Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHÁP LÍ CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚCVÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.21 KB, 18 trang )

BÀI LÀM:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ở nước ta kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế,
là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trải qua hai
cuộc chiến tranh, kinh tế nhà nước đã huy động được lượng vật chất to lớn, góp
phần làm nên những chiến thắng lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, cải cách công ty nhà
nước hiện nay ở nước ta cũng được coi là biện pháp cấp thiết , trọng tâm trong
chuyển đổi nền kinh tế ở nước ta. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề
ra các giải pháp nhằm củng cố và phát triển công ty nhà nước. Việc chuyển đổi
công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một chủ
trương mới thay thế các giải pháp cũ. Ngày 22/9/2006, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 95/2006/ NĐ-CP quy định về chuyển đổi công ty nhà nước thành
công ty trách nhiêm hữu hạn một thành viên. Đến 19 tháng 3 năm 2010, Chính phủ
ban hành Nghị định số 25/ 2010/ NĐ- CP thay thế Nghị định số 95/ 2006/NĐ- CP.
Đây là một chủ trương lớn, hoàn toàn mới mẻ và chúng ta chưa có kinh nghiệm để
đảm bảo cho quá trình chuyển đổi diễn ra thành công. Do đó, nghiên cứu về nội
dung pháp luật về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên trong giai đoạn này là hết sức cấp bách.

II.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC
THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
1.1

KHÁI NIỆM VỀ CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP VÀ CHUYỂN

ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN


Chuyển đổi doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp theo đó một
doanh nghiệp loại này( doanh nghiệp được chuyển đổi) được chuyển đổi thành một
doanh nghiệp loại khác ( doanh nghiệp chuyển đổi). Theo luật doanh nghiệp thì

1


Chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạnh một thành viên
là việc chuyển đổi công ty nhà nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo luật doanh
nghiệp.
Chuyển đổi công ty nhà nước là một hành vi định đoạt đối với công ty nhà
nước, do đó chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền đại diện cho chủ sở hữu mới
có quyền quyết định chuyển đổi công ty nhà nước. Quyết định chuyển đổi công ty
nhà nước phải có các nội dung sau đây: tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp
được chuyển đổi, địa chỉ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; ngành
nghề kinh doanh , vốn điều lệ của công ty, tên, địa chỉ của tổ chức là chủ sở hữu là
các cá nhân được bổ nhiệm bổ nhiệm làm đại diện ủy quyền thực hiện các quyền
và nghĩa vụ chủ sở hữu công ty, trách nhiệm của công ty đối với việc kế thừa các
quyền và nghĩa vụ xử lí những vấn đề tồn tại và phát sinh của doanh nghiệp được
chuyển đổi. Công ty trách nhiệm hữu hạn mới được thành lập phải được đăng kí
kinh doanh. Sau khi đăng kí kinh doanh công ty nhà nước chấm dứt sự tồn tại.
Như vậy, thực chất của việc chuyển đổi là thay đổi bản chất của doanh nghiệp. Hậu
qủa pháp lí của việc chuyển đổi là tạo ra một doanh nghiệp thuộc loại hình doanh
nghiệp khác nhưng có thể không làm thay đổi vị thế của các thành viên và các chủ
sở hữu của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên là hình thức tổ chưc lại doanh nghiệp nhà nước cho
phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Nó không làm thay đổi chủ sở hữu của
doanh nghiệp nhà nước.


1.2. MỘT SỐ KHÍA CẠNH PHÁP LÍ CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC
VÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
1.2.1. Công ty nhà nước
1.2.1.1.

Khái niệm về công ty nhà nước

a, Định nghĩa công ty nhà nước.
Theo Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp nhà nước là tổ
chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi
phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nàh nước, công ty cổ phần, công ty trách
2


