Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Cách làm bài văn Nghị luận xã hội cùng một số bài mẫu tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 104 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LÀ GÌ?
Nghị luận xã hội là dạng văn bàn về vấn đề chính trị - xã hội như một tư
tưởng đạo lý, lối sống, hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống,
vấn đề về thiên nhiên, môi trường,
Có 3 dạng chính:
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Nghị luận về một hiên tượng đời sống
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
B. CÁCH LÀM NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Thứ nhất, cần xác định được dạng bài Nghị luận phù hợp.
Dạng đề Nghi luận xã hội được chia làm 2 nhóm đề chính là Nghị luận về một
Tư tưởng đạo lý và Nghị luận về một hiện tượng xã hội. Vì vậy, trước khi tiến
hành lập dàn ý chung cho bài làm, học sinh cần xác định đề bài thuộc loại nào
để có định hướng chung cho bài viết.
Thông thường, Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý đề cập tới những vấn đề liên
quan tới đạo đức làm người, quan niệm về một lối sống, một ý kiến bàn về quan
điểm sống của các nhà tư tưởng lỗi lạc (Tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả
nhớ kẻ trồng cây, sống đẹp, nhân nghĩa trong đạo làm người…). Việc xác định
đề là điều kiện quan trọng để giúp bạn hình dung được toàn bộ hướng đi của bài
viết, tránh được lỗi sai làm lạc đề thường mắc phải của nhiều bạn học sinh khi
làm. Dấu hiệu để nhận dạng nhất của loại đề này đó là nó thường là những câu
nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các danh nhân nổi tiếng hay là một câu thơ,
một ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học… Các bạn cần nhanh ý nhận ra
những điểm khác biệt này để có thể xác định đúng dạng bài cần làm.

Đối với dạng đề Nghị luận về một hiện tượng xã hội, bạn cũng không cần quá lo
lắng, dạng đề này khá phổ biến và nó cũng được đề cập tới nhiều trong cuộc
sống hằng ngày như: gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay, vấn đề tai nạn
giao thông, bạo lực học đường, thanh niên và quan điểm về sống thử, văn hóa


thần tượng…Có thể nói đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Bộ giáo dục
đã hướng đến để học sinh tiếp cận trong những mùa thi. Để làm được dạng bài
này đạt kết quả cao, nó đòi hỏi học sinh phải có vốn hiểu biết nhất định về thực
tế xã hội, như vậy, bài văn viết ra sẽ chân thật, có sức lôi cuốn thực tế.
Thứ hai, bài viết phải đảm bảo đúng bố cục.
Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm
bảo đầy đủ bố cục 3 phần là Mở bài (Đặt vấn đề), Thân bài(Giải quyết vấn đề)
và Kết luận( Kết thúc vấn đề).
Việc duy trì bố cục này sẽ giúp bạn đảm bảo được về mặt hình thức cho bài viết
của mình. Trong trường hợp khi hết giờ làm bài mà bạn vẫn chưa giải quyết
xong phần thân bài thì bạn cũng nên nhanh chóng chuyển sang làm phần kết bài
để tránh tình trạng thiếu về bố cục bài viết của mình.
Phần Mở bài: cần trình bày được vấn đề đặt ra trong bài làm (nội dung đề bài)
để người đọc có thể biết được bài làm của bạn đề cập tới nội dung chính nào,
tránh tình trạng mở bài dài nhưng không đúng chủ đề hay làm lạc đề. Cần có
phần dẫn dắt nhất định để đi vào bài một cách tự nhiên, tránh gò bó, gượng ép
gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Theo đánh giá chung, mở bài sáng tạo, tự
nhiên thường được đánh giá cao và gây ấn tượng đầu tiên đối với người chấm
bài.
Phần Thân bài: được xem như phần làm chính, phần xương sống của cả bài viết
bởi nó làm nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chính của đề bài đặt ra. Phần này
thường trả lời cho các câu hỏi: Vấn đề đó nghĩa là gì? Vấn đề là đúng hay sai, tại
sao? Trong thực tế cuộc sống, nó diễn ra phổ biến như thế nào? Cần làm gì để
phát huy những mặt tốt và hạn chế những tiêu cực (nếu là mặt xấu) đó trong xã
hội hiện nay? Bạn cần làm gì và làm như thế nào để góp phần hiện thực hóa nó
vào trong thực tế? Đây là những yêu cầu cơ bản trong việc viết một thân bài của
bài dạng Nghị luận xã hội.
Đối với dạng văn Nghị luận về một hiện tượng xã hội, bạn cần có những ví dụ
thực tế, liên hệ thực tiễn và có số liệu chứng minh (nếu cần) để bài viết thêm
sinh động hơn.

