Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Đề án chuyên ngành phân tích thực trạng hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại huyện kbang – tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.11 KB, 39 trang )

MỤC LỤC


Trang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

PHSK

Phục hồi sức khỏe

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

ĐVT

Đơn vị tính

ILO

Tổ chức lao động quốc tế


NSNN

Ngân sách Nhà nước


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
1. BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình cơng tác thu bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia Lai
(2013- 2015)...................................................................................................15
Bảng 2.2: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn hạn và các chế độ dài hạn trong
tổng chi trả các chế độ BHXH tại BHXH huyện Kbang (2013 – 2015) .........17
Bảng 2.3: Cơ cấu chi trả từ NSNN và từ Quỹ BHXH trong tổng chi các chế độ
bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 2015)................18
Bảng 2.4: Công tác chi trả BHXH ngắn hạn tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai
(2013 – 2015).................................................................................................22
Bảng 2.5: Công tác Chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai ( 2013 – 2015)..........................................24
Bảng 2.6: Cơng tác chi trả chế độ hưu trí tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai
(2013 – 2015).................................................................................................26
Bảng 2.7: Công tác chi trả chế độ tử tuất tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai
(2013 – 2015).................................................................................................27
2. BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình cơng tác thu bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia
Lai (2013- 2015).............................................................................................16
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn hạn và các chế độ dài hạn
trong tổng chi trả các chế độ BHXH tại BHXH huyện Kbang (2013 – 2015) 17
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu chi trả từ NSNN và từ Quỹ BHXH trong tổng chi các chế
độ bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 2015)...........19
Biểu đồ 2.4: Công tác chi trả BHXH ngắn hạn tại BHXH huyện Kbang – Gia

Lai (2013 – 2015)...........................................................................................22
Biểu đồ 2.5: Công tác Chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai ( 2013 – 2015)..............................24


Biểu đồ 2.6: Công tác chi trả chế độ hưu trí tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai
(2013 – 2015).................................................................................................26
Biểu đồ 2.7: Công tác chi trả chế độ tử tuất tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai
( 2013 – 2015)................................................................................................28
3. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu hoạt động của bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang..............12


LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Đối với Việt Nam, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm
xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội hướng về con người,
coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của
chế độ, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Theo dịng lịch sử cách mạng, cội nguồn chính sách và các tổ chức tiền
thân của Bảo hiểm xã hội ở nước ta đã hình thành từ rất sớm; song hành và phục
vụ đắc lực yêu cầu của các cuộc kháng chiến vĩ đại, giải phóng đất nước, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay sau khi thống nhất đất nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ cách
mạng cơng nghiệp cũng như trong suốt thời kì kháng chiến cho đến nay, mặc dù
gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, Chính phủ đã ln ln chăm lo cải thiện đời
sống của nhân dân lao động. Đối với công nhân, viên chức Nhà nước, đi đôi với
việc cải tiến tiền lương, Chính phủ đã ban hành các chế độ trợ cấp mà thực chất là
chế độ BHXH, như chế độ trợ cấp khi ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, trợ cấp
khi chết, đồng thời đã xây dựng nhiều bệnh viện, bệnh xá, nhà an dưỡng, điều

dưỡng, nhà gửi trẻ… Các chế độ và sự nghiệp có tính chất BHXH này tuy mới chỉ
là bước đầu nhưng đã có tác dụng rõ rệt; đã giải quyết được một phần những khó
khăn trong sinh hoạt của cơng nhân, viên chức Nhà nước, làm cho anh chị em đẩy
mạnh sản xuất và công tác. Các chế độ trợ cấp xã hội hiện hành đã và đang dần
được bổ sung và cải tiến để phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới, đồng thời, đáp
ứng yêu cầu không ngừng cải thiện đời sống của công nhân, viên chức Nhà nước.
Các chế độ đãi ngộ về BHXH này chủ yếu dựa vào nguyên tắc phân phối theo lao
động nhằm khuyến kích mọi người tăng cường kỉ luật lao động, đẩy mạnh sản
xuất, góp phần ổn định lực lượng lao động trong các nghành kinh tế quốc dân.
Một trong những nội dung quan trọng của BHXH là các chế độ BHXH.
Chế độ BHXH là hệ thống các quy định của Nhà nước về mức hưởng, điều kiện