nhiệm hữu hạn. Vậy, công ty nhà nước là một hình thức của doanh nghiệp nhà
nước.
Sự tồn tại của công ty nhà nước bắt nguồn từ yêu cầu giải quyết các mục tiêu
kinh tế xã hội và điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường. Chủ sở hữu của công
ty nhà nước là nhà nước, đó là điểm khác biệt giữa công ty nhà nước với các loại
công ty khác trong nền kinh tế thị trường.
b, Đặc điểm của công ty nhà nước.
Thứ nhất, về sở hữu vốn của nhà nước: về mặt kinh tế, vốn là điều kiện tiên
quyết của bất cứ công ty nào trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại..Về
mặt pháp lí, vốn là căn cứ đầu tiên để xác định địa vị pháp lí của một công ty và
cũng là một trong những cơ sở dảm bảo sự tồn tại tư cách pháp lí của môt công ty
trước pháp luật. Đối với công ty nhà nước, vốn do Nhà nước đầu tư và là nhà đầu
tư duy nhất thành lập công ty và đương nhiên, nhà nước sẽ là chủ sở hữu duy nhất
của công ty.
Thứ hai, về quyền quyết định và quyền chi phối đối với công ty: nhà nước có
quyền quyết định đối với công ty 100% vốn nhà nước hoặc có quyền chi phối đối

với công ty nhà nước mà mình gốp quyền định.
1.2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1.2.2.1.Khái niệm về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
a, Định nghĩa:
Theo Luật doanh nghiệp năm 2005: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu( gọi là chủ
sở hữu công ty), chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty( khoản 1 Điều 63).
b, Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thàn viên
Thứ nhất, thành viên công ty là cá nhân hoặc một tổ chức.
Thứ hai, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một pháp nhân
Thứ ba, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách
nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi vốn điều lệ của công ty.
3


Thứ tư, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ
phiếu để công khai huy động vốn.
Thứ năm, theo luật doanh nghiệp 2005, quyền của chủ sở hữu bị hạn chế.
1.2.2.2 Tổ chức quản lí công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
1.3.1. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua
và yêu cầu tổ chức, sắp xếp lại
Tại đại hội Đảng VI chúng ta đã tiến hành đổi mới xây dựng nền kinh tế thì
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp nhà nước đã được trao
quyền chủ động trong kinh doanh. Sự thay đổi đó mang lại hiệu quả rõ rệt, kinh tế
đất nước có những bước phát triển cao và ổn định. Bên cạnh đó còn có nhiều vấn

đề còn tồn tại. Sau hơn 50 năm hoạt động, doanh nghiệp nhà nước nói chung và
các công ty nhà nước nói riêng đã bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém không chỉ ở hiệu
quả sản xuất kinh doanh mà còn ở quy mô và quản lí còn nhiều điểm chưa hợp lí,
trình độ kĩ thuật và công nghệ lạc hậu, nợ nần triền miên, tình hình tài chính thiếu
lành mạnh, là một trong những địa chỉ tham nhũng, lãng phí gây thất thoát, tổn thất
về nguồn lực tài chính của đất nước,….
Do đó nhiệm vụ cải cách doanh nghiệp nói chung và công ty nhà nước nói
riêng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
1.3.2. Ưu điểm của việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên
Tuy cùng thuộc sở hữu của nhà nước nhưng doanh nghiệp được tổ chức dưới
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có nhiều ưu việt hơn công
ty nhà nước, cụ thể:
Thứ nhất, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có địa vị pháp lí bình
đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Thứ hai, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có 1 tổ chức duy
nhất là chủ sở hữu hoặc được ủy quyền là chủ sở hữu thay vì có nhiều đại diện chủ
sở hữu nên khắc phục được tình trạng phân tán quyền hạn và trách nhiệm của chủ
4


sở hữu cho nhiều cơ quan, tổ chức là đại diện chủ sở hữu và không cơ quan nào
chịu trách nhiệm toàn diện về công ty nhà nước. Khi chuyển thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên thì người chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả hoạt
động của công ty là hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty.
Thứ ba, quan hệ nhà nước với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có
nhiều chuyển biến tích cực hơn so với quan hệ giữa nhà nước với công ty nhà
nước.
Thứ tư, tách bạch giữa chủ sở hữu và người quản lí doanh nghiệp; chủ sở hữu
công ty chỉ quản lí trên cơ sở giá trị còn chủ sở hữu công ty nhà nước quản lí cả về

