Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại trung tâm bồi dưỡng chính trị quận dương kinh, thành phố HP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.09 KB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
QUẬN DƯƠNG KINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÙI THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
QUẬN DƯƠNG KINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Loan

HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục- Đại học
Quốc gia Hà Nội, tôi đã hoàn thành chương trình khóa học Thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý Giáo dục và hoàn thành luận văn “Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung
tâm bồi dưỡng chính trị quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy dạy, hướng dẫn học tập
nghiên cứu trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Giáo dụcĐại học Quốc gia Hà Nội.
- Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Thường vụ Quận ủy, Ban Tổ chức, Ban
Tuyên giáo Quận ủy Dương Kinh, Lãnh đạo Trung tâm BDCT quận Dương Kinh,
các đồng nghiệp tại Trung tâm BDCT quận Dương Kinh đã tận tình giúp đỡ tạo
điều kiện cho tôi trong thời gian nghiên cứu.
- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô
giáo TS. Phạm Thị Loan đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài..
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, tôi rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy
giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Bùi Thị Huyền

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BD

Bồi dưỡng

BDCT

Bồi dưỡng chính trị

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐT

Đào tạo

ĐTBD

Đào tạo bồi dưỡng

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV


Giảng viên

LLCT

Lý luận chính trị

LLCT- HC

Lý luận chính trị- Hành chính

QLGD

Quản lý giáo dục

PP

Phương pháp

TTBDCT

Trung tâm bồi dưỡng chính trị

TBDH

Thiết bị dạy học

ii



MỤC LỤC
Lời cảm ơn.....................................................................................................................i
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................iii
Danh mục bảng............................................................................................................vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ............................................................................................vii
MỤC LỤC...........................................................................................................................................iii
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1........................................................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP
HUYỆN...............................................................................................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.....................................................................................................6
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.................................................................................................7
1.2.1. Quản lý....................................................................................................................................7
1.2.2. Quản lý giáo dục....................................................................................................................10
1.2.3. Khái niệm bồi dưỡng, bồi dưỡng LLCT, hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng
........................................................................................................................................................14
1.3. Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.................................................................................23
1.3.1. Trung tâm bồi dưỡng chính trị...............................................................................................23
1.3.2. Chương trình bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.................................28
1.4. Đặc điểm công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại TBDCT cấp huyện...........................30
1.5. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT cấp huyện...................................32
1.5.1. Quản lý xác định mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT......................................32
1.5.2.Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng LLCT..................................................................33
1.5.3. Quản lý đội ngũ giảng viên....................................................................................................34
1.5.4. Quản lý học viên....................................................................................................................35
1.5.5. Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của trung tâm.........................................................36
1.5.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên...............................................36
........................................................................................................................................................37


iii


Tiểu kết chương 1...........................................................................................................................38
CHƯƠNG 2.......................................................................................................................................39
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG...........................................................................39
TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ QUẬN DƯƠNG KINH,.......................................................39
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI GIAN QUA..........................................................................39
2.1. Nhu cầu bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Quận Dương Kinh, Thành phố Hải
Phòng..............................................................................................................................................39
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và công tác phát triển tổ chức cơ
sở đảng Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng..........................................................................39
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Quận Dương Kinh..................................................39
Quận Dương Kinh được thành lập theo Nghị định số 145/NĐ-CP, ngày 12/9/2007 của Chính phủ
trên cơ sở điều chỉnh 4.584,87 ha diện tích tự nhiên và 50.051 nhân khẩu của huyện Kiến Thụy.
Ngày 3/12/2007, Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng có Quyết định số 604-QĐ/TU về thành lập
Đảng bộ Quận Dương Kinh. Quận Dương Kinh nằm về phía Đông Nam, cách trung tâm Thành phố
Hải Phòng khoảng 15 km. Quận là cầu nối giữa trung tâm thành phố với khu du lịch Đồ Sơn, tiếp
giáp với cảng hàng không quốc tế Cát Bi, cảng biển, trung tâm thương mại miền duyên hải. Đường
cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua địa bàn quận thuận lợi cho giao lưu giữa Hải Phòng với Hà Nội,
các tỉnh phía Bắc. Với vị trí địa lý và giao thông thuận tiện, Quận Dương Kinh có những điều kiện
thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội với các quận, huyện trong thành
phố và các tỉnh, thành. Quận có nhiều tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
đến đầu tư phát triển dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị
mới một cách đồng bộ văn minh hiện đại.......................................................................................39
Kinh tế quận đạt tốc độ tăng trưởng khá 12,5%/năm (tính theo giá trị sản xuất). Tổng vốn đầu tư
xã hội giai đoạn 2010-2015 ước đạt 4.415 tỷ đồng, trong đó 2010 đạt 610 tỷ đồng, năm 2015 ước
đạt 900 tỷ đồng, tăng 47.5% so với năm 2010, tăng bình quân 9.5%..............................................39
Lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, y tế có bước chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được tăng
cường và đảm bảo, các chính sách về tiến bộ và công bằng xã hội được quan tâm thực hiện, đời

sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, nâng cao......................................................................39
2.1.1.2. Tổ chức cơ sở đảng của Quận Dương Kinh.........................................................................39
2.1.2. Nhu cầu bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Quận Dương Kinh hiện nay....41
2.1.3. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh..............43
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng.................................................................................................44
2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng............................................................................................44
2.2.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian khảo sát..............................................................................44

iv


2.2.3. Nội dung nghiên cứu thực trạng............................................................................................45
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực trạng.....................................................................................45
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT của Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành
phố Hải Phòng.................................................................................................................................45
2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT...................................45
2.3.2. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng LLCT...............................................51
2.3.3. Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên...................................................................................56
2.3.4. Thực trạng quản lý học viên...................................................................................................58
2.3.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học..............................................................61
2.3.6. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên..............................63
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT Quận
Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.................................................................................................64
2.4.1. Ưu điểm.................................................................................................................................64
2.4.2. Tồn tại....................................................................................................................................66
Tiểu kết chương 2............................................................................................................................69
CHƯƠNG 3.......................................................................................................................................70
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG.................................................................70
TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ QUẬN..............................................................................70
DƯƠNG KINH,THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG...........................................................................................70

3.1. Những quan điểm cơ bản định hướng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi
dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng..............................................70
3.2. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp................................................................................72
3.2.1. Nguyên tắc bảo tồn giá trị vốn có của công tác quản lý.........................................................72
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.......................................................................................72
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và khoa học....................................................................72
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đối tượng..................................................................73
3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi...........................................................................................73
3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành
phố Hải Phòng trong thời gian tới...................................................................................................74

v


3.3.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp đối với hoạt động bồi dưỡng..................................74
tại Trung tâm BDCT quận trong giai đoạn hiện nay theo hướng hiệu quả, thiết thực....................74
3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
bồi dưỡng tại Trung tâm..................................................................................................................76
3.3.3. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh,
Thành phố Hải Phòng......................................................................................................................79
3.3.4. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học trong hoạt động
bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT quận...............................................................................................82
3.3.5. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả khóa học và kết quả học tập của học
viên tại Trung tâm............................................................................................................................88
3.3.6. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giảng viên kiêm chức, báo
cáo viên về giảng dạy chương trình bồi dưỡng theo phương pháp tiếp cận mới............................91
3.3.7. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy theo hướng từng bước hiện đại............94
3.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp................................................................96
Tiểu kết chương 3..........................................................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................................................104

1. Kết luận......................................................................................................................................104
2. Khuyến nghị...............................................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................107
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................111

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả thăm dò ý kiến của 150 học viên về việc xác định mục tiêu tham gia lớp bồi
dưỡng..............................................................................................................................................45
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát ý kiến 150 học viên về nội dung chương trình bồi dưỡng....................50
Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến của 150 học viên về mức độ sử dụng các phương pháp bồi dưỡng (Biểu
hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn mức độ sử dụng các PP bồi dưỡng)..............................................52
Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giảng viên về mức độ sử dụng các biện pháp
quản lý PP bồi dưỡng (Biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn mức độ sử dụng các biện pháp quản lý
PP bồi dưỡng)..................................................................................................................................53
Bảng 2.5. Tổng hợp ý kiến của 150 học viên về mức độ đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị (biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn mức độ đáp ứng)...........................................61
Bảng 2.6. Hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của TTBDCT Quận Dương Kinh.........................62
Bảng 2.7. Tổng hợp ý kiến của 150 học viên về mức độ sử dụng các phương pháp KT, ĐG kết quả
bồi dưỡng (biểu hiện ở tỉ lệ % số ý kiến lựa chọn PP kiểm tra, đánh giá)........................................63
Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến của 50 cán bộ quản lý, giảng viên về mức độ sử dụng các biện pháp
quản lý việc KT, ĐG kết quả bồi dưỡng............................................................................................64
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các biện pháp đã đề xuất....................................96
(Lấy ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giảng viên)..............................................................................96
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.....................................98
(Lấy ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giảng viên)..............................................................................98
Bảng 3.3. Xác định hệ số tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động bồi dưỡng LLCT cho học viên ở Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, thành phố Hải

