Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Báo cáo môn Đất Ngập Nước chuyên ngành Quản Lý Đất Đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 13 trang )

BÀU SẤU:
I/ Đặt Vấn Đề:

Công ước Ramsar là một công ước quốc
tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý
và thích đáng các vùng đất ngập nước, với
mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn
ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập
nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời
điểm hiện nay cũng như trong tương lai,
công nhận các chức năng sinh thái học
nền tảng của các vùng đất ngập nước và
các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng. Tại Việt Nam tính đến nay
(2015) chúng ta có 6 khu Ramsar của thế giới:

Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định




Vùng đất ngập nước Bàu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên - Đồng Nai



Hồ Ba Bể - Bắc Kạn



Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp





Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, thuộc huyện Ngọc Hiển, Cà Mau.



Vươn quốc gia Côn Đảo (2014)


Ngày 13/4/2013 tại Vườn Quốc gia Mũi cà Mau, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
UBND tỉnh Cà Mau và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đã tổ chức buổi
lễ đón nhận bằng khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2088 của thế
giới.
Đặc biệt tại Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên
địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng)
và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Được
thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50" tới
11°50′20" vĩ bắc, và từ 107°09′05" tới 107°35′20" kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh
Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Hiện nay, VQG
Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Tại đây có
một vùng đất ngập nước Bàu Sấu đã được Ban Thư ký Công ước Ramsar tại Thụy Sĩ
đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu (vườn quốc gia Cát Tiên) có tầm quan trọng


quốc tế thứ 1499 của thế giới theo danh sách Ramsar đồng thời là khu Ramsar thứ hai
của Việt Nam.
Vùng đất ngập nước Bàu Sấu và các vùng đất ngập nước theo mùa của vườn quốc gia
Cát Tiên (gọi tắt là hệ đất ngập nước Bàu Sấu) có diện tích 13.759ha, bao gồm
5.360ha đất ngập nước theo mùa và 151ha đất ngập nước quanh năm. Còn lại là các

diện tích thấp hơn 115m so với mặt nước biển. Toàn bộ hệ đất ngập nước Bàu Sấu
nằm ở vị trí trung tâm khu Nam Cát Tiên, vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú,
tỉnh Đồng Nai).

Lịch sử hình thành Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên và Khu Đất Ngập Nước Bàu Sấu:
Ngày 13/01/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định số
08-CT thành lập Vườn Quốc gia Cát Tiên.
- Ngày 16/02/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 38/1998/QĐ-TTg
chuyển giao Vườn quốc gia Cát Tiên cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
quản lý với diện tích 73.878ha, trên cơ sở sát nhập VQG Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng
Nai, Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và Khu bảo tồn thiên Tây
Cát Tiên thuộc tỉnh Bình Phước.
- Ngày 10/11/2001, Cát Tiên được Uỷ ban UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thứ 411 của thế giới và là khu dữ trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam.
- Ngày 04/08/2005 Ban Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu
Sấu vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng 499 của quốc tế.
- Theo kết quả rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2006 của Phân viện điều
tra qui hoạch rừng Nam Bộ, thì diện tích của Vườn quốc gia Cát Tiên hiện nay là
71.350ha

-

Đa dạng sinh học:
Động vật:
Đa số động vật tập trung tại khu vực Bàu Sấu là:


Nhóm bò sát và lưỡng cư
Các loài bò sát có 109 loài thuộc 17 họ và phân họ, 4 bộ, trong đó có 18 loài có
tên trong sách Đỏ Việt Nam như: cá sấu Xiêm,trăn gấm, trăn đen …

Các loài lưỡng cư có 41 loài thuộc 6 họ, 2 bộ trong đó có 3 loài được ghi tên
trong sách đỏ Việt Nam như cóc mắt chân dài , cóc rừng, chàng andecson .


Nhóm cá nước ngọt
Gồm 159 loài, thuộc 29 họ, 9 bộ. Trong đó, có 1 loài nằm trong sách đỏ Việt
Nam năm 2007 và Sách Đỏ IUCN 2008.