hiện vật và giá trị nên can thiệp cả vào công việc của người quản lí doanh nghiệp.
Thứ năm, khi được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên thì chủ sở hữu không được tùy tiện rút vốn, điều chỉnh vốn, thu hồi lợi
nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Chủ sở hữu chỉ được rút
vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức
cá nhân khác, trường hợp rút vốn toàn bộ hoặc một phần vốn đã góp ra khỏi công
ty thì phải liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác công ty.
Chủ sở hữu không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Tạo ổn định cho doanh nghiệp.
Thứ sáu, giảm bớt gánh nặng về tài chính cũng như thời gian của doanh
nghiệp vào sản xuất mà không mang lại lợi nhuận.
Thứ bảy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng thành viên ở công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên rõ ràng, có thực quyền hơn so với hội đồng
quản trị ở công ty nhà nước.
Thứ tám, tạo ra động lực để công ty đẩy mạnh sản xuất và sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn do nhà nước đầu tư để cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác.
Thứ chín, công ty được tự chủ trong việc tuyển chọn và sử dụng lao động nên
có thể tuyển dụng được những người thực sự có năng lực mang lại hiệu quả cao
trong công việc.

5


Thứ mười, giảm bớt cơ chế xin cho của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lí
hay chủ sở hữu.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ

2.


CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Hiện nay có Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 có hiệu
lực ngày 5 tháng 5 năm 2010 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Luật doanh nghiệp điều chỉnh vấn đề
chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỔI
Theo nghị định số 25/2010 NĐ-CP, đối tượng được chuyển thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc
chuyển đổi, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, Công ty nhà nước độc lập, công ty nhà
nước là công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty nhà
nước; công ty mẹ trong tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ
trong mô hình công ty mẹ - công ty con (gọi chung là công ty mẹ), công ty thành
viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước, đơn
vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn
kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty nông nghiệp,
công ty lâm nghiệp, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh . Ngoài ra,
công ty nhà nước còn phải thỏa mãn các điều kiện:
1, Công ty nhà nước độc lập, công ty nhà nước là công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà
nước; công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty
thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty
con (gọi chung là công ty mẹ), công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông
trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà
nước cần nắm giữ 100% vốn; được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6



Công ty mẹ trong tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước và các đối tượng
quy định tại khoản 3 và 4 Điều 7 Nghị định này không thuộc diện Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, nắm giữ các bí quyết kinh doanh, công
nghệ, thông tin của tổng công ty, tập đoàn mà tổng công ty, tập đoàn cần nắm giữ
100% vốn điều lệ;
b) Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính. Trường hợp không còn vốn
nhà nước thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung vốn nhà nước;
nếu không được bổ sung vốn thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi
sở hữu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 80 Luật Doanh nghiệp nhà nước.
Trường hợp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định
thì vốn điều lệ (dự kiến) của công ty không thấp hơn vốn pháp định.
2, Đối với đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước, công ty
mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, ngoài
điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thể tách thành đơn vị hạch toán độc lập;
b) Việc chuyển đổi đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất, kinh doanh của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ.
3. Doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa nhưng chưa triển khai thực hiện cổ phần
hóa hoặc đang thực hiện theo trình tự, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp thành công
ty cổ phần nhưng dự kiến đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 chưa có quyết định xác
định giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền.
Doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều này sau khi chuyển thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên phải tiếp tục chuyển thành công ty cổ phần theo lộ
trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tóm lại các công ty nhà nước muốn
chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải thỏa mãn cả 3 điều
kiện trên. Đó là các công ty có số vốn đầu tư lớn và hoạt động kin doanh những
ngành nghề mang tính chiến lược để định hướng, điều tiết nền kinh tế hoặc các
7



công ty đó phục vụ cho an ninh, quốc phòng. Còn các công ty khác thì cho chuyển
đổi để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm.
2.2