Phòng............................................................................................................................................101

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa các chức năng quản lý..............................................................................10
Sơ đồ 1.2. Quản lý các thành tố tham gia quá trình giáo dục..........................................................13
Sơ đồ 1.3. Mô hình chu trình QLBD.................................................................................................17
Sơ đồ 1.4. Hệ thống quản lý thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng LLCT tại TTBDCT cấp
huyện...............................................................................................................................................29
Biểu đồ 2.1. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên (%).............................................57
Biểu đồ 2.2. Số lớp trong năm........................................................................................................60
Biểu đồ 2.3. Số học viên trong năm................................................................................................60

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chọn đề tài
Giáo dục lý luận chính trị có vai trò hết sức quan trọng trong công tác xây
dựng Đảng. Nói đến vấn đề lý luận V.I.Lênin thường nhấn mạnh: “Không có lý
luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”và “chỉ đảng nào được
một lý luận tiền phong hướng dẫn, thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên
phong” [15, tr 30, 32]. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị tư tưởng, đạo
đức cách mạng, năng lực quản lý lãnh đạo là việc hết sức quan trọng trong công tác
cán bộ của sự nghiệp cách mạng.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng và đi đến thắng lợi như ngày hôm
nay, Đảng ta luôn có đường lối cách mạng đúng đắn. Nhưng để xây dựng được
đường lối đúng đắn và làm cho đường lối đúng đắn được hiện thực hoá trong cuộc

sống, nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm
chất, năng lực đáp ứng đòi hỏi của từng giai đoạn cách mạng. Trên phương diện lý
luận và thực tiễn đều cho thấy cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách
mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của dân tộc và chế độ, công
tác cán bộ là khâu then chốt trong quá trình xây dựng Đảng. Công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ cán bộ ngang tầm, trong đó
đặc biệt chú trọng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp, từ cấp chiến lược đến cấp cơ
sở. Để đáp ứng được yêu cầu đó, một trong những khâu quan trọng là đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ về lý luận chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
rất coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.
Người đã chỉ thị rằng: Tất cả đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý
luận chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, xã hội thông tin và kinh tế tri
thức, ai thắng cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về kinh tế. Kinh tế tri
thức ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, toàn
cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, nó lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham
gia. Toàn cầu hoá vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, để phát triển, nước ta
không thể đứng ngoài xu thế chung đó, để không bị tụt hậu, không bị phụ thuộc,
chúng ta phải biết lựa chọn con đường, phương thức vận động sao cho vừa tiến lên

1


được, vừa giữ được mình không bị biến chất, không bị hoà tan. Do vậy, sẽ có nhiều
vấn đề mới nảy sinh cũng cần có sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong
xã hội. Đây là yêu cầu quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng. Làm được điều đó,
lực lượng lãnh đạo nhà nước là Đảng Cộng sản Việt Nam và đội ngũ cán bộ đảng
viên trong tổ chức Đảng phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phải có tâm, có tầm,
có tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi hoàn cảnh. Do đó, việc nâng cao nhận
thức lý luận chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên

và quần chúng nhân dân là vô cùng cần thiết, nhiệm vụ của công tác tư tưởng rất
nặng nề, đòi hỏi phải tăng cường, đẩy mạnh hoạt động giáo dục lý luận chính trị và
hiệu quả hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp quận, huyện là nội
dung chủ yếu và thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng. Nhận rõ vai trò cấp
thiết của công tác giáo dục lý luận chính trị, ngày 03/6/1995 Ban Bí thư Trung ương
Đảng khóa VII đã ban hành Quyết định số 100 - QĐ/TW về việc tổ chức Trung tâm
bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
Ngày 16 tháng 01 năm 2008 Quận ủy Dương Kinh ra quyết định số 33- QĐ/QU
về việc thành lập Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh. Qua 8 năm hoạt động, Trung
tâm BDCT quận đã góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận,
nhận thức chính trị cho cán bộ đảng viên và nhân dân; giữ vững ổn định chính trị và
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, Trung tâm BDCT quận cũng còn một số hạn chế, bất cập
so với yêu cầu nhiệm vụ được giao trong thời kỳ phát triển mới.
Tình hình thực tế của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung cũng như
thực tế hoạt động của Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh thời gian qua đặt ra cho
những người làm công tác xây dựng đảng nhiều vấn đề cần suy nghĩ và giải quyết.
Đó là làm thế nào để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay góp phần tích cực
nhất vào sự nghiệp đổi mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt được mục đích:
Mỗi cán bộ, đảng viên thực sự là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống,
hết lòng vì nhân dân, vì sự nghiệp cách mạng.
Là cán bộ công tác tại Trung tâm BDCT quận, từ thực tiễn địa phương và
qua quá trình học tập, nghiên cứu tôi chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng
tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng ”
làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.

2


2. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu là:
- Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ, đảng viên tại
Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh như thế nào?
- Cần những biện pháp quản lý như thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt
động bồi dưỡng cán bộ, đảng viên góp phần vào sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng LLCT
cho cán bộ, đảng viên của Thành phố Hải Phòng?
3. Giả thuyết nghiên cứu
Trong thực tiễn, hoạt động bồi dưỡng ở Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh
tuy đạt được những thành tích đáng ghi nhận, nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề về
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt
động bồi dưỡng có thể góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở
cơ sở, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của quận, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở
đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý thực hiện
chương trình bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh, đề tài muốn đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương
Kinh, Thành phố Hải Phòng trong thời gian tới, góp phần vào sự nghiệp đào tạo,
bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên của Thành phố Hải Phòng.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện.
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh,
Thành phố Hải Phòng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng cho học viên tại
Trung tâm BDCT Quận Dương Kinh từ khi thành lập năm 2008 đến nay.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu


3


7.1. Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT
cấp huyện, quận, thị xã.
7.2. Khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung
tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng trong thời gian qua.
7.3. Đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung
tâm BDCT Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng và khảo nghiệm tính cấp thiết
và khả thi của các biện pháp đề xuất.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa
lý luận để xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Quan sát.
- Ý kiến chuyên gia.
- Khảo nghiệm kiểm chứng.
8.3. Phương pháp toán thống kê
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ những luận điểm nghiên cứu có ý
nghĩa lý luận về công tác giáo dục lý luận chính trị và quản lý hoạt động bồi dưỡng
tại Trung tâm BDCT cấp quận, huyện hiện nay.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT
Quận Dương Kinh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương để
góp phần vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên của Thành
phố Hải Phòng.

10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung chủ yếu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng tại
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
4


Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm Bồi dưỡng
chính trị Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng trong thời gian qua.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm Bồi
dưỡng chính trị Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM BỒI
DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN

(quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Là một bộ phận của công tác tư tưởng của Đảng, công tác giáo dục lý luận
chính trị có vai trò quan trọng. Xét về bản chất của công tác giáo dục lý luận chính
trị cho thấy: Đó là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm giác ngộ, nâng
cao nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng, hướng họ tham gia
vào cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý
luận chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng, năng lực quản lý lãnh đạo là việc hết
sức quan trọng trong công tác cán bộ của sự nghiệp cách mạng.
Quan điểm mác xít và quan điểm của Đảng ta khẳng định công tác tư tưởng

