Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch Chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 52 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú và hệ sinh
thái đa dạng điển hình. Đây chính là tiềm năng và thế mạnh để phát triển du
lịch sinh thái. Tuy nhiên du lịch ở nước ta mới chỉ dừng lại ở du lịch đại chúng.
Do đó, vấn đề đặt ra là hướng hoạt động du lịch theo hình thức du lịch sinh
thái, phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên và góp phần cải thiện chất
lượng cuộc sống của cộng đồng.
Khu du lịch Chùa Hương là một vùng non nước cẩm tú, sơn thuỷ hữu tình,
có cảnh đẹp nhất trời Nam. Chùa Hương cũng được coi là miền đất của đạo
Phật với những truyền thuyết mang ý nghĩa đặc thù, đặc biệt lễ hội Chùa
Hương là lễ hội dài nhất Việt Nam (bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba âm
lịch) và thu hút được lượng khách đông nhất, lượng khách du lịch tính đến ngày
06/4/2008 là 1.024.342 người. Sự có mặt của du khách cùng với những hoạt
động du lịch đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nơi đây. Cần phải
có những đánh giá về hiện trạng những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến
môi trường để đưa ra các giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến khu
du lịch nhằm phát triển du lịch một cách bền vững. Xuất phát từ thực tế và tính
cáp thiết của vấn đề, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch Chùa Hương,
xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây”.

1


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO), 1994: “Du lịch là một tập hợp các
hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con
người ra khỏi nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi,
văn hoá, dưỡng sức,…và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm


sống”
Kể từ khi được nhận ra như một hiện tượng du lịch vào những năm đầu của
thập kỷ 80 (1980), du lịch sinh thái đã phát triển nhanh chóng trở thành hiện
tượng có tính toàn cầu bởi nó là loại hình du lịch tự nhiên có trách nhiệm bổ trợ
cho các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên.
Theo Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là du lịch đến
những khu thiên nhiên với trách nhiệm góp phần vào công tác bảo tồn môi
trường và cải thiện đời sống của người dân địa phương”.
Ở Việt Nam, theo các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch
thì: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao
về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và
văn hoá, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương
và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Như vậy, xét về bản chất, du lịch sinh thái là loại hình du lịch có các đặc
trưng sau:
- Hấp dẫn về tự nhiên
- Bền vững về sinh thái
- Cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục và giải thích
nhằm phát triển bền vững tài nguyên du lịch.
- Cung cấp những lợi ích cho khu vực và địa phương

2


1.2. Lược sử vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Sự phát triển của du lịch đã có tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã
hội và nâng cao chất lượng sống của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt, du lịch còn được xem là cầu nối giữa các quốc gia, mang đến cho xã
hội tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, và hoà bình giữa các dân tộc. Tuy

nhiên với con số khoảng 600 triệu người đi du lịch mỗi năm đã tạo ra những
thách thức đáng kể cả về mặt sinh thái, kinh tế và xã hội.
Về sinh thái, du lịch thiên nhiên sau đó đã để lại những quang cảnh hoang
tàn. Các loài thú hoang bị quấy nhiễu buộc phải rời bỏ nơi ở hoặc bị tiêu diệt
dần, các cánh rừng bị tàn phá để lấy không gian cắm trại, lấy củi đốt hoặc cung
cấp hàng lưu niệm…Ngày nay có nhiều du khách và chính quyền địa phương
nhận thấy tác hại của du lịch thiên nhiên đến giá trị của thiên nhiên và mối
quan tâm của nhân dân địa phương. Du lịch thiên nhiên càng phát triển thì
những rủi ro nó mang lại cho thiên nhiên và đời sống xã hội càng lớn. Việc xác
định sức chứa của một khu du lịch vẫn đang là một thách thức lớn đối với
những nhà quản lý và lập kế hoạch. Xác định giới hạn có thể cảm nhận sự thay
đổi môi trường sống gây ra bởi hoạt động du lịch, đảm bảo tính bền vững của
khu vực…Du lịch tự nhiên phát triển đã như một loại hình du lịch đến rồi lại
chạy xa vô trách nhiệm. Một sự tràn vào của dòng người yêu mến thiên nhiên ở
những điểm mới nhất, sau đó lại bỏ rơi sau khi đã khàm phá và làm suy thoái.
(David Western, 1999).
Về kinh tế, các nhà quản lý du lịch, quản lý các khu bảo tồn và chính quyền
địa phương đều có chung một điểm là họ thường xuyên tìm kiếm lợi nhuận
kinh tế từ du lịch sinh thái. Tuy nhiên, trong trong những vấn đề này họ phải
đối diện với hai khái niệm: giá trị kinh tế và lợi ích kinh tế. Thực tế cho thấy du
lịch sinh thái đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho những người quản lý, những
nhà chức trách địa phương, song lại làm mất đi nguồn lợi thường nhật của
người dân địa phương. Mâu thuẫn về kinh tế càng làm cho nguồn tài nguyên bị
3


khai thác và cạn kiệt hơn. Du lịch sinh thái đã phát triển như một loại hình có
ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng địa phương, loại
hình sản xuất mà người dân luôn chịu “thiệt thòi” từ quá trình khai thác tài
nguyên sinh thái.