KẾ THỪA QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP

SAU KHI CHUYỂN ĐỔI
Sau khi chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thàn viên có trách nhiệm kế thừa các
quyền, lợi ích hợp pháp và các nghĩa vụ của doanh nghiệp chuyển đổi theo quy
định của pháp luật.
Việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên thực chất là chuyển doanh nghiệp nhà nước đang chịu sự điều chỉnh của
Luật doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo luật doanh nghiệp. Việc chuyển
đổi này không làm thay đổi chủ sở hữu của các doanh nghiệp chuyển đổi, chủ sở
hữu của các công ty trách nhiệm hữu hạn sau chuyển đổi vẫn là nhà nước. Vì vậy,
sau khi chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẫn được hưởng
các quyền của doanh nghiệp nhà nước.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được nhận vốn do nhà nước
đầu tư bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước và vốn tích lũy được bổ sung vào ngân
sách nhà nước.
- Công ty được kế thừa cả quyền sử dụng đất của doanh nghiệp chuyển đổi
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được hưởng toàn bộ các tài sản
của công ty nhà nước bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động. Đối với các
tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc tài sản đã hư hỏng không sử dụng được
công ty có quyền bán và thanh lí để thu hồi vốn.
- Về tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn được tiếp nhận toàn bộ các khoản

nợ phải thu của doanh nghiệp chuyển đổi và thu hồi các khoản nợ đã đến hạn có
thể thu hồi được.
Bên cạnh được hưởng các quyền và lợi ích thì công ty sau chuyển đổi cũng
phải tiếp nhận các nghĩa vụ của doanh nghiệp chuyển đổi

8


- Về tài chính, công ty có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các
chủ nợ theo cam kế, kể cả các khoản nợ thuế, ngân sách, nợ cán bộ, công nhân
viên.
- Công ty có trách nhiệm thừa kế các hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài
sản của doanh nghiệp chuyển đổi.
2.3 TRÌNH TỰ THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC

2.3.1 Chuẩn bị chuyển đổi:
Căn cứ vào Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, người được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở
hữu thông báo cho doanh nghiệp về kế hoạch, lộ trình chuyển đổi.
Đây là bước xác định cụ thể từng công ty nhà nước chuyển đổi. Thủ tướng Chính
phủ, bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lộ trình và danh sách
cụ thể công ty nhà nước cần chuyển đổi. Sau khi xác định công ty nhà nước mới
cần chuyển đổi, thành lập ban chuyển đổi ( công ty nhà nước thuộc cấp nào thì cấp
đó thành lập) có nhiệm vụ giúp giám đốc thực hiện việc chuyển đổi. Thành phần
ban chuyển đổi bao gồm: Thành phần Ban chuyển đổi doanh nghiệp gồm: Trưởng
ban là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty; ủy
viên thường trực là Kế toán trưởng; ủy viên Ban chuyển đổi doanh nghiệp có thể
gồm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, các trưởng phòng hoặc ban: đổi mới và phát triển
doanh nghiệp, kế hoạch, kinh doanh, tổ chức cán bộ, lao động; có thể mời Bí thư
Đảng ủy (chi bộ) tham gia là ủy viên Ban chuyển đổi.

Ban chuyển đổi doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc
chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Doanh nghiệp chuyển đổi thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết
về kế hoạch và lộ trình chuyển đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được
thông báo quy định tại khoản 1 Điều này.
Sau khi có quyết định chuyển đổi, công ty nhà nước thông báo tới các chủ nợ
và người lao động trong công ty biết về việc chuyển đổi công ty.

2.3.2 Thành lập Ban chuyển đổi doanh nghiệp:
9


Việc xây dựng phương án do ban chuyển đổi tiến hành. Căn cứ để lập phương
án chuyển đổi dựa vào báo cáo tài chính gần nhất, vào kết quả kiểm kê, phân loại
vốn, tài sản, công nợ của công ty vào kết quả kiểm kê, phân loại vốn, tài sản, công
nợ của công ty và kết quả phân loại danh sách lao động tiếp tục làm việc:
- Kiểm kê, phân loại, xác định các loại vốn, tài sản, lao động và công nợ của
các công ty, lập báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển đổi, bao gồm cả tình hình
đầu tư góp vốn của công ty ở các doanh nghiệp khác.
- Lập phương án xử lí tài sản, tài chính công nợ, lao động sang công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên.
Xử lí tài chính là đặc biệt quan trọng bởi nó liên quan đến vốn điều lệ sau
chuyển đổi và phải dựa vào kết quả kiểm kê, phân loại, xác định vốn, tài sản, công
nợ của công ty. Cụ thể: kiểm kê xác định số lượng tài sản và công nợ, xác định rõ
nguyên nhân, trách nhiệm của những người liên quan và đề xuất hướng xử lí đối
với các tài sản thừa, thiếu. Đối với các khoản nợ phải thu, doanh nghiệp có trách
nhiệm tiếp nhận các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp chuyển đổi và thu hồi
những khoản nợ đến hạn mà có thể thu hồi được. Đối với các khoản nợ không thu
hồi được sau khi xác định được nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân
và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định pháp luật, doanh nghiệp sử dụng

