Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối phổ biến. Hãy trình bày hiểu biết của mình về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.31 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

A- MỞ BÀI
Khi mới bước vào cuộc sống hôn nhân, ai cũng muốn mình có được một gia
đình ấm êm, hạnh phúc. Nhưng có không ít trường hợp, nhiều cặp vợ chồng chỉ
sống được với nhau một thời gian ngắn là xảy ra mâu thuẫn thường xuyên và kéo
dài. Và khi mâu thuẫn đã đi đến bế tắc, mọi nỗ lực hòa giải không còn tác dụng
nữa thì ý định ly hôn xuất hiện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như vướng mắc
con cái, tài sản, danh tiếng mà nhiều ngừơi chưa đi đến cái kết đó mà chọn giaỉ
pháp ly thân. Hiện tượng ly thân ngaỳ nay đang diễn ra rất phổ biến không chỉ ở
Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới. Và để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề ly thân
hiện nay, em đã chọn đề tài tài “ Vấn đề ly thân trong thực tế hiện nay tương đối
phổ biến. Hãy trình bày hiểu biết của mình về vấn đề này” trong bài tập học kỳ
lần này.


B-NỘI DUNG
I. Những hiểu biết về ly thân
1. Khái niệm ly thân
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa nào thật sự chính xác, phù
hợp để giải thích thế nào là ly thân. Do đó, mỗi người lại có những quan niệm
riêng khác nhau về vấn đề này. Có người cho rằng, vợ chồng chỉ được coi là ly
thân khi họ không cùng chung sống trong một nhà. Nhưng cũng có ý kiến cho
rằng, ngay cả khi vợ chồng sống chung một nhà vẫn có thể ly thân. Ly thân ở đây
được hiểu là giữa hai bên không có sinh hoạt vợ chồng. Vậy liệu trên thực tế, có
những gia đđ nh khi xảy ra bất đồng, người vợ bỏ sang nhà mẹ đẻ, vài ngày sau khi
nguôi giận lại trở về nhà, có được coi là ly thân. Liệu rằng, hai vợ chồng không
chung sống với nhau ít nhất bao nhiêu lâu thđ ì có thể được coi là ly thân?
Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình nước ta hoàn toàn không có chế định về
ly thân. Vì luật không hề quy định nên không có một định nghĩa chính xác về ly
thân, cũng không có cơ quan, tổ chức nào đứng ra giải quyết cho ly thân theo


hướng ra quyết định hoặc bản án công nhận cho ly thân. Trong quy định về căn cứ
cho ly hôn cũng không có quy định là vợ chồng phải sống ly thân một thời gian rồi
mới được ly hôn như nhiều người lầm tưởng. Hay nói cách khác, quyết định ly
thân và cách thức ly thân hoàn toàn phụ thuộc vào hai bên vợ chồng. Có thể hiểu
đơn giản ly thân là sự sống riêng giữa vợ và chồng, như là không ăn chung, ở
chung, không sinh hoạt vợ chồng. Mục đích của ly thân, theo quy định của luật
pháp các nước là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột gay gắt giữa vợ và
chồng hoặc tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời để các bên có thời
gian suy ngẫm, khắc phục lỗi lầm, sửa đổi tính tđnh, tha thứ cho nhau… để vợ
chồng đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ
2


hợppháp lí giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy
đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản. Mặt khác, nếu qua quá trình
ly thân mà tình trạng vợ chồng vẫn trầm trọng, vợ hoặc chồng vẫn chứng nào tật
ấy, không cảm thông, tha thứ cho nhau, không khắc phục lỗi lầm, không dung
tḥa…khi ấy, các bên có thể xin ly hôn.
Như vậy, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ chứ không phải để hướng đến ly
hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm để ly hôn. Tuy nhiên, nếu sau
một thời gian ly thân mà các bên vẫn không thể nào đoàn tụ được, lúc đó, ly thân
sẽ là cơ sở để ṭòa án xem xét giải quyết cho ly hôn.