Về xã hội, các ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá - xã hội bản địa đã trở
nên khá phổ biến ở nhiều quốc gia. Sự phát triển du lịch quá mức gây ảnh
hưởng đến lối sống của người dân địa phương. Du lịch thiên nhiên đã phát triển
như một nhân tố gây bất hoà trong nhân dân địa phương. Nó như một nhân tố
có thể phá hoại văn hoá cổ đại và làm hỏng nền kinh tế bản địa.
Du lịch sinh thái đang phát triển đã tạo ra những nguy hiểm tiềm tàng cho
bảo tồn nếu không có những chính sách, luật lệ và thể chế nhất định cho quản lý.
Những nghiên cứu cũng chỉ ra về mặt lý thuyết những tác động của du lịch
sinh thái tương đối rõ ràng. Lợi ích tiềm tàng của du lịch sinh thái là tạo ra
nguồn kinh phí cho các khu bảo tồn thiên nhiên, thúc đẩy giáo dục môi trường
và nâng cao nhận thức về bảo tồn. Nhưng cái giá trị tiềm năng phải trả là sự
thoái hoá môi trường; sự không công bằng, không ổn định về kinh tế và những
thay đổi tiêu cực về văn hoá xã hội. Điều đó làm xuất hiện những ý kiến lẫn lộn về
du lịch sinh thái. Người ta cho rằng nhiệm vụ của các nhà bảo tồn là phải nhìn
nhận du lịch sinh thái như một cơ hội cho bảo tồn và phát triển, và tìm ra công
nghệ quản lý nó nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực,
tăng tối đa những lợi ích của du lịch sinh thái (Hector caballos - Lascurain, 1999).
Những con đường thường được sử dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực
đến môi trường của du lịch sinh thái là: giáo dục môi trường cho du khách,
thiết lập những nguyên tắc chỉ đạo, thiết lập cơ chế giám sát môi trường, quy
hoạch du lịch sinh thái và mở rộng sự tham gia của cộng đồng địa phương và
tăng cường vai trò của cơ quan quyền lực với quản lý du lịch sinh thái.
1.2.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về lĩnh vực du lịch ở Việt Nam đã được quan tâm nhiều từ thập
kỷ 90 của thế kỷ 20. Ngày nay, nó càng được quan tâm, trăn trở của các cấp,
4


các ngành với mục đích phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn và càng trở nên quan trọng hơn khi nó trở thành chiến lược của Quốc gia

và được nhiều người biết đến. Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh
vực du lịch như: Đề tài tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam; Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch Việt
Nam; Tổ chức lãnh thổ du lịch; Quy hoạch du lịch Quốc Gia và vùng Nam.
Những nội dung chính của quy hoạch phát triển du lịch cùng với nhiều công
trình khác tập trung nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn của du lịch với quy
mô và phạm vi lãnh thổ.
Thực tế những năm gần đây đã được khá nhiều người nghiên cứu quan tâm
đến là sự phát triển của du lịch và hoạt động của nó đã tác động đến môi trường
tự nhiên và xã hội điển hình như: Lê Văn Lanh, Nguyễn Bá Thụ, Nguyễn Hữu
Dũng, Phạm Trung Lương…Điều này cho thấy rằng vấn đề môi trường trong
hoạt động du lịch đang ngày càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngoài ra các tạp chí, ấn phẩm, báo chí cũng đề cập nhiều đến vấn đề tác động
của nó đến môi trường, xã hội, kinh tế như: Nguyễn Hoài Nam, Trần Thanh
Lâm, Nguyễn Tài Cung…

5


Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tại khu
du lịch Chùa Hương, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần vào quá trình xây
dựng và phát triển du lịch bền vững tại Chùa Hương.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của
hoạt động du lịch tới môi trường tại khu du lịch Chùa Hương.
2.3. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nêu ra, đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung sau:
2.3.1. Tiềm năng du lịch tại khu du lịch Chùa Hương
- Tiến hành đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên.
- Tìm hiểu nguồn tài nguyên du lịch nhân văn.
- Các tuyến điểm du lịch.
2.3.2. Hiện trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Chùa Hương
- Cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự của khu du lịch Chùa Hương.
- Cơ sở vật chật, kỹ thuật phục vụ du lịch.
- Hiện trạng nguồn khách và doanh thu từ hoạt động du lịch.
2.3.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch
Chùa Hương
- Ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, cụ thể là những ảnh hưởng lên các
thành phần của môi trường như: đất, nước, không khí, cảnh quan…
- Ảnh hưởng đến môi trường kinh tế, văn hoá – xã hội.
2.3.4. Bước đầu đề xuất các giải pháp cho việc phát triển du lịch bền vững
tại khu du lịch Chùa Hương
- Giải pháp kinh tế.
- Giải pháp xã hội.
6


- Giải pháp khoa học công nghệ.
- Giải pháp tổ chức - quản lý.
- Giải pháp thể chế - chính sách.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nội dung nghiên cứu tác giả đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
a. Phương pháp thống kê kế thừa tài liệu
Các số liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn gồm: Ban quản lý khu

du lịch Chùa Hương, Uỷ ban nhân dân xã Hương Sơn, các đề tài nghiên cứu
khoa học, tạp chí, tài liệu có liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó chọn lọc, cập
nhập thông tin tiến hành đánh giá và xử lý các vấn đề phù hợp với mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.
b. Phương pháp điều tra thực địa
Tác giả tiến hành điều tra thực địa trên hai tuyến du lịch tiêu biểu là: tuyến
Hương Tích và tuyến Tuyết Sơn nhằm nắm được đặc trưng lãnh thổ một cách
rõ ràng, đánh giá được các tác động của hoạt động du lịch đến với môi trường
tại khu vực thông qua:
* Quan sát trực tiếp: Trong quá trình điều tra, tác giả đã luôn quan sát cảnh
quan thiên nhiên như các chỉ thị sinh học,…; điều kiện cơ sở hạ tầng như: hệ
thống giao thông, điện lưới, cấp thoát nước, cơ sở lưu trú,…trong khu vực.
* Phỏng vấn:
+ Đối tượng phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn, thăm dò ý kiến từ nhiều đối
tượng khác nhau như: khách du lịch, cán bộ nhân viên trong khu du lịch Chùa
Hương, cộng đồng dân cư địa phương.
+ Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn thông qua trao đổi trò chuyện.
Phỏng vấn trên cơ sở phác thảo các ý tưởng cơ bản.
Phỏng vấn bằng phiếu điều tra với hệ thống những câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở.
7


+ Mẫu điều tra là khác nhau đối với các đối tượng khác nhau:
Khách trong nước: 50 mẫu
Khách nước ngoài: 30 mẫu
Người dân địa phương, nhà quản lý: 30 mẫu
+ Thời gian điều tra: Đề tài tiến hành điều tra trong thời gian một tháng
thực tế tại khu vực tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn, các quầy dịch vụ, địa
bàn dân cư xã Hương Sơn; mẫu biểu điều tra ở phần phụ lục.

