Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

GIÁ TRỊ NHÂN văn TRONG THƠ THIỀN lí TRẦN bản mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.52 KB, 44 trang )

ĐỀ TÀI : GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG THƠ THIỀN LÍ TRẦN
1. Bối cảnh xã hội thời Lí Trần
1.1.
Lịch sử thời đại

Chiến thắng năm 938 đánh tan quân xâm lược Nam Hán đã đưa dân
tộc ta thoát khỏi ách kìm kẹp của ngoại bang. Chính sự vùng dậy mạnh mẽ
của khí thế phấn khởi đó đã tạo nên một giai đoạn lịch sử đầy tự hào: giai
đoạn phục hưng và phát triển của dân tộc về mọi mặt.
Về chính trị, quân sự, chính quyền phong kiến tự chủ đã nhanh chóng
củng cố để đi đến tập trung quyền kiểm soát lãnh đạo toàn đất nước về tay
triều đình trung ương, kiện toàn bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa
phương. Từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XIV, Đại Việt thực sự trở thành một quốc
gia phong kiến độc lập vững mạnh. Bảy lần chiến thắng ngoại xâm, trong đó
có ba lần đánh bại đế quốc Nguyên – Mông đã tạo cho đất nước Đại Việt một
uy thế lớn, buộc lân bang phải kiêng nể. Nhờ đó, dân tộc ta cũng giành được
quyền chủ động trên mặt trận ngoại giao, chúng tỏ được tư thế bình đẳng và
truyền thống bất khuất bảo vệ chủ quyền.
Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp được quan tâm đẩy mạnh bằng
nhiều biện pháp tích cực (các chính sách về ruộng đất, sức kéo, đê điều…).
Bên cạnh đó, những nghề nghiệp truyền thống và sở trường của dân tộc
cũng được khích lệ, đặc biệt nghề chăn tằm dệt lụa ở đời Lí phát triển mạnh
(với chủ trương của Lý Thánh Tông: sản xuất gấm, lục nội hóa may y phục
cho vua quan thay thế hoàn toàn gấm Tống).
Về văn hóa, đặc biệt khởi sắc và lưu lại những nét bản sắc riêng của
giai đoạn này. Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng được hình thành (trong
đó có “An Nam tứ đại khí” từng được Trung Quốc ca ngợi: tháp Bảo Thiên,
Phật Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh), nhiều ngành thủ công ra
đời và phát triển khá tinh xảo (dệt, gốm, điêu khắc, in, làm giấy, đúc đồng,
luyến sắt…).


1


Văn học phát triển phong phú, đậm đà tinh thần dân tộc và nhân văn để lại
nhiều tác phẩm giá trị. Giáo dục, thi cử từ đời Lí, nhất là đời Trần phát triển
mạnh trên tinh thần đòi hỏi nơi người học một vốn tri thức rộng, sâu, thiết
thực và một bản lĩnh độc lập sáng tạo. Về văn nghệ, từ vua quan đến thứ dân
đều ưa chuộng văn nghệ dân gian.
Nhìn chung, thời đại Lí Trần là thời đại phát triển rực rỡ nhất trong
lịch sử quốc gia phong kiến tự chủ Đại Việt với những chiến thắng chống
ngoại xâm bảo vệ đất nước oanh liệt, với nhiều thành tựu đáng tự hào về
chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa. Nhưng trên hết, hình ảnh con người tự tin,
hào hùng, phóng khoáng và trong sáng mới được xem là hình ảnh của thời
đại mà đời sau khó gặp lại dù trình độ văn minh phát triển ngày càng cao
hơn. Những con người rất lạ. Vua không đặt nặng ngai vàng và coi ngôi cao
lộc cả là của chung anh em thân tộc, dám tin dùng tuyệt đối con kẻ thù
nghịch với mình. Bề tôi lấy trung nghĩa làm đầu, tận tâm phò vua, không vì
được ân sủng mà quên đi trọng trách. Có khi cùng một con người, vừa là vua,
vừa là anh hùng cứu nước, vừa là triết gia, thiền sư, thi sĩ. Nhân dân Đại Việt
không lúc nào thiếu lòng yêu nước, tuy nhiên không phải lúc nào lịch sử cũng
lặp lại trang lịch sử hào hùng của thời đại Lí Trần.
Lúc này Phật giáo có ảnh hưởng khá sâu rộng trong xã hội, từ vua
quan đến thứ dân, từ đường lối chính trị đến bản sắc văn hóa. Điều đáng nói,
đó là một đạo Phật Việt Nam luôn tìm một hướng riêng phù hợp và có ích
nhất cho sự phát triển của dân tộc. Chọn Phật giáo Thiền tông, các nhà trí
thức và những nhà cầm quyền trong buổi đầu kỉ nguyên tự chủ đã tìm thấy
nơi hệ thống triết lí này sự phù hợp với tâm lí, tập quán và truyền thống đạo
lí truyền thống của dân tộc để từ đó có thể phát huy sức mạnh Đại Việt. Đó là
sự hòa hợp của tinh thần bình đẳng bác ái của đạo Phật với tinh thần dân
chủ, nhân ái truyền thống đã có từ lâu đời. Không những thế, các nhà trí

thức dân tộc còn lọc ra từ nó cái gì cần thiết nhất cho thời đại và luôn chú ý
vận dụng vào đời sống thực tiễn. Đó là cái mà đời sau gọi là bản lĩnh và sự

2


sáng tạo, mạnh dạn và cởi mở tiếp thu mà không biến mình thành nô lệ,
ngược lại còn khiến mình khởi sắc hơn khiến nhiều đời sau còn ngưỡng mộ.
Tính chất tiến bộ và vai trò tích cực của giai cấp phong kiến giai đoạn
này đang là đại biểu cho cả dân tộc. Tuy chế độ phong kiến đã được xác lập
khá vững chắc nhưng vẫn chưa có một lằn ranh khắc nghiệt ngăn cách cung
vàng điện ngọc của vua chúa với ruộng đồng, làng mạc của người dân.
Không khí chan hòa, cởi mở, ít nhiều bình đẳng thấm đẫm trong các sinh
hoạt như hội hè, đình đám, vui xuân…
Cuối thế kỉ XIV giai cấp phong kiến quý tộc triều Trần suy yếu. Hồ Quý
Ly chuyên quyền rồi thay ngôi nhà Trần. Tình trạng xã hội có nhiều xáo trộn
biến đổi làm cho lòng dân li tán, thế nước không yên dẫn tới hiểm họa giặc
Minh thôn tính nước ta. Tuy nhiên, mấy mươi năm cuối giai đoạn này không
xóa đi hào khí chung mạnh mẽ của thời đại Lí Trần.
1.2.

