Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo chuyên đề môn quan hệ đất cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.88 KB, 17 trang )

I/ Mở Đầu:
Ở nước ta hiện nay nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong những năm qua
sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn. Việc sử dụng đất và phân bón
hợp lý đã làm gia tăng sản lượng cây trồng và phẩm chất cây nông sản, giúp cho hạt gạo và
một số nông sản khác của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới. Như chúng
ta đã biết Đất là nơi nuôi dưỡng cây trồng sinh trưởng và phát triển,cung cấp cho cây chất
dinh dưỡng, nước và oxi với số lượng thích hợp cho sự phát triển tối hảo của cây. Các loại
đất khác nhau, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo được
cây trồng phát triển được một các tối ưu nhất ta cần phải quan tâm đến các vấn đề xung
quanh như lượng nước, sâu bệnh, dịch hại và quan trọng nhất là phải đảm bảo chất dinh
dưỡng đủ cũng như kịp thời cho cây trồng. Chính vì thế mà Chuyên Đề: “ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT” được thực hiện nhằm đề ra những biện pháp
cấp thiết để bảo quản dinh dưỡng tránh thất thoát dinh dưỡng qua những quá trình hóa
học và sinh học trong trong đất.
II/ Lược Khảo Tài Liệu
II.1 Khái niệm đất trồng:
Đất trồng là lớp về mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó cây trồng có thể sống và sản xuất ra sản
phẩm.
2 Vai Trò:
Là môi trường cung cấp nước và oxi cho cây trồng, là giá thể giúp cho cây đứng vững, là môi
trường sống cho vi sinh vật gián tiếp giúp cây phát triển tốt, vi sinh vật tạo nên khí khổng giữ
nước và khí cho cây.
3 Phân loại & Đặc điểm:
Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm 3
loại chính đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau:


Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.




Đất thịt:45% cát, 40% limon và 15% sét.



Đất sét:25% cát, 30% limon và 45% sét.



Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian.Ví dụ: Đất cát pha, đất thịt nhẹ..

Có những loại đất chính như sau:
Cồn cát và cát biển:
Loại đất này có hình thái phẫu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc và thành phần cơ giới, từ
trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính. Thành phần cơ giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét rất thấp
hoặc không đáng kể, chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ lệ cát khô khá cao. Các đồn cát, đụn cát phần lớn chưa
ổn định, hiện tượng di dộng của cát đang thường xuyên xảy ra. Những nơi có địa hình thấp thì đã có
sự phân hóa về màu sắc; nơi nào trũng đọng nước thì tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màu xám
1


vàng xen vệt trắng. Đây là loại đất rất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng; cation trao đổi rất thấp;
dung tích hấp thu rất thấp, nên khả năng giữ nước, giữ phân kém. Phần lớn diện tích loại đất này
đang bị bỏ hoang

Ðất mặn:
Đất mặn là đất có chứa lượng muối tan đủ lớn làm giảm sự tăng trưởng của cây trồng. Một số
ion thường gặp trong đất mặn là Na+, Ca2+, Mg2+, Cl-, SO4(2-), .... Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh rằng, nếu đất mặn chỉ chúa một loại muối tan thì sẽ có tính độc cao hơn rất nhiều
so với đất cùng độ mặn và chứa nhiều loại muối tan khác nhau. Hiện tượng này có thể được
giải thích bằng sự đối kháng ion.

_Đất mặn thướng có độ trương lớn và dẻo quánh lại khi gặp nước trong khi vào mùa khô thì
lại co lại tạo nên sự nứt nẻ. Từ đó, nước mang theo muối càng dễ dàng leo lên lớp đất mặt và
bốc hơi, để lộ ra những vệt muối tráng trên lớp mặt vào thời gian (khô) đó. Hiện tượng
trương và co lại của đất được giải thích do sự xuất hiện của ion Na+ dẫn tới khả năng tán keo
trong đất của ion Na+.
_Đối với đất mặn, pH thường trung tính và có khuynh hướng hơi kiềm (do chứa nhiều ion
kiềm Na+ ...)
_Áp suất thẩm thấu của dung dịch trong đất mặn cao, gây cản trở cho sự hấp thụ của nước và
dinh dưỡng của cây trồng. Bên cạnh đó, do TSMT tỷ lệ thuận với áp lực thẩm thấu trong
dung dịch đất, nên độ mặn của đất càng lớn áp suất thẩm thầu càng mạnh dẫn đến ảnh hưởng
sự hấp thụ cây trồng càng tăng. Đấy là lý do tại sao phần lớn cây trồng thông thường không
sinh trưởng và phát triển được ở loại đất mặn nhiều trở lên.
Ðất phèn:
Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat (SO42-) và có độ pH rất thấp, chỉ khoảng 2-3, Nhóm
đất này được hình thành do quá trình biển tiến cách đây 6.000 năm để lại, đặc biệt trong môi
trường vũng vịnh biển nông, trên đó rừng ngập mặn phát triển mạnh mẽ như đước, sú,
mắm…Các loại thực vật này thường tích lũy chất lưu huỳnh trong thân và rễ dưới dạng các
hợp chất hữu cơ. Khi những khu rừng này bị vùi lấp, xác của chúng được các vi sinh vật yếm
khí phân hủy và thải lưu huỳnh ra môi trường dưới dạng sunfit. Chúng kết hợp với các ion
kim loại sắt, nhôm vừa được dòng nước mang đến từ lục địa tạo thành những lớp đất chứa
nhiều pyrite.Pyrite chứa trong tầng trầm tích đầm lầy còn gọi là tầng phèn tiềm tàng, nhưng
chúng lại dễ bị oxy hóa trong điều kiện tiếp xúc với không khí.Dựa trên nguồn gốc hình
thành và mức độ nhiễm phèn trong đất, có thể chia đất phèn ở An Giang thành các loại tầng
đất sinh phèn (phèn tiềm tàng), tầng đất than bùn chứa phèn, đất nhiều phèn và đất bị nhiễm
phèn.
Ðất phù sa:
1. Đất phù sa được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): Đất được hình thành do lắng đọng phù
sa sông, nhưng do các sông ở một số nơi có vận tốc dòng chảy lớn, nên lắng đọng được các
sản phẩm thô, vì vậy đất có thành phần cơ giới nhẹ, hình thái phẫu diện tương đối đồng nhất
về thành phần cơ giới và màu sắc. Một vài nơi cũng gặp hiện tượng phân hóa về thành phần