2. Ly thân trong pháp luật tư sản
Theo học thuyết mác – lênin về hôn nhân và gia đình về vấn đề ly thân có
nguồn gốc từ tôn giáo. Theo quan điểm của giáo hội thiên chúa, việc lấy vợ lấy
chồng của nam nữ là do chúa tạo lập, hôn nhân có tính cách bất khả tiêu, vợ chồng
phải ăn đời ở kiếp với nhau, không được ruồng bỏ nhau; quan điểm của giáo hội
thường cấm vợ chồng ly hôn. Tuy nhiên, hôn nhân là một hiện tượng xã hội có nội
dung khá đa dạng. Trong thực tiễn cuộc sống chung giữa vợ và chồng, có nhiều

trường hợp vì những nguyên nhân lí do, động cơ nào đó mà có những xung đột,
mâu thuẫn sâu sắc, vợ chồng không muốn hoặc không thể sống chung. Pháp luật
Việt Nam theo quan điểm tôn giáo thường cấm vợ chồng ly hôn và chế định ly
thân được pháp luật quy định với mục đích ban đầu coi ly thân là một giải pháp
nhằm giải tỏa xung đột trong đời sống vợ chồng, tạo điều kiện sống riêng.
Hiện nay, trong pháp luật của các nước tư bản, bên cạnh việc quy định cho
vợ chồng được ly hôn còn công nhận quyền ly thân của vợ chồng. Ly thân được
3


coi là một giải pháp quá độ, một giai đoạn thử thách cuối cùng trước khi ly hôn.
Thời gian vợ chồng sống ly thân theo luật định sẽ tạo điều kiện cho vợ chồng suy
nghĩ lại, tạo điều kiện tái hợp cuộc sống chung của vợ chồng trước khi quyết định
ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Thông thường, pháp luật của nhà nước tư
sản quy định về ly thân và hậu quả của ly thân rất chặt chẽ. Toà án giải quyết ly
thân thường dự trên cơ sở lỗi của vợ hoặc chồng. Hậu quả pháp lí của ly thân
không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật mà chỉ tạm thời chấm dứt
một số quyền và nghĩa vụ theo luật định. Khi ly thân, vợ chồng rơi vào tình trạng
biệt cư, họ được miễn trách nhiệm đồng cư, vợ chồng không cần sống chung, họ có
quyền ở riêng. Hậu quả pháp lý khi ly thân đặt vợ chồng vào tình trạnh biệt sản.
Khi ly thân, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia, mỗi bên vợ chồng được chia
một phần trong khối tài sản chung theo quyết định của toàn án, phần tài sản này sẽ
thuộc sở hữu riêng của vợ chồng. Tuy nhiên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ
vợ chồng . Giữa vợ và chồng vẫn ràng buộc trách nhiệm với nhau và với con chung
: vợ chồng vẫn phải chung thuỷ với nhau, không được kết hôn với người khác, phải
có nghĩa vụ đóng góp phí tổn vào nhu cầu chung của gia đình, nuôi dưỡng con
chung. Sau một thời gian vợ chồng sống ly thân, nếu xung đột, mâu thuẫn vợ
chồng đã được dàn xếp thì vợ chồng có quyền yêu cầu toà án huỷ bỏ bản án ly thân
trước đây và tái hợp chung sống vợ chồng bình thường. Nếu không thể tái hợp thì
trong thời gian sống ly thân ( thường được pháp luật quy định là 3 đến 5 năm ) vợ

chồng có quyền yêu cầu toà án cải hoán ( sửa đổi) án ly thân thành án ly hôn để
được chấm dứt quan hê vợ chồng.
3. Ly thân trong pháp luật Việt Nam
Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, vấn đề ly thân hoàn toàn không được
dự liệu vì nó trái với truyền thống của gia đình Việt Nam. Theo truyền thống gia
đình Việt Nam, quan hệ hôn nhân được xác lập dựa trên cơ sở tình cảm yêu thương
4