Văn học Phật giáo
Phật giáo Đại thừa trong đó có Thiền tông đặt cơ sở trên tư tưởng

“không” khởi nguyên từ kinh Bát nhã. Nhưng “không” ở đây không phải là
hư vô chủ nghĩa mà là “chân không diệu hữu” (cái không chân thật là cái có
vi diệu) đầy tính biện chứng. Trong lúc đất nước đang đòi hỏi phải hành
động một cách tích cực, vừa chống ngoại xâm vừa lo ổn định đời sống nhân
dân. Thiền tông đã đáp ứng đúng yêu cầu đó của đất nước Đại Việt lúc bấy
giờ. Các Thiền gia và cũng là công dân Đại Việt càng lĩnh hội sâu sắc ý chỉ

“Chân không diệu hữu” và thiện dụng nó để vừa phát triển đất nước, vừa
phát triển một Thiền tông Việt Nam đầy khí sắc. Đó cũng là ý chỉ của vua
Nhân Tông nhà Lí trong lời nói với Thiền sư Mãn Giác: “Bậc chí nhân hiện
thân giữa cõi đời này tất phải tế độ chúng sinh. Làm việc gì cũng phải đầy
đủ, không việc gì không làm. Chẳng những đắc lực về thiền định mà cũng có
công giúp đỡ nhà nước.”.

3


Tinh thần thực tiễn và sự bình dị là những tính chất của đạo Phật khi
sang Đại Việt. Nó không những đưa ra những triết lí trừu tượng hô hào, chủ
trương đi tìm chân lí ở ngay chính bản thân mình chứ không phải ở một nơi
nào xa xôi. Công quả của các không phải đo bằng sự trì giới khổ hạnh, tụng
kinh niệm Phật mà được đo bằng những đóng góp hữu ích của học cho đời
sống xã hội, cho đất nước. Do vậy, Phật giáo đã có vai trò và những đóng góp
đáng kể. Cụ thể ở lĩnh vực văn học, đặc biệt là thơ. Thơ Thiền Lí Trần, tác giả
có thể là Thiền sư hoặc không phải Thiền sư nhưng hâm mộ Thiền, có nghiên
cứu và hiểu biết về Thiền.
2. Định nghĩa Thiền, thơ Thiền
2.1.
Định nghĩa Thiền

Từ trước đến nay có khá nhiều khái niệm định nghĩa về Thiền, nhưng
chung nhất khi nhắc đến Thiền là người ta liên tưởng ngay đến Phật giáo.
Trong kinh điển Phật giáo, xét về gốc chữ thì chữ Thiền là tiếng Phạn Dhyana
(hay tiếng Ba-lị Jhana) có nghĩa là tư duy hay tĩnh lự. Phật giáo Tiểu thừa
đặc biệt chủ trương Tứ thiền và xem Thiền là một pháp tu quan trọng nhất.
Trong giáo lí Đại thừa, Thiền là một trong lục Ba la mật (sáu phương tiện để
vượt sang bờ giải thoát) và gồm có nhiều phương pháp tu chứng sai biệt.

Tuy có nhiều chủng loại, nhưng Thiền bao giờ cũng mang nghĩa tư duy và
tĩnh lự. Phương pháp của Thiền là tập trung tâm ý vào một đối tượng để tư
niệm và suy xét, là phương pháp điều động cả thân và tâm cùng một lúc.
Hoặc như cách phiên âm của từ điển Thiều Chửu, Thiền còn có nghĩa
là lặng nghĩ, suy xét. Ðạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên
gọi là Thiền. Cũng gọi là Thiền na (Dhyana). Phép tu chuyên chú tâm vào một
cảnh gọi là Thiền định, môn tu theo phép Thiền định thấy lòng tỏ tính thành
Phật gọi là Thiền tông, lòng say mùi đạo gọi là Thiền duyệt.
Với cách lý giải khác, theo J. Krishnamurti (tác giả và nhà diễn thuyết
nổi tiếng của Ấn Độ): “Thiền không phải là phương tiện. Nó là cả hai:
phương tiện và cứu cánh. Thiền là một điều phi thường. Nếu có bất cứ một
4


sự bắt buộc, cố gắng bắt tư tưởng phải tuân thủ, bắt chước, thì Thiền sẽ là
một gánh nặng”.
Nói một cách dễ hiểu, Thiền là một phương pháp có thể giúp bản thân
chúng ta có một cuộc sống thanh thản, tìm được sự an lạc, thư thái trong
tâm hồn.
2.2.

Thơ thiền
Theo Nguyễn Phạm Hùng trong luận án Phó Tiến sĩ: “Thơ Thiền là các

bài kệ, là thơ bao gồm cả kệ và thơ, nêu lên một triết lí, một quan niệm Thiền
hay một bài học Thiền nào đó, hoặc vừa ảnh hưởng Thiền vừa mang rung
động thi ca có tính trần thế. Thơ Thiền là thơ của các nhà sư và của cả
những người không tu hành nhưng am hiểu và yêu thích triết lí Phật giáo,
bày tỏ trực tiếp hay gián tiếp triết lí, cảm xúc hay tâm lí Thiền”.
Như vậy, thơ Thiền là những bài kệ do bốn câu tổ thành, hoặc dưới

dạng một bài thơ gồm cả thơ và kệ. Nêu lên một triết lí, một quan niệm thiền
hay một bài học Thiền nào đó, hoặc vừa ảnh hưởng Thiền vừa mang rung
động thi ca có tính trần thế. Nhà thơ nói bằng hình ảnh, kêu gọi chứ không
dùng khái niệm khô khan. Thơ kệ làm thành một bộ phận của thơ Thiền, tức
dòng thơ thể hiện cảm xúc mang ý vị Thiền học nhưng vẫn đậm đà chất thơ.
Kệ thường được viết trong những hoàn cảnh: lúc nhà thơ sắp viên tịch, khi
ngộ đạo, khi trả lời đệ tử về giáo lí đạo Phật… Các bài kệ hầu hết không có
nhan đề, nhan đề là do người đời sau đặt ra.
Về phân loại, thơ Thiền được phân làm hai: Thứ nhất, thơ Thiền thiên
về triết lí (tán, tụng, ngộ, giải) chiếm khoảng 94%. Thứ hai, thơ Thiền thiên
về trữ tình, mang tư tưởng, cảm xúc Thiền chiếm khoảng 6%. Ngoài ra, nhà
nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh đã mạnh dạn chia thơ Thiền ra làm ba loại:
Một, các thể loại kệ tụng cổ, thuần túy giáo lí tu hành thuộc phạm trù kinh và
luận. Hai, những áng văn chương chỉ ảnh hưởng của Phật giáo, thoát khỏi
kệ, mang những rung cảm của thi ca, nó đứng giữa thơ và kệ. Ba, những tác
5


phẩm có thuật ngữ Phật giáo song không mang nội hàm giáo nghĩa Phật
giáo.
Xét về tính chất: Theo GS Trần Đình Sử, thơ thiền phải có ba tính chất.
Một là, thơ thiền truyền nhận được cảm nhận thế giới của Thiền học. Hai là,
bộc lộ được vẻ đẹp của thế giới, của tâm hồn. Ba là, thơ của tầng lớp tăng lữ
cao cấp, tầng lớp trí thức đặc biệt, không giống với tình cảm Phật giáo dân
gian.
Vì thế, thơ Thiền nhìn chung bao hàm một nghĩa tương đối rộng, có
tính chất mở. Nếu muốn phân biệt rõ ràng giữa thơ Thiền hay thơ dùng
thuật ngữ Phật giáo thì cần phải đi sâu tìm hiểu và phân tích kĩ để có cái
nhìn đúng đắn.
2.3.


