Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Ưu điểm của việc sử dụng điện hạt nhân và liên hệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.47 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2
BỘ MÔN NGHIỆP VỤ
---------***--------

TIỂU LUẬN
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN HẠT NHÂN
VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM
Thực hiện: Nhóm 5B
Lớp: K51C
Môn học: Kinh tế môi trường
Giảng viên: Cô Phan Bùi Khuê Đài

Tp.HCM, tháng 9 năm 2014


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN .........................3
1.1 Nguyên tắc hoạt động ........................................................................................3
1.2 Các thế hệ lò phản ứng hạt nhân ........................................................................3
1.3 Một số biện pháp an toàn trong nhà máy hạt nhân ............................................4
1.3.1 Một số biện pháp ngăn ngừa sự cố ..............................................................4
1.3.2 Nguyên tắc xử lý chất thải trong nhà máy ..................................................5
CHƯƠNG 2: ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN HẠT NHÂN ..................7
2.1. Về môi trường ...................................................................................................7
2.1.1. Giảm phát thải khí nhà kính .......................................................................7
2.1.2. Xử lý chất thải ............................................................................................7
2.1.3 Về độ an toàn và rủi ro rò rỉ ........................................................................8
2.2. Nguồn năng lượng cho sự phát triển bền vững...............................................10
2.3. Lợi ích kinh tế .................................................................................................12


2.4. Về chính trị, xã hội .........................................................................................14
2.5 Hạn chế của việc sử dụng những năng lượng tái tạo khác ..............................15
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ - VIỆT NAM NÊN XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN
HẠT NHÂN .............................................................................................................17
3.1. Sự cần thiết của điện hạt nhân tại Việt Nam ..................................................17
3.2. Thực trạng điện hạt nhân tại Việt Nam và một số bước chuẩn bị cần thiết cho
việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. ..................................................................17
3.2.1. Thực trạng ................................................................................................17
3.2.2. Một số bước chuẩn bị cần thiết ................................................................18
KẾT LUẬN ..............................................................................................................21


TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................22
BẢNG BIỂU ............................................................................................................22
DANH SÁCH NHÓM VÀ BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ........................23


LỜI MỞ ĐẦU
Trước vấn đề nhu cầu điện năng đang ngày càng bức thiết, cùng với đó là sự nóng
lên toàn cầu và vấn đề biến đổi khí hậu thì việc sử dụng các nguồn năng lượng không
tái tạo và có nguy cơ cạn kiệt như hóa thạch, than đá, khí đốt, dầu thô… không còn
là một giải pháp tối ưu nữa. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng được tạo ra từ gió, nước,
mặt trời hoặc nhiên liệu xanh là sự so sánh khập khiễng so với nhu cầu ngày càng gia
tăng. Không có cuộc cải cách chính trị và kinh tế nào có thể giải quyết được những
vấn đề đang đến gần nếu như chúng ta không có trong tay một ngành năng lượng hữu
hiệu - trái tim của nền kinh tế. Trước tình hình đó, việc sử dụng năng lượng điện từ
hạt nhân là một giải pháp có tính chiến lược và tối ưu nhất cho vấn đề khủng hoảng
năng lượng trên Trái Đất hiện nay.
Trong 50 năm phục vụ, điện hạt nhân đã trở thành nguồn “tải đáy” quan trọng của thế
giới. Ở Liên minh Châu Âu (EU), năng lượng điện hạt nhân là nguồn điện lớn nhất,

chiếm 35% tổng sản lượng. Ở Nhật Bản, tỷ trọng hạt nhân là 30%. Tỷ lệ này là 75%
ở Pháp và 20% ở Hoa Kỳ. Thông qua cải tiến công nghệ và quy trình, hiệu suất làm
việc của lò hạt nhân ngày càng cao. Kể từ khi ra đời lần đầu tiên vào năm 1954 tại
Nga (Liên Xô cũ), nhà máy điện hạt nhân mang lại những lợi ích to lớn, không thể
phủ nhận cho đời sống con người. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc sản xuất loại năng
lượng này cũng đem đến những rủi ro, tai nạn khủng khiếp, như sự cố xảy ra ở lò
Three Mile Island tại Mỹ, vụ nổ nhà máy điện hạt nhân tại Chernobyl (Ukraine) năm
1986 và ở Fukushima (Nhật Bản) năm 2011…Vì vậy, Việc sử dụng năng lượng hạt
nhân vẫn còn gây tranh cãi, nhiều người ủng hộ việc xây dựng các nhà máy điện hạt
nhân trong khi một số khác lại phản đối vì mối đe dọa tiềm ẩn của nó đối với môi
trường và đời sống con người.
Việt Nam là một nước đang phát triển và đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp
hóa, hiện đại hóa vào năm 2020. Trước tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế
giới, nhìn lại sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao ở Việt Nam trong những năm gần
đây thì nhu cầu phát triển năng lượng điện phục vụ các ngành kinh tế đòi hỏi phải
1


luôn đi trước một bước. Bởi vậy, mục tiêu phát triển điện hạt nhân vì hoà bình, góp
phần phục vụ nhu cầu điện năng của các ngành kinh tế cũng như nhu cầu dân sinh là
một vấn đề đang được đặt ra. Theo kế hoạch của chính phủ Việt Nam thì đến năm
2014 sẽ cho tiến hành dự án điện hạt nhân với tổng công suất 4000MW và sẽ đi vào
hoạt động vào năm 2020. Tuy nhiên, có nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay
không đang một vấn đề gây ranh luận bởi chi phí tài chính, chất thải và vấn đề an
toàn hạt nhân,…Nhưng trước sự phát triển không ngừng của đất nước ta nói riêng và
thế giới nói chung, cùng với đó là nhu cầu điện năng ngày càng tăng cao thì việc xây
dựng nhà điện hạt nhân vẫn là một vấn đề bức thiết của nước ta hiện nay.

