Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cách làm bài văn nghị luận xã hội về 1 tư tưởng đạo lí hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.92 KB, 4 trang )

Cách làm bài văn nghị luận xã hội về 1 tư tưởng đạo lí hay nhất.
Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, do tâm lý, lứa tuổi, tầm nhận thức nên những
vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là
những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hàng ngày như tình
cảm quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập, phương pháp nhận
thức… Những vấn đê này có thể đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường là được gợi mở qua
một câu danh ngôn (tục ngữ, ca dao, câu nói của các bậc hiền triết, các lãnh tụ, các nhà
văn hóa, khoa học, nhà văn nôi tiêng…).
Đối với dạng để nghị luận về một tư tưởng đạo lí, để giải quyết vấn đề, ta cần lưu ý cách
xem xét nó từ nhiều góc độ. Cách đơn giản nhất là thử đặt ra và trả lời những câu hỏi.
Sau đây là một số dạng câu hỏi chính:


Nó là gì?



Nó như thê nào?



Vì sao lại như thế?



Như thế thì có ý nghĩa gì với cuộc sống với con người, với bản thân?

Từ việc đặt ra và trả lời các câu hỏi, có thể hình dung một bài văn nghị luận vê một tư
tưởng đạo lí cần được triển khai theo ba bước cơ bản sau:



Bước 1: Giải thích, cắt nghĩa




Bước 2: Lý giải



Bước 3: Đánh giá

Cụ thể như sau:
Bước 1: Giải thích, cắt nghĩa
Tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể mà mức độ và cách giải thích có thể sẽ khác nhau. Chẳng
hạn, với câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu “Hỏi thời ta phải nói ra,/Vì chưng hay ghét cũng là
hay thương”, Điều cần giải thích trước hết là khái niệm “ghét” và “thương‟ rồi trên cơ sở đó
giải thích, cắt nghĩa nội dung thơ Nguyễn Đình Chiểu. Với lời dạy của Phật “Giọt nước chỉ
hòa vào giữa biển cả mới không cạn mà thôi“, trước hết cần xác định nghĩa đen của những
từ giọt nước”, “biển cả”, “không cạn” rồi suy luận ra nghĩa bóng. Với quan niệm của Trịnh
Công Sơn “Sông vẫn chảy đời sông, Suối vẫn trôi đời suối, sống trên đời cần có một tấm
lòng, dù chỉ là để gió cuốn đi”, cần lần lượt giải thích các mệnh đề, các hình ảnh “sông vẫn
chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối”, „tấm lòng”, “cần có tấm lòng‟ “tấm lòng để gió cuốn
đi” để trên cơ sở đó xác định chính xác nội dung thông điệp được gửi gắm trong câu nói.
Có những để bài, khâu giải thích có thể làm rất gọn gàng, đơn giản, nhất là khi trong
yêu cầu, nhận định không có những khái niệm phức tạp, khó hiểu hay những hình ảnh có
khả năng khơi gợi những tư tưởng sâu xa. Thế nhưng lại có những đề bài, khâu giải
thích cần làm rất công phu. Chẳng hạn với quan niệm của Viên Mai “Làm người không
thể không phân biệt giữa nhu mì và nhu nhược, giữa cứng cỏi và cường bạo, giữa tiết kiệm
và keo kiệt, giữa trung hậu và khờ khạo, giữa sáng suốt và cay nghiệt, giữa tự trọng và tự
đại, giữa khiêm tốn và hèn hạ. Mấy cái đó hình như giống nhau mà thực khác nhau“, có rất

nhiều các mệnh đề cần giải thích như “làm người” phân biệt “cường bạo và cứng cỏi”, “nhu
mì và nhu nhược”, “keo kiệt và tiết kiệm”,“tự trọng và tự đại”, “trung hậu và khờ khạo”
“khiêm tốn và hèn hạ”, “sáng suốt và cay nghiệt”… Bởi vì nếu không giải thích tận tường tận
những mệnh đề ấy sẽ không xác định nổi ý nghĩa, phạm vi nghĩa trong quan điểm của Viên
Mai.
Bước 2: Lí giải
Bản chất của thao tác này là giảng giải cái nghĩa lý của vấn đề được đặt ra để làm
sáng tỏ bản chất vấn để cùng với các khía cạnh, các mối quan hệ của nó.
Để làm được việc này, chúng ta cần tách vấn đê thành các khía cạnh nhỏ để xem xét
nghiên cứu. Cách đơn giản nhất là đặt ra các câu hỏi để khảo sát, tìm hiểu. Muốn đặt ra
được những câu hỏi thật sự cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu đề, cần làm thật tốt khâu
giải thích để xác định chính xác vấn để mà đề bài đặt ra cùng với các khía cạnh, phương


