từ cách
mạng tháng Tám (1945) đến nay không quy định về vấn đề ly thân của vợ chồng.
3.
Tình hình ly thân trong xã hội hiện nay
Hiện nay, do không chịu sự quản lý của pháp luật, tình trạng ly thân đang ngày càng
phổ biến và trở nên “bình thường hóa” đối với dư luận xã hội. Xu hướng chọn một cuộc
Vi Thị Hồng Duyên

3


MSV: 351953


Bài tập lớn học kỳ Luật HN&GĐ

sống ly thân đang có xu hướng xuất hiện ngày một nhiều tại khu vực thành thị. Và có một
điều đáng lưu ý là càng những người có trình độ học vấn, có chức vụ cao thì càng hay
chọn giải pháp ly thân khi gặp những trục trặc, thậm chí chỉ là những mâu thuẫn, tranh
cãi nhỏ trong hôn nhân. Và lý do của việc ly thân đôi khi chỉ là vì sĩ diện. Có không ít
cuộc hôn nhân của gia đình trí thức đổ vỡ, nhưng họ thực sự không chọn giải pháp ly
hôn. Bề ngoài họ vẫn là một gia đình, nhưng cuộc sống bên trong thì không phải thế.
Sinh hoạt mỗi người một không gian riêng, sở thích không còn là của chung hai người,
thay vào đó là những mảnh trời riêng…
Ly thân có thể diễn ra dưới hình thức "hờn dỗi"- tạm tách giường ngủ riêng trong vài
ngày rồi lại làm lành với nhau, hoặc dưới hình thức "chiến tranh lạnh"- hàng tháng mới
trở lại bình thường, hoặc có thể trường diễn hàng năm... Loại ly thân càng kéo dài càng
khó hàn gắn và càng gần đến ly hôn hơn. Ly thân có thể diễn ra trong những không gian
hoàn toàn riêng biệt như tách nhà, thuê nhà ra ở riêng theo kiểu phương Tây, hoặc vẫn
chung sống dới một mái nhà, chỉ tách buồng hoặc tách giường, theo kiểu “sống chung
nhưng ăn ngủ riêng”, hoặc “sống chung, ăn chung nhưng ngủ riêng”... Loại ly thân lâu
dài dưới một mái nhà có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho quan hệ vợ chồng và
cho việc giáo dục con cái hơn cả ly hôn. Ly thân có thể xuất phát từ những sự hiểu nhầm,
những bất đồng trong quan điểm, cách sống, những tình huống ghen tuông phản bội,
những sự đối xử thô bạo với nhau.... Những nguyên nhân gắn với sự xúc phạm nặng nề
về nhân cách thường đẩy ly thân đến đích ly hôn nhiều hơn là hàn gắn.
4.

Ý nghĩa của việc ly thân
Vợ chồng là những người sẽ sống với nhau đến cả đời. Trong thời gian chung sống


ấy, dù có “hợp nhau” hay yêu nhau nhiều đến thế nào, gia đình sẽ phải có những lúc
“cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Có thể là do tính cách, do áp lực công việc, những
lời đàm tiếu của dư luận hay những bất ngờ nảy sinh… đều rất dễ làm cho mối quan hệ
giữa vợ và chồng xuất hiện mâu thuẫn. Một số cặp vợ chồng, nhất là nhiều cặp vợ chồng
trẻ ngày nay, do chưa tìm hiểu kỹ trước khi tiến tới hôn nhân nên việc xảy ra tranh cãi,

Vi Thị Hồng Duyên

4

MSV: 351953


Bài tập lớn học kỳ Luật HN&GĐ

xung đột rồi dẫn đến chuyện ly thân là việc khó có thể tránh khỏi. Ý nghĩa của việc ly
thân được nhìn nhận dưới hai góc độ sau:
a. Về mặt tích cực:
Việc ly thân thường nhằm mục đích để các cặp vợ chồng có thời gian để bình tĩnh
suy nghĩ lại, từ đó có thể giải quyết các mâu thuẫn, xung đột. Đây cũng là một biện pháp
nhằm hạn chế, giảm thiểu việc vợ chồng nóng giận, thiếu suy nghĩ dẫn đến việc ly hôn
vội vã gây ân hận về sau.
Một công trình nghiên cứu sau khi ly hôn ở nước Anh đã cho thấy, có 5 người ly hôn thì
có đến 4 người cảm thấy cuộc chia tay của mình là quá vội vàng. 84% số người được hỏi
cho rằng thủ tục ly hôn bây giờ quá nhanh, đến nỗi họ chưa có thời gian để kiểm nghiệm
xem quyết định của mình là đúng hay sai.
Một vị chánh án nhận xét, chỉ có chừng 1/4 số vụ ly hôn do bi kịch gia đình thực sự, còn
lại do những nguyên nhân nhiều khi hết sức vụn vặt mà nếu bình tĩnh xử lý có thể tránh
được đổ vỡ. Một đôi vợ chồng trẻ ở Hà Nội, chung sống được 5 năm và đã có một đứa

