MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Quan điểm cá nhân và một số ý kiến về “chửa
hộ, đẻ thuê”
Các hình thức “chửa hộ, đẻ thuê”
•
Trái tự nhiên – Mang thai hộ
• Tự nhiên – Đẻ thuê
II. Thực trạng “chửa hộ, đẻ thuê” ở Việt Nam và
những vấn đề nảy sinh trên thực tế
III. Nhà nước quản lý thực trạng “chửa hộ, đẻ thuê”
1. Những biện pháp nhà nước đã thực thi
2. Ý kiến đóng góp cá nhân về phương hướng quản lý thực
trạng “chửa hộ, đẻ thuê” của nhà nước trong tương lai
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
C. KẾT LUẬN
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển không ngừng của
khoa học kỹ thuật; xuất phát từ nhu cầu có con của nhiều gia đình hiếm
muộn hoặc vì những lý do khác nhau không thể sinh con, dịch vụ “chửa hộ,
đẻ thuê" đã trở thành một loại hình khá phổ biển trên nhiều quốc gia, trong
đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý nào được đặt ra cho vấn đề này ở
Việt Nam ? Tình trạng “chửa hộ, đẻ thuê” trên thực tế ở VN diễn ra như thế
nào ? Dư luận xã hội cũng như quan điểm của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong vấn đề này có những gì cần tháo gỡ ? Những giải
pháp nào cần đưa ra trong thực tế hiện nay trước tình trạng “chửa hộ đẻ
thuê” đang ngày một gia tăng.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Quan điểm cá nhân và một số ý kiến về chửa hộ, đẻ thuê
“Chửa hộ, đẻ thuê” là một thỏa thuận từ hai bên: bên thuê và bên
được thuê. Theo đó, bên được thuê có nghĩa vụ mang thai, sinh con và
giao đứa trẻ cho bên thuê, còn bên thuê sẽ phải chi trả một khoản tiền
theo thỏa thuận cho bên được thuê. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc
“chửa hộ, đẻ thuê” xuất phát cả từ người thuê lẫn người được thuê. Về phía
người thuê, có thể xuất phát từ việc vô sinh nữ, các vấn đề an toàn, sức
khỏe khi sinh đẻ,… hoặc đơn giản là người phụ nữ không thích mang
thai (điều này có thể thấy ở những quốc gia mà việc chửa hộ, đẻ thuê là
hợp pháp). Còn bên phía được thuê chủ yếu là vì hoàn cảnh kinh tế khó
khăn nên muốn kiếm thêm thu nhập bằng việc này hoặc cũng có những
người mang thai hộ là người thân trong gia đình chứ không phải là được
thuê.
2
Các hình thức “chửa hộ, đẻ thuê”
Trái tự nhiên – Mang thai hộ
Xuất phát từ việc thụ thai nhân tạo - in vitro fertilization (IVF) là cách
tạo bào thai bằng cách lấy trứng của một người đàn bà và tinh trùng của một
người đàn ông đem cấy với nhau cho thụ thai ở phòng thí nghiệm. Khi trứng
đã đậu, bác sĩ sẽ chuyển cái thai phôi đó đặt vào trong dạ con ( tử cung) của
một người đàn bà thứ hai. Người đàn bà này sẽ mang cái bào thai đó và đợi
ngày “khai hoa nở nhụy”, gọi là người mang thai hộ.
Về mặt y, sinh học con của người mang thai hộ hoàn toàn không dính líu
gì đến huyết thống của người mang thai. Chỉ có mẹ ruột (người cho trứng)
và cha ruột (người cho tinh trùng) có liên quan đến huyết thống, máu mủ mà
thôi. Mang thai hộ không có ảnh hưởng gì đến xã hội nếu được quản lý chặt
chẽ bằng pháp luật hay những văn bản, những quy định pháp lý dưới luật.
Tự nhiên – Đẻ thuê
Khác với mang thai hộ, đẻ thuê là hình thức xuất phát từ chính việc quan
hệ tình dục giữa người thuê (nam )và người được thuê(nữ) chứ không nhờ
một biện pháp nhân tạo nào. Sở dĩ gọi là đẻ thuê vì cơ sở quan hệ hai bên
không phải là tình yêu hay hôn nhân mà là một hình thức thương mại khi
người thuê trả tiền để “mua con”.. Ở hình thức này, con sinh ra mang dòng
máu của chồng và người đẻ thuê.
