Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số vấn đề chung về yếu tố lỗi trong TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.08 KB, 18 trang )

Bài làm.
Yếu tố lỗi là vấn đề nghiên cứu và liên quan đến nhiều nhành luật khoa học khác
nhau. Tuy nhiên ở đây, ta không bàn luận yếu tố lỗi trong tất cả các quan hệ pháp
luật, mà chỉ bàn về yếu tố lỗi trong một số loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
với mục đích đáp ứng phần nào cách nhìn nhận về yếu tố lỗi trong việc xác định
trách nhiệm dân sự. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh TNBT (Trạch
nhiệm bồi thường) thiệt hại ngoài hợp đồng, là cơ sở để xác định TNBT, người
phải bồi thường, người được bồi thường và mức độ bồi thường.

I. Một số vấn đề chung về yếu tố lỗi trong TNBT thiệt hại ngoài hợp
đồng.
1. Khái niệm và hình thức của lỗi.
Từ trước đến nay trong các sách báo pháp lí thường định nghĩa : ”Lỗi là thái
độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với
hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi vô ý hoặc cố ý”.
Định nghĩa trên cho thấy lỗi là thuộc mặt chủ quan của con người bao gồm hai yếu
tố là lí trí và ý chí. Hai yếu tố này – một thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách
quan, một thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự nhận thức là
những yếu tố cần thiết của mọi hành động có ý thức của con người. Như trên, lỗi
được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý. Khoản 2 Điều 308 BLDS quy định:
“Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình
sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong
muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

1


Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của
mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ
xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng
thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.’’


Tuy nhiên, lỗi chỉ được biểu hiện ra bên ngoài khi có hành vi có lỗi. Hành vi có lỗi,
theo quy định tại Điều 308 BLDS thì "Người không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc
lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Khoản 1 Điều 308 nói trên quy định lỗi do hành vi không thực hiện nghĩa vụ dân
sự thì người có hành vi đó bị coi là có lỗi.
Trong lỗi cố ý gây thiệt hại, trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi
của mình là gây thiệt hại cho người khác, thấy rõ được hậu quả sẽ xảy ra, mong
muốn hậu quả ấy xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi, theo luật hình sự thì đây
được coi là lỗi cố ý trực tiếp. Cũng là lỗi cố ý nhưng ở mức độ thấp hơn là lỗi cố ý
gián tiếp, người gây thiệt hại dù biết hậu quả xảy ra, không mong muốn hậu quả
xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.
Trong lỗi vô ý gây thiệt hại, trường hợp người gây thiệt hại không thấy trước hành
vi của mình có khả năng gây thiệt hại thì được gọi là vô ý do cẩu thả, còn trong
trường hợp người gây thiệt hại đã thấy trước hành vi của mình có thể gây ra thiệt
hại nhưng cho rằng thiệt hại không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được thì được gọi
là vô ý vì quá tự tin.
Tuy nhiên việc xác định mức độ lỗi trong TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng
không giống như trong vấn đề xác định mức độ lỗi của tội phạm của hình sự.
Trong lĩnh vực hình sự, việc xác định lỗi của tội phạm là vô cùng quan trọng,
quyết định đến việc định tội và hình phạt. Nhưng trong TNBT thiệt hại ngoài hợp
2


đồng, việc xác định mức độ lỗi không có ý nghĩa nhiều bởi dù có gây thiệt hại ở
mức độ lỗi nào đi chăng nữa thì người gây thiệt hại đều phải chịu trách nhiệm ( bồi
thường) do hành vi có lỗi của mình gây ra.
Ngoài ra, lỗi trong TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng có những trường hợp là
lỗi suy đoán bởi hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện
hành vi đó bị suy đoán là có lỗi. Vấn đề này được thể hiện ở khoản 3 Điều 606

BLDS: “Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám
hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”. Vấn đề này sẽ được tìm
hiểu rõ ở phần sau – người chịu trách nhiệm bồi thường.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến yếu tố lỗi.
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Điều 604
BLDS quy định: “ Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự,nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm
phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường”.
Như vậy, không phân biệt hình thức lỗi, mức độ lỗi đến đâu, chỉ cần hành vi xâm
phạm đến sức khỏe, danh dự, nhâm phẩm, tài sản…mà “gây thiệt hại” thì người
gây thiệt hại “phải bồi thường”. Tuy nhiên, không phải lúc nào người trực tiếp gây
thiệt hại cũng phải bồi thường.
a, TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng do người không có năng lực hành vi,
bị mất năng lực hành vi, người không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình gây ra.
Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi,có khả năng nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và
3