cơ giới, nhưng không phải do quá trình rửa trôi mà do các lớp bồi tích ở từng đợt lũ khác
2


nhau. Đất có phản ứng chua vừa, hàm lượng mùn ở tầng mặt trung bình (1-1,5%), đạm tổng
số và lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo, độ no bazơ trung bình (50-60%).
Như vậy, loại đất này có độ phì tự nhiên khá, lại có những ưu điểm như: thành phần cơ giới
nhẹ, đất tơi xốp, tầng đất dày, thoát nước tốt, nên thích hợp với nhiều loại cây trồng như: ngô,
đậu, lạc, rau màu..., tuy vậy, do địa hình thấp nên lưu ý khi bố trí cây trồng phải lựa chọn thời
vụ để tránh mùa ngập lụt.
2. Đất phù sa không được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): Đất cũng có nguồn gốc hình
thành như đất phù sa được bồi hàng năm nhưng do phân bố ở xa sông hoặc ở địa hình cao,
nên rất ít được bồi đắp phù sa. Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa, thành phần cơ giới từ
thịt nhẹ đến sét. Đất có phản ứng chua; hàm lượng mùn từ trung bình - hơi nghèo (0,9 1,5%), đạm tổng số trung bình (0,08 - 0,1%), lân tổng số khá (0,1 - 0,12%), lân dễ tiêu trung
bình, độ no bazơ thấp - trung bình (40 - 55%). Như vậy, đất có độ phì tự nhiên khá, có thể bố
trí nhiều công thức luân canh cây trồng khác nhau và có thể cho năng suất khá.
3. Đất phù sa glây (Gleyic Fluvisols): Đất cũng được hình thành do quá trình lắng đọng phù
sa, nhưng phân bố ở địa hình thấp, khó thoát nước. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét
vật lý cao, chặt, bí, trong đất các quá trình khử xảy ra mãnh liệt, hình thái phẫu diện thường
có màu xanh ánh thép nguội, dính dẻo, glây trong toàn phẫu diện, màu xám xanh có xen lẫn
những vệt vàng. Đất có phản ứng chua vừa (pHKCl dao động từ 4,4 - 4,8), mùn ở tầng mặt
khá cao (2 - 3%), đạm, lân tổng số và cation trao đổi đều thuộc loại khá. Đây là vùng đất
trọng điểm lúa của tỉnh, có khả năng cho năng suất cao, tuy vậy cần bón vôi khử chua cho đất
và tìm cách giảm quá trình khử để hạn chế quá trình glây làm xấu tính chất của đất.
4. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Dystric Plinthosols): Đất cũng có nguồn gốc hình
thành như các loại đất cùng nhóm, nhưng phân bố ở địa hình vàm cao hoặc cao, có chế độ
nước không đều trong năm, mùa mưa cũng bị ngập nhưng mùa khô đất bị thiếu nước nghiêm
trọng. Vì vậy trong đất xảy ra 2 quá trình: quá trình khử và quá trình oxy hóa; mùa mưa ngập
nước thì quá trình khử xảy ra mạnh, mùa khô thì quá trình oxy hóa xảy ra, Fe2+ bị oxy hóa
thành Fe3+ tạo ra những vệt loang lổ đỏ vàng trong phẫu diện đất. Đất có khả năng thoát

nước tốt, quá trình rửa trôi trọng lực trong phẫu diện đất xảy ra mạnh, thành phần cơ giới
trung bình, có phản ứng chua vừa đến ít chua (pHKCl4,6 - 5,5), hàm lượng mùn trung bình
(1,5 - 2%), đạm tổng số khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo.
Loại đất này hiện đang sử dụng với nhiều phương thức khác nhau nhưng phần lớn là trồng
lúa, một số khá lớn diện tích chỉ sản xuất được 1 vụ lúa do thiếu nước. Nếu giải quyết được
vấn đề tưới thì có thể mở rộng diện tích bằng con đường tăng vụ từ 1 vụ thành 2 - 3 vụ trong
năm.
5. Đất phù sa phủ trên nền cát biển (Areni Dystric Fluvisols). Đất hình thành do quá trình bồi
lắng của phù sa trên nền cát biển. Độ dày của lớp phù sa phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
bồi đắp của hệ thống sông và địa hình của vùng cát trước khi bồi đắp. Thành phần cơ giới đất
tầng mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, dưới lớp phù sa là cát trắng xám hoặc cát vàng nhạt;
đất có phản ứng chua vừa đến ít chua; tầng mặt có hàm lượng mùn trung bình (1 - 1,5%),
nghèo đạm, nghèo lân tổng số cũng như dễ tiêu. Đây là loại đất có ý nghĩa cho các vùng cát
biển trong việc trồng lúa để cung cấp lương thực tại chỗ. Cần chú ý không nên phá vỡ tầng đế
cày của đất.