Sự dung hợp của thơ và Thiền
Thứ nhất, xét về hình thức, thơ thuộc phạm trù văn học trữ tình, là

sản phẩm của thời cuộc, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống. Còn Thiền thuộc
phạm trù tôn giáo, Thiền là cuộc sống, là suối nguồn từ bi giúp gạn lọc cuộc
sống, tâm hồn của con người. Có sự khác biệt giữa giấc mộng miên man, đa
sự của thơ và ngôn ngữ tỉnh thức, giác ngộ của Thiền. Tuy nhiên, dòng tâm
thức của con người làm thơ, mới và cũ, xưa và nay có sự tương giao, có cùng
tư tưởng là lý Thiền.
Thứ hai, xét về mục đích, Thiền là chứng ngộ Chân như Pháp tánh.
Trong khi đó thơ là để bày tỏ tình cảm con người, những ưu tư khắc khoải.
Thơ đến với đời để chỉ cho người ta thấy cái đẹp, thi vị của cuộc đời. Thơ
cảm thông, yêu thương đời nhưng vì thiếu hiểu biết về đời nên đôi lúc đồng
nghĩa với thương hại. Thơ nhìn cuộc sống qua lăng kính của thi nhân, vì thế
phần nào mang tính chất chủ quan. Thiền bổ sung thêm điểm thiếu sót đó
của thơ. Thiền khách quan, trung thực, thấy cuộc đời mong manh như bóng
nước, và vẻ đẹp đích thực của Thiền là ở đây. Ta có thể nhìn thấy rất rõ sắc

6


thái nổi trội của Thiền là dung hòa, tùy thuận mà không phê bình, chống đối,
kén chọn.
Thứ ba, thơ không tuyên bố vị nghệ thuật, Thiền không tuyên bố vị
nhân sinh. Chúng quên tự thân, chỉ có cái đẹp là tồn tại mãi mãi và đây là lẽ
sống của cuộc đời. Thơ và Thiền giống như những nốt nhạc trong cùng một
bài hát, tùy thuộc vào người nghe cảm nhận, đánh giá. Chúng hòa vào nhau,
tạo nên những âm điệu cho cuộc đời. Thiền và thơ gặp nhau ở cung bậc cao
nhất của chúng. Cũng có thể có người cho rằng, cung bậc của thơ thấp hơn

của Thiền ở một mức nhất định nào đó. Thơ có thể thua kém Thiền ở mức độ
nhạy bén, khách quan, song nếu đó là một bài thơ hay xuất hiện trong một
phút giây ngất ngây thì tư duy không cần phải gọt giũa, chọn lựa.
Sự dung hợp giữa thơ và Thiền khó có thể mà trình bày rạch ròi ra
con chữ. Thiền và Thơ tuy thuộc hai khái niệm khác nhau, có những tính chất
khác nhau thế nhưng nó có sự dung hợp, luôn tồn tại song song và tương hỗ
cho nhau.
3. Giá trị nhân văn trong thơ thiền Lí Trần
 Khái niệm “con người nhân văn”

Con người nhân văn trong tác phẩm văn học còn được gọi là con

người nghệ thuật. Con người nhân văn được hiểu theo nghĩa: “Con người
mang vẻ đẹp người (về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh,…) được biểu
hiện trong tác phẩm.” (“Con người nhân văn trên thi đàn Việt Nam sơ kì
trung đại” – Đoàn Thị Thu Vân).
Một tác phẩm văn học mang giá trị nhân văn là tác phẩm văn học thể
hiện và xây dựng những con người nhân văn với những vẻ đẹp thuộc về giá
trị tinh thần trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, phẩm chất. Hay nói khác đi, tác phẩm
văn học chứa đựng giá trị nhân văn đều hướng đến đề cao vẻ đẹp của con
người phù hợp với thời đại xã hội đó.
Thơ Thiền thời Lí Trần đã khắc họa một bức tranh toàn diện về những
con người nhân văn mang trong mình những vẻ đẹp nhân sinh cao cả cũng
như những phẩm chất, năng lực của một con người tích cực, phù hợp với
7


thời đại. Điều đó đã được các nhà thơ, thiền sư… thể hiện cụ thể qua từng
thời kì.
3.1.

Con người nhân văn trong thơ thiền thời Lí với vẻ đẹp minh
triết của trí tuệ
3.1.1. Vẻ đẹp của con người điềm tĩnh và thông tuệ
Như chúng ta đã biết thơ Thiền bao gồm cả loại thơ triết lí (trực tiếp hoặc
gián tiếp diễn giải về triết lí thiền) và trữ tình (bày tỏ cảm xúc) thì thời Lí phần lớn
là thơ triết lí. Có thể thấy ở thời Lí chất triết học, vẻ đẹp trí tuệ như một yếu tố nổi
trội. Biểu hiện cụ thể đó là vẻ đẹp điềm tĩnh và thông tuệ - "dĩ bất biến ứng vạn
biến".
Trước hết, chúng ta phải hiểu vẻ đẹp điềm tĩnh và thông tuệ: Thứ nhất, “điềm
tĩnh” là giữ cho tâm trạng yên lành không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển
hành động của mình. “Điềm tĩnh” là biểu hiện của người có bản lĩnh, tự chủ, là yếu
tố then chốt giúp con người xử lí tốt các vấn đề trong giao tiếp và ứng xử. Thứ hai,
“thông tuệ” là hiểu biết mọi lẽ đời, mọi sự trong vạn vật và dẫn đến hành vi hài hoà
hợp nhất với vũ trụ.
Phật giáo ở thời Lí rất có ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội, đó là một đạo
Phật trong thực tiễn và không xa rời cuộc sống. Và dĩ nhiên khi nói đến điềm tĩnh và
thông tuệ ta lại nghĩ ngay đến nhiều thiền sư có học vấn uyên bác và giữ địa vị quan
trọng trong triều đình. Vẻ đẹp điềm tĩnh và thông tuệ thể hiện rõ trong thơ. Chẳng
hạn như bài thơ “Quốc tộ” (Vận nước) của thiền sư Pháp Thuận.
“Quốc tộ như đằng lạc”
(Vận nước như dây mây quấn quýt).
Đó là hình ảnh so sánh vận nước như dây mây quấn quýt. Dây mây là loại dây leo ở
rừng. Tuy nhỏ như rất dai và chắc. Nhà thơ nói lên sự bền bỉ của vận nước là do sức
mạnh toàn dân, gắn bó một lòng (ẩn ngụ), cũng giống như câu nói:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
8