Cá lóc bông

Cá lăng nha

Cá Rồng

Cá Lăng Nhám

NHÓM CHIM:
Gồm 351 loài thuộc 64 họ của 18 bộ. Trong đó có 17 loài quí hiếm đã được
phát hiện và có tên trong sách đỏ Việt Nam. Nếu so sánh với cấu trúc thành
phần loài của khu hệ chim Việt Nam, thì có thể nói Cát Tiên là một “đất nước
thu nhỏ” của các loài chim rừng Việt Nam. Khu hệ chim Việt Nam có 19 bộ thì


Cát Tiên có 18 bộ (94,74% tổng số bộ chim Việt Nam), 64 họ chiếm đến
79,01% tổng số họ chim của Việt Nam (81 họ). Với 351 loài chim chiếm
42,39% tổng số loài chim của Việt Nam (828 loài). Một số loài chim quí hiếm
có ở Cát Tiên như: hạc cổ trắng, công, già đẫy java, quắm cánh xanh, ngan
cánh trắng, gà so cổ hung.
VQG Cát Tiên nằm trong vùng chim đặc hữu (EBA) vùng đất thấp nam Việt
Nam, có quần thể của 3 loài chim trong vùng chim đặc hữu là: gà so cổ hung,

gà tiền mặt vàng, chích chạch má xám .


Nhóm Thú xung quanh khu vực Bàu Sấu:
Cho đến nay, các nghiên cứu đã ghi nhận được có 113 loài thú, thuộc 38
họ và 12 bộ. Trong đó có tới 43 loài thú đang bị đe doạ tuyệt chủng trong nước
và trên toàn cầu với 38 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Ngoài ra,
còn có 18 loài và phân loài thú là đặc hữu cho tiểu vùng địa sinh học Đông
Dương và đặc biệt có 3 loài và phân loài là đặc hữu cho Việt Nam là chà vá
chân đen, tê giác một sừng Việt Nam và hoẵng Nam bộ. Tỷ lệ các loài đặc hữu
cao đã nâng cao tầm quan trọng của VQG Cát Tiên đối với công tác bảo tồn đa
dạng sinh học trong nước và trên thế giới.


Thực Vật:
Thảm thực vật đất ngập nước: thực vật ưu thế là các loài cây gỗ chịu nước như
bồ am (Colona sp.), lộc vừng (Barringtonia racemosa) xen lẫn với lau (cỏ đế)
(Erianthus arundinaceus), lách (Saccharum spontaneum)...

Bàu cỏ


Lộc Vừng

Cỏ Nến

Lách

Quao Nước


KẾT LUẬN

Hệ đất ngập nước Bàu Sấu được công nhận vào danh sách Ramsar càng
khẳng định giá trị và ý nghĩa của công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam,
tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục phát huy các thành quả bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên và phát triển cộng đồng, phát huy các lợi ích về bảo vệ môi trường, về
khoa học, gắn liền với các lợi ích về kinh tế, văn hoá và xã hội. Công ước Ramsar
là "công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là
nơi cư trú của các loài chim nước".
Hệ đất ngập nước ở Vườn quốc gia Cát Tiên có giá trị về mặt kinh tế và xã
hội to lớn, có tác dụng điều tiết nguồn nước cho hồ thủy điện Trị An, giữ các chất
lắng đọng và cung cấp nguồn nước cho hơn 15 triệu người dân sinh sống và sản
xuất nông nghiệp, thủy sản dọc lưu vực sông Đồng Nai. Đây là địa điểm lý tưởng,
luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu khoa học trong việc khám phá những bí ẩn về thế
giới thiên nhiên; đồng thời là nơi phục vụ cho du khách trong và ngoài nước đến
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng.


Khu Đất Ngập Nước Bàu Sấu còn đóng vai trò quan trọng trong thiên nhiên
và môi trường như lọc nước thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều
hoà khí hậu địa phương, ổn định mức nước ngầm cho những vùng sản xuất nông
nghiệp, tích luỹ nước ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cư quý hiếm, là
nơi giải trí, du lịch rất giá trị cho người dân Việt Nam cũng như khách nước ngoài.
Về lâu dài, các vùng đất ngập nước của Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan
trọng trong công cuộc phát triển kinh tế và xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Lê Tấn Lợi, 2014. “Bài giảng hệ sinh thái đất ngập nước”, Trường Đại học Cần
Thơ, tr.6.

2/ Trương Thị Nga (2012). “Giáo trình quản lý đất ngập nước”. NXB Đại học Cần
Thơ.
TP Cần Thơ, tr.1.
3/ Vườn quốc gia nam Cát Tiên
4/ Thông Tin khu Bàu Sấu được công nhận là khu Ramsar />5/ Hệ động vật tại Bàu Sấu />cat=002003&nid=299
6/ Hệ thực vật tại Bàu Sấu />cat=002003&nid=172




×