3


6. Đất phù sa úng nước (Stagni Dystric Fluvisols). Là một loại đất trong nhóm đất phù sa,
nhưng phân bố ở địa hình trũng dạng lòng chảo khó thoát nước, được coi là địa hình tích
đọng, đất ngập nước quanh năm nên hạn chế quá trình khoáng hóa, quá trình tích lũy mùn
mạnh, nên giàu mùn, đất bị glây mạnh, rất chua, đạm tổng số giàu, nhưng nghèo lân và kali
tổng số cũng như dễ tiêu. Đây là loại đất có nhiều yếu tố hạn chế, không chỉ do ngập úng mà
trong đất chứa nhiều chất độc cho cây như: Al3+ di động, H2S, CH4,... vì thế đất thường cho
năng suất lúa thấp, không ổn định.
7. Đất phù sa ngòi suối (Dystric Fluvisols): Đất hình thành do sự lắng đọng của phù sa suối,
nên thành phần cơ giới thường thô, nhẹ, lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Độ phì nhiêu
tự nhiên tùy từng nơi mà rất khác nhau, nhưng nói chung đất có phản ứng chua đến rất chua,
hàm lượng mùn trung bình, đạm tổng số khá, lân và kali nghèo. Tuy là diện tích không nhiều,

nhưng loại đất này có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết lương thực trên địa bàn miền núi,
nhưng do thường thiếu nước nên năng suất lúa thấp và bấp bênh, có nơi chỉ trồng được 1 vụ
lúa, 1 vụ màu.

Ðất lầy và than bùn:
Đầm lầy là một vùng đất ngập nước với hoặc một khu vực được hình thành do lũ lụt mà
nước đọng lại chưa thể thoát được, đây là một kiểu hệ sinh thái và có cấu trúc đất mềm, địa
hình lõm hoặc những chỗ lồi lõm, đất khô xen lẫn đất ướt. Đầm lầy thường được bao phủ bởi
thảm thực vật thủy sinh, hoặc thảm thực vật có khả năng chịu đựng ngập lụt, ngâm nước.
Nguồn nước và độ sâu của đầm lầy hơn các vùng đồng lầy hay bãi lầy trong các vùng đất
ngập nước
Than bùn được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật trong
điều kiện yếm khí xảy ra liên tục.
Quá trình này diễn ra tại các vùng trũng ngập nước. Các vùng đầm lầy là những vùng có năng
suất sinh học cao, điều kiện phát triển của thực vật rất thuận lợi. Tuy nhiên, lớp thổ
nhưỡng tại các vùng này luôn trong điều kiện yếm khí; do đó, mặc dù sinh khối các loài cỏ
sống trên mặt nước tăng nhanh, nhưng quá trình phân giải xác thực vật lại xảy ra chậm và
không đạt tới giai đoạn vô cơ hoá dẫn đến tích luỹ hữu cơ. Tiếp theo cỏ là lau, lách, cây bụi,
cây thân gỗ thay thế, kết hợp với quá trình kiến tạo địa chất, quá trình bồi tụ, lắng đọng phù
sa đã chôn vùi kể cả cây thân gỗ, làm cho hữu cơ tích tụ thành các lớp và tạo thành than bùn.

Ðất xám bạc màu:
• Đất màu xám nhạt, nhiều cát, có thành phần cơ giới nhẹ, hạt thô. Tầng đấy dầy mỏng
không điều nhiều nơi rất mỏng sâu nhất chỉ đạt 1-2 m. Đất nói chung có nước ngầm
sâu, chua, nghèo mùn, nghèo sét, nghèo Ca, đất rời rạc dễ bị dí dẽ.
• Đất bạc màu có tỉ trọng từ 2.60-2.65, dung dịch từ 1.57-1.68. Độ xốp dưới 40% nước
giữ kém, có độ thoáng khí cao, kết cấu đất kém có mâu thuẫn giữa chế độ nước và
không khí thường hay xảy ra. Độ ẩm đồng ruộng dao động từ 22 – 27%, độ ẩm cây
héo thấp, chế độ nhiệt không ổn định.
• Hóa tính đất nói chung nghèo Đạm, Phân, Kali. Dung tích hấp thụ và độ no bazo thấp,

độ không khí cao nên nuóc và chất hữu cơ khó tích lũy. Tính đệm kém. Vi sinh vật có
ích đất bạc màu hoạt động kém, nhất là các loại cố định đạm.
4


Ðất đỏ và xám nâu vùng bán khô:
• Nhóm đất feralit chiếm diện tích lớn và phân bố chủ yếu ở các vùng miền núi trung
du.
Đất feralit có nguồn gốc được hình thành từ quá trình phong hoá các loại đá mẹ (đá
gốc).

Đất feralit của nước ta nhìn chung là khá màu mỡ có tầng phong hoá dầy, có hàm
lượng các ion sắt, nhôm, titan, magiê khá cao.
- Đất feralit gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình là một số loại sau đây:
- Đất feralit đỏ vàng phân bố nhiều nhất ở trung du miền núi phía Bắc và thích hợp nhất
với trồng chè búp, sơn, hồi, lạc, mía.
- Đất đỏ bazan phong hoá từ các đá bazan có màu nâu đỏ, phân bố nhiều nhất ở Tây
Nguyên, ĐNB, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An. Đất này rất tốt thích hợp với trồng cà
phê, cao su, tiêu, điều.
- Đất đỏ đá vôi phân bố trong các thung lũng đá vôi và hình thành phong hoá từ đá vôi
có màu nâu đỏ. Đất này khá tốt và thích hợp nhất với trồng các cây công nghiệp, cây ăn
quả mà điển hình là lạc, mía, cam, dừa.
- Đất feralit mùn trên núi phân bố ở các vùng núi cao phía Bắc, đất nhiều mùn thích
hợp nhất trồng các cây dược liệu (tam thất,..) và các cây ăn quả (đào, mận…) cận nhiệt và
ôn đới.
Ðất đen:
Chúng phát triển trên đá bazan, đá bazan lỗ hổng và đá bọt bazan, có thành phần thịt
cơ giới trung bình và thịt nặng. Loại đất này thích hợp với các loại cây trồng như ngô, hành
tỏi, dưa hấu, cao su, điều... Nhóm đất này được phân ra 4 đơn vị đất (đất đen điển hình, đất
đen mới biến đổi, đất nâu thẫm, đất đen có kết vón) và 7 đơn vị phụ đất (đất đen điển hình đá

lẫn nông, đất đen điển hình đá lẫn sâu, đất đen mới biến đổi điển hình, đất đen mới biến đổi
đá lẫn nông, đất đen mới biến đổi đá lẫn sâu, đất nâu thẫm điển hình, đất đen có kết vón
nông).

