Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi lớp 8 học kì 2 môn hóa học năm 2012 đề số 100

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.29 KB, 3 trang )

PHẦN I. Trắc nghiệm khách quan(3,0 điểm)
Câu 1(3,0 điểm): Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D trước câu trả
lời đúng:
1) Phản ứng xảy ra khi cho khí CO đi qua chì (II) oxit thuộc loại:
A. Phản ứng hóa hợp

C. Phản ứng oxi hóa – khử

B. Phản ứng phân hủy

D. Phản ứng thế

2) Trong các chất dưới đây, chất làm quỳ tím hóa đỏ là:
A. H2O

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch H2SO4

D. Dung dịch K2SO4.

3) Nung a mol KClO3 thu được V1 lít O2 (đktc), nung a mol KMnO4 thu được
V2 lít O2 (đktc). Tỷ lệ V1/ V2 là:
A. 2/1

B. 3/ 1

C. 1/ 1

D. 1/ 3


PHẦN II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 2 (3 điểm): Có 4 bình chứa riêng biệt các khí sau: khí oxi, khí hidro, khí nitơ,
khí cacbonic. Hãy nêu các phản ứng để phân biệt các khí trên, viết các phương
trình hóa học để minh họa.
Câu 3 (4 điểm):
Cho Sắt (III) oxit phản ứng với axit sunfuric theo phương trình hóa học sau:
Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
1) Hãy hoàn thành phương trình phản ứng.
2) Lấy 5 gam Fe2O3 cho phản ứng với 15 ml dung dịch H 2SO4 5M. Hỏi sau phản
ứng, chất nào còn thừa? thừa bao nhiêu gam?
3) Tính lượng muối sắt sunfat thu được.
Cho : Fe = 56; O = 16 ; H = 1; S = 32
Hướng dẫn chấm và biểu điểm


PHẦN I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Câu 1(3,0 điểm):
Khoanh tròn đúng vào mỗi trong các chữ A, B, C, D: 1 điểm.
1) Phản ứng khi cho khí CO đi qua chì (II) oxit thuộc loại:
C. Phản ứng oxi hóa – khử
2) Trong các chất dưới đây, chất làm quỳ tím hóa đỏ là:
C. Dung dịch H2SO4
3) Tỷ lệ V1/ V2 là:
B. 3/ 1
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 2 (3 điểm):
− Cho mỗi khí trên đi qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 (dư), khí nào làm
đục nước vôi trong thì đó là khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O


(1 điểm)

− Lấy que sắt đầu que có than hồng rồi cho vào mỗi khí còn lại, khí nào làm bùng
cháy than hồng thì khí đó là oxi : C + O2 → CO2
(1 điểm)
− Cho hai khí còn lại đi qua CuO nóng, khí nào làm xuất hiện màu đỏ của Cu là
H2.
H2 + CuO → Cu + H2O

(1 điểm)

− Khí còn lại không phản ứng là N2.
Câu 3 (4 điểm):
số mol H2SO4 trong 15 đung dịch là 15 × 5 : 1000 = 0,075 (mol)
1)

Fe2O3

2)

1 mol
0,025 mol

+

3 H2SO4

→ Fe2(SO4)3 + 3 H2O

3 mol


1 mol

0,075 mol

0,025 mol

(1 điểm)

Theo phương trình phản ứng, cứ 0,075 mol H 2SO4 tác dụng hết với 0,025 mol hay
4 gam Fe2O3.
(1 điểm)
Lượng Fe2O3 đem dùng là 5 gam.


Vậy sau phản ứng, Fe2O3 còn thừa là 5 – 4 = 1 (gam)

(1 điểm)

c) Lượng sắt sunfat thu được = 0,025 × 400 = 10 gam

(1 điểm)

...................................



×