phải coi trọng phương châm lý luận đi đôi với thực tiễn, nói đi đôi với làm. Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [33, tr. 268].
Quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT là khâu quan trọng góp phần hoàn thành
nhiệm vụ có ý nghĩa chính trị lớn lao đã được Đảng và Nhà nước giao cho các Trung
tâm BDCT cấp huyện. Trong quá trình hình thành và phát triển, nhìn chung các
Trung tâm BDCT đã không ngừng đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị mình. Việc tổng kết và giải quyết các vấn đề
đặt ra của Trung tâm BDCT cấp huyện thường được thông qua báo cáo hàng năm của
Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành phố địa phương. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng
hợp những vướng mắc, tồn tại và kiến nghị từ các địa phương, Ban Tuyên giáo Trung
ương phối hợp với các ban ngành có liên quan đề xuất hướng giải quyết với Đảng và
Nhà nước.
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết của các
tác giả đề cập đến đổi mới hoạt động bồi dưỡng LLCT ở các góc độ khác nhau.
Trong cuốn “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên ở cơ sở” của tiến sĩ Vũ Ngọc Am đã đề cập đến yêu cầu khách quan phải tiếp
tục đổi mới công tác bồi dưỡng LLCT trong giai đoạn hiện nay.

6


PGS - TS Đào Duy Quát cũng bàn về công tác giáo dục LLCT ở cấp
huyện và vai trò, nhiệm vụ của Trung tâm BDCT cấp huyện trong cuốn “Công
tác tư tưởng - văn hóa ở cấp huyện”.
Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm - nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư
tưởng - Văn hóa Trung ương đã đề cập đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác tuyên truyền giáo dục LLCT, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận
trong nhân dân.
Tác giả Đặng Công Minh đã đề cập đến việc cần thiết phải đổi mới công tác

quản lý đào tạo ở các Trung tâm BDCT cấp huyện trong bài viết “Đổi mới quản lý
đào tạo ở Trung tâm BDCT cấp huyện”.
Ngoài ra tác giả Nguyễn Văn Hùng đã có bài viết đăng trên Tạp chí Tư
tưởng văn hóa của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, số 8 năm 2005, nhằm
nghiên cứu một số “Vấn đề đặt ra sau 10 năm hoạt động của các Trung tâm BDCT
cấp huyện ở Quảng Bình” để từ đó có định hướng phát triển các Trung tâm BDCT
cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình. Tác giả Nguyễn Minh Tuấn cũng có bài viết khác
như: “Quảng Ninh nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm BDCT cấp
huyện”. Tác giả Đặng Thị Bích Liên đã có bài viết “Tỉnh Hải Dương xây dựng
Trung tâm BDCT cấp huyện đáp ứng yêu cầu tình hình mới”. Tác giả Phạm Văn
Tiên có đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị tại các
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Thái Bình”.
Nhìn chung, các tác giả đã đề cập đến công tác bồi dưỡng LLCT ở cơ sở, giải
pháp đổi mới hoạt động của Trung tâm BDCT cấp huyện phù hợp với tình hình thực
tế của một số địa phương hiện nay. Trong khi đó đối với Trung tâm BDCT Quận
Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng vẫn chưa có tác giả nào đầu tư nghiên cứu về
biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng một cách cơ bản và hệ thống dưới góc độ lý
luận về quản lý và quản lý giáo dục.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một dạng lao động xã hội mang tính đặc thù, gắn liền và phát triển
cùng với lịch sử phát triển của loài người. Từ khi có sự phân công lao động xã hội đã

7


xuất hiện một dạng lao động đặc biệt, đó là tổ chức, điều khiển các hoạt động lao động
theo yêu cầu nhất định. Dạng lao động mang tính đặc thù đó được gọi là quản lý.
Khái niệm “quản lý” được định nghĩa khác nhau dựa trên cơ sở những cách

tiếp cận khác nhau.
Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức
bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh
đạo) và kiểm tra”. Ông khẳng định“Khi con người lao động hiệp tác thì điều tối
quan trọng là họ cần phải xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành, và các
nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt nên mục tiêu của tổ chức”[13, tr. 46].
Một số tác giả như Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí cho rằng: “Hoạt
động quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho
tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức ” [31, tr. 9].
Theo tác giả Phạm Viết Vượng trong cuốn Quản lý hành chính nhà nước và
quản lý ngành giáo dục đào tạo thì “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã
hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với
quy luật khách quan” [40, tr. 40].
Như vậy, với các cách tiếp cận, các quan niệm của các nhà khoa học về quản
lý thì quản lý bao hàm những khía cạnh khác nhau, song mục tiêu cuối cùng là để
đạt đến chất lượng của sản phẩm bởi quản lý là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo
bằng những quyết định hợp quy luật và có hiệu quả quản lý đồng thời phải tuân
theo những nguyên tắc nhất định nhằm đạt đến mục tiêu chung của tổ chức mình.
Từ những khái niệm trên ta có thể rút ra:
- Quản lý phải bao hàm hai yếu tố: chủ thể và khách thể quản lý.
- Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích có kế hoạch và có hệ
thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó.
- Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống. Nó có cấu trúc và vận hành
trong môi trường xác định (môi trường xã hội và môi trường tự nhiên).