* Xác định khối lượng cụ thể của từng loại rác thải sau khi đã tiến hành
phân loại rác thành rác thải vô cơ và rác thải hữu cơ tại điểm tập trung rác của
các điểm du lịch chính là: Đền Trình, Chùa Thiên Trù, Động Hương Tích.
* Lấy mẫu nước suối phân tích
+ Mục đích: Lấy mẫu nước phân tích để xác định tính thích hợp của suối
cho hoạt động du lịch sinh thái.
+ Vật liệu lấy mẫu là: bình polyetylen, dung tích 500ml.
+ Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu dưới bề mặt, nhúng trực tiếp bình chứa
mẫu xuông suối cách mặt nước 30cm.
+ Thời gian và địa điểm lấy mẫu: Tác giả tiến hành lấy mẫu làm 2 lần trên
2 suối tại khu du lịch Chùa Hương là: suối Yến vào các ngày 02/3/2008.
và suối Tuyết Sơn ngày 09/3/2008.
Vì 2 suối trên có chiều dài khoảng 3 km nên tại mỗi suối lấy 9 mẫu tại 3 điểm.
+ Bảo quản mẫu: mẫu sau khi lấy xong được bảo quản trong bình đựng đá
ở nhiệt độ 4ºC. Sau đó mẫu được vận chuyển về phòng phân tích của trường
Đại học Lâm nghiệp để tiến hành phân tích.
d. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA)
PRA là tập hợp các kỹ thuật và cách tiếp cận cho phép cộng đồng chia sẻ
và nâng cao và phân tích kiến thức của họ về cuộc sống và môi trường xung
quanh đồng thời tự lập kế hoạch và hành động.

8


Trong phương pháp PRA, sự hiểu biết của người trong cuộc được lấy làm
điểm khởi đầu. Vì vậy, người điều tra phải có phương pháp tiếp cận khôn khéo
để những hiểu biết này được trình bày một cách tự nguyện không áp đặt.
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp
a. Phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin.
Phương pháp này được thực hiện thông qua tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu,

kết quả điều tra xã hội học, điều tra thực địa, phân tích để thấy được mức độ phức tạp
của lãnh thổ từ đó xác định được tính toàn vẹn để thấy được sự ảnh hưởng của du
lịch đến tài nguyên môi trường, cộng đồng dân cư tại khu du lịch Chùa Hương.
b. Phương pháp tính điểm cho các tác động dựa theo thang điểm của Likert.
Tác động của du lịch sẽ được là rõ bằng cách tính điểm trung bình cho các câu
trả lời của người dân về tác động của du lịch đến từng yếu tố theo thang điểm
Likert. Các câu trả lời cho các tác động của du lịch đến từng yếu tố sẽ tương ứng
với thang điểm 5 của Likert với điểm thấp nhất là -5 và cao nhất là +5. Theo đó,
tác động rất xấu ứng với -5 điểm, tác động xấu tương ứng với -2,5 điểm, không có
tác động gì (không ảnh hưởng) ứng với điểm 0, tác động tốt ứng với 2,5 điểm và
tác động rất tốt ứng với 5 điểm. Các câu trả lời không biết (không có câu trả
lời) không được tính trong phần điểm trung bình.
Dựa vào điểm trung bình của mỗi yếu tố có thể biết được tác động của du
lịch đến yếu tố ấy ở mức độ nào, theo hướng tích cực hay tiêu cực. Giá trị tuyệt
đối của điểm trung bình càng lớn chứng tỏ tác động của du lịch tới yếu tố đó
càng lớn. Điểm trung bình là số dương chứng tỏ tác động của du lịch là tích cực
và ngược lại là tiêu cực.

9


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái tại khu du lịch Chùa Hương.
Cái đẹp của quần thể di tích Hương Sơn được tác thành bởi nhiều yếu tố:
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Chùa Hương với tổng diện tích 4280 ha gồm 6 thôn thuộc xã Hương Sơn:
Hội Xá, Đục Khê, YếnVỹ, Phú Yên. Trung tâm khu du lịch cách thủ đô Hà Nội
60 km về phía Nam, cách trung tâm huyện Mỹ Đức về phía Đông Nam 10 km.

Nằm trong hệ toạ độ địa lý từ 20º34 ’ – 20º39’ vĩ độ Bắc và từ 105º41’ – 105º49’
kinh độ đông.
Khu du lịch Chùa Hương lại nằm trong một vùng có nhiều điểm du lịch hấp
dẫn của tỉnh Hà Tây như: Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Vườn Quốc gia Ba vì,
khu du lịch sinh thái Quan Sơn,…
Với vị trí này, Chùa Hương có điều kiện rất thuận lợi để thu hút khách
tham quan, đặc biệt là nguồn khách từ Hà Nội. Ngoài ra có thể kết hợp với các
điểm du lịch lân cận tạo thành các tua du lịch hấp dẫn.
b. Địa hình, địa mạo
Khu du lịch Chùa Hương là phần cuối của hệ thống núi đá vôi Sơn La - Mộc
Châu. Độ cao khu vực dao động từ 20m đến 381m (đỉnh núi Cái Bà Lồ). Sự chia
cắt mạnh mẽ cùng với những vách núi dựng đứng của các núi đá vôi tạo nên một
ấn tượng núi non hùng vĩ. Mật độ chia cắt ngang dày đặc và khá sâu, tạo nên trong
bản thân khối núi những dãy chuỗi và các khối nhỏ riêng biệt dạng tháp và tháp
cụt liên kết với nhau trên nền cánh đồng phù sa có giá trị thắng cảnh hấp dẫn.
Địa hình địa mạo Hương Sơn được tạo nên do 2 nhóm yếu tố chủ yếu bao
gồm: nhóm địa hình Kaster là quá trình hoà tan của đá vôi cùng với các quá
trình cơ học khác sự đổ vỡ, sự xâm thực và xói mòn. Nhóm địa hình có nguồn
gốc sông là đồng bằng Aluvi tưởng bãi bồi bằng phẳng, thành phần trầm tích
chủ yếu là sét, sét pha và cát pha. Đây là khu vực hình thành những loại đất có
10


độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây trồng trong khu vực. Hai nhóm yếu tố
tạo trên liên quan trực tiếp tới sự hình thành khối núi Hương Sơn. Bao gồm các
Kaster mặt và ngầm. Vì vậy đã tạo nên các cụm hang động như: Hương Tích,
Long Vân. Các hang động vùng Hương Sơn chủ yếu là hang động ngắn theo
dạng mái đá phát triển trên bề mặt và dọc khe nứt, tạo thành các hang hình
vòm. Trầm tích hang động ở đây chủ yếu là các thành phần tạo nhũ đá, măng
đá, cốt đá. Do vậy tạo thành nhiều hình thù kỳ dị có giá trị trang trí cho các

hang động, làm cho chúng trở nên vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra vùng giáp ranh
đồng bằng phù sa còn có các hang động thành tạo do cát, sét, sỏi sạn. Phần nền
hang đá được tạo dựng lâu đời vào giai đoạn người cổ đại sinh sống.
c. Địa chất, thổ nhưỡng.
Theo những kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy cấu trúc địa chất Hương
Sơn được xếp vào đời cấu trúc kiến tạo Ninh Bình (Dovjikov, 1965). Toàn bộ
khối núi được cấu tạo bởi đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao, được xếp vào bậc
Anizi. Phần dưới mặt cắt gần đá vôi phân lớp mỏng đến rất mỏng, phần giữa là
lớp đá vôi dày, khối tảng lớn màu xám loang lổ, xám sẫm đến vàng ngà. Đá giòn,
dễ vỡ. Tổng chiều dày của đá vôi này tới 1800 - 2000 m (Trần Văn Trị, 1977).
Đất ở Hương Sơn có nguồn gốc chính từ núi đá vôi và phù sa sông Đáy.
Các quá trình ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt thổ nhưỡng hiện tại là quá trình
rửa lũ, xói mòn, sụt lở, tích tụ ở núi đá vôi và quá trình bồi đắp cửa sông. Các
sản phẩm phong hoá của đá vôi thông qua quá trình feralitic và quá trình ngoại
sinh tạo nên sự đa dạng của các loại đất trong khu vực: đất phù sa không được
bồi, đất phù sa glây, đất phù sa úng nước, đất than bùn, đất đen trên sản phẩm
bồi tụ của cacbonat, đất đỏ nâu trên đá vôi.
Các loại đất trên phân bố ở hai dạng địa hình núi và đồng bằng, đó là điều
kiện tốt để phát triển nhiều loại cây ăn quả, cây đặc sản và thực vật tự nhiên
khác nhau, nó góp phần tạo nên sự đa dạng cảnh quan địa lý khu vực.

11


d. Khí hậu
Khí hậu Hương Sơn mang những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc
Việt Nam, đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá
rõ nét như sau:
- Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,1ºC, trong năm nhiệt độ thấp
nhất trung bình 13,6ºC (vào tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là

tháng 7 trên 33,2ºC, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm
sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.
- Lượng mưa bình quân năm là 1.520,7 mm, phân bố trong năm không đều,
mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2% tổng lượng mưa cả năm.
Lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1 mm. Mùa khô từ cuối tháng 10, đầu
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng ít mưa nhất trong năm là tháng 12, tháng 1
và tháng 2 chỉ có 17,5 - 23,2 mm.
- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.630,6 giờ.
- Lượng bốc hơi bình quân năm là 859 mm. Lượng bốc trong các tháng mưa ít
cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu hơn, tuy nhiên do hệ thống thuỷ
lợi tương đối tốt nên ảnh hưởng không lớn lắm đến cây trồng vụ đông xuân.
- Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến
thiên từ 80 - 89%.
- Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau, còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây
Nam và gió Đông Nam.
Bảng 01: Các chỉ tiêu khí hậu tại khu du lịch Chùa Hương
Thông số
Nhiệt độ TB năm
(ºC)
Nhiệt độ TB tháng nóng nhất
(ºC)
Lượng mưa năm
(mm)

Kết quả đo

Chỉ tiêu khí hậu sinh
học đối với con người


Ý nghĩa

23,1

18 - 24

Thích
nghi

33,2

32 - 35

Rất nóng

1.520,7

Thích
nghi
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Hương Sơn)

12

1250 - 1990


Qua bảng trên ta thấy khí hậu của khu du lịch Chùa Hương rất thuận lợi để
tổ chức hoạt động du lịch.
e. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt chính của Hương Sơn là sông Đáy ở Đông Bắc xã và các hồ,

suối ven núi. Hệ thống kênh mương và các trạm bơm cũng góp phần giúp xã có
nguồn nước mặt phong phú quanh năm phục vụ sản xuất, sinh hoạt, du lịch.
Ước tính hàng năm tổng lượng nước mưa thu được ở Hương Sơn chừng 8,4
triệu m3 nước (không kể dòng chảy vào từ ngoài lưu vực). Trong đó lượg nước
bốc hơi từ mặt đất và từ thực vật trở lại khí quyển chừng 4 triệu m 3, còn 4,4 triệu
m3 hoặc tràn trên bề mặt hoặc chuyển xuống thành dòng chảy ngầm đều dồn về
suối Yến. Đây là lượng nước ngọt không lớn nhưng nó rất có ý nghĩa đối với sự
phát triển khu vực. Chúng được sử dụng cho tưới ruộng vườn, nuôi trồng thuỷ
sản, cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ vận tải thuỷ và dịch vụ du lịch sinh thái…
Theo thống kê của Ban tổ chức Chùa Hương, hàng năm tài nguyên nước
đem lại cho người dân Hương Sơn hàng tỷ đồng nhờ phát triển vận tải thuỷ và
du lịch sinh thái.
f. Tài nguyên sinh vật
* Hệ thực vật
Rừng Hương Sơn vốn thuộc kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới
kiểu phụ đất kiệt nước trên núi đá vôi xương xẩu (Thái Văn Trừng, 1970).
Hệ thực vật Hương Sơn khá đa dạng. Kết quả điều tra cho thấy ở đây có đại
diện của 6 ngành thực vật bậc cao. Đó là ngành Lá thông, ngành Tháp bút,
ngành Thông đất, ngành Quyết, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín (Nguyễn Tiến
Bân, 1991). Có 350 loài thực vật thuộc 92 họ. Trong số những lâm sản hiện còn
có thể khai thác được một số loài phổ biến sau:
+ Cây quý hiếm: Và (Fraxinus chinensis), Vành Vạch (Tapiscia sinuensis),
Sưa (Dalbergia tonkinensis), Nhò Vàng (Dimerocapus brenieri), Lát Hoa
(Chukrasia tabularis).