con trai kháu khỉnh lên 3 tuổi. Người chồng làm lái xe cho một công ty nhưng sau một vụ
vi phạm kỷ luật, anh bị đuổi việc. Cả ngày đã ở nhà trông con nên buổi tối vợ về, anh ta
thường la cà sang hàng xóm chơi cờ, uống rượu, có khi đến nửa đêm mới về. Một lần anh
ta gọi cửa, vợ không mở. Đến khi nghe tiếng đập dữ dội người vợ đành phải mở. Chồng
vừa vào nhà đã tát luôn vợ một cái. Hôm sau, vợ viết luôn đơn ly hôn. Người vợ lại thừa
nhận là thực ra anh ấy là người yêu vợ, thương con, chỉ đôi khi tính nóng nảy. Anh chồng
giờ đã làm ở một hãng taxi, thỉnh thoảng vẫn rẽ qua nhà tranh thủ gặp con một lúc. Có
lần hai vợ chồng gặp nhau, cả hai cùng ngượng ngùng nhưng chưa ai giám thú nhận lỗi vì
quá ân hận vì đã vội vàng. Trong những trường hợp trên, việc ly thân có thể giúp cho các
cặp vợ chồng bình tĩnh lại và tránh được những quyết định vội vàng, thiếu suy nghĩ.
Chính vì vậy mà hiện nay ở một số nơi trên thế giới còn dự định đưa vào áp dụng việc ly
thân thử nghiệm.
b. Về mặt tiêu cực:

Vi Thị Hồng Duyên

5

MSV: 351953


Bài tập lớn học kỳ Luật HN&GĐ

Ly thân cũng có thể coi là một con dao hai lưỡi, đôi lúc nó có thể gây ra những hậu quả
khôn lường:


Nhiều cặp vợ chồng lấy việc ly thân như một “sự ràng buộc không hồi kết”:
Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều trường hợp ly thân kéo dài dai dẳng trong


nhiều năm mà không chịu ly dị. Vì người Việt Nam thường bị ràng buộc nhiều yếu tố bên
ngoài như vấn đề con cái, sĩ diện, tiền bạc, tình nghĩa nên rất khó quyết định ly hôn. Tuy
nhiên, điều này không hề đem lại hạnh phúc cá nhân.
Nhiều khi tình cảm vợ chồng thực sự đã nên chấm dứt với những khác biệt và mâu
thuẫn quá nhiều. Nhưng chỉ vì muốn trả thù, không cho đối phương được tự do sinh hoạt
và có quan hệ chính thức với người mình thích mà nhất quyết không chịu ly hôn, chỉ sống
ở tình trạng ly thân. Không những thế, một số người còn quan niệm, phải để cho đối
phương của mình hối hận, ăn năn cả đời về những sai lầm đã mắc phải, không cho đối
phương có cơ hội để sửa sai cũng như tìm kiếm hạnh phúc mới. Đây là một hiện tượng
ngày càng phổ biến ngày nay, đặc biệt là với phụ nữ - những người thường xuyên có tư
duy “trả thù” hay “không ăn được thì đạp đổ”. Như vậy, ý nghĩa tốt đẹp của hiện tượng ly
thân đã bị một số người lợi dụng để thực hiện mục đích riêng không tốt của mình. Pháp
luật nên đưa những quy định về thời hạn cho phép vợ chồng được ly thân hoặc bắt buộc
vợ chồng phải thỏa thuận thời hạn ly thân, tránh những hiện tượng nêu trên. Nếu sau thời
hạn này, cả 2 vẫn chưa thấy cần ly hôn, thì nên tiến hành quay lại sống chung với nhau.