Ðất mùn vàng đỏ trên núi:
• Phân bố: Nằm ở vùng núi, trong độ cao tuyệt đối từ 700-900m đến 2000m. Khí hậu
lạnh và ẩm, nhịêt độ bình quân trong năm từ 15-20 oC. Thảm rừng xanh tốt. Ðây là
loại đất feralit phát triển trên đá macma bazơ, trung tính hoặc đá vôi có tầng A tích luỹ
nhiều mùn.



Ðất có thành phần cơ giới nặng, tảng lớn hoặc cục, đất khá tới xốp ở tầng mặt. Phản
ứng đất chua, đất giàu mùn. Các chất dinh dưỡng khác trung bình, riêng lân dễ tiêu và
kali trao đổi thấp.

Ðất mùn trên núi cao:
• Ở độ cao >700 m, cường độ của quá trình Feralit giảm dần theo độ cao, tuy nhiên ở
tầng B vẫn diễn ra quá trình tích luỹ sẽt khá điển hình dể tạo nên tầng B.Argic. Mặt
khác, khi độ cao tăng thì nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
tích luỹ mùn. Kết quả của những quá trình trên hình thành đất xám mùn trên núi
• Lấy đơn vị đất xám mùn trên núi phát triển trên macma axit đại diện cho đất xám mùn
5


Các loại đất khác và đất chưa điều tra
II/ Khái quát dinh dưỡng trong đất:
1/ Nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho cây:
Nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trong đất có thể có trong thiên nhiên và
được bón thêm cho đất. Nguồn gốc tự nhiên được nhận từ các khoáng trong đất và từ sự

phân hủy của dư thừa thực vật và chất hữu cơ. Nguồn gốc thêm vào là lượng phân bón
hóa học hoặc phân hữu cơ. Tất cả các chất dinh dưỡng điều chịu tác động của quá trình di
động và bất động chúng trong đất. Các tiến trình này thay đổi với các chất dinh dưỡng
khác nhau bao gồm tiến trình sinh học và hóa học.
Tiến trình sinh học xảy ra chủ yếu do vi sinh vật hấp thụ dinh dưỡng và giải phóng
khi chúng chết đi và phân hủy. Tiến trình này đặc biệt quan trọng đối với sự cung cấp đạm
cho cây.

Chất dinh dưỡng trong đất thường tồn tại dưới ba dạng sau đây:
Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
Chất dinh dưỡng trao đổi.
Chất dinh dưỡng dự trữ.
2/ Phân loại:
Có 16 loại chất dinh dưỡng có trong đất thiết yếu cho cây bao gồm: C, H, O, N, P, K, S, Ca,
Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo.
Nhóm đạ lượng gồm: N, P, K
Nhóm trung lượng gồm: S, Mg, Ca
Nhóm vi lượng gồm: : C, H, O, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo.
3/. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG TRONG ĐẤT THIẾT
YẾU TRONG CÂY.
- Tham gia cấu tạo chất sống.
- Điều tiết quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý trong cây.
+ Thay đổi đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất.
+ Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất.
+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây.
- Tăng tính chống chịu của cây trồng
III/ Quản lý chất dinh dưỡng trong đất trồng:
1/ Khái niệm:

Quản lý dinh dưỡng có nghĩa là việc sử dụng phân bón và bảo vệ, bồi bổ đất

làm sao đảm bảo đất tốt, cây tốt, đạt năng suất, chất lượng cao mà chi phí lại thấp
nhất.
2/ Các biện pháp quản lý:
-

Bón phân:
Dinh dưỡng cây trồng lấy đi từ đất để tạo sản phẩm không những chỉ có các chất đa
lượng là đạm, lân, kali mà còn có cả các chất trung lượng như calcium (Ca),
6


magnesium (Mg), lưu huỳnh (S) và các chất vi lượng thiết yếu như bo (B), kẽm (Zn),
đồng (Cu) v.v.. Việc sử dụng nhiều phân đạm hóa học, bón phân không cân đối hoặc
bón phân không đủ làm cho cây bị suy yếu, dễ bị sâu bệnh xâm nhiễm, đồng thời đất
đai ngày càng thoái hóa, cằn cỗi.

-

Sử Dụng Axit Humic (Humic Acid) Giữ Dinh Dưỡng Cho Cây Trồng:

Axit Humic nguồn gốc tự nhiên từ sự phân hủy của thực vật và vi sinh vật. Axit
Humic là nền tảng của tất cả các đất đai màu mỡ. Trong nhiều năm, axit humic tích lũy trong
đất để giúp đất tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước, là nguồn thức ăn cho
các vi sinh vật có lợi cho đất. Đây là cách để giảm thiểu tổn thất chất dinh dưỡng để duy trì
độ phì nhiêu của đất và đảm bảo phát triển bền vững của thiên nhiên.
-

Cải tạo đất:

Trong trồng trọt, sau một thời gian dài canh tác, đất bị bạc màu do sử dụng nhiều phân

hóa học và ngày càng cạn kiệt dinh dưỡng dẫn tới năng suất cây trồng ngày càng giảm. Do đó
ta phải cải tạo đất để tái tạo lại nguồn dinh dưỡng ban đầu và loại từ các vi khuẩn, nấm có hại
trong đất. Và giúp cho cây dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng chúng ta bổ sung hơn.