chân chính của nam nữ, vợ chồng yêu thương nhau cùng thực hiện nghĩa vụ trách
nhiệm với gia đình với con cái. Nguyên tắc không bình đẳng giữa vợ và chồng của
pháp luật Việt Nam đã cột chặt người phụ nữ , người phụ nữ lấy chồng theo quan
điểm “ thuyền theo lái, gái theo chồng”, người vợ thường vô năng lực chỉ được ở
riêng nếu được chồng cho phép.
Sau khi thực dân pháp xâm lược nước ta, trước năm 1945, chính quyền bù
nhìn đã ban hành 3 bộ luật dân sự, áp dụng riêng trên ba miền Bắc – Trung – Nam.
Chế độ hôn nhân và gia đình theo 3 bộ luật này phần nhiều dựa trên bộ dân luật
Pháp ( 1804 ). Tuy nhiên, vấn đề ly thân chỉ được quy định một cách giản đơn
trong bộ dân luật giản yếu của Nam kì (1883). Bộ dân luật ở Bắc kì ( 1931 ) và
Trung kì ( 1936) không quy định về ly thân. Trong thiên thứ 5 về ly hôn, bộ luật
giản yếu Nam kì có nêu rõ : “ Trong các trường hợp có thể xin ly hôn được, vợ
chồng cũng có thể xin ly thân. Đơn ấy sẽ được thẩm cứu và xử trong vụ ly hôn.
Sau này cũng có thể khởi tố xin ly hôn, và căn cứ vào những duyên cớ đã nại ra để
xin ly thân.”
Ở miền nam nước ta trước ngày giải phóng ( từ năm 1954 – 1975 ), chế độ
Nguỵ quyền Sài Gòn cũng ban hành một số văn bản luật, trong đó có quy định về
vấn đề ly thân. Bộ luật gia đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm, tại
điều 55 đã quy định rõ cấm vợ chồng không được ly hôn, việc ly hôn chỉ đặt ra
trong trường hợp đặc biệt và được tổng thống quyết định. Từ điều 56 – 69 của Bộ
luật này có quy định việc ly thân, những duyên cớ ( lỗi ) để vợ chồng yêu cầu ly

thân và hiệu lực của việc ly thân. Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 quy định về giá
thú, tử hệ và tài sản cộng đồng thay thế bộ luật gia đình dưới chế độ Ngô Đình
Diệm. Sắc luật này vừa chấp nhận cho vợ chồng ly thân đồng thời cũng công nhận
quyền ly hôn của vợ chồng ( chương II từ điều 62 đến 99 đã quy định về ly thân,
ly hôn ).
5


Bộ luật dân sự ngày 20/12/1972 của Nguỵ quyền sài gòn thay thế sắc luật
15/64. Bộ dân luật này cũng quy định cho vợ chồng vừa được ly hôn cũng có
quyền yêu cầu ly thân. Trong tiết III nói về ly thân từ điều 202 đến điều 206 quy
định trình tự thủ tục; hậu quả của ly hôn.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 không quy định việc ly thân giữa vợ
chồng. có quan điểm cho rằng điều 18 chấp nhận việc ly thân của vợ chồng. Hiểu
như thế là không đúng với nội dung ý nghĩa của điều luật. Điều luật quy định việc
thanh toán tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại, nếu vợ hoặc
chồng yêu cầu và có lí do chính đáng. Quy định này xuất phát từ thực tế khách
quan, có một số trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến việc vợ chồng có xung đột,
không muốn ly hôn mà chỉ ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung ( Nghị quyết
số 01/ HĐTP ngày 20/1/1988 của HĐTP TANDTC, hướng dẫn TAND các cấp áp
dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.). Quy định này đã
góp phần giải quyết ổn thoả một số mâu thuẫn gia đình, bảo đảm quyền lợi chính
đáng về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, hạn chế của điều 18 là chưa định rõ hậu
quả pháp lý ; các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản vợ chồng được hiểu và
áp dụng như thế nào khi toà án đã chia tài sản chung của vợ chồng. Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 tiếp tục không thừa nhận và quy định vấn đề ly thân.
4. Điểm khác nhau giữa ly hôn và ly thân ở Việt Nam
+ Về mặt hình thức: Ở nước ta đã từng tồn tại chế định về ly thân trước đây, nhưng
Luật hôn nhân và gia đình hiện nay lại đã bãi bỏ chế định ly thân, nên về mặt hình
thức, hiện tượng ly thân không được quy định trong Bộ luật Hôn nhân và Gia đình

hiện hành năm 2000. Trong khi đó, Bộ Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hẳn
một chương X với 15 Điều luật (từ Điều 85 đến Điều 99) để quy định về chế định
ly hôn.
6