2



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
1.1 Nguyên tắc hoạt động
Nhà máy điện nguyên tử hay nhà máy điện hạt nhân là một nhà máy tạo ra điện năng
ở quy mô công nghiệp, sử dụng năng lượng thu được từ phản ứng hạt nhân.
Các loại máy điện nguyên tử phổ biến hiện nay thực tế là nhà máy nhiệt điện, chuyển
tải nhiệt năng thu được từ phản ứng phân hủy hạt nhân thành điện năng. Đa số thực
hiện phản ứng dây chuyền có điều khiển trong lò phản ứng nguyên tử phân hủy hạt
nhân với nguyên liệu ban đầu là đồng vị Uran 235 và sản phẩm thu được sau phản
ứng thường là Pluton, các neutron và năng lượng nhiệt rất lớn. Nhiệt lượng này, theo
hệ thống làm mát khép kín (để tránh tia phóng xạ rò rỉ ra ngoài) qua các máy trao đổi
nhiệt, đun sôi nước, tạo ra hơi nước ở áp suất cao làm quay các turbine hơi nước, và
do đó quay máy phát điện, sinh ra điện năng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong việc xây dựng, vận hành và xử lý chất thải, nhà
máy xây dựng điện hạt nhân phải lựa chọn phương án thiết kế an toàn tối ưu. Có thể
nói, một nửa nhà máy điện hạt nhân là các thiết bị an toàn. Bên cạnh đó thì chi phí
xây dựng rất cao và thời gian xây dựng khá dài để đảm bảo kiểm tra mức độ an toàn
của nó. Khi quá trình sản xuất vả xử lý chất thải được bảo đảm an toàn cao, nhà máy
điện nguyên tử sẽ có thể sản xuất năng lượng điện tương đối rẻ và sạch so với các
nhà máy sản xuất điện khác, đặc biệt nó có thể ít gây ô nhiễm môi trường hơn các
nhà máy nhiệt điện đốt than hay khí thiên nhiên.
1.2 Các thế hệ lò phản ứng hạt nhân
Có 4 thế hệ lò phản ứng hạt nhân trên thế giởi. Trong đó , lò phản ứng thế hệ đầu tiên
hầu như đã được dỡ bỏ, còn lò phản ứng thế hệ 4 đang được phát triển nhưng chưa
thể đưa vào áp dụng trên thực tế trước những năm 2035-2050.
Đa số nhà máy hạt nhân trên thế giới đang vận hành theo lò thế hệ thứ 2, được bắt
đầu vận hành vào những năm 1970. Lò thế hệ II gồm các kiểu lò PWR (lò nước áp
lực) và BWR (lò nước sôi); VVER và RBMK (lò năng lượng nước của Nga); CANDU
nước nặng (của Canada, Ấn Độ); AGR... Các lò này vận hành theo cơ chế chủ động
truyền thống bao gồm các tác động điện hoặc cơ khí thực hiện theo lệnh. Một số hệ

3


thống còn được thiết kế vận hành theo kiểu thụ động làm việc khi có người điều khiển
hoặc mất nguồn điện tự dung.
Lò thế hệ 3 được phát triển trong những năm 1990, có ưu thế đặc thù là khả năng tự
động cao hơn thế hệ 2, công ông nghệ nhiên liệu được cải tiến, năng suất nhiệt cao,
thiết kế gọn hơn, độ an toàn cao hơn. Nó vận hành mà không cần đòi hỏi sự can thiệp
của người vận hành. Thêm vào đó, các thiết kế trọng lực hoặc đối lưu tự nhiên nâng
cao khả năng tự bảo vệ của chúng dưới tác động của các sự cố đột ngột xảy ra mà vẫn
cho hiệu suất điện cao hơn. Tuổi thọ của lò thứ 3 cũng cao hơn so với lò thứ 2 (80120 năm so với 60-80 năm).
Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng lò thế hệ thứ 3.
1.3 Một số biện pháp an toàn trong nhà máy hạt nhân
1.3.1 Một số biện pháp ngăn ngừa sự cố
- Giải quyết cân bằng giữa các yếu tố: Quyền lợi kinh tế, dân cư và an toàn trong suốt
thời gian xây dựng, vận hành nhà máy. Bao gồm, các yếu tố tự nhiên ( địa lý, địa
chấn, thủy lợi, …) và các yếu tố do con người gây ra ( các cơ sở công nghiệp, máy
bay rơi,..)
- Thiết kế xây dựng: Nhà máy điện hạt nhân sẽ thực sự an toàn vì nó được thiết kế
xây dựng với nhiều lớp ngăn ngừa phóng xạ, đó là các lớp vỏ bảo vệ: vỏ bảo vệ viên
nhiên liệu; vỏ bảo vệ bó nhiên liệu; vỏ bảo vệ vòng sơ cấp; lớp vỏ bảo vệ vùng lò và
được tính toán thiết kế với những sự cố giả thiết với xác suất 10-8/1 lò/1 năm.
- Vấn đề an toàn nội tại trong quá trình hoạt động của lò phản ứng cũng cần được
quan tâm đúng mức. Hệ thống tự động dập lò khẩn cấp có chức năng độc lập với hệ
thống điều khiển lò phản ứng. Chức năng của hệ thống dập lò khẩn cấp là đưa vào
vùng hoạt gần như tức thời những chất hấp thụ nơtron rất mạnh trong những trường
hợp cần thiết. Do việc đưa chất hấp thụ nơtron rất mạnh (độ phản ứng âm lớn) vào
vùng hoạt, lò phản ứng bị dập tắt ngay. Mạch điện và mạch logic của hệ thống tự
động dập lò sự cố được tách rời với các mạch điện và logic của các hệ thống thiết bị
máy móc vận hành nhà máy trong điều kiện bình thường. Vì vậy, các yêu cầu điều

khiển thông thường và dập lò khẩn cấp không có khả năng ảnh hưởng lẫn nhau.
4


1.3.2 Nguyên tắc xử lý chất thải trong nhà máy
Hiện nay có một số biện pháp để xử lý chất thải của nhà máy hạt nhân
1.3.2.1 Đưa vào không gian
Vũ trụ là một nơi hoạt động phóng xạ mạnh, nhưng cũng hấp thu phóng xạ, nên chất
thải sẽ tan biến và không gây hại cho con người khi được đưa ra ngoài vũ trụ. Tuy
nhiên, nếu các chuyến tàu đưa rác thải phóng xạ vào vũ trụ thất bại, hậu quả đối với
bầu khí quyển là rất nặng. Ngoài ra thì chi phí phóng tàu cũng rất lớn, là một biện
pháp không phù hợp với các nước đang phát triển.
1.3.2.2 Chôn sâu trong lòng đất
Đây là lựa chọn của nhiều quốc gia, bằng việc đưa chất thải vào trong những hộp thép
rồi chôn sâu dưới lòng đất. Tuy nhiên vẫn còn có vấn đề đang được tranh cãi trong
phương pháp này, đó là địa điểm chôn lấp, những nguyên tắc tiêu chuẩn để đảm bảo
an toàn cho môi sinh khu vực đó...
1.3.2.3 Chôn dưới đáy biển
Đáy biển với các lớp phù sa, các lớp đất sét dày và nặng có thể hấp thu tương đối tốt
phóng xạ, tuy nhiên việc khoan các hố chôn có thể gặp rủi ro về khoan nhầm giếng
dầu gây thảm họa.
1.3.2.4 Cất giữ trong đá nhân tạo
Lựa chọn tốt nhất và hiện thực nhất hiện nay là cô lập chất phóng xạ bằng các loại đá
tổng hợp nhân tạo (synroc) sau đó chôn xuống lòng đất. Một giải pháp tương tự là sử
dụng vật liệu gốm nano; với ưu điểm là rất bền, thời gian tồn tại lâu hơn các ion phóng
xạ, và có khả năng bẫy các ion dương phóng xạ và lưu giữ chúng trong đó, để lưu giữ
và bảo quản chất phóng xạ.
1.3.2.5 Ứng dụng chất khoáng để xử lý chất thải hạt nhân
Người ta đã chứng minh được rằng, các hóa chất có tính phóng xạ có thể được loại
bỏ khỏi dòng phế thải và cô lập bằng việc sử dụng các khoáng chất khác nhau, như

mica, đất sét và zeolit.
5


Ngoài ra, còn có một số biện pháp khác: Chôn lấp ở vùng hút chìm giữa các mảng
kiến tạo, chôn dưới sông băng, rút ngắn chu kì bán rã của chất phóng xạ hay tái chế
chất thải hạt nhân. Do một số điều kiện hạn chế, hiện nay Việt Nam đang xử lý chất
thải hạt nhân bằng phương pháp chôn sâu dưới lòng đất.