-

Bón phân hóa học cân đối và hợp lý:

Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây
trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi
trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối:

a. Đúng loại phân:
Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại. Mỗi loại có những tác dụng
riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn
có thể gây ra những hậu quả xấu.
Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc
điểm và tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất
kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

b) Bón đúng lúc:
Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và
phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây
cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.

7


Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường
xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra

bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và
liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hút nhiều,
thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây.

c. Bón đúng đối tượng:
Trong cách hiểu thông thường bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, đối
tượng của việc bón phân là cây trồng.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, một lượng khá lớn chất dinh dưỡng của cây, nhất là các nguyên
tố vi lượng, cây được tập đoàn vi sinh vật đất cung cấp thông qua việc phân huỷ các chất hữu
cơ hoặc cố định từ không khí. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón phân để
kích thích và tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất cho phép cung cấp cho cây
một lượng chất dinh dưỡng dồi dào về số lượng và tương đối cân đối về các chất. Trong
trường hợp này thay vì bón phân nhằm vào đối tượng là cây trồng, có thể bón phân nhằm vào
đối tượng là tập đoàn vi sinh vật đất.
Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi
dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây lại sinh trưởng thêm,
sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân cần
nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh.
Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây
trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu bệnh gây hại. Đặc
biệt các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ. Như vậy, bón phân không phải lúc nào
cũng là để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Có những trường hợp phải tác động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng
trưởng và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên.
Ở phần trên đã trình bày là trong các hệ sinh thái, tồn tại và hoạt động 3 nhóm các mối liên
hệ: thông tin, năng lượng và vật chất.
Trong các mối liên hệ này, liên hệ vật chất có liên quan đến việc vận động, chuyển hoá một
khối lượng vật chất lớn. Các mối liên hệ thông tin và năng lượng trong nhiều trường hợp chỉ
cần những tác động nhẹ với những lượng vật chất không lớn có thể tạo ra những phản ứng và
hiệu quả lớn. Bón phân là đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu tố mới và có tác động

lên các mối liên hệ. Cho đến nay, trong việc bón phân người ta chỉ mới chú ý đến các mối
liên hệ vật chất, đến trao đổi chất. Trong thực tế, phân bón có thể có những tác động sâu sắc
trong các mối liên hệ thông tin và năng lượng. Phát hiện được tác dụng của phân bón lên các
mối liên hệ thông tin và năng lượng, có thể với lượng phân bón không nhiều, tạo ra những
hiệu quả to lớn và tích cực trong việc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi sinh vật đất, mà còn
có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng để
tác động, có thể mở ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón.

8


d. Đúng thời tiết, mùa vụ
Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa
trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có
thể cháy lá, hỏng hoa, quả.
Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày,
mỗi năm có 3 - 4 vụ, thậm chí 8 - 9 vụ sản xuất. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây
trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như
phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau.
Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử
dụng phân bón. Việc sử dụng đúng các loại phân phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết mùa
vụ đã được trình bày một phần ở phần II của sách này.

e. Bón đúng cách
Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào
nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v...
Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.
Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy
hạt, v.v...

Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất, v.v...
có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.
Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa
phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của người nông
dân.

g. Bón phân cân đối
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ
nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển
kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi.
Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua
lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh
dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ
cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau.
Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không
chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác.
Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân,
gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và
đối với môi trường.
9


Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là:
- Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn.
- Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật
canh tác khác.
- Tăng phẩm chất nông sản.
- Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.


-

ÁP DỤNG ZEOLITE ĐỐI VỚI ĐẤT:

CÓ THỂ GIÚP ĐẤT GIỮ LẠI ĐƯỢC CHẤT DINH DƯỠNG MÀ KHÔNG LÀM ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THOÁT NƯỚC CỦA ĐẤT.
Zeolite là một khoáng chất tự nhiên (một thành phần của nhóm hỗn hợp Alumino-Silicat đã
được hyđrat hoá). Zeolite mang theo các điện tích âm được trung hoà bởi sự chuyển động tự
do của các Cation mang theo các điện tích dương. Điều này cung cấp một khoáng chất lý
tưởng cho những Cation dương như Nitơ, Amoni và Kali cacbonat khi những khí này được
tiết ra khi cây cần.
Zeolite có một cấu trúc thông thoáng với hệ thống mạng lưới mao mạch tạo ra một khu bề
mặt rộng để giữ lại và trao đổi các dưỡng chất quý.
-

Xây dựng hệ thống đê bao và thủy lợi khoa học:

Một trong những nguyên nhân làm cho đất bị thoái hóa mạnh nhất là do xói mòn. Hiện
tượng mất đất do xói mòn mạnh hơn rất nhiều so với sự tạo thành đất trong quá trình tự
nhiên, một vài cm đất có thể bị mất đi chỉ trong một vài trận mưa, giông hoặc gió lốc trong
khi đó để có được vài cm đất đó cần phải có thời gian hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn
năm mới tạo ra được. Vì thế cần xây dựng một hệ thống đê bao kiên cố để bảo về diện tích
đất hiện có cũng như tránh cho các chất dinh dưỡng trong đất bị rửa trôi do mưa lũ và xói
mòn.

IV/ Thực trạng đất trồng ở ĐBSCL:
 Tổng diện tích ĐBSCL khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử

dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất
nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên

90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng
150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên.
 Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả năng

nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Theo điều tra năm 1995 có 0,508 triệu ha đất
lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211.800 ha và đất không rừng 296.400 ha. Tỷ lệ che
phủ rừng 5%.

