Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích nội dung của các quyền nhân thân liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ Đặc trưng của các quyền nhân thân này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.23 KB, 11 trang )

Quyền nhân thân gắn liền với những giá trị tinh thần của con người và về nguyên
tắc không thể chuyển giao cho người khác. Trong Bộ luật dân sự 2005 cũng như
Luật sở hữu trí tuệ cũng đã đưa ra các quy định về quyền nhân thân liên quan đến
lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Để có những nhìn nhận kĩ hơn về các quyền nhân thân này,
em xin lựa chọn đề bài: “Phân tích nội dung của các quyền nhân thân liên quan
đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đặc trưng của các quyền nhân thân này.”
1. Khái quát chung về quyền nhân thân và quyền nhân thân liên quan đến
lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Điều 24 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy
định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Quyền nhân thân liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều
738 và Điều 751 Bộ luật Dân sự năm 2005 và trong các quy định tại Luật Sở hữu trí
tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả có những đặc điểm: là quyền của tác
giả (tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tác giả không đồng thời là
chủ sở hữu quyền tác giả) mang lại giá trị tinh thần cho tác giả; được bảo hộ vô thời
hạn (trừ quyền công bố tác phẩm); không được chuyển giao hay để lại thừa kế (trừ
quyền công bố tác phẩm). Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả gồm các quyền:
Quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, nêu
tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố, phổ
biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; quyền bảo vệ sự
toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên
tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của
tác giả.
Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với
tác phẩm mà mình sáng tạo gồm: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh
trên tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người
khác sửa đổi nội dung của tác phẩm.
Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đối với
tác phẩm gồm: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm


thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thảo thuận
1


khác; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của
mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác.
Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
mang đặc điểm của quyền nhân thân gắn với tài sản và được bảo hộ phụ thuộc vào
đặc điểm riêng của từng đối tượng sở hữu trí tuệ.
2. Nội dung của các quyền nhân thân liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
2.1.

Quyền đặt tên cho tác phẩm.

Tên tác phẩm thường phản ánh nội dung cơ bản, ý nghĩa của tác giả trong tác
phẩm và có ý nghĩa cá biệt hóa tác phẩm. Trong nhiều trường hợp, tên tác phẩm thể
hiện dấu ấn sáng tạo cá nhân của tác giả. Quyền đặt tên tác phẩm là quyền quan
trọng của tác giả để “khai sinh” cho tác phẩm của mình. Do đó, quyền đặt tên cho
tác phẩm là quyền nhân thân chỉ thuộc về tác giả của tác phẩm. Chính vì vậy tác giả
của tác phẩm dịch không có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch mà phải tôn trọng tên
của tác phẩm gốc.
2.2.

Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật
hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng - Quyền được ghi
tên là tác giả trên văn bằng bảo hộ.

Tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo của tác giả, nó được coi như đứa con
tinh thần của tác giả.Tác giả khẳng định điều này bằng cách đứng tên trên tác phẩm,
có thể là tên thật hoặc bút danh của tác giả. Tác giả có quyền lựa chọn việc đứng tên

thật, bút danh hoặc có thể chủ động không đứng tên, để tác phẩm của mình ở “tình
trạng khuyết danh”. Quyền này của tác giả là quyền yêu cầu được ghi tên tác giả
trên bản gốc, bản sao tác phẩm, quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát sóng tác
phẩm. Cho nên, bất kì khi nào tác phẩm được công bố, sử dụng, tổ chức, cá nhân
buộc phải nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy
định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm
dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác1
Đối với tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình
máy tính có thể thoả thuận về việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy
tính2

1
2

Khỏan 1 Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ – CP
Khỏan 4 Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ – CP