làm chủ được hành vi được coi là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.
Những người như vậy vì thế sẽ không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp
này cha, mẹ, người giám hộ, bệnh viện, trường học là những người theo quy định
của pháp luật phải quản lí, chăm sóc, giáo dục… được suy đoán là có lỗi khi không
thực hiện các nghĩa vụ nêu trên và phải chịu trách nhiệm do lỗi của họ. Điều này
được thể hiện rất rõ tại Điều 606 và Điều 621 BLDS.
Điều 606 BLDS quy định:
“2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ
thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để

bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó
để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Ðiều 621 của Bộ luật
này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải
bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ
phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được
giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ
tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;
nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì
không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Điều 621 BLDS quy định:
“1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt
hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
4


2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong
thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lí thì bệnh viện, tổ chức khác phải
bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Ðiều này, nếu
trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong
quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng
lực hành vi dân sự phải bồi thường.”
Như vậy quy cho cùng, khi thiệt hại do những người không có năng lực hành vi, bị
mật năng lực hành vi, không thể nhận thức, làm chủ được hạnh vi của họ gây ra
thì những người giám hộ, cha, mẹ, bệnh viện, trường học, tổ chức khác phải bồi
thường thiệt hại. Tuy nhiên Điều luật cũng quy định nếu người giám hộ, bệnh viện
trường học, tổ chức khác chứng minh được là mình không có lỗi trong giám hộ,

trong quản lí thì họ cũng không phải chịu TNBT. Khi gặp phải những trường hợp
này, người gây thiệt hại không phải bồi thường và theo ngành luật dân sự thì đó là
những trường hợp rủi ro, người bị thiệt hại không có được một khoản bồi thường
nào.
Giữa Điều 606 với Điều 621 có mối liên hệ chặt chẽ. Có những trường hợp
ta cần phải áp dụng kết hợp cả hai điều luật này mới giải quyết được vấn đề. Theo
khoản 3 Điều 621 thì khi bệnh viện, trường học…chứng minh được là mình không
có lỗi thì lúc này trách nhiệm sẽ được chuyển sang cha, mẹ, người giám hộ, đến lúc
này ta sẽ áp dụng Điều 606. Cần chú ý là khi áp dụng khoản 3 Điều 606, người
giám hộ mà cũng chứng minh được là mình không có lỗi trong việc giám hộ thì
không chủ thể nào phải chịu TNBT, và khi đó được coi là trường hợp rủi ro.
b, TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng do lỗi của pháp nhân, của cơ quan
nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng…
5


Trong TNBT ngoài hợp đồng, lỗi của pháp nhân, của cơ quan nhà nước, cơ
quan tiến hành tố tụng… chính là lỗi của nhân viên các cơ quan này trong khi thực
hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy, các cơ quan này phải bồi thường thiệt hại do
thành viên của họ khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Điều này được thể hiện rõ tại
các Điều 618, 619 và 620.
Điều 618 BLDS quy định:
“Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi
thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại
thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản
tiền theo quy định của pháp luật”.
Điều 619 BLDS quy định:
“Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do
cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ,

công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ,
công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ.”
Điều 620 BLDS quy định:
“Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã
gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người
có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ.”

6


Không phải cứ nhân viên của pháp nhân, của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến
hành tố tụng… gây ra thiệt hại thì những cơ quan, tổ chức này phải chịu TNBT.
Chỉ khi nhân viên đang làm nhiệm vụ mà những cơ quan này giao cho mà gây thiệt
hại thì những cơ quan tổ chức này mới phải chịu tránh nhiệm. Tuy nhiên, như đã
phân tích ở trên: “con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi”, vì vậy những tổ
chức này có quyền yêu cầu nhần viên gây ra thiệt hại có lỗi “phải hoàn trả một
khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Khi xác định trách nhiệm hoàn trả của
thành viên pháp nhân cần chú ý: Điều luật chỉ quy định thành viên pháp nhân hoàn
trả ho pháp nhân “ một khoản tiền theo quy định của pháp luật”, chứ không quy
định hoàn trả toàn bộ số tiền mà pháp nhân đã bồi thường. Do đó, cần căn cứ vào
mức độ lỗi của thành viên pháp nhân khi gây thiệt hại để xác định số tiền hoàn trả
cho hợp lí. Trong trường hợp này, việc xác định mức độ lỗi cố ý hay không cố ý,
mức độ nặng, nhẹ của lỗi lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì nó liên quan trực
tiếp đến việc xem xét “số tiền hoàn trả hợp lí” đó là bao nhiêu, nhiều hay ít …
Ngoài ra, ta cũng cần chú ý đến TNBT do người làm công. Người học nghề
gây ra.
Điều 622BLDS quy định:
“Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do