+ Về quan hệ hôn nhân: Trong Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có
ghi rõ: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết
định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng”. Như vậy, khi ly
hôn, quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng đương nhiên chấm dứt, đồng thời việc ly
hôn cũng phải có quyết định của Tòa án mới được công nhận. Ngược lại đối với ly
thân, vì không có chế định nào quy định về ly thân nên vợ chồng nếu muốn ly thân
hoàn toàn không phải phụ thuộc vào quyết định của Tòa án mà phụ thuộc vào
chính bản thân họ có muốn ly thân hay không. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian ly
thân, quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng vẫn tồn tại, tức là trên danh nghĩa thì hai
người đó vẫn là vợ và chồng của nhau.
+ Vấn đề chia tài sản: Nếu vợ và chồng quyết định ly hôn, thì vấn đề chia tài sản
chung là một vấn đề bắt buộc. Vấn đề này được quy định rõ từ Điều 95 đến Điều
99 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Như đã nói ở trên, quan hệ hôn nhân
giữa vợ và chồng vẫn tồn tại trong thời kỳ ly thân, nên vấn đề chia tài sản chung là
không bắt buộc. Vợ và chồng nếu có yêu cầu có thể thỏa thuận hay nhờ Tòa án
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29).
II. Thực trạng ly thân ở Việt Nam và quan điểm của cá nhân về vấn đề ly thân
hện nay
1.Thực trạng ly thân ở Việt Nam hiện nay
Thực tế, có nhiều cuộc hôn nhân đang có vấn đề trầm trọng nhưng vì không
muốn đổ vỡ ngay để tránh tổn thương cho con cái và ảnh hưởng đến danh dự, địa
vị đang có. Trong trường hợp này, giải pháp sống ly thân được xem là tối ưu nhất.
Có người chọn “ly thân tại gia”, nghĩa là vẫn sống chung một nhà, ăn cùng một
mâm nhưng giường ai nấy ngủ, việc ai nấy làm, họ vẫn có trách nhiệm chung với

con cái để che mắt thế gian. Bên cạnh đó, có người lại chọn sống ly thân cách biệt,
7


mỗi người một nơi, không liên quan gì đến nhau từ tình cảm đến kinh tế. Nếu các
giải pháp ly thân ấy đều được người trong cuộc nhìn nhận một cách nghiêm túc, để
rồi từ đó hàn gắn lại hạnh phúc gia đình thì chẳng có gì đáng bàn. Thế nhưng, sau
mỗi cuộc sống ly thân ấy lại tồn tại không ít những vấn đề bất cập, thậm chí đau
lòng và nhức nhối cho mỗi cặp vợ chồng và con cái họ. Ví dụ: Như trường hợp của
Chị Vân Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết sau khi sống ly thân, anh chồng chị
xem như hôn nhân của họ chấm dứt hoàn toàn. Anh ta bỏ mặc ba mẹ con chị xoay
xở, vật lộn với cuộc sống khó khăn hàng ngày, không quan tâm đến vợ đã đành,
con cái cũng không một lời hỏi han, chu cấp tiền học hành cho chúng. Thậm chí từ
ngày sống ly thân đến nay, anh ta còn chung sống với một phụ nữ khác như vợ
chồng. Ai có thắc mắc, anh chồng đều giải thích quan hệ hôn nhân của họ đã chấm
dứt, rằng đã đường ai nấy đi, nhà ai nấy ở, cơm ai nấy ăn, không còn quan hệ gì
với nhau và anh ta có “quyền tự do” trong các mối quan hệ, kể cả quan hệ với…
gái. Và nếu muốn, chị Vân Anh cũng có thể tìm một người đàn ông khác thay thế
vị trí của anh ta trong gia đình. Cứ thế đã gần 5 năm nay, chồng chị duy trì cuộc
sống như thế mặc dù trên cơ sở pháp lý họ vẫn là vợ chồng.
Theo chị Vân Anh, một khi tình cảm vợ chồng không còn thì ly hôn là chuyện
đương nhiên. Tuy nhiên điều chị mong muốn khi chấp nhận cuộc sống ly thân là vì
hai đứa con. Chị vẫn muốn chúng hiểu rằng gia đình vẫn chưa đổ vỡ, chúng vẫn
còn cuộc sống đủ cả cha lẫn mẹ, không phải chịu cảnh ly tán như những đứa trẻ có
bố mẹ ly hôn khác. Thế nhưng khi ly thân, chồng chị lại đánh đồng việc đó giống
như đã ly hôn. Không những chạy trốn trách nhiệm với con cái mà anh chồng còn
để lại trong chúng một cái nhìn không tốt đẹp về hình ảnh người cha đáng kính.
Chính cách sống của chồng chị đã tác động mạnh đến tâm lý của hai đứa con rất
lớn. Dù bố mẹ nói không bỏ nhau, nhưng trong mắt chúng bố đã bỏ mặc chúng và