hưởng; mức đóng, điều kiện đóng BHXH. Tùy theo từng trường hợp BHXH mà
Nhà nước có các quy định khác nhau về các mức, các điều kiện này. Trong “Công
ước 102” của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có quy định trợ cấp tối thiểu cho 9
nhánh chế độ BHXH là chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp; chế độ bảo hiểm thất nghiệp; chế độ chăm sóc y tế; chế độ tàn
tật (ở Việt Nam còn gọi là chế độ mất sức lao động, nhưng với nghĩa khác); chế độ
tử tuất; chế độ hưu trí, và chế độ chăm sóc gia đình (cho những người đơng con).
Tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước trong từng giai đoạn, để có thể
xây dựng, áp dụng các quy định này. Như đã nêu, ở Việt Nam hiện nay, theo quy
định của Luật BHXH, đã thực hiện 6 chế độ trong 9 chế độ BHXH nêu trên. Trước
năm 1995, nước ta cũng đã thực hiện 6 chế độ, trong đó có chế độ mất sức lao
động, nhưng lại khơng có chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Quy định các chế độ BHXH là những nội dung cốt lõi của bất kỳ hệ thống
BHXH nào, trong đó quy định rõ ràng các quan hệ trách nhiệm và nghĩa vụ của
các bên tham gia BHXH; quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động khi
tham gia BHXH. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động chi trả các chế độ
BHXH nên em đã tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài “PHÂN TÍCH THỰC

TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI
HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI” cho bài đề án chuyên ngành của mình.
Do khả năng và mức độ hiểu biết về kiến thức, trình độ, kinh nghiệm cũng
như thời gian có hạn và nghiên cứu thực tập đề án cịn hạn chế, song được sự
hướng dẫn tận tình của ban lãnh đạo, tập thể Bảo hiểm xã hội chi nhánh KBang –
Gia Lai. Nội dung trình bày bài đề án ngồi lời mở đầu và kết luận thì theo bố cục
3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHI TRẢ CỦA BẢO
HIỂM XÃ HỘI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO
HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC
CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN KBANG –
TỈNH GIA LAI
Trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo, em sẽ khơng tránh khỏi những
sai sót, khiếm khuyết, mong Cô hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Hiền và các thầy cơ
trong khoa Tài chính Ngân hàng và Quản trị kinh doanh tạo điều kiện giúp đỡ để
em ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô.
Quy Nhơn, ngày… tháng …năm……

Trần Thị Minh Hiếu


CHƯƠNG 1:
BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHI TRẢ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội

1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết...trên cơ sở đóng góp quỹ BHXH do Nhà
nước tổ chức thực hiện và sử dụng quỹ đó nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho
người lao động và an toàn xã hội. [5]
1.1.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội
Một là: Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham
gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc
mất việc làm. Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho
cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao
động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng
lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp BHXH với mức hưởng phụ thuộc vào các
điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. Đây là
chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế
tổ chức hoạt động của BHXH.
Hai là: Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người
tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả những
người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH.
Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số
những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đơng bù số ít, BHXH
thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối lại
giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những người khoẻ mạnh


đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc v.v... Thực hiện chức năng
này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện cơng bằng xã hội.
Ba là: Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng
cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham

gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc
tiền công. Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã có BHXH trợ
cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ và gia đình họ ln
được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao động ln n tâm, gắn bó
tận tình với cơng việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ rất tích cực lao động sản xuất,
nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như
một địn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá
nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.
Bốn là: Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động,
giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động
và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền
lương, tiền công, thời gian lao động v.v... Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó
sẽ được điều hồ và giải quyết. Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH
mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích
được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi
ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho
người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính
trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn.[5]
1.2. Bản chất và đối tượng của bảo hiểm xã hội
1.2.1. Bản chất của bảo hiểm xã hội
BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là
trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ
thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì


BHXH càng đa dạng và hồn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của
BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.
Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao
động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và

người sử dụng lao động. Bên BHXH (Bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là
cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người
lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết.
Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong
BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người
như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Hoặc cũng có thể là những
trường hợp xảy ra khơng hồn tồn ngẫu nhiên như: Tuổi già, thai sản v.v.... Đồng
thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngồi q trình lao động.
Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những
biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung
được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu,
ngồi ra cịn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người
lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này
đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau:
 Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu
cầu sinh sống thiết yếu của họ.
 Chăm sóc sức khoản và chống bệnh tật.
 Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu
đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.[5]