Nhiều người lợi dụng việc ly thân để dễ dàng ly hôn hơn:
Đây cũng là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Với mong muốn ly hôn để được

kết hôn với “tình nhân” của mình, một số người đã thực hiện ly thân, sau đó lấy cớ này để
đệ đơn ra Tòa án xin ly hôn. Không những thế, một số đối tượng còn “gian xảo” hơn, vì
đối phương không chịu ly hôn, họ thực hiện một vở kịch để đối phương tức giận, ra sống
ly thân, nhờ vào đó họ viết đơn xin ly hôn với nguyên nhân là do lỗi của đối phương,
nhằm trốn tránh trách nhiệm và không bị thiệt hại về tài sản khi chia tài sản chung. Hiện
tượng này chủ yếu xuất hiện ở những ông chồng, khi mà “thèm của lạ, ham đồ mới” đi
ngoại tình. Việc này đã gây ra một thiệt thòi lớn cho các chị em phụ nữ, khi vừa phải
Vi Thị Hồng Duyên

6


MSV: 351953


Bài tập lớn học kỳ Luật HN&GĐ

mang trong mình tiếng là “làm chồng không chịu được, phải đòi ly hôn”, vừa có nguy cơ
hạn chế hơn trong vấn đề chia tài sản chung nếu chồng có đơn kiện ra Tòa án về vấn đề
chia tài sản. Khi quyết định cho ly hôn, Tòa án cũng nên xem xét vào thời gian ly thân,
nguyên nhân dẫn đến ly thân (nếu có) để có thể có những phán xét công bằng và đúng
đắn hơn.


Việc phân chia tài sản, chế độ chịu trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng cũng

như vấn đề con cái khi ly thân:
Có thể thấy, khi ly thân, vợ và chồng hầu như đều sống tách biệt, không có nhiều
những mối quan hệ với nhau, đặc biệt là mối quan hệ về tiền bạc. Vợ và chồng đều tự do
chi tiêu mà không bị chi phối bởi bất kỳ ai. Như vậy, vấn đề phát sinh là nếu trong trường
hợp chị A và anh B đang ly thân (hai người không tiến hành chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân), anh B lại vay một khoản tiền rất lớn để chơi cờ bạc và đã bị thua, bản thân
anh không đủ để trả. Trong thời gian ly thân, chị A lại kiếm được một khoản tiền rất lớn
mà không xác minh được nguồn gốc (ví dụ như nhặt được trên đường). Như vậy, khoản
tiền chị A kiếm được là tài sản riêng hay tài sản chung? Vì nếu là tài sản chung theo như
quy định của pháp luật, chị A sẽ phải là người tiếp tục trả khoản nợ này cho anh B, trong
khi chị không hề biết và có liên quan gì đến số tiền cũng như số tiền vay kia hoàn toàn
không phục vụ cho vấn đề sinh hoạt hay chi tiêu của gia đình? Bên cạnh đó, vấn đề nuôi
dưỡng và chăm sóc con cái sẽ được quyết định như thế nào trong thời kỳ ly thân? Nếu
người vợ mang thai trong thời kỳ ly thân sẽ quyết định thế nào? Đây đều là những câu
hỏi mà dư luận đang thắc mắc. Pháp luật nên quy định cụ thể những vấn đề này. Có nên

áp dụng việc chia tài sản và trách nhiệm nuôi dưỡng con cái như ly hôn hay không? Hay
sẽ có những quy định mới phù hợp hơn?
5.

Hậu quả của việc ly thân.
Trong thời gian ly thân, nếu như vợ chồng vẫn không thể giải quyết các xung đột và

mâu thuẫn thì có thể dẫn tới hậu quả là việc ly hôn, kéo theo đó là nhiều hệ lụy xã hội
khác, đặc biệt là tâm lý của con cái sau khi cha mẹ ly hôn.Việc cha mẹ ly hôn có thể
khiến con cái cảm thấy hoang mang, bất lực và bất ổn.
Vi Thị Hồng Duyên

7

MSV: 351953


Bài tập lớn học kỳ Luật HN&GĐ

Trẻ con trải qua giai đoạn đau buồn khi cha mẹ xa nhau, và điều này thường tự biểu lộ
một cách khác biệt với người lớn. Trẻ con thường cảm thấy : Tức giận và buồn rầu về sự
mất mát gia đình ; bị hất hủi và từ bỏ bởi người cha hoặc mẹ đã bỏ đi ; bị bối rối không
biết có nên thương yêu người mẹ hoặc cha không còn sống với chúng nữa ; tội lỗi, cho là
sự ly thân là do lỗi của chúng ; lo âu cho người cha hoặc mẹ không còn ở với chúng và
một vài trẻ em có thể bị thoái hóa trong phát triển.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tâm sinh lý và hành vi của trẻ sau này. Nhiều
trường hợp, con cái do cha mẹ ly hôn dẫn đến chán trường, bỏ bê học hành, tham gia vào
các tệ nạn xã hội … làm cho gánh nặng về xã hội của nhà nước ngày càng nặng nề.