khoản nợ dự phòng phải thu khó đòi và quỹ dự phòng tài chính để bù đắp sau khi
trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan. Nếu các khoản này không có
tiền đủ tiền bồi đắp thì phần chênh lệch thiếu sẽ được hoạch toán vào kết quả kinh
doanh. Nếu do hoạch toán khoản chênh lệch thiếu này mà doanh nghiệp bị lỗ thì
được giảm vốn của chủ sở hữu, số vốn được giảm tối đa bằng số lỗ của doanh
nghiệp. Đối với các khoản nợ phải trả doanh nghiệp có trách nhiệm kế thừa các
khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả các khoản nợ thuế, ngân
sách, nợ cán bộ công nhân viên, thanh toán các khoản nợ đã đến hạn. Các khoản
nợ phải trả không có người đòi, giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu
được tính vào vốn của chủ sở hữu. Trong trường hợp công ty có khó khăn về khả
năng thanh toán các khoản nợ quá hạn thì được xử lí lao động theo quy định hiện
hành của nhà nước về xử lí nợ tồn đọng. Lập phương án xử lí lao động về nguyên
10


tắc, doanh nghiệp chuyển đổi có trách nhiệm tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động
và kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh ngiệp đối với người lao động, trừ số lao
động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động.
- Xây dựng, đề xuất mô hình và cơ cấu của doanh nghiệp chuyển đổi. Nếu chủ
sở hữu bổ nhiệm hai người làm đại diện theo ủy quyền cho công ty thì cơ cấu tổ
chức quản lí bao gồm Hội đồng thành viên, Giams đốc hoặc tổng giám đốc vè
kiểm soát viên. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền
thì cơ cấu quản lí của công ty bao gồm Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám
đốc và Kiểm soát viên. Sau đó Ban đổi mới sẽ trình lên cơ quan có thẩm quyền để
phê duyệt.
- Xây dựng dự thảo điều lệ và kiến nghị vốn điều lệ của công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên; sau khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên nên mọi hoạt động kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, vì vậy công
ty cần phải có điều lệ riêng để điều chỉnh tổ chức và hoạt động của mình. Trong
điều lệ của công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của

công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện( nếu có), mục tiêu và ngành nghề kinh
doanh, vốn điều lệ, cách thức tăng vốn điều lệ, tên, địa chỉ quyền, nghĩa vụ chủ sở
hữu công ty, cơ cấu tổ chức quản lí, người đại diện theo pháp luật của công ty, thể
thức thông qua quyết định của công ty, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ,
căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lí và
kiểm soát viên, nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lí lỗ trong kinh
doanh của công ty, các trường hợp giải thể và thủ tục thanh lí tài sản, thể thức sửa
đổi, bổ sung điều lệ công ty, họ tên, chữ kí của người đại diện theo pháp luật, của
chủ sở hữu công ty, của người đại diện theo ủy quyền và các nội dung khác do chủ
sở hữu công ty quy định nhưng không được trái pháp luật.
- Dự kiến vốn điều lệ dựa trên cơ sở của kết quả kiểm kê, phân loại, xác định
vốn tài sản, công nợ và phương án xử lí tài chính. Vốn điều lệ của công ty mẹ được
chuyển đổi từ tổng công ti sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con là
do số vốn nhà nước đầu tư và ghi trong điều lệ công ty mẹ, bao gồm: vốn nhà nước
thực có trên sổ kế toán tại thời điểm chuyển đổi được hạch toán tập trung tại tổng
11