6


CHƯƠNG 2: ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN HẠT NHÂN
Tuy còn có những lo ngại về ảnh hưởng của điện hạt nhân nhưng khi đánh giá tác
động sinh thái của toàn bộ chu trình bằng các trọng số sử dụng tài nguyên, ảnh hưởng
đến sức khỏe, độ an toàn, hậu quả của chất thải, lợi ích kinh tế… thì năng lượng hạt
nhân vượt lên trên các phương án năng lượng thông thường khác và ngang bằng với
năng lượng mới.
2.1. Về môi trường
2.1.1. Giảm phát thải khí nhà kính
Khí nhà kính gây hiện tượng nhà kính, làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Những loại khí
này gồm CO2, N20, CH4, O3, trong đó CO2 là loại khí nhà kính quan trọng nhất phát
thải do hoạt động của con người, chủ yếu là do sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản
xuất điện hay dùng trong động cơ xe cộ và máy móc, đóng góp gần một nửa vào việc
gây ấm lên toàn cầu. Lượng CO2 phát thải hàng năm từ 1970 – 2004 tăng 80% và
chiếm 77% tổng lượng khí nhà kính phát thải của năm 2004.
Trong khi đó, điện hạt nhân là nguồn năng lượng sạch, không phát thải khí có hiệu
ứng nhà kính, không hề có khí CO2 và cũng không có bụi. Ngược lại với những năng
lượng được dùng từ nhiên liệu hóa thạch, thì các nhà máy điện hạt nhân hàng năm
giúp tránh thải 2,5 tỷ tấn CO2 tương đương một nửa số khí thải của ngành vận tải thế

giới. Mở rộng công suất điện hạt nhân đồng nghĩa với giảm thải chất gây hiệu ứng
nhà kính.
Năng lượng hạt nhân còn giúp giảm bớt ô nhiễm không khí và bề mặt trái đất. Lò
phản ứng hạt nhân không thải ra khói (nguyên nhân gây ra sương mù và các bệnh về
đường hô hấp) và các chất khí tạo nên mưa a xit (huỷ hoại rừng và ao hồ).
2.1.2. Xử lý chất thải
Lượng chất thải phóng xạ phát sinh trong nhà máy điện hạt nhân cũng rất ít . Với số
liệu so sánh giữa chất thải thông thường và chất thải công nghiệp. Năm 1955, lượng
chất thải bình quân của một người Nhật Bản trong một 1 năm là 3,900 kg. Trong khi
đó, lượng chất thải phóng xạ phát sinh từ toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân chưa

7


đến 0,104 kg. Có nghĩa là chất thải từ nhà máy điện hạt nhân tuy phải mất công xử lý
phóng xạ, nhưng vì lượng ít, nên quản lý cũng dễ dàng.
Mặc dù, chất thải được tạo ra trong lò phản ứng hạt nhân rất nguy hiểm đối với môi
trường cũng như sức khỏe con người và sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian dài
nhưng chất thải phóng xạ không phải là một điểm yếu mà là một đặc thù của năng
lượng hạt nhân. So với lượng thải khổng lồ của nhiên liệu hoá thạch vào khí quyển,
lượng chất thải hạt nhân là nhỏ, không đáng kể và có thể cất giữ mà không gây nguy
hại cho con người và môi trường. Phần lớn nhiên liệu đã qua sử dụng được giữ lại
nhà máy. Chất thải ở mức cao được xếp trong thùng thép dày chống ăn mòn và đặt
sâu trong lòng đất - nơi có kiến tạo ổn định, và được theo dõi cẩn thận. Các nhà khoa
học khẳng định rằng các khu chôn cất đó an toàn trong hàng thiên niên kỷ, cho tới
khi có công nghệ xử lý được mọi người chấp nhận.
Bên cạnh đó, hạt nhân là ngành công nghiệp năng lượng duy nhất có trách nhiệm về
tất cả chất thải của mình. Tất cả các nước có sản xuất điện hạt nhân chịu hoàn toàn
trách nhiệm quản lý an toàn chất thải sinh ra trong hoạt động hạt nhân của họ. Ở
những nước sử dụng kỹ thuật hạt nhân, lượng chất thải phóng xạ không quá 1% chất

thải công nghiệp độc hại khác. Có điểm khác biệt là tính phóng xạ của chất thải hạt
nhân giảm dần theo thời gian do phân rã tự nhiên còn tính độc của các chất thải công
nghiệp khác hầu như vĩnh viễn. Công nghiệp hạt nhân cam kết công khai minh bạch
khi ra quyết định, tạo sự đồng thuận với cộng đồng dân cư trong quản lý chất thải.
2.1.3 Về độ an toàn và rủi ro rò rỉ
Tại nạn Chernobyl năm 1986 tại Ukraine, tai nạn gây chết người đã làm xấu hình ảnh
năng lượng hạt nhân. Loại lò này thiếu hẳn cấu trúc tường ngăn có tác dụng chặn chất
phóng xạ không cho rò thoát ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp và chắc chắn ngày
nay nó sẽ không bao giờ được cấp giấy phép hoạt động. Vụ Chernobyl thúc đẩy thành
lập Liên đoàn các nhà vận hành hạt nhân thế giới, một tổ chức nghề nghiệp quan tâm
tới từng lò phản ứng thương mại trên thế giới và thông qua nó, chủ các công ty điện
lực áp dụng những tiêu chuẩn thực tiễn tốt nhất như một phần văn hoá an toàn hạt
nhân toàn cầu.
8


