Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Nghị luận xã hội: Suy nghĩ về vấn đề tự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.09 KB, 12 trang )

Nghị luận xã hội về tinh thần tự học
Dàn ý
Đặt vấn đề:
Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời
đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi
mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà
tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .
1. Giải thích các khái niệm:
+ Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng,
nhận thức
+ Các hình thức thu nhận kiến thức :Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học
bạn…
+ Tự học là sự chủ động , tích cực , độc lập tìm hiểu , lĩnh hội tri thức và hình
thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến
thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người
khác.
2. Bình luận về tự học:
a. Vai trò của tự học :
+ Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú
+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích
hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng
động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ
sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
+ Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước
mơ thành hiện thực.
+ Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:
+ Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng
tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.



+ Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
+ Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….
+ Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa
hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở
người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng
--> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là
quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một
số bạn trẻ hiện nay
3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống
+ Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng
của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường
chinh phục tri thức.
+ Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như
vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Bài tham khảo 1
Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của
bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho
nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những
ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.
Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền
lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu
những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng
mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi
tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo
từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào
sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.
Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn
diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn



đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này
kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.
Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề
nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến
kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết
tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri
thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm
tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể
giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo,
từ truyền hình ti vi,từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm
sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các
bài giảng trên lớp,tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn
mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết,
chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành,giúp ta có thể nhanh chóng hình thành
kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài
của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí
Minh...Đ ây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm
gương mà chúng ta cần noi theo.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh
nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại
hiều qur cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa
chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn
trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng
phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng
trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.
Bài tham khảo 2
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc lượng kiến thức ngày càng
gia tăng . Để đáp ứng được nhu cầu học vấn của thời đại, mỗi người cần phải tìm



cho mình phương pháp học tập phù hợp. Trong đó quan trọng hơn hết là phương
pháp tự học. Vậy tự học là gì?
Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằ vươn lên nắm bắt tri thức . Tự
học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn
bè , tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế.
Tự học đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học vấn của mỗi người.
Người biết tự học luôn tư mày mò, tìm kiếm, nghiên cứu một cách tích cực và
không cấn ai nhắc nhở ở bất cứ hoàn cảnh nào. Nhờ đó những con người ấy luôn
biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong thực tế do biết áp
dụng kiến thức đã học. Kiến thức là vô cùng trong khi trí nhớ của con người là
hữu hạn, nếu chỉ biết học tủ học vẹt thì ta sẽ không thể biền những kiến thức ấy
thành của mình để vận dụng vào thực tế mà sẽ mau chóng quên đi. Tự học sẽ giúp
ta khắc phục phục được nhược điểm này đồng thời giúp ta rèn luyện thói quen tích
cực, chủ động hơn trong hoàn cảnh khó khăn. Hơn hết, khi tự học ta mới thấy
được cái hay, cái đẹp của tri thức từ đó trở nên say mê khám phá, học hỏi nhiều
điều mới lạ hơn nữa. Tự học chính là cuộc hành trình của bản thân để chiếm lĩnh
kiến thức, và những bước đi đầu tiên sẽ luôn có nhiều chông gai, thử thách nhưng
chính những lúc bế tắc ấy lai là động lực thúc đẩy chúng ta tích cực tư duy để tìm
ra hướng đi. Cái cảm giác lúc tự mình ngộ ra được những điều mới lạ thật không
còn gì vui hơn và bài học đó sẽ mãi theo ta. Tự học giúp ta nắm vững căn bản, đào
sâu và mở rộng kiến thức chứ không phải nhận thức một cách máy móc. Có tự học
ta mới hệ thống lại được những kiến thức đã học và kịp thời nhận ra thiếu sót của
bản thân để kịp thời bồi đắp, từ đó ta có bước đầu tự tin trên con đường học vấn.
Trong lịch sử ta thấy có rất nhiều tấm gương thành tài nhờ nỗ lực tự học của bản
thân như trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền và tiêu biểu chính là chủ tịch
Hồ Chí Minh. Hằng đêm, sau 12 giờ lao động nặng nhọc Người lại tự học tiếng
Pháp bằng cách học thuộc long mỗi ngày mười từ, và cứ thế Người đã thong thạo
không chỉ tiếng Pháp mà còn nhiều ngoại ngữ khác như tiếng Trung Quốc, tiếng

Anh. Người cũng đã từng nói “ Trong cách học. phải lấy tự học làm nòng cốt ”.