Nếu như chỉ có một người, hoặc sức mạnh lẻ loi của một tướng thì ắt hẳn rằng khó

mà giữ được nước. Nếu tất cả càng phối hợp cùng nhau, càng làm cho sức mạnh
càng to lớn thì vận nước sẽ bền bỉ. Đó là sự thông tuệ.
Nếu như ở câu đầu tác giả nói là sức mạnh toàn dân làm cho vận nước phát
triển thì câu thứ hai:
“Nam thiên lý thái bình”
(Trời Nam mở ra nền thái bình)
Dựa vào sự hiểu biết để nói lên lòng dân tộc, nghĩa là không ai được quên
cách trị nước phù hợp để đem lại sự đoàn kết chặt chẽ. Phải chăng đó còn là sự
điềm tĩnh khi nói đến việc tất nhiên sẽ có. Một khi chúng ta đồng lòng thì chuyện
thắng muộn sẽ chỉ là thời gian. Thiền sư với một sự hiểu biết đã cho chúng ta biết
được một trận đánh của vua Lê Đại Hành cùng các tướng. Đó là chiến thắng hào
hùng của dân tộc và vẻ vang.
“Vô vi cư điện các”
(Thực hiện đường lối vô vi ở nới điện các)
Sống một cuộc sống không lo toan phiền muộn. Mọi vấn đề do ta mà ra, nếu tâm
không tịnh, lòng còn sân si thì ắt việc lớn cũng sẽ không thành “Đạo Phật với tinh
hoa là Thiền học có cái nhìn thực tại tối hậu, nhấn mạnh về tính cách vô ngã của
con người. Phật giáo nói chung và Thiền tông nói riêng có chủ trương phá bỏ kiến
chấp (ngã chấp và pháp chấp) vạn vật là thường của chúng sanh. Vô ngã là bản
chất của vạn vật, là chân lí muôn thuở của cuộc đời.”. Ta thấy rằng, một ông vua
nếu xét theo hai cái cách sống cũng như cách trị vì đất nước: Một người lo ăn chơi
hưởng lạc, suốt ngày mỹ nhân phi tầng, việc triều chính bỏ bê thì thử hỏi có dân
nào nghe. Đất nước loạn lạc, thiên hạ sao có thái bình. Còn nếu một ông vua biết
cách “vô vi”, đem cái vô vi thực hiện ở toàn cung của mình thì làm sao dân không
thể không ấm no cho được. Vua phải biết thương dân, lo cho dân thì dân sẽ ấm no,
thiên hạ thái bình.
9


“Xứ xứ tức đao binh”

(Khắp nơi tắt hết cảnh chiến tranh loạn lạc).
Có hậu quả tất sẽ có nguyên nhân, có kết quả thì cũng có bắt đầu. Vua giỏi, dân
nghe, nhân dân ấm no hạnh phúc, có như vậy thì không còn cảnh ăn xin ngoài chợ,
chém giết lẫn nhau. Khi đó hết chiến tranh loạn lạc là chuyện thường.
Mỗi câu thơ như mỗi lời đanh chắc, mạnh mẽ như chân lí ở đời, vừa tự hào,
vừa trang trọng, uy nghiêm nhưng lại vừa minh triết. “Xứ xứ tức đao binh” không
chỉ nói đến khắp nơi tắt hết cảnh chiến tranh loạn lạc mà còn nói đến bản sắc riêng
của văn hóa Việt Nam. Những người dân tương thân tương ái, đoàn kết đùm bọc,
hỗ trợ lẫn nhau. Tác giả với vẻ đẹp điềm tĩnh và thông tuệ đã có được những suy
nghĩ điềm đạm và tầm nhìn xa trông rộng. Bởi lẽ đó chúng ta thấy rằng bài thơ như
một sự mở đầu cho một thời đại tự chủ.
3.1.2. Vẻ đẹp của con người tự tin, bản lĩnh thời đại

Giai đoạn sơ kì trung đại cũng là giai đoạn phát triển cực thịnh của Phật
giáo, trở thành tư tưởng triết học chủ đạo của Đại Việt ta. Khuông Việt đại sư sống
vào khoảng thế kỉ X đã gửi gắm những tư tưởng của mình từ một đời học đạo và
hành đạo của mình:
“Mộc trung nguyên hữu hỏa
Ngyên hỏa phục hoàn sinh
Nhược vị mộc vô hỏa
Toản tại hà do manh?”
Dịch:
“Vốn trong cây có lửa
Lửa ấy lại bùng lên
Nếu bảo cây không lửa
10


Cọ xát, lấy gì sinh?”
Giống như cây vốn có lửa, ở trong mỗi con người đều có tính Phật, vì thế mỗi người

đều có thể thành Phật, cần quay trở về với chính mình, không nên chờ đợi sự trợ lực
từ bên ngoài. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ cụ thể, sinh động và lối kết cấu giàu tính
hùng biện, nêu phản đề để đánh đổ, tư tưởng của ông đã phá bỏ triệt để những mê
muội, lầm lạc của người học đạo, đó là ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài
mà không hề biết sức mạnh vốn tồn tại trong mỗi con người chúng ta. Đây cũng
chính là đường lối của Phật giáo Thiền tông Việt Nam dưới thời đại Lí Trần vận
dụng nhất quán. Không chỉ vậy, Khuông Việt đại sư còn muốn nhắn gửi hàm ý sâu
xa của mình: không chỉ trên con đường tu hành mà ngay cả đường đời cũng vậy,
cần tự tin vào bản thân, không nên dựa dẫm hay ỷ lại người khác thì mới đi đến
thành công. Chìa khóa thành công của ba lần chống quân Tống, ba lần thắng quân
Nguyên chính là tự khơi dậy nội lực của nhân dân, sức mạnh đoàn kết của toàn dân
tộc, trong cuộc đối đầu hoàn toàn không cân sức này.
Con người cần tự tin, hiên ngang, có chí khí riêng tự khai phá con đường
chân lí phù hợp bản thân mình, tự khơi dậy nội lực của mình, bởi vì chân lí không
thuộc về riêng ai kể cả: Người đi trước hay là nước hùng mạnh hơn. Chúng ta chỉ
cần có tự tin vào sức mạnh của bản thân. Chân lí là của tất cả mọi người, điều cần
nhất là phải tự tin, tự tin bước đi trong cuộc đời, tự tin cầm gươm đánh giặt, chiến
thắng kẻ thù hùng mạnh. Cũng chính nhờ tự tin mới có đủ bản lĩnh phá chấp để đạt
đến vô úy. Tuệ Trung cũng khẳng định điều này một lần nữa qua bài thơ “Đốn ngộ”:
“Đoán biết rằng "không" và "có" không cách nhau lắm,
Sống và chết vốn từ một đợt sóng.
Trăng sáng đêm qua vẫn là trăng đêm nay,
Hoa nở năm mới cũng là hoa năm cũ.
Ba sinh thấm thoắt thực như ngọn đuốc trong gió,
Chín cõi tuần hoàn, giống như cái kiến bò trên miệng cối xay bột.
11


Có người hỏi thế nào là cứu cánh,
Thì ta bảo "Ma-ha bát-nhã, tát-bà-ha".