8


ngang nhiên vui thú bên người đàn bà khác. Kết quả là cả hai đứa con chị rơi vào
trạng thái trầm cảm, sống tiêu cực.
Thế nhưng cũng có nhiều trường hợp sau khi ly thân, hai vợ chồng lại quay
trở về với nhau, bỏ qua mọi lỗi lầm và sống hạnh phúc như trước đây. Ví dụ:
trường hợp cuả Tuấn và Hà, hai vợ chồng ly thân đã được mấy tháng bởi lỗi của
Hà gây ra. Trong một lúc không kìm chế được mình Hà đã ngoại tình. Tuấn bắt
quả tang và có bằng chứng khiến vợ không thể chối cãi.Anh không đòi ly hôn ngay
mà chỉ ly thân để xem có tha thứ được không, sau đó nếu thấy vẫn cần nhau thì
quay lại cũng chưa muộn.Vì còn tình nghĩa lại chỉ mới ly thân nên vợ chồng vẫn
thường xuyên gặp gỡ và "sinh hoạt" như bình thường. Những lần ấy Hà thấy chồng
vẫn còn yêu mình và chuyện chia tay chẳng ảnh hưởng đến cảm xúc của hai bên.
Nhiều lúc cô thấy chồng còn "tuyệt vời" hơn cả lúc "cơm lành canh ngọt".Cuối
cùng, Hà phát hiện mình đã mang thai đứa con của Tuấn. Hà lo sợ khi nói với
chồng, anh sẽ không tin đây là con của mình mà từ bỏ nó. Tuy nhiên, khi biết tin
vợ có thai, Tuấn rất vui mừng và ngay lập tức trở về nhà để có điều kiện chăm sóc
vợ và con.
Qua đây, ta thấy được những kết quả mà ly thân để lại, có thể là sự trở lại
của một gia đình hạnh phúc, nhưng cũng có thể là tình trạng ly thân vẫn tiếp tục
kéo dài không có hồi kết.
2. Quan điểm của cá nhân về ly thân hiện nay
Có nhiều ý kiến cho rằng không cần phải quy định chế định về ly thân trong
Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, nhằm tránh gây thêm nhiều phức tạp trong
mối quan hệ đã rất “rối ren” này. Bên cạnh đó, nhiều gia đình chỉ ly thân trong thời
gian ngắn rồi lại quay về với nhau, nếu luật pháp có quy định về ly thân thì họ phải
đưa đơn ra Tòa làm thủ tục ly thân rồi lại hủy bỏ ly thân thì rất rắc rối và mất công.
Thậm chí một số người còn nêu quan điểm: ly thân là lối sống không lành mạnh, vi
9



phạm nghiêm trọng các đạo đức, truyền thống tốt đẹp trong gia đình của nhân dân
Việt Nam ta, là lối sống sa đọa, tha hóa của các nước tư bản phương Tây.
Tuy nhiên theo em,với sự phát triển phức tạp của các quan hệ xã hội nói chung
cũng như các quan hệ trong hôn nhân nói riêng, pháp luật nước ta nên tiến hành
quy định thêm các chế định về ly thân trong Luật Hôn nhân và gia đình, vì thực tế
hiện nay lại cho thấy hiện tượng ly thân đang ngày càng phổ biến, có nhiều vấn đề
cần được pháp luật điều chỉnh và giải quyết:
Thứ nhất, nhiều cặp vợ chồng lấy việc ly thân như một “sự ràng buộc không
hồi kết”: Nhiều trường hợp dù đã hết tình cảm nhưng chỉ vì muốn trả thù, không
cho đối phương được tự do sinh hoạt và có quan hệ chính thức với người mình
thích mà nhất quyết không chịu ly hôn, chỉ sống ở tình trạng ly thân. Như vậy, ý
nghĩa tốt đẹp của hiện tượng ly thân đã bị một số người lợi dụng để thực hiện mục
đích riêng không tốt của mình. Ngoài ra, nếu trong giai đoạn này có sự giúp đỡ của
chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm thì rất hiệu quả. Các chuyên gia sẽ tiếp xúc với
từng người, tạo ra trạng thái cân bằng tâm lý cho họ.
Pháp luật nên đưa những quy định về thời hạn cho phép vợ chồng được ly
thân hoặc bắt buộc vợ chồng phải thỏa thuận thời hạn ly thân, tránh những hiện
tượng nêu trên. Nếu sau thời hạn này, cả 2 vẫn chưa thấy cần ly hôn, thì nên tiến
hành quay lại sống chung với nhau.
Thứ hai, nhiều người lợi dụng việc ly thân để dễ dàng ly hôn hơn : Đây cũng
là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Với mong muốn ly hôn để được kết hôn
với “tình nhân” của mình, một số người đã thực hiện ly thân, sau đó lấy cớ này để
đệ đơn ra Tòa án xin ly hôn. Không những thế, một số đối tượng còn “gian xảo”
hơn, vì đối phương không chịu ly hôn, họ thực hiện một vở kịch để đối phương tức
giận, ra sống ly thân, nhờ vào đó họ viết đơn xin ly hôn với nguyên nhân là do lỗi
của đối phương, nhằm trốn tránh trách nhiệm và không bị thiệt hại về tài sản khi
10