Trong thực tế ta có thể thấy vẫn còn rất nhiều người học tủ, học vẹt một cách
ép buộc để đối phó với kiểm tra thi cử. Cách học này chỉ đem lại hiệu quả tức thời
nhưng không mấy ai nghĩ đến hậu quả lâu dài của nó. Những cách học ấy làm cho
ta không hiểu hết bản chất của vấn đề dẫn đến việc mau chóng lãng quên mà lại
còn lãng phí thời gian và công sức. Những con người này nều không biết vươn lên
tự học thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau mà thôi.
Vậy để việc tự học có hiệu quả, ta cần phải nắm vững kiến thức căn bản của
thầy cô truyền thụ thật tốt, biết lien kết chúng thành một khối kiến thức đầy đủ và
vững chắc từ đó mới có thể áp dụng vào trong bài tập. Ta cũng cần phải soạn trước
bài học ở nhà để nắm bắt được nội dung chính và dễ dàng theo kịp bài giảng của
thầy cô trên lớp. Ta còn có thể học nhóm cùng bạn bè trong lớp sau giờ học để ôn
lại bài giảng trên lớ hay cùng nhau giải quyết những bài tập khó khó. Nhưng quan
trọng hơn hết mỗi người cần phải có tinh thần tự giác học tập mọi lúc, mọi nơi.
Như vậy việc học sẽ không bị nhàm chán, không bị lệ thuộc gò bó từ đó khiến
kiến thức sâu rộng hơn, in đậm trong trí nhớ.
Tự học luôn là phương pháp học học tập hiệu quả, ít tốn kém và phù hợp cho
mọi đối tượng. Vậy, là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi học sinh chúng ta hãy ra
sức tự học nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân hành một hành trang
vào đời vững chắc mai sau đi xây dựng dất nước.
Bài tham khảo 3
Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phù hợp với điều kiện và
khả năng của mình. Thế nhưng, cách học hiệu quả nhất là tự học. Chỉ có tự học
mới giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu sắc kiến thức một cách chủ động và
dễ dàng nhất.
Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người
khác truyền lại. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ,
tự khám phá, nghiên cứu các kiên thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức

không của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình phải đào sâu
suy nghĩ. Nếu như suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất


của vấn đề, sau một thời gian sẽ quên mất. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm
hiểu cốt lõi của kiến thức. Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ
đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí nhớ. Có rất nhiều cách tự
học nhưng bất cứ các cách tự học nào thì cũng bao gồm các khâu tìm tòi kiến thức,
suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Có thể tự học qua
sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế. Sách
báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Học
qua sách báo có nghĩa là thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức mà sách báo
mang lại cho ta. Tự học còn thể hiện qua cách nghe giảng bài. Nghe giảng không
đơn thuần chỉ là nghe giảng rồi chép vào vở rồi bỏ đấy mà khi nghe giảng còn phải
hiểu và nắm vững vấn đề. Có thể tự đặt ra các câu hỏi khi nghe giảng như: Bài
giảng đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó đã triển khai như thế nào? Cốt lõi của vấn
đề là gì?... Có thể nói, tự học qua nghe giảng là cách học phổ biến nhất. Khi nghe
giảng, ta có thể nhanh chóng thu nhận được lượng kiến thức khá lớn trong một
khoảng thời gian không nhiều. Đó cũng là hạn chế của việc tự học qua nghe giảng
bởi với lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian hạn chế, người học có thể
không có thời gian đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, do đó không hiểu hết hay không nắm
chắc vấn đề.
Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc
làm bài tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn
đề. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập
sao cho ngắn, gọn, súc tích và dễ hiểu. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác
nhau để giúp học sinh nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách
học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học thuộc lòng. Cách học này không
phải là học vẹt, khi học phải hiểu rõ mình đang học cái gì? Nội dung cùa nó ra làm
sao?. Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị quên. Nhưng học thuộc

lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý quan trọng
mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học thuộc
lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương


pháp nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào
cuộc sống. Điều này giúp chúng ta không bị xa rời thực tế, biết áp dụng các kiến
thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, vào sản xuất nông, công nghiệp hoặc một
ngành nghề nào đó. Khi áp dụng vào thực tế, các kiến thức sẽ được sử dụng triệt
để, sâu sắc nhất đồng thời cũng là cách tự học hiệu quả nhát bởi nó giúp chúng ta
không chỉ nắm vững các kiến thức đã được cung cấp mà còn khám phá ra nhiều
vấn đề mới nảy sinh, cần phải giải quyết bằng các thao tác tổng hợp: tra cứu sách
vở, học hỏi những người có kinh nghiệm, bàn luận với bạn bè...
Vì vậy, tự học là một cách học rất quan trọng, nếu bản thân mỗi người không
tự tạo cho mình được một thói quen tự học thì sẽ bị lệ thuộc vào những điều mà
thầy cô đã dạy cho mình và quan trọng hơn là sẽ không nắm vững được bài. Tự
học sẽ giúp chúng ta có tính chủ động học tập, là con đường dần tới sáng tạo, khơi
nguồn lòng đam mê, tìm tòi những điều mới lạ.
Chính vì thế, tự học là khâu quan trọng nhất trong việc học - tìm hiểu kiến
thức. Với mỗi người, bất kể cách học gì thì cũng phải tự học. Chỉ có tự học mới
giúp ta hiểu rõ được kiến thức, hiểu được các sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc
sống và hướng tới một tương lai tươi sáng.
Bài tham khảo 4
Trong cuộc sống, muốn đạt được mọi kết quả như ý, bên cạnh sức khỏe dẻo
dai con người ta cần phải có một kiến thức tương đối đầy đủ đề phục vụ cho công
việc của mình. Việc thu nạp kiến thức không chỉ có ở nhà trường mà còn có ở
xung quanh ta một khi ta quan tâm và muốn học hỏi mọi điều. Với một người có ý
chí muốn vươn lên thì việc tự trau dồi kiến thức cho mình sẽ luôn đem lại niềm
thích thú đối với bản thân họ, và chân trời kiến thức sẽ luôn rộng mở cho bất cứ ai
có ý chí đáng khâm phục như vậy.

Con người ta một khi muốn bồi dưỡng kiến thức sẽ tìm được nhiều phương
pháp học tập phù hợp với điều kiện của bản thân mình, có nhiều con đường rộng
mở cho việc học, học từ thầy cô bạn bè, học từ sách vở báo chí, học từ những điều
nhỏ nhặt trong cuộc sống, và còn một cách học nữa cũng đem lại hiệu quả cao