Chính sự tự tin ấy dẫn đến bản lĩnh phá chấp đạt đến tinh thần "Vô úy”.
Không sợ hãi là một bản lĩnh lớn của con người thời đại, khi đã hiểu hiểu ra qui
luật tuần hoàn sinh diệt của tự nhiên, sinh lão bệnh tử của loài người. Không sợ hãi
vì tự tin về cái bất biến bên trong có thể ứng phó với cái vạn biến bên ngoài. Không
sợ giặc mạnh ta yếu, giặc đông ta ít, không sợ hi sinh tính mạng mà chỉ cần thấy
làm những việc đáng làm thuận theo lẽ phải vì thế chiến thắng là điều tất yếu.
Như vậy, con người tự tin, bản lĩnh đã mang lại một ý nghĩa quan trong cho
thời đại. Phật giáo Thiền tông Việt Nam ở buổi đầu là một tôn giáo, triết lí giàu
chất nhân văn, lấy con người làm trung tâm. Tuy lấy Phật giáo làm quốc giáo, chùa
chiền được xây dựng khắp nơi, vua quan đều theo đạo Phật, nhưng không phải là
sùng tín một cách mù quáng, mê muội đến đánh mất chính mình. Ngược lại, thích
tự do, bình đẳng, linh hoạt trong cuộc sống là đặc tính của người Việt, vì vậy các
Thiền sư trong buổi đầu đã vận dụng những điểm này để khơi dậy những nét đẹp,
tích cực vốn có trong bản sắc dân tộc, phát huy tiềm lực trước những con người tự
tin, dám nghĩ dám làm, không lệ thuộc, không dựa dẫm. Phật giáo Thiền tông đã
giúp nâng cánh cho tinh thần hào hùng bản lĩnh tự tôn của con người thời đại với
chủ trương “mỗi người phải trở về thắp lên ngon đuốt của chính mình”, không tìm
học ở bên ngoài. Khơi dậy tự lực của mỗi người giúp họ tự tin vào năng lực, trí tuệ,
phẩm chất của chính mình, nâng vị trí con người ngang hàng với Phật - Thánh.
Đồng thời, Phật giáo thời kì này đã kết hợp hài hòa với đất nước, dân tộc, cùng một
nhiệm vụ về đạo và đời, cũng như mục đích kiến tạo niềm tin. Từ đó, nó mang đến
hạnh phúc, an lạc và tự do cho con người ngay chính trong cuộc đời của họ. Song
song, con người thời đại đã chuyển hóa chân lí "trong cây vốn có lửa" thành những
bài học thực tiễn cho đời sống sinh hoạt cũng như sự nghiệp bảo vệ đất nước. Tóm
lại, chân lí của Khuông Việt thực sự có giá trị, vừa giúp con người nhận thức bản
thân, vừa trở nên gần gũi với nhân dân thời kì này.
3.1.3. Vẻ đẹp của con người an nhiên, tự tại
12



Trong thơ Thiền hình tượng con người được khám phá đầy bất ngờ và thú
vị. Tánh không, phá chấp, vô ý, vô ngôn… là tinh thần chủ đạo của của thơ Thiền
thời Lí. Vẻ đẹp của con người thời Lí còn được thể hiện qua sự an nhiên tự tại của
con người hiểu rõ quy luật tự nhiên và sống hòa nhịp với những quy luật.
Nhờ thấm nhuần tư tưởng triết lí Phật giáo mà đa số các tác giả thơ Thiền
điều có chung quan niệm về con người, về sự hiện hữu – sinh diệt của đời người.
Thứ nhất, nhà Phật quan niệm: Thân người được cấu tạo, tồn tại bởi nhờ tứ
đại (bốn yếu tố đất, nước, gió lửa) và ngũ uẩn:
Sắc (zh. 色; sa., pi. rūpa), chỉ thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm
mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng.
Thụ (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là
dễ chịu, khó chịu hay trung tính.
Tưởng (zh. 想, sa. saṃjñā, pi. saññā), là nhận biết các tri giác như âm thanh, màu
sắc, mùi vị..., kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện.
Hành (zh. 行 , sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), là những hoạt động tâm lí sau khi có
tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác. Hành là đối
tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác...
Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa), bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác
quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nếu không có thức người ta sẽ không
phân biệt được màu sắc hay âm thanh v.v…
Đặc tính chung của chúng là Vô thường, Vô ngã và Khổ. Khổ xuất phát từ sự bấp
bênh, không chắc thật của các uẩn đó (duyên sinh); và con người được tạo thành từ
năm uẩn đó không gì khác hơn là một sự giả hợp, không có một cái "ta" thật sự
đứng đằng sau con người đó (Vô ngã).
Thứ hai, sự biến đổi vô thường (sinh – trụ - trị - diệt) là bản chất của cuộc
sống con người với đầy đủ các giai đoạn sống sinh – lão – bệnh – tử. Cuộc sống con
13


người ai cũng phải trải từ tuổi bập bẹ thuở ấu thơ, trưởng thành rồi già yếu và chết

đi để tiếp tục một cuộc sống mới, một kiếp sống mới.
Như vậy, triết lí nhà Phật hướng con người đến sự an nhiên – tự tại trong
tâm hồn. Con người không còn trong những vòng dây của đau buồn, lo sợ, tiếc nuối
về chuyện thịnh suy được mất. Thân con người, cuộc sống này mất và được cũng
như chiếc áo, cũ tất phải thay, đó là một sự tất nhiên, không có gì phải hoang mang,
sợ hãi.
Các nhà Nho thời đại đã thấm nhuần tư tưởng ấy của nhà Phật và biểu hiện
nó qua cách sống cũng như qua các sáng tác của mình, điển hình là trong thơ của
Vạn Hạnh:
“Thân như điện ảnh hữu toàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.”
(Thị đệ tử)
(Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cối xuân tươi thu não nùng
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông)
(Vạn Hạnh – 218)
Ở đây, Thiền sư đã thấm nhuần hết cái tư tưởng “Vô thường”, “Vô ngã” của nhà
Phật, bởi thế mà nhà sư đã nhìn thấy được “thân” chỉ là cái bóng của những chiều
tà, cây cối dễ úa tàn, như giọt sương long lanh trên đầu ngọn cỏ buổi sáng. Nó
mong manh và dễ tan biến cũng như chính cái “thân”: chỉ là cái vỏ bọc tạm bợ, rồi
cuối cùng cũng trở về cát bụi, về với bản chất thực của nó. Thêm nữa, Thiền sư nhắc
14


đến cái vòng tuần hoàn của thế gian, xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàn (mùa
xuân là mùa sinh sản, mùa hạ tăng trưởng, mùa thu thâu rút lại, mùa đông ẩn tàng,
chất chứa... Đó là quy luật vận hành khái quát nhất của sự sống trong thiên nhiên.).