người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và
có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại
phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Việc xem xét số tiền hoàn trả sẽ căn cứ vào mức đọ lỗi của người làm công,
người học nghề cũng như căn cứ vào hợp đồng được kí kết giữa người làm công,
người học nghề với cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác đã thuê người làm công,
đào tạo nghề đó. Nếu trong hợp đồng làm công không thỏa thuận về số tiền hoàn
7


trả thì lúc này ta mới xem xét mức hoàn trả được giải quyết theo quy định của pháp
luật.
c, TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng do nhiều người cùng gây ra.
Trước hết, ta chỉ đi vào phân tích yếu tố lỗi có liên quan đến vấn đề này chứ
không phải đi sâu vào phân tích trường hợp cụ thể trong bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.
Điều 616 BLDS quy định:
“Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải
liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người
cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu
không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng
nhau.”
Nguyên tắc chung khi nhiều người cùng gây thiệt hại là họ phải chịu trách
nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, một người chỉ phải
chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Do đó nếu chúng
ta xác định được mức độ lỗi của từng người thì người gây thiệt hại sẽ bồi thường
thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi đó. Điều đó có nghĩa rằng khi xác định được
mức độ lỗi thì sẽ phân hóa người chịu TNBT ít, người chịu TNBT nhiều tương ưng
với mức độ lỗi mà mình gây ra. Song, đây là vấn đề hết sực phức tạp khi ta xác
định lỗi của mỗi người trong số những người cùng gây thiệt hại, bởi lỗi là yếu tố

mang tính chủ quan. Mặc dù vậy, đánh giá lỗi là vấn đề mang tính khách quan, do
đó chúng ta sẽ xem xét mức độ lỗi, hình thức lỗi của những người gây thiệt hại để
buộc họ bồi thường cho hợp lí.

8


Nếu không xác định được mức độ lỗi của những người gây thiệt hại thì họ
phải bồi thường bằng nhau. Điều này không có nghĩa là pháp luật áp dụng biện
pháp “cào bằng” – tức là quy bằng trách nhiệm cho từng người để dễ giải quyết. Ta
phải hiểu rằng khi nhiều người cùng gây thiệt hại mà không thể xác định được mức
độ lỗi của mỗi người, do đó những người cùng gây thiệt hại phải bồi thường thiệt
hại theo phần bằng nhau.
Một số Điều luật khác cũng quy định về việc liên đới bồi thường thiệt hại
khi có yếu tố lỗi. Ví dụ khoản 4 Điều 623BLDS quy định: ” Trong trường hợp
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt
hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử
dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”
d, TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp người bị thiệt hại
có lỗi.
Một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì họ phải bồi thường thiệt
hại do hành vi của mình gây ra. Tuy vậy, có những thiệt hại xảy ra không chỉ do lỗi
của người gây thiệt hại mà còn do lỗi của người bị thiệt hại.
Khi phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoài hợp
đồng cần thiết phải hiểu rõ quy định tại Điều 617 BLDS quy định:
“Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây
thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình;
nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại

không phải bồi thường.”

9


Như vậy, thiệt hại xảy ra do lỗi của người gây thiệt hại bao nhiêu thì họ chỉ
phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi mà họ gây ra thiệt hại. Ví dụ: Một người
lái xe mày phóng nhanh đâm vào người khác gây thiệt hại, tuy nhiên người bị thiệt
hại cũng có lỗi là họ đi đường ngược chiều. Do đó, trong trường hợp này, việc xác
định mức độ lỗi của người gây thiệt hại là quan trọng để xác định mức bồi thường
hợp lí cho người bị thiệt hại.
Có những trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại
thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Quy định này nhằm hướng có lợi
cho người gây thiệt hại và giải thoát trách nhiệm cho người gây thiệt hại. . Lỗi của
người bị thiệt hại có thể do vô ý hoặc cố ý nhưng phải xác định được lỗi đó hoàn
toàn thuộc về người bị thiệt hại, theo đó người gây thiệt hại phải là người hoàn
toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay ở
mức độ khác thì người có đó không phải bồi thường. Người gây thiệt phải chứng
minh được là mình hoàn toàn không có lỗi, mà lỗi hoàn toàn thuộc về phía người
bị gây thiệt hại. Rất nhiều ví dụ có thể lấy để chứng minh cho trường hợp này như:
lao vào ô tô đang chạy trên đường để tự tử; cố tình vượt barie chắn đường ,có đèn
báo hiệu để chạy ngang qua đường sắt và thiệt hại… Tuy nhiên, trường hợp này
cần xem xét cụ thể có đùng thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hay còn
nguyên nhân nào khác để quyết định việc không bồi cho người gây thiệt hại một
cách hợp lí.
e, TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng trong một số trường hợp đặc biệt.
Như đã phân tích ở phần trước, trong trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại
vấn đề hình thức lỗi, mức độ lỗi ảnh hường ít đến việc xác định trách nhiệm. Thậm
chí người gây ra thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi (khoản
3 Điều 623 BLDS).