Các nhóm chống điện hạt nhân cho rằng không có mức phóng xạ an toàn, song theo
TS vật lý Travis Norsen của Mỹ, các nguồn phóng xạ lớn đều là tự nhiên và có mặt
ở khắp mọi nơi: Con người liên tục phơi nhiễm với phóng xạ từ các tia vũ trụ ở tầng
trên của khí quyển và các nguyên tố phóng xạ tự nhiên trong lòng đất. So với những
nguồn này, phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân không đáng kể. Mức bức xạ trung
bình hàng năm mà người Mỹ phơi nhiễm là 360 millirem, trong đó 300 millirem có
nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên chẳng hạn như radon. Trái lại, con người chỉ nhận
được 0,01 millirem phóng xạ mỗi năm do sống cách nhà máy điện hạt nhân 15m.
Ngay cả một chiếc máy bay cũng làm cho con người tiếp xúc 3 millirem mỗi năm
trong khi mức phơi nhiễm từ X-quang trong y học là 20 millirem mỗi năm.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, một lò phản ứng hạt nhân không bao giờ xảy ra nổ như
bom nguyên tử. Thêm vào đó, kể từ cuộc tấn công khủng bố tháng 9/2001, những
người vận hành lò và giới chức chính phủ trên khắp thế giới đã xem xét lại vấn đề an
ninh và đã nâng cấp hệ thống an ninh nhà máy điện hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân

ở Hoa Kỳ sẽ không là hiểm họa đối với cư dân địa phương, thậm chí cả khi một máy
bay cố tình đâm vào. Lớp vỏ thép và lớp bê tông được gia cố cùng cấu trúc bên trong
hạn chế tối thiểu khả năng rò thoát phóng xạ trong trường hợp như vậy.
Hồ sơ còn cho thấy rằng điện hạt nhân thương mại an toàn hơn rất nhiều so với các
hệ thống dùng nhiên liệu hoá thạch cả về mặt rủi ro cho con người trong khi sản xuất
nhiên liệu, cả về mặt ảnh hưởng sức khoẻ và môi trường khi tiêu thụ. Những tai nạn
chết người xảy ra thường xuyên trong các vụ vỡ đập thuỷ điện, nổ mỏ than hay cháy
ống dẫn dầu.
Chế độ quy phạm hạt nhân nghiêm ngặt cả ở tầm quốc gia và quốc tế đảm bảo an
toàn cho người lao động, công chúng và môi trường. Mỗi nhà máy điện hạt nhân được
yêu cầu dành ưu tiên hàng đầu cho các biện pháp an ninh và những kế hoạch cứu hộ
nhằm bảo vệ công chúng trong tình huống xấu. Ngày nay, các lò phản ứng hạt nhân
áp dụng triết lý “phòng thủ theo chiều sâu” nghĩa là gồm nhiều lớp bảo vệ vững chắc
và các hệ an toàn dự phòng - để ngăn chặn rò rỉ phóng xạ thậm chí trong điều kiện tai
nạn xấu nhất.

9


Sự an toàn trong quá trình vận chuyển vật liệu hạt nhân, đặc biệt là nhiên liệu mới,
nhiên liệu đã qua sử dụng và chất thải, trong suốt bốn thập kỷ qua hiếm khi gây rò
thoát phóng xạ, thậm chí cả khi có tai nạn. Trong suốt bốn thập kỷ qua, ngành công
nghiệp hạt nhân thế giới đã thực hiện trên 20.000 chuyến hàng với hơn 50.000 tấn vật
liệu hạt nhân (chất thải, nhiên liệu qua sử dụng và nhiên liệu mới) song chưa hề gây
rò thoát phóng xạ, thậm chí cả khi có tai nạn. Những quy định quốc gia và quốc tế
khắt khe đòi hỏi việc vận chuyển phải sử dụng những thùng chứa đặc biệt có lớp vỏ
thép dày, chịu được va chạm mạnh và chống được đập phá. Do có năng lượng khổng
lồ trong khối lượng nhiên liệu uranium nhỏ nên nhiên liệu hạt nhân cần vận chuyển
rất ít. Trái lại, những chuyến hàng nhiên liệu hoá thạch là một gánh nặng của vận tải
quốc tế với mối đe doạ môi trường, nhất là hiểm hoạ tràn dầu.

2.2. Nguồn năng lượng cho sự phát triển bền vững
Vào năm 2005, tiêu thụ năng lượng của thế giới sẽ gấp đôi và nhu cầu điện năng sẽ
gấp ba. Mức tiêu thụ ghê gớm đó, mà phần lớn ở các nước đang phát triển, không thể
thỏa mãn được nhờ “năng lượng mới” như gió, mặt trời cho dù các nguồn này có thể
đóng vai trò quan trọng ở một số vùng nào đó. Rất hiện thực, năng lượng hạt nhân là
một công nghệ sạch, có khả năng mở rộng trên quy mô lớn để cung cấp nguồn điện
ổn định liên tục. Nguồn tài nguyên Uranium là nguyên tố tự nhiên và phóng xạ tự
nhiên của nó vẫn ở quanh chúng ta còn phong phú và triển vọng cung cấp nhiên liệu
với giá ổn định rất sáng sủa.
Hiện nay, một phần ba dân số trên thế giới chưa được dùng điện, một phần ba nữa
chỉ dùng điện một cách hạn chế. Trong cuộc vật lộn đáp ứng nhu cầu năng lượng của
mình với những ngành năng lượng truyền thống, một số nước đang phát triển đông
dân có thể làm tăng phát thải CO2 ở tầm toàn cầu. Trong khi đó, nhà máy điện hạt
nhân tạo ra một lượng điện năng lớn, chỉ với một lượng nhỏ nhiên liệu hạt nhân ta
thu được năng lượng lớn. Nhiên liệu cần thiết cho một nhà máy điện có công suất
1000 MW vận hành trong suốt 1 năm là:

10


Bảng 2.1: Nhiên liệu cần thiết cho một nhà máy điện có công suất 1000 MW vận
hành trong 1 năm
Nhiên liệu

Khối lượng

Phương tiện vận chuyển

Số lượng


Than đá

2.200.000 tấn

Tàu trọng tải 200,000 tấn

11 tàu

Dầu

1.400.000 tấn

Thùng chúa 200,000 tấn

7 thùng

Khí thiên nhiên

1.100.000 tấn

Thùng chứa 200,000 tấn

5,5 thùng

30 tấn

Xe tải 10 tấn

3 xe


Uran giàu

Như vậy, nhiêu liệu cho năng lượng nguyên tử dễ vận chuyển và cất giữ.
Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tổng năng lượng hạt nhân sẽ
tăng 70% và thị phần của điện hạt nhân trong thị trường điện toàn cầu sẽ lên tới 19,8%
vào năm 2035. Thế giới chuyển sang sử dụng điện hạt nhân sẽ làm tăng sản lượng
điện được sản xuất từ nguồn năng lượng tái sinh và điện hạt nhân tiếp tục là giải pháp
khả thi cho nhiều vấn đề toàn cầu.
Tại buổi phỏng vấn của trang Risingbd tại hội thảo quốc tế VVER2013: Kinh nghiệm
và đánh giá hậu Fukushima (11 - 13/11, Cộng hòa Séc), ông Leos Tomicek - Phó chủ
tịch Rosatom Oversease khẳng định, không thể đáp ứng yêu cầu về điện trong tương
lại nếu không có các nhà máy điện hạt nhân. Theo dự báo trong tương lai, nguồn dự
trữ dầu, khí sẽ cạn kiệt, than đá vừa lãng phí tiền vừa không an toàn hơn cho môi
trường. Việc sử dụng khí biogas sẽ không thể đáp ứng nhu cầu năng lượng khổng lồ
tại thời điểm đó. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng được tạo ra từ gió, nước, mặt trời
hoặc nhiên liệu xanh là sự so sánh khập khiễng so với nhu cầu ngày càng gia tăng. Vì
vậy, điện hạt nhân sẽ là nguồn năng lượng chủ yếu trong tương lai.
Công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến và đa dạng tạo điều kiện phát triển tương lai
bền vững cả ở nước công nghiệp và nước đang phát triển. Lò phản ứng hạt nhân còn
11