công ty sau khi đã xử lí vốn, tài sản và tài chín của công ty chuyển đổi, vốn điều lệ
của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty làm chủ sở hữu,
vón nhà nước được tổng công ty góp vào các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh nước ngoài, vốn nhà nước đầu tư
bổ sung cho công ty mẹ( nếu có). Còn vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên được chuyển đổi từ công ty mẹ công ty nhà nước độc lập hoặc công
ty thành viên hoạch toán độc lập thuộc tổng công ty đầu tư và ghi trong điều lệ,
bao gồm: vốn chủ sở hữu thực sự có theo sổ kế toán của công ty mẹ, công ty nhà
nước độc lập hoặc thành viên hạch toán độc lập tài thuộc công ty sau khi đã xử lí
về vốn, tài sản, tài chính, số vốn chủ sở hữu cam kết bổ sung cho công ty. Trường
hợp vốn điều lệ lớn hơn vốn thực có của chủ sở hữu thì phải có ý kiến đồng ý bằng
văn bản của Bộ tài chính và phải ghi rõ số vốn bổ sung và thời hạn cam kết bổ

sung. Chủ sở hữu có trách nhiệm đầu tư đầy đủ cho công ty theo đúng thời hạn đã
cam kết. Trường hợp chủ sở hữu không góp đủ và đúng hạn cam kết thì phải chịu
trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật doanh nghiệp. Đối với
ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy điịnh phải có vốn pháp định thì dự kiến
vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
2.3.3. Thẩm định và phê duyệt phương án
Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người
có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển đổi, đồng thời cũng là người chỉ đạo
quá trình chuyển đổi.
Sau khi phương án chuyển đổi được phê duyệt. doanh nghiệp chủ động xử lí
các vấn đề tài sản, tài chính và lao động.
Đối với tài sản doanh nghiệp thực hiện xử lí như sau:
-Tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng, chờ thanh lí doanh nghiệp
được nhượng bán thanh lí theo quy định hiện hành.
- Tài sản thuê mượn, nhận giữ hộ, nhận kí gửi: doanh nghiệp tiếp tục thuê,
mượn, giữ hộ, nhận kí gửi theo thỏa thuận với người có tài sản cho thuê, cho
mượn, gửi kí.

12


- Đối với tài sản dôi thừa, doanh nghiệp được hoạch toán làm tăng vốn của
chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Đối với tài sản hao hụt, mất mát, tổn thất: xác định rõ nguyên nhân, trách
nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định của pháp
luật. Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với mức bồi thường của cá
nhân, tập thể có liên quan hoặc tổ chức bảo hiểm( nếu có) được bù đắp bằng quỹ
dự phòng tài chính, nếu thiếu thì hạch toán vào kết quả kinh doanh. Nếu do hạch
toán khoản chênh lệch thiếu này mà doanh nghiệp bị lỗ thì được giảm vốn của chủ
sở hữu, số vốn được giảm tối đa bằng lỗ của doanh nghiệp

Về tài chính:
Công ty có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả và phải thu. Các khoản
nợ phải trả không có người đòi, giá trị tài sản không xác định được chủ sở hữu thì
tính vào vốn của chủ sở hữu. Các khoản nợ phải thu mà không có khả năng thu hồi
hoặc khó đòi doanh nghiệp sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp.
Về lao động:
Đối với lao động: doanh nghiệp phải sắp xếp, sử dụng lao động theo quy định
của pháp luật về lao động và sắp xếp lại công ty nhà nước, kế thừa mọi quyền và
nghĩa vụ đối với người lao động theo luật lao động.
Nếu giải quyết tốt cả ba vấn đề trên sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng ổn
định không có nhiều xáo trộn sau khi chuyển đổi và có thể bắt tay ngay vào quá
trình sản xuất kinh doanh.
2.3.4. Ra quyết định chuyển đổi và đăng kí kinh doanh
Đây là giai đoạn cuối cùng hoàn tất quy trình chuyển đổi, công ty nhà nước
chấm dứt hoạt động bằng quyết đinh chuyển đổi. Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên mà nhà nước là chủ sở hữu duy nhất chính thức ra đời bằng quyết định
đăng kí kinh doanh.
Thẩm quyền quyết định chuyển đổi được quy định như sau: thủ tướng Chính
phủ ra quyết định chuyển đổi được quy định như sau: Thủ tướng chính phủ ra
quyết định chuyển đổi đối với công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết

13


định thành lập, Bộ trưởng,Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định chuyển đổi
công ty nhà nước đối với các công ty nhà nước do mình quyết định thành lập.
Công ty được chuyển đổi tiến hành đăng kí kinh doanh ngay sau khi có quyết
định chuyển đổi. Hồ sơ và trình tự thủ tục đăng kí kinh doanh theo Luật doanh
nghiệp 2005 quy định. Ngoài ra công ty còn phải thông báo công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và

thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, công ty phải thực hiện
thủ tục đăng kí lại quyền sở hữu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, việc mà
công ty nhà nước chưa bao giờ phải thực hiện. Với thủ tục này, cùng với việc
chuyển giao tài sản, chủ sở hữu đã chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản đó
cho công ty. Như vậy, quyền sở hữu tài sản của công ty và chủ sở hữu được tách
bạch, trách nhiệm của công ty và chủ sở hữu được xác định rõ ràng. Công ty có
quyền độc lập về tài sản, có đủ năng lực để chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản
nợ và các nghĩa vụ khác trong phạm vi số vốn mà họ đầu tư vào doanh nghiệp.
Tóm lại, quy trình chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên đã được quy định khá rõ về nội dung, thẩm quyền và trách
nhiệm của các cơ quan và công ty trong từng giai đoạn. Việc thực hiện nghiêm túc
bốn bước nêu trên sẽ đảm bảo cho quá trình chuyển đổi thành công và tạo điều
kiện thuận lợi cho công ty hoạt động sau này.
NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

2.4.

VỀ CHUYỂN ĐỔI CONG TY NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN
2.4.1. Ưu điểm
Thứ nhất, trong công ty nhà nước, tồn tại lớn nhất và tác động xấu đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh chính là tình trạng không rõ ràng về tài sản, vai trò của
chủ sở hữu. Sau chuyển đổi, những tồn tại này đã được khắc phục, thể hiện: tài sản
của chủ sở hữu và tài sản cuả công ty đã được tách bạch rõ ràng thông qua việc xác
định rõ vốn công ty và tủ tục đăng kí lại quyền sở hữu tài sản, khẳng định tính chịu
14



trách nhiệm hữu hạn của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu công ty, thay đổi hình
thức pháp lí và phương thức quản lí công ty.
Thứ hai, các quy định pháp luật về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã điều chỉnh khá đầy đủ và bao quát các quan
hệ có liên quan đến công ty trước, trong và sau chuyển đổi như: xác định rõ đối
tượng chuyển đổi, xác định rõ quy trình chuyển đổi, xử lí vấn đề tồn tại trước
chuyển đổi, đặc biệt là vấn đề công nợ và lao động dôi dư.. quy đinh chặt chẽ, rõ
ràng nội dung các quan hệ cơ bản nhất trong công ty sau chuyển đổi như: mối quan
hệ giữa chủ sở hữu và công ty, tổ chức quản lí công ty, vốn và vấn đề tài chính, lao
động và tiền lương. Bên cạnh đó, các quan hệ của công ty sau chuyển đổi không
chỉ được điều chỉnh bằng điều lệ công ty, một quy chế pháp lí riêng của công ty.
Thứ ba, việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên là việc chuyển đổi doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật doanh
nghiệp nhà nước sang chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. Giữa hai luật này
có sự khác biệt lớn nhưng pháp luật hiện hành đã xây dựng được các quy định có
tính cất bắc cầu khá hoàn thiện để điều chỉnh bổ sung cho doanh nghiệp sau
chuyển đổi.
2.4.2. Nhược điểm
Thứ nhất, chưa gỉai quyết triệt để tồn tại trong việc xác định chủ sở hữu và cơ
chế đại diện của chủ sở hữu. Chưa tách bạch được chức năng quản lí nhà nước và
chức năng đại diện chủ sở hữu. Chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu để khắc phục
mâu thuẫn giữa chế độ sở hữu nhà nước với hệ thống quản lí bao gồm những cá
nhân chỉ là người đại diện hoặc ủy quyền.. Khi chưa giải quyết được triệt để vấn đề
này thì khó có thể tăng quyền tự chủ cho sau chuyển đổi.
Thứ hai, chưa có những quy định cụ thể về vấn đề định giá về giá tài sản của
doanh nghiệp sau chuyển đổi. Việc định giá tài sản thường là các doanh nghiệp tự
tiến hành nên không đúng giá trị thực chất gây thất thoát cho nhà nước. Do đó báo
cáo tài chính của doanh nghiệp không chính xác ảnh hưởng đến việc xác định vốn
điều lệ của công ty sau chuyển đổi.