10


Tuy nhiên, có trường hợp người gây ra thiệt hại có thể được giảm mức bồi
thường. Khoản 2 Điều 605 BLDS quy định: “ giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô
ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người
gây thiệt hại”. Quy định này gồm hai điều kiện, đó là phải là lỗi vô ý ma gây thiệt
hại (chứ không phải là lỗi cố ý) và mức bồi thường được cho là quá lớn so với khả
năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường. Quy định này một phần để
đảm bảo tính khả thi của bản án, một phần mang tính nhân đạo giảm trách nhiệm
cho người gây thiệt hại bởi thực chất họ không muốn gây thiệt hại cho người bị hại
mà chỉ là do vô ý mới gây ra hậu quả như vậy. Việc giải quyết mức bồi thường phụ
thuộc vào điều kiejn, hoàn cảnh, mức đọ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra
thiệt hại (vô ý do cẩu thả hay vô ý vì quá tự tin). Tòa án dựa vào đó mà căn cứ vào
từng trườn hợp cụ thể để quyết định giảm mức bồi thường. Ở đây cần lưu ý, khái
niệm quá lớn không có quy định cụ thể, vì cùng mức thiệt hại nhưng đối với người
này là quá lơn, đối với người khác là không lớn.
Qui định trên đã loại trừ người gây thiệt hại có lỗi cố ý và pháp luật không
qui định xem xét để giảm mức bồi thường. Tuy nhiên trong trường hợp người gây
thiệt hại có lỗi cố ý nhưng có sự thỏa thuận với người bị thiệt hại về mức bồi
thường thấp hơn thiệt hại, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội
và được Tòa án thừa nhận, thì người gây thiệt hại do lỗi cố ý được miễn giảm phần
bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Khi xác định lỗi cố ý gây thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải phân biệt với
những hành vi gây thiệt hại khác, không thuộc hành vi do lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra.
Đó là hành vi gây thiệt hại được xác định là sự kiện bất ngờ. Sự kiện bất ngờ được
qui định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được dẫn chiếu vì điều luật này không những được áp dụng trong lĩnh vực

11



luật hình sự, mà còn có ý nghĩa trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm dân sự do
gây thiệt hại ngoài hợp đồng.
Điều 11BLHS quy định:
“ Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất
ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước
hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Sự kiện bất ngờ được hiểu là sự kiện pháp lý nhưng hậu quả của nó không làm
phát sinh trách nhiệm dân sự của người có hành vi tạo ra sự kiện đó. Một sự kiện
pháp lý có đủ các yếu tố sau đây được gọi là sự kiện bất ngờ: hành vi gây thiệt hại
không thuộc hành vi trái pháp luật và người gây thiệt hại không có lỗi. Như vậy chỉ
cần đáp ứng đủ hai yếu tố trên thì được coi là sự kiện bất ngờ, kể cả trong trường
hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại (dù lỗi đó là vô ý hay cố
ý), mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không
phải bồi thường.
II. Một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến yếu tố lỗi trong trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Hiện nay, có rật nhiều quan điểm khác nhau về yếu tố lỗi, chẳng hạn như
quan điểm về lỗi suy đoán. Khi nhận thức về lỗi, có quan điểm cho rằng: lỗi trong
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phải do pháp luât qui định về hình thức và
mức độ. Nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng: lỗi trong trách nhiệm dân sự
ngoài hợp đồng còn do suy đoán. Tuy nhiên, hai quan điểm khác nhau trong việc
nhận thức về lỗi vẫn tồn tại.
Quan điểm về không có lỗi suy đoán cho rằng: Điều 308 BLDS xác định rất rõ về
lỗi và hình thức lỗi trong trách nhiệm dân sự. Khoản 1 Điều 308 qui định: "Người
12