được dùng để khử mặn nước biển nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch ngày càng tăng
trên thế giới. Những thế hệ lò phản ứng hạt nhân mới đang được kỳ vọng để sản xuất
hydro với lượng lớn cung cấp nhiên liệu cho ô tô năng lượng sạch. Trong tự nhiên,
hydro không tồn tại ở dạng có thể dùng cho mục đích năng lượng nhưng chỉ được
tách ra, nó trở thành nguồn nhiên liệu cho vận tải rất sạch đối với môi trường. Chỉ có
năng lượng hạt nhân tỏ ra có thể sản xuất hydro trên quy mô lớn. Ở Hoa Kỳ, nhu cầu
hydro dành cho vận tải khoảng 230.000 tấn một ngày. Các lò phản ứng hạt nhân tương
lai hoạt động với nhiệt độ cao có thể sản xuất một khối lượng lớn như vậy một cách

hiệu quả nhờ sử dụng quá trình hoá-nhiệt.
2.3. Lợi ích kinh tế
Nhà máy điện hạt nhân cũng đảm bảo lợi ích kinh tế. Điện hạt nhân có khả năng cạnh
tranh về kinh tế và sẽ cạnh tranh hơn khi tính đến chi phí môi trường liên quan đến
những tổn hại do phát thải carbon. Ở bất kỳ đâu, khi được sử dụng, năng lượng hạt
nhân giúp đảm bảo sự tin cậy và an ninh năng lượng, đó lại là cơ sở cho kinh tế ổn
định và tăng trưởng. Năng lượng hạt nhân cần sự quan tâm của chính phủ nhưng
không dựa vào trợ cấp của chính phủ. Trong khi đó nhiên liệu hóa thạch được lợi nhờ
những chi phí xử lý ô nhiễm mà chính phủ phải gánh nhưng không được tính vào
kinh tế của năng lượng hóa thạch.
Hạt nhân là ngành công nghiệp năng lượng duy nhất có trách nhiệm về tất cả chất
thải của mình và tính đủ cả chi phí đó trong giá bán điện. Năng lượng hạt nhân thậm
chí còn cạnh tranh hơn nếu như tất cả các nguồn năng lượng đều chịu các loại chi phí
chôn giữ chất thải và chi phí xã hội một cách bình đẳng. hiệu quả kinh tế đem của
việc xây dựng nhà máy hạt nhân là không hề nhỏ, theo ước tính, hiện nay trên thế
giới nếu thay thế năng lượng hạt nhân bằng nhiệt điện thì mỗi năm cần chi phí khoảng
gần 7 tỷ USD.
Tuy nhiên, Một số ý kiến cho rằng, xây dựng nhà máy hạt nhân cần một chi phí khổng
lồ. đúng là sẽ cần một số tiền rất lớn để xây dựng những nhà máy điện hạt nhân,
nhưng thử tính đến yêu cầu cực lớn về năng lượng của một đất nước, thì khoản đầu
tư khổng lồ này cũng là để đáp ứng nhu cầu lớn đó. Hãy xem đó là khoản đầu tư sinh
lợi lâu dài, bởi một nhà máy điện hạt nhân sẽ cung cấp nguồn điện liên tục trong nhiều
12


năm, đó chính là vốn ít, lãi nhiều. Tính toán cho thấy, khi xây dựng các nhà máy điện
có công xuất 1.200 MW cần từ 8 - 10 tỷ Euro.Các nhà máy điện hạt nhân có thể chạy
được khoảng 90% công suất, trong khi các turbine điện gió chỉ đạt hiệu quả khoảng
25% và các nhà máy điện mặt trời còn thấp hơn, chỉ đạt 15% hiệu quả.
Về mức giảm khí thải CO2 cho mỗi đơn vị công suất, các nhà máy điện hạt nhân đạt

mức cao gấp 4 lần so với điện gió và 6 lần so với điện mặt trời. Quy thành tiền, điện
hạt nhân tiết kiệm được hơn 400.000 USD trị giá chất thải carbon cho mỗi megawatt
công suất, so với chỉ 69.000 USD của điện mặt trời và 107.000 USD của điện gió. Để
thay thế một nhà máy nhiệt điện (chạy bằng than) có cùng công suất, người ta phải
xây dựng 4 nhà máy điện gió hay 7 nhà máy điện mặt trời. Để tạo ra 1 megawatt điện
mỗi năm như ở nhiệt điện, người ta phải tốn 189.000 USD chi phí hoạt động cho điện
mặt trời, và mức cao gần như vậy cho điện gió. Mặc dù chi phí xây dựng ban đầu đắt
nhất, nhưng nhà máy điện hạt nhân đạt tính hiệu quả cao nhất và có thể hoạt động
suốt ngày đêm, chẳng phải ngó trời, dòm đất hay châm thêm dầu.
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân có chi phí vận hành lại rẻ
hơn so với vận hành các nhà máy phát điện sử dụng than, dầu hoặc khí. Một khi xây
dựng xong và đưa vào vận hành, nguyên liệu chủ yếu để nhà máy điện hạt nhân hoạt
động là các bó thanh nhiên liệu (thông thường là uranium) kể từ lúc nạp liệu sẽ trải
qua quãng thời gian vài năm trong lò phản ứng, với giá thành tương đối ổn định. Mặc
dù giá nhiên liệu uranium đã tăng nhanh trong năm 2007, điều đó ít có ảnh hưởng tới
giá thành sản xuất của các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động.
Hơn nữa, nguồn nhiên liệu uranium theo các số liệu đã khảo sát đủ để đảm bảo cung
ứng cho ngành công nghiệp hạt nhân trong thời gian dài, đó là chưa kể tới việc sử
nhiên liệu hỗn hợp MOX (Oxít Uranium-Plutonium) và sự phát triển công nghệ lò
nơtron nhanh (hay còn gọi là lò tái sinh) sẽ đem lại cơ hội sử dụng nhiên liệu là
Thorium lên tới hàng nghìn năm, điều đó đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định
và chắc chắn trong tương lai. Còn giá nguyên liệu than, dầu và khí thì khó có thể dự
đoán một cách chắc chắn khi mà kế hoạch phát triển công nghiệp điện và vận hành
hệ thống điện cần phải tính đến 30-40 năm trong tương lai. Đặc biệt trong điều kiện

13


giá nhiên liệu ngày càng tăng nhanh thì điện hạt nhân lại càng trở nên cạnh tranh cao
hơn và sẽ là sự lựa chọn kinh tế.

