LỜI MỞ ĐẦU
Tiến tới bình đẳng giới thực sự là mong muốn của nhân loại tiến bộ nói
chung và sự quan tâm của mỗi quốc gia nói riêng. Nhưng muốn làm được điều
đó thì lại là điều không phải là chuyện đơn giản. Các quốc gia tiến bộ đã có
không ít những biện pháp đẩy lùi bất bình đẳng, tiến tới công bằng xã hội, trong
số các quốc gia đó có Việt Nam. Cụ thể, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 ngày
29/11/2006 đã thông qua Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2007. Và một trong những nguyên tắc cơ bản nhất để bảo đảm BĐG đó là
lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Vậy pháp
luật Việt Nam đã quy định vấn đề này như thế nào? Thực tiễn của việc áp dụng
nguyên tắc lồng ghép bình đẳng giới tại Việt Nam có những ưu điểm gì, hạn chế
ra sao? Để tìm hiểu rõ về vấn đề này em đã lựa chọn đề bài số 4: “Lồng ghép
vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật là một nguyên tắc
cơ bản của Luật bình đẳng giới. hãy trình bày hiểu biết của bản thân về vấn đề
này” để hoàn thành bài tập lớn học kỳ của mình.Bài làm của em gồm 3 phần:
Lời mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó, phần nội dung chia làm 3 phần nhỏ
I- Các quy định của pháp luật về lồng ghép bình đẳng giới.
II- Quy định của pháp luật về lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng
và thực thi văn bản pháp luật
III- Thực hiện lồng ghép bình đẳng giới ở Việt Nam ở nay
IV- Các biện pháp hoàn thiện.
Bài làm của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được
sự đóng góp của thầy cô để em có thể hoàn thiện bài tập của mình. Em xin trân
thành cảm ơn.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
BĐG: Bình dẳng giới
1
NỘI DUNG
I- Lý luận chung
1) Các khái niệm cơ bản
1.1 - Khái niệm giới và bình đẳng giới
Giới là khái niệm cơ bản, là cơ sở để nghiên cứu vần đề bình đẳng. Bởi
vậy muốn tìm hiểu thế nào là lồng ghép vấn đề bình đẳng giới cần phải hiểu rõ
về khái niệm này. Giới: theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật BĐG 2006 “chỉ
đặc điểm, vị trí, vai trò của Nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.”Như
vây, giới chính là vai trò xã hội và những kì vọng liên quan đến nam và nữ .
Dựa trên khái niệm về giới và các nghiên cứu vai trò giới, nhà làm luật đã
đưa ra khái niệm BĐG : “là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo
điềukiện và cơ hội phát huy năng lực cả mình cho sự phát triển của cộng đồng,
của gia đình và sự thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển
đó”( Khoản 3 Điều 5 Luật BĐG 2006)
1.2 - Khái niệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
Có nhiều góc độ để tìm hiểu về biện pháp lồng ghép bình đẳng giới, dưới
đây em xin đưa ra 2 góc độ phổ biến nhất
* Dưới góc độ khoa học về giới: Thì lồng ghé giới là đưa yếu tố giới vào
dòng chảy chủ đạo như luật pháp, chính sách, khoa học, giáo dục, kinh tế trên
phạm vi toàn xã hội, đó là quá trình xác định mục tiêu BĐG đồng thời chủ động,
tìm các vấn đề liên quan đến các hoạt động của các nhóm xã hội, từ đó tiến hành
bảo đảm BĐG 1 cách toàn diện.
* Dưới góc độ luật học: Lồng ghép giới được hiểu là cách thức mà các
chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải tiến hành nhằm bảo đảm thực hiện BĐG.
Và tại khoản 5 Điều Luật BĐG quy định các nguyên tắc cơ bản về BĐG
đã quy định: “Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực
thi pháp luật”. Vậy các nguyên tắc đó đã được Nhà nước quy định như thế nào?
2
II- Quy định của pháp luật về lồng ghép bình đẳng giới trong xây
dựng và thực thi văn bản pháp luật
1) Trong xây dựng pháp luật
“Lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là
biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề
giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn
đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh.”( Khoản 7 Điều 5 Luật BĐG 2006).
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn
bản quy phạm pháp luật điều chỉnh;
b) Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật
khi ban hành với nam và nữ;
c) Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong
phạm vi văn bản quy phạm pháp luật.