Phần Kết bài: tuy ngắn nhưng nó có vai trò vô cùng quan trọng vì nó khép lại
vấn đề mà cả bài viết bài đang đề cập tới và mở rộng ra những ý kiến cá nhân
nhằm làm người đọc có những liên tưởng rõ hơn về cả bài viết của bạn.
Thứ ba, cần có những nhận xét, đánh giá của bản thân và mở rộng vấn
đề.
Tuy điều này không được nhiều bạn chú ý tới nhưng nó lại là tiêu chí quan trọng
để thầy cô xem xét về hiểu biết của bạn đối với thực tế cuộc sống. Nhưng phần
này cũng không nên quá dài dòng vì nó cũng có thể khiến bạn làm sai đề, lạc
hướng mà cần viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Để làm tốt phần này, cách tốt
nhất dành cho bạn đó là bạn nên tham khảo nhiều sách, báo, tạp chí hay các
phương tiện truyền thông, thực tế cuộc sống để dễ lấy ví dụ nhất (Chẳng hạn về
vấn đề tai nạn giao thông hay chuyện sống thử của giới trẻ hiện nay…). Bạn có
thể trích dẫn thơ hoặc các ý kiến đánh giá có cơ sở để làm bài viết của mình sinh
động hơn.
Điều quan trọng dành cho bạn đó là bạn nên làm nhiều đề để luyện khả năng
viết mạch lạc, chính xác và nâng cao việc nhận dạng đề và lập dàn ý cho mình.
Sau khi viết cần kiểm tra lại cả bài làm để tránh những sai sót không đáng có
gây mất điểm.
II. CÁCH LÀM CÁC DẠNG BÀI CỤ THỂ

1. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
1.1 Dàn ý
a. Mở bài: - Giới thiệu
Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận
b. Thân bài
-Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí (Bằng cách
giải thích các từ ngữ, các khái niệm )
- Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (Dùng
dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
- Luận điểm 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư

tưởng đạo lí (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng
minh)
- Luận điểm 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận.
c. Kết bài: - Khái quát lại vẫn đề cần nghị luận.
- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị
luận
1.2. Một số đề tham khảo
ĐỀ 1

" Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại
tai ương của số phận ". (Euripides)
Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?

1/ Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)

• Giải thích câu nói: "Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn
nương thân để chống lại tai ương số phận ?" Vì gia đình có giá trị bền vững và
vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không
có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi
nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?"

- Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con
người.

2/ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý:

+ Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục
to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống).

+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che,

giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

3/ Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:

+ Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn
của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền
tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn
chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã
không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn
thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội.

+ Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia
đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình
mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi
bạo lực gia đình, thói gia trưởng

ĐỀ 2
Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói:
“Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình
đủ lớn”.

Dàn ý tham khảo
1. Mở bài:
- Cuộc đời sẽ tẻ nhạt, vô nghĩa biết bao khi con người ta sống không có ước
mơ, khát vọng.
- Đúng vậy, ước mơ là nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên, sống có
mục đích, có tương lai, hạnh phúc. Một câu nói đáng để ta suy ngẫm: “Ở trên
đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:

- Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước
mong hướng tới, đạt được.
- Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con
thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của
chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí
lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình.
- Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình
nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.
- Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí,
nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của
mình đủ lớn”?
- Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. Có những ước
mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả; có ước mơ vụt đến rồi vụt
đi; ước mơ bay theo đời người; ước mơ là vô tận. Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi
cuộc đời không có những ước mơ.
- Ước mơ đủ lớn cũng như một cái cây phải được ươm mầm rồi trưởng
thành. Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy
mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những
điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng
thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, vinh
nhục, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được
những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình
thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.
+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống
ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh,
Người đã đạt được điều mình mơ ước.
+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình
dân, thậm chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn,

cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình.
- Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng khó có thể
đạt được:
+ Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những
em bé mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. Nhưng
cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.
+ Ước mơ cũng không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý
chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám…
c. Đánh giá, rút ra bài học:
- Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước
mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể
không…”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có
riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình.
- Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không, xin người hãy tự tin. Nếu sợ
ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi
dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt
đạt được điều gì mình mong muốn, sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.
- Bài học nhận thức, hành động: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là
ngọn hải đăng. Thuyền gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh
sáng hướng thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế,
hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao. Mỗi người chúng ta hãy có cho mình
một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời
tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!
3. Kết bài:
- Liên hệ ước mơ, khát vọng của bản thân.
- Cần có ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng, biến ước mơ thành hiện thực.