2.4. Về chính trị, xã hội
Thái độ tích cực của công chúng đối với năng lượng hạt nhân thực ra tốt hơn nhiều
so với những gì mà ta người ta gán cho trong các cuộc tranh luận chung. Người Thụy
Sĩ, trong một cuộc trưng cầu dân ý về những sáng kiến chống hạt nhân năm 2003, đã
bỏ phiếu chọn phương án giữ các nhà máy hạt nhân của mình. Những điều tra khác
cho thấy: hai phần người Mỹ ủng hộ sử dụng năng lượng hạt nhân; Người Thụy Điển,
nổi tiếng có ý thức về môi trường thì có đến 80% muốn duy trì hoặc mở rộng điện
hạt nhân; gần ba phần tư dân Nhật Bản nhận thức được giá trị năng lượng hạt nhân.
Nói chung dân chúng không được thông tin đúng về năng lượng hạt nhân. Các cuộc
thăm dò dư luận cho thấy nhiều người vẫn tin rằng năng lượng hạt nhân làm trầm
trọng, hơn là làm giảm bớt, mối nguy hiểm ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, tiếng chuông
báo động về thay đổi khí hậu vang lên ngày càng dồn dập khiến con người ngày càng
hiểu năng lượng hạt nhân là một phương cách an toàn và có tính xây dựng cao để
khắc phục hiểm họa đang ngày một nghiêm trọng đối với sinh quyển Trái đất.
Về mặt xã hội, rằng việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tao ra công ăn việc
làm lương cao và bền vững, bên cạnh đó người dân còn nhận được điện giá rẻ từ các
nhà máy điện hạt nhân. Điều này góp phần nâng cao mức sống của người các quốc
gia trên thế giới. Tháng 12 năm 2011, Viện Năng lượng hạt nhân Hoa Kỳ đã công bố
một phân tích của Oxford Economics (2011) về việc làm. Oxford Economics tính
toán rằng một đơn vị năng lượng hạt nhân với công suất 1000 MWe sẽ tạo ra tổng
số 4372 việc làm cả trực tiếp và gián tiếp (hệ số nhân : 1.79 ). Giả sử áp dụng chỉ số
của Oxford Economics cho hoạt động của sáu đơn vị hạt nhân với tổng công suất
6.000 MW (theo như kế hoạch điện hạt nhân Ba Lan) có thể tạo ra 3180 việc làm trực
tiếp và 23 087 việc làm gián tiếp trong nền kinh tế - tổng cộng 26 267 việc làm
Về mặt chính trị, trước tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới, việc đẩy mạnh
xây dựng các nhà máy điện hạt nhân cũng góp phần nâng cao vị thế của các quốc gia
trên trường quốc tế. Bên cạnh những quản điểm đồng tình với việc xây dựng nhà máy
14



điện hạt nhân thì có một số ý kiến lại phản đối điều này bởi họ e ngại, sợ hãi về vấn
đề an toàn của các nhà máy điện hạt nhân. Nhưng với cách suy nghĩ kiểu có khó khăn,
nguy hiểm thì nên chùn bước, có chết chóc thì dừng lại thì sự tiến bộ của loài người
khó có thể được như ngày hôm nay. Chúng ta nên hướng lái, định hướng cho dư luận
rằng: Họ đã từng làm, họ đã thành công và đó chỉ là "tai nạn", là điều không may,
không ai mong muốn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên. Chúng
ta vẫn phải thực hiện vì những lợi ích mà không ai có quyền chối cãi của nguồn năng
lượng hạt nhân và chúng ta sẽ triệt để rút kinh nghiệm để không phải gánh chịu những
hậu quả tương tự như những thảm họa đã xảy ra.
2.5 Hạn chế của việc sử dụng những năng lượng tái tạo khác
Các nguồn năng lượng tái tạo cung cấp năng lượng với cường độ thấp hơn, không ổn
định và chi phí sản xuất điện lại khá cao. Có thể thấy, mặt trời là nguồn năng lượng
phong phú, xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Hiện nay nguồn năng lượng này
đang được áp dụng nhiều nhưng vẫn chỉ ở quy mô nhỏ, ngoài ra chi phí thực hiện
nguồn năng lượng này đang được giảm nhanh chóng. Nhưng nguồn năng lượng mặt
trời bị giới hạn bởi sự phụ thuộc vào thời tiết trong ngày và chỉ hoạt động vào ban
ngày.
Nguồn năng lượng gió với các tuabin gió chiếm ít không gian hơn và là một nguồn
tài nguyên để tạo ra năng lượng tại các địa điểm xa như các vùng miền núi, nông thôn
và hải đảo. Tuy nhiên, yếu tố gió không đáng tin cậy, lượng điện sản xuất ra rất thấp,
turbine gió gây ra những tiếng ồn đối với cư dân sống gần đó và có thể gây nguy hiểm
cho những con chim đang bay.
Xây dựng công trình thuỷ điện sẽ hạn chế các luồng di cư/ bán di cư của các loài cá,
làm thay đổi điều kiện sinh sản, có nguy cơ làm kiệt quệ nguồn thức ăn của cá tại các
công trình lấy nước tại nhà máy thuỷ điện. Kết quả là nguồn thuỷ sản bị giảm, đặc
biệt là các loại cá quý hiếm, trong một số trường hợp còn bị tuyệt chủng.
2.6. Xu hướng năng lượng của thế giới

15



Giai đoạn từ đầu thế kỷ XXI tới nay, khi an ninh năng lượng có ý nghĩa quyết định
và công nghệ điện hạt nhân ngày càng được nâng cao thì xu hướng phát triển điện hạt
nhân đã có những thay đổi tích cực.
Tầm nhìn 2020 của Mỹ về phát triển điện hạt nhân đề nghị tăng 10.000MW cho 104
nhà máy điện hạt nhân hiện có. Anh quay trở lại phát triển điện hạt nhân do thiếu hụt
năng lượng. Thụy Điển đã từ bỏ kế hoạch sớm dừng hoạt động các nhà máy điện hạt
nhân trong nước, và hiện đang đầu tư mạnh mẽ vào việc nâng cấp và kéo dài tuổi thọ
nhà máy. Hungary, Slovakia và Tây Ban Nha đang thực hiện tất cả các công việc
hoặc có kế hoạch để tăng thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân hiện có.
Đức đã chấp thuận kéo dài thời gian hoạt động các nhà máy điện hạt nhân trong nước,
ngược lại ý định đóng cửa các nhà máy này trước đó, nhưng đã một lần nữa đảo ngược
các chính sách sau tai nạn Fukushima. Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng và
đưa vào vận hành 17 lò phản ứng hạt nhân mới trong giai đoạn 2002-2013, và khoảng
30 lò phản ứng hiện đang được xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng vào cuối năm 2014.
Vào tháng 9/2012 IAEA đã dự kiến có 7 nước là những nước mới khởi động chương
trình hạt nhân trong tương lai gần. Tuy không nêu tên nhưng Lithuania, UAE, Thổ
Nhĩ Kỳ, Belarus, Việt Nam, Ba Lan và Bangladesh là các ứng viên đủ khả năng. Các
nước đã rút khỏi cam kết, hoặc phải cần thêm thời gian để thiết lập cơ sở hạ tầng,
hoặc không đủ tiềm lực tài chính.trong khi Indonesia đã lập dự án khả thi và dự kiến
sẽ đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành năm 2015.