2


Quyền được ghi tên là tác giả trong các văn bằng bảo hộ (đối với sáng chế, kiểu
dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng):
Pháp luật cũng ghi nhận tác giả của đối tượng sở hữu công nghiệp có hai nhóm
quyền năng cơ bản: quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân là những
quyền chỉ thuộc về tac giả, không thể chuyển giao cho bất kì ai, dưới bất kì hình
thức nào, thâm chí ngay cả trong trường hợp tác giả của đối tượng sở hữu công
nghiệp đó chết, quyền đó vẫn gắn liền với tac giả. Quyền nhân thân mà pháp luật
ghi nhận cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bao gồm quyền
được ghi tên trong văn bằng bảo hộ cũng như được nêu tên là tác giả trong các tài
liệu công bố, giới thiệu về các đối tượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể, theo quy định

tại khỏan 2 Điều 122 Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền nhân thân của tác giả
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí gồm các quyền sau:
“a) Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải
pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và Giấy chứng nhận đăng kí
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
b) Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí”.
Những quyền được quy định tại khỏan 2 Điều 122 Luật sở hữu trí tuệ nêu trên
được bảo hộ vô thời hạn. 3
Ngòai ra, theo quy định tại khỏan 1 Điều 185 Luật sở hữu trí tuệ thì “tác giả
được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng
kí quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống
cây trồng”.
2.3.

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
của mình

Quyền công bố tác phẩm được hiểu là quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả tự mình hoặc cho phép người khác thực hiện việc công bố tác phẩm. Căn cứ
theo quy định tại Điều 3.3 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ
thuật, Điều 22 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và
quyền liên quan, công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với
số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tùy theo bản chất
3

Nghị định 103/2006/NĐ – CP

3



của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ
chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Việc công bố tác phẩm có liên quan mật thiết tới việc được hưởng sự bảo hộ
quyền tác giả tại nơi diễn ra hành vi công bố, cũng như liên quan đến việc hưởng
thời hạn bảo hộ quyền tác giả, đặc biệt là đối với các tác phẩm tính thời hạn bảo hộ
không theo nguyên tắc đời người, như tác phẩm điện ảnh, tác phẩm di cảo và tác
phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh, tác phẩm phát sóng.
Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện
ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn
học, nghệ thuật, trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến
trúc.
Điều 4.4 Công ước Berne cũng quy định rằng những tác phẩm được công bố ở
hai hay nhiều nước trong thời giam 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên được coi là
công bố đồng thời ở nhiều nước.
Đối với quyền công bố tác phẩm thì hầu hết các nước thuộc hệ thống pháp luật
civil law coi đây là quyền nhân thân trong khi đó các nước thuộc hệ thống pháp luật
common law lại coi đây là quyền tài sản.
2.4.

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa
chữa, cắt xén tác phẩm hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức
nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Nội dung, giá trị nghệ thuật gắn liền với uy tín và làm nên danh tiếng của tác giả.
Hơn thế nữa, tác giả phải chịu trách nhiệm đôi với các cá nhân, tổ chức khác về nội
dung của tác phẩm. Do đó, không có chủ thể nào khác ngòai tác giả có quyền thay
đổi nội dung của tác phẩm kể cả trong trường hợp sự thay đổi làm tăng giá trị nghệ
thuật, giá trị thực tiễn của tác phẩm. Theo quy định tại Nghị định 100/2006/NĐ –

CP thì “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén
tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc không cho
người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả”.
Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm ngòai việc là quyền ngăn cấm hoặc cho phép
người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm của mình. Quyền này còn ngăn chặn người
khác xuyên tạc, xâm phạm tới uy tín, danh dự của mình. Người biên tập có thể thực

4


hiện việc sửa chữa tác phẩm, do sự thay đổi các chuẩn mực xã hội, ngôn từ và chính
tả, nhưng phải được sự đồng ý của tác giả.
2.5.

Quyền được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi
hình, phát sóng cuộc biểu diễn.

Từ xưa, bên cạnh việc tôn vinh các tác giả - là người sáng tạo ra tác phẩm, xã hội
cũng dành sự ưu ái nhất định cho những người trình diễn các tác phẩm đó. Tuy
nhiên việc công nhận và bảo hộ quyền cho người biểu diễn mới chỉ được quy định
trong các văn bản pháp luật vào đầu thế kỉ XX. Điều 3, Công ước Rome xác định
“Người biểu diễn là các diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và các người khác
nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày hoặc biểu diễn tác phẩm văn học, nghệ thuật”.
Trong Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (Hiệp ước WPPT) năm
1996, khái niệm người biểu diễn được mở rộng, ngoài những chủ thể tương tự được
liệt kê trong Công ước Rome, người biểu diễn còn bao gồm người trình bày các
hình thức thể hiện dân gian. Trên cơ sở khái niệm người biểu diễn của Công ước
Rome, Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam liệt kê các tổ chức, cá nhân được bảo
hộ quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam, trong đó quy định trực tiếp người biểu
diễn gồm: “diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác

phẩm văn học, nghệ thuật”.
Quyền của người biểu diễn thuộc quyền liên quan, pháp luật dành cho người
biểu diễn sự bảo hộ riêng nhằm chống lại việc sử dụng bất hợp pháp những đóng
góp của họ. Ngòai ra, quyền nhân thân được nêu tại Điều 29 Luật sở hữu trí tuệ chỉ
thuộc về người biểu diễn khi họ không gây phương hại tới quyền tác giả.
Theo điểm a khỏan 2 Điều 29, Luật Sở hữu trí tuệ, người biểu diễn có quyền
được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng
cuộc biểu diễn.
Danh tiếng của một diễn viên, ca sĩ, nhạc công hay vũ công chỉ được công chúng
biết đến thông qua việc giới thiệu tên của họ trong buổi trình diễn, trên các ấn phẩm
ghi âm, ghi hình buổi biểu diễn hay khi chương trình biểu diễn được phát sóng. Giới
thiệu tên, đơn giản là để cá biệt hóa người biểu diễn. Có những người ca khúc có
thể do nhiều ca sĩ khác nhau thể hiện và tên ca sĩ là dấu hiệu đầu tiên để công chúng
xác định người biểu diễn.

5


Pháp luật không quy định cụ thể cách thức giới thiệu tên người biểu diễn, tùy
từng trường hợp, việc giới thiệu tên có thể theo các cách thức khác nhau, miễn là
công chúng có thể xác định được người biểu diễn. Cũng cần lưu ý là tiết mục biểu
diễn là công chúng có thể xác định được người biểu diễn. Tùy từng trường hợp, có
thể lựa chọn cách thức giới thiệu phù hợp. Ví dụ, trong một tiết mục tổng hợp có sự
tham của nhiều người thì chỉ cần giới thiệu tập thể người biểu diễn... Tùy từng
phương thức truyển tải cuộc biểu diễn mà cách thức giới thiệu cũng khác nhau. Đối
với cuộc biểu diễn trên sân khấu thì có thể xướng tên trực tiếp; buổi biểu diễn được
truyền hình thì có thể giới thiệu tên người biểu diễn bằng ký tự chữ hiện trên màn
hình...
Quyền giới thiệu tên người biểu diễn không chỉ được bảo hộ đối với những cuộc
biểu diễn được ghi âm, ghi hình, phát sóng toàn bộ mà còn cả đối với trường hợp sử

dụng một phần cuộc biểu diễn để ghi âm, ghi hình, phát sóng, trừ một số trường hợp
việc ghi âm, ghi hình, phát sóng phần biểu diễn nhằm mục đích đưa ra tin tức,
quảng cáo... Ví dụ, theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người biểu diễn, một trích
đoạn biểu diễn được sử dụng trong chương trình quảng cáo sản phẩm của nhà sản
xuất nên không cần giới thiệu tên người biểu diễn.
2.6.

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác
sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn

Ngòai quyền được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi
hình, phát sóng cuộc biểu diễn, theo quy định tại điểm b, khỏan 2 Điều 29 người
biểu diễn được bảo vệ sự tòan vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa
chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự
và uy tín của người biểu diễn.
Hình tượng biểu diễn gắn liền với danh tiếng, uy tín của người nghệ sĩ, là yếu tố
thu hút khán giả đến với chương trình biểu diễn, tạo nên dấu ấn riêng của người
biểu diễn vì vậy nó cần được bảo vệ chống lại các hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc
xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự hay uy tín của
người biểu diễn. Tuy nhiên cũng cần phân biệt giữa việc sửa chữa cắt xén cuộc biểu
diễn với những lý do kỹ thuật hay mục đích truyền đạt và những trường hợp cắt
xén, sửa chữa làm ảnh hưởng xấu đến hình tượng, danh tiếng của người biểu diễn.
6


Như những trường hợp để phù hợp với thời lượng của chương trình phát sóng, tổ
chức phát sóng có thể cắt xén một phần chương trình biểu diễn mà không bị coi là
xâm phạm quyền của người biểu diễn.
Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định đối với các hành vi xâm phạm quyền