ĐỀ 3.
Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau:

“Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh
mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công)

Dàn ý tham khảo
1. Mở bài:
- Một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói; Mất tiền còn có thể tìm lại được nhưng
mất niềm tin là mất tất cả.
- Đúng vậy! Nói về niềm tin của mỗi người trong cuộc sống đã có rất nhiều ý
kiến nói về điều đó: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc
chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” (Sách Dám thành
công). Vậy niềm tin có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người trong cuộc sống?
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:
- Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí
tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và
tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
- Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng
là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu
sống và mọi thành công. Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?
- Bởi niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin. Nó
không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì
tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. Để đạt được điều đó, con người
phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách
quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành
công.
- Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con
người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên và tất nhiên: “Thiếu tự tin là
nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee).

- Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh
phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu
mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không
đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông
xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất
tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm
chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào
sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua,
tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.
- Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua
nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ
càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt
lên, chiến thắng tất cả.
c. Đánh giá, bàn bạc:
- Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần
đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà
từ đó dẫn đến thất bại:
+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi
thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán
nản, không còn niềm tin vào bản thân nên sẽ dễ bỏ cuộc.
+ Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của
mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến
tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.
+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người
giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự
mình độc lập để vượt qua?
- Khẳng định: Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ
quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại. Tự
tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con
người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.

- Bài học nhận thức, hành động: Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi
phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống? Phải cố gắng học tập và rèn
luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự
tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm
chủ bản thân.
3. Kết bài:
Liên hệ bản thân.

2. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
2.1 Dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
b. Thân bài
- Luận điểm 1: Nêu rõ hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại của hiện tượng đời sống
đang nghị luận (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh)
- Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên ( Dùng dẫn
chứng từ cuộc sống để chứng minh)
- Luận điểm 4: Đánh giá hiện tượng đời sống đang nghị luận
c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề đang nghị luận
Bày tỏ thái độ của bản thân về vấn đề nghị luận
2.2. Một số đề tham khảo
ĐỀ 1. Nêu quan điểm của anh/chị về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống
Bài tham khảo
Thư gửi mẹ.
Mẹ thân yêu của con !
“Trời ơi là trời ! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở
hơi đi tiết kiệm mấyđồng bạc lẻ thế, anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi
chết à ?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con
quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có
lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ ?” .

Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây
con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành
động kì lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra
cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi
nghĩ về tiền. Cách đây 8 năm bệnh viện đã chuẩn đoán mẹ bị suy thận mãn tính
độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần
hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy
thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như
con cứ vô tư đâu biết lo gì.
Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ
giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì
… Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố
mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca
lọc máu cho mẹ tại bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy
nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3
lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng
gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận
mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ
việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì
càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình.
Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là
mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy
thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý
viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy.
Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn “Mẹ ghét tiền”. Nếu con còn thơ dại như
ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm.
Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ : con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ
phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần mỗi tuần, trước

đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà
còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm.
Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ
quyết định đi xe buýt. Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi
không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà
nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. Tám năm rồi, tám năm chứng kiến cảnh ấy nhưng
con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và
nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi !”.
Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong
viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn
phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi
mẹ “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái
lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa ?”. Mẹ chỉ nói khẽ “cha tổ anh. Đấy là phòng
dịch vụ con ạ”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là
phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì
không được. Con căm nghét đồng tiền vì thế.
Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không ? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã
phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì
huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa
biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu
những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi
đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ …
Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện
phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi
chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về
muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao
giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và
về nhà, hoặc là …
Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là
5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh

nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn
đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn BHYT nữa thì sao? Và
nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ
vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn
con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả
người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến
cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối.
Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng
sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con
quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà
mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở
Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người
bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan
tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững
tin hơn.
Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý
với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi
bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ
nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ
cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để
mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm
gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được
thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và
chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc
cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn
ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng. Dù con
đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa

những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không
thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
Đứa con ngốc nghếch của mẹ
Nguyễn Trung Hiếu
Trên đây là bài văn của học trò Nguyễn Trung Hiếu, hiện là học sinh lớp 11
chuyên lý, trường trường Ams (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam). Bài văn
“lạ” trước hết bởi đề bài văn nghị luận cô giao là “Nêu quan điểm của anh (chị)
về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”, thay vì trình bày chung các quan điểm
thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để
nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
ĐỀ 2.Bệnh vô cảm trong xã hội
Bài tham khảo
Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những
phát minh vĩ đại của con người. Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt,
và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật
giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó
nhọc, bộn bề của cuộc sống. Chỉ lạ một điều: Ðó là trong khi các nhà khoa học
đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm"
để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận, thì
dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự
xung quanh. Ðó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những
chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội - bệnh vô
cảm.

Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không
phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích
thú. Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung
động tâm can. Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ
máy?


Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một
người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong
lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ; một người
con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con
đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ mà hầu hết là những dòng người tấp nập,
vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt. Lúc ấy cũng chính là lúc mà con
người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát. Phải chăng
cũng vì như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không
còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai?

Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu. Một khi người ta đã không biết
ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim
cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng. Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng
trước những hành động ác độc, vô lương tâm, con người ta cũng cảm thấy bình
thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân
bị hại. Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ
một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán. Thương xót, đau lòng làm sao khi
nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để
ý, cuống cuồng gọi cấp cứu. Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như
không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của
mình. Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy
cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn
bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp. Người qua đường vẫn
thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Cô bé xấu số chỉ được cấp
cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế
cô đi bệnh viện. Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy.
Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém
nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ
nhoi thôi là báo công an. Ðó là những con người "không dại gì" và cũng chính
"nhờ" những người "không dại gì" đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn.

Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.

Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác. Nó là
một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng
trái tim lại hoàn toàn băng giá. Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu
được nỗi đau, tình cảm của người khác. người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích
của riêng mình mà thôi. Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm
non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ
tuổi? Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả
nhà người ta để lấy của cải? Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng
hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho
riêng mình. Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa. Tất cả những
điều vô lương tâm ấy đều xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra.

Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi:
Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả.
Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì
không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một
phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm
việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình
thương, để ươm mầm cảm xúc.

Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng giập tắt
được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một
ngọn lửa thổi bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống
cho chúng ta. Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm
"không còn đất sống" là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu
ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh tuý đó cho những người xung
quanh mình.


"Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là
cái lò xo" - một giáo sư người Anh đã nói như thế. Tóm lại, ta nhận thấy rằng
căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy
hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biết vận động. Ðừng để điều
đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần "người", giành lại "trái tim" mà
Thượng đế, mà Tạo hoá đã ban cho chúng ta, đào thải căn bệnh vô tình quái ác
ra khỏi xã hội.

ĐỀ 3. Trẻ em lang thang và mái ấm tình thương
Bài tham khảo
“Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn
mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu …”.

Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang
ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà
nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này
một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong
xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng
hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính
là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ,
lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để
nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra
giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia
đình, cha mẹ; thì giờ đây những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới
những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan
trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân,
các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những
Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại

có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những
mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và
một tương lai tươi sáng.

Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia
đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số những nhà hảo tâm có đầy đủ
điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện
vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo
Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững
vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi” nhỏ mù lòa. Dù chỉ là sinh viên, lo
tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các
em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi, được học hành
bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một
câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường.

Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang
thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người
mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa
một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc
lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng
phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.

Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa,
chúng phải sống dựa vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm
đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba
chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các
em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.

Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song
song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ

mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi dụng các em, bóc lột sức lao động của các
em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm
tiền nuôi chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man,
bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân,
thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu quả”
cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình
nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm
việc kiếm tiền.

Một thực trạng đau lòng khác là nhiều vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha,
mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường hợp em
Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc
hai tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn
và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở
TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác
Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM, bác Năm
Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy
tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ,
cuối năm sẽ đưa con gửi về quê” – Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn
khỏe mạnh lại sống bằng số tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết
tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em.
Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương
cho bọn xấu còn lại.

Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó
là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là
một thanh niên sống trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn
những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em
có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai
của chính chúng ta.“Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày mai”, hãy để trẻ được sống

trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt
đẹp được.

Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia
đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta
nữa.Chúng ta hãy cùng nhau vận động mọi người xây nên những mái ấm, những
gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc
sống ngày một tốt đẹp hơn.
3. NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM
VĂN HỌC
3.1. Dàn ý
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt
ra (…)
- Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra
(…)
b. Thân bài:
* Phần phụ: Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác
phẩm (…)
Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng
phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn.
* Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự
như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời
sống như đã nêu ở trên (…)
Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những
câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc,
chặt chẽ.
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra (…)

- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…).