16


CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ - VIỆT NAM NÊN XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN
HẠT NHÂN
3.1. Sự cần thiết của điện hạt nhân tại Việt Nam
Trong đề án: “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về xây dựng nhà máy điện hạt nhân
đầu tiên ở Việt Nam”, những tính toán cho thấy tổng nhu cầu năng lượng sơ cấp từ

nay đến năm 2015, 2020 và 2025 tương ứng là 63, 84 và 124 triệu tấn dầu quy đổi
(TOE). Trong khi đó, từ các con số gần đây về quy hoạch thai thác năng lượng của
các ngành than, dầu khí và điện lực, tổng khả năng đáp ứng theo các năm tương ứng
ở trên là 72, 76 và 77 triệu TOE. Như vậy, khoảng sau năm 2015 nước ta sẽ hụt cân
đối về cung cấp năng lượng sơ cấp. Khoảng cách thiếu hụt nhiên liệu sẽ ngày càng
lớn vào những năm tiếp sau.
Xét những lợi ích, ưu điểm của điện hạt nhân và chi phí sử dụng điện hạt nhân so với
điện truyền thống và điện từ năng lượng tái tạo khác ở chương 2, ta có thể thấy điện
hạt nhân là lựa chọn tất nhiên và tối ưu nhất cho đến thời điểm hiện tại, không chỉ
của riêng Việt Nam mà còn nhiều quốc gia trên thế giới để phục vụ cho sự phát triển
kinh tế trong tương lai.
3.2. Thực trạng điện hạt nhân tại Việt Nam và một số bước chuẩn bị cần thiết cho
việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
3.2.1. Thực trạng
Nghị quyết Quốc hội cuối năm 2009 đã quyết định xây dựng chuỗi nhà máy điện hạt
nhân Ninh Thuận I và II tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam với tổng công suất trên
4.000 MW. Theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, nhà máy điện hạt nhân I và
II sẽ được khởi công vào tháng 12 năm 2014 và hoàn thành vào năm 2022, phát điện
vào cuối năm 2020. Dự án được tiến hành theo kiến nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng dựa trên ước tính thiếu thốn điện năng đến 2020, được Quốc hội Việt
Nam thông qua chủ trương đầu tư xây dựng. Về nguồn kinh phí, Nga đồng ý cho Việt
Nam vay 10,5 tỷ USD, Nhật cũng đồng ý cho vay nguồn vốn ODA làm điện hạt nhân.

17


Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I
Tháng 5 năm 2010, Nga được lựa chọn làm đối tác cung cấp công nghệ cho nhà máy
điện hạt nhân I, với cam kết lâu dài sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác quản lý và xử
lý chất thải hạt nhân, đồng thời xây dựng một chương trình quốc gia về vấn đề

này. Nga đưa ra mức giá ở nhà máy mức công suất 2.000 MWh là gần 8 tỷ USD và
đồng ý cho Việt Nam vay tín dụng xuất khẩu để triển khai dự án. Nhà máy được dự
tính xây dựng với hệ số an toàn cao trên cơ sở các lò phản ứng nước nhẹ hiện đại sử
dụng công nghệ nước áp lực (VVER) theo thiết kế của nhà máy điện thế hệ 3 với mức
độ an toàn hơn hẳn thế hệ 2 (như nhà máy Fukushima I). Các chương trình hệ thống
nhà máy điện hạt nhân đảm bảo an toàn chủ động và thụ động. Theo công nghệ mới,
khu vực đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố nằm cách nhà máy 800m. Đại
sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam khẳng định phía Nga hoàn toàn
chịu trách nhiệm về sự an toàn của Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận I.
Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận II
Chính phủ Việt Nam đã ký các thoả thuận hợp tác xây dựng máy điện hạt nhân Ninh
Thuận II với Nhật Bản. Tháng 9 năm 2011, Nhật Bản cho tàu khảo sát địa chất đến
Việt Nam khảo sát địa chất biển phục vụ dự án xây dựng nhà máy II.
Các chuyên gia Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản (JAPC) đưa ra công nghệ và các
đặc tính an toàn của các thế hệ lò phản ứng tiên tiến của Nhật có khả năng chống
động đất và sóng thần cùng hướng khắc phục sau sự cố nhà máy điện Fukushima I.
3.2.2. Một số bước chuẩn bị cần thiết
Về nhân lực, Ông Sueo Machi, Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế (IAEA), Điều phối viên Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á (FNCA), phát
biểu rằng vai trò của người vận hành nhà máy điện hạt nhân rất quan trọng do đó đòi
hỏi sự đào tạo chuyên sâu.
Theo các chuyên gia, Việt Nam thiếu cán bộ trong lĩnh vực công nghệ điện hạt nhân
trầm trọng. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký hợp đồng đào tạo nhân lực với
Tập đoàn Nhà nước và điện hạt nhân của Nga. Từ 2010, Tập đoàn Điện lực Việt
Nam đưa khoảng 40 người đi đào tạo. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang xem
18


xét vấn đề này trong thời điểm Việt Nam chưa có người làm về công nghệ hạt
nhân. Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh và yêu cầu cơ quan chuyên ngành nhanh