II. Thực trạng “chửa hộ, đẻ thuê” ở Việt Nam và n hững vấn đề nảy
sinh trên thực tế
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa cho phép mang thai hộ. Để có được em
bé phải thực hiện thụ tinh ống nghiệm đã là một nỗi khổ đối với các cặp vợ
chồng rồi nhưng đâu phải cứ thụ tinh ống nghiệm là đã thành công. Có
3
những cặp vợ chồng làm thụ tinh ống nghiệm không thành công. Khi những
trường hợp này đã nhờn thuốc rồi, nội mạc không thể đủ để cấy phôi, họ chỉ
còn hy vọng chờ đợi mang thai hộ mà thôi.
Tuy nhiên, đẻ thuê không được luật pháp chấp nhận, ít ra là đến thời
điểm hiện tại nhưng không vì thế mà nó không tồn tại. Ở Việt Nam, dịch vụ
đẻ thuê là một thực trạng đang tồn tại, âm ỉ trong cộng đồng và xảy ra khá
lâu mặc dù chưa được pháp luật công nhận... Chính sự khát khao có được
một đứa con của các cặp vợ chồng hiếm muộn nên đã nảy sinh ra hiện tượng
trên. Thế nhưng, do pháp luật không cho phép đẻ thuê nên hợp đồng giao
dịch của bên thuê và bên đẻ thuê không được chấp nhận. Thực tế hiện nay,
nhiều người đã ký hợp đồng đẻ thuê với nhau và tất nhiên pháp luật khó có
thể bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên khi tranh chấp xảy ra :
- Khi người phụ nữ đẻ thuê không chịu giao con cho bên thuê, mặc dù
trong quá trình mang thai và đẻ đã nhận tiền đầy đủ từ phía người thuê thì
người thuê cũng không thể đòi được con. Người chồng (bên thuê) chỉ có thể
kiện để xác định đứa bé là con mình.
Tuy nhiên, khi xác định là cha của đứa bé rồi thì anh ta cũng không thể
bắt con mà phải tiếp tục cấp dưỡng cho đứa bé. Nếu người đẻ thuê không
giao con cho bên thuê, đồng thời cũng không chịu trả lại toàn bộ chi phí từ
lúc mang thai đến lúc đẻ thì pháp luật cũng khó can thiệp. Bởi đây không
phải tiền vay mà là tiền của người chồng (bên thuê) chu cấp cho người phụ
nữ mang thai và sinh con cho ông ta.
- Trường hợp người đẻ thuê đồng ý giao con cho bên thuê nhưng bên thuê
không nhận và không giao số tiền sinh đẻ còn lại thì người đẻ thuê phải chấp
nhận nuôi con. Tuy nhiên, có quyền kiện người chồng (bên thuê) để xác
4
nhận là cha đứa bé và yêu cầu cấp dưỡng. Trong trường hợp này người đẻ
thuê cũng không đòi được tiền thuê đẻ.
Ngoài ra, hình thức đẻ thuê là hình thức cần “quan hệ” trực tiếp giữa
người đàn ông và người đẻ thuê. Chính vì điều này nên thực tế xảy ra rất
nhiều vấn đề, rủi ro. Đơn cử một trường hợp như sau:
“Mai, 27 tuổi ở Sóc Trăng, chồng mất khi con còn lững chững. Không
biết làm gì ra tiền nên Mai vào “nghề” đẻ thuê. “Đối tác” đầu tiên của Mai
là một ông khỏe mạnh, độ 45 tuổi. Lấy lý do vợ đang bệnh nên không đi
cùng để thỏa thuận hợp đồng. Ông ta hứa đưa ngay 20 triệu đồng khi Mai
có bầu. Cách hai ngày ông ta đến “quan hệ” một lần và tìm cách “kéo dài”.
Gần gũi hơn một tháng vẫn chưa thụ thai khiến Mai đâm lo. Sợ mình
không còn khả năng sinh con nên Mai chủ động xin hủy hợp đồng nhưng
“đối tác” không đồng ý. Một hôm, một phụ nữ đến tìm Mai, xưng là vợ của
“đối tác” và cho biết chồng bà ta chẳng thể có con vì... tinh trùng không có.