diện của nó. Chỉ khi ấy mới có thể xác định được những gì cần lí giải cho vấn đề trở nên
sáng tỏ rõ ràng.
Chẳng hạn với vấn đề nhận thức đặt ra trong quan niệm của J. Houston “Chúng ta sẽ nắm
được 10% những gì đọc được, 15% những gi nghe thấy và 80% những gì tự trải nghiệm” thì
sau khi giải thích dể xác định rằng chúng ta chỉ nắm được phần nhỏ những gì mình đọc
được, nghe thấy và sẽ nắm được phần lớn những gì tự trải nghiệm, chúng ta có thể đặt ra
những câu hỏi sau:


Vì sao chúng ta chỉ tiếp thu đựơc 1 phần nhỏ những gì đọc được, nghe thấy?



Vì sao chúng ta sẽ nắm dược phần lớn những gì tự trải nghiệm?

Việc suy nghĩ tìm câu trả lời sẽ giúp ta tháo gỡ dần để tiếp cận và nắm vững bản chất vấn

đề. Với câu hỏi thứ nhất, chúng ta cần thấy rõ những khía cạnh sau:


Vì mỗi chúng ta đều chỉ có một giới hạn về năng lực, một giới hạn về chuyên
môn và một giới hạn về phạm vi hiểu biết nên không phải những gì ta đọc được,
nghe thấy đểu có thể hiểu hết được.



Vì trong trường hợp đó, sự tiếp thu của chúng ta chỉ là tiếp thu một cách gián
tiếp qua hiểu biết, nhận thức, cách nhìn và cách lí giải của người khác.



Vì những gì đọc được, nghe thấy mà chưa có sự kiểm nghiệm trong thực tế thì
nghĩa, giá trị của nó chưa thể bộc lộ rõ ràng trọn vẹn.

Với câu hỏi thứ hai, chúng ta cần thấy được những khía cạnh sau:


Khi trải nghiệm, chúng ta sẻ nắm bắt trực tiếp vấn đề trong ý nghĩa thực tế của
nó.



Khi trải nghiệm, dù thành công hay thất bại ta cũng có được những kinh nghiệm
thực tê để giải quyết vấn đề.




Khi tự trải nghiệm, ta sẽ phải vận dụng toàn bộ năng lực, hiểu biết trong quá
trình tích luỹ trước đó để ứng phó, xử lý với tình huống cụ thể, đó chính ià điểu
kiện để ta nắm bắt nó một cách trọn vẹn hơn.

Bước 3: Đánh giá
Đây là phần việc để học sinh bộc lộ nhận thức về vấn đề ở mức độ cao nhất, cũng là
phần việc gây khó khăn cho học sinh nhiều nhất.


Vì vậy, trưốc hết chúng ta cần đánh giá vấn đề ở các bình diện, khía cạnh khác nhau: ý
nghĩa tư tưởng, ý nghĩa thực tế, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế…
Từ sự đánh giá trên các bình diện, ta cần nhìn nhận giá trị của vấn đề như rút bài học kinh
nghiệm trong cuộc sông cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tình cảm,
tư tưởng để tự mình bồi đắp, nâng cao kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử trong đòi
sống.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu và tính chất cụ thể của từng để bài mà học sinh có thể bổ sung
thêm phần liên hệ – mở rộng. Phần này nên có trong những đề bài đề cập đến những vấn
để gắn liền hoặc gần gũi với đời sống của lứa tuổi học sinh. Ví dụ: phương pháp học tập,
tích lũy kiến thức, quan hệ bạn bè, cách sống và cách ứng xử…ở những đề bài như thế, việc
liên hệ – mở rộng cũng chứng tỏ mức độ hiểu và khả năng cảm nhận vấn đê của học sinh.



×