đối với các hành vi xâm phạm các quyền liên quan, trong đó có quyền của người
biểu diễn. Công ước Rome (1961) về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi
âm, ghi hình, tổ chức phát sóng mới chỉ dành cho các chủ thể này quyền kinh tế mà
không có quy định về việc bảo hộ các quyền nhân thân. Hiệp ước của WIPO về
biểu diễn và bản ghi âm năm 1996 lần đầu tiên thừa nhận bảo hộ cho các quyền
tinh thần của người biểu diễn tại Điều 5 – Quyền tinh thần của người biểu diễn.
Theo đó, quyền tinh thần (hay quyền nhân thân) độc lập với quyền kinh tế của
người biểu diễn đối với các buổi biểu diễn nghe trực tiếp hoặc các buổi biểu diễn
được định hình trong bản ghi âm, và thậm trí sau khi chuyển nhượng các quyền
kinh tế đó, người biểu diễn có quyền yêu cầu được công nhận là người biểu diễn
của buổi biểu diễn của mình, trừ trường hợp bỏ sót bắt buộc do cách thức sử dụng
buổi biểu diễn gây ra, và quyền phản đối bất kỳ sự bóp méo, cắt xén hoặc các sửa
đổi khác đối với buổi biểu diễn của người biểu diễn mà có thể phương hại đến
thanh danh của họ.
3. Thời hạn bảo hộ đối với các quyền nhân thân liên quan đến lĩnh vực sở
hữu trí tuệ.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà
trong khoảng thời gian này quyền của tác giả và của chủ sở hữu quyền tác giả được
nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Theo quy định tại Điều 27 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau: các quyền
tác giả được bảo hộ vô thời hạn là quyền nhân thân gắn với tác giả và không thể
chuyển giao được cho chủ thể khác. Đó là các quyền: đặt tên cho tác phẩm; đứng
tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm
được công bố, sử dụng; bảo vệ sự tòan vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa
chữa, cắt xén tác phẩm hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Những quyền nhân thân của người biểu diễn cũng giống như những quyền nhân
thân của tác giả, nó luôn có mối liên hệ, gắn bó mật thiết, thậm chí là vĩnh viễn với
7



người biểu diễn, kể cả quyền sở hữu cuộc biểu diễn đã được chuyển giao cho người
khác hoặc khi người biểu diễn đã chết. Điều 5 Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và
bản ghi âm năm 1996 cũng quy định về thời hạn bảo hộ, các quyền này sẽ được
duy trì sau khi tác giả chết, ít nhất cho đến hết thời hạn hưởng quyền kinh tế và có
thể được thi hành bởi cá nhân hoặc tổ chức được phép theo luật pháp của Bên ký
kết nơi có yêu cầu bảo hộ. Tuy nhiên, luật pháp của Các Bên ký kết nào, tại thời
điểm phê chuẩn hoặc gia nhập Hiệp ước này không quy định sự bảo hộ tất cả các
quyền nêu ở khoản trên sau khi người biểu diễn chết, thì Bên ký kết đó có thể quy
định là một số quyền trên sẽ chấm dứt sau khi người biểu diễn chết.
Pháp luật Việt Nam cũng xác định sự bảo hộ độc lập giữa các quyền nhân thân
và quyền tài sản của người biểu diễn. Theo quy định tại khỏan 1 Điều 29 Luật sở
hữu trí tuệ thì: “Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân
và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trường hợp người biểu diễn không
đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư
có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn”.
Các quyền nhân thân của tác giả, trừ quyền công bố tác phẩm và các quyền nhân
thân của người biểu diễn luôn gắn liền với họ, vì vậy không được chuyển nhượng
cho bất kì tổ chức, cá nhân nào. Quyền công bố tác phẩm là quyền có thể để lại thừa
kế, chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.
4. Bảo vệ quyền nhân thân liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ - Thực

trạng và giải pháp.
Theo quy định tại Điều 25 BLDS 2005 về bảo vệ quyền nhân thân thì khi quyền
nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
“1.Tự mình cải chính; 2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính
công khai; 3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại”
Hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ bên cạnh các quy định về xác lập, nội dung

quyền của các chủ thể sở hữu trí tuệ còn có các quy định liên quan đến bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo vệ này có ý nghĩa quan trọng với không chỉ chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ mà còn có ý nghĩa đối với các chủ thể khác và liên quan đến sự
phát triển của quốc gia.
8