13


+ Cây làm thuốc: Thạc Hộc (Đernobium SP), Thạc xương bồ. (Acorusgramincus
Soland), Dứa dại (Pandanus tec-torius), Cẩu tích (cây lông cu li) (Cibotium Bermetz), Lá

lốt (Piperlotot CDC), Cây xộp (Fucus pimula)
+ Cây làm cảnh: Đùng đình Bắc sơn (Cryota bacsonensis), Gạo, Chua me hoa
tím (Oxalis martiana)…
+ Cây đặc sản: Mơ (Prunus mune), Rau Sắng (Melientho navifierre), Củ mài,
Kim ngân…
* Hệ động vật
Kết quả điều tra khảo sát ở Hương Sơn đã phát hiện có 88 loài chim thuộc
37 họ và 15 bộ, có 35 loài bò sát thuộc 16 họ và 3 bộ, 32 loài thú thuộc 17 họ
và 7 bộ. Nhìn chung khu hệ động vật Hương Sơn là nghèo nàn về số loài và số
lượng cá thể loài do khu vực này có ranh giới nhỏ hẹp, lại là sinh cảnh của
vùng núi đá bị cách biệt và bao bọc dân cư. Tuy nhiên xét về tài nguyên động
vật vùng Hương Sơn lại có ý nghĩa khá độc đáo.
Những loài động vật quý hiếm: Về chim, hiện nay Hương Sơn chỉ còn sót
lại 1 loài động vật quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới là
Gà lôi trắng (Lophura nyethemra). Trước kia nhân dân còn cho biết trong vùng
còn có Công, Trĩ sao, Gà tiền. Về lưỡng cư, bò sát có 10 loài quý hiếm, gồm:
Trăn đất, Tắc kè, Kỳ đà nước, rắn ráo, rắn cạp nong, rắn hổ mang trâu. Về các
loài thú có 8 loài được đưa vào sách đỏ như: Báo hoa mai (Panthera Pardus),
Báo gấm (Neoflis nebulosa), Beo (Felis temmicki), Vượn đen (Hylobates
concolor), Voọc quần đùi trắng, Rái cá (Luta luta), Hổ (Pathera tigris).
Những loài động, thực vật tại khu du lịch Chùa Hương là yếu tố quan trọng
để hấp dẫn du khách đến du lịch tuy nhiên hiện nay các loài đang đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng, rừng Hương Sơn đang bị suy thoái sinh học.
3.1.2. Văn hoá
Hương Sơn với tư cách là một quần thể các di tích lịch sử văn hoá bao gồm
nhiều loại di tích khác nhau mà chính sức lao động sáng tạo của người bao đời nay

14



đã làm cho thiên nhiên ở vùng Hương Sơn có thêm sinh lực, mang sức sống của
con người, tạo nên giá trị trường cửu cho quần thể thắng cảnh di tích này.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các di tích khảo cổ học thuộc giai đoạn
văn hoá Hoà Bình nổi tiếng của thời đồ đá Đông Nam Á như hang Sũng Sàm,
hang Sập Bom, hang Chùa Mới…Bên cạnh các di tích thời đồ đá, các nhà khảo
cổ học còn phát hiện được các di tích và di vật thời đồ đồng, đồ sắt - những
bằng cớ xác đáng chứng minh sự tồn tại và phát triển liên tục của con người ở
vùng đất này.
Đó là tổ tiên của người Mường ở vùng Hương Sơn, Mỹ Đức giáp với Lạc
Thuỷ - Hoà Bình hiện nay.
Sau khi đạo Phật truyền bá và phổ cập vào Việt Nam, Hương Sơn dần dần
trở thành một trong những trung tâm Phật giáo và không ngừng được tu bổ
thành quần thể kiến trúc tôn giáo. Theo tâm thức dân gian đây là nơi tu hành
đắc đạo của Bà Chúa Ba, hoá thân Phật Bà Quan Âm, một biểu tượng đẹp
mang bản sắc về truyền thống văn hoá Việt Nam.
Một khi tâm thức của con người càng cao thì nhu cầu và hứng thú văn hoá du
lịch càng lớn. Phát triển tiềm năng văn hoá cho du lịch đã khó, song biến tiềm
năng đó trở thành sản phẩm của văn hoá du lịch còn khó hơn. Hương Sơn đã cho
chúng ta khả năng đó do vậy các nhà quản lý du lịch Hà Tây nói chung và khu du
lịch Chùa Hương nói riêng cần sớm có quy hoạch phát triển khu văn hoá này
nhằm bảo vệ và khai thác tốt nhất tiềm năng du lịch tự nhiên và văn hoá nơi đây.
3.1.3. Các tuyến điểm du lịch.
Quần thể thắng cảnh Chùa Hương bao gồm 18 đền, chùa, hang động nằm
rải rác ở 4 thôn: Yến Vỹ, Đục Khê, Hội Xá và Phù Yên thuộc địa phận xã
Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Các chùa động ở đây phần lớn được
phát hiện và xây dựng vào các thế kỷ XVII, XVIII và XIX. Đa số dựa vào sườn
núi hoặc nằm dưới thung lũng, những nơi có địa thế đẹp để kiến tạo.

15



Ảnh 01: Sơ đồ thắng cảnh khu du lịch Chùa Hương
(Nguồn: Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn)
Mười tám điểm được chia thành bốn tuyến như sau:
1. Tuyến Hương Tích có 8 di tích là: Động Hương Tích, chùa Thiên Trù,
đền Trình Ngũ Nhạc, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, chùa Tiên Sơn,
chùa Hinh Bồng và động Đại Binh.
2. Tuyến Thanh Hương gồm: chùa Thanh Sơn và động Hương Đài.
3. Tuyến Long Vân gồm: chùa Long Vân, động Long Vân, động Cây Khế,
hang Thánh Hoà.
4. Tuyến Tuyết Sơn gồm: chùa Bảo Đại, động Ngọc Long, chùa Ngự Trì
(chùa Cá), đền Trình Phú Yên.
*Động Hương Tích
Động này vốn có từ thời kỳ vận động tạo sơn, được phát hiện vào thế kỷ XI
và đưa vào thờ phật năm 1687. Phật thoại truyền rằng: Đức Quán Thế Âm Bồ
tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu Trang Vương ở nước
Hương Lâm, tu hành 9 năm và thành đạo quả ở động này nên đặt tên là Hương
Tích. Đặc biệt ở đây có pho tượng Phật bà Quan Âm bằng đá xanh tạc thời Tây
Sơn và hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với biết bao hình thù kỳ lạ. Thuyết phong
16