8



Quản lý là một hoạt động có tính sáng tạo, gắn liền với quá trình phân công,
chuyên môn hóa lao động. Bản chất của quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con
người thông qua các chức năng quản lý.
1.2.1.2. Chức năng cơ bản của quản lý
a. Chức năng kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là bước lập kế hoạch, xác định mục tiêu, xác định các bước đi
để đạt được mục tiêu, trong đó bao gồm các công việc như xác định con đường,
biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu đó.
b. Chức năng tổ chức
Tổ chức là hình thành các mối quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận
trong một đơn vị nhằm làm cho đơn vị thực hiện thành công các kế hoạch và mục
tiêu tổng thể. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều
phối tốt hơn các nguồn lực.
Thành công của một tổ chức phụ thuộc nhiều vào năng lực của người quản lý
sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả cao nhất.
c. Chức năng chỉ đạo
Chỉ đạo là hoạt động dẫn dắt, điều khiển của người quản lý đối với các hoạt
động của các thành viên, để điều hành hoạt động của hệ thống thực hiện đúng kế
hoạch và mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình chỉ đạo phải bám sát các hoạt động, các
trạng thái vận hành của hệ thống cho đúng tiến trình, đúng kế hoạch, kịp thời phát
hiện và sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động.
d. Chức năng kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra là chức năng quản lý, thông qua đó mọi cá nhân, mọi nhóm hoặc
một tổ chức được theo dõi, giám sát các hoạt động và tiến hành các sửa chữa, điều
chỉnh, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí
bỏ ra, nếu chưa tương xứng thì phải tiến hành điều chỉnh hoặc tự điều chỉnh.
Các chức năng của quản lý luôn quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau tạo
thành chu trình. Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các
khâu, các công đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếu được
khi thực hiện chức năng quản lý và ra quyết định quản lý.


9


Kế hoạch

Kiêm tra

Thông tin

Đánh giá

Tổ chức
thực hiện

Chỉ đạo
Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa các chức năng quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục
1.2.2.1 Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hoạt động xã hội, nhờ có giáo dục mà mỗi cá nhân có cơ hội
để trưởng thành mau chóng, nền văn hoá các dân tộc và nhân loại được bảo tồn,
nguồn nhân lực xã hội được phát triển. Giáo dục là quá trình có nhiều lực lượng
tham gia, được tổ chức thành một hệ thống vững chắc từ trung ương tới địa phương,
với mạng lưới các trường học, các cơ sở giáo dục, được phân thành các cấp học, bậc
học, ngành học, do vậy hệ thống giáo dục cần được quản lý một cách thống nhất
nhằm nâng cao năng lực giáo dục và đào tạo.
Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, là hoạt động điều hành,
phối hợp của các lực lượng xã hội, để đẩy mạnh hoạt động của cả hệ thống giáo dục
nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế, văn hóa xã hội.
Theo Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân: “Quản lý giáo dục được hiểu là những

tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật)
của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (Từ cao cấp nhất đến các

10


cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu
phát triển giáo dục , đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”. [37 , tr.14].
Theo Trần Kiểm :“Quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể
quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh,
với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội ) nhằm hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.”.[ 28, tr.12 ]
Theo Phạm Minh Hạc:“Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục
của Đảng trong phạm vi và trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [23 , tr.71]
Một số tác giả đưa ra khái niệm quản lý giáo dục như sau:
- “Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội
nhằm đấy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội hiện
nay ” [32 , tr. 8].
- “Quản lý giáo dục là sự điều hành hệ thống Giáo dục quốc dân, các trường
trong hệ thống Giáo dục quốc dân”. [ 34 ,tr.35]
Từ các cách hiểu về quản lý giáo dục đã đưa ra ở trên cho ta thấy: QLGD là
quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới các
thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có
hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.
1.2.2.2. Quản lý nhà trường
Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân,
trực tiếp làm công tác GD&ĐT thế hệ trẻ và các lực lượng lao động xã hội. Chất
lượng giáo dục chủ yếu do các nhà trường tạo nên, bởi vậy khi nói đến QLGD là