Theo quy định tại Điều 28, Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ, các hành vi sau đây xâm
phạm đến quyền nhân thân trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:
- Mạo danh tác giả;
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
- Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất, bản ghi âm, ghi hình, tổ
chức phát sóng;
- Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kì hình thức nào đối với cuộc biểu diễn
gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn;
Các biện pháp bảo vệ: Phần 3 của TRIPS quy định về các thủ tục và các biện
pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở các quốc gia thành viên trong đó có các biện
pháp dân sự, hình sự, hành chính và biện pháp kiểm sóat biên giới. Tuy nhiên biện
pháp hình sự và kiểm sóat biên giới chỉ áp dụng đối với hai đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ là hàng hóa giả nhãn hiệu và vi phạm quyền tác giả. Pháp luật nước ta
cũng thừa nhận nhiều biện pháp bảo vệ bao gồm: biện pháp tự bảo vệ, biện pháp
hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự.
Thực trạng và giải pháp:
Từ năm 2001 đến nay, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam tăng trung
bình mỗi năm là 12%. Theo kết quả nghiên cứu của Net Index 2011 vừa công bố,
tại Việt Nam, Internet đã vượt qua radio và báo in để trở thành phương tiện thông
tin được sử dụng hàng ngày phổ biến nhất, với tỷ lệ 42%. Có thể thấy, việc tiện ích
và xu hướng sử dụng, khai thác mạng đã tăng vọt. Cùng với đó thì việc nhận thức

về bảo vệ tác quyền đã bước đầu được nâng cao. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử
dụng quyền tác giả cũng như các quyền liên quan về cơ bản đã thực hiện đúng như
xin phép, thanh toán nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở
hữu ở hầu hết các lĩnh vực. Hoạt động tự bảo vệ quyền đã có những chuyển biến
tích cực. Đa số chủ thể đã áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo
vệ quyền của mình, kể cả biện pháp công nghệ. Nhiều chủ thể quyền đã nộp đơn
đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả. Một số chủ thể
đã thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo tại các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và
TƯ hoặc khởi kiện tại tòa án để yêu cầu được bảo vệ tài sản bị xâm hại.
9


Tuy đã đạt được một số kết quả khá tốt trong bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan, song kết quả thực thi vẫn chưa đạt mục tiêu như mong muốn: Tình trạng xâm
phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn tiếp tục diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực,
trong đó có những vụ việc nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường
đầu tư, hợp tác kinh tế quốc tế. Trên thực tế, cũng có người phát hiện và gọi điện
cho các toà soạn, trang tin điện tử tố cáo về hành vi sai phạm của phóng viên, nhưng
đều chỉ nhận được một lời xin lỗi, rút kinh nghiệm.Vậy cái chính ở đây thuộc về cơ
chế quản lý cũng như các giải pháp thiết thực cần được đặt ra để bảo đảm tác quyền
của tác giả. Thực trạng vi phạm diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với các hình thức và
mức độ khác nhau, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc, văn học, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng… đã dẫn đến gây thiệt hại và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước
và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Do đó, cần giáo dục nâng cao nhận thức về kiến thức pháp luật nói chung, tổ
chức và cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan phải thực hiện nghiêm túc về việc
tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Ngòai ra cũng
cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền tác giả
và quyền liên quan; có các hình thức và phương pháp hữu hiệu hơn như đưa kiến

thức về pháp luật bảo hộ quyền tác giả vào chương trình giáo dục phổ thông, đại
học.
KẾT LUẬN
Để các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống, cần đẩy mạnh tuyên truyền,
phổ biến pháp luật cho công chúng để từ đó hình thành ý thức tôn trọng, khai thác
và sử dụng hợp pháp. Chỉ khi các chủ sở hữu quyền hiểu rõ các quy định pháp luật
và biết cách tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì công tác bảo hộ mới
đạt hiệu quả cao.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2005
2. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
3. Công ước Rome “Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm, tổ chức phát sóng”
4. Công ước Berne “Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật”
(1886)
5. Hiệp định TRIPs “Thỏa thuận về các khía cạnh liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ” (1994)
6. TS. Lê Đình Nghị - TS. Vũ Thị Hải yến. Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ.
Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009.
7. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam Tập 1. Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
8. Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền
liên quan

11




×