thuỷ cho rằng: Động Hương Tích là con rồng chúa đang há miệng vờn ngọc.
Đây là điểm chính của khu thắng cảnh, thu hút 100% du khách đến thăm quan,
thường gọi là chùa chính.
* Chùa Thiên Trù
Được khởi dựng từ thời Lê Thánh Tông, năm Đinh Hợi (1467) niên hiệu
Quang Thuận, thứ 8. Đến niên hiệu Chính Hoà năm thứ 7 (1686), Hoà thượng
Trần Đạo Viên Quang tái thiết. Đến năm 1942 thì toàn bộ công trình hoàn
chỉnh trở thành một lâu đài tráng lệ “Biệt chiếm nhất nam thiên”.

Hiện nay, với quần thể kiến trúc nguy nga, hoành tráng, khiến Thiên Trù
trở thành trung tâm của thắng cảnh Hương Sơn.
* Chùa Thanh Sơn - Động Hương Đài
Chùa Thanh Sơn nằm bên suối Yến. Trong động có rất nhiều nhũ đá đẹp. Chùa
Thanh Sơn được hình thành từ năm Canh Thân (1860) trên đất mà theo truyền
thuyết phong thuỷ là thế đất phượng hoàng ẩm thuỷ. Chùa Thanh Sơn - Động
Hương Đài là một thắng cảnh đẹp trong khu danh thắng Chùa Hương.
* Chùa - Động Long Vân.
Chùa Long Vân ở lưng chừng núi với ngọn tháp, mái chùa ẩn hiện trong cảnh
“sương mây” Hương Sơn kỳ ảo. Qua eo núi chùa Long Vân thì đến Động Long Vân,
động có một hang sâu gọi là động âm dưới hang này có nhiều nhũ đá hình thù rất lạ.
* Chùa Bảo Đại - Động Tuyết Sơn
Động Tuyết Sơn ở trên thế cao lưng chừng núi cửa động có khắc ba chữ
“Ngọc long Động”. Mùa xuân năm Canh Dần (1770) chúa Trịnh Sâm tuần du
phương nam trẩy hội Chùa Hương qua chùa Bảo Đại có đề khắc những chữ
“Kỳ sơn tú thuỷ”, “Bạch tuyết môn”, “Ngọc long động”.
3.2. Hiện trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch Chùa Hương
3.2.1. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức tại khu du lịch Chùa Hương.
Ban quản lý khu du lịch Chùa Hương trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện
Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế của Uỷ ban

17


nhân dân huyện. Đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên ngành của Sở Văn
hoá thông tin và Sở Du lịch tỉnh Hà Tây.
Tổng số lao động trong Ban quản lý gồm 48 người, trong đó biên chế chính
thức là 10 người và 38 cán bộ hợp đồng dài hạn.
Ban quản lý khu du lịch Chùa Hương có 1 Trưởng ban và 2 Phó trưởng
ban, bộ máy giúp việc được thành lập theo mô hình các Tổ công tác.

Hìn

Trưởng ban

Tổ bảo vệ
di tích
Hương
Trù

Tổ bảo vệ di
tích Long Vân
- Tuyết Sơn

Tổ nghiệp
vụ kiểm
tra

Tổ quản
lý khách

Tổ
hành
chính
lễ hội

h 01: Cơ cấu tổ chức quản lý của Ban quản lý khu du lịch Chùa Hương
Nhân viên hợp đồng trong Ban quản lý chỉ học qua nghiệp vụ du lịch hoặc là
lao động phổ thông. Trong 4 hướng dẫn viên du lịch của Ban quản lý chỉ có 1 người
được đào tạo chính quy. Trình độ nhân viên trong Bản quản lý gần như không có
khả năng giao tiếp đây là yếu tố hạn chế việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

3.2.2. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
a. Hệ thống giao thông
Hương Sơn là trung tâm giao lưu kinh tế giữa miền núi và đồng bằng, có hệ
thống giao thông thuận lợi, có đường bộ, đường sông. Đường sông có 8 km sông
Đáy chảy bao quanh, đường bộ từ Hà Nội qua Hà Đông đến tận Yến Vỹ khoảng
60km với mật độ đường đạt 10,7 km/km2, khá thuận lợi cho đi lại và giao lưu hàng
hoá.
b. Hệ thống cấp thoát nước
Hiện nay nước dùng cho sinh hoạt tại các khu nhà nghỉ và dịch vụ ở ngoài bến
Yến là nước ngầm được các hộ kinh doanh khai thác, chất lượng nước ở đây
tương đối tốt. Tuy nhiên nước thải sau quá trình sử dụng được thải trực tiếp
xuống suối Yến, điều này gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Tại các điểm du lịch,
18


nước được lấy từ suối ven núi theo đường ống dẫn cung cấp cho các hàng quán
kinh doanh, nước ở đây bị ô nhiễm về mặt sinh học. Nước thải cũng không qua
xử lý được thải trực tiếp ra môi trường.
c. Hệ thống cấp điện và mạng lưới thông tin liên lạc
Hệ thống cấp điện của khu du lịch Chùa Hương được cung cấp bởi hệ thống
điện lưới quốc gia, đảm bảo thuận tiện cho nhu cầu phục vụ các hoạt động du lịch.
Do sự phát triển của của ngành bưu chính nên ở đây hệ thống liên lạc tương
đối dễ dàng. Đây là một thuận lợi cho phát triển du lịch, liên kết các ngành, các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch và quảng bá về khu du lịch.
d. Cơ sở lưu trú
Theo thống kê của Uỷ ban nhân dân xã Hương Sơn, hiện nay có khoảng 70
cơ sở lưu trú, trong đó có 8 cơ sở của nhà nước còn lại của tư nhân. Nhìn chung
chất lượng phòng của các khách sạn, nhà nghỉ chưa cao, xây dựng không có
quy hoạch, kiến trúc tự do tuỳ tiện không hài hoà với cảnh quan thiên nhiên.
Vào mùa lễ hội, lượng khách du lịch quá lớn đã xảy ra tình trạng quá tải.