phải nói đến quản lý nhà trường (cùng với quản lý hệ thống giáo dục).
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “QLGD là quản lý trường học, thực hiện
đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi giáo dục của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu
đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [23, tr.48].
Phân tích các định nghĩa trên ta thấy quản lý giáo dục được thực hiện ở hai
cấp: vĩ mô và vi mô. Cấp vĩ mô là cấp độ quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo

11


dục từ trung ương đến các địa phương, cấp vi mô là cấp quản lý các hoạt động giáo
dục và dạy học trong nhà trường.
Ở cấp vĩ mô: Quản lý nhà nước về giáo dục là sự điều chỉnh các hoạt động
của hệ thống giáo dục quốc dân bằng quyền lực nhà nước.
- Chủ thể quản lý là bộ máy quản lý giáo dục các cấp.
- Khách thể quản lý là hệ thống giáo dục quốc dân (các trường học, trung
tâm giáo dục, các cơ sở đào tạo và phục vụ đào tạo);
Quản lý nhà nước về giáo dục có hai nguyên tắc cơ bản là: kết hợp quản lý theo
ngành và theo lãnh thổ và nguyên tắc tập trung, dân chủ.
Ở cấp vi mô: Trường học là các đơn vị hạt nhân cấu thành hệ thống giáo dục
quốc dân, ở đó tiến hành quá trình giáo dục và đào tạo. Quản lý trường học có chức
năng định hướng và kiểm soát các hoạt động chuyên môn theo mục tiêu giáo dục.
Quản lý trường học vừa mang bản chất xã hội, vừa mang bản chất sư phạm.
- Chủ thể quản lý trường học là ban giám hiệu đứng đầu là hiệu trưởng.
- Đối tượng quản lý là các tổ chức của nhà trường, là tập thể cán bộ, giáo
viên, học sinh và các nguồn lực giáo dục khác.
Quản lý trường học là sự tác động, điều hành của hiệu trưởng đến cán bộ, giáo
viên, học sinh, phụ huynh và các lực lượng xã hội khác: đoàn thể, hội phụ huynh, đến
các nguồn lực giáo dục: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính, thông tin.

Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà trường, tất cả các hoạt
động khác trong trường đều hướng vào hoạt động trung tâm này. Vì vậy, quản lý
trường học nói chung và quản lý các cơ sở đào tạo nói riêng là quản lý hoạt động
dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để
dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục.
Quản lý nhà trường bao gồm tác động của những chủ thể quản lý bên trong,
bên trên và bên ngoài nhà trường:
+ Những tác động quản lý của cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo
điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường.
+ Những chỉ dẫn, quyết định của những thực thể bên ngoài nhà trường nhưng
có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức

12


hội đồng nhà trường (hội đồng giáo dục) nhằm định hướng sự phát triển của nhà
trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.
+ Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường, bao gồm những
thành tố như: mục đích GD&ĐT, nội dung GD&ĐT, phương pháp và tổ chức dạy
học, đội ngũ giáo viên và cán bộ công nhân viên, tập thể học sinh, sinh viên và các
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
QLGD trong nhà trường về cơ bản là quản lý các thành tố tham gia quá trình
giáo giục bao gồm: Mục tiêu giáo dục (M); Nội dung giáo dục (N); Phương pháp
giáo dục (P); Thầy giáo (Th); Người học- trò (Tr) và điều kiện phương tiện dạy học
(ĐK). Các thành tố này quan hệ qua lại với nhau và cùng với tác động quản lý bên
ngoài nhà trường để thực hiện chức năng GD&ĐT.