Đây là sự vận chuyển có tính quy luật của thiên nhiên cũng như chính là bản chất
của cuộc sống: lúc tươi, lúc héo, lúc xuống cũng như lúc lên như sông nước vô hạn
tràn đầy vũ trụ. Chính vì thế, chúng ta không cần phải hoang mang, lo sợ:
“Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi”
Việc gì phải lo sợ khi tất cả là điều tất yếu. Nhận biết được bản chất cuộc sống là
một dòng đời vạn biến mới là một con người thức tỉnh. Hay nói khác đi, đó mới là
những con người hiểu Đạo – không sợ hợp – tan, sinh – tử. Chính những ý niệm ấy,
đưa họ đến với một cuộc sống giải thoát thực sự, tránh vòng luẩn quẩn “Khổ” của
duyên sinh (xuất phát từ sự bấp bênh, không chắc thật của các uẩn). Không hiểu
biết quy luật và sống nghịch quy luật tức là con người đang tự giam hãm chính bản
thân mình. Hay tự thức được “cái tôi” vô thường, con người sẽ tránh sa vào sự
hưởng lạc, để đạt tới cái đẹp cao cả.
Các nhà Nho thời đại, cũng thương xót cho những “thân” người không nhìn
thấy lẽ vô thường của cuộc đời: rõ ràng như một cộng một bằng hai mà cứ quờ
quạng, bon chen, dật dờ trong màn sương của nghiệp báo – luân hồi. Đáng thương
cho những con người chưa một lần tự thức được bản thề thực sự của mình. Ta từ
đâu đến và sẽ về đâu? Có chăng từ chỗ trống không lặng lẽ ấy và cuối cùng ta cũng
trở về lại với nơi ấy? Nhưng có gì phải nghi vấn, truy tìm nguồn gốc để rồi đớn đau,
sầu khổ, hoang mang, lo sợ khi mà cái thân này chỉ là thứ tạm bợ “Thân là nguồn
sinh diệt”:
“Huyễn thân bản tự không tịch sinh,
Do như kính trung xuất hình tượng.
Hình tượng giác liễu nhất thiết không,
Huyễn thân tu du chứng thực tướng”
15


(Kính trung xuất hình tượng – Tịnh Thiền sư)
(Vốn từ không tịch, ảo thân sinh
Như ở trong gương hiện bóng hình

Hình bóng vẫn rằng “không” hết thảy
Ảo thân, tướng thật, chứng rành rành.)
Có đó rồi mất đó, chỉ có sự tuần hoàn, sự sinh hoàn của mọi quy luật tự nhiên tất
yếu là vẫn vậy. Chấp nhận quy luật, tuân theo nó là một sự giải thoát thực sự cho
tâm hồn cũng như chính bản thân của Thiền sư. Thân đã diệt theo đúng cái quy luật
nhưng cái tâm Thiền an lạc trao truyền lại cho đời sau, sống trong những thế hệ đi
sau vẫn là cành mai tươi thắm vĩnh cửu:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
(Cáo tật thị chúng)
(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một cành mai)
Tỉnh táo trước vô thường để tích cực cứu thế mà không phải là yếm thế, đấy
là tâm thế, thái độ sống của những con người thông hiểu pháp Phật. Tất cả góp
phần tạo nên những con người thời Lí với vẻ đẹp của nhân văn, đạo đức.
3.1.4. Vẻ đẹp của tinh thần tự do, “phá chấp”

Đầu tiên, tinh thần tự do, “phá chấp” của các Thiền gia thời Lí thể hiện trong
cách sống cởi mở, tinh thần nhập thế. Phật giáo khi sang Đại Việt đã trở thành một
đạo Phật hết sức bình dị và thiết thực. Cái đặc biệt của nó là tinh thần thực tiễn với
chủ trương đi tìm chân lí ngay trong chính bản thân cuộc sống. Không để mình bị
vướng mắc vào bất kì một chỗ nào, một vật gì, dù đó là Phật pháp, Huệ Sinh nói:

16


“Pháp vốn như không có pháp
Phi hữu diệc phi không”
Dịch:
“Thế giới hiện tượng vốn như không có

Chẳng phải là có cũng chẳng phải là không”
Bảo Giám cũng nói: “ít khi dựa vào tu hành mà có thể đạt đến giác ngộ đích thực; tu
hành chỉ là giam cầm sự ưu việt của trí tuệ”. Quảng Nghiêm càng mạnh mẽ và
quyết liệt hơn:
“Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”
Dịch:
“Kẻ làm trai tự mình có chí xung thiên
Đừng nên dẫm theo vết mòn mà Như Lai đã đi”
Đức Phật dạy: “Tâm Phật, chúng sanh cả hai đều không sai khác và bình đẳng
trong bình đẳng”. Pháp Phật bình đẳng không phân biệt cao thấp nhưng chúng
sanh có tính sai biệt nên mê muội. Tính “phá chấp” triệt để trong thơ Thiền đã
khẳng định tư tưởng, cách sống của các Thiền sư. Không muốn bị gò bó, gượng ép
giữa hai thái cực “có” – “không”. Cho nên, “pháp” chẳng phải có cũng chẳng phải
không. Mà có thể vừa là có vừa là không.
“Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật trước hữu không không.”

17


(Đạo Hạnh)
Dịch:
“Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Vầng trăng vằng vặc in sông
Chắc gì có có không không mơ màng”
Còn “có” và “không” còn là mê muội, là không hiểu được pháp tánh. Khi con người

đạt đến trạng thái thật sự vắng lặng thì có khả năng dung chứa tất cả “có”, “không”
hay cả trí tuệ bát nhã. “Âý chính là “chân không diệu hữu” – sự thống nhất biện
chứng giữa các mặt đối lập mà con người thời Lí đã chiêm nghiệm được”. Đó là
niềm tự hào của Tịnh Không:
“Ngày ngày gặt lúa trên đồng
Mà kho đụn vẫn thường không có gì”
Và lời cảnh tỉnh kẻ đi sau có vẻ như nghịch lí:
“Người khôn không ngộ đạo
Ngộ đạo kẻ ngu si”
Sự “phá chấp” vào “có” và “không” giúp các Thiền sư đời Lí ung dung hành đạo giữa
cuộc đời. Công quả của các Thiền sư không phải đo bằng sự trì giới khổ hạnh, tụng
kinh niệm Phật mà được đo bằng những đóng góp hữu ích của họ cho đời sống xã
hội, cho đất nước. Đó là cái tinh thần của Thiền sư Vạn Hạnh:
“Trụ tích trấn vương kì”
(chống gậy nhà chùa lên coi giữ kinh đô)
Hay khi buông thả tâm hồn, vô tư giữa:

18


“Vạn lí thanh giang, vạn lí thiên
Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên
Ngư ông thụy trước vô nhân hoán
Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền”
(Không Lộ)
Dịch :
“Trời xanh nước biếc muôn trùng
Một thôn khói toả một vùng dâu đay
Ông chai ngủ tít ai lay
Quá trưa tỉnh dậy tuyết bay đầy thuyền”

Đó là hình ảnh ông chài vô tư trong giấc nồng. Sống thảnh thơi vô vi gần giống với
tư tưởng của Lão Trang. Một phong thái thong dong, ung dung tự tại không bị cuốn
vào vòng xoáy cuộc đời như là kết quả của sự chứng ngộ chân lí Thiền.
Thứ hai, tinh thần tự do “phá chấp” thể hiện ở con đường nhận thức và tư
duy. Với tinh thần “phá chấp” không bước theo đường mòn tư duy, tư tưởng triết lí
đạo Phật đã mở ra một thế giới mới mẻ, thế giới của chân lí “bất khả tư nghị”. Đó là
khoảng không gian bao la tự do, thoát khỏi mọi lệ thuộc của quy ước, nguyên tắc,
giáo điều. Ở đó “viên ngọc đốt trên núi vẫn giữ được màu tươi nhuận, đoá sen thiêu
trong lò lửa vẫn không bao giờ khô héo”, ở đó “mọi sinh vật và Phật đều như nhau”.
Nếu bản thân con người thấy và cảm được những điều này thì con người đã vượt
qua ranh giới của tư duy logic thông thường để đạt đến trí tuệ - bát nhã, thứ trí tuệ
siêu việt được soi chiếu bằng ánh sáng tâm linh sâu thẳm, không chướng ngại,
không bờ bến.
Con người luôn ở trong “thế giới hà sa” nhưng chỉ cần vượt qua được sự phân biệt
“có” và “không” là có thể đạt được cảnh giới giải thoát:
19