10


Có 4 nhóm đất chính, đó là:
. Nhóm đất phù sa sông.
. Nhóm đất phèn.
. Nhóm đất nhiễm mặn.
. Các nhóm đất khác

-

Nhóm Đất Phù Sa Sông:
o Diện tích:
Đất phù sa sông chiếm diện tích gần 1,2 triệu ha chiếm khoảng 30%: Tập
trung ở vùng trung tâm ĐBSCL. Chúng có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không
có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh tác
được trên nền đất này.
o Phân Bố:
Tập trung ở vùng trung tâm ĐBSCL, dọc theo hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu
và các con sông chảy từ huyện Tân Châu, thị xã Châu Đốc đến gần vùng cửa
sông đổ ra biển của các huyện tỉnh nằm về phía đông đồng bằng. Đó là ở các
tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang,

Kiên Giang.
o Đặc tính:
Đất phát triển ở mức độ trung bình, độ dày từ 50 -80 cm.
Đất có màu nâu gần suốt phẫu diện.
Thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là thịt hoặc thịt pha cát, chứa nhiều hữu cơ
phân hủy và bán phân hủy.
Đất có phản ứng trung tính hoặc hơi chua trị số pH có khuynh hướng giảm dần
theo chiều sâu các tầng đất.
Độ phì tự nhiên của đất khá, tuy nhiên hơi nghèo đạm, lân và hàm lượng hữu
cơ trên tầng đất mặt không cao.
Cây trồng thích hợp:
Lúa cao sản ngắn ngày, các loại cây ăn trái, hoa màu.
Nhóm Đất Phèn:
Diện tích.
Đất phèn chiếm diện tích khoảng1,6 triệu ha chiếm 40.5% tổng dện
tích đất ĐBSCL.
Phân bố:
Vùng tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên: Huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên,
huyện Hà Tiên, huyện Hòn Đất.
Vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười.
Vùng phèn phía tây sông Hậu và khu vực trũng giữa sông Tiền sông
Hậu: huyện Châu Thành, huyện Tam Bình, huyện Bình Minh, huyện
Phụng Hiệp.
Vùng phèn mặn ở bán đảo Cà Mau và ven vịnh Thái Lan
11


Đặc tính:
Thường định vị ở nơi địa hình thấp trũng.
Tầng mặt thường chứa nhiều chất hữu cơ và tầng bên dưới là tầng phèn hoặc

tầng có chứa vật liệu sinh phèn.
Tùy theo độ sâu xuất hiện của hai tầng trên mà chúng ta chia ra thành các kiểu
nhóm đất phèn khác nhau.
Phèn nặng nhất: nếu độ sâu xuất hiện tầng phèn hoặc tầng sinh phèn từ 0-50
cm.
Phèn trung bình: nếu các tầng trên xuất hiện từ 50-100 cm.
Phèn nhẹ: nếu chúng xuất hiện từ 100-150 cm.
Hình thái phẫu diện đặc trưng với tầng đất giàu hữu cơ phân hủy và bán phân
hủy lẫn vào sét có màu nâu đen hoặc xám đen, mềm ẩm dày khoảng 0-20 cm.
Bên dưới lớp đất mặt là sét màu xám xanh, xanh hơi đen chứa ít hữu cơ bán
phân hủy dưới dạng xác bã, đây là tầng đất chứa vật liệu sinh phèn
Độ phì tự nhiên của đất khá cao-trung bình, giàu đạm và chất hữu cơ nhung
nghèo lân.
Đất có phản ứng trung tính đến hơi chua hoặc rất chua.
Các loại cây trồng: Chủ yếu là Lúa, Ớt, Khóm, đậu phộng….

Nhóm đất nhiễm mặn:
Diện tích:
Đất nhiễm mặn chiếm khoảng 0,75 triệu ha, chiếm 19% diện tích đồng bằng.
Phân bố:
Từ phía nam Rạch Giá đến Hà Tiên, Bán đảo Cà Mau và vùng ven biển các tỉnh: Cần
Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang, Kiên Giang,
Vùng tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên.
Đặc tính:
Màu nâu xám đến hơi nâu, mềm, nhão, độ thuần thục đất yếu.
Sa cấu chủ yếu là sét, hoặc thịt pha cát mịn
Phản ứng đất trung tính
Độ phì tự nhiên trung bình-khá, hàm lượng đạm trung bình, lân dễ tiêu, khả năng
thoát nước khá.
Cây trồng

Canh tác lúa mùa, trồng rừng phòng hộ (rừng đước, mắm)..
Hướng phát triển nông nghiệp: xây dựng hệ thống thủy lợi, dẫn nước ngọt về để tăng
vụ
12


Các Nhóm Đất Khác:
Diện tích:
Các loại đất khác chiếm diện tích khoảng 0,35 triệu ha chiếm 9% diện tích các
loại đất ở đồng bằng, Gồm các loại:
Đất giồng
Đất đồi núi
Đất than bùn
Phân bố: rải rác ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu long

Đất giồng:
 Diện tích: chiếm khoảng 48822 ha.
 Phân bố: ở khu vực ven biển các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.
 Đặc tính: Thành phần cơ giới nhẹ, sa cấu chủ yếu là thịt pha cát. Đất có phản ứng hơi

chua (ở tầng mặt) đến trung tính (ở các tầng dưới sâu).
 Độ phì tự nhiên của đất giồng rất thấp, dễ thoát nước và thường bị hạn ở tầng đất mặt.
 Cây trồng đa dạng, các loại cây ăn quả, hành tỏi, cải xanh…

Đất đồi núi:
 Diện tích: chiếm khoảng 13086 ha.
 Phân bố: ở vùng núi Thất sơn của tỉnh An Giang, rải rác ở các huyện của tỉnh Kiên

Giang, phía Tây bắc ĐBSCL.
 Đặc tính: Thành phần cơ giới nhẹ, thường nghèo chất dinh dưỡng nhất là chất hữu cơ.