II – Một số biện pháp đặt ra cho vấn đề ly thân hiện nay

Ly thân là một vấn đề khá phức tạp và mang lại nhiều ảnh hưởng không tốt, nếu
không có những biện pháp khắc phục tình trạng trên thì không những ảnh hưởng đến gia
đình mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội.
1. Không được phát động ly thân từ những lý do không xác đáng.

Đây là trường hợp của những phụ nữ hay hờn dỗi từ những lý do nhỏ nhặt như từ
cách ứng xử vụng về, những lời bông đùa vô tình của chồng, từ những mối nghi ngờ,
ghen tuông không có bằng chứng gì... Cách làm của họ là hờn dỗi rồi ly thân ngắn hạn
vài hôm, chờ chồng khẩn nài làm lành rồi mới thôi. Ở đây tình huống thường không trầm
trọng nhưng có một xu hướng sai lầm khá nguy hiểm cho hạnh phúc gia đình là có những
phụ nữ coi việc ly thân như một hình phạt mỗi khi chồng làm trái ý mình và coi chuyện
"chung chăn gối" là phần thưởng dành cho chồng. Hãy dè chừng, bởi đã có những bài
học sai lầm về sự lạm dụng kiểu "ly thân - hờn dỗi" này, vì nó đánh vào giới hạn cuối
cùng của lòng kiên nhẫn và tính tự ái của đàn ông.
2. Không được ly thân khi không tuyên bố lý do hoặc "đánh tráo" lý do.

Khác với trường hợp trên, trường hợp này có thể có những lý do trục trặc rõ nét trong
quan hệ vợ chồng, đáng thành vấn đề bàn bạc, nhưng trước tình huống này có những phụ
nữ tỏ thái độ tức giận một cách im lặng và ngay lập tức ly thân không tuyên bố lý do tại
Vi Thị Hồng Duyên

8

MSV: 351953


Bài tập lớn học kỳ Luật HN&GĐ

sao. Cũng có một xu hướng khác là có giải thích cho chồng về quyết định ly thân nhưng
lại không nói đúng lý do như nó vốn có, mà tìm cách "đánh tráo" lý do. Chẳng hạn như,

thay cho việc nói thẳng ra rằng "vì anh cư xử như vậy"....hay "vì anh có những biểu hiện
như vậy... mà tôi không hài lòng..." thì người vợ lại nói: "Dạo này tôi mệt lắm, tôi cần
yên tĩnh!"; hay tôi phải ngủ riêng với con để còn gọi nó dậy đi học buổi sáng!", hoặc
thậm chí nói: "nằm cạnh anh, anh hay ngáy to, tôi ngủ không được"...
Tuy nhiên, cách ứng xử im lặng hoặc đánh tráo khái niệm như vậy lại càng làm cho tình
huống trở nên trầm trọng, vì nó chặn đứng ngay tử đầu con đường đối thoại để làm sáng
tỏ vấn đề, khiến ly thân không đạt đến mục đích như mong muốn.
3. Không được "đóng kịch" trước con cái, giả vở như không có chuyện gì xảy ra .

Đó là trường hợp ly thân giữa những cặp vợ chồng muốn cư xử lịch sự, có văn hoá.
Họ giải quyết rõ ràng vấn đề ly thân, không có gì mập mờ, né tránh giữa hai người.
Và sử dụng ý tốt đẹp đó, họ cùng "ký tắt" một bản "hợp đồng dài hạn": luôn luôn tỏ cho
con cái thấy là bố mẹ vẫn sống hạnh phúc bên nhau, không có chuyện gì bất thường xảy
ra cả... nhưng "màn kịch giả vờ không ly thân" do những nhân vật đang phải thực sự ly
thân đóng, dù có tài "dàn dựng" đến mấy cũng không lọt qua được cặp mắt tò mò và nhạy
cảm của các khán giả nhỏ tuổi thường trực trong gia đình.
Các công trình nghiên cứu tâm lý trẻ em cho thấy, những trường hợp bố mẹ đóng kịch
như vậy thường làm tăng mức độ rối nhiễu tâm lý của trẻ trầm trọng lên rất nhiều so với
trường hợp bố mẹ cho trẻ biết sự thật một cách đàng hoàng, cùng giúp cho trẻ giải quyết
"mặc cảm tội lỗi" (vì khi bố mẹ có xung đột, trẻ nhỏ thường nghĩ rằng do chúng mà bố
mẹ "không ổn" với nhau), cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm với trẻ một cách cụ thể và
thiết thực...
4.