Dựa vào các vấn đề được xác định làm cơ sở để thực hiện công tác lồng
ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên, Nhà nước đã có
những quy định cụ thể trong các hoạt động như xây dựng, thẩm định, văn bản
quy phạm pháp trong tất cả các giai đoạn - đề xuất, soạn thảo thẩm tra, thảo luận
dự thảo văn bản QPPL.( Chương III Nghị Định 48/2009/ NĐ- CP). Nhưng tất cả
đều phải dựa trên các nội dung trọng tâm trong phạm vi điều chỉnh của các văn
bản quy phạm pháp luật đó là:
“1. Xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn đề
bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.
2. Quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để
giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; dự báo tác động
của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành.
3
3. Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp
thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt
đối xử về giới.”
Xoay quanh các nội dung trên các cơ quan có trách nhiệm đề nghị, kiến
nghị xây dựng quy phạm pháp luật phù hợp, và các cơ quan đó có thể được phân
công soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong trường hợp không được phân
công soạn thảo thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm cung cấp tài liệu có liên
quan tới vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới…cho cơ quan chủ
trì soạn thảo khi có yêu cầu. Điều này là rất hợp lý để có thể thống kê được các
số liêu, tìm hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng, và có thêm
cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm phù hợp với thực tiễn.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm
pháp luật có trách nhiệm thực hiện lồng ghép các vấn đề theo nội dung chủ đạo
trên. Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan, việc soạn thảo này cần có mặt của
dại diện cớ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới và hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam. Bên cạnh đó còn cần tham vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia về
giới…Và được thể hiện trong tờ trình cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các số
liệu liên quan(nếu có). Các quy phạm sau khi được soạn thảo còn cần phải thẩm
đinh theo các nội dung cơ bản, đánh giá tính hợp lý, điều này đảm bảo cho các
quy phạm có nội dung đúng và phù hợp đảm bảo phát huy được tác dụng, bình
đẳng giới thực sự. Tất cả các cơ quan nhà nước về bình đẳng giới đều phải tham
gia, đóng góp ý kiến và tham gia thẩm định quy phạm pháp luật về lồng ghép
vấn đề bình đẳng giới. Cuối cùng, các bộ, ơ quan ngang bộ có trách nhiệm rà
soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới.
Như vậy, một văn bản quy phạm pháp luật về lồng ghép vấn đề bình đẳng
giới được quy định một cách rất tuần tự, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, phù hợp,
đảm bảo tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn. Đảm bảo đây thực sự là
nguyên tắc cơ bản để tiến tới bình đẳng giới thực chất
4
2 ) Trong thực hiện pháp luật
Nếu chỉ có xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì có lẽ chưa đủ để trở
thành nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới mà cần có cả việc thực hiện các văn
bản đó trong thực tiễn. Cụ thể tạiChương IV Luật BĐG 2006,Nghị định
70/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật BĐG . Quy định về rà
soát, thực hiện, hệ thống hoá PL; đánh giá tác động giới; kiểm tra, thanh tra,
giám sát thi hành..
Trong đó việc thực hiện lồng ghép về bình đảng giới không chỉ là công
việc của 1 cá nhân nào mà là công việc chung của toàn xã hội, mỗi cá nhân đều
phải góp phần đảm bảo công tác lồng ghép giới trong thực hiện. Cá nhân cần
nâng cao kiến thức để hiểu về lồng ghép bình đẳng giới từ đó biết được những
hành vi và thái độ đúng mực về bình đẳng giới. Đặc biệt là các gia đình, cần tạo
tiền đề ban đầu để các thành viên trong gia đình mình có kiến thức cơ bản về
bình đẳng giới. Chính phủ, các cơ quan quản lý về vấn đề bình đẳng giới, cần
giám sát việc thực hiện các quy định về lồng ghép giới, mặt khác cần tổ chức,
chỉ đạo việc lồng ghép ván đề giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
theo đúng thẩm quyền. Cần xem xét các quy phạm pháp luật khác cần đảm bảo
yếu tố bình đẳng giới. Rà soát xem các quy định của pháp luật về lồng ghép bình
đẳng giới đã thực sự phù hợp chưa để có thể chỉ đạo thực hiện sửa đổi soa cho
phù hợp và khả thi.
Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp hoạt động để lồng
ghép vấn đề về giới thực sự có hiệu quả, bằng cách phối hợp trong việc quản lý
nhà nước về bình đẳng giới, phối hợp trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng
giới trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội; Phối hợp trong việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính
sách pháp luật về kiến thức giới và bình đẳng giới…Ngoài ra các tổ chức chính
trị, chính trị xã hội cũng cần phát huy vai trò của mình trong công tác lồng ghép
vấn đề bình đẳng giới ngay tại cơ quan của mình và tham gia đóng góp và dự
thảo lồng ghép bình đẳng giới.
5