1.2.2. Đối tượng và đối tượng tham gia của bảo hiểm xã hội
1.2.2.1. Đối tượng của BHXH
BHXH là một hệ thống bảo đảm khoản thu nhập bị giảm hoặc mất do giảm, mất
khả năng lao động, mất việc làm vì có các nguyên nhân như ốm đau tai nạn, tuổi
già. Chính vì vậy, đối tượng của BHXH là phần thu nhập của người lao động bị
biến động hoặc giảm, mất đi do gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ xảy ra.
Đối tượng của BHXH không chỉ là các khoản thu nhập theo lương mà bao gồm
các khoản thu nhập khác ngoài lương như: thưởng, phụ cấp… cho người lao động

có nhu cầu đóng góp thêm để được hưởng mức trợ cấp BHXH.[5]
1.2.2.2. Đối tượng tham gia BHXH
Đối tượng tham của BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Họ
là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ BHXH với một khoản %
nhất định so với tiền lương của người lao động theo quy định của luật BHXH. Tuỳ
theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là
tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó trong xã hội. Trong thời kì
đầu khi triển khai BHXH ở hầu hết các nước chỉ áp dụng đối với những người làm
công ăn lương để đảm bảo mức đóng góp ổn định, đảm bảo an toàn quỹ BHXH.
Hiện nay khi nền kinh tế phát triển nhu cầu sử dụng người lao động trong và ngồi
doanh nghiệp Nhà nước tăng lên rất nhiều thì đối tượng tham gia BHXH và đối
tượng của BHXH cũng được mở rộng ra. Vì vậy đối tượng tham gia của BHXH
bao gồm:
-

Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH: là người lao động và người sử dụng lao
động phải tham gia BHXH một cách bắt buộc với mức đóng và mức hưởng
BHXH theo quy định của luật BHXH.

-

Đối tượng tự nguyện tham gia BHXH: áp dụng cả với người làm công ăn
lương và người lao động không làm công ăn lương. Thường là do sự đóng góp
của người lao động cùng với sự giúp đỡ của ngân sách Nhà nước.[5]


1.3. Hoạt động chi trả các chế độ của bảo hiểm xã hội
1.3.1. Khái niệm chế độ bảo hiểm xã hội
Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi
quốc gia. Nó là những quy định chung, rất khái quát về cả đối tượng, phạm vi, các

mối quan hệ và những giải pháp lớn nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra đối
với BHXH. Việc ban hành các chính sách BHXH phải dựa vào điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và xu hướng vận động khách quan của tồn
bộ kinh tế - xã hội. Chính sách này có thể biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp
luật, hiến pháp… song lại rất khó thực hiện nếu khơng được cụ thể hóa và khơng
thơng qua các chế độ BHXH.
Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ
thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối với
người lao động. Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định được pháp luật
hóa về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp BHXH
cụ thể. Chế độ BHXH thường được biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp luật và
dưới luật, các thông tư, điều lệ… Tuy nhiên, dù có cụ thể đến đâu thì các chế độ
BHXH cũng khó có thể bao hàm được đầy đủ mọi chi tiết trong q trình thực
hiện chính sách BHXH. Vì vậy khi thực hiện mỗi chế độ thường phải nắm vững
những vấn đề mang tính cốt lõi của chính sách BHXH để đảm bảo tính đúng đắn
và nhất quán trong toàn bộ hệ thống các chế độ BHXH. [5]
1.3.2. Vai trò chi trả bảo hiểm xã hội
Chi trả BHXH là việc cơ quan BHXH trích ra một khoản tiền theo quy định từ
quỹ BHXH để chi trả cho người lao động và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất
thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm và có đủ các
điều kiện quy định.
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, chi trả các chế độ BHXH luôn được
coi là trọng tâm của công tác chi trả BHXH. Bởi lẽ việc chi trả các chế độ BHXH


này liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhóm đối tượng nhạy cảm nhất trong xã
hội. Đa số họ đều là những người đã cống hiến rất nhiều cho đất nước trong khi
công tác. Và sau cả cuộc đời làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào khoản tiền trợ cấp
BHXH. Vì vậy, cơng tác chi trả các chế độ BHXH có một vai trị rất quan trọng;
ngồi việc nó chính là hoạt động cụ thể, thiết thực nhất nhằm đảm bảo quyền lợi
cho người lao động, nó cịn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự cống

hiến của họ cho xã hội. Ngồi ra cơng tác chi trả cho các chế độ BHXH cịn có các
vai trò khác, cụ thể như:
-

Chi trả BHXH là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các chế độ BHXH.