Mặc dù biết chồng làm việc này nhưng bà không dám can ngăn vì sợ bị
đánh.”(1)
Về khoản tiền mà hai bên viết giấy vay tiền để che đậy quan hệ đẻ thuê
khi tranh chấp, nếu bên đẻ thuê đòi tiền bên thuê mà bên thuê chứng minh
được giao dịch vay tiền là nhằm che đậy việc đẻ thuê thì bên đẻ thuê không
đòi được tiền. Ngược lại, nếu bên đẻ thuê không thừa nhận giao dịch vay
tiền nhằm che đậy việc đẻ thuê và bên thuê cũng không có chứng cứ thì bên
thuê phải trả tiền cho người đẻ thuê.
1
Báo pháp luật TPHCM ngày 19 -12- 2007 />
5
Về quyền thừa kế, đứa bé được sinh ra do mang thai hộ hoặc đẻ thuê sẽ
được hưởng từ người mà đứa bé gọi là cha. Nếu ông chồng (bên thuê) không
thừa nhận đứa bé là con thì bên đẻ thuê có thể khởi kiện để xác định đấy là
cha của đứa bé.
III. Nhà nước quản lý thực trạng “chửa hộ, đẻ thuê”
1. Những biện pháp nhà nước đã thực thi
Về cơ bản, ở nước ta “chửa hộ, đẻ thuê” không được luật pháp chấp
nhận, nhà nước ta chỉ cho phép thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng các
biện pháp khoa học thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, theo Nghị
định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2003 của Chính phủ về sinh
con theo phương pháp khoa học:
-
Điều 6. Nghiêm cấm các hành vi sau:
1. Mang thai hộ
2. Sinh sản vô tính
- Điều 20. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải
được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người
phụ nữ sống độc thân và họ là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực
hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Điều 21. Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với
người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.
Về các biện pháp bảo đảm cũng như chế tài, nhà nước vẫn còn quy định
chung chung và chưa có biện pháp xử lý cũng như hạn chế : “Điều 23.
Người nào vi phạm các quy định của Nghị định này, tùy theo mức độ vi
phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm
6
hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của
pháp luật.”
2. Ý kiến đóng góp cá nhân về phương hướng quản lý thực trạng
“chửa hộ, đẻ thuê” của nhà nước trong tương lai
Trong thực tế, có những trường hợp rất thương tâm như người phụ nữ đẻ
lần đầu bị vỡ tử cung, sau đó con chết (vỡ tử cung không thể mang thai được
nữa); người vợ bị suy tim hoặc bệnh thận nặng, nếu mang thai sẽ nguy hiểm
đến tính mạng; người vợ bị u xơ tử cung mà chưa có con. Ngoài ra, khi hai
vợ chồng không có con, nhất là người chồng là con trai một thì gia đình dễ
tan vỡ...
Vấn đề đặt ra đầu tiên là phải bảo vệ quyền của đứa bé. Chúng ta cần đưa
ra những qui định xử lý những hành vi của người mang thai hộ gây hại cho
đứa bé. Ở Mỹ, theo luật chống phá thai thì dù là bà mẹ thật sự, nhưng phá
thai hoặc làm điều gì có hại cho thai cũng có thể ở tù.
Với người mang thai hộ, chuyện có được quyền thăm bé hay không sau
khi sinh vẫn có thể thỏa thuận trước khi mang thai hộ. Về mặt luật pháp, cặp
vợ chồng nhờ mang thai hộ có toàn quyền đối với đứa bé, nếu dễ dàng thì
cho người mang thai hộ thăm bé, thậm chí nhận là mẹ nuôi; nhưng nếu cha
mẹ bé không cho phép mà người mang thai hộ vẫn tìm gặp thì có quyền
kiện. Ở nhiều nước đã cho phép gia đình có thể cho đứa bé biết “bà vú nuôi
lúc bé chưa đẻ” - tùy sự thỏa thuận.
Đa số các nước qui định rất chặt: mang thai hộ là sự tự nguyện, là một
hành động nhân đạo, không vì mục đích kinh tế. Đằng sau đó có thể có sự
7
thuê mướn nhưng luật pháp không công nhận, nếu phát hiện sẽ bị phạt rất
nặng. Luật cũng qui định người muốn nhờ mang thai hộ phải có xác nhận y
tế cho thấy người này không có khả năng mang thai, để tránh lạm dụng vì có
trường hợp có khả năng mang thai nhưng vẫn thuê người mang thai hộ.