trong học tập, đó là việc tự học. Đối với nhũĩig người được may mắn sinh ra có
cha có mẹ, được sống trong điều kiện đầy đủ thì việc cắp sách đến trường không
mấy gì khó. Nhưng cuộc sống vẫn còn đổ nhiều mảnh đời bất hạnh, những người
kém may mắn hơn vì họ sinh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn và không có điều kiện
sống tốt như chúng ta. Và đối với những người kém may mắn như vậy thì việc tự
học sẽ là con đường tốt nhất giúp họ trau dồi kiến thức để vươn lên trong xã hội.
Vậy tự học là như thế nào? Tự học là tự nguyện không ai bắt buộc mà chính bản
thân ta tự tìm tòi khám phá, tự làm phong phú thêm vốn hiểu biết cho mình, đó
cũng là nhu cầu tự nhiên tất yếu của con người. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không
thầy đố mày làm nên”, chúng ta vẫn phải đến trường để nghe sự chỉ dạy của thầy
cô, kiến thức học từ nhà trường là những điều căn bản mà mồi người cần biết. Nếu
ai đó không có được một người thầy dạy bảo trực tiếp cho mình thì cũng có những
người thầy gián tiếp dạy mình bằng tấm gương về cách sống và cách hành động
của họ. Nhưng dù có thầy hay không có thầy thì chính bản thân ta tự vận động, tự
học vẫn tốt hơn. Người tự học hoàn toàn có khả năng làm chủ bản thân mình và
biết mình cần gì, mình muốn học như thế nào và vào thời điểm nào cũng được.
Nếu chúng ta có một cái đầu tốt cùng với sự chăm chỉ cao thì tự học ỉà phương
pháp học hiệu quả nhất. Khỉ chúng ta đi học ở trường, có một số môn ta phải học
thuộc rihư một con vẹt, cần nhớ thuộc lòng như một cái máy, khi đó người học
sinh sẽ ít vận dụng cái đầu, không làm cho nó động não, như vậy thì chẳng khác
nào đào tạo ra các con rô-bốt không hơn không kém. Nếu ta muốn làm con người
chứ không phải mãn đời chỉ là một cái máy thì điều tất nhiên là ta phải tự học. Tuy
nhiên không phải ai cũng hoàn toàn có khả năng tự học. Bất kì ai cũng có tính tò
mò muốn hiểu biết thêm nhưng phần lớn trong số họ có tính lười biếng, lười suy

nghĩ, không chịu khó tìm tòi học hỏi mà chỉ thích những thú vui dễ tìm. Và một
khi đã thoả mãn thì chẳng cần bồi dưỡng đạo đức và tinh thần nữa nên số người tự
học rất ít và người nào kiên tâm tự học sớm muộn gì cũng vượt lên hẳn những kẻ
khác, không giàu hơn thì cũng được kính trọng hơn. Mỗi người chúng ta đều có
bản năng tò mò muốn hiểu rõ hơn về bản thân và vạn vật xung quanh, vì vậy loài


người mới văn minh làm chủ được chính mình và làm chủ cả mọi vật, thế nên có
người đã nói khôi hài rằng: con người chỉ hơn loài vật ở chỗ là con người biết hỏi:
“Tại sao?”.
Tự học là việc rất cần thiết với con ngựời, trước tiên vì nó bổ sung kiến thức
còn thiếu ở nhà trường. Mỗi ngày sự hiểu biết của con người càng tăng lên, nếu
chúng ta không tự giác học tập thì sẽ không theo kịp và bị tụt hậu, sẽ trở thành
người thừa của xã hội. Khi làm ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào thì việc tự
học luôn là cần thiết. Chẳng hạn như một bác sĩ, một luật sư nếu không có ý thức,
tự học thì khi mới ra trường họ cũng có biết gì về sử kí, về địa lí hơn một cậu tú
đâu, và ngành chuyên môn của họ cũng đã có thể giúp ích được gì nhiều cho họ
đâu. Vì thế họ phải tự học để mở mang đầu óc, trau dồi thêm kinh nghiệm cho
nghề nghiệp và nhất là để tu dưỡng tâm tính của bản thân mình. Bản chất của việc
tự học là tự làm việc với chính mình trước, tự nghiên cứu tài liệu hoặc tự trao đổi
với bạn bè. Muốn học, muốn hiểu sâu một chủ đề nào, điều quan trọng nhất là phải
tự mình chạm tới nó trước, như gieo mầm cho việc tiếp thu, thẩm thấu của mình.
Nhưng trên con đường học vấn của người tự học vẫn luôn có những cạm bẫy nguy
hiểm khiến cho tri thức của họ có nguy cơ lệch lạc hoặc chứa những lỗ hổng rất
lớn mà ngay cả bản thân họ cũng không hề hay biết. Không có một người thầy nào
để kiểm tra mình, để thường xuyên nhắc nhở cho mình trong việc tự học, vì thế
người tự học không nên chủ quan với bản thân mình. Trong cuộc sống có biết bao
tấm gương sáng vì không chịu thua thiệt và bị khuất phục trước người khác nên họ
đã cố gắng tự học để vươn lên, và thành công cùa họ là không thề phủ nhận,
những con người đầy nghị lực ấy đấng để chúng ta khâm phục và học hỏi theo.