Vì vậy, tổ chức chi trả BHXH chính là thực hiện các chế độ BHXH, đảm bảo cho
chính sách BHXH của quốc gia được thực thi; đáp ứng được nhu cầu, nguyện
vọng của người lao động và mục đích của chính sách BHXH, của Nhà nước. Bởi
suy cho cùng, mục đích cuối cùng của bất kì một Nhà nước nào khi thực hiện
chính sách BHXH cũng là chi trả, trợ cấp cho người lao động khi họ gặp phải
những sự kiện bảo hiểm, góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia
đình của họ.
-

Cơng tác chi trả các chế độ BHXH khơng những có ý nghĩa về mặt vật chất

mà nó cịn có ý nghĩa về mặt tinh thần. Vì việc chi trả các chế độ BHXH là chi trả
cho những rủi ro, những sự kiện bảo hiểm xảy ra với người lao động và gây ra khó
khăn nhất định đối với người lao động từ đó giúp họ vượt qua được khó khăn và
an tâm trong cuộc sống.
-

Chi trả các chế độ BHXH có thể được chi trả một lần hoặc được tiến hành

thường xuyên vì vậy nó góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia
đình họ khi gặp khó khăn. Đồng thời quá trình thụ hưởng thường liên quan chặt
chẽ với quá trình đóng góp trước đó. Vì vậy việc thực hiện chi trả các chế độ
BHXH có tác dụng rất lớn đối với cả người lao động, người sử dụng lao động và
Nhà nước. Người lao động được hưởng trợ cấp BHXH sẽ an tâm hơn trong cuộc

sống từ đó tích cực lao động sáng tạo nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản
phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm cho người sử dụng lao động, làm tăng của cải cho


xã hội, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Còn người lao động khi được hưởng
trợ cấp BHXH sẽ có được cuộc sống ấm no, ổn định, càng thêm tin tưởng vào
chính sách BHXH của Nhà nước.
-

Chi trả các chế độ BHXH chính là nội dung và cũng là mục đích hoạt động

của quỹ BHXH. Nó cịn đảm bảo cho quỹ BHXH được cân đối, có thu thì phải có
chi.
Với những vai trị quan trọng như vậy, cơng tác chi trả các chế độ BHXH cần
phải được tiến hành một cách cẩn trọng, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
Nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo cho quỹ BHXH không bị thâm hụt, muốn
vậy việc chi trả trợ cấp cũng cần phải dựa trên những cơ sở khoa học, hợp lý, phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương, quốc gia. [5]
1.3.3. Nguyên tắc chi trả bảo hiểm xã hội
Một là: Đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng người được hưởng.
Hai là: Bảo đảm chi trả kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia
BHXH.
Ba là: Thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện.
Bốn là: Đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả.
Năm là: Chi trả các chế độ BHXH được quản lý thống nhất, công khai, minh
bạch.[5]
1.3.4. Phương tiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
Việc chi trả trợ cấp BHXH có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau: tiền
mặt, séc, chuyển khoản, hiện vật hay dịch vụ… Trong đó các phương tiện như tiền
mặt, hiện vật và dịch vụ là những phương tiện được sử dụng chủ yếu đối với các

chế độ BHXH ngắn hạn, còn đối với các chế độ BHXH dài hạn thì thường sử dụng
các phương tiện như tiền mặt và chuyển khoản. Việc sử dụng phương tiện nào còn
phụ thuộc vào việc sử dụng phương thức chi trả nào.[1]