M

Th


Tr
Q
P

N

ĐK
Sơ đồ 1.2. Quản lý các thành tố tham gia quá trình giáo dục
Người quản lý nhà trường có nhiệm vụ làm cho các thành tố trên vận hành,
liên kết chặt chẽ với nhau, phải có phương pháp tổ chức, quản lý, có biện pháp cụ
thể tác động vào từng thành tố để quá trình quản lý đạt chất lượng và hiệu quả mong
muốn. Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người để phát triển hợp với quy luật, đạt mục đích đề ra và đúng
với ý chí của người quản lý. Trong các thành tố trên, thành tố thầy (Th) và trò (Tr)

13


là những yếu tố con người phải được nhận thức là những thành tố quyết định nhất
đến kết quả GD&ĐT.
Như vậy, xét một cách chung nhất: Quản lý nhà trường thực chất là những
tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực
(nhân lực, tài lực, vật lực…) và các điều kiện… bằng nhiều hình thức, nhằm đẩy
mạnh hoạt động giáo dục - dạy học của nhà trường tiến tới các mục tiêu giáo dục
với chất lượng và hiệu quả cao hơn, đồng thời đưa nhà trường phát triển lên một
tầm cao mới.
1.2.3. Khái niệm bồi dưỡng, bồi dưỡng LLCT, hoạt động bồi dưỡng, quản lý hoạt
động bồi dưỡng
1.2.3.1. Bồi dưỡng

- Theo UNESCO, Bồi dưỡng: có nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp.
- Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng, bồi dưỡng được hiểu “làm cho tốt
hơn, giỏi hơn, bồi dưỡng bao gồm bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ”.
Bồi dưỡng là một quá trình sư phạm với nội dung khoa học, được thực hiện
theo một phương pháp sư phạm do nhà trường tổ chức nhằm giúp người học nắm
vững hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kỹ năng hoạt động, nâng
cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách.
Như vậy, “bồi dưỡng” là quá trình liên tục nâng cao trình độ chuyên môn,
kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao năng lực hoặc phẩm chất nói chung trên cơ
sở của những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo trước đó.
Bồi dưỡng LLCT là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng;
đó là quá trình phổ biến, truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bồi dưỡng LLCT được thực hiện theo
các chương trình quy định, nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa
học, nhân sinh quan cộng sản, tạo nên bản lĩnh chính trị, niềm tin có cơ sở khoa
học, vững chắc vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực hoạt
động thực tiễn, giáo dục đạo đức, lối sống, tinh thần tự giác và tính tích cực trong

14


các hoạt động xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ
phát triển đất nước.
Vậy, Bồi dưỡng LLCT giữ một vai trò rất quan trọng, là trang bị và cập nhật
một cách thường xuyên những kiến thức của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, để sau mỗi khóa bồi dưỡng mọi
cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu và vận dụng những kiến thức lý luận đó vào

thực tiễn công tác, sản xuất và học tập đạt kết quả cao, đúng quy định.
1.2.3.2. Hoạt động bồi dưỡng
Hoạt động bồi dưỡng là một quá trình toàn vẹn có sự thống nhất giữa hai mặt
của các chức năng hoạt động dạy và hoạt động học. Đó là quá trình vận động và
phát triển của các thành tố tạo nên bồi dưỡng. Hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng
phụ thuộc vào mối quan hệ tương tác, sự hỗ trợ của hoạt động dạy và hoạt động
học. Hoạt động bồi dưỡng là một quá trình bộ phận, là một phương tiện trao đổi học
vấn, phát triển năng lực và giáo dục phẩm chất nhân cách thông qua sự tác động qua
lại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội có hệ thống những tri
thức khoa học, những kỹ năng nhận thức và thực hành.
Hoạt động bồi dưỡng là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản:
mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy, người
học. Các thành tố này tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau để thực hiện nhiệm
vụ bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng.
Mục đích của hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực
chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang, nâng cao hệ thống kiến
thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
công việc đang làm. Với mục tiêu đó, hoạt động bồi dưỡng có những đặc điểm sau:
+ Thời gian cho mỗi khóa bồi dưỡng thường không dài, thời lượng cho mỗi
khóa bồi dưỡng thường không giống nhau mà nó tùy thuộc vào mục tiêu, tính chất
công việc của từng đơn vị hay từng vị trí cần bồi dưỡng. Thường các lớp bồi dưỡng
chỉ từ một đến ba ngày hoặc một tuần, nhưng cũng có chương trình kéo dài hai tháng.
+ Nội dung bồi dưỡng gắn với công việc của mỗi người học để nâng cao kiến
thức, kỹ năng nghề nghiệp của họ. Do vậy, việc xác định nhu cầu bồi dưỡng trước
15


×