Tự học cùng là một cách học như bao cách học khác. Tự học là con đường
ngắn nhất dẫn đến sự thành công và rèn luyện thêm cho bản thân nhiều điều cần
thiết trong cuộc đời mỗi người. Tự học từ trong lí thuyết để áp dụng ra ngoài thực
tiễn. Cuộc sống là những trải nghiệm từ khó khăn này đến khó khăn khác, do đó tự
học là một việc rất cần thiết, là đôi chân cho con người ta đứng vững trước những
sóng gió của cuộc đời. Chẳng còn cách nào khác ngoài việc tự học, chính minh


phải vượt qua những khó khăn chông gai đó để vững bước theo kịp thời đại. “Hãy
nói cho tôi biết anh học như thế nào, tôi sẽ nói cho anh biết anh có thành công hay
không”.
Bài tham khảo 5
Học là một hoạt động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra
cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với
XH thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển
không ngừng. Lê nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị
ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức,
nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì
vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.
Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng,
nhận thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn... Nếu học là quá trình
tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của bản thân thì tự học là sự
chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho
mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập
để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Quá trình
tự học cũng có phạm vi khá rộng :khi nghe giảng ,đọc sách hay làm bài tập, cần
tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho
bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có
sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp
nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có

được kiến thức vững vàng sâu sắc. Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin
trong cuộc sống.
Tự học có nhiều hình thức như: Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã
hội.... Nghe giảng trên lớp cũng cần có sự tích cực học tập. Không phải thầy ghi
gì, giảng gì người học cứ cắm đầu ghi chép và học thuộc theo nội dung đã chép
được. Khi nghe giảng, người học phải chon lọc những gì cần học ghi vào vở, thực
hành nội dung cơ bản rồi mới ghi chép. Người học phải trình bày ý kiến của mình


đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức,
hiểu được bản chất của kiến thức.
Tự học ở nhà tức là phải tự học lại các kiến thức về lý thuyết đã được học trên
lớp vận dụng lý thuyết vào làm bài tập thực hành. Tự sưu tầm thêm các bài tập
nâng cao để làm. Tự giác, tích cực đọc, nghiên cứu trước bài mới trước khi được
học, đọc sách tham khảo về các kiến thức có liên quan đến môn học, đồng thời tự
nghiên cứu sáng tạo ra các cách làm bài tập, giải bài tập hay bằng con đường ngắn
nhất, nhanh nhất và dễ hiểu nhất. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người
học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng. Tấm gương của bạn
Phạm Văn Nghĩa là một minh chứng cho tinh thần tự học. Em đã biết vận dụng
những điều đã học từ nhà trường để thụ phấn cho cây, tạo ra ròng rọc kéo nước từ
giếng sâu. Sự sáng tạo trong học tập của em đã gúp cho cây trồng nhà mình có
năng suất cao, gúp mẹ em vơi bớt được phần nào nỗi nhọc nhằn vất vả. Chính vì
vậy Phạm Văn Nghĩa đã được thành doàn thành phố Hồ Chí Minh phát động
phong trào học tập tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp
ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc
sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo,
không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm
khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng

cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình.
Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ,
học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm
hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Biết bao những con người nhờ tự học
mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ
bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường
đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc. Macxim Gorki với cả một thời
thơ ấu gian khổ ,không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn


hào Nga .Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quí Đôn ,Mạc Đĩnh
Chi, Nguyễn Hiền… nhờ tự học đã trở thành bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia
đình quê hương xứ sở.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân mỗi chúng ta phải xây
dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu
biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức .Từ đó bản thân
mỗi con người cần chủ động , tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như
vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình .
Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học,em càng cố gắng và quyết tâm
học tập hơn .Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản
thân và biến ước mơ thành hiện thực. Có lẽ bởi vậy mà Lê-nin đã từng đặt ra một
phương châm: “Học, học nữa, học mãi”.



×