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ
HỘI TẠI HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và mơ hình tổ chức bảo hiểm xã hội
tại huyện Kbang – Gia Lai
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Kbang
Kbang là một huyện miền núi đông Trường Sơn. Tồn huyện có 14 xã, thị trấn,
trong đó có nhiều dân tộc anh, em cùng chung sống trên địa bàn. Trình độ dân trí
thấp, nền kinh tế chủ yếu là dựa vào nông nghiệp và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đường giao thông đi lại chưa thuận tiện, nhất là vào mùa mưa. Cơ sở hạ tầng chưa
đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Huyện Kbang có nhiều dân tộc sinh sống đan xen nhau trên địa bàn, nhưng hai
nhóm cơ bản là cộng đồng dân cư người kinh chiếm số đông và cộng đồng dân cư
bản địa. Theo số liệu thống kê tổng hợp năm 2013 với 36.274 lao động chiếm
57,28% thì trong 6 tháng đầu năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội hằng
năm 12,7%/ năm, đối tượng tham gia BHXH 2.431/39.318 so với lực lượng lao
động đạt 6,18%; đối tượng tham gia BHYT 50.321/65.966 so với dân số đạt
76,28%. Tính tới thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn huyện Kbang hệ thống đại lý
thu phân bổ đều trên 14 xã, thị trấn chủ yếu là đại lý Bưu điện (14 đại lý) và 01 đại
lý phường, xã.


2.1.2. Mơ hình tổ chức bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện Kbang
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu hoạt động của bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang

Giám đốc

Phó giám đốc

Bộ phận tiếp
nhận và quản
lý hồ sơ

Bộ phận thu

Bộ phận cấp
sổ thẻ

Bộ phận kế
hoạch tài
chính

Bộ phận chế
độ BHXH

(Nguồn: BHXH huyện Kbang)
Chú thích:
: Quan hệ trực tiếp
: Quan hệ chức năng
2.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận

-

Bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ
Nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động và người lao động, đại lý thu BHXH.

Hướng dẫn lập hồ sơ, nhận kiểm tra hồ sơ và ghi giấy hẹn. Sau đó chuyển hồ
sơ cho từng bộ phận liên quan để các bộ phận giải quyết.

-

Nhận lại hồ sơ từ các bộ phận đã giải quyết (cả hồ sơ không đủ để giải quyết)
chuyển trả cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động, các hồ sơ còn lại
lưu tại cơ quan BHXH.




Bộ phận thu
Nhận hồ sơ và dữ liệu điện tử do bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ, bộ phận
chế độ BHXH chuyển đến. Kiểm tra, đối chiếu và giải quyết hồ sơ, cập nhật dữ
liệu thu BHXH – BHYT mới phát sinh, hay chốt sổ BHXH sau đó chuyển trả
cho bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ.



Bộ phận cấp sổ thẻ
Nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động và người lao động do bộ phận thu

-

chuyển đến, danh sách và hồ sơ tham gia BHXH tự nguyện, người tự nguyện
tham gia BHYT nộp tiền trực tiếp. Tại BHXH huyện do bộ phận kế hoạch tài
chính chuyển đến kiểm tra đối chiếu với dữ liệu trong chương trình quản lý thu
và dữ liệu của trung tâm thông tin BHXH Việt Nam với hồ sơ của đơn vị sử
dụng lao động và người lao động.

-

Trình Giám đốc ký, phê duyệt tờ khai, danh sách, văn bản đề nghị và sổ BHXH
đến chốt sổ, in thẻ BHXH, sổ BHXH. Khi giải quyết xong chuyển trả cho bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả.


-

Bộ phận kế hoạch tài chính
Thu tiền – chi tiền: Thu tiền đóng BHXh tự nguyện, BHYT của người tham gia
thông qua đại lý thu, ký đóng dấu xác nhận đã thu tiền trên bảng danh sách sau
đó chuyển cho bộ phận cấp sổ thẻ.

- Nhận chứng từ chuyển tiền đóng BHXH – BHYT, Bảo hiểm tự nguyện của
đơn vị và người tham gia:
+ Cập nhật dữ liệu vào chương trình quản lý thu
+ Chi lương cơ quan, chi hoa hồng cho đại lý thu
+ Chi các khoản hoạt động của cơ quan hàng tháng


Bộ phận chế độ BHXH

- Nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để giải quyết chế độ cho người
lao động


