KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: SỬ 6 - Thời gian: 45phút
Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3 điểm )
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm )
Câu 1/ .Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân xâm lược nào ?
A
Nhà Hán
B
Nhà Lương
C
Nhà Ngô
D
Nhà
Triệu
Câu 2/ Đền thờ Hai Bà Trưng ở đâu ?
A
Vĩnh phúc
B
Bắc Ninh
C
Phú Thọ
D
Thanh
Hoá
Câu 3/ Kinh đô nước ta thời Hai Bà Trưng đóng ở đâu ?
A Cổ Loa
B Mê Linh
C
Bạch Hạc
D
Thanh Hoá
Câu 4/ Phong kiến Trung Quốc bắt nhân dân ta học tiếng Hán, chữ Hán nhằm mục đích ?
A
Nhằm nâng cao trình độ cho nhân dân ta
B
Vì đây là ngôn ngữ chuẩn
C
Để nô dịch nhân dân ta
D
Nhằm đồng hoá dân tộc ta
Câu 5/ Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra vào năm nào
A
Năm 40
B
Năm 248
C
Năm 938
D
Năm
542
Câu 6/ Căn cứ Dạ Trạch gắn với nhân vật lịch sử nào ?
A
Lí Bí
B
Triệu Quang Phục C Ngô Quyền
D Mai Thúc
Loan
Phần II; Tự luận:
Câu 7/ Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
Câu 8/ Lí Bí làm gì sau khi đánh bại được quân Lương ? Em có suy nghĩ gì về việc đặt
tên nước Vạn Xuân?
Câu 9/ Trình bày diễn biến, Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1 : Trắc nghiệm ( 3 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
A
B
D
B
B
Mỗi câu đúng 0,5 điểm
II/ Tự luận: 7 điểm
Câu1/ (2 điểm)
- HS nêu được các ý: mỗi ý 0,5 điểm
+/ Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh
+/ Cử các Lạc tướng cai quản các huyện, lập lại chính quyền
+/ Phong chức tước cho những người có công
+/ Xóa thuế hai năm cho dân, bãi bỏ các thứ lao dịch nặng nề.
Câu 2: (2 điểm)
- HS nêu được các ý: mỗi ý 0,5 điểm
+/ -Lí Bí lên ngôi Hoàng đế (Lí Nam Đế )
+/ Đặt tên nước là Vạn Xuân
+/ Đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch-đặt niên hiệu là Thiên Đức
+/ Xây dựng triều đình gồm hai ban : văn-võ
Câu 3/ (3 điểm)
- Diễn biến chiến thắng Bạch Đằng Năm 938: 2 điểm, mỗi ý 0,5 điểm
+/ Ngô Quyền bố trí trận địa phục kích tại cởa sông Bạch Đằng
+/ Mùa Đông năm 938, quân Nam Hán kéo vào nước ta theo cửa sông Bạch Đằng
+/ Ngô Quyền cho quân ta đánh nhử, quân Nam Hán lọt vào trận địa phục kích
+/ Lúc triều xuống quân ta được lệnh tấn công, quân Nam Hán bị tiêu diệt hơn một nửa.
- Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (1 điểm)
+/ Kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
0,5 điểm
+/ Mở ra một thời kì mới của lịch sử dân tộc: Thời kì độc lập và tự chủ
0,5 điểm