3.2. Một số đề tham khảo
ĐỀ 1: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, tác giả Lưu Quang
Vũ đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không
thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”.
Anh chị suy nghĩ như thế nào về quan niệm trên?

Dàn ý tham khảo
1. Mở bài:
- Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế
nào cho đúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp? Hãy sống là chính mình,
trung thực, chân thật, thẳng thắn, không giả dối và giàu lòng nhân ái.
- Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang đã để nhân vật
Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng,
bên trong một nẻo được”.
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát
vọng). Đây là phần làm nên ý thức, chất người cao quý trong con người. Nếu thế
giới bên trong đạt được sự toàn vẹn, hoàn thiện, con người sẽ có được những
phẩm chất tốt đẹp, quý giá, sống một đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đây
là phần mà người ta không nhìn thấy được chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc,
tìm hiểu và gắn bó.
- Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức,
hành vi, lời nói, việc làm).
- Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất – cái
bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng
được cái bên trong quy định, chi phối.
- Bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất

của bên ngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy
nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào
tình trạng sống giả tạo, trở nên lệch lạc, mất thăng bằng. Dù ở trường hợp nào
cũng đều là bi kịch.
- Ý nghĩa câu nói của Trương Ba: Thể hiện một quan niệm sống đúng đắn:
Cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên
trong với cái bên ngoài. Mỗi người hãy sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả
về thể xác lẫn tìn thần. Đó là cách sống để con người đạt được sự thanh thản.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
* Thực tế cuộc sống của Trương Ba:
- Bên trong: Gắn liền với phần hồn Trương Ba- một người làm vườn chăm
chỉ, cần cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực,
sống đạo đức và giàu tình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung
quanh. Đó là những phẩm chất quý giá khiến Trương Ba được mọi người nể
trọng, quý mến.
- Bên ngoài: Gắn liền với xác hàng thịt – một con người thô bạo, tham lam,
coi trọng sự hưởng thụ vật chất.
- Vì một sự nhầm lẫn nên cả hai con người này đã bị đẩy vào một tình huống
éo le: hồn Trương Ba phải sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Vấn đề là ở chỗ:
hồn Trương Ba vẫn có những nhu cầu về tinh thần song lại không thể điều khiển
xác anh hàng thịt- tuy chỉ là xác thịt âm u đui mù song vẫn có tiếng nói riêng,
vẫn đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Cả nhu cầu về vật chất và nhu
cầu về tinh thần đều tự nhiên, chính đáng song trong trường hợp này lại trở nên
mâu thuẫn, không thể tồn tại.
- Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể
xác phàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn.
Đây là một điều phi lí và đau lòng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương
đến phần hồn.
* Trong cuộc sống con người hiện nay:
- Ở một số người có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài. Đó là khi cái

bên trong – đời sống tinh thần – thật sự mạnh mẽ để tạo thành một bản lĩnh
sống, bản lĩnh văn hóa để có thể chi phối, điều khiển lời nói, việc làm để cái bên
ngoài thật sự là sự biểu hiện của cái bên trong. Khi ấy, con người được sống là
mình, con người khẳng định được cái tôi của bản thân, đồng thời cũng tạo cho
mình một khả năng để chinh phục, thu hút người khác, tức là không chỉ sống tốt
mà còn được mọi người yêu mến.
- Có một bộ phận không nhỏ những người không tạo được sự hài hòa giữa
bên ngoài và bên trong:
+ Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu
biết nhưng không thắng được hoàn cảnh, bị hoàn cảnh xô đẩy đến chỗ có những
hành vi trái với lương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức. Đó là trường hợp con
người phải sống kệch lạc, mất thăng bằng.
+ Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có
đạo đức, có hiểu biết, có tình cảm cao thượng. Đó là trường hợp con người phải
sống giả tạo.
c. Đánh giá, bàn bạc:
- Mỗi người cần trang bị cho mình nhận thức, hiểu biết để có thể phân biệt
đúng – sai, rèn luyện bản lĩnh để có thể tự kiểm soát mọi hành vi, để không chạy
theo dục vọng tầm thường, không sa đà vào lối sống buông tuồng, dung tục. Bên
cạnh đó, cần quan tâm đến bản thân mình, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện
vọng chính đáng dù là bình thường nhất để được sống một cách thoải mái, tự
nhiên.
- Phương châm sống đúng đắn: Cố gắng tìm sự hài hòa giữa nhu cầu về tinh
thần và nhu cầu về vật chất để tạo nên một cuộc sống cân bằng và nghiêm túc
với bản thân mình, tạo cho mình quyền được hạnh phúc.
3. Kết bài:
Cuộc sống đầy những khó khăn, phức tạp, đầy những cám dỗ, có khi người ta
mắc phải những sai lầm, vấp ngã. Hãy dũng cảm đối diện với sự thật để vươn
lên. Hãy trung thực, thẳng thắn với bản thân, không “nói một đằng làm một
nẻo”, giả dối với mọi người và chính mình. Hãy luôn cảnh giác với “kẻ thù của