e. Cơ sở dịch vụ ăn uống và bán hàng
Dịch vụ ăn uống bước đầu đã đáp ứng yêu cầu của khách, ban tổ chức yêu
cầu các chủ cửa hàng phải có đăng ký trước và cam kết bảo đảm an toàn thực
phẩm, các hàng ăn đều phải có tủ kính đựng thức ăn.
Các điểm bán hàng nhiều nhưng qua khảo sát có rất ít hàng bán đồ lưu
niệm, sách giới thiệu về khu du lịch Chùa Hương.
f. Y tế
Trong vùng có 1 trạm xá, cơ sở vật chất tương đối khang trang. Tại các
điểm du lịch có bố trí lực lượng các bác sĩ thường trực tại: động Hương Tích,
Thiên Trù, chùa Thanh Sơn, Long Vân, Tuyết Sơn, sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân
tại chỗ. Chuẩn bị xuồng cấp cứu khi có bệnh nhân cần chuyển ra tuyến ngoài.
3.2.3. Hiện trạng nguồn khách và doanh thu từ hoạt động du lịch.
a. Khách du lịch

19


Lễ hội Chùa Hương là mùa lễ hội dài nhất trong năm và thu hút được lượng
khách đông nhất cả nước. Theo thống kê của Ban quản lý Chùa Hương cho thấy:
Bảng 02: Số lượng khách du lịch đến khu du lịch Chùa Hương
Năm
Khách
Nội địa
Quốc tế
Tổng

2005

2006


2007

346.714
392.904
949.777
24.704
26.950
34.579
371.418
419.854
984.356
(Nguồn: Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn)

Biểu đồ 01: Số lượng khách đến khu du lịch Chùa Hương
Qua biểu đồ ta thấy năm 2007, số lượng khách nội địa đến khu du lịch tăng
đột biến do một số nguyên nhân sau:
+ Giao thông thuận tiện, tình trạng ách tắc giao thông giảm.
+ Du lịch văn hoá lễ hội đã trở thành nhu cầu lớn của con người.
+ Chất lượng các sản phẩm du lịch tăng.
Tuy nhiên, lượng khách quốc tế trong các năm có xu hướng biến đổi không
nhiều.
Bảng 03: Nguồn thông tin khách biết đến khu du lịch Chùa Hương
Khách
Nội địa (%)
Quốc tế (%)

Chuyến thăm
lần trước

Bạn bè/

Người thân

Quảng cáo/ Sách
hướng dẫn du lịch

Công ty
du lịch

52
30
8
10
16,7
10
20
53,3
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, đề tài thực hiện năm 2008)

20


Điều này cho thấy công tác quảng bá du lịch của khu du lịch còn nhiều hạn
chế.
Hoạt động du lịch ở khu du lịch Chùa Hương có tính mùa vụ rõ rệt, tập
trung chủ yếu vào 3 tháng đầu năm. Qua quá trình điều tra phân tích và thống
kê cho thấy rằng du lịch sinh thái chưa thực sự phát triển tại Chùa Hương. Phần
lớn du khách đến đây để hành hương lễ phật (chiếm 82%). Các hoạt động tìm
hiểu thiên nhiên, môi trường, nền văn hoá bản địa lại chưa thực sự phát triển.
Đây là thiếu sót lớn của hoạt động quản lý du lịch Chùa Hương, bởi tiềm năng
tài nguyên thiên nhiên và nhân văn ở đây là rất phong phú và độc đáo.

b. Doanh thu từ hoạt động du lịch.
Bao gồm tất cả các khoản thu mà du khách đã chi trả như: doanh thu từ lưu
trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm, vé thắng cảnh, bưu điiện, y tế,…Thể hiện ở
biểu sau:
Bảng 04: Doanh thu của hoạt động du lịch tại khu du lịch Chùa Hương
Năm

2005

2006

2007

Tổng doanh thu
(Triệu đồng)

55.712,7

71.375,18

196.871,2

(Nguồn: Bản quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn)
3.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tại khu du lịch Chùa
Hương.
Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, sự tồn tại và
phát triển của nó gắn chặt với tài nguyên và môi trường. Môi trường, tài nguyên
thiên nhiên, nhân văn phong phú là yếu tố cơ bản để thu hút khách du lịch, tạo điều
kiện cho du lịch phát triển. Hoạt động phát triển du lịch gây ảnh hưởng đến môi
trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố môi trường xã hội.

3.3.1. Ảnh hưởng lên môi trường tự nhiên.
a. Ảnh hưởng tích cực
Trong điều kiện đô thị hoá ngày càng cao, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ngày càng gia tăng, để lập lại cân bằng cho nhịp sống đã bị phá vỡ, con người

21


ham muốn tìm đến những nơi môi trường tự nhiên còn nguyên sơ và nền văn
hoá còn nguyên bản
Bảng 05: Điểm trung bình cho các câu trả lời của người dân về tác động
tích cực của du lịch đến môi trường tự nhiên tại khu du lịch Chùa Hương

Yếu tố
Bảo tồn thiên
nhiên và bảo vệ
động vật hoang

Cải thiện môi
trường xanh,
sạch, đẹp
Tầm quan trọng
của môi trường
từ đó nâng cao ý
thức của người
dân

Rất xấu
(Số
phiếu)


Xấu
(Số
phiếu)

Không
ảnh
hưởng
(Số
phiếu)

Tốt
(Số
phiếu)

Rất tốt
(Số
phiếu)

Không
biết
(Số
phiếu)

