Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vấn đề "Tôn Sư Trọng Đạo" trong bối cảnh xã hội ngày nay - Bài làm 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.85 KB, 7 trang )

Vấn đề "Tôn Sư Trọng Đạo" trong bối
cảnh xã hội ngày nay - Bài làm 2




I. Mở bài.
Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là “Tôn sư
trọng đạo”. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ
gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành
như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.
II. Thân bài.
1. Giải thích.
- Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy
người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề
cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
- Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo
đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải
biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy
cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức
khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
“Tôn sự trọng đạo” chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam,
truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề
cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành
ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như:
+ “Không thầy đố mày làm nên” – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy
cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó.
+ “Học thầy không tầy học bạn” – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết,
chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.


Vì thế dân gian lại có câu:
+ “Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư” - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một
đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.
Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa:
+ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”: có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng
là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : “Tôn sư trọng
đạo”.
Và vì thế: “Trọng thầy mới được làm thầy” - có nghĩa là: nếu không tôn trọng
thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì
trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao
người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người
thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.
Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: “Tôn sự trọng đạo”
là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn
trọng người thầy, tôn trong đạo học.
b. Chứng minh.
- Lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.
- Bằng những hiểu biết về vấn đề này:
+ Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy
xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi.
Như thầy Lý Công Uốn đời nhà Lý, thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An.
Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh
Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy
việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ
học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô
Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,
Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn
Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta.
c. Bình luận.

Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học
nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải
tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền
giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập
Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành
ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,
3. Mở rộng.
III. Kết luận.
- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và
những tác động tích cực của câu thành ngữ “Tôn sư trọng đạo” .
- Bài học bản thân.
Tình thương với những trẻ em lang thang cơ nhỡ
1/Mở bài
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta rất yêu thương và quan tâm đến thanh thiếu
niên đặc biệt là các em nhi đồng. Các em luôn được tạo mọi điều kiện để vui chơi và
học tập, vô tư hồn nhiên như chính tuổi thơ của mình vậy. Ngày nay, trường lớp được
đầu tư xây dựng khang trang nhiều hơn, trẻ em được đến trường học tập vui chơi cùng
bạn bè, thầy cô. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta không khỏi xót xa thương cảm khi bắt
gặp những em bé phải lao động để lo chén cơm, manh áo từng ngày cùng với những
sấp vé số trên tay hay những tờ báo đi khắp phố phường bán rong, và thấp thoáng ở
đâu đó những hình ảnh nhỏ nhắn của các em trong những bãi rác để tìm phế liệu bán
kiếm tiền. Chúng ta sẽ suy nghĩ gì khi chính chúng ta chứng kiến những cảnh tượng
cảm động ấy?
2/Thân bài
Vâng hình ảnh trẻ em lang thang, cơ nhở, mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, kiếm sống ở các thành phố, thị trấn đã và đang được các cơ quan ban ngành chú
trọng và quan tâm nhiều hơn với những trung tâm bão trợ trẻ em, hay làng SOS đã
được đầu tư xây dựng với quy mô ngầy càng mở rộng. Chính những nơi đây đã trở

thành mái ấm tình thương là "một đại gia đình" cho các em có thể vui chơi, học tập,
rèn luyện để trở thành những công dân tốt, sống lành mạnh và không là gánh nặng cho
xã hội.
"Trong đêm một bàn chân đứa bé xiếu lang thang trên đường, ánh mắt buồn
nghẹn ngào của em, em rất buồn vì không biết đi, đi về đâu. Cuộc sống mưu sinh chỉ
làm em qua cơn đói từng ngày, vì em không cha vì em đã mất mẹ đau thương vẫn là
đau thương". Xa xa đâu đó vẫn còn văng vẵng lời bài hát "đứa bé" của nhạc sĩ Minh
Khang làm cho chúng ta không khỏi xúc động, lòng người không khỏi da diết với nỗi
lòng đau nhói, quặng thắt từng cơn khi những hình ảnh đứa bé lang thang trong đêm
tối để rồi không định hướng được tương lai cũng như không biết đi về đâu tron đêm
tối lạnh giá. Gia đình ư? Người thân ư? không. Em không có gia đình và chẳng có
người thân, ba mẹ đã bỏ em ra đi mà không trở về nữa. Biết trách ai đây! có lẽ các em
đã cố nén đi nỗi bất hạnh để đau thương đêm ngày thành thương đau. Thử hỏi cộc đời
này còn có trái tim nào sắt đá hơn nữa, khi nghe giọng nói cảm động nhưng trong sáng
và ấm áp của các em cất lên:"Bác ơi! mua giúp con vài tấm vé số đi chú" hay "chú ơi!
đánh giầy phụ con đi chú" Thật khó có lời nào lẽ nào để diễn tả hết những cảm xúc
rung động trong trái tim mọi người dù "em có một ước mơ một vì sao sáng dẫn lối em
trong cuộc đời, đã lâu rồi em đã không có tình thương".
Những mái ấm tình thương luôn mở rộng cánh cửa đón chào các em và ngày
càng có nhiều cá nhân, gia đình, các mạnh thường quân tổ chức nhận nuôi dạy các em,
kể từ đây khôn còn phải lo miếng cơm manh áo nữa. Những ước mơ những ước mơ
được vui chơi, được học tập của em không còn là mơ ước. Các em sẽ được đến
trường, vui chơi, nô đùa cùng chúng bạn hoà nhập với thế giới hồn nhiên của trẻ thơ.
Các em sẽ không còn 'co ro trong manh chiếu rách", sẽ không ngủ đầu đường
xoá chợ, lang thang khắp phố phường nữa mà thay vào đó là một tương lai tươi sáng
đang đón chào các em, các em không phải mặc cảm, tự ti và cũng chẳng còn những
tháng ngày mưa nắng cùng với mãnh bánh mì trên tay lót dạ để quên đi cơn đói từng
ngày hành hạ thân xác nhỏ nhắn, ốm yếu của em.
Thật vậy, lòng nhân ái của con người không có gì có thể sánh được, mọi người
hãy mở rộng trái tim giúp đỡ và yêu thương các em, để các em có đủ tự tin và nghị lực

vượt qua những khó khăn để trở thành mầm non, một nền tảng tương lai của đất nước.
Dân tộc Việt Nam chúng ta chú trọng nhất truyền thống nhân đạo nên vậy giờ đây
chúng ta hãy mở rộng vòng tay nhân ái bằng cách giúp đỡ các em nhiều và nhiều hơn
nữa để ngày mai tương lai các em được tươi đẹp hơn. Niềm vui của mọi người sẽ
được nhân lên. Có khi nào bạn nghĩ phía sau của những căn nhà sang trọng, có những
đứa trẻ được nương chiều sống buông thả, tron khi sau đó có biết bao các em bé khác
khát khao khát một phần hạnh phúc nhỏ là có nơi che mưa, che nắng, bố mẹ nâng niu
nương chiều hay được nhẹ nhàng đặt lên má những nụ hôn trước những buổi đến lớp.
Vậy chúng ta còn chờ gì nữa? mà "hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương,
lòng nhân ái của con người mà hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả
trái tim con người Việt Nam".
3/ Kết bài
Một xã hội văn minh tươi đẹp khi xung quanh bạn không còn phải thấy những
đứa bé lang thang, vất vả kiếm sống và chúng ta phải biết sẽ chia tình cảm thân
thương chan hoà với mọi người bằng tất cả những gì mà bạn đang có.


×