không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách

nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có qui định khác.". Như vậy, trong trách nhiệm dân sự nói chung, điều
kiện lỗi không thể thiếu được trong việc xác định trách nhiệm dân sự. Hơn nữa, tại
khoản 2 điều 308 BLDS đã qui định rất rõ về hình thức lỗi, nó vừa có ý nghĩa làm
rõ khoản 1, đồng thời nội dung của nó cũng giải thích làm rõ lỗi là gì. cơ sở để xác
định lỗi, hình thức lỗi, theo chúng tôi đều do pháp luật qui định trước, mà không
thể do suy đoán. Bởi vì, lỗi "cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức
rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện và mong
muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra". Và lỗi "vô ý
gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả
năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể trước hành vi của mình có khả
năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
chặn được". Như vậy, đã quá rõ ràng rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do pháp luật qui định cả về cơ sở xác định lỗi, cả về hình
thức lỗi. Từ những cơ sở pháp lý trên, có thể nhận định lỗi trong trách nhiệm dân
sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là do suy đoán, mà do pháp luật
qui định trước. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng, cần
phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ qui trách nhiệm cho người có hành vi trái
pháp luật - người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng
cần phải phân biệt những trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự
và những chủ thể nhất định của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ
thể, Như vậy, không cần thiết phải đưa ra quan điểm trong việc nhận thức về lỗi
trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là do suy đoán. Nhận thức như trên
không chuẩn xác về mặt khoa học, bởi vì lỗi, hình thức lỗi đã được qui định rất rõ
và đầy đủ tại Điều 308 BLDS. Những suy diễn ngoài nội dung Điều 308 BLDS, do
vậy không cần thiết và cũng không đúng.
13


Theo tôi, dù quan điểm nào đúng, quan điểm nào chưa đúng đi chăng nưa thì

cũng đều hướng tới sự chân thật, hướng tới cách nhìn nhận đúng đắn nhất về vấn
đề này.
Trên thực tế có nhiều vụ việc mà TNBT thiệt hại không được đảm bảo, ví
dụ: Bạn Minh khóa 35 trường ĐH Luật Hà Nội là người thiệt hại trong một vụ tai
nạn giao thông. Bạn đi xe đạp và bị một xe máy ( phóng nhanh so với tốc độ quy
định) quệt vào khiến hướng đi thay đổi đột ngột va chạm vào ô tô và bị ô tô cán.
Kết quả là bạn Minh bị xe ô tô cán gãy chân, phí bồi thường là khoảng 40 triệu
đồng. Tuy nhiên số tiền bồi thường mà bạn nhận được chỉ là 10 triệu đồng từ người
lái xe ô tô. Lí do là vì trong trường hợp này người có lỗi là người lái xe máy (đã
phóng xe bỏ trốn ngay khi tai nạn xảy ra), việc xác định lỗi của người lái ô tô cũng
là rất khó khăn vì sự kiện xảy ra quá nhanh. Gia đình bạn Minh không kệ đơn lên
tòa và cũng chấp nhận khoản bồi thường là 10 triệu đồng. Như vậy rõ ràng, trong
trường hợp này người bị thiệt hại không được bồi thường với khoản bồi thường
xứng đáng. Câu hỏi đặt ra là 10 triệu đồng mà người lái xe ô tô bồi thường đã đúng
với trách nhiệm của mình hay chưa ? Trong trường hợp không thể tìm ra người lái
xe máy thì người lái xe ô tô có phải gánh hết trách nhiệm bồi thường hay không ?
và còn rất nhiều vấn đề xung quanh chuyện này cần phải đặt ra. Đây chỉ là một
trong vô vàn tình huống mà nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh yếu tố lỗi và TNBT
ngoài hợp đồng. Nguyên nhân chính là do ý thức con người, do trình độ kém hiểu
biết về pháp luật của nhân dân….

14


II. Kết luận.
Bàn về lỗi - một điều kiện xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là
cần thiết. Vì đối với ngành Toà án khi giải quyết những tranh chấp liên quan đến
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải hiểu rõ cơ sở lý luận về lỗi để áp
dụng chuẩn xác các qui phạm pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, qua
đó đưa ra những nhận định và quyết định chuẩn xác, đúng pháp luật.


15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật dân sự Việt Nam 2005, Nxb Lao Động.
2. Bộ luật hình sự Việt Nam 2009, Nxb Tư Pháp.
3. Tạp chí toàn án, số 10/2004: “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng”, Phùng Trung Tập.
4. .
5. wikipedia.org.

16


BÀI TẬP LỚN HỌC KÌ

Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp
đồng - một số vấn đề lí luận và thực tiễn

17


MỤC LỤC

18




×