Khả năng thoát nước nhanh, ít bị ngập sâu.
 Cây trồng các loại cây ăn quả, cây lâu năm, có thể làm lúa một vụ vào mùa mưa, …

Đất than bùn:
 Diện tích: chiếm khoảng 34052 ha.
 Phân bố: ở vùng U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, U minh hạ của tỉnh Minh Hải và

rải rác với diện tích nhỏ ở An Giang, Vĩnh Long, Long An và Đồng Tháp.
 Đặc tính: chứa lân dễ tiêu, tầng than bùn dày từ 0,6-2 m hoặc sâu hơn, bên dưới lớp

than bùn là sét, bùn thường có màu xám hơi xanh chứa vật liệu sinh phèn, mềm nhão.
 Cây trồng các loại rau sắn, môn, dưa hấu,.. Cây trồng chủ lực trên nhóm đất này là

rừng tràm,…
13


 Nhìn chung, đất ĐBSCL phân bố thành những vùng lớn, tương đối đồng nhất về tính

chất và hình thái phẫu diện như: Vùng phèn giàu hữu cơ Đồng Tháp Mười, vùng phèn
Tứ Giác Long Xuyên – Hà Tiên, vùng phèn mặn Bạc Liêu - Minh Hải
 Nhìn chung ở ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp không có hạn chế lớn.

V/ Ý Kiến Thảo Luận:
Các biện pháp quản lý cụ thể cho những loại đất ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long:
Đối với đất Phèn:
Đất phèn ở ĐBSCL nhiều vùng trước đây chỉ bỏ hoang hóa. Nhưng
nhờ quanh năm có từ 3-6 tháng ngập lụt, nên việc sử dụng nước ngọt để cải

tạo được coi là biện pháp chủ lực. Nhờ vậy các vùng ĐBSCL, Tứ giác Long
Xuyên và Tây Sông Hậu đã trở thành vựa lúa góp phần cho sản lượng lúa của
ĐBSCL tăng lên nhanh chóng và rất ổn định.
Bên cạnh chọn giống lúa thích hợp cho vùng đất phèn thì qui trình và
kỹ thuật bón phân, kỹ thuật canh tác là biện pháp rất quan trọng .Về quy trình
bón phân cho lúa trên đất phèn cần chú ý phân biệt ra hai loại đất phèn nặng
và đất phèn trung bình (hay đất phèn đã được cải tạo), gieo cấy vụ Đông xuân
hay vụ Hè thu. Dù vụ nào, đất phèn thuộc loại nặng hay trung bình thì phân
lân (P) vẫn được coi là thành phần quan trọng nhất. Khi bón lân, một phần lân
dễ tiêu được cung cấp ngay cho cây, một phần lân khác bị kết hợp với Fe, Al
để thành phốt phát - Fe, Al khó tan. Tuy hiện tượng này làm lượng lân sử dụng
trên đất phèn phải tăng lên vì một phần lân đã kết hợp với một số lượng khá
lớn Fe, Al thành dạng khó di động nên sẽ không trực tiếp làm tác hại lên bộ rễ
lúa, do đó lúa tránh được hiện tượng ngộ độc của phèn. Do vậy, đối với đất
phèn nặng thì lượng lân phải được bón từ 60-80 kg/ha, còn trên đất phèn đã
trồng lúa nhiều năm hay đất phèn trung bình thì lượng lân có thể giảm xuống
đến khoảng ½ lượng phân bón trên đất phèn nặng.

Đối với đất nhiễm mặn:
Cải tạo:
Cải tạo đất nhiễm mặn ; đặc biệt là vào mùa khô thường xảy ra hiện tượng
xâm nhập mặn vào nội đồng làm đất trở nên rời rạc, chai cứng, cây trồng không hút
được nước và dưỡng chất. Khi đó, việc sử dụng vôi với tác dụng tăng cường sự vững
chắc của tế bào rễ sẽ rất cần thiết cho lúa ở thời điểm mới sạ chống lại các tác hại gây
ra do muối mặn. Trên chân đất nhiễm mặn và có phèn thì nên bón loại vôi nung (CaO)
để vừa rửa mặn vừa hạ phèn, còn với đất mặn không có phèn nên bón vôi thạch cao
(CaSO4) với liều lượng khoảng 300-500 kg/ha rải đều trên đất ruộng đã được cày xới

14



và ngập nước. Sau khi rải vôi, cho bừa hoặc trục để vôi được trộn đều trong đất, sau
đó ngâm nước 1-2 ngày rồi rút bỏ nước này.
Cần lưu ý thêm là việc bón vôi để cải tạo đất cần thực hiện sớm (bón lót) trước
khi bón các loại phân khác ít nhất 1 tháng, cần đảo đất đều sau khi bón vôi nhưng
không cần phải lấp vôi quá sâu vì chủ yếu dùng vôi để cải tạo lớp đất mặt và vùng đất
quanh rễ cây trồng. Ngoài ra, không nên trộn vôi với phân chuồng, phân có gốc NH4+
như (NH4)2SO4, hoặc súp-pe lân vì dễ gây thất thoát đạm...

Đất Giồng Cát:
Cung cấp đủ nước cho đất, cung cấp thêm sét để đất có thể giữ nước lâu hơn.
Bổ sung thêm từ 7.5-10 cm chất hữu cơ như phân bón hữu cơ do ủ xác động,
thực vật hoặc phân trộn.
Che phủ xung quanh cây bằng những lớp lá cây, gỗ mục, vỏ cây, cỏ khô hoặc
rơm, nó giúp giữ ẩm cho đất.
sung thêm ít nhất 5 cm hợp chất hữu cơ.
Trồng các loại cây phủ đất hoặc tạo phân xanh.