“Hà sa cảnh thị bồ đề đạo
Nghĩ hướng bồ đề cách vạn tầm”
Dịch:
“Cảnh giới nhiều như cát bụi đều là cõi bồ đề
Nhưng nếu dụng tâm đi tìm cõi bồ đề thì sẽ xa vô cùng”
Cảnh hà sa hay cõi bồ đề đều là cùng một thể mà thôi. Chỉ khi con người không còn
vướng mắc hay lệ thuộc vào những chuyện sống - chết, thịnh - suy,… thì họ sẽ chấp
nhận nó và sống an lạc. Bởi thế phải đạt được cái tâm trống không, vắng lặng lìa xa
mọi ý niệm về “hữu” - “vô” thì dù có sống trong cảnh giới “hà sa” cũng chính là đang
sống trong cảnh “bồ đề” vậy. Cũng trong tinh thần nhận thức được sự chuyển hoá
giữa các mặt đối lập các nhà thơ cảnh tỉnh mọi người:
“Càn khôn tận thị mạo đầu thượng

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung”
Dịch:
“Trời đất hết thảy ở trên trên đầu sợi lông
Mặt trời mặt trăng gồm chứa trong hạt cải”
Sợi lông, hạt cải chưa phải là bé nhỏ. Bởi lẽ, nó còn chứa đựng trong nó vô số sinh
thể nhỏ hơn và trong những sinh thể đó lại chứa vô số những sinh thể nhỏ hơn nữa
và tiếp tục như thế. Do đó, “không có gì gọi là to, không có gì gọi là nhỏ, không có gì
gọi là trong, không có gì gọi là ngoài”. To, nhỏ, trong, ngoài chỉ là cách ta nhìn và
đặt thực thể cần quan sát trong trường hợp nào và trong mối tương quan với thực
thể nào mà thôi. Tất cả chỉ là trong quan hệ tương đối. Như vậy, những điều này nói
lên sự giới hạn của tư duy lý tính chính là những rào cản trói buộc tự do của con
người. “Con người trong thơ thời Lí đã thể hiện khát vọng muốn tháo mở tất cả
những rào cản này để đem trí tuệ vượt lên khoảng không của tự do tuyệt đối, sáng
suốt tuyệt đối”.”
20


3.2.

Con người nhân văn trong thơ thiền thời Lí Trần với vẻ đẹp
mẫn cảm của tâm linh
3.2.1. Vẻ đẹp của con người phản tỉnh

Một trong những vẻ đẹp của con người nhân văn trong thơ Thiền thời Trần đó là
con người tự phản tỉnh. Con người tự phản tỉnh ở đây được hiểu là con người tự
kiểm tra tư tưởng và hành động của mình trong quá khứ, đặc biệt để thấy ra lỗi
lầm. Điều này được thể hiện cụ thể ở hai cấp độ:
Thứ nhất, sự phản tĩnh ở cấp độ con người: “Sự phản tỉnh ở cấp độ con người –
nhân loại mang ý nghĩa triết học” là những con người hướng nội để tự xem xét về ý
nghĩa của kiếp người, sự tồn tại của đời người. Trong thơ thiền thời Trần, các nhà

thơ luôn thể hiện sự trăn trở về số phận con người. Đời người cũng như muôn vật
không thoát khỏi “bàn tay sắp đặt” của thời gian, đời người rất ngắn ngủi:
“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.”
(Thị Đệ tứ - Mãn Giác Thiền sư)
Dịch nghĩa:
“Đời người như bóng chớp, có rồi không,
Vạn thứ cây mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo.
Đạt đến thông hiểu rồi thì sự thịnh suy không sợ hãi,
Thịnh suy chẳng qua như giọt sương treo đầu ngọn cỏ.”
Con người tồn tại trên đời này chỉ như “bóng chớp”, đến cũng rất nhanh mà đi cũng
rất chóng vánh, hiện hữu rồi qua đi. Con người xuất hiện trên thế gian rồi cũng sẽ
đến lúc trở về với hư không “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô” (Đời người như bóng
21


chớp, có rồi không). Đời người có những tháng năm tuổi trẻ thì rồi sẽ đến ngày già
nua, da mồi tóc bạc. Từ cuối chặng đường đời, chính Nguyễn Trãi cũng từng tiếc
nuối "Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên" và nhắc nhở kẻ hậu sinh:
"Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc
Đầu bạc xưa rày có thuở xanh"
(Thơ tiếc cảnh)
Trước thực tại về cái hữu cái vô, cái còn cái mất, cái được cái không, Thiền sư Vạn
Hạnh đề cao khả năng nhận thức và nắm bắt qui luật sự sống, qui luật cuộc đời và
biết rõ ngay cả những thăng trầm số phận cũng chính là một phần tất yếu của sự
sống. Từ những suy ngẫm về sự ngắn ngủi của dời người, các nhà thơ đã kêu gọi
con người đừng chạy theo những thứ phù phiếm mà nên nhận ra được lẽ sống đích
thực. Sống an nhiên, tự tại để phù hợp với quy luật của tự nhiên, sống sao cho ý

nghĩa để tránh lãng phí cuộc đời. Sự ngắn ngủi của thời gian không phải để con
người sống vội cũng như không phải để con người cứ mãi sống trong sự tiếc nuối
mà để con người thêm yêu cuộc sống cũng như biết trân trọng thời khắc hiện tại.
Bởi lẽ:
“Bất giác niên hoa xúc
Do tranh nghiệp quả hung
Thân như bang kiến hiệu
Mệnh tự chúc đương phong”
(Sơ nhật vô thường kệ)
Dịch nghĩa:
“Không hay biết tuổi xuân ngắn ngủi
Còn lo tranh đua nghiệp quả mạnh hùng
Thân như băng gặp nắng mặt trời
22


Mệnh như ngọn đèn trước gió”
Mỗi con người là một thành phần của cộng đồng, của dân tộc, xã hội. Chúng ta có
thể dễ dàng nhận thấy được con người thời Trần sống chan hòa, vô vi. Một khoảnh
trời trong in trên dòng nước biếc, một vùng dâu xanh ngát, từ xa xa, khói nhà ai lơ
lửng bay ngút đến trời xanh.
“Trời xanh nước biếc muôn trùng
Một thôn sương khói một vùng dâu đay”
Hình ảnh thật yên bình, hiện ra một vùng quê yên bình và mênh mông. Tác giả đã
thể hiện phong thái thong dong, sống hết mình trong hiện tại, không chút lo lắng,
ưu phiền trước những nghịch cảnh chông gai, tránh xa những bận bịu lo toan trong
cuộc sống. Họ sống vô vi nên có được sự an nhàn tự tại.
“Vô vi cư khoáng dã
Tiêu dao tự tại nhân”
(Hiện Quang – 130)