chính mình”, vượt qua nó để chiến thắng hoàn cảnh, sống là mình.

C. MỘT SỐ BÀI VĂN HAY
Đề 1: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng
hoàn thiện bản thân mình.
Bài làm
Khi sinh ra, bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được.Chúng có thể
đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy.Tạo hoá đã ưu ái ban cho
chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khi sinh ra tiếng
khóc chào đời là tất cả những gì họ có được. Tiếng oa oa cất lên chỉ đơn giản
cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời. Nhưng mầm sống đó sẽ ra sao
? và tương lai của nó sẽ như thế nào. Cuộc sống phía trước là của chính nó và do
nó quyết định.Giống như một nhà triết học đã nói : “mỗi con vật khi sinh ra đều
là tất cả những gì nó có .Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì
cả .Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy ,và nó phải làm bằng tự do của
chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”.

“Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có .Chỉ có con người là
ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả”Thoạt đầu câu nói này có vẻ vô lý nhưng
khi để ý từng câu từng chữ thì đây đúng là một quy luật của tự nhiên. Điều rõ
ràng nhất ta có thể thấy được chính là thú non của một giống loài nào đó khi
sinh ra đều mang tất cả những đặc điểm hình thái và cả tính chất của bố mẹ.Mèo
con vừa mới sinh ra đã được thừa hưởng tất cả những đặc điểm của mèo bố mẹ
.Màu lông bao phủ cơ thể giống với bố hoặc mẹ móng vuốt sắc nhọn phục vụ
cho thói quen bắt chuột sau này. Hay một đàn rùa con vừa cắn đứt vỏ trứng chui
ra ngoài về với biển khơi nhưng tại sao thú non yếu ớt như vậy làm sao bơi được
trong dòng nước lạnh lẽo kia nhưng mẹ tạo hoá đã ban cho chúng khả năng đó
hai chân như hai mái chèo có thể di chuyển dễ dàng trong làn nước . Những khả
năngđặc biệt đó chỉ có thể thấy ở loài vật sống trên Trái đất .


Nhưng còn con người thì sao? Một cô bé hay cậu bé vừa chào đời trông bụ
bẫm kháu khỉnh nhưng không ai có thể nhìn nó mà đoán biết được bố mẹ nó là
ai.Cơ thể yếu ớt kia không thể nào tự chống chọi với những khắc nghiệt của
cuộc sống bên ngoài .Không như những con vật khi mở mắt thấy ánh sáng mặt
trời cũng là lúc chúng phãi bươn chải lo cho cuộc sống cùa mình. Cũng có
những giống loài được sự chăm sóc của bố mẹ nhưng theo nặm tháng chúng sẽ
tự lập và có thể không bao giò được gặp lại bố mẹ nữa. khác rất nhiều so với con
người .Con người chúng ta ngay từ khi sinh ra tuy không sở hữu bất cứ thứ gì
nhưng đã được đón nhận bao nhiêu tình thương yêu dịu dàng của mẹ và sự chăm
sóc chu đáo của cha…. Theo thời gian chúng ta lớn lên từng ngày trong vòng tay
ấm áp đó.

Cuộc sống thì không bao giờ êm dịu như vậy và luôn trớ trêu với nhiều
người.Nhiều đứa bé sinh ra không biết mặt cha và cũng không biết thế nào là
ngọt nào của sữa mẹ Nhưng chúng cũng lớn lên theo năm tháng và trở thành
một công dân của một đất nước nhưng tương lai và cuộc sống thì bị chôn sâu
trong bốn bức tường của sự bất hạnh và cô đơn.
Vừa lọt lòng mỗi người không là gì cả và củng có những số phận bất hạnh
không có quyền được biết đấng sinh thành ra mình. Nhưng không vì thề mà
tương lai và cuộc sống kia trở nên mù mịt và tối tăm.và họ không có cái quyền

×