chia tài sản chung. Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện ở những ông chồng, khi mà
“thèm của lạ, ham đồ mới” đi ngoại tình. Việc này đã gây ra một thiệt thòi lớn cho
các chị em phụ nữ, có nguy cơ hạn chế hơn trong vấn đề chia tài sản chung nếu
chồng có đơn kiện ra Tòa án về vấn đề chia tài sản. Khi quyết định cho ly hôn, Tòa
án cũng nên xem xét vào thời gian ly thân, nguyên nhân dẫn đến ly thân (nếu có)
để có thể có những phán xét công bằng và đúng đắn hơn.
Thứ ba, việc phân chia tài sản, chế độ chịu trách nhiệm liên đới giữa vợ và
chồng cũng như vấn đề con cái khi ly thân : Có thể thấy, khi ly thân, vợ và chồng
hầu như đều sống tách biệt, không có nhiều những mối quan hệ với nhau, đặc biệt
là mối quan hệ về tiền bạc. Vợ và chồng đều tự do chi tiêu mà không bị chi phối
bởi bất kỳ ai. Như vậy, vấn đề phát sinh là nếu trong trường hợp chị A và anh B
đang ly thân (hai người không tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân), trong thời gian ly thân anh B bị mắc bệnh nặng không có tiền chữa bệnh nên
đã vay một khoản tiền lớn và không có khả năng để trả. Trong khi đó, chị A lại
kiếm được một khoản tiền rất lớn mà không xác minh được nguồn gốc (ví dụ như
nhặt được trên đường). Như vậy, khoản tiền chị A kiếm được là tài sản riêng hay
tài sản chung? Vì nếu là tài sản chung theo như quy định của pháp luật, chị A sẽ
phải là người tiếp tục trả khoản nợ này cho anh B, trong khi chị không hề biết và
có liên quan gì đến số tiền cũng như số tiền vay kia hoàn toàn có phục vụ cho việc
chữa bệnh không hay còn với mục đích nào khác ? Bên cạnh đó, vấn đề nuôi
dưỡng và chăm sóc con cái sẽ được quyết định như thế nào trong thời kỳ ly thân?
Nếu người vợ mang thai trong thời kỳ ly thân sẽ quyết định thế nào? Đây đều là
những câu hỏi mà dư luận đang thắc mắc. Pháp luật nên quy định cụ thể những vấn
đề này. Có nên áp dụng việc chia tài sản và trách nhiệm nuôi dưỡng con cái như ly
hôn hay không? Hay sẽ có những quy định mới?
C-KẾT LUẬN

11



Hiện tượng ly thân trong xã hội hiện nay xảy ra tương đối phổ biến và đa
dạng. Bên cạnh những mặt tích cực mà ly thân đem lại còn tồn tại những tình trạng
lợi dụng ly thân để thực hiện những mục đích, mưu đồ bất chính của riêng mình.
Vì vậy, nhà nước nên đặt ra những khuôn khổ pháp luật rõ ràng để nhân dân dễ
dàng thực hiện, để mục đích của ly thân ngày càng được phổ biến và có hiệu quả
hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà

Nội, nxb CAND, năm 2009
2.

Bộ luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

3.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Cừ ,Vấn đề ly thân có được quy định trong Luật Hôn

nhân và gia đình Việt Nam năm 1986, tạp chí luật học, trường Đại học Luật Hà Nội
số 6 năm 1997
12


4.


Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường, một số vấn đề lý luận và thực tiễn về

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
5.

Nguyễn Ngọc Điện ,Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình, tập 1,

Nxb trẻ Thành phố HCM, Thành phố Hồ Chí Minh 2002.
6.

Nguyễn Văn Cừ, chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia

đình Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, 2005
7.

www.xaluan.com

8.

Tailieu.vn

13



×