Điểm
trung
bình

0


7

5

12

5

1

+ 1,29

0

7

11

9

3

0

+ 0,67

0

0


5

13

12

0

+ 3,08

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, đề tài thực hiện năm 2008)
Việc tiếp xúc thường xuyên với khách du lịch, mở các lớp tập huấn về
Luật Bảo vệ di sản văn hóa cho cán bộ và nhân dân trong xã, tập huấn về
nghiệp vụ du lịch, thái độ đón tiếp phục vụ khách trong mùa lễ hội đã tạo cho
người dân địa phương học hỏi và nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của môi
trường từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân (+3,08).
Sự đa dạng về các loài động thực vật trong hệ sinh thái rừng Hương Sơn đã
giúp con người gần gũi với thiên nhiên, với các loài động thực vật, từ đó họ
nhận ra giá trị to lớn của hệ sinh thái rừng, ý thức được trách nhiệm bảo tồn
thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã (+1,29).
Qua đây, có thể thấy nếu ta khai thác du lịch một cách hợp lý thì những
đóng góp từ hoạt động du lịch để giữ gìn và cải thiện môi trường sinh thái khu
du lịch Chùa Hương là đáng kể.
22


b. Ảnh hưởng tiêu cực
* Ảnh hưởng đến môi trường đất, cảnh quan
Đất bị suy thoái


Xói mòn

Mất rừng

Sụt lở

Nổ mìn

Kết cấu đất bị thay đổi

Xây dựng

Rác thải

Ô nhiễm đất

Nước thải

Hình 02: Cây vấn đề các tác động tiêu cực đến môi trường đất
Lượng khách du lịch gia tăng dẫn đến tăng áp lực về chất thải sinh hoạt.
Thực tế hiện nay, chỉ khoảng 70% lượng rác thải được thu gom xử lý. Số còn
lại được thải ra các thung lũng gây ảnh hưởng đến kết cấu đất, làm ô nhiễm đất.
Do địa hình vận chuyển khó khăn nên biện pháp xử lý chủ yếu ở đây là đốt tập
trung tại các đền. Việc xử lý này thường xuyên với lượng rác lớn, thời gian đốt
lâu sẽ làm cho đất bị ô nhiễm nhiệt, thoái hoá…Các hoạt động nướng thịt thú
rừng hai bên đường dọc các tuyến du lịch cũng tương tự.
Hiện tượng một số người dân kém hiểu biết đã tự ý nổ mìn, phá đá nhằm tạo ra
các hang mới để thu phí của du khách làm phá vỡ kết cấu đất, cảnh quan nơi đây.
Vào mùa lễ hội, tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra đã hình thành các
con đường mòn ven đường đi trên núi gây hiện tượng đất bị nén chặt, gây nên

xói mòn, rửa trôi phá vỡ các bậc đá. Tác động này biểu hiện rõ ở tuyến Tuyết
Sơn nơi có độ dốc cao.
Phát triển du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn, nhà
nghỉ và các công trình dịch vụ du lịch. Điều này đã dẫn đến việc xâm lấn các
diện tích đất trước đây là những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất canh
tác…để chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác làm cho đất đai bị khô cằn đi.
Cùng với việc xâm lấn diện tích rừng để xây dựng thì việc người dân vào rừng
23


khai thác lâm sản cũng là nguyên nhân làm cho diện tích rừng giảm, tốc độ
dòng chảy mặt lớn gây nên hiện tượng sụt lở đất, xói mòn về mùa mưa lũ…
Qua khảo sát thực tế kết hợp với phỏng vấn cán bộ trong ban quản lý khu
du lịch Chùa Hương thì lượng nước thải ra không qua bất cứ biện pháp xử lý
nào mà được ngấm trực tiếp xuống đất là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất.
* Ảnh hưởng đến môi trường nước
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường nước thể hiện ở việc làm
giảm trữ lượng nước và ô nhiễm nguồn nước.
Nước bị suy thoái

Ô nhiễm

Giảm trữ lượng
Nhu cầu du lịch

Mất rừng

Rác
Nước thải
thải

Hình 03: Cây vấn đề các tác động tiêu cực đến môi trường nước

Do các tuyến điểm du lịch trong khu du lịch Chùa Hương chủ yếu là ở
những nơi có địa hình núi cao, lượng nước phân bố không đếu so với vùng
chân núi nên vào mùa lễ hội, lượng khách đông, nhu cầu sử dụng nước khoảng
145 lit/khách/ngày nên nguồn nước phục vụ cho du lịch còn hạn chế. Một phần
diện tích rừng bị mất đi do phát triển các cơ sở vật chất phục vụ du lịch như:
xây dựng nhà hàng, khách sạn, tạo ra các tuyến đường…và lấy gỗ làm các đồ
lưu niệm, chặt cây để làm gậy, đốt củi,…làm giảm khả năng giữ nước bề mặt,
điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến trữ lượng nước của khu vực.
Hoạt động du lịch còn tạo ra lượng nước thải lớn. Theo Ban quản lý khu du
lịch Chùa Hương thì nước thải từ hoạt động du lịch: từ nhà hàng, khách sạn, từ
công trình vệ sinh được thải trực tiếp ra môi trường không qua biện pháp xử lý.
Nước thải ra sẽ ngấm xuống tầng nước ngầm và các thuỷ vực lân cận, đây là
nguồn chính gây ô nhiễm nguồn nước.

24


Ảnh 02: Nước thải tại Đền Trình

Ảnh 03: Rác trên suối Yến
(Nguồn: Tác giả chụp, 2008)

Dọc suối Yến (từ bến Yến vào bến Đục) cứ 500 m lại có biển báo nhắc nhở
du khách cùng bảo vệ môi trường, có 4 thuyền chuyên làm nhiệm vụ vớt rác, mỗi
thuyền chở khách đều có sọt đựng rác nhưng hiện tượng rác thải trên thuyền và
trên mặt suối vẫn còn, đây cũng là nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước mặt.

Ảnh 04: Thuyền vớt rác trên suối Yến


Ảnh 05: Rác thải trên thuyền
(Nguồn: Tác giả chụp, 2008)

Bảng 06: Kết quả phân tích nước suối Yến ngày 02/3/2008
TT
1
2
3
4
5

Thông
số
pH

Đơn
Quy chế bảo vệ môi
Điểm 1 Điểm 2
Điểm 3
vị
trường du lịch
7
7
7,2
5,5 – 9,0
Khó
Không
Không
Mùi

Không khó chịu
chịu
khó chịu khó chịu
DO
mg/l 1,24
5,65
6,28
>2
BOD5 mg/l 17,34
2,7
2,06
<25
SS
mg/l 0,07
0,062
0,053
50
(Nguồn: Phòng phân tích môi trường - Đại học Lâm Nghiệp, 2008)
25


×