Một con người thảnh thơi vô sự, là người sống nhưng không quên tính chất huyễn
ảo của sự vật hiện tượng. Con người sống hiện thực trong đời sống của mình,
không lưu luyến, không vấn vương “Ông chài ngủ tít ai lay”… Hình ảnh ông chài
ngủ đến quá trưa mà không ai lay chính là hình ảnh tĩnh mà động, chứng tỏ đã
thoát ra khỏi sự ràng buộc về ngoại cảnh, không còn vướng bận như một nhân sinh
thường tình.
Sau khi thâm ngộ triết lí Phật giáo, con người như thể nhập chân lí chiếu diệu thả
muôn phương, họ chỉ còn việc sống hồn nhiên với thực tại. Danh lợi, quyền hạng,
tiền bạc, vật chất... không còn ý nghĩa trong đời sống của họ. Qua đó, chúng ta có
thể thấy các nhà thơ đã vượt lên trên đời sống thường tình của thế nhân mặc dù họ
vẫn hít thở, vẫn ăn cơm mặc áo như bao con người bình thường khác. Con người ấy
vừa bình dị vô tâm nhưng cũng tràn đầy lòng yêu thương, hòa hợp với thiên nhiên.
23


Tóm lại, vẻ đẹp của con người phản tĩnh ý thức sự cô đơn, cho nên họ cần thấu hiểu
những giới hạn của đời người: Sự hữu hạn của đời người không phải để mang bi
kịch trong tâm tư mà để chấp nhận, từ đó con người mới sống yêu đời, lạc quan.
Bên cạnh một con người cộng đồng nhận ra những bi kịch và thấu hiểu những giới
hạn của đời người để mà sống đúng nghĩa thì con người cộng đồng cũng mang
những nét tâm tư đời thường. Đó là nỗi nhớ nhà da diết của một ông vua đầy
quyền uy đi chinh phạt, là nỗi chán ghét chiến tranh và lòng hướng về hòa bình của
một con người lãnh đạo quân đi đánh giặc của Trần Nhân Tông qua bài thơ “Tây
chinh đạo trưng”.
Thứ hai, sự phản tĩnh ở cấp độ con người – cá thể: Sự phản tỉnh ở đây thể
hiện ở chỗ “con người lại tự nhìn lại bản thân mình cũng như đánh giá lại bản thân
để thấy mình đã và chưa làm được gì, từ đó con người nhìn nhận một cách khách
quan hơn về bản thân, cũng là để tự hiểu mình”.
Con người – cá thể ý thức trong nỗi cô đơn của chính mình. Trong bài thơ “Cam Lộ
tự” (Chùa Cam Lộ), nhà thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên nơi đây, đồng thời

thể hiện nổi lòng cô đơn, hiu quạnh của mình:
“Tủng thuý toàn thương nhập vọng đa,
Khê tây nhật ảnh chuyển thiềm tà.
Cách lâm đề điểu vưu sầm tịch,
Nhất kính cổ tùng sơ truỵ hoa.”
Dịch nghĩa:
“Màu thuý vòi vọi, màu xanh trập trùng tràn ngập trong tầm mắt,
Bóng mặt trời phía Tây dòng suối chênh chếch ngả vào mái hiên.
Chim kêu bên kia rừng càng thêm hiu quạnh,
Một ngõ thông già lác đác rụng hoa.”
24


Chùa Cam Lộ nằm bên sườn núi, cảnh vật chung quanh thật bao la, mây tím giăng
ngang, rừng xanh chập chùng bày ra trước mắt. Nhìn xuống thấy suối nước trong
veo, lấp lánh bóng mặt trời chênh chếch ngả bên hiên, đẹp làm sao cảnh thiên nhiên
do tạo hóa làm nên. Phía bên kia rừng vọng lại tiếng chim kêu làm tăng thêm vẻ u
tịch, trầm lắng. Cảnh đẹp thiên nhiên kết hợp với âm thanh của loài chim rừng làm
rung động lòng người, tâm tư trầm buồn, hồn nhẹ tưng như muốn bay bổng về cõi
Phật. Cảnh mênh mông, con người nhỏ bé, hình ảnh tương phản làm cho con người
trở nên mong manh, dễ tan dễ biến và bất lực trước thiên nhiên. Bước chân xuống
núi, lần theo con đường tắt nhỏ hẹp, đi xuyên qua rặng tùng già, thấy lác đác
những cánh hoa rơi bên đường. Tác giả mượn cảnh hoa rơi để nói lên cõi vô
thường của cuộc sống, rồi mai đây ta như cánh hoa lìa cành, đi về cát bụi.
Song song với sự ý thức cô đơn của mỗi cá thể, sự phản tĩnh còn được thể hiện rõ
nét ở những nhà lãnh đạo, cụ thể là vua đã dũng cảm nhận lỗi và nhận lấy sự
trừng phạt cho bản thân. Điều này không thể không nhắc đến Trần Minh Tông một
ông vua giàu lòng yêu thương nước dân. Qua bài thơ “Dạ vũ” chúng ta thấy một
khung cảnh hiện ra đầy nỗi niềm trắc ẩn. Mưa thu nhè nhẹ như những hạt sương
khuya mờ mịt hòa lẫn với ánh sáng hiu hắt của ngọn đèn dầu leo lét trong khoảng

không gian trầm lắng khiến ánh sáng ban mai cũng trở nên mờ ảo, tạo nên khung
cảnh chơi vơi, làm xúc động lòng trắc ẩn vị vua có lòng yêu nước thương dân, lại là
một thi nhân đa cảm. Trong đêm khuya thanh vắng nhà vua khó ngủ, nằm lắng
nghe tiếng mưa rơi thật nhẹ trên tàu lá chuối, âm thanh thật đều như tiếng gõ nhịp
đếm thời gian đêm sắp tàn bên ngoài song cửa. Như thế là lấy ánh sáng cùng âm
thanh để diễn tả sự chuyển động của thời gian và không gian thật tinh tế, sinh
động. tuyệt vời. Ba mươi năm trước, nghe theo lời xúi bẩy của Trần Khắc Chung và
đám nịnh thần Văn Hiến hầu mà Trần Minh Tông ra tay sát hại cha vợ là Trần Quốc
Chẩn gọi là để trừ hậu hoạn, mặc cho sự can gián của đại thần Phạm Tông Mại. Sau
này, biết được đó chỉ là sự vu oan giá họa của Trần Khắc Chung thì mọi việc đã lỡ,
có ăn năn hối hận cũng bằng thừa, nhà vua có mắt như đui có tai như điếc, đành
ôm mối hận suốt đời. Nhà vua không chỉ hối hận vì giết lầm kẻ hiền tài bậc cha chú
mà còn mang nỗi nhục với quần thần trong triều và bà con họ hàng nữa. Ba mươi
25


×