Đất đồi núi:
Đất đồi núi phần lớn có phản ứng chua nhiều, độ pH(KCl) thông
thường nhỏ hơn 4,5 lượng nhôm di động cao, cation kiềm thổ rất nghèo, độ no
bazơ thấp 25 - 40%, dẫn đến lượng lân dễ tiêu rất nghèo. Muốn thâm canh lâu
dài trên đất dốc nhất thiết phải bón vôi cải tạo đất. Bón vôi có nhiều tác dụng:
- Cải tạo được lý tính đất: Sau khi bón vôi đất trở nên thoáng xốp, vì
keo đất hấp thụ được nhiều canxi nên keo đất không bị phân tán nữa, đất có
cấu trúc tốt hơn.
- Đất có bón vôi giúp cho vi sinh vật trong đất hoạt động và phát triển
mạnh. Vi sinh vật hoạt động và phát triển sẽ phân giải chất hữu cơ, cung cấp
thức ăn cho cây trồng.
- Cải tạo được hóa tính của đất: Vôi có tác dụng khử độc cho cây vì

nhôm di động được kết tủa làm cho cây không bị ngộ độc vì nồng độ nhôm
quá cao. Mặt khác lân và kali ở dạng khó tan sau khi bón vôi trở nên dễ tan,
đạm đang ở dạng hữu cơ chuyển sang vô cơ rất nhanh. Như vậy cây có thêm
nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.

15


Ý nghĩa của các biện pháp quản lý dinh dưỡng trong đất:
 Làm tăng độ phì nhiêu của đất.
 Cải tạo đất bỏ hoang thành đất nông nghiệp tạo việc làm cho nông dân.
 Làm cây trồng phát triển tối ưu nhất chống các bệnh dịch hại.
 Việc sử dụng các chất phế thải trong các hoạt động đời sống vủa người
và động vật, chất phế thải của công nghiệp để làm phân bón góp phần
hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
 Quản lý dinh dưỡng trong đất hợp lý làm tăng năng suất và chất lượng
nông sản nên sử dụng phân bón hợp lý làm tăng thu nhập cho người
trồng trọt.
VI/ Kiến Nghị:
Thời gian gần đây nhà nông nước ta có biểu hiện lạm dụng phân bón
khoáng, nhất là phân đạm, dẫn đến hệ quả là phải tăng thuốc bảo vệ thực vật,
rất tốn chi phí sản xuất, lại có hại cho sức khỏe và môi trường. Việc nghiên
cứu, thực nghiệm, khuyến cáo để nhà nông sử dụng đúng, đủ lượng phân bón
cần thiết cho cây trồng nhằm đạt năng suất và chất lượng sản phẩm tối ưu là
hết sức cần thiết, nhất là với các đơn vị sản xuất phân bón
Các nhà khoa học cần nghiên cứu, ứng dụng những ý tưởng khoa học,
những tiến bộ kỹ thuật mới để tạo ra nhiều loại phân bón có hiệu quả cao như
phân bón thông minh, phân bón chậm tan, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ
vi sinh, phân bón lá thế hệ mới, phân bón cho canh tác thủy canh, phân bón
tiết kiệm đạm, lân, kali, phân bón chuyên dùng cho các loại cây trồng khác

nhau; nhất là với lúa thơm, thanh long xuất khẩu, cây dược liệu… tiến hành
kiểm tra hiệu quả và hiệu lực nông học của phân bón mới trước khi đưa vào
sản xuất thương mại. Các mô hình canh tác được thực nghiệm thành công sẽ
được ứng dụng vào sản xuất, dạy sinh viên nông nghiệp, huấn luyện nông dân,
tập huấn đại lý cả về lý thuyết và thực hành.
Nhà nước ta cần phải đưa ra những biện pháp hỗ trợ hơn nữa cho
người nông dân, đề ra các biện pháp yêu cầu các viện nghiên cứu tìm hướng
giải quyết những vấn đề về canh tác, cung cấp dinh dưỡng cho đất cũng như tổ
chức những khóa đào tạo ngắn hạn để nông dân có thể tìm hiểu cũng như nắm
bắt kịp thời những ứng dụng những máy móc kỹ thuật mới, giống cây trồng
mới năng xuất cao. Đồng thời cũng cần thông tin nhanh chóng đến người dân
những thông tin dịch hại, thời tiết bất lợi cho trồng trọt một cách nhanh và
chính xác nhất. Qua đó cho nông dân thấy được sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo đến với nông dân xóa bỏ tư tưởng “Xa rời nông thôn, xem nhẹ vai trò
nông dân”. Nông dân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước và cách mạng,
đã có những đóng góp rất lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta, ngày nay đang tiếp tục phát huy vai trò, vị trí quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.

16


VIII/ Tổng Kết:
Quản lý chất dinh dưỡng trong đất có thể nói là một công việc khó
khắn với nông dân. Tuy nhiên chúng ta vẫn có một số biện pháp như: Cải tạo đất, bón phân
hợp lý, bón phân cân đối đúng thời điểm đúng loại cây trồng, sử dụng chất hóa học để giữ
dinh dưỡng trong đất. Các biện pháp trên giúp cho đất có thể hấp thu được những chất dinh
dưỡng cần thiết để cung cấp cho cây trồng Bón phân hợp lý sử dụng lượng phân bón thích
hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các

hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái, cũng như là cải tạo sử dụng những khu
đất phèn, nhiễm mặn trước đây là những vùng đất bỏ hoang, cải tạo đất để khai thác tiềm
năng của đất, bắt đất phải làm ra lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, của cải, để nuôi
sống và phục vụ con người, biện pháp cải tạo đất cần phải có công sức, trí tuệ, vốn liếng, với
điều kiện cần và đủ "nhất nước , nhì phân ,tam cần, tứ giống”.
Chúng ta cải tạo đất và quản lý chất dinh dưỡng trong đất tốt sẽ giúp
cho người nông dân có thêm nhiều đất để trồng trọt tăng khối lượng công việc cũng như tăng
năng suất có các loại cây trồng, giảm được chi phí giống, phân bón, dịch hại cũng ít hơn và
đạt thu nhập cao hơn.

17



×