15


Thứ ba, Nghị định chưa quy định rõ chủ sở hữu đối với các tổng công ty nhà
nước, công ty mẹ, công ty nhà nước không do tổng công ty đầu tư và kinh doanh
vốn nhà nước là chủ sở hữu khi chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên.
Thứ tư, đối tượng áp dụng nghị định này còn hạn chế chỉ là các công ty nhà
nước độc lập, công ty nhà nước là công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ công ty
con, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế do Chính phủ quyết định thành lập, công ty
hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước. Còn các công ty thành viên hạch toán
phụ thuộc tổng công ty nhà nước muốn thực hiện chuyển đổi thì phải có sự đồng ý
của Thủ tướng chính phủ dẫn đến các doanh nghiệp không thể chủ động trong việc
chuyển đổi . Nếu các công ty hạch toán phụ thuộc này muốn chuyển đổi thì phải
chuyển sang công ty thành viên hạch toán độc lập. Điều đó khiến cho doanh
nghiệp chuyển đổi mất rất nhiều thời gian và không thể ổn định tiến hành kinh
doanh vì trong quá trình chuyển đổi sẽ gây ra xáo trộn ở công ty.
2.4.3. Một số kiến nghị
Thứ nhất, cần kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí nhà nước.
Thứ hai, nâng cao ý thức pháp luật của các viên chức lãnh đạo trong các công
ty nhà nước.
Thứ ba, cần giải quyết triệt để những tồn tại trong việc xác định chủ sở hữu và
cơ chế đại diện của chủ sở hữu; tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý hà nước
với chức năng đại diện chủ sở hữu.
Thứ tư, khi doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên thì điều lệ có vai trò rất quan trọng đối với việc điều
chỉnh hoạt động của công ty. Vì vậy, cần đẩy mạnh hướng dẫn, tư vấn cho các
doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi. Cần gấp rút ban hành các văn bản hướng dẫn
hoặc tư vấn với những nội dung quy định trong điều lệ công ty.
Thứ năm, cần xây dựng một chế tài rõ ràng với trách nhiệm cá nhân người

quản lí, điều hành gắn liền với kết quả sản xuất kinnh doanh của doannh nghiệp để
sao cho lợi ích của cá nhân phải luôn gắn với lợi ích chung của công ty. Đồng thời

16


phải có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với người quản lí, điều hành công ty để thu
hút doanh nhân giỏi vào làm việc cho công ty.
Thứ sáu, đẩy mạnh hoạt động của các công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng;
xuất phát từ việc không thay đổi chủ sở hữu nên công ty trách nhiệm một thành
viên chuyển đổi từ công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn phải thực
hiện theo nguyên tắc thừa kế.
Thứ bảy, cần tiến hành thực hiện việc kiểm toán đối với các báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp.
Thứ tám, quản lí đối với doanh nghiệp cần được tập trung vào một cơ quan
duy nhất để đảm bảo tính thống nhất.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua đó ta thấy được vai trò to lớn của các công ty nhà nước. Theo khoản 1
Điều 3 Luật doanh nghiệp nhà nước quy định: công ty nhà nước là doanh nghiệp
nhà nước do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, quản lí đăng kí hoạt
động theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước. Công ty nhà nước được tổ
chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước.
Việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên là vấn đề có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao tính hiệu quả kinh
doanh và năng lực cạnh tranh của công ty nhà nước trong giai đoạn hội nhập hiện
nay. Chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn môt thành viên
là một vấn đề lớn và phức tạp mà ở nước ta mới chỉ là giai đoạn đầu. Vì vậy cần
tiến hành bổ sung những cái còn thiếu để phục vụ cho việc chuyển đổi được diễn
ra nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước.


17


18



×