Cần phải chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của pháp luật.
Cũng theo lôgíc coi ly thân chỉ là "chuyện nội bộ" của cặp vợ chồng mà phái nữ

thường mắc sai lầm không chủ động dự báo và chuẩn bị giải pháp ứng xử cho những tình
huống gay cấn có thể xảy ra và rất cần đến sự can thiệp của pháp luật như: sự tranh chấp


Vi Thị Hồng Duyên

9

MSV: 351953


Bài tập lớn học kỳ Luật HN&GĐ

về con cái, về tài sản để chuẩn bị cho ly hôn, những hành vi bạo lực... mà họ thường để
cho sự việc xảy ra rồi mới tìm cách giải quyết.
Thậm chí cũng có những phụ nữ lặng lẽ cam chịu một cách phi lý những sự đối xử thô
bạo thường diễn trong thời kỳ ly thân với lý do là "không muốn để cho người ngoài biết",
"không muốn vạch áo cho người xem lưng"; "cố gắng chịu đựng trong khi chờ đợi vấn đề
được sáng tỏ"... Họ không thấy rằng những cách nghĩ sai lầm như vậy vô hình chung đã
tiếp tay cho những kẻ quen thói giải quyết bất động, xung đột bằng bạo lực.
Thực ra trong những tình huống như vậy, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của pháp luật là
hoàn toàn chính đáng và cần thiết. Nó không chỉ nhằm bảo vệ nhân quyền cho phụ nữ mà
còn bảo vệ quyền của trẻ em được sống và phát triển bình thường trong một bầu không
khí gia đình thuận lợi, không có những xung đột, bạo lực gay gắt giữa bố mẹ...

KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, trong thời đại hiện nay, ly thân là một biện pháp cứu cánh cho
nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ đến với nhau một cách vội vàng,
chưa có sự tìm hiểu đầy đủ về đối phương. Ly thân là biện pháp có thể giải quyết những
mâu thuẫn trong “nội bộ” của vợ chồng, hạn chế việc ly hôn nhanh chóng, thiếu suy nghĩ.
Mặc dù thừa nhận ý nghĩa của ly thân, nhưng các chuyên gia đều có chung quan điểm
không nên kéo dài quá thời gian này. Nếu hai người chọn giải pháp ly thân để dành một
khoảng lặng nhìn lại mọi việc, nhìn lại những khiếm khuyết của bạn đời và bỏ qua để tái
hợp thì đó là điều cần thiết. Nhưng nếu quá dài thì sẽ dẫn đến sự mệt mỏi, buông xuông,

chấp nhận cuộc sống chung nhà mà không chung lòng, không cần đến ly dị nữa. Do đó,
chỉ nên sống ly thân trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu trong thời gian đó mà vẫn
chưa thể dứt khoát thì có thêm thời gian nữa cũng không giải quyết được vấn đề và chỉ
làm cho mọi chuyên thêm căng thẳng. "Việc ly thân mà kéo quá dài sẽ nguy hiểm như
căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi”

Vi Thị Hồng Duyên

10

MSV: 351953


Bài tập lớn học kỳ Luật HN&GĐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIÁO TRÌNH:
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.

SÁCH:
-

Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược giảng – Luật gia đình, Sài Gòn 1993.

-

GS Lê Thi, Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về Hôn nhân gia đình

giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2009.

WEBSITE:
-

www.vietbao.vn

-

www.sinhvienluat.edu.vn

-

www.danluat.thuvienphapluat.vn

Vi Thị Hồng Duyên

11

MSV: 351953


Bài tập lớn học kỳ Luật HN&GĐ

MỤC LỤC
I.Ly thân – vấn đề phổ biến trong thực tế hiện nay................................................................................1
II – Một số biện pháp đặt ra cho vấn đề ly thân hiện nay.....................................................................8
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................10

Vi Thị Hồng Duyên

12


MSV: 351953



×