Người mang thai hộ không có quyền và cũng không có trách nhiệm
với đứa bé. Ngay cả cha mẹ đứa bé sau này đòi người mang thai hộ cùng
nuôi phụ, hoặc đứa bé lớn lên tìm đến người mang thai hộ đòi chia gia sản
cũng không được.
Về quyền cho phôi đã có qui định trong nghị định của Chính phủ về
sinh con bằng phương pháp khoa học, ban hành đầu năm 2003. Theo qui
định, nếu phôi dư người đó được quyền cho lại bệnh viện hoặc bỏ đi, chứ
không được cho một người khác, phải đảm bảo nguyên tắc vô danh để tránh
tranh chấp về sau. Như vậy bệnh viện có trách nhiệm cao nhất về vấn đề
này. Nhưng có một thực tế là người Việt Nam rất coi trọng huyết thống, cho
phôi mà không biết “đi đâu, về đâu” thì sợ con mình sẽ rơi vào một gia đình
không tốt nào đó...
Pháp luật Việt Nam chưa cho phép mang thai hộ. Việc có nên để dịch
vụ này tồn tại hay không đang là một vấn đề gây tranh cãi. Rõ ràng, mang
thai hộ mang lại lợi ích cho đôi bên tham gia hợp đồng: người mang thai hộ
và những cặp vợ chồng vô sinh. Thế nhưng, rất nhiều trường hợp thuê mang
thai hộ không phải do vô sinh mà là do “lười” đẻ, sợ việc sinh đẻ làm ảnh
hưởng đến công việc và sắc đẹp. Với thực tiễn hiện nay, theo tôi có thể
nghiên cứu cho phép mở dịch vụ mang thai hộ nhưng phải giao cho những
8
bệnh viện chuyên ngành trực tiếp thực hiện và áp dụng hạn chế chứ không
phổ biến.
Dịch vụ này được xem như hợp đồng ba bên: bên cần người mang thai
hộ, bên mang thai hộ và bên bệnh viện. Pháp luật cũng phải xác định rõ
những trường hợp được phép cho mang thai hộ, nghiêm cấm ngoài cộng
đồng tự giao dịch với nhau.
Việc đẻ thuê bằng cách “quan hệ” trực tiếp cần chấm dứt vì có nhiều
hệ lụy về sau, nguy cơ thoái hoá đạo đức xã hội sẽ thấy rõ, chất lượng nòi
giống bị tổn thương và người phụ nữ không được tôn trọng. Trường hợp
người phụ nữ nhiều lần đẻ thuê, những đứa con do bà ta sinh ra kết hôn với
nhau, nếu pháp luật biết coi như trái quy định. Nếu pháp luật không phát
hiện thì hệ lụy chính là bản thân gia đình. Về mặt sinh học, những người có
quan hệ huyết thống sinh ra con cái không bảo đảm sự phát triển bình
thường.
C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên, đồng thời trong xã hội phát triển hiện đại,
có thể thấy, tình trạng “chửa hộ, đẻ thuê” ngày càng trở nên ko còn lạ
lẫm và mới mẻ với nhiều nước trên thế giới; thậm chí có những quốc
gia còn ghi nhận nó trong luật nước mình. Ở Việt Nam, tuy trong
những năm gần đây, đã xuất hiện tình trạng chửa hộ đẻ thuê nhưng để
vấn đề này được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn khá
nhiều khó khăn. Bởi sự ảnh hưởng của tập quán, phong tuc, truyền
thống đạo đức người Á Đông . Đây vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi
và có nhiều luồng quan điểm của các nhà làm luật, các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
9
Nhiều ý kiến cho rằng pháp luật cần công nhận việc “chửa hộ, đẻ thuê” để
dễ quản lý. Tuy nhiên, nhiều người không đồng ý vì cho rằng rất khó quản
lý, bởi nó sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp xã hội. Vấn đề xã hội nóng
bỏng này phải chờ ý kiến của Bộ Tư pháp. Do đó, “chửa hộ, đẻ thuê” - một
thực tế đang diễn ra trong xã hội hiện nay - vẫn lặng lẽ tiếp diễn…
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
2.
Báo điện tử Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh :
/>
3.
Báo điện tử trung ương hội khuyến học Việt Nam:
4. Báo điện tử VnExpress :
/>
11