chóng hoàn thiện các văn bản pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện
nguyên tử đầu tiên khu vực Đông Nam Á.
Nga bắt đầu đào tạo nhóm sinh viên Việt Nam đầu tiên tại trường đào tạo
thuộc Rosatom với dự định tăng dần số lượng trong tương lai. Ba trung tâm đào tạo
cho sinh viên đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành và hoạt động trước khi vận
hành điện hạt nhân 2 năm.
Bên cạnh đó, trong năm 2010, Nhật Bản đã đào tạo cho Việt Nam 50 - 60 lượt cán bộ
trong lĩnh vực điện hạt nhân và sẽ tiếp tục giúp đào tạo nhân lực để bảo đảm an toàn
vận hành điện hạt nhân.
Đại diện ban quản lý dự án cho biết theo kế hoạch đến năm 2020 sẽ có khoảng 200
kỹ sư được đào tạo, huấn luyện về điện hạt nhân cho hai nhà máy.
Về khung pháp lý, vấn đề ban hành khung pháp lý cho an toàn hạt nhân cũng là một
điểm cần phải chú ý và có những thay đổi cải cách nhất định vì trong tương lai vài
năm kể từ 2011, Việt Nam cần hàng trăm văn bản về lĩnh vực này. Tuy nhiên, Luật
năng lượng nguyên tử Việt Nam khi ban hành phải lệ thuộc quá nhiều vào các quy
định pháp luật trước đó. Và theo quy định hiện tại, các công đoạn phê duyệt, cấp phép
phân chia ra nhiều cơ quan chủ quản. Điều này đi ngược với hướng dẫn xây dựng
Luật của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế là chỉ nên để một cơ quan duy nhất
quản lý. Điều này được xem là điểm yếu nhất của Luật năng lượng nguyên tử đang
xây dựng.
Về khảo sát địa chất, tháng 8 năm 2011, tại Hội nghị khoa học và công nghệ hạt nhân
toàn quốc lần thứ 9, các chuyên gia khảo sát cho biết có một số đứt gãy đang hoạt
động bị bỏ sót trong các nghiên cứu, khảo sát trước đây. Các đứt gãy này được cho
là có vai trò quan trọng đối với sự ổn định công trình trong khu vực. Các chuyên gia
kiến nghị khảo sát bổ sung. Ngày 3 tháng 2 năm 2012, công tác khảo sát địa chất đã
bắt đầu tiến hành. Và công tác này phải được chính xác đảm bảo sự an toàn hạt nhân.
Về những phương diện khác, tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
quyết định phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân Việc Nam giai
19



đoạn đến năm 2030. Trong đó, Điều 1 mục 6 về các giải pháp thực hiện có nêu các
bước chuẩn bị về tổ chức thực hiện (xây dựng và nâng cao năng lực kỹ thuật bảo đảm
an toàn nhà máy điện hạt nhân: xây dựng cơ quan hỗ trợ kỹ thuật độc lập về an toàn
hạt nhân với đầy đủ các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, đội ngũ cán bộ chuyên môn
trình độ cao và nguồn tài chính cần thiết; cơ cấu tổ chức điều hành thực hiện chương
trình phát triển điện hạt nhân: thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước để giúp Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo quá trình thực hiện các dự án điện hạt nhân và phát triển cơ sở hạ
tầng của ngành công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam); về đầu tư phát triển điện hạt
nhân (ban hành các cơ chế, chính sách và các biện pháp hỗ trợ về đầu tư và tài chính,
phù hợp với các quy định hiện hành và các cam kết quốc tế của Việt Nam); về thông
tin tuyên truyền (xây dựng chương trình thông tin đại chúng về điện hạt nhân đồng
bộ với chương trình phát triển điện hạt nhân; phối hợp thường xuyên và chặt chẽ giữa
các cơ quan nhà nước và tổ chức liên quan nhằm tạo nên sự hiểu biết cần thiết của
công chúng đối với phát triển điện hạt nhân; đảm bảo thông tin kịp thời và minh bạch
về điện hạt nhân; duy trì sự ủng hộ của công chúng đối với tất cả các khâu của dự án
điện hạt nhân, từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, triển khai và đưa vào vận hành các dự
ánđiện hạt nhân).
Như vậy, điện hạt nhân đang được nghiên cứu để áp dụng những công nghệ ngày
càng an toàn hơn, hiệu quả kinh tế hơn. Với nguồn nhân lực về kỹ thuật hạt nhân còn
mỏng, tiềm lực công nghiệp nhỏ bé, để tiến tới có tổ máy điện hạt nhân đầu tiên,
chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Cần chuẩn bị những khâu về khung pháp lý,
đào tạo lực lượng kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, địa điểm, xử lý chất thải, bố trí tài
chính... Quan trọng là ngay từ bây giờ đánh giá được xu thế tất yếu, khẳng định được
vai trò của điện hạt nhân trong cơ cấu nguồn năng lượng Việt Nam tương lai. Trong
phát triển năng lượng bền vững, Việt Nam sẽ cần phải làm điện hạt nhân. Không bắt
tay vào chuẩn bị sớm, ta có thể lỡ cơ hội và cùng lúc là đối mặt với những thách thức
do thiếu điện cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

20



KẾT LUẬN
Việc xây dựng các nhà máy hạt nhân vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi trên thế giới
hiện nay. Nhiều người ủng hộ việc tạo ra năng lượng điện hạt nhân trong khi một số
khác lại phản đối vì mối đe dọa tiềm ẩn của nó đối với môi trường và đời sống con
người. Tuy nhiên, trước nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, sự nóng lên của toàn cầu
và sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thì việc xây dựng các nhà máy
điện hạt nhân là rất cần thiết đối với các quốc gia. Là một nước có nhiều lợi thế về tài
nguyên thiên nhiên, sự kế thừa các khoa học, công nghệ hiện đại và được sự đầu tư
nguồn vốn lớn từ các quốc gia khác, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là một dự
án mang tính chiến lược của Việt Nam. Tuy nhiên, để thành công lớn, chúng ta phải
quan tâm hơn nữa về vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp, đào tạo nguồn nhân lực
giỏi, có trình độ tiếp thu cao, tính an toàn, an ninh chặt chẽ, cùng với đó là thời gian
và lộ trình xây dựng phù hợp nhất,… Điều quan trọng là ngay từ bây giờ, chúng ta
phải đánh giá được xu thế tất yếu, khẳng định được vai trò của điện hạt nhân trong
cơ cấu nguồn năng lượng Việt Nam, đồng thời đề ra những kế hoach cụ thể để phát
triển năng lượng điện hạt nhân của nước ta trong tương lai.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện năng lượng và các cơ quan hữu quan, 2002, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
về xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam
2. Quyết định của thủ tướng chính phủ, 2010, Phê duyệt định hướng quy hoạch phát
triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030
3. www.varans.vn, Năng lượng hạt nhân sẽ là lựa chọn chính trong tương lai,
/>enuid=107120&menulink=100000&menuup=107000
4. www.varans.vn, Dự án nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam,

/>enuid=103110&menulink=100000&menuup=103000
3. www.dienhatnhan.com.vn, Tại sao thế giới chúng ta cần hạt nhân,
/>4. www.myatom.ru, Nhà máy nhiệt điện và nhà máy điện hạt nhân khác nhau ở điểm
gì?
/>5. www.cet.com.vn, Điện hạt nhân ở Việt Nam,

/>6. www.3ce.vn, 02/06/2014, Ưu điểm và nhược điểm của năng lượng hạt nhân,
/>7. www.hanotec.com.vn, Điện hạt nhân- nguồn năng lượng sạch,
/>8. www.baomoi.com , Bốn thế hệ lò phản ứng hạt nhân,
/>9. www.xaluan.com, 8 giải pháp xử lý chất thải hạt nhân,
/>
BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.1: Nhiên liệu cần thiết cho một nhà máy điện có công suất 1000 MW vận
hành trong 1 năm

11
22


×