-

Chuyển danh sách, dữ liệu điện tử số liệu quyết toán chế độ ốm đau, thai sản,

danh sách và dữ liệu điện tử của đối tượng hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng và
trợ cấp thất nghiệp cho bộ phận thu để xác định sổ thu và cấp thẻ BHYT.
- Cấp giấy xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm tự nguyện chưa hủy trợ cấp cho

người hưởng BHXH một lần, nhưng chưa hủy trợ cấp trợ cấp thất nghiệp. Sau
đó chuyển trả bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ để trả cho người lao động. Lưu 1
bộ hồ sơ, chuyển 1 bộ cho bộ phận kế hoạch tài chính để chi trả cho người lao
động
2.2. Công tác thu bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia Lai
Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2015 tại BHXH
huyện, công tác thu BHXH diễn ra khá đa dạng và nhiều biến động. Số nguồn thu
này bao gồm:
 Tiền đóng BHXH của chủ sử dụng lao động bằng 22% tổng quỹ tiền lương.
 Tiền đóng BHXH của người lao động bằng 10,5% tiền lương.
 Tiền đóng BHXH và hỗ trợ từ NSNN.
 Tiền sinh lợi từ việc thực hiện các hoạt động đầu tư bảo toàn và tăng trưởng
quỹ BHXH.
 Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
 Các khoản thu khác.[3, tr 23]
Bên cạnh việc các Đại lý thu đã có nhiều cố gắng trong cơng tác vận động
tuyên truyền, giải thích quyền lợi chế độ được thụ hưởng của người tham gia, từ
đó đối tượng tham gia ngày càng nhiều, số người được thụ hưởng ngày càng tăng,
công tác khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên vẫn có sự thay đổi
mạnh qua các năm. Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau:


Bảng 2.1: Tình hình cơng tác thu bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia Lai
(2013 – 06 tháng đầu 2015)
ĐVT: đồng
Năm 2013

Stt

Loại hình

Số lao
động

Số tiền

Năm 2014
Số lao
động

06 tháng đầu năm 2015
Số lao
động

Số tiền

Số tiền

1

Khối DN
Nhà nước

166

1.828.528.345


164

2.293.160.599

166

1.047.489.846

2

Khối DN
Ngồi
quốc
doanh

88

522.324.435

94

607.128.614

90

276.395.260

3

Khối

Đảng
đồn thể

70

850.711.357

69

962.583.145

70

486.558.121

4

Khối
Hành
chính sự
nghiệp
huyện

1.701

17.332.966.783

1.742

20.871.105.063


1.722

10.610.888.884

5

Khối
Hành
chính sự
nghiệp
trung
ương

66

679.591.164

68

823.986.962

53

339.825.677

6

Khối
Phường

xã, huyện

275

2.034.225.056

293

2.546.699.387

287

1.147.599.399

7

Khối
Tạm
dừng
đóng

4

9.867.750

1

0

1


0

Tổng cộng

2.370

23.258.214.890

2.431

28.104.663.770

2.389

13.908.757.187

( Nguồn: BHXH huyện KBang)


Biểu đồ 2.1: Tình hình cơng tác thu bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia Lai
(2013 – 06 tháng đầu 2015)

Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta nhận thấy rằng số đối tượng tham gia BHXH từ
năm 2013 so với năm 2014 có sự tăng đáng kể: tăng 61 người với số tiền
4.846.448.880 đồng. Để đạt được kết quả này là nhờ vào công tác đổi mới về hình
thức, đa dạng nội dung tuyên truyền trong đại bộ phận dân cư về BHXH bên cạnh
việc đáp ứng kịp thời và đảm bảo đầy đủ các quyền lợi cho người tham gia đã góp
phần gia tăng số thu BHXH. Tuy nhiên theo số liệu 6 tháng đầu năm 2015 số
người tham gia lại giảm 24 người với số tiền thu được là 13.908.757.187 đồng do

điều kiện tiếp tục chịu ảnh hưởng của tình trạng suy giảm kinh tế, chỉ số giá tiêu
dùng, những diễn biến bất lợi của thời tiết, giá cả một số mặt hàng nông sản khơng
ổn định đã tác động khơng nhỏ đến tình hình thực hiện chủ trương, chính sách
BHXH. Mặt khác, hầu hết các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn trình độ
dân trí thấp, đời sống của người dân trên địa bàn cịn gặp nhiều khó khăn; cùng
với việc thù lao cho các Đại lý thu chưa tương xứng với công lao động phổ thông,
cho nên công tác triển khai vận động nhân dân tham gia BHXH còn hạn chế đã
ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thu BHXH tại huyện.


2.3. Hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia Lai
2.3.1. Nguồn chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
Tại huyện Kbang, nguồn kinh phí để sử dụng cho việc chi trả các chế độ BHXH
được lấy từ 2 nguồn: Ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH. Đối với các chế độ
ngắn hạn thì việc chi trả được thực hiện bởi Quỹ BHXH, cịn đối với các chế độ
BHXH dài hạn thì do cả NSNN và Quỹ BHXH chi trả - do nguồn nào thì phụ
thuộc vào đối tượng hưởng là ai và tùy vào mức độ được hưởng như thế nào.
Hiện nay, cơ cấu nguồn kinh phí chi trả BHXH tại BHXH huyện Kbang đã có
sự thay đổi đáng để. Điều này thể hiện rõ qua bảng và biểu đồ dưới đây:
Bảng 2.2: Cơ cấu chi trả từ NSNN và từ Quỹ BHXH trong tổng chi các chế độ
bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 06 tháng đầu 2015)
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm

NSNN
Số tiền

%


Quỹ BHXH
Số tiền
%

Tổng chi
Số tiền

Năm 2013

1.971.555.900

61,9

1.213.530.350

38,1

3.185.086.250

Năm 2014

1.887.780.250

60,6

1.224.259.498

39,4

3.112.039.748


11.973.248.694

59,2

8.244.683.222

40,8

20.217.931.916

06 tháng đầu
năm 2015

( Nguồn: BHXH huyện KBang)


Biểu đồ 2.3: Cơ cấu chi trả từ NSNN và từ Quỹ BHXH trong tổng chi các chế
độ bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 06 tháng đầu
2015)

Từ bảng phân tích và biểu đồ trên cho thấy số tiền chi trả của BHXH huyện
tăng dần trong 3 năm: Từ năm 2013 đã chi trả Lương hưu và trợ cấp số tiền
3.185.086.250 đồng; tới năm 2014 việc chi trả có giảm nhưng vẫn ổn định ở mức
3.112.039.748 đồng do năm này khơng có phát sinh thêm các khoản chi trả “Mai
táng phí” và giảm chi trả “Trợ cấp thất nghiệp”; Tuy nhiên qua 06 tháng đầu năm
2015 việc đồng thời phối hợp với Bưu điện huyện chi trả tiền tết nên tổng chi tăng
lên 20.217.931.916 đồng. Bên cạnh đó do có sự tăng lên về số đối tượng tham gia
và đối tượng được hưởng trên địa bàn huyện. Điều này là do tổng số tiền chi trả
của năm nay luôn cao hơn năm trước, một phần là do số đối tượng tham gia ngày

càng tăng cộng thêm mức hưởng của các đối tượng cũng ngày càng một tăng theo;
trong đó chi trả các chế độ do NSNN đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng số chi trả các chế độ BHXH và tăng dần qua các năm. Cụ thể: Ta thấy trong 3
năm qua tỷ trọng chi do NSNN lớn, chiếm trên 60% trong tổng số tiền chi trả của
BHXH huyện. Còn tỷ trọng chi trả của Quỹ BHXH so với tổng chi tuy nhỏ hơn
NSNN nhưng đồng thời cũng tăng lên: Năm 2013 chiếm 38,1% thì sau 3 năm tức


là 06 tháng đầu năm 2015 Quỹ chiếm 40,8%. Trong khi đó tỷ trọng chi của NSNN
có sự giảm nhẹ: Năm 2013 là 61,9% thì lại giảm cịn 59,2% trong 06 tháng đầu
năm 2015; điều này đồng nghĩa với việc giảm gánh nặng cho NSNN. Nhìn chung
BHXH huyện đã phối hợp với Bưu điện huyện chi trả Lương hưu và giải quyết
cho đối tượng kịp thời và an toàn tiền mặt, khơng thất thốt tiền quỹ Nhà nước và
quyết tốn về tỉnh đúng quy định. Để đảm bảo được việc cân bằng các số chi trong
từng nguồn thì BHXH huyện đã nỗ lực trong việc quản lý sử dụng an tồn hiệu
quả quỹ BHXH bên cạnh đó duy trì và thực hiện đúng quy định về hồ sơ, quy trình
giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT phấn đấu không để trường hợp nào sai
sót trong khâu xét duyệt và làm các thủ tục chi trả. Nhìn chung việc chi trả Lương
hưu và trợ cấp cho đối tượng kịp thời và an tồn tiền mặt, khơng thất thốt tiền
quỹ Nhà nước.
2.3.2. Phương thức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
Để thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng thụ hưởng một cách hiệu
quả cao nhất đồng thời cũng mang lại sự thuận tiện cho cả cơ quan BHXH và
người được hưởng trợ cấp, thời gian vừa qua từ đầu năm 2013 đến 06 tháng đầu
năm 2015, BHXH huyện Kbang duy trì hai phương thức thanh tốn: Chi trả trực
tiếp và chi trả gián tiếp thơng qua đại lý chi (Bưu điện). Trong đó hình thức chi trả
trực tiếp chiếm 60% kinh phí thường xuyên chi trả hàng tháng.
-

Chi trả trực tiếp: Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho đối tượng không qua

khâu trung gian, cán bộ làm công tác chi trả của cơ quan BHXH chịu trách
nhiệm chi trả cho đối tượng hưởng BHXH.

-

Chi trả gián tiếp thông qua đại lý chi: Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho
đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn thông qua đại lý chi trả ở xã,
phường, thị trấn và đối với các đối tượng hưởng các chế độ ngắn hạn thì thơng
qua đơn vị sử dụng lao động. Có thể chuyển khoản qua tài khoản cảu đơn vị
hoặc đơn vị nhận tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH để chi trả cho người lao


động trên cơ sở kí hợp đồng chi trả với các đại lý có sự chứng kiến của ủy ban
nhân dân xã với các điều kiện trách nhiệm và quyền lợi kèm theo.
2.3.3. Hoạt động chi trả bảo hiểm xã hội
2.3.3.1. Chi trả chế độ trợ cấp ốm đau
Chế độ trợ cấp ốm đau được chi trả khi người được bảo hiểm ngừng thu nhập
do bị ốm hay tai nạn không liên quan đến nghề nghiệp đã được quy định. Trợ cấp
ốm đau là sự cần thiết đối với người lao động, nhưng tùy thuộc vào điều kiện kinh
tế xã hội của từng nước mà chế độ trợ cấp khác nhau, số ngày hưởng trợ cấp cũng
khác nhau. Theo quy định của ILO thông thường người ốm được hưởng trợ cấp
BHXH bằng 45-60% mức lương, thời hạn nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa từ 13-16
tuần. Nếu quá thời hạn ốm đau trên, người lao động không hưởng trợ cấp BHXH
nữa mà phải chuyển sang hưởng các loại trợ cấp phúc lợi khác. Ở Việt Nam mức
hưởng trợ cấp ốm đau được quy định điều 25 và điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội
năm 2006 [3, tr 20].
2.3.3.2. Chi trả chế độ trợ cấp thai sản
Trợ cấp thai sản được quy định nhằm hỗ trợ cho bản thân lao động nữ và trẻ
sơ sinh trước và sau khi sinh để bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và trẻ em. Theo
công ước 102 của ILO quy định thời hạn nghỉ thai sản ít nhất là 12 tuần lễ với mức

hưởng ở tỷ lệ cao lên tới 100% mức lương mà không giới hạn số lần sinh. Ở Việt
Nam theo chế độ hiện hành lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là
180 ngày. Mức hưởng trợ cấp là 100% mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng
đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc [3, tr 21].
Các chế độ BHXH ngắn hạn bao gồm: Ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK. Số
tiền chi trả cho các chế độ ngắn hạn được lấy từ nguồn Quỹ BHXH huyện. Ta có
thể thấy được cụ thể việc chi trả qua bảng và biểu đồ dưới đây:


Bảng 2.4: Công tác chi trả BHXH ngắn hạn tại BHXH huyện Kbang – Gia
Lai (2013 – 06 tháng đầu 2015)
ĐVT: Đồng
Chế độ
Trợ cấp ốm đau
Trợ cấp thai sản
Trợ cấp dưỡng
sức PHSK

Tiêu chí

Năm 2013

Năm 2014

Số lượt người
Số tiền
Số lượt người

28
29.420.000

145
2.083.640.00

16
10.520.000
79
1.338.604.00

0
78
125.120.000

0
34
58.075.000

Số tiền
Số lượt người
Số tiền

06 tháng đầu
năm 2015
2
1.796.000
37
643.141.000
20
33.925.000

( Nguồn: BHXH huyện KBang)

Biểu đồ 2.4: Công tác chi trả BHXH ngắn hạn tại BHXH huyện Kbang –
Gia Lai (2013 – 06 tháng đầu 2015)

Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.4 ta có thể thấy rằng cả số lượt người và số tiền chi
trả cho các chế độ có sự giảm